intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quân sự: Nghiên cứu các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Chia sẻ: Bi Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:185

48
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động quản lý này. Tiến hành khảo sát thực tiễn, đánh giá những thành tựu và tồn tại của quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ tại Tổng cục công nghiệp Quốc phòng, chú trọng những điểm yếu về mặt quản lý nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ ở tất cả các cấp của Tổng cục công nghiệp Quốc phòng. Đề xuất các giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ của Tổng cục công nghiệp Quốc phòng trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quân sự: Nghiên cứu các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ NGUYỄN HỒNG SƠN NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CỦA TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUÂN SỰ HÀ NỘI - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ NGUYỄN HỒNG SƠN NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CỦA TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG Chuyên ngành: Chỉ huy, quản lý kỹ thuật Mã số: 9.86.02.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUÂN SỰ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. Thiếu tướng PGS.TS Ngô Văn Giao 2. Đại tá PGS.TS Nguyễn Duy Bảo HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu, số liệu, được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Hồng Sơn
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN 5 1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan 5 1.2. Những nghiên cứu ở trong nước có liên quan 18 1.3. Phương hướng nghiên cứu của Luận án 24 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG R&D TRONG CÔNG NGHIỆP 26 2.1. Một số khái niệm thuộc phạm vi luận án 26 2.2. Tổ chức R&D trong công nghiệp và các khuynh hướng phát triển 29 2.3. Quản lý hoạt động R&D 34 2.4. Nội dung và phương pháp đánh giá quản lý hoạt động R&D 52 Chương 3 : T ỰC TRẠNG QUẢN OẠT ĐỘNG R D TẠ TỔNG CỤC C NG NG ỆP QUỐC P NG 66 3.1. Đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động R&D ở Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng 66 3.2. Dự báo những thuận lợi và khó khăn về quản lý R&D 111 Chương 4: GIẢ Ả Ả R&D T 117 4.1. Quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc và căn cứ khoa học đề xuất giải pháp 117 4.2. Giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động R&D tại Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng 118 Chương 5: KIỂM TRA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 154 5.1. Kiểm tra kết quả nghiên cứu 154 5.2. Bàn luận 155 KẾT LUẬN 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ C NG BỐ CÓ ÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 165 TÀI LIỆU THAM KHẢO 166 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC C C C V ẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa BCA Phân tích lợi ích - Chi phí (Benefit-cost Analysis) CGCN Chuyển giao công nghệ CNQP Công nghiệp quốc phòng CNTT Công nghệ thông tin ĐMCN Đổi mới công nghệ ĐMST Đổi mới sáng tạo GD&ĐT Giáo dục và đào tạo KH&CN Khoa học và công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật KT-XH Kinh tế - xã hội NCCB Nghiên cứu cơ bản NCCN Nhu cầu công nghệ NCKH Nghiên cứu khoa học NCTK Nghiên cứu triển khai NCƯD Nghiên cứu ứng dụng NLCN Năng lực công nghệ PTCN Phát triển công nghệ R&D Nghiên cứu và phát triển (Research & Development) SHTT Sở hữu trí tuệ SXKD Sản xuất kinh doanh TĐCN Thẩm định công nghệ VKTBKT Vũ khí trang bị khí tài
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1: Mô tả tóm tắt đặc trưng của quản lý đối với 5 thế hệ R&D. 36 2 Bảng 3.1: Tổ chức và cơ chế hoạt động R&D 83 Nguồn lực tài chính của các đơn vị thuộc Tổng cục 3 Bảng 3.2: 94 công nghiệp quốc phòng. Tình trạng cơ sở vật chất cho R&D của các đơn vị 4 Bảng 3.3: 95 thuộc Tổng cục. Thông tin phục vụ R&D và chuyển giao công nghệ 5 Bảng 3 4: 97 của các đơn vị thuộc Tổng cục Đánh giá hoạt động R&D của các đơn vị trong 6 Bảng 3.5: 98 Tổng cục Ký hiệu A-G tương ứng với các loại thẩm định liên 7 Bảng 3.6: quan đến một dự án R&D hay chuyển giao công nghệ 103 và tỷ lệ % các đơn vị “Đã” và “Chưa” thực hiện.
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang Quan hệ hoạt động giữa R&D với công nghệ và 1 Hình 2.1 38 chiến lược doanh nghiệp 2 Hình 2.2 Quá trình hình thành chiến lược R&D 42 Kế hoạch R&D trong chiến lược sản xuất kinh 3 Hình 2.3 43 doanh tổng thể Những việc phải làm để xây dựng kế hoạch 4 Hình 2.4 44 chiến lược R&D Quy trình đánh giá các dự án R&D để sắp 5 Hình 2.5 45 xếp ưu tiên 6 Hình 2.6 Ma trận danh mục dự án R&D 51 Cấu trúc phân cấp của việc nghiên cứu tính khả 7 Hình 2.7 55 thi đối với chương trình dự án R&D Biểu đồ đánh giá các kỹ thuật tổ chức triển khai 8 Hình 3.1 68 dự án Biểu đồ tỷ lệ % “Có” và “Không” đối với các 9 Hình 3.2 79 chức năng khác nhau. Biểu đồ thể hiện về khía cạnh tổ chức và hoạt 10 Hình 3.3 81 động của R&D của các đơn vị thuộc Tổng cục Tổng quát về trình độ công nghệ của kết quả 11 Hình 3.4 99 R&D của các đơn vị thuộc Tổng cục Đánh giá tổng hợp về hoạt động R&D của các 12 Hình 3.5 99 đơn vị được khảo sát Đánh giá tổng hợp về hoạt động R&D của toàn 13 Hình 3.6 100 Tổng cục
  8. 14 Hình 3.7 Đánh giá về vai trò của R&D đối với doanh nghiệp 101 Biểu đồ thể hiện khái quát về tỷ lệ % các đơn vị 15 Hình 3.8 “Có” và “Không” thể hiện các thẩm định trước 104 khi quyết định thực hiện một dự án Tỷ lệ các đơn vị đã và chưa thực hiện đánh giá 16 Hình 3.9 109 hiệu quả đầu tư cho R&D 17 Hình 4.1 Các nguồn thúc đẩy đổi mới 129 18 Hình 4.2 Các thành phần của hệ thống đổi mới quốc gia 131 Phân tích quân sự, kinh tế đối với các chương 189 Hình 4.3 138 trình R&D
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các cuộc cách mạng khoa học của thế kỷ XX đã dẫn đến những thay đổi lớn, trong đó Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang phát triển hết sức nhanh chóng, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của mỗi quốc gia. Kết quả của nghiên cứu khoa học (NCKH) và phát triển công nghệ (PTCN), ngày càng đóng vai trò quyết định trong việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an ninh quốc phòng và nâng cao chất lượng cuộc sống [72, 81, 22, 24, 35]. KH&CN ngày càng trở nên liên kết nội bộ và đa ngành Về mặt khoa học, KH&CN đã trở nên ngày càng gắn bó như một nhất thể. Phát triển KH&CN ngày nay còn mang ý nghĩa đạo đức, pháp lý và xã hội sâu sắc. Bên cạnh đó, hiện tượng toàn cầu hóa và môi trường cạnh tranh khốc liệt đã có những tác động mạnh m đến cả lĩnh vực hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và chuyển giao công nghệ (CGCN). Sự khác nhau khá r rệt giữa nền kinh tế phát triển và đang phát triển là về mức độ đầu tư vào R&D Ngày nay, đối với các nền kinh tế phát triển, 70-80% đầu tư vào R&D là do các ngành công nghiệp, 30-20% là do Chính phủ, trong khi ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ này là ngược lại [100]. Trong sự nghiệp chính quy hóa và hiện đại hóa Quân đội, NCKH, PTCN và ứng dụng các thành tựu KH&CN phục vụ quốc phòng, đầu tư cho công nghiệp quốc phòng (CNQP) luôn được Đảng, Nhà nước và Quân Đội chú trọng Trung ương Đảng và Bộ chính trị qua các thời kỳ đã ban hành các nghị quyết: Số 05-NQ/TW (1993), số 27-NQ/TW (2003) về xây dựng và phát triển CNQP, Nghị quyết số 06-NQ/TW (2011) về “Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo” Nghị quyết số 20- NQ/TW ngày 7/11/2012 về “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”
  10. 2 Triển khai các nghị quyết của Đảng, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/5/2012 Phê duyệt chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020. Trong Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2011-2015, nhấn mạnh đến đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN; Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 phê duyệt “Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020” Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 02/2010/TT-BQP ngày 11/01/2010 vè việc sửa đổi, bổ sung Chiến lược phát triển KH&CN trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng tới năm 2010, định hướng tới năm 2020 Đến nay, nhiều dự án R&D, CGCN trong lĩnh vực CNQP đã được thực hiện và áp dụng có hiệu quả Công tác đào tạo, sử dụng cán bộ được chú trọng, bước đầu tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy vậy, năng lực CNQP ở nước ta mới ở mức độ trung bình so với các nước trong khu vực; khả năng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vũ khí trang bị khí tài (VKTBKT) hiện đại, công nghệ cao còn hạn chế Cơ chế quản lý vẫn còn nhiều bất cập. Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là Tổng cục có nhiều nhà máy, đơn vị sản xuất,… trong thời gian vừa qua, nhất là khi có nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về phát triển Công nghiệp Quốc phòng, đã được tập trung đầu tư về mặt công nghệ, mua sắm nhiều trang, thiết bị công nghệ hiện đại, thậm chí nhiều dây chuyền sản xuất mới (trong Tổng cục và cả ở các binh chủng, quân chủng khác cùng trong dự án mà Tổng cục quản lý như: binh chủng Thông tin, Hóa học,…) nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Nội dung CGCN là một trong những vấn đề thực sự nổi lên cùng với các khó khăn, thách thức Đi sâu giải quyết về R&D, CGCN trong Tổng cục là thực sự cần thiết.
  11. 3 Vì vậy, thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng” là có tính khoa học và đáp ứng yêu cầu mới hiện nay đối với hoạt động nghiên cứu phát triển của Tổng cục CNQP 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo lý luận và phương pháp luận về quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động R&D, CGCN và trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động R&D, CGCN ở Tổng cục CNQP, đề xuất các giải pháp quản lý đồng bộ, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động R&D, CGCN tại Tổng cục CNQP. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện công tác quản lý hoạt động R&D, CGCN trong những năm gần đây để làm rõ các định hướng nghiên cứu và phát triển mới, qua đó xác định hướng nghiên cứu của Luận án. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động R&D, CGCN và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động quản lý này. - Tiến hành khảo sát thực tiễn, đánh giá những thành tựu và tồn tại của quản lý hoạt động R&D, CGCN tại Tổng cục CNQP, chú trọng những điểm yếu về mặt quản lý R&D, CGCN ở tất cả các cấp của Tổng cục CNQP. - Đề xuất các giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động R&D, CGCN của Tổng cục CNQP trong thời gian tới. 4. Đối tượng nghiên cứu - Lý luận về quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động R&D, CGCN và vận dụng vào điều kiện ở các cấp quản lý tại Tổng cục CNQP.
  12. 4 - Các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động R&D, CGCN, định hướng áp dụng vào quản lý hoạt động R&D, CGCN tại Tổng cục CNQP. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng: Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động R&D, CGCN và các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động R&D, CGCN tại Tổng cục CNQP, với các đối tượng là: Các doanh nghiệp CNQP của Tổng cục CNQP và cơ quan quản lý hoạt động R&D thuộc tổ chức của Tổng cục CNQP. - Về thời gian, không gian khảo cứu: Giai đoạn (2008 - 2018), trên địa bàn cả nước; Dự báo phát triển CNQP đến năm 2030 tầm nhìn 2035. 6. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp sử dụng trong thực hiện Luận án gồm: Điều tra, khảo sát thực tiễn; nghiên cứu tài liệu và phương pháp chuyên gia, với các cách tiếp cận Duy vật - Biện chứng. Lịch sử - Lôgic và Hệ thống - Cấu trúc, đảm bảo các số liệu trung thực, chính xác và đầy đủ Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp và lập luận lôgic để có được những kết luận khách quan, khoa học phục vụ việc để xuất các giải pháp. 7. Đóng góp mới của Luận án - Làm rõ những xu thế phát triển lý luận quản lý hiện đại nâng cao hiệu quả hoạt động R&D và CGCN ở trong và ngoài nước. - Nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo cơ sở lý luận khoa học của quản lý hoạt động R&D và CGCN vào điều kiện cụ thể của Tổng cục CNQP. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất hệ thống các giải pháp quản lý có tính khoa học, thực tiễn và khả thi, vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động R&D, CGCN tại Tổng cục CNQP. 8. Kết cấu của Luận án Cấu trúc Luận án s gồm phần mở đầu, năm chương, kết luận, kiến nghị; danh mục các công trình khoa học đã công bố và phụ lục.
  13. 5 Chương 1 TỔNG QUAN Cùng với sự phát triển của KH&CN và hội nhập quốc tế, hoạt động R&D, CGCN cũng phát triển mạnh m cả về các lĩnh vực, nội dung các chương trình, đề tài, dự án R&D, CGCN; về tổ chức và phương thức quản lý các hoạt động này. Do thời gian và phạm vi của một luận án có hạn, luận án này không đi sâu phân tích về nội dung khoa học của các công trình nghiên cứu mà chỉ cố gắng làm rõ những khía cạnh của quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động R&D, CGCN mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã quan tâm trong thời gian qua, qua đó giúp xác định một cách khoa học hướng nghiên cứu của Luận án. 1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan 1.1.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của R&D và chuyển giao công nghệ Tài liệu “R&D và tăng trưởng sản xuất - Khái quát các tài liệu” [73] đã khái quát những ảnh hưởng của hoạt động R&D lên tăng trưởng kinh tế của các nước; phân tích về đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp cho R&D và cho thấy đầu tư của doanh nghiệp cho R&D có hiệu quả cao hơn, nhưng đầu tư công lại đóng vai trò đảm bảo cơ sở nền tảng KH&CN cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Trong tài liệu [72], Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã trình bày về vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới trong phát triển kinh tế của một số nước như Úc, Đan Mạch, Phần Lan, Hoa Kỳ,… và cho thấy công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông là những yếu tố thúc đẩy mạnh m việc hợp tác và nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm; NCKH, PTCN, đổi mới và tăng trưởng kinh tế đã trở thành một hệ thống gắn kết chặt ch và ngày nay có tính toàn cầu. Tác giả Charles F. Larson (2000) [35] trong bài “R&D trong công nghiệp” đã cho thấy sự tăng trưởng về số
  14. 6 lượng các phòng thí nghiệm R&D trong công nghiệp trong giai đoạn 1987- 1999 lên đến 14 000 phòng; trình bày về chiến lược R&D công nghiệp và đưa ra những dự báo cho sự phát triển trong những năm tới. Trong khi đó, Rachel Griffith [80] đã trình bày về tỷ lệ lợi nhuận xã hội và tỷ lệ lợi nhuận doanh nghiệp của R&D cũng như tầm quan trọng của chúng đối với tăng trưởng kinh tế. Kết quả phân tích cũng cung cấp những luận cứ quan trọng để chính phủ và doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D, đồng thời cho thấy những lĩnh vực chính sách mà các chính phủ cần quan tâm để thúc đẩy R&D phát triển. Tài liệu [29] đã rút ra những kết luận quan trọng để nâng cao năng suất của các doanh nghiệp Úc Trong khi đó, công trình [40] lại nhấn mạnh đến R&D trong nghiên cứu đổi mới, thực hiện liên kết giữa các cơ quan hàn lâm và doanh nghiệp, thực thi quyền SHTT. Nghiên cứu về đổi mới trong mối tương quan với chiến lược R&D phục vụ tăng trưởng, tài liệu [92] khẳng định, đổi mới là sự phát triển sản phẩm, dịch vụ và quy trình mới dựa trên các kết quả nghiên cứu mới nhất và việc khai thác các công nghệ mới cũng có thể dẫn đến những ngành công nghiệp mới Đề cập đến sự gắn kết giữa hoạt động R&D với nghiên cứu chính sách và đổi mới cho tăng trưởng, tài liệu [76] đã phản ánh về mối quan hệ giữa các phương pháp tiếp cận hệ thống trong hoạch định chính sách, tạo động lực cho hoạt động R&D và đổi mới và mối quan hệ của chúng với tăng trưởng kinh tế Trong lĩnh vực quốc phòng, tài liệu [83] đã trình bày Chiến lược KH&CN quốc phòng và an ninh của Canada về chuyển giao kết quả nghiên cứu, kết nối việc đầu tư cho KH&CN với các ưu tiên về quốc phòng và an ninh. Ở mức độ khái quát hơn, tài liệu [17] đã trình bày về vai trò của nghiên cứu và phát triển trong thế kỷ 21 và cho biết, tầm quan trọng và việc đầu tư cho hoạt động R&D trong các nước EU ngày càng tăng lên Về vai trò của R&D trong hội nhập kinh tế quốc tế, Simone Guercini (1999) đã đưa ra
  15. 7 dẫn chứng để chứng minh rằng sự tăng trưởng quốc tế một phần cũng là do sự tích hợp các hoạt động R&D mà có [97]. 1.1.2. Nghiên cứu về chiến lược, kế hoạch R&D và việc thực hiện chiến lược Tác giả Th.Bemelman [104], nói về lập kế hoạch chiến lược cho nghiên cứu và phát triển, đã chỉ ra sự gắn kết giữa chiến lược nghiên cứu với các mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh (SXKD) và nhấn mạnh rằng việc quy hoạch không làm giảm tính sáng tạo. Tài liệu [103] của Hãng Tessella đã trình bày vấn đề lập kế hoạch chiến lược cho R&D và nêu ra cách thức đánh giá công nghệ, lựa chọn tiến trình thực hiện và xác định chi phí và rủi ro của các dự án Trong khi đó, tài liệu [25] của Andreas Larsson lại đề cập đến các khía cạnh khác nhau của quản lý chiến lược R&D và nhấn mạnh cách tiếp cận hệ thống trong lập kế hoạch Ngoài ra, ông cũng đã nghiên cứu những vấn đề như mô hình mẫu và cách tiếp cận đối với quản lý chiến lược, nhận thức về R&D công nghiệp; mô hình, phương pháp và quá trình phát triển. Anne French [26] lại trình bày về chiến lược R&D đối với ngành công nghiệp sáng tạo. Trong mối quan hệ với chiến lược tổng thể, Araz Khodabakhshian [28] coi danh mục các dự án R&D như là một phần của chiến lược tổng thể Trong khi đó, Jacques W [50] đã nghiên cứu về định hướng lại chiến lược R&D trong công nghiệp hướng tới các mục tiêu thương mại hóa sản phẩm R&D và Richard B. [84] đã khẳng định rằng chiến lược, các mục tiêu về quốc phòng và an ninh cần được gắn với hoạt động R&D. Cuối cùng, về sự phát triển của tư duy chiến lược và kế hoạch R&D cho thế kỷ 21, Warren P. Gunderman [107] đã nghiên cứu trường hợp của USAWC về dự án chiến lược, đi từ ngăn chặn đến hội nhập Trong đó trình bày chiến lược R&D lớn của tổ chức này cho thế kỷ 21. Sibongile Pefile [47] lại hướng dẫn về xây dựng năng lực tổ chức cho lập kế hoạch và đánh giá tác động của đầu tư R&D.
  16. 8 1.1.3. Nghiên cứu về quá trình phát triển và một số khía cạnh khác của quản lý R&D Nghiên cứu về sự phát triển của quản lý R&D, công trình nghiên cứu [81] chỉ ra rằng quản lý R&D đã được đề cập từ thế kỷ 17, nhưng những ấn phẩm đầu tiên về vấn đề này chỉ mới xuất hiện vào năm 1920 Nhưng khi các lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, sinh học hay xuất hiện nhu cầu mới về dịch vụ đã làm xuất hiện các hình thức tổ chức, các hướng nghiên cứu mới của R&D và do đó, quản lý R&D, CGCN cũng không ngừng phát triển. Các tài liệu như [49, 68, 77] đã cho thấy quản lý R&D đã trải qua 5 thế hệ để phù hợp với đặc điểm và yêu cầu đối với hoạt động R&D. Ngoài 5 thế hệ của quản lý R&D nói trên, theo Nobelius D. [70], từ năm 2000 đã bắt đầu hình thành thế hệ thứ 6 để đáp ứng xu thế thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu và sự tăng cường liên kết trong R&D, CGCN. Một số hướng nghiên cứu khác về quản lý R&D cũng đã được các nhà khoa học quan tâm. Nghiên cứu về các xu hướng phát triển R&D trong lĩnh vực sản xuất [21] đã chỉ ra các xu hướng trong tổ chức và quản lý R&D trong công nghiệp mà có thể ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng của đổi mới công nghệ. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để xác định những thay đổi có thể có trong cơ cấu, chính sách để thúc đẩy quá trình đổi mới. Trong khi đó, Abetti, P.A. [20], nghiên cứu về hoạch chiến lược KH&CN của doanh nghiệp, đã đề cập đến một loạt các vấn đề cốt l i như: Năng lực R&D của doanh nghiệp; chiến lược R&D; tích hợp KH&CN với chiến lược kinh doanh; kết nối R&D với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp; quyết định làm hoặc mua sản phẩm khoa học hoặc công nghệ; giao diện giữa R&D với sản xuất; vai trò của người đứng đầu quản lý công nghệ; lộ trình công nghệ; chuyển từ R&D quốc phòng sang dân sự… Nghiên cứu về tăng cường đổi mới trong R&D, J.C.S. Meng [66] nhấn mạnh rằng đổi mới và quản trị doanh
  17. 9 nghiệp mang lại sự ưu việt cạnh tranh chủ yếu đối với tổ chức R&D; chỉ ra những trở ngại đối với việc quản trị trong một tổ chức R&D, nguồn gốc của những trở ngại này cũng như cách thức để vượt qua. Về quản lý quá trình thực hiện R&D, Dennis Nobelius [39] đã đề cập đến những cách tiếp cận quản lý đối với 6 thế hệ R&D và đưa ra những gợi ý cho việc quản lý quá trình thực hiện R&D. Nghiên cứu về các dạng tổ chức R&D quốc tế, Michele Cincera [68] đã chỉ ra cấu trúc và định hướng hành vi của 5 dạng điển hình của tổ chức R&D quốc tế. Nghiên cứu về phương pháp quản lý R&D, Ruben Del Rosario [89] đã cho biết, quản lý R&D đang phải đối mặt với các thách thức: Giảm thời gian và giảm chi phí; nâng cao chất lượng kết quả nghiên cứu và tập trung vào khách hàng “Kỹ thuật đồng thời” cho phép khắc phục khá tốt những thách thức trên đây, tác giả Kalypso I.P. [59] trình bày về kế hoạch quản lý R&D, trong đó chỉ ra các nội dung của kế hoạch như chiến lược doanh nghiệp, chiến lược đổi mới, lộ trình công nghệ hay vấn đề sản xuất, maketing và công nghệ. Tác giả của tài liệu [90] lại tập trung nghiên cứu về vấn đề thiết kế và thực hiện quản lý quá trình trong R&D. Juliana Hsuan Mikkola [57] lại nghiên cứu về quản lý danh mục đầu tư của các dự án R&D, hàm ý cho quản lý đổi mới Đề cập đến quản lý chất lượng trong R&D công nghiệp, Peter J. [74] nghiên cứu về so sánh nhận thức của các nước về vấn đề này. Trong khi đó, trong tài liệu [31] Boris Alla Zusman đã trình bày về những công cụ đổi mới đối với các tổ chức R&D tiên tiến. Về sở hữu trí tuệ (SHTT) với quản lý R&D, John Hagedoorn [54] nghiên cứu về mức độ khác biệt về bảo hộ quyền SHTT tuệ ở các nước và ảnh hưởng của nó đến sự lựa chọn các quan hệ đối tác R&D quốc tế. Trong khi đó, Jeff Butler [51] lại trình bày về đổi mới và bài học trong quản lý R&D và các khuynh hướng trong thực tế. Ông nhấn mạnh việc tích hợp quản lý R&D với các vấn đề kinh doanh, chính sách
  18. 10 và việc đổi mới không những trong chiến lược R&D, trong quản trị nguồn lực mà còn cả trong hoạch định và quản lý thực thi chính sách R&D một cách đồng bộ. Về quản trị và phát triển nguồn nhân lực R&D, Michal Fineman [67] đã chỉ ra ba quy trình quản lý tài năng đáng quan tâm nhất đối với các nhà quản lý R&D là lập kế hoạch nguồn nhân lực, tuyển dụng và giữ chân nhân tài chính. Cuối cùng, đề cập đến quản lý R&D và kiến thức kỹ thuật, Roli Varma [85] đã nghiên cứu và trình bày về vấn đề tạo ra môi trường quản lý có hiệu quả để tối đa hóa năng suất lao động. 1.1.4. Nghiên cứu về đánh giá các chương trình, dự án R&D Trong quản lý R&D thì đánh giá các các chương trình dự án, hiệu quả đầu tư là những khía cạnh quan trọng giúp cho việc ra các quyết định tiếp theo được chính xác, hiệu quả. Rosalie Ruegg [86] đã khái quát về phương pháp đánh giá các chương trình, dự án R&D, CGCN liên quan đến PTCN; trình bày về đánh giá R&D và các phương pháp đánh giá nghiên cứu. Sang- Jin Ahn and Yoon Been Lee [91] đã trình bày kế hoạch đánh giá các chương trình R&D, đặc biệt là tập trung vào R&D công; mô tả chi tiết và mang tính hướng dẫn việc ra quyết định đối với các chương trình R&D. Cấu trúc và thủ tục đánh giá chi tiết chương trình R&D được Seung Jun Yoo trình bày trong công trình nghiên cứu [94]. Bên cạnh việc đánh giá chi tiết các chương trình, dự án, các tác giả Brown, Kenneth,… [33] đã trình bày về phương pháp phân tích khái quát các tài liệu thực nghiệm và các ứng dụng đã được rút ra để làm rõ những yếu tố của sự thành công trong R&D. Tài liệu [110] trình bày về hệ thống đánh giá các chương trình, dự án R&D phục vụ cho cả nhà nghiên cứu và nhà quản lý ở Hàn Quốc, nhưng hoàn toàn có thể vận dụng cho các trường hợp chung khác. Các tác giả Florian Zettelmeyer và John R. Hauser (1995) [43] lại trình bày bộ các công cụ đánh giá R&D từ quan điểm của các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu.
  19. 11 Để phục vụ cho việc xác định tính khả thi của các chương trình R&D, Seongmin Yim [93], đã trình bày về nghiên cứu tính khả thi đối với các chương trình R&D của Hàn Quốc và nhấn mạnh, việc điều tra về công nghệ, chính sách và kinh tế được thực hiện riêng biệt để có căn cứ cho việc quyết định tính khả thi của chương trình Để nghiên cứu nhiều khía cạnh của chương trình R&D, đặc biệt lưu ý đến những khía cạnh bất lợi, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu về các phương pháp đánh giá/thẩm định các chương trình R&D Công trình của Henri Capron [48] đã cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những điểm mạnh và điểm yếu của các công cụ thường được sử dụng trong việc đánh giá các chương trình R&D và cho biết, các công cụ đánh giá định lượng và định tính cần được xem là bổ sung cho nhau. Tác giả cũng nhấn mạnh đến phương pháp kinh tế lượng trong đánh giá các chương trình R&D và đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến các phương pháp đánh giá Tài liệu “Đánh giá nghiên cứu như thế nào? của European Foundation Center [41] trình bày về tầm quan trọng, vai trò của đánh giá nghiên cứu và hướng dẫn về cách thực hiện đánh giá nghiên cứu. Trong khi Johan Schot và Arie Rip [52] tập trung vào đối thoại giữa các nhà sản xuất, người tiêu dùng và giữa các nhóm thiết kế để đạt được những ý tưởng hoàn hảo. Liên quan đến CGCN, công trình của Kassahun Yimer Kebede, Karel F Mulder” [60] tập trung vào các bước thẩm định nhu cầu và đánh giá công nghệ cũng như xác định các yếu tố liên quan ở những bước sau. Các mô hình, nội dung và thủ tục thực hiện đã được nghiên cứu, đề xuất và là một hướng dẫn cho quá trình CGCN đối với các nước đang phát triển. Đáp ứng nhu cầu về sự thống nhất trong đánh giá hiệu quả của các loại hình nghiên cứu khác nhau, công trình nghiên cứu của Algimantas Sakalas [23] đã trình bày sự phát triển một cách hiệu quả hệ thống đánh giá R&D
  20. 12 trong các tổ chức nghiên cứu mà nhờ đó có thể giúp các tổ chức R&D thực hiện đổi mới sáng tạo một cách hiệu quả. Tài liệu [105] của Unclassified OCDE/GD đã trình bày kết quả Hội thảo về đánh giá NCCB và các ý kiến của các chuyên gia về đánh giá NCKH Còn Rosalie Ruegg [86] đã thực hiện Tổng quan về phương pháp đánh giá các chương trình R&D, nói về bộ các phương pháp đánh giá có liên quan đến “Chương trình phát triển Công nghệ”, có thể giúp các nhà quản lý trong nhận thức và tiếp cận các phương pháp đánh giá tốt nhất; cung cấp một cái nhìn tổng quan về các phương pháp thẩm định cho quản lý các chương trình R&D Trong khi đó, các tác giả tài liệu [95] lại trình bày sâu về vấn đề đánh giá chi tiết chương trình R&D ở Hàn Quốc. Đánh giá đầu tư công cho R&D là lĩnh vực rất được quan tâm do việc đầu tư công có nhiều mục tiêu, yêu cầu và những kỳ vọng xã hội Đáp ứng yêu cầu này, tác giả Amir Piric [24] đã trình bày việc kiểm tra và phân loại các khía cạnh khác nhau của việc đánh giá đối với đầu tư R&D công và áp dụng trong các trường hợp cụ thể Đối với đầu tư công, tài liệu [87] của Rosalie Ruegg đã khái quát về đánh giá R&D và nêu rõ tại sao lại phải đánh giá, các loại đánh giá, câu hỏi đánh giá, sự đa dạng của phương pháp và kỹ thuật đánh giá; tập trung vào phân tích lợi ích-chi phí và trình bày về kế hoạch đánh giá một cách khá chi tiết. Nghiên cứu về lợi nhuận đối với chi phí R&D, tác giả Zvi Griliches [111] đã trình bày về lợi nhuận đối với chi phí R&D trong khu vực tư nhân, đã đưa ra mô hình chung, thực hiện phân tích chi tiết và đưa ra 3 nhận xét liên quan đến tỷ lệ đầu tư cho R&D, đến tỷ lệ lợi nhuận R&D tư nhân Trong khi đó, tác giả của tài liệu [108] lại trình bày về lợi nhuận xã hội đối với đầu tư và đưa ra phương pháp đánh giá lợi nhuận xã hội đối với đầu tư cho R&D Cũng nghiên cứu về cách tính tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cho R&D, công trình của Charles I. Jones [36] đã khẳng định, một số lượng lớn tài liệu thực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2