intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện

Chia sẻ: La Thăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:185

54
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được chọn nghiên cứu với mong muốn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để xác định rõ thực trạng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện. Qua đó, chỉ ra những điểm hạn chế và nguyên nhân tồn tại để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước Việt Nam và các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tại các ngân hàng dựa trên báo cáo kiểm toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---o0o--- LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CÁC NGÂN HÀNG DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN Ngành: Kinh doanh NGUYỄN ĐĂNG KHOA Hà Nội – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---o0o--- LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CÁC NGÂN HÀNG DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 62.34.01.02 (Mã số mới: 9340101) Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đăng Khoa Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thu Thủy Hà Nội – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày…… tháng….. năm 2021 Tác giả luận án NCS. Nguyễn Đăng Khoa
  4. 1 LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong trường Đại học Ngoại thương, những người đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Thu Thủy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu cũng như luôn động viên, khuyến khích để tác giả sớm hoàn thành Luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện của Lãnh đạo KTNN, các đơn vị của KTNN: Văn Phòng KTNN, KTNN Chuyên ngành VII, Vụ Chế Độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Tổng hợp và các đơn vị được kiểm toán đã tham gia khảo sát và giúp tác giả trong quá trình tác giả khảo sát, thu thập tài liệu và thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả bày tỏ sự cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Đăng Khoa
  5. i MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. v DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ............................................................................................ viii CHƯƠNG 1 : PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 2 1.2.1. Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng ................... 2 1.2.2. Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng .................. 11 1.2.3. Các nghiên cứu về Kiểm toán Nhà nước ........................................................... 14 1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 17 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 18 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 18 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 18 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 19 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 20 1.6. Những điểm mới và đóng góp của luận án ........................................................... 21 1.7. Kết cấu của luận án ................................................................................................ 23 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN ................................................................................................................................... 24 2.1. Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính .......................................................................................................................... 24 2.1.1. Khái niệm về kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính ................................... 24 2.1.2. Khái niệm về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính ....................................... 26 2.1.3. Một số quan điểm đánh giá chất lượng kiểm toán……………………..………31
  6. ii 2.2. Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của Kiểm toán Nhà nước ............................................................................... 36 2.2.1. Khái niệm, mục đích và quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Kiểm toán Nhà nước .............................................................................................................................. 36 2.2.2. Khái niệm và các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của Kiểm toán Nhà nước .................................................................................................... 44 2.2.3. Kinh nghiệm đảm bảo chất lượng kiểm toán của một số cơ quan kiểm toán tối cao thuộc Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI) và bài học kinh nghiệm cho Kiểm toán Nhà nước.............................................................................................. 46 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nhà nước thực hiện ................................................................................................ 54 2.3.1. Các nhân tố thuộc về kiểm toán viên nhà nước (KTVNN) ................................ 55 2.3.2. Các nhân tố thuộc về đơn vị kiểm toán .............................................................. 60 2.3.3. Các nhân tố bên ngoài ........................................................................................ 62 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 65 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 65 3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 67 3.2.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 67 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 69 3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 73 3.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................................. 76 3.4.1. Thiết kế câu hỏi khảo sát .................................................................................... 76 3.4.2. Lựa chọn đối tượng khảo sát .............................................................................. 77 3.4.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................... 78 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC NGÂN HÀNG DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN................................................................................... 80 4.1. Đặc điểm của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện ......................................................................................................................... 80
  7. iii 4.1.1. Giới thiệu chung về Kiểm toán nhà nước .......................................................... 80 4.1.2. Đặc điểm của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện ....................................................................................................................... 86 4.2. Thực trạng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện .................................................................................................................................. 89 4.2.1. Thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện ........................................................................................................... 89 4.2.2. Thực trạng KTVNN đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán BCTC các ngân hàng .............................................................................................................................. 92 4.2.3. Thực trạng các Ngân hàng đánh giá chất lượng kiểm toán BCTC do KTNN thực hiện ............................................................................................................................... 98 4.2.4. Thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN: trường hợp kiểm toán tại Ngân hàng chính sách xã hội (VPBS) ........................................................................ 100 4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện .............................................................................................. 103 4.3.1. Thống kê mô tả................................................................................................. 103 4.3.2 Kiểm định độ tin cậy của các nhân tố .............................................................. 105 4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................................... 109 4.3.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) của các biến độc lập .............................. 115 4.3.5. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ............................................................... 120 CHƯƠNG 5 : CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC....................... 128 5.1. Định hướng về nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC do Kiểm toán Nhà nước thực hiện giai đoạn 2020- 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 ..................................... 128 5.2. Khuyến nghị đối với KTNN nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các Ngân hàng .................................................................................................... 131 5.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán .................... 131 5.2.2. Hoàn thiện phương pháp và quy trình kiểm toán ............................................. 135
  8. iv 5.2.3. Xây dựng và tăng cường năng lực chuyên môn của đội ngũ Kiểm toán viên Nhà nước ............................................................................................................................ 138 5.2.4. Nâng cao yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên Nhà nước .......... 140 5.2.5. Nâng cao điều kiện làm việc của Kiểm toán viên Nhà nước ........................... 141 5.3. Nhóm các giải pháp đối với các ngân hàng được kiểm toán ............................. 142 5.3.1. Thực hiện nghiêm túc các kiến nghị kiểm toán về việc chấp hành pháp luật, quản lý tài chính, tài sản công ............................................................................................. 143 5.3.2. Nâng cao chất lượng của các báo cáo tài chính ............................................... 143 5.3.3. Tăng cường quản lý hoạt động tín dụng........................................................... 144 5.3.4. Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ, hệ thống quản trị nguồn lực hiện đại ........... 144 5.3.5. Ứng dụng các xu hướng công nghệ thông tin hiện đại .................................... 144 5.4. Một số khuyến nghị khác nhằm thực hiện giải pháp......................................... 146 5.4.1. Khuyến nghị về việc tiếp tục nâng cao địa vị pháp lý của KTNN.......................... 146 5.4.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước .......................................................... 146 5.4.3. Khuyến nghị đối với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán trực thuộc Kiểm toán Nhà nước ........................................................................................ 147 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 150 PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi khảo sát dành cho các thành viên của các Đoàn kiểm toán các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện ........................................................ 156 PHỤ LỤC 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu dành cho lãnh đạo các ngân hàng được KTNN thực hiện kiểm toán............................................................................................. 163 PHỤ LỤC 3: HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC .................... 166 PHỤ LỤC 4: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC NGÂN HÀNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐANG THỰC HIỆN KIỂM TOÁN.................................................................. 167
  9. v CHƯƠNG 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt ACCA Hiệp hội kế toán công chứng Anh Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu ASOSAI Á BCKT Báo cáo kiểm toán BCTC Báo cáo tài chính BCBS Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng CNAO Kiểm toán nhà nước Trung Quốc COA Kiểm toán nhà nước Philippine CLKT Chất lượng kiểm toán CMKiT Chuẩn mực kiểm toán CMKT Chuẩn mực kế toán CMKTNN Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước CPA Chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề CFA Phân tích nhân tố khẳng định ĐBCLKT Đảm bảo chất lượng kiểm toán EFA Phương pháp phân tích nhân tố khám phá FRC Hội đồng báo cáo tài chính Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung - GAAP Chuẩn mực kế toán được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ áp dụng HĐND Hội đồng nhân dân HRMO Văn phòng Quản lý nguồn nhân lực
  10. vi Ủy ban về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ IAASB đảm bảo quốc tế IAPC Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế Hiệp hội kế toán công chứng Anh và xứ ICAEW Wales IFRS Các chuẩn mực kế toán quốc tế ISA Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISQC1 Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 Phần mềm Kết quả tích hợp và kiểm toán dựa IRRBAS trên rủi ro KHKT Kế hoạch kiểm toán KTNN Kiểm toán nhà nước KTV Kiểm toán viên KTVNN Kiểm toán viên Nhà nước KSCLKT Kiểm soát chất lượng kiểm toán NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại Luật Kiểm soát và quản lý tài chính công của PFMC Thổ Nhĩ Kỳ Chuẩn mực kiểm toán trong khu vực công của PPSSAs Philippin TGNA Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Văn phòng kiểm soát chất lượng kiểm toán tại QAO Philippin VDB Ngân hàng phát triển Việt Nam VBSP Ngân hàng chính sách xã hội
  11. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. So sánh giữa kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập .................................................................................................................................. 25 Bảng 2.2. So sánh giữa kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ .................................................................................................................................. 26 Bảng 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện ....................................................................................................... 67 Bảng 3.2. Các tiêu chí đo lường biến phụ thuộc- Chất lượng kiểm toán BCTC...... 69 Bảng 3.3. Hệ số tải nhân tố dựa trên kích thước mẫu .............................................. 75 Bảng 4.1. Thống kê các cuộc kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện trong giai đoạn 2015- 2019....................................................................................... 92 Bảng 4.2. Kết quả chấm điểm và xếp loại chất lượng các cuộc kiểm toán ngân hàng do KTNN thực hiện trong năm 2017 ........................................... ………………….97 Bảng 4.3. Thông tin KTVNN tham gia khảo sát .................................................... 103 Bảng 4.4. Bảng thống kê mô tả các nhân tố ........................................................... 104 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha ................................... 105 Bảng 4.6. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá thuộc Biến độc lập ................ 113 Bảng 4.7. Ma trận xoay các nhân tố độc lập .......................................................... 113 Bảng 4.8. Trọng số chưa chuẩn hóa và chuẩn hóa trong phân tích CFA ............... 118 Bảng 4.9. Kết quả phân tích hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện ..................................................... 121
  12. viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán theo quan điểm của Knechel và cộng sự (2013) .......................................................................................................... 34 Hình 2.2. Các yếu tố đánh giá chất lượng kiểm toán theo quan điểm của IAASB .. 36 Hình 2.3 Quy trình kiểm toán do KTNN thực hiện.................................................. 40 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 65 Hình 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện ....................................................................................................... 72 Hình 4.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước .................................... 84 Hình 4.2. Kết quả phân tích CFA ........................................................................... 116 Hình 4.3. Kết quả phân tích CFA ........................................................................... 117
  13. 1 CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 24 tháng 6 năm 2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, đã biểu quyết thông qua Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Theo đó Luật KTNN năm 2015 quy định rõ đối tượng kiểm toán của KTNN là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán. Với chức năng, nhiệm vụ của KTNN hiện nay thì KTNN đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận tính đúng đắn, trung thực tình hình tài chính của các ngân hàng cũng như có chức năng quản lý, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các ngân hàng. Ngoài ra, việc tăng cường kiểm toán các Ngân hàng còn xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi phải cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia; xuất phát từ đòi hỏi của công chúng về công khai minh bạch thông tin và hiệu quả quản lý và các nguồn lực công của Chính phủ. Thực tiễn cho thấy dư luận xã hội thời qua có nhiều bức xúc, quan tâm về chất lượng hoạt động của các ngân hàng, một loạt các vụ án kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu cao gây giảm lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến ổn định tình hình kinh tế vĩ mô của nhà nước. KTNN là một công cụ hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá toàn diện và nâng cao tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của các Ngân hàng nhằm thực hiện đúng các mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ, đồng thời làm lành mạnh nền tài chính quốc gia. Trong những năm gần đây, KTNN tăng cường kiểm toán các Ngân hàng như: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách – Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và nhiều tổ chức tài chính khác. Đặc biệt, trong năm 2017, Kiểm toán nhà nước đã triển khai kiểm toán một số ngân hàng được ngân hàng nhà nước tái cơ cấu và mua lại với giá 0 đồng. Thông qua kiểm toán các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, KTNN đã kịp thời phát hiện và xử lý đối với các sai phạm, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những bất cập của chế độ chính sách, góp phần nâng cao kỷ luật, trách nhiệm và hiệu quả
  14. 2 của các đơn vị được kiểm toán. Mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên công tác điều hành, thực hiện kiểm toán các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ở nước ta hiện nay chưa thật sự đáp ứng yêu cầu như: khung pháp lý về kiểm toán các NHTM còn chưa đầy đủ; chất lượng và kết quả kiểm toán còn ở mức độ hạn chế, do chủ yếu tập trung kiểm toán việc chấp hành chế độ tài chính kế toán và quản lý đầu tư, chưa đi sâu kiểm toán các nội dung đặc thù của Ngân hàng, chưa phát hiện kịp thời các sai phạm để chấn chỉnh, do chủ yếu là thực hiện kiểm toán sau, chưa thực hiện nhiều cuộc kiểm toán hoạt động và kiểm toán công nghệ thông tin đối với các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, công tác điều hành, thực hiện kiểm toán các Ngân hàng và việc đánh giá chất lượng kiểm toán do KTNN thực hiện không dễ dàng đánh giá. Cụ thể, các thước đo kết quả kiểm toán chưa phản ánh được các nhân tố nào ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220) và chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 220 (ISA 220), “Chất lượng kiểm toán là mức độ thỏa mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán đồng thời thỏa mãn về mong muốn có được những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị được kiểm toán với thời gian định trước và giá phí thích hợp”. Chất lượng kiểm toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các kết luận kiểm toán và một trong những chiến lược quan trọng của Kiểm toán nhà nước, tầm nhìn đến năm 2035 là Chiến lược nâng cao chất lượng kiểm toán. Với các lý do nêu trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện” được chọn nghiên cứu với mong muốn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để xác định rõ thực trạng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do KTNN thực hiện. Qua đó, chỉ ra những điểm hạn chế và nguyên nhân tồn tại để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam và các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tại các ngân hàng dựa trên báo cáo kiểm toán. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1. Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng
  15. 3 1.2.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Hoạt động kiểm toán xuất hiện từ thời phong kiến khi vua chúa cần những người đặc biệt thực hiện việc kiểm tra các chính quyền địa phương và các thương lái. Hoạt động kiểm toán hiện đại cũng bắt đầu từ năm 1844 khi Quốc hội Anh thông qua đạo luật Công ty cổ phần, buộc các giám đốc doanh nghiệp phải kiểm toán số liệu tài chính trước khi công bố thông tin tới cổ đông. Mặc dù vậy, phải đến tận đầu thế kỷ 20 vấn đề về chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm toán mới bắt đầu được quan tâm, khi một đạo luật mới về các công ty cổ phần (Companies Act) được ban hành tại Anh quy định báo cáo việc kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty cổ phần phải được thực hiện bởi kiểm toán viên độc lập (Teck-Heang và Ali, 2008). Nghiên cứu đầu tiên đề cập trực tiếp tới khái niệm chất lượng kiểm toán được thực hiện bởi DeAngelo vào năm 1981 với tiêu đề “Auditor size and audit quality” (Quy mô của công ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán). Theo DeAngelo, chất lượng kiểm toán là khả năng của kiểm toán viên phát hiện các sai sót trọng yếu trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo về sai phạm trọng yếu đó. Như vậy, khái niệm chất lượng kiểm toán theo quan điểm của DeAngelo gồm hai khía cạnh. Một là khả năng của kiểm toán viên có thể phát hiện sai phạm trọng yếu trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp khách hàng, phụ thuộc vào tính hiệu quả của quy trình kiểm toán và năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên. Hai là, sự báo cáo của kiểm toán viên về về sai phạm đó, điều này phụ thuộc vào ý thức tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và tính độc lập của kiểm toán viên với doanh nghiệp được kiểm toán. Quan điểm của Angelo sau này được Palmrose (1988), Bradshaw (2001) và đa số các nghiên cứu khoa học về kiểm toán. Cũng trong nghiên cứu của mình, DeAngelo đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô của công ty kiểm toán với chất lượng kiểm toán. Bằng cách khảo sát các nghiên cứu đã công bố của nhiều học giả khác nhau trong giai đoạn 1967 – 1981, DeAngelo nhận thấy khách hàng của các công ty kiểm toán quy mô nhỏ (ít nhân viên, ít khách hàng và ít tài sản) thường có tần suất thay đổi công ty kiểm toán thường xuyên hơn khách hàng của những công ty kiểm toán lớn. Nguyên nhân là do các công ty kiểm toán nhỏ thường có vị thế đàm phán và tính độc lập thấp hơn, khách hàng có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra kết luận kiểm toán. Bên cạnh đó, các công ty kiểm
  16. 4 toán nhỏ thường có ít kinh nghiệm kiểm toán hơn, cả về thời gian và không gian so với các công ty lớn, do đó khả năng đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống kế toán của khách hàng thấp hơn (Coe và Palmon, 1979). Hai yếu tố trên khiến cho tỷ lệ công ty kiểm toán nhỏ bị khách hàng thay thế cao. Ngược lại, công ty kiểm toán với quy mô lớn, với số lượng kiểm toán viên và khách hàng lớn có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán với chất lượng tốt hơn, vị thế đàm phán cao hơn bởi với số lượng khách hàng lớn, công ty kiểm toán không phải nhượng bộ khi đưa ra kết luận kiểm toán chỉ để giữ chân một khách hàng nào (DeAngelo, 1981). Mặc dù nghiên cứu của DeAngelo chỉ xem xét tác động của một nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán (quy mô công ty kiểm toán) và chưa sử dụng các phương pháp định lượng để đo lường các tác động cụ thể, nhưng đây được xem là nghiên cứu đầu tiên đặt nền tảng cho các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán sau này. Đóng góp của DeAngelo rất lớn khi đã đưa ra khái niệm về chất lượng kiểm toán và phương pháp luận tổng hợp các nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động kiểm toán với mâu thuẫn lợi ích (conflicts of interest) giữa kiểm toán viên và ban lãnh đạo công ty. Nhiều học giả sau này đã kế thừa và phát triển ý tưởng của DeAngelo, xây dựng mô hình đo lường và đề xuất thêm các nhân tố mới. Mock và Samet (1982) đã khảo sát các kiểm toán viên tại Mỹ với 32 tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán và kết luận có năm nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán bao gồm: Lập kế hoạch (Planning), Quản lý (Management), Quy trình (Procedure), Đánh giá (Assessment), và Thực hành (Practice). Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng cùng chiều tới chất lượng kiểm toán. Mặc dù nghiên cứu của Mock và Samet kế thừa không phát triển mới khái niệm chất lượng kiểm toán mà DeAngelo đề xuất, nhưng hai học giả đã xây dựng phương pháp luận và mô hình cơ sở để đánh giá tác động của những nhân tố ảnh hưởng mới. Một số học giả sau này đã sử dụng mô hình tương tự của Mock và Samet để kiểm định lại các nhân tố với mẫu khác nhau. Chẳng hạn, Sutton và Lampe (1991) đã khảo sát những kiểm toán viên trực tiếp tham gia nhiều cuộc kiểm toán tại Mỹ để phát triển triển mô hình đánh giá chất lượng kiểm toán của Mock và Samet với 19 nhân tố và kết luận có 3 nhân tố chính ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán bao gồm Lập kế hoạch, Quá trình kiểm toán khách hàng và Quản lý cuộc kiểm toán.
  17. 5 Nghiên cứu của Sutton năm 1993 khảo sát các kiểm toán viên có kinh nghiệm để phát triển và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán cũng cho kết quả tương tự. Các nghiên cứu của Mock và Samet (1982), Sutton và Lampe (1991) mặc dù kế thừa cách tiếp cận của DeAngelo, đó là việc đo lường chất lượng kiểm toán bằng các yếu tố quyết định khả năng phát hiện và báo cáo sai phạm của kiểm toán viên, nhưng trong kết luận của các nghiên cứu được đề cập lại chỉ có các yếu tố thuộc về công ty kiểm toán. Theo DeAngelo, các yếu tố này chỉ ảnh hưởng tới khía cạnh thứ nhất của chất lượng kiểm toán, đó là khả năng kiểm toán viên có thể phát hiện các sai phạm trọng yếu trong hệ thống kế toán của khách hàng. Như vậy, nghiên cứu của Mock và Samet hay Sutton và Lampe đã không tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng tới khía cạnh thứ hai là khả năng kiểm toán viên báo cáo về các sai phạm trọng yếu đó. Nhiều học giả trong cùng giai đoạn này đã hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán để tạo cơ sở đo lường hợp lý đối với các nhân tố đó. Schoroeder cùng cộng sự (1982), trên cơ sở hai khía cạnh mà DeAngelo đề xuất, phân loại các nhân tố ảnh hường tới chất lượng kiểm toán thành hai nhóm bao gồm các nhân tố thuộc về nhóm kiểm toán/kiểm toán viên và các nhân tố thuộc về công ty kiểm toán. Cũng tại nghiên cứu năm 1982 của Schroeder và cộng sự có tên “Audit Quality: The Perception of Audit-Committee Chairpersons and Audit Partners” (Chất lượng kiểm toán: Góc nhìn của Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán và các Đối tác kiểm toán), nhóm nghiên cứu đã khảo sát Ủy ban kiểm toán và các kiểm toán viên để xác định 15 nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán và kết luận rằng, nhóm nhân tố thuộc về kiểm toán viên/nhóm kiểm toán ảnh hưởng quan trọng hơn nhóm nhân tố thuộc về công ty kiểm toán. Như vậy, trong khi nghiên cứu của Mock và Samet đưa ra kết luận về các nhân tố thuộc công ty kiểm toán, thì nghiên cứu của Schoreder cùng cộng sự lại cho ra kết quả có phần bổ sung cho nhau. Kết luận trong nghiên cứu của Schroeder và cộng sự (1982) được nhiều học giả sau này phát triển và cho ra kết quả tương tự. Carcello và cộng sự (1992) trong nghiên cứu “Audit Quality Attributes: The Perceptions of Audit Partners, Preparers, and Financial Statement Users” (Các thuộc tính của chất lượng kiểm toán: Nhận thức
  18. 6 của kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán và người sử dụng báo cáo tài chính) cũng đã kết luận rằng hầu hết các nhân tố ảnh hưởng quan trọng được xác định là Kinh nghiệm kiểm toán khách hàng (Council Experience), Sự tinh thông nghề nghiệp (Industry Experience), Sự đáp ứng nhu cầu khách hàng (Client Responsiveness), Ý thức tuân thủ chuẩn mực của GAAS (Ethical standards). Nghiên cứu được thực hiện bằng cách khảo sát người lập báo cáo tài chính, kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính tại Mỹ với 41 tiêu chí thuộc 12 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Trong khi các nghiên cứu của Mock và Samet (1982), Sutton và Lampe (1991) chỉ tiếp cận một đối tượng để đánh giá nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán (các kiểm toán viên), thì nghiên cứu của Carcello cùng cộng sự (1992) đã hướng đến các nhóm đối tượng rộng hơn. Sau này, nghiên cứu của Alhizer cùng cộng sự (1995), Warming-Rasmussen và Jensen (1998) và một số học giả khác cũng đã sử dụng cách tiếp cận tương tự trong các nghiên cứu của mình và tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng khác, chẳng hạn như Tính độc lập (Independence) (Warming-Rasmussen và Jensen, 1998) hay Thái độ thận trọng (Dure care) (Aldhizer cùng cộng sự, 1995). Có thể thấy, trong giai đoạn trước năm 2000, đa số các nhà nghiên cứu sau này đã cố gắng đánh giá ngày càng nhiều nhân tố có liên quan đến hoạt động kiểm toán và ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trong một nghiên cứu dài được đăng năm 2004 của Angus Duff có tên “Auditqual: Dimensions of audit quality” (Các khía cạnh của chất lượng kiểm toán), các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán được đề cập một cách đầy đủ và được hệ thống hóa theo cách tiếp cận rộng hơn. Cụ thể, theo Angus Duff, chất lượng kiểm toán bao gồm hai khía cạnh: (1) Chất lượng chuyên môn và (2) Chất lượng dịch vụ. Thứ nhất, chất lượng chuyên môn là các nhóm yếu tố kỹ thuật và liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán như Vị thế công ty (danh tiếng, quy mô), Tính độc lập, Năng lực (Kỹ năng, kinh nghiệm). Thứ hai, chất lượng dịch vụ liên quan đến các yếu tố bên ngoài việc kiểm toán báo cáo tài chính, chẳng hạn Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, Khả năng cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán (tư vấn tài chính, tái cấu trúc), Hiểu khách hàng (sự cảm thông, dịch vụ).
  19. 7 Bên cạnh các nỗ lực phát triển nhiều mô hình và đưa vào ngày càng nhiều nhân tố ảnh hưởng mới, nhiều nghiên cứu cũng sử dụng các mô hình cũ để đánh giá một (hoặc một số ít) nhân tố ảnh hưởng được nhiều nghiên cứu xác nhận, nhưng ở các không gian địa lý khác nhau. Các nhân tố thường xuyên được xem xét nhất bao gồm Kinh nghiệm của nhóm kiểm toán và công ty kiểm toán với khách hàng (Chen và cộng sự, 2001), Kỹ năng nghề nghiệp/Sự tinh thông nghề nghiệp (Behn và cộng sự, 1999; Pandit, 1999; Chen và cộng sự, 2000), Sự đáp ứng của công ty kiểm toán với các nhu cầu của khách hàng (Behn cùng cộng sự, 1999; Chen và cộng sự, 2000), Quy mô công ty kiểm toán (Alpaslan Yasar, 2013), Danh tiếng của công ty kiểm toán (Nichols và Smith, 1983; Craswell, Francis, và Taylor, 1995). Phát triển quan điểm của nhiều học giả, các tổ chức, hiệp hội hành nghề kế toán kiểm toán trên thế giới cũng xây dựng những khuôn khổ (framework) đầy đủ để đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm toán. Trong khuôn khổ do Ủy ban về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo quốc tế (International Auditing and Assurance Standards Board – IAASB) công bố năm 2013, chất lượng kiểm toán được xem xét toàn diện, bao gồm các yếu tố từ đầu vào (Thái độ, đạo đức của kiểm toán viên/nhóm kiểm toán; Hiểu biết, kinh nghiệm của kiểm toán viên; Quy trình thực hiện kiểm toán và quy trình kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán), đầu ra (tính bền vững của mối quan hệ kiểm toán giữa công ty kiểm toán với khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng), cho tới môi trường bên ngoài (hệ thống quy định pháp luật về kế toán – kiểm toán). Khuôn khổ chất lượng kiểm toán (Audit Quality Framework) do Hội đồng báo cáo tài chính (Financial Reporting Council – FRC) công bố năm 2008 đề cập năm khía cạnh đảm bảo chất lượng kiểm toán, bao gồm (1) Văn hóa trong công ty kiểm toán (môi làm việc, tính công bằng, trung thực được đề cao), (2) Chất lượng chuyên mô và các kỹ năng của kiểm toán viên và giám đốc kiểm toán, (3) Hiệu quả của quá trình kiểm toán, (4) Tính hữu ích của các báo cáo kiểm toán, (5) Các nhân tố bên ngoài không phụ thuộc vào kiểm toán viên. Ban Giám sát kế toán các công ty đại chúng của Mỹ (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB) cũng đề xuất các khuôn khổ tương tự về chất lượng kiểm toán. Như vậy, đa số các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán đều đồng thuận và phát triển từ khái niệm chất lượng kiểm toán được DeAngelo đề xuất và phát triển
  20. 8 theo hướng tiếp cận phân tích các nhân tố gắn liền những chủ thể khác nhau tham gia quá trình kiểm toán cũng như sử dụng kết quả kiểm toán. Cũng trên cơ sở đó, các tổ chức và hiệp hội hành nghề kế toán – kiểm toán quốc tế đã xây dựng những khuôn khổ đầy đủ cùng với các hệ thống chỉ số để đánh giá chất lượng kiểm toán, tiêu biểu có thể kể đến Hội đồng báo cáo tài chính (FRC) hay Ủy ban về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo quốc tế (IAASB), Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế (IAPC), Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA), Hiệp hội kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW). 1.2.1.2. Các nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính cũng đã được thảo luận nhiều trong cộng đồng học thuật cũng như tại các diễn đàn chuyên môn. Tuy nhiên, đến nay các nghiên cứu chủ yếu liên quan đến hoàn thiện bộ máy kiểm toán, chẳng hạn đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ được thực hiện bởi Đoàn Xuân Tiên (2008) với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay”. Một chủ đề kiểm toán khác cũng thường được đề cập đó là tìm hiểu và hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính đối với từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Chẳng hạn, luận án tiến sĩ của Phạm Tiến Hưng (2009) với chủ đề “Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính các công ty xây lắp của các tổ chức kiểm toán độc lập”. Chỉ có rất ít các nghiên cứu cụ thể về chủ đề chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng. Hai nghiên cứu điển hình nhất trong những năm đầu thế kỷ XXI là đề tại khoa học cấp Bộ của Vương Đình Huệ (2001) với đề tài “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam” và luận án tiến sĩ của Ngô Đức Long (2002) chủ đề “Những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam”. Thị trường cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 2000, mặc dù vậy trong suốt giai đoạn 2000 – 2007, số lượng cổ phiếu niêm yết rất thấp, các bê bối kiểm toán chưa được quan tâm nhiều. Sau khi khủng hoảng tài chính 2008 diễn ra trên thế giới và Việt Nam bị ảnh hưởng, kết hợp với một số vụ gian lận kiểm toán nghiêm trọng xảy ra, chẳng hạn tại Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (UPCOM: BBT) (phát hiện trong năm 2007) hay Công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển (HOSE: GMD), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2