Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 11
download
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Sự hài lòng về nhà ở tái định cư của người dân sau khi nhận bàn giao nhà tại các dự án xây dựng lại chung cư cũ; Đề xuất các giải pháp cải thiện, nâng cao sự hài lòng của cư dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN MẠNH KHỞI NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ TẠI CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG LẠI NHÀ CHUNG CƯ CŨ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, NĂM 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN MẠNH KHỞI NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ TẠI CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG LẠI NHÀ CHUNG CƯ CŨ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Bất động sản Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN 2. TS. TRẦN VĂN KHÔI HÀ NỘI, NĂM 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Khởi
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. v DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .............................................................................. viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................... 1 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 5 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................5 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................5 1.4. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu ................................................................. 5 1.4.1. Tổng quan quy trình thực hiện nghiên cứu ....................................................5 1.4.2. Tổng quan phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................6 1.4.3. Tổng quan công cụ phân tích dữ liệu .............................................................7 1.5. Các kết quả nghiên cứu của luận án ................................................................. 7 1.5.1. Kết quả đóng góp về phương diện lý luận......................................................7 1.5.2. Kết quả đóng góp về phương diện thực tiễn ..................................................8 1.6. Kết cấu của luận án............................................................................................. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................. 9 2.1. Các khái niệm cơ bản trong luận án ................................................................. 9 2.1.1. Nhà ở ..............................................................................................................9 2.1.2. Nhà ở tái định cư ..........................................................................................10 2.1.3. Dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ ............................................................11 2.1.4. Sự tham gia của người dân tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ .....12 2.1.5. Sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ .............................................................................................................13 2.2. Các lý thuyết nền tảng sử dụng trong nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở ..................................................................................................................... 16 2.2.1. Lý thuyết các nhu cầu về nhà ở (Housing Needs Theory) ...........................16 2.2.2. Lý thuyết thiếu hụt nhà ở (Housing Deficit Theory) ....................................17 2.2.3. Lý thuyết cấu trúc tâm lý (Psychological constructs Theory) ......................17
- iii 2.3. Tổng quan các mô hình và công trình nghiên cứu có liên quan ................... 19 2.3.1. Tổng quan một số mô hình nghiên cứu giải thích sự hài lòng của người dân về nhà ở...................................................................................................................19 2.3.2 Tổng quan nghiên cứu về sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư trong các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ tại đô thị ........................................30 2.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 56 2.5. Đề xuất khung nghiên cứu................................................................................ 57 2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................57 2.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................58 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 64 3.1. Giới thiệu về bối cảnh và địa bàn nghiên cứu ................................................ 64 3.1.1. Thực trạng nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................65 3.1.2. Thực trạng việc thực hiện các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................................................................69 3.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 73 3.3. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 75 3.3.1. Các thang đo được sử dụng ..........................................................................75 3.3.2. Phương pháp phân tích .................................................................................82 3.4. Xác định quy mô mẫu ....................................................................................... 90 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 96 4.1. Kiểm định thang đo........................................................................................... 96 4.1.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo .................................................................96 4.1.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...............................................................103 4.2. Thực trạng sự hài lòng về nhà ở tái định cư của người dân tại các dự án cải tạo chung cư cũ ....................................................................................................... 110 4.2.1. Thực trạng sự hài lòng về đặc điểm nhà ở tái định cư ...............................110 4.2.2. Thực trạng sự hài lòng về đặc điểm khu vực ở ..........................................113 4.2.3. Thực trạng sự hài lòng về sự tham gia vào quá trình thực hiện dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ ......................................................................................116 4.2.4. Thực trạng sự hài lòng về dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà chung cư tái định cư ..................................................................................................................117 4.2.5. Thực trạng sự hài lòng về nhà ở tái định cư của người dân tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ ......................................................................................119 4.3. Phân tích tương quan, hồi quy và kiểm định giả thuyết ............................. 121 4.3.1. Kết quả phân tích tương quan .....................................................................121 4.3.2. Phân tích hồi và kiểm định giả thuyết ........................................................124
- iv 4.3.3. Kiểm định sự khác biệt sự hài lòng về nhà ở tái định của người dân ........127 4.4. Kết quả hồi quy theo địa bàn và nguồn vốn thực hiện dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ...................................................................................................... 130 4.4.1. Kết quả hồi quy theo địa bàn thực hiện dự án ............................................130 4.4.2. Kết quả hồi quy theo nguồn vốn thực hiện dự án.......................................132 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 134 5.1. Tóm lược kết quả nghiên cứu ........................................................................ 134 5.2. Hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu ............................................................. 137 5.3. Đề xuất giải pháp............................................................................................ 142 5.3.1. Sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật để việc xây dựng lại nhà chung cư cũ đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả .......................................................................142 5.3.2. Nhóm giải pháp có liên quan đến sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ ............................................145 5.4. Một số kiến nghị .............................................................................................. 146 5.4.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ .................................................................146 5.4.2. Khuyến nghị đối với Bộ Xây dựng ............................................................147 5.4.3. Khuyến nghị đối với Thành phố Hà Nội ....................................................148 5.5. Các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai ........... 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ .................... 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANOVA : Phân tích phương sai TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tóm tắt nội dung cơ bản của một số mô hình lý thuyết giải thích sự hài lòng về nhà ở của người dân..........................................................................................28 Bảng 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước về sự hài lòng về nhà ở tái định cư ........39 Bảng 2.3: Tổng hợp các chỉ báo đo lường sự hài lòng về nhà ở trong một số mô hình lý thuyết .............................................................................................................................42 Bảng 2.4: Các yếu tố và chỉ báo đo lường các yếu tổ ảnh hưởng đến sự hài lòng về nhà ở của người dân .............................................................................................................43 Bảng 2.5: Tổng hợp một số công trình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư ...................................................................................47 Bảng 3.1. Số lượng các khu chung cư cũ tại TP Hà Nội ...............................................66 Bảng 3.2. Bảng mô tả các biến quan sát sử dụng trong phiếu khảo sát chính thức ......76 Bảng 3.3. Mô tả mẫu khảo sát định tính đối với các chuyên gia, nhà quản lý và đại diện chủ đầu tư ..............................................................................................................83 Bảng 3.4. Mô tả mẫu nghiên cứu định tính đối với người dân đang sống tại các căn hộ tái định cư ......................................................................................................................83 Bảng 3.5. Kết quả kiểm định thang đo các biến trong khảo sát định lượng sơ bộ ........84 Bảng 3.6. Phân bổ số lượng phiếu khảo sát tại địa bàn nghiên cứu theo quận .............92 Bảng 3.7. Mô tả mẫu nghiên cứu chính thức ................................................................93 Bảng 4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo biến “Đặc điểm nhà ở” lần 1 ...................96 Bảng 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo biến “Đặc điểm nhà ở” lần 3 ...................97 Bảng 4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo biến “Khả năng tiếp cận trong đặc điểm khu vực ở” lần 1 ............................................................................................................98 Bảng 4.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo biến “Khả năng tiếp cận trong đặc điểm khu vực ở” lần 2 ............................................................................................................99 Bảng 4.5. Đánh giá độ tin cậy của thang đo biến “Mối quan hệ xã hội trong khu vực ở”.... 99 Bảng 4.6. Đánh giá độ tin cậy của thang đo biến “Sự tham gia vào quá trình thực hiện dự án của người dân” ...................................................................................................101 Bảng 4.7. Đánh giá độ tin cậy của thang đo biến “Dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà chung cư tái định cư”...................................................................................................102 Bảng 4.8. Đánh giá độ tin cậy thang đo biến “Sự hài lòng về nhà ở tái định cư” .......103 Bảng 4.9: Bảng kiểm định KMO and Bartlett .............................................................104 Bảng 4.10: Tổng hợp phương sai giải thích ................................................................105 Bảng 4.11: Bảng ma trận nhân tố xoay .......................................................................106
- vii Bảng 4.12: Bảng ma trận nhân tố xoay .......................................................................107 Bảng 4.13: Bảng tổng hợp các nhân tố và biến quan sát sau khi rút gọn ....................108 Bảng 4.14: Kiểm định KMO và Barllett’s cho biến phụ thuộc ...................................109 Bảng 4.15: Tổng hợp phương sai giải thích biến phụ thuộc .......................................110 Bảng 4.16: Đánh giá sự hài lòng về đặc điểm nhà ở ...................................................111 Bảng 4.17: Đánh giá sự hài lòng về khả năng tiếp cận của khu vực ở ........................114 Bảng 4.18: Đánh giá sự hài lòng về môi trường xã hội của khu vực ở .......................115 Bảng 4.19: Đánh giá sự hài lòng về sự tham gia vào quá trình thực hiện dự án .........116 Bảng 4.20: Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà chung cư tái định cư ........................................................................................................... 118 Bảng 4.21: Đánh giá sự hài lòng về nhà ở tái định cư ................................................120 Bảng 4.22: Bảng kết quả phân tích tương quan Pearson .............................................122 Bảng 4.23: Kiểm định giá trị phù hợp R2 ....................................................................124 Bảng 4.24: Bảng phân tích phương sai ANOVA ........................................................125 Bảng 4.25: Phân tích hệ số hồi quy .............................................................................125 Bảng 4.26: Bảng xếp hạng các yếu tố tác động đến sự hài lòng về nhà ở tái định cư 127 Bảng 4.27: Bảng kết quả kiểm định Levene đối với biến Giới tính ............................128 Bảng 4.28: Bảng kết quả kiểm định Welch đối với biến Giới tính .............................128 Bảng 4.29: Bảng kết quả mô tả khi phân tích khác biệt của biến Giới tính ................128 Bảng 4.30: Bảng kết quả kiểm định Levene đối với biến Thu nhập ...........................129 Bảng 4.31: Bảng kết quả phân tích ANOVA đối với biến Thu nhập ..........................129 Bảng 4.32. Kết quả mô hình hồi quy theo địa bàn (cấp Quận) thực hiện dự án .........131 xây dựng lại nhà chung cư cũ ......................................................................................131 Bảng 4.33. Kết quả mô hình hồi quy theo nguồn vốn thực hiện dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ ..................................................................................................................133 Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết ...................................................134
- viii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Mô hình tích hợp đánh giá sự hài lòng về nhà ở của Weidemann và Anderson (1985) ............................................................................................................22 Hình 2.2. Mô hình hoàn chỉnh về mối quan hệ hành vi – sự hài lòng và môi trường của Francescato và cộng sự (1989) ......................................................................................25 Hình 2.3. Mô hình đánh giá sự hài lòng nhà ở của Marans và Spreckelmeyer (1981) .26 Hình 2.4. Mô hình tổng hợp sự hài lòng về nhà ở của Amérigo và Aragones (1997) ..27 Hình 2.5. Khung phân tích sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ ........................................................................................58 Hình 4.1. Biểu đồ điểm đánh giá trung bình của các nhân tố .....................................121 Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................74
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu Nhà ở vốn được coi là nơi cư trú của những người có cùng quan hệ huyết thống với nhau. Theo sự phát triển của đời sống hiện đại, nhà ở không chỉ giữ nguyên bản chất là nơi sinh hoạt của các cá nhân, hộ gia đình mà còn trở thành một loại hàng hoá đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Trong phân cấp nhu cầu của con người, nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, chỉ sau thực phẩm (Taiwo và Adeboye, 2013). O'Sullivan và Gibb (2002) cho rằng, nhà ở là một loại hàng hóa phức hợp có thể được xem xét dưới 3 góc độ là không gian, độ bền và tính cá biệt. Trên thế giới, kể từ khi bùng nổ nhà ở sau chiến tranh vào những năm 1950 đến đầu những năm 1960 và sự phát triển đồng thời của các khu vực ngoại ô ở các nước phương Tây, hai hiện tượng là “phát triển khu dân cư và mô hình sống mới” và “xây dựng lại thành phố trung tâm thông qua các chương trình xóa bỏ khu ổ chuột” đã đóng góp quan trọng trong việc cải thiện nhà ở và được xem như là chất xúc tác thúc đẩy việc nghiên cứu đến sự hài lòng về nhà ở của người dân (Campbell, 1976). Sự hài lòng của người dân là một cấu trúc đa chiều và rất phức tạp (Erdogan và cộng sự, 2007). Đến nay, hầu hết các lý thuyết về sự hài lòng của khu dân cư đều dựa trên quan điểm: sự hài lòng của khu dân cư đo lường sự khác biệt giữa các tình huống thực tế của hộ gia đình và các hoàn cảnh mong muốn (hoặc có nguyện vọng) về nhà ở và khu vực lân cận (Galster và Hesser, 1981). Theo Weidemann và Anderson (1985) thì có hai cách tiếp cận chung về sự hài lòng của người dân dẫn đến các phương pháp đo lường khác nhau. Đầu tiên, sự hài lòng của người dân được coi là một tiêu chí để đánh giá chất lượng khu dân cư (Galster và Hesser, 1981; Parkes và cộng sự, 2002). Thứ hai, sự hài lòng của người dân đóng vai trò là yếu tố dự báo hành vi nhà ở của cư dân (Speare, 1974). Sự hài lòng về nhà ở của người dân có thể hiểu là một trải nghiệm tích cực của người dân về nơi ở, thường gắn với các lợi ích mà họ nhận được khi sinh sống trong căn nhà của họ Najib và cộng sự (2011). Đến hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng về nhà ở nói chung hoặc dịch vụ quản lý vận hành liên quan đến nhà ở (Lê Vi Xa, 2022). Trong khi đó, các công trình nghiên cứu đề cập đến sự hài lòng về nhà ở tái định cư trong xây dựng lại nhà chung cư cũ còn tương đối ít. Mặt khác, sự hài lòng về nhà ở là một khái niệm đa chiều nên có nhiều cách tiếp cận
- 2 để đo lường khác nhau, vì vậy, trong thực tế vẫn cần có thêm nghiên cứu lý thuyết để hoàn thiện việc đo lường sự hài lòng của người dân đối với nhà ở tái định cư khi thực hiện các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ. Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật về nhà ở (Luật Nhà ở 2014) thì nhà ở được chia làm 2 loại, gồm nhà chung cư và nhà ở riêng lẻ. Nhà chung cư là nhà ở có từ 2 tầng trở lên, có cầu thang, hành lang chung và có thiết kế các căn hộ để phục vụ cho nhiều hộ gia đình sử dụng. Trong xu hướng phát triển của các đô thị hiện đại thì nhà chung cư đang đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó vừa thể hiện sự phát triển văn minh, hiện đại của một đô thị, vừa góp phần tiết kiện diện tích đất trong bối cảnh quỹ đất để xây dựng nhà ở nói chung và nhà chung cư nói riêng ngày càng bị hạn chế. Nhà chung cư hiện nay cũng được chia thành 2 dạng là nhà chung cư mới xây dựng và nhà chung cư cũ. Đối với các đô thị lớn, đặc biệt là tại các đô thị đã hình thành lâu năm thì bên cạnh các dự án, các khu nhà chung cư mới được xây dựng, cũng đang tồn tại khá nhiều khu nhà chung cư cũ được xây dựng từ những thập kỷ 60, 70 của thể kỷ trước, đây là một bộ phận cấu thành quan trọng của hình thái nhà ở tại các đô thị này, nó thể hiện quá trình phát triển của kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, cũng như thể hiện đặc trưng về không gian kiến trúc và mô hình bố trí dân cư tại khu vực đô thị. Theo quy định của Chính phủ thì nhà chung cư cũ là những nhà chung cư được đầu tư xây dựng trước năm 1994 (Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 15/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ) để bố trí cho những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức của nhà nước ở, đây được coi là chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với những người làm công ăn lương trước đây. Theo thống kê của Bộ Xây dựng (năm 2020), cả nước hiện có khoảng 2.500 nhà chung cư cũ, tương đương với khoảng 3 triệu m2 sàn, trong đó tại 2 địa phương là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có khoảng gần 2.100 nhà chung cư cũ (chiếm 84% tổng số nhà chung cư cũ của cả nước). Tính riêng tại Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1.579 chung cư cũ; trong đó có 1.273 chung cư cũ thuộc 76 khu chung cư và 306 chung cư cũ độc lập. Nhà chung cư cũ có vai trò quan trọng đối với việc tạo lập chỗ ở cho những người làm việc trong khu vực nhà nước thông qua chính sách phân phối, bố trí nhà ở trước đây. Hiện nay, mặc dù nhiều nhà chung cư cũ đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, nhưng loại hình nhà ở này vẫn đang góp phần đáng kể trong việc tạo lập chỗ ở cho một bộ phận dân cư, nhất là các cán bộ, công chức, viên chức, những người lao động đã nghỉ hưu và một bộ phận các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình, chưa có đủ điều kiện kinh tế để tạo lập chỗ ở mới tốt hơn.
- 3 Để tạo điều kiện cải thiện nhà ở cho các đối tượng hộ gia đình nêu trên, đồng thời góp phần xây dựng lại, chỉnh trang đô thị, tạo cuộc sống an toàn, văn minh, hiện đại cho người dân đang sinh sống tại các nhà chung cư cũ, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương đã và đang thực hiện nhiều chính sách, giải pháp để đầu tư xây dựng các nhà chung cư mới trên cơ sở phá dỡ các nhà chung cư cũ, bị hư hỏng, xuống cấp, sau đó thực hiện bố trí tái định cư lại các hộ gia đình này vào ở tại các nhà chung cư mới được xây dựng lại. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách nêu trên đang gặp rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ, bên cạnh những vướng mắc về quy hoạch dân cư, về thủ tục đầu tư xây dựng, về nguồn vốn thì có một lý do khá quan trọng, đó là chưa nhận được sự đồng tình, chấp thuận của những người đang sinh sống tại các nhà chung cư cũ. Do vậy, nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ là một vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và đưa ra các giải pháp để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng lại các nhà chung cư cũ trong thời gian tới. Trong bối cảnh nghiên cứu, việc thực hiện xây dựng lại nhà chung cư cũ ở các nước đang phát triển, đến nay vẫn còn thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự hài lòng về nhà ở tái định cư của người dân sau khi thực hiện đầu tư xây dựng và bàn giao nhà ở tái định cư. Những nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng về nhà ở nói chung và đo lường mức độ hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư trong xây dựng lại nhà chung cư cũ nói riêng được coi là nguồn thông tin có giá trị cho các nhà quản lý, đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định, điều chỉnh chính sách nhà ở thành công (Oladapo, 2006). Như vậy, có thể khẳng định, việc nghiên cứu, tìm ra và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về nhà ở tái định cư trong các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ các lý do nêu trên, đề tài luận án được lựa chọn thực hiện nghiên cứu với tên là: "Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội". Luận án lựa chọn địa bàn thành phố Hà Nội để thực hiện nghiên cứu bởi vì đây là địa phương có số lượng nhà chung cư cũ lớn, có lượng dân cư tập trung đông và mật độ dân cư lớn so với các đô thị lớn tại Việt Nam. Theo đó, việc nghiên cứu tại địa bàn Hà Nội sẽ tạo cơ sở để hoạch định các chính sách về xây dựng lại nhà chung cư cũ tại Hà Nội và có thể áp dụng tại các địa phương khác có nhà chung cư cũ trong cả nước.
- 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu • Mục tiêu tổng quát: Luận án nghiên cứu sự hài lòng về nhà ở tái định cư của người dân sau khi nhận bàn giao nhà tại các dự án xây dựng lại chung cư cũ. Cụ thể, luận án nghiên cứu đo lường sự hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về nhà ở tái định cư của cư dân tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện, nâng cao sự hài lòng của cư dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. • Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: - Tổng quan nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng người dân về nhà ở tái định cư trong dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ; - Đo lường sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư trong dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ, sau khi người dân nhận bàn giao nhà và về ở tại khu chung cư đã được xây dựng mới; - Đo lường mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự hài lòng về nhà ở tái định cư tại dự án xây dựng lại chung cư cũ; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng về nhà ở của người dân đối với nhà ở tái định cư tại dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ; Từ đó, kiến nghị hoàn thiện một số chính sách nhằm đẩy mạnh quá trình thực hiện dự án trong xây dựng lại các nhà chung cư cũ. • Câu hỏi nghiên cứu: - Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự hài lòng về nhà ở tái định cư của người dân trong các dự án xây dựng lại chung cư cũ? - Chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đó là nhưng thế nào đến sự hài lòng về nhà ở tái định cư trong các dự án xây dựng lại chung cư cũ? - Các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính xác cần có biện pháp nào để gia tăng sự hài lòng về nhà ở tái định cư trong các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ? - Các khuyến nghị nào có thể đề xuất từ kết quả nghiên cứu nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ?
- 5 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư khi xây dựng lại các tòa nhà chung cư cũ; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về nhà ở tái định cư trong xây dựng lại chung cư cũ tại đô thị; Các vấn đề chính sách trong quản lý quá trình thực hiện xây dựng lại các nhà chung cư cũ và chính sách quản lý vận hành tòa nhà sau khi bàn giao, đưa vào sử dụng. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu • Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu sự hài lòng của người dân sống trong các nhà ở tái định cư thuộc các dự án xây dựng lại chung cư cũ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về nhà ở của người dân về nhà ở tái định cư. Trong đó, sự hài lòng về nhà ở được phân tích đối với những người dân đã tiếp nhận bàn giao nhà ở tái định cư tại địa điểm cũ, sau khi các dự án xây dựng lại tòa chung cư cũ hoàn thành và bàn giao cho người dân. • Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu tại một số dự án xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn một số quận (trung tâm) của Thành phố Hà Nội. Cụ thể, các quận triển khai thực hiện nghiên cứu đó là Quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng – đây là các quận đã triển khai thực hiện các dự án xây dựng lại chung cư cũ, bàn giao nhà ở scho người dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội. • Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ 2016 -2021. Điều tra số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập (thông qua điều tra, khảo sát) từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2022. Đây là giai đoạn mà hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu (Thành phố Hà Nội) đã được diễn ra bình thường, sau một thời gian chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 và phong tỏa xã hội. Theo đó, hoạt động khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho luận án không bị gián đoạn. 1.4. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Tổng quan quy trình thực hiện nghiên cứu Trên cơ sở mô hình lý thuyết được lựa chọn, luận án tiếp cận thực tế, khảo sát bằng bảng hỏi với người dân đang sinh sống tại các căn hộ tái định cư thuộc các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ tại một số quận trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:
- 6 + Nghiên cứu định tính: Được thực hiện để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu, điều chỉnh và phát triển thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Trong đó, nghiên cứu định tính được thực hiện qua 02 lần với nhóm chuyên gia: (1) Lần 1: Thực hiện phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm hoàn thiện các chỉ báo mới của các nhân tố trong mô hình; (2) Lần 2: Sau khi đã có thang đó và bảng hỏi sơ bộ, nghiên cứu sinh thực hiện việc phỏng vấn sâu với các chuyên gia nhằm điều chỉnh thuật ngữ sử dụng, từ đó hoàn thiện bảng hỏi. Sau đó, phương pháp phỏng vấn sâu tiếp tục được sử dụng thêm (01 lần) đối với đối tượng là người dân đang sinh sống tại các căn hộ chung cư của dự án đã hoàn thành và bàn giao, đưa vào sử dụng. Mục tiêu phỏng vấn sâu đối với người dân nhằm kiểm tra sự phù hợp thang đo, các biến và ngôn ngữ trong bảng hỏi. Ngoài ra, phỏng vấn sâu người dân còn nhằm mục tiêu quan sát, thu thập thông tin về cảm nhận cá nhân và đánh giá của họ về thực trạng các vấn đề được hỏi. + Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Sau khi xây dựng bảng hỏi và tiến hành điều tra thử với quy mô là 115 quan sát với mục đích nhằm kiểm định thang đo sơ bộ bằng các phân tích Crobach Alpha, hoàn thiện bảng hỏi chính thức. + Nghiên cứu định lượng chính thức: Nghiên cứu này được thực hiện thông qua quá trình điều tra trực tiếp các cư dân đang sinh sống tại các căn hộ tái định cư thuộc các tòa nhà chung cư (đã được đầu tư, xây dựng xây dựng lại) trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Một mẫu nghiên cứu thực tiễn được thu thập trong ở các quận trung tâm (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng) tại Thành phố Hà Nội. Dữ liệu sau khi thu thập được mã hóa và xử lý bằng các công cụ thống kê, chi tiết quy trình nghiên cứu và phương pháp được nghiên cứu sinh trình bày chi tiết tại Chương 3. + Tổng hợp kết quả nghiên cứu và bình luận: Nghiên cứu sinh thực hiện phân tích các kết quả nghiên cứu thu được và từ đó đưa ra các kết luận về kiểm định các giả thuyết thống kê và kiểm tra tính phù hợp của mô hình nghiên cứu. Qua bình luận các kết quả, nghiên cứu sinh đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chính sách có liên đến chủ đề nghiên cứu. 1.4.2. Tổng quan phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu thứ cấp: Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư, các công trình nghiên cứu có liên quan đến nhà ở tái định cư, sự hài lòng về nhà ở tái định trong xây dựng lại các nhà chung cư cũ, chỉnh trang đô thị và thực trạng xây dựng lại các khu nhà chung cư cũ tại Thành phố Hà Nội. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau đây:
- 7 - Sách tham khảo, chuyên khảo; - Báo, tạp chí chuyên ngành và các báo, tạp chí có nội dung liên quan; - Các công trình nghiên cứu khoa học như: báo cáo đề tài, luận án tiến sĩ, kỷ yếu các hội thảo khoa học; - Các báo cáo, tài liệu và văn bản liên quan đến hoạt động xây dựng lại các khu chung cư cũ do cơ quan quản lý nhà nước công bố; - Các thông tin, bài báo khoa học từ các nguồn cơ sở dữ liệu uy tín như: ProQuest, Emerald Insight, SAGEPublicationsLimited, Cơ sở dữ liệu toàn văn về tài liệu Khoa học và Công nghệ Việt Nam v.v. 1.4.3. Tổng quan công cụ phân tích dữ liệu Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm excel và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS. Đầu tiên, các thang đo được kiểm định để đảm bảo độ tin cậy. Phân tích tương quan các biến được thực hiện để xem xét mối quan hệ tương quan. Mô hình phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng về nhà ở của người dân tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ. Ngoài ra, luận án cũng tiến hành kiểm định sự khác biệt của một số yếu tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học, so sánh sự khác nhau về hình thức nguồn vốn và địa bàn (theo quận) của dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư. 1.5. Các kết quả nghiên cứu của luận án 1.5.1. Kết quả đóng góp về phương diện lý luận - Luận án đã phân tích và bổ sung thêm những hiểu biết về vần đề lý thuyết liên quan đến nhà ở tái định cư trong xây dựng lại các nhà chung cư cũ, sự hài lòng về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ trong bối cảnh các nước đang phát triển như Việt Nam; - Luận án xây dựng được mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng về nhà ở tái định của của người dân tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ. Trong đó, luận án bổ sung thêm yếu tố sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện dự án xây dựng lại - đây là một nhân tố mà các nghiên cứu trước đó chưa được đề cập sâu.
- 8 - Các thang đo của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về nhà ở tái định của của người dân trong các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ đã được nhận diện (qua nghiên cứu định tính) và kiểm định (qua nghiên cứu định lượng) tại bối cảnh các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo đó, đề xuất các chỉ báo đo lường các biến cũng là một sự bổ sung và đóng góp mới về mặt lý thuyết của luận án; - Luận án đã thực hiện phân tích, kiểm định sự khác biệt của một số yếu tố liên quan đến nhân khẩu học, loại hình đầu tư xây dựng lại nhà chung cũ, địa bàn đến sự hài lòng về nhà ở tái định cư của người dân. Đây cũng là một đóng góp mới về mặt lý thuyết. 1.5.2. Kết quả đóng góp về phương diện thực tiễn - Luận án đã phân tích được thực trạng xây dựng lại nhà chung cư cũ và thực trạng sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư trong các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ tại địa bàn nghiên cứu; - Luận án phân tích và chỉ ra được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư trong các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ, từ đó các nhà quản lý, người hoạch định chính sách biết được yếu tố nào người dân chưa hài lòng để cần cải thiện, phát huy. Ngoài ra, các chính sách liên quan đến hoạt động xây dựng lại tại các dự án khác của các khu/ tòa nhà chung cư cũ trong tương lại cần chú ý đến các yếu tố để đẩy nhanh tiến độ, sự đồng thuận của người dân; - Luận án đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường sự hài lòng về nhà ở tái định trong các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ tại đô thị, qua đó góp phần cải thiện các khu/ tòa nhà chung cư, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng lại chung cư cũ nhằm chỉnh trang các đô thị tại Việt Nam. 1.6. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu thành 05 chương với tiêu đề cụ thể của các chương như sau: Chương 1: Giới thiệu chung Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận và khuyến nghị
- 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm cơ bản trong luận án 2.1.1. Nhà ở Henilane (2016) cho rằng nhà ở là một tòa nhà hoặc một phần của tòa nhà nơi một hộ gia đình có thể sống quanh năm và đáp ứng các yêu cầu nhất định, bao gồm cả địa chỉ cư trú. Nhà ở là một trong những thành phần quan trọng nhất của cuộc sống, mang lại nơi trú ẩn, sự an toàn và ấm áp, cũng như cung cấp một nơi để nghỉ ngơi. Theo Melnikas (1998) nhà ở tương đối hạn chế về mặt vật lý và sinh học nhưng gần gũi về mặt xã hội, nơi mọi người và các nhóm người có thể sống cuộc sống cộng đồng bằng cách nhận các dịch vụ và tham gia các hoạt động tập thể khác. Hiện nay có nhiều khái niệm về nhà ở tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu. * Trên góc độ xây dựng: Nhà ở là sản phẩm của hoạt động xây dựng và không gian bên trong có tổ chức được ngăn cách với môi trường bên ngoài dùng để ở. * Trên góc độ quản lý kinh tế: Nhà ở là tài sản có giá trị đặc biệt đối với đời sống con người, là bộ phận quan trọng bảo vệ con người trước các hiện tượng tự nhiên. Tra cứu trong từ điển Tiếng Việt thì “nhà” được hiểu trong nghĩa nhà ở là danh từ chỉ công trình xây dựng có mái, có tường vách được sử dụng làm chỗ ở, thường cùng với gia đình. Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì nhà ở được định nghĩa như sau: Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích sử dụng là để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình (Khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở 2014). Theo đó, khi phân loại theo loại hình thì nhà ở bao gồm: nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư; nếu phân loại theo mục đích, đối tượng sử dụng thì nhà ở bao gồm: nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội. Cụ thể: Nhà ở riêng lẻ (gồm: biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) là nhà ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được xây dựng trên diện tích đất độc lập, riêng biệt được ghi nhận có mục đích sử dụng là đất ở (đất thổ cư).
- 10 Nhà chung cư là nhà ở có cả phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung, có nhiều hơn một tầng, nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang và hệ thống hạ tầng sử dụng chung cho các hộ dân. Nhà chung cư được chia làm hai loại dựa vào mục đích sử dụng là để ở và sử dụng hỗn hợp cả để ở với mục đích kinh doanh, văn phòng. 2.1.2. Nhà ở tái định cư Ở Việt Nam, nhà ở tái định cư được định nghĩa trong Luật Nhà ở năm 2014. Cụ thể, “Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật” (Theo khoản 6 Điều 3 Luật Nhà ở 2014). Nhà ở tái định cư bản chất là nhà do Nhà nước hoặc một chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng với mục đích phục vụ tái định cư cho các hộ dân thuộc diện bị giải phóng mặt bằng. Có hai hình thức nhà ở tái định cư là nhà ở riêng lẻ và căn hộ. Khách hàng sẽ có những lựa chọn khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Như vậy, nhà ở tái định cư là nhà ở được xây dựng để bố trí tái định cư cho người dân bị thu hồi đất nhằm ổn định cuộc sống. Vì vậy, về mặt pháp lý người được cấp đất tái định cư là đất ở hoặc nhà ở tái định cư có đủ quyền sở hữu. Theo đó, có nhiều hình thức liên quan đến nhà ở tái định cư. Cụ thể, có phân định dựa trên một số tiêu chí sau đây: - Dựa vào hình thức tái định cư được phân ra thành 3 loại như sau: + Di dân vào vùng được đô thị hóa + Tái định cư tại chỗ khi áp dụng triển khai các dự án chỉnh trang khu dân cư + Chuyển dịch nội, ngoại thành - Dựa vào nguyện vọng của người dân: + Tái định cư tự phát: là việc mua bán, xây dựng trái phép không đúng theo quy định + Tái định cư tự giác: là việc tái định cư tại các dự án, người dân tự giác chấp hành có kế hoạch và phương thức tái định cư; ngay cả việc xây dựng chỗ ở mới tại các dự án phát triển nhà ở. + Cưỡng bức tái định cư - Dựa vào tính chất:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 165 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 163 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 29 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 54 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
175 p | 52 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 32 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 13 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh
191 p | 18 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 18 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn