Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre
lượt xem 23
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là: Góp phần tăng cường quản lý DTLS-VH ở tỉnh Bến Tre gắn kết với PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Phạm Văn Luân QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội – 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Phạm Văn Luân QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Trần Văn Ánh Hà Nội – 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Luận án Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện trong 5 năm qua và chưa từng được công bố. Các trích dẫn, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan nêu trên. Nghiên cứu sinh Phạm Văn Luân
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ...................................................................................... v MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................................................................................. 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................... 10 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong mối liên hệ với kinh tế và du lịch ................................................................................................... 10 1.1.2. Quản lý di tích lịch sử - văn hóa nhìn từ góc độ pháp luật ............................... 23 1.1.3. Công trình nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa và du lịch Bến Tre ................. 24 1.2. Cơ sở lý luận......................................................................................................... 36 1.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu .............................................................................. 36 1.2.2. Khung khái niệm ............................................................................................... 46 1.2.3. Khung pháp lý ................................................................................................... 49 1.2.4. Mối quan hệ giữa di tích lịch sử - văn hóa và du lịch ....................................... 51 1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 56 1.3.1. Tổng quan di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bến Tre .............................................. 56 1.3.2. Di tích Nguyễn Đình Chiểu ................................................................................ 61 1.3.3. Di tích Đồng Khởi ............................................................................................. 62 Tiểu kết ....................................................................................................................... 64 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE ................... 65 2.1. Tổng quan tỉnh Bến Tre, Những nét tiêu biểu về Văn hóa và Du lịch ................. 65 2.1.1. Khái quát về tỉnh Bến Tre ................................................................................. 65 2.1.2. Những nét tiêu biểu về văn hóa ......................................................................... 67 2.1.3. Du lịch Bến Tre ................................................................................................ 68 2.2. Thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Bến Tre ................................ 74 2.2.1. Tổ chức bộ máy và việc vận hành văn bản pháp luật về quản lý di tích..…….74
- iii 2.2.2. Hoạt động Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ....................... 80 2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hóa Bến Tre ......................... 88 2.3. Hoạt động gắn kết với du lịch ở 2 Di tích quốc gia đặc biệt của Bến Tre .................. 93 2.3.1. Di tích Nguyễn Đình Chiểu ............................................................................... 93 2.3.2. Di tích Đồng Khởi ...........................................................................................103 2.3.3. Đánh giá thực trạng quản lý hai Di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Bến Tre..111 Tiểu kết…………………………………………………………………………….113 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE. 115 3.1. Cơ sở của đề xuất ...............................................................................................115 3.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương …………115 3.1.2. Quan điểm quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ..............116 3.1.3. Bối cảnh kinh tế, văn hóa – xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ. 118 3.2. Đề xuất giải pháp ................................................................................................119 3.2.1. Nhóm giải pháp về bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa .......................................119 3.2.2. Nhóm giải pháp về phát huy giá trị di tích gắn với du lịch ............................129 3.2.3. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý di tích …..141 3.2.4. Nhóm giải pháp về đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật……...145 3.2.5. Nhóm giải pháp về xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch và xúc tiến, quảng bá du lịch gắn với di tích ................................................................................148 3.2.6. Nhóm giải pháp về gắn kết di tích với doanh nghiệp lữ hành ........................150 3.2.7. Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ hiện đại ...........................................152 3.2.8. Nhóm giải pháp hợp tác quốc tế về văn hóa và du lịch ..................................154 Tiểu kết .....................................................................................................................156 KẾT LUẬN ..............................................................................................................157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ..............................160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................161 PHỤ LỤC .............................................................................................................16174
- iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ AHC Ủy ban Di sản Australia (tiếng Việt) DTĐK Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre DTLS-VH Di tích lịch sử - văn hóa DTNĐC Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu ICCROM Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu Bảo tồn và Bảo quản các tài sản văn hóa (tiếng Việt) ICOM Hội đồng quốc tế các bảo tàng (tiếng Việt) ICOSMOS Hội đồng quốc tế về di tích và di chỉ (tiếng Việt) KTXH Kinh tế xã hội Nxb Nhà xuất bản PTDL Phát triển du lịch QLDT Quản lý di tích ThS. Thạc sĩ Tp. Thành phố tr trang UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Việt) UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hiệp quốc (tiếng Việt) VHNT Văn hóa nghệ thuật VHTT Văn hóa, Thông tin. VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- v DANH MỤC BẢNG Bảng. 2.1. Vị trí của du lịch Bến Tre trong cụm phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long năm 2018…………………………………………………………………71 Bảng. 2.2. Số lượt khách và tổng thu từ du lịch Bến Tre từ năm 2014 –2020…… .72 Bảng. 2.3. Điểm đánh giá của du khách đối với Di tích Nguyễn Đình Chiểu…......102 Bảng. 2.4. Điểm đánh giá của du khách đối với Di tích Đồng Khởi……………....111 Bảng. 2.5. Điểm đánh giá của du khách đối với 2 Di tích..…………………..…....112 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 1.1. Vị trí du lịch di sản trong mối quan hệ với du lịch văn hóa và du lịch sinh thái …………………………………...……………………………..……….....44 Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa di tích lịch sử - văn hóa và du lịch.............45 Sơ đồ 1.3. Các loại hình du lịch………………..……………………………………48 Sơ đồ 2.1. Phân công quản lý lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bến Tre…….........75 Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức của Ban Quản lý di tích tỉnh Bến Tre .…………….......77 Sơ đồ 2.3. Cơ chế quản lý tại 2 Di tích quốc gia đặc biệt ở Bến Tre………………..94 Sơ đồ 3.1. Mô hình Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Bến Tre.......131 Hình 2.1. Khoảng cách từ Tp. Bến Tre đến Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương.....65 Hình 2.2. Bản đồ du lịch Bến Tre …………….………………………………….....70
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý di tích lịch sử - văn hoá trong mối quan hệ với phát triển du lịch, tiếp cận giá trị di tích dưới góc độ sản phẩm du lịch là một vấn đề phức tạp và mới trong nghiên cứu về QLDT và quản lý du lịch ở Việt Nam. Thực tế, khi nghiên cứu di tích ở góc độ đối tượng chung là di sản văn hóa, giới nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau: các nhà QLDT muốn bảo tồn để giữ gìn vốn cổ, giữ gìn bản sắc, giữ gìn tính nguyên gốc, trong khi các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch lại đặt ra mục tiêu biến di tích thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách, từ đó PTDL, phát triển kinh tế. Đưa ra lời giải QLDT như thế nào để gắn với PTDL ở cấp độ địa phương, có tính ứng dụng cao là tiêu điểm của nghiên cứu sinh khi thực hiện luận án này. Trên thực tế, một vấn đề khá bức xúc đặt ra trong QLDT là: lợi ích của cộng đồng có di tích chưa được giải quyết hài hòa, chưa được coi là nền tảng và mục tiêu của PTDL ở những trường hợp di tích có có tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch. Không ít cộng đồng chưa được hưởng lợi từ những sản phẩm du lịch được nhà nước và các doanh nghiệp khai thác từ di tích (bao gồm cả giá trị vật thể và phi vật thể) mà mình đang sở hữu. Từ đó đã dẫn đến những tác động bất lợi cho QLDT: Chủ thể của QLDT cho rằng do mình không có quyền lợi, chưa đủ nguồn lực tức là cũng không có nghĩa vụ bảo tồn di tích chỉ để phát triển sản phẩm du lịch, vì vậy họ không tích cực trong quá trình này; hoặc tư tưởng sở hữu di tích của chủ thể quản lý còn máy móc, thụ động trông chờ ngân sách, hoạt động cầm chừng không chịu tiếp cận, sáng tạo văn hóa từ di tích, từ đó đưa chủ thể quản lý, nhất là cộng đồng sở hữu di tích, người dân vào vị trí “gia công” cho đơn vị QLDT trong bối cảnh PTDL, đây là một vấn đề cần nghiên cứu thấu đáo trên cả 2 phương diện lý luận và thực tiễn. Bến Tre là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với hệ thống DTLS-VH phong phú, có số lượng lớn thuộc nhóm các tỉnh đứng đầu của Tây Nam Bộ, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ có thể là điểm đến du lịch, tự thân có sức thu hút du khách, tiếp cận PTDL; Từ đó tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của địa phương nơi có di tích tọa lạc được phát huy hiệu quả, đem lại những lợi ích nhiều mặt cho cộng đồng, trong đó có lợi
- 2 ích kinh tế. Trong khi đó, một số lượng lớn di tích khác không nổi tiếng, chưa đủ sức hấp dẫn nhưng vẫn nỗ lực tiếp cận và có nhu cầu PTDL. Hầu hết các di tích này lúng túng trong quản lý và tổ chức, máy móc sao chép các di tích đã gắn kết được với du lịch nhằm thu hút du khách với mong muốn củng cố niềm tự hào từ di tích và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương; góp phần tạo thêm nguồn kinh phí bảo tồn và phát huy giá trị di tích, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người dân địa phương đối với di tích. Di tích gắn với du lịch đã trở thành nhu cầu tự thân ở hầu hết các cộng đồng, trừ một số rất ít di tích có những đặc trưng riêng, có những “giới hạn” không sẵn sàng gắn kết với du lịch. Qua khảo cứu, cập nhật lý thuyết về mô hình QLDT trong PTDL cho thấy, những năm gần đây Việt Nam đã có một số mô hình khai thác di tích theo hướng vừa PTDL, vừa thúc đẩy sự chủ động, tích cực của cộng đồng chung tay bảo tồn di tích: đó là những mô hình du lịch di sản, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái thành công ở Hạ Long, Hội An, Ninh Bình, Củ Chi,... Ở Bến Tre một số di tích bước đầu tiếp cận kết nối với du lịch như DTNĐC, DTĐK, Khu Lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định… Thực tiễn QLDT ở những di tích nêu trên cho thấy: một mặt di tích có thể tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, mặt khác cũng chỉ ra yêu cầu để trở thành những sản phẩm du lịch, cần phải có quan điểm và quy trình QLDT chuyên biệt thì tài nguyên và nguồn lực văn hóa từ di tích ở góc độ “vốn văn hóa” mới tạo ra giá trị kinh tế. Hiện nay, các nghiên cứu về QLDT hướng đến tìm ra mô hình quản lý gắn kết với PTDL từ cấp độ địa phương còn thiếu vắng, nên các đơn vị QLDT vận dụng lý giải và thực hành trong thực tế gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh hiện nay, nhất là từ khi Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Luật Du lịch (2017) đi vào cuộc sống; sự quan tâm của các học giả, nhà quản lý, doanh nghiệp văn hóa, du lịch, giới truyền thông và người dân đã được thể hiện, tranh luận ở nhiều diễn đàn, hoạt động thực hành quản lý, tổ chức và quan sát các di tích. Nhiều vấn đề bức xúc đặt ra ở cả tầm vĩ mô và vi mô như: - DTLS-VH có vai trò gì, có giá trị gì đối với đời sống xã hội, việc tu bổ, tôn tạo DTLS-VH trong PTDL có thật sự cần thiết? -
- 3 Việc bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong bối cảnh PTDL ở Bến Tre nên thực hiện như thế nào? - Có hay không sự khác biệt giữa QLDT truyền thống và QLDT trong bối cảnh PTDL? Giải pháp nào để bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH Bến Tre hiệu quả, góp phần xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn? Góp phần lý giải những vấn đề trên, nghiên cứu sinh tìm hiểu thực tiễn QLDT hiện nay với ba dạng thức phổ biến: 1) QLDT theo quan điểm xem di tích là cơ hội phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh doanh du lịch. 2) QLDT theo quan điểm xem di tích là bất khả xâm phạm, chỉ chú trọng bảo vệ, giữ gìn nguyên trạng. 3) QLDT theo quan điểm xem di tích là “vốn văn hóa” quan trọng để phát triển KTXH địa phương, tiếp cận một số hoạt động của di tích gắn với du lịch, xem di tích là thành tố tạo nên sản phẩm du lịch; Từ đó đi đến xác định: - Luận án có mục đích nghiên cứu cụ thể xem xét các di tích đang được quản lý theo quan điểm thứ ba. DTNĐC, DTĐK được lựa chọn khảo sát bởi tính điển hình cho di tích Bến Tre có xu hướng quản lý theo cách thức này. Chi tiết thuyết minh lý do chọn hai di tích khảo sát sẽ được trình bày ở phần giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh xác định vấn đề Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre làm đề tài cho luận án, với mong muốn nghiên cứu để giải quyết các vấn đề còn bất cập trong quản lý DTLS-VH khi gắn kết với PTDL, góp phần giúp các nhà quản lý văn hóa và du lịch có định hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH một cách bền vững, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu QLDT trong bối cảnh PTDL. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần tăng cường quản lý DTLS-VH ở tỉnh Bến Tre gắn kết với PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Hệ thống hóa khái niệm và cơ sở lý luận về DTLS-VH, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong PTDL; 2) Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý DTLS- VH gắn với PTDL qua khảo sát 2 trường hợp DTNĐC và DTĐK; từ đó xác định
- 4 bức tranh quản lý DTLS-VH trong bối cảnh PTDL của tỉnh Bến Tre; 3) Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý DTLS-VH tỉnh Bến Tre gắn với PTDL. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hoạt động quản lý DTLS-VH trong mối quan hệ với PTDL ở tỉnh Bến Tre. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tìm hiểu toàn diện nội hàm QLDT bao gồm bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong mối liên hệ với PTDL qua lựa chọn khảo sát hai trường hợp: DTNĐC và DTĐK với lý do: - Thứ nhất, đây không chỉ là hai Di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên ở Bến Tre mà còn là 2 di tích tiêu biểu, đặc thù nhất trong hệ thống DTLS-VH ở Bến Tre. DTNĐC và DTĐK là nơi ghi dấu, tôn vinh và giáo dục, lan tỏa tấm gương sáng của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, của phong trào Đồng Khởi; - Thứ hai, đây là hai di tích đại diện cho mức độ, cấp độ quan trọng trong hệ thống DTLS-VH ở Bến Tre nên không chỉ có tầm ảnh hưởng ở địa phương, mà cả trong và ngoài nước; - Thứ ba, đây là hai di tích được bảo tồn, phát huy giá trị hiệu quả nhất đáp ứng phần nào yêu cầu PTDL hiện nay ở Bến Tre, do đó có đủ điều kiện để các di tích khác học tập và nhân rộng kết quả. Trong luận án nghiên cứu sinh chọn khảo sát 2 di tích, từ tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động QLDT ở 2 di tích này làm rõ vấn đề nghiên cứu và bức tranh tổng thể của quản lý DTLS-VH trong bối cảnh PTDL ở Bến Tre. Tại mỗi di tích, tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý theo hướng tiếp cận một số dịch vụ du lịch chính: trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, lễ hội, hàng hóa lưu niệm và sản vật. Ngoài ra, từ tính kết nối của hai trường hợp khảo sát, mở rộng nghiên cứu đến một số DTLS-VH khác trong và ngoài tỉnh, nơi có di tích với những điểm tương đồng và khác biệt, những thành công và hạn chế; từ đó đưa ra những đề xuất, những giải pháp tổng thể quản lý DTLS-VH gắn với PTDL hiện nay ở tỉnh Bến Tre.
- 5 - Về thời gian: Thực trạng từ năm 2014, khi các điểm di tích ở Bến Tre chính thức mở sổ theo dõi, ghi nhận khách du lịch tham quan đến hết năm 2020. Bàn luận, đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo. - Về không gian: Tập trung nghiên cứu hệ thống DTLS-VH ở Bến Tre, khảo sát qua 2 trường hợp tiêu biểu là DTNĐC (bao gồm Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu DTLS-VH phi vật thể các dân tộc Việt Nam) và DTĐK (bao gồm cả Đình Rắn). 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Thứ nhất, DTLS-VH Bến Tre và PTDL có mối quan hệ với nhau như thế nào? Giả thuyết: Đây là mối quan hệ hai chiều, biện chứng và tương hỗ, được xác lập trên những cơ sở khoa học trong đó có lý thuyết Kinh tế học văn hóa, cơ sở thực tiễn và pháp lý, Thứ hai, Thực trạng quản lý DTLS-VH ở Bến Tre gắn với PTDL hiện nay đang diễn ra như thế nào? Giả thuyết: DTLS-VH Bến Tre, qua khảo sát tại DTNĐC và DTĐK đang được quản lý đúng định hướng nhưng còn hạn chế ở khả năng thích ứng với PTDL. Để quản lý hiệu quả DTLS-VH gắn với PTDL, cần nhận diện giá trị, đánh giá đúng thực trạng từ môi trường di tích, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, hoạt động truyền thông quảng bá, tiếp thị, liên kết hợp tác PTDL của đơn vị QLDT. Thứ ba, Làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động quản lý DTLS-VH Bến Tre gắn với PTDL? Giả thuyết: Giải pháp đề xuất theo hướng tiếp cận “kép”: vừa bảo tồn di tích vừa PTDL, trong đó nền tảng là sự phát triển bền vững của di tích và cộng đồng địa phương, với mô hình du lịch tích hợp đưa DTLS- VH phục vụ thiết thực đời sống, đem lại hiệu quả tích cực cho cả QLDT và PTDL. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Luận án sử dụng các tri thức tiếp cận liên ngành: Văn hóa học, Kinh tế học văn hóa, Xã hội học, Du lịch học, Dân tộc học… một cách song hành và có tính kết nối trong suốt quá trình nghiên cứu. Từ cơ sở lý thuyết về quản lý văn hóa, lý thuyết về mối tương quan kinh tế - văn hóa trong Kinh tế học văn hóa, luận án nhận diện
- 6 những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng QLDT gắn với du lịch, xem xét sự thay đổi phương thức tiếp cận, tổ chức, QLDT trong PTDL ở Bến Tre. Cách tiếp cận chủ đạo là tiếp cận Quản lý văn hóa, trọng tâm là “Văn hóa trong phát triển” trên nền tảng lý thuyết Kinh tế học văn hóa thông qua tiếp cận hệ thống văn bản quản lý và các bên liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp liên ngành Văn hóa học, Sử học, Quản lý văn hóa, Du lịch học, Xã hội học, Kinh tế học văn hóa... được sử dụng để tìm hiểu lịch sử hình thành và tu bổ, tôn tạo di tích, xác định giá trị, vai trò của DTLS-VH Bến Tre Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở chương 1 và vận dụng trong quá trình tìm hiểu đánh giá của người tham quan di tích, chủ thể QLDT trong chương 2, 3. 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp, được vận dụng nghiên cứu với 2 trường hợp Di tích quốc gia đặc biệt: - DTNĐC và DTDK, đây là 2 Di tích đại diện điển hình về giá trị, không gian, thời gian không chỉ cho hệ thống DTLS-VH Bến Tre mà còn cho cả nước. Không sinh ra ở Bến Tre nhưng nói đến Nguyễn Đình Chiểu là người ta nghĩ đến Bến Tre; Có nhiều nơi diễn ra Đồng Khởi nhưng nói đến Đồng Khởi thì Bến Tre là danh xưng liền nhau và quen thuộc bởi đây là 2 Di tích chứa đựng các giá trị vật chất và tinh thần phong phú, thể hiện bản sắc văn hóa không chỉ của người Bến Tre mà của cả dân tộc. Đây cũng là 2 điểm đến nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước với tiềm năng du lịch to lớn, đây là 2 Di tích có nhiều giá trị kinh tế dù còn ở dạng tiềm năng [Phụ lục 7D; tr.197]. Chính vì vậy, trong bức tranh rộng lớn của di tích Bến Tre, nghiên cứu sinh chọn 2 điểm đến trọng điểm của du lịch di sản Bến Tre để nghiên cứu [Phụ lục 13; tr.222]. Yêu cầu đánh giá các yếu tố liên quan giữa DTLS-VH và du lịch ở 2 trường hợp được khảo sát chính có ý nghĩa quyết định hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong bối cảnh PTDL Bến Tre. Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp đã tạo điều kiện cho việc đề xuất các giải pháp nhằm gắn lý thuyết với thực tiễn, tích cực hóa hoạt động QLDT gắn với du lịch của chủ thể Di tích và các bên tham gia. 5.2.3. Phương pháp so sánh, tổng hợp: Nghiên cứu, so sánh các luận điểm của các nhà nghiên cứu về QLDT để tổng hợp, đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu
- 7 của luận án, định hướng, quan điểm, giải pháp QLDT ở tỉnh Bến Tre trong PTDL. Nghiên cứu tổng hợp dữ liệu thu thập được qua 2 nguồn sơ cấp và thứ cấp theo 4 nhóm vấn đề: - Lý thuyết quản lý DTLS-VH; - Lý thuyết PTDL; - Lý thuyết về gắn kết DTLS-VH với du lịch và - Lý thuyết về DTLS-VH Bến Tre ở chương 1; tổng hợp, kiểm kê, thống kê và so sánh ở chương 2 và khi cần đưa ra những nhận định, luận giải những quan điểm, đề xuất định hướng, giải pháp. So sánh các mô hình quản lý DTLS-VH trong và ngoài địa phương, tìm ra những điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục trong xây dựng, tổ chức bộ máy, mô hình quản lý một cách hợp lý và hiệu quả khi gắn kết với du lịch. Ngoài ra, còn so sánh, đối chiếu nhận diện những thay đổi của di tích khi gắn kết với du lịch. Phương pháp này sử dụng nhiều ở chương 2 khi đưa ra những nhận định, đánh giá. 5.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực địa: Với các thao tác chính: điền dã, khảo sát thực địa, quan sát, thu thập tài liệu bằng chụp ảnh, ghi chép, phỏng vấn, tham dự các sự kiện tại DTNĐC, DTĐK để tìm hiểu thực trạng hoạt động QLDT, đánh giá ưu điểm, chỉ ra hạn chế. Phương pháp này được sử dụng ở chương 2 khi nghiên cứu thực trạng hoạt động QLDT Bến Tre tập trung vào 2 DTNĐC, DTĐK. Phương pháp nghiên cứu thực địa là phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong thu thập dữ liệu sơ cấp, được thực hiện trong Báo cáo tư vấn cho Tỉnh ủy Bến Tre [Phụ lục 2A; tr.178] và 1 đề tài do Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre chủ quản [Phụ lục 2B; tr.179], nghiên cứu sinh là thành viên chính trực tiếp tham gia qua 36 chuyến điền dã tại Bến Tre, đã tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh tiếp cận đối tượng, tổ chức khảo sát thực địa 54 di tích tại các huyện, thành phố trong tỉnh; thu thập thông tin thực trạng quản lý DTLS-VH theo các loại hình khác nhau ở trong và ngoài tỉnh một cách khách quan, khoa học, góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận án [Phụ lục 5B; tr.195] Đối với du khách, khảo sát theo phương pháp ngẫu nhiên đơn lựa chọn đối tượng trả lời bảng hỏi với 4 nhóm quần thể đích: khách đoàn lớn (xe 45 chỗ), khách đoàn vừa (xe 29 chỗ), khách đoàn nhỏ (xe 7 – 16 chỗ), khách phượt/ khách lẻ. Từ 4 nhóm này, lựa chọn quần thể nghiên cứu cho từng điểm khảo sát: 1) Khách đoàn
- 8 lớn: chọn 1 đoàn trong nước, 1 đoàn nước ngoài; 2) Khách đoàn vừa: 3 đoàn trong nước và nước ngoài; 3) Khách đoàn nhỏ: 4 đoàn trong nước và nước ngoài; 4) Khách phượt/ khách lẻ: 25 người ở các điểm khảo sát bất kỳ đảm bảo kết quả khảo sát phản ánh một cách khách quan và phân tầng được qui mô khách đến di tích. Tổng số phiếu phát ra ở 2 di tích là 600, mỗi di tích 300 phiếu, sau khi lọc phiếu không đảm bảo chất lượng; DTNĐC còn 283 phiếu, gồm 246 khách nội địa, 37 khách quốc tế. DTĐK còn 277 phiếu, gồm 255 khách nội địa, 22 khách quốc tế, cơ cấu phiếu khảo sát, mẫu điều tra đảm bảo yêu cầu nghiên cứu [Phụ lục 4; tr.192]. 5.2.5. Phương pháp nghiên cứu định lượng: được áp dụng trong quá trình xây dựng các phiếu khảo sát, điều tra, bảng hỏi…[Phụ lục 3; tr.180] nhằm thu thập, xử lý số liệu liên quan nội dung nghiên cứu, làm cơ sở đánh giá hoạt động quản lý DTLS-VH và xây dựng khung câu hỏi phỏng vấn sâu [Phụ lục 6; tr.196] khảo sát 59 nhà quản lý, nhà khoa học, nghệ nhân, chức sắc tôn giáo [Phụ lục 5A; tr.193]; 20 doanh nghiệp du lịch, 400 cán bộ, người dân địa phương… tìm hiểu, xử lý thông tin thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu, thống kê và phân loại di tích, mật độ phân bố, xác định giá trị di tích; các nguồn lực bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH, số lượng khách trong 7 năm. Lượng hóa dữ liệu thu thập bằng thang đo Likert (5 cấp độ: 1 - rất không đồng ý, 2 - không đồng ý, 3 - trung dung, không có ý kiến, 4 - đồng ý và 5 - rất đồng ý) để đánh giá khả năng đáp ứng hoạt động du lịch của di tích Bến Tre. Kết quả nghiên cứu được thể hiện bằng bảng biểu, sơ đồ; sử dụng phương pháp phân tích SWOT [12; tr.202] theo mô hình TOWS để tiếp cận từ bên ngoài phù hợp với cách tiếp cận từ nhu cầu [62; tr.82] (nhu cầu văn hóa và nhu cầu du lịch như Phillip Kotler [88] khuyến cáo) trong bối cảnh Việt Nam hướng đến nền kinh tế thị trường, nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý DTLS-VH Bến Tre trong PTDL. 6. Đóng góp mới của luận án 6.1. Về mặt lý luận - Bổ sung cơ sở lý luận cho chuyên ngành Quản lý văn hóa, cơ sở lý luận về QLDT, cụ thể là lý thuyết Kinh tế học văn hóa trong QLDT, từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế của QLDT ở Bến Tre khi gắn kết với PTDL.
- 9 - Xác định vai trò, giá trị đặc biệt của hệ thống DTLS-VH Bến Tre trong bối cảnh PTDL, làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH hiệu quả, bền vững gắn với PTDL ở Bến Tre hiện nay. - Vận dụng lý thuyết QLDT và Kinh tế học văn hóa giải quyết mối quan hệ giữa quản lý DTLS-VH và quản lý du lịch ở Bến Tre, từ đó có những đóng góp trở lại cho kho tàng lý luận chuyên ngành Quản lý văn hóa. 6.2. Về mặt thực tiễn - Luận án cung cấp thêm các tài liệu tham khảo có tính cập nhật và hệ thống về bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong bối cảnh PTDL cho các nhà quản lý văn hóa và du lịch ở địa phương. - Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả QLDT gắn với PTDL ở tỉnh Bến Tre có giá trị tham khảo cho các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp, nhà chuyên môn, nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch tiếp cận, định hướng hợp tác, khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đảm bảo quan hệ hài hòa và bền vững giữa QLDT với PTDL. 7. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu (9 trang); Kết luận (3 trang); Tài liệu tham khảo (13 trang) và Phụ lục (113 trang). Nội dung luận án có bố cục 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn (55 trang); Chương 2. Thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hoá trong bối cảnh phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre (50 trang); Chương 3. Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý di tích lịch sử văn hoá gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre (42 trang).
- 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu DTLS-VH là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước, theo khảo cứu của nghiên cứu sinh có thể khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án theo ba nhóm vấn đề chính sau đây. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong mối liên hệ với kinh tế và du lịch Là một thành tố quan trọng của di sản văn hóa, DTLS-VH được giới nghiên cứu tiếp cận khá sớm, từ đầu thế kỷ XIX đã có những người say mê di sản với lòng tin là họ bảo tồn những thứ có lợi cho công chúng. Sang thế kỷ XX, khi các Hiệp hội di sản châu Âu ra đời, nghiên cứu di sản phát triển xuất hiện cụm từ “quản lý di sản” và phát triển mạnh vào nửa sau thế kỷ XX. Công trình Nghiên cứu di sản: Các phương pháp và các cách tiếp cận của John Carman và Marie Louise Stig Sorensen [127] tuy nghiên cứu về di sản nói chung nhưng đã phản ánh sự phát triển thực hành và quản lý di sản cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX là các hoạt động công cộng đánh dấu sự khác biệt trong quan điểm nhìn về quá khứ. Ở giai đoạn này DTLS-VH đã là mối quan tâm chung, thể hiện lợi ích và trách nhiệm của các cộng đồng. Các công trình theo hướng này tập trung hai vấn đề cơ bản: bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Ashworth G.J và Larkham P.J trong Xây dựng một di sản mới: Du lịch, văn hóa và bản sắc ở châu Âu mới [122] đưa ra 3 quan điểm: bảo tồn nguyên gốc; bảo tồn có sự kế thừa và bảo tồn phát triển. Trong đó, quan điểm bảo tồn phát triển được nhiều học giả ủng hộ. Tiếp cận đầu tiên về kinh tế - văn hóa ở Hoa Kỳ vào những năm 1960, theo đó văn hóa tác động đến kinh tế tương tự như tác động đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Tuy nhiên, lý thuyết về Kinh tế học văn hóa đã được đề cập trước đó rất lâu từ cách đặt vấn đề của Max Weber [74] dưới góc nhìn của “mối quan hệ giữa đức tin với hoạt động kinh doanh”; chủ nghĩa tư bản gắn liền với nền tảng đạo
- 11 đức đề cao giá trị, cống hiến của người kinh doanh. Điểm khác biệt là văn hóa, bên cạnh vai trò của một thành tố chính gắn kết xã hội và tái thiết bản sắc, còn là một trụ cột quan trọng để hình thành sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Giao dịch kinh tế trong văn hóa tạo hiệu ứng tích cực như: quá trình học tập, sáng tạo và tri thức. Cách tiếp cận thứ hai về kinh tế học văn hóa vào cuối thập kỷ 70 đầu những năm 1980, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế cắt giảm ngân sách của chính phủ châu Âu đã kéo giảm chi tiêu công cho văn hóa, chỉ ưu tiên các lĩnh vực có năng suất cao. Văn hóa được lưu ý nhiều hơn khi chuyển đổi từ một ngành chỉ được trợ cấp sang ngành có đóng góp cho sự tăng trưởng, tạo việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế, trên cơ sở đó có chính sách ưu tiên hỗ trợ sáng tạo văn hóa. Thách thức lớn đối với văn hóa là vừa phát triển, vừa đảm bảo quyền bình đẳng và tính đa dạng văn hóa: từ văn hóa dân gian, văn hóa đại chúng đến văn hóa tinh hoa; duy trì cân bằng giữa hiện đại với truyền thống, giữa hiệu quả và công bằng. Các nghiên cứu đã chỉ ra: mọi hoạt động văn hóa dù chỉ có một phần hay không có phần nào liên quan đến thị trường, vẫn có khía cạnh kinh tế bởi chúng sử dụng tài nguyên như hoạt động kinh tế khác [11]. Nghiên cứu theo cách tiếp cận này, tiêu biểu có David Throsby với Kinh tế và Văn hóa, [125] theo ông: trong thế giới toàn cầu hóa, kinh tế và văn hóa là hai trong số những lực lượng mạnh nhất định hình hành vi con người. Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa vừa là lĩnh vực của diễn ngôn trí tuệ, vừa là hệ thống tổ chức xã hội. Từ quan niệm rộng về văn hóa, trên nền tảng của lý thuyết giá trị, David Throsby phát triển các khái niệm song sinh về giá trị kinh tế và văn hóa làm nguyên tắc cơ bản tích hợp hai lĩnh vực này, khám phá các khía cạnh kinh tế của văn hóa và bối cảnh phát triển của kinh tế học văn hóa. Brian Garrod, Alan Fayall khi nghiên cứu về quản lý di sản gắn với du lịch trong Quản lý du lịch di sản [123], chỉ ra cần có sự cân bằng giữa bảo tồn và khai thác, nếu không di sản sẽ bị mất. Hai tác giả này thừa nhận PTDL di sản là cần thiết phải là phát triển bền vững, có sự cân bằng giữa bảo tồn và khai thác bởi nếu di sản không được bảo vệ, giữ gìn sẽ bị mất đi.
- 12 Theo các nhà nghiên cứu, DTLS-VH không chỉ có giá trị biểu tượng mà cần được sống trong cộng đồng, tức là phải đóng góp vào sự phát triển chung, di sản phải phục vụ cộng đồng. Ashworth G.J và Larkham P.J cho rằng khi khai thác các giá trị di sản cần có cách quản lý phù hợp đặc điểm di sản [122]. Dù chưa có sự thống nhất cao, song đa số các học giả đều cho rằng du lịch là phương thức tốt để bảo tồn và phát huy giá trị di tích [132]. Các nhà nghiên cứu như Randall Manson, Daniel Bluestone hay David Throsby… đều quan tâm đến vấn đề kinh tế trong DTLS-VH, coi di sản là vốn quý của các thế hệ đi trước để lại, nhưng yêu cầu đặt ra là cần khai thác hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế, Raymond A. Rosenfel cho rằng di sản và du lịch là công cụ phát triển kinh tế [139]. Arthur Perdersen trong Hướng dẫn thực hành quản lý di sản thế giới [121] đưa ra phương án quản lý di sản trước sự tác động của du lịch là khoanh vùng cho các hoạt động tương thích, giảm bớt số lượng khách, thậm chí đóng cửa ở một số khu vực. Ở công trình Những vị chủ nhà và những vị khách: Nhân chủng học du lịch, Valene L. Smith [141] đề cập nhiều khía cạnh, nhất là quan hệ giữa du khách và văn hóa bản địa, bảo tồn văn hóa bản địa trong PTDL. Đây là kết quả nghiên cứu công phu, là cẩm nang du lịch có giá trị tham khảo cho các nước. Pierre L.Van den Berghe trong Một góc nhìn khác về du lịch dân tộc ở San Cristobal, Mexico [138] cho rằng không nên xem giá trị của di sản là cái “máy đẻ ra tiền”, càng không thể xem du lịch chỉ là hoạt động giải trí thuần túy. Đây là loại hoạt động hướng vào giáo dục (nhóm cộng đồng là du khách và nhóm cộng đồng là chủ nhân di sản). Vì vậy, du lịch cần được quan tâm phát triển đúng mức, từ đây Pierre đưa ra khái niệm “khách du lịch dân tộc” là cơ sở cho các nghiên cứu về nhân chủng học du lịch. Donovan D. Rypkema trong bài “Bảo tồn di sản là cơ hội phát triển kinh tế” [147] cho rằng: bảo tồn di sản không chỉ mang trong nó một giá trị mà đem lại nhiều giá trị: văn hóa, thẩm mỹ, giáo dục, môi trường, xã hội, lịch sử cùng nhiều giá trị khác… Có giá trị được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây là giá trị kinh tế. Công trình Du lịch văn hóa: Quan điểm toàn cầu và địa phương, Greg Richards [129] thể hiện tính liên ngành giữa du lịch - DTLS - VH - Nhân chủng học
- 13 du lịch - Kinh tế học văn hóa, là sự đúc kết từ lý luận đến thực tiễn của nhiều chuyên gia du lịch - văn hóa, đã chỉ ra các sự kiện văn hóa là một cách để PTDL. Năm 2009, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xuất bản công trình Tác động của du lịch văn hóa [109] tập trung làm rõ vai trò và tác động của văn hóa và du lịch; các chính sách, chương trình về văn hóa và du lịch; ảnh hưởng của các chính sách văn hóa và thách thức trong PTDL văn hóa với các trường hợp cụ thể: Hàn Quốc, Áo, Ba Lan, Úc, Mexico… khi bảo tồn, phát huy giá trị DTLS- VH gắn với PTDL. Đây là minh chứng sống động, phản ánh quan hệ đa chiều giữa du lịch và văn hóa; cách thức đưa di sản trở thành động lực phát triển kinh tế và gia tăng khả năng cạnh tranh quốc tế ở các nước. Ở một góc nhìn khác có liên quan đến di tích, phần lớn nghiên cứu tác động của du lịch mới tập trung vào vấn đề môi trường và kinh tế, chỉ đến khi có Chương trình 21 (Agenda 21) của Liên Hiệp Quốc (1992), cách tiếp cận mới về phát triển trên thế giới đã đặt ra vấn đề Phát triển bền vững. Từ đây, mối quan tâm của giới nghiên cứu đến tác động của du lịch, tập trung vào tác động xã hội và văn hóa trong đó có di tích của du lịch ở các cộng đồng dân cư vùng có hoạt động du lịch. Nhiều dự án, đề tài đã đề cập đến chủ đề nóng này, xác định, đánh giá tác động xã hội, xây dựng hệ chỉ báo, tiêu chí đánh giá, dự báo xu hướng… [38]. Ngày nay, các nước đều lấy di sản làm hạt nhân xây dựng chiến lược phát triển KTXH trong đó có du lịch. Trước đây, khai thác sử dụng di sản phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt cộng đồng cư dân bản địa chỉ có di tích là chủ yếu, nguồn thu từ di tích không đáng kể. Hiện nay, di tích không chỉ có chức năng sử dụng kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên, thông qua giá trị chứa đựng ở mỗi di tích còn có hoạt động văn hóa sáng tạo thu hút du khách trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý DTLS-VH trong mối liên hệ với kinh tế và du lịch, tập trung các vấn đề: lý luận, kinh nghiệm thực tiễn bảo tồn, phát huy giá trị di tích, đề ra giải pháp, kiến nghị cho từng loại hình di tích hướng đến mục tiêu vừa bảo tồn, vừa khai thác, phát huy giá trị di tích.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 32 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 22 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 9 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn