Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam
lượt xem 9
download
Luận án "Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá được tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam và đo lường mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam; Đề xuất được một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ THÚY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Đặng Thu Thủy 2. PGS.TS Trần Hữu Cường HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án này là trung thực, không trùng lặp với đề tài khác. Mọi dữ liệu kế thừa từ các nghiên cứu, tài liệu khác đều đã được trích dẫn đầy đủ. Tác giả luận án Đặng Thị Thúy
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH ......................................................... 8 1.1.Các nghiên cứu về kết quả và hiệu quả của doanh nghiệp ......................... 8 1.2.Các nghiên cứu về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch .............. 10 1.3.Các nghiên cứu đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ............... 14 1.4.Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch ....................................................................................... 19 1.5.Khoảng trống cần nghiên cứu ................................................................... 40 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 41 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................................................... 42 2.1. Khái niệm về du lịch và kinh doanh du lịch ............................................ 42 2.2. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp du lịch ........................... 44 2.3. Quản trị tài chính trong doanh nghiệp ..................................................... 50 2.3.1. Khái niệm và vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ................... 50 2.3.2. Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp ............................................ 53 2.4. Hiệu quả tài chính doanh nghiệp.............................................................. 55 2.5. Cách đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ............................... 60 2.6. Lý thuyết nền liên quan đến luận án ........................................................ 75 2.6.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory): ...................................................... 75 2.6.2 Lý thuyết đánh đổi (Trade off theory) .................................................... 78 2.6.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking order theory) của Myer (1984) .. 79 2.6.4 Lý thuyết về quản trị (Management Theory).......................................... 82 2.6.5 Lý thuyết về cấu trúc vốn (Capital Structure Theory) ........................... 83 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 85 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 87 3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 87
- 3.2. Đo lường và mã hóa các biến ................................................................... 89 3.2.1 Đo lường biến phụ thuộc........................................................................ 89 3.2.2 Đo lường biến độc lập ............................................................................ 89 3.3. Dữ liệu nghiên cứu và mẫu nghiên cứu ................................................... 90 3.3.1 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 90 3.3.2 Mẫu nghiên cứu...................................................................................... 91 3.4. Phân tích dữ liệu ....................................................................................... 91 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................. 93 Chương 4. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM ......................................................................................... 94 4.1. Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam .................................................... 94 4.2. Tổng quan về các doanh nghiệp du lịch của Việt Nam ........................... 99 4.2. Thực trạng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch Việt Nam qua phân tích định tính ......................................................................................... 103 4.3. Tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch Việt Nam qua phân tích định lượng .............................................................. 108 4.3.1. Phân tích tương quan .......................................................................... 108 4.3.2. Phân tích hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam .............................................................. 113 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4................................................................................ 121 Chương 5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM ....................................................................................................................... 122 5.1.Ảnh hưởng của bối cảnh trong nước và quốc tế tới hoạt động của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ............................................................................... 122 5.1.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................. 122 5.1.2. Bối cảnh trong nước............................................................................ 126 5.2.Định hướng phát triển doanh nghiệp du lịch Việt Nam.......................... 129 5.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam ................................................................................................ 133 5.3.1. Các giải pháp tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp ................... 133
- 5.3.2. Giải pháp về tăng quy mô doanh nghiệp du lịch ................................ 137 5.3.3. Giải pháp về giữ vững và tăng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp du lịch ............................................................................................................. 140 5.3.4. Giải pháp về đảm bảo tính thanh khoản ............................................. 142 5.3.5. Các giải pháp tăng hiệu quả sử dụng tài sản ..................................... 144 5.3.6. Giải pháp về đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ............................................................................................................. 146 5.4.Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ....................................................................................................... 148 KẾT LUẬN .................................................................................................. 157 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ................................................................................................................. 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 159 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 186
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các ký hiệu, chữ viết tắt Nguyên nghĩa BSC Balanced Scorecard - Thẻ điểm cân bằng BEP Basic profitability coefficient of business capital - Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh EAT Earning after Tax - Lợi nhuận ròng EBITDA Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization - Thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao EBIT Earnings Before Interest and Tax - Lợi nhuận trước lãi vay và thuế EBT Earning Before Tax - Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế NCS Nghiên cứu sinh ROA Return On Asset – Lợi nhuận trên tài sản ROCE Return on capital employed - Lợi nhuận trên vốn sử dụng ROE Return On Equity – Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROI Return on Investment - Lợi tức đầu tư ROS Return on Sales – Lợi nhuận trên doanh thu TNDN Thu nhập doanh nghiệp
- DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1: Mô hình phân tích tài chính kim tự tháp Du Pont ......................... 74 Hình 3. 1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch ....................................................................................... 87 Hình 4. 1: Số lượng doanh nghiệp ngành du lịch giai đoạn 2010-2021 ....... 100 Hình 4. 2: Tỷ trọng số lượng doanh nghiệp ngành du lịch so với cả nước và cơ cấu doanh nghiệp ngành du lịch (%)............................................................. 101
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1: Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp .............................................. 35 Bảng 3. 1: Các biến trong mô hình nghiên cứu……………………………….89 Bảng 4. 1: Số lượt khách đến quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010-2021.... 95 Bảng 4. 2: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2010-2021 ........................... 96 Bảng 4. 3: Số lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam............................... 97 Bảng 4. 4: Cơ sở lưu trú và số buồng của Việt Nam giai đoạn 2010-2019 .... 98 Bảng 4. 5: Cơ sở lưu trú du lịch phân theo xếp hạng...................................... 99 Bảng 4. 6: Tăng trưởng về số lượng lao động ngành du lịch giai đoạn 2010- 2020 ............................................................................................................... 102 Bảng 4. 7: Số lượng lao động hàng năm doanh nghiệp ngành du lịch giai đoạn 2010-2020...................................................................................................... 102 Bảng 4. 8: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam (%) .................................................................................... 104 Bảng 4. 9: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam ................................................................................ 106 Bảng 4. 10: Phân tích tương quan trong mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là ROA................................................................................................. 109 Bảng 4. 11: Phân tích tương quan trong mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là ROE ................................................................................................. 111 Bảng 4. 12: Kết quả mô hình hồi quy tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch..................................................................... 113
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Du lịch là một trong những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng được các quốc gia trên thế giới chú trọng, có mối quan hệ sâu sắc với nhiều ngành kinh tế mũi nhọn khác của nền kinh tế mỗi quốc gia. Du lịch không chỉ là một ngành dịch vụ quan trọng mà còn có mối quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế khác như y tế, thương mại, hải quan, giao thông vận tải, tài chính. Sự phát triển của ngành du lịch có thể kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác, tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực cho nền kinh tế. Sự mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân cư. Ngành du lịch Việt Nam đã khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, điều này được thể hiện qua việc ngành du lịch đã đóng góp 9,2% vào GDP năm 2019 (do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên ngành chỉ đóng góp 3,58% năm 2020 và 1.97% năm 2021) (Cục du lịch quốc gia Việt Nam, 2022). Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho ngành du lịch, làm giảm số lượng khách du lịch và khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành chuẩn bị tốt hơn để đối phó với các khủng hoảng tương tự trong tương lai. Những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả rất ấn tượng với sự tăng trưởng vượt bậc về lượng khách du lịch quốc tế. Nếu như năm 2015 lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 7.9 triệu lượt khách thì đến năm 2019 đã tăng lên 18 triệu năm 2019 với mức tăng trưởng trung bình giai đoạn này là 22,7% - một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới (Thanh Giang, 2023). Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam còn được thể hiện qua tổng thu từ của ngành tăng từ 96 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên 755 nghìn tỷ đồng năm 2019- tương ứng với tốc độ tăng trưởng là hơn 686% (Cục du lịch quốc gia Việt Nam, 2021). 1
- Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, ngành du lịch Việt Nam phải đối mặt với một số khó khăn về cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, công tác quảng bá còn hạn chế, thiếu các ngành công nghiệp giải trí để hỗ trợ ngành du lịch, các vấn đề về vệ sinh môi trường, các nguồn lực cho phát triển ngành du lịch còn hạn chế…(Thanh Giang, 2023). Ngành du lịch Việt Nam chủ yếu vẫn hoạt động manh mún với phần lớn doanh nghiệp là nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp (Nguyễn Thùy Linh, 2021). Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức như năng suất lao động ở mức thấp, sản phẩm nghèo nàn thiếu tính đặc trưng, công tác quảng bá mang tính nhỏ lẻ, tự phát, công tác nghiên cứu khách hàng và thị trường còn nhiều hạn chế, các vấn đề về nguồn nhân lực của ngành…Ngoài ra sự tham gia vào trong chuỗi giá trị, hoặc sự tham gia của các doanh nghiệp lớn vào ngành du lịch còn rất hạn chế. Do vậy, doanh nghiệp du lịch Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là khó khăn về vốn và tiếp cận vốn. Chính sách phát triển và hỗ trợ ngành du lịch và các doanh nghiệp du lịch còn nhiều hạn chế như thể chế chính sách phát triển còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa có những chính sách ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp du lịch mang tính đột phá, đặc biệt là các chính sách liên quan đến tài chính, đất đai, đầu tư, xuất nhập cảnh (Bộ Tài Chính, 2023). Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các quốc gia trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Điều này không chỉ nhằm thu hút du khách mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác. Đại dịch Covid-19 đã làm sụp đổ nhiều ngành kinh tế, trong đó có du lịch, khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro tài chính, giảm sút nghiêm trọng về doanh thu và lợi nhuận. Sau giai đoạn Covid-19, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn tài chính như thiếu hụt vốn, thiếu dòng tiền, chi phí tăng cao. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch không chỉ giúp nhận diện các yếu tố tác động mà còn là cơ sở để xây dựng chiến lược tài chính, đối phó với những 2
- khủng hoảng tương tự trong tương lai, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như trên nhưng có thể thấy ngành du lịch Việt Nam đã có những thành tích ấn tượng. Điều đó cho thấy rằng, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam hoàn toàn có thể gia tăng hiệu quả của mình đặc biệt là hiệu quả tài chính nếu các doanh nghiệp xác định và đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng từ phía nội tại doanh nghiệp và cả các yếu tố bên ngoài sẽ có ý nghĩa lớn đối với công tác quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam. Điều này cũng gợi mở nhiều vấn đề cho chính phủ, cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương, và nhà làm chính sách trong việc hoạch định chính sách, quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp du lịch. Từ những lý do và ý nghĩa như trên, NCS đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. Việc nhận diện chính xác và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và bên ngoài tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch sẽ giúp các doanh nghiệp này xác định được điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội để tối ưu hóa chiến lược kinh doanh của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận án là cung cấp các luận cứ khoa học liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Từ mục tiêu chung của luận án, tác giả đưa ra 4 mục tiêu cụ thể như sau: (1) Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch; (2) Đánh giá được thực trạng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam; (3) Đánh giá được tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của các 3
- doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam và đo lường mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam; (4) Đề xuất được một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và phát triển những lý luận về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nói chung, của doanh nghiệp ngành du lịch nói riêng; Thứ hai, xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam; Thứ ba, đánh giá hiệu quả tài chính và tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam; Thứ tư, từ những kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đưa ra những hàm ý, giải pháp cho doanh nghiệp ngành du lịch trong cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình thông qua các nhân tố ảnh hưởng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở góc độ quản trị tài chính doanh nghiệp, tiếp theo xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, NCS đề xuất hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp du lịch nâng cao hiệu quả tài chính. - Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2010-2021, và đề xuất các giải pháp, kiến nghị đến 2025 và tầm nhìn 2030. 4
- 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Nhằm đặt được các mục tiêu trên, trong luận án này NCS chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kết hợp các phương pháp như: Nghiên cứu tài liệu, thống kê mô tả, phân tích và tổng hợp để đo lường và đánh giá tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam. Từ đó xây dựng mô hình và kiểm tra tính phù hợp ban đầu của mô hình. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở lý thuyết, các công trình nghiên cứu trước đây về các nhân tố có ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch,… để phục vụ cho những yều cầu cũng như nhiệm vụ của nghiên cứu. Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm đánh giá các mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời thông qua phương pháp thống kê mô tả nghiên cứu thực hiện quyết định lựa chọn các nhân tố có tác động tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch, qua đó xây dựng khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Phương pháp thông kê mô tả: Nghiên cứu thông qua phương pháp thống kê mô tả để sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân,… để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Phương pháp phân tích, so sánh: Phương pháp này thực hiện phân tích, so sánh kết quả nghiên cứu của luận án về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch, từ đó khẳng định lại cơ sở khoa học của các nhân tố nghiên cứu trong mô hình được kiểm định. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu từ bộ điều tra doanh nghiệp hàng năm của tổng cục thống kê. Thông qua mô hình nghiên cứu định lượng NCS sẽ đánh giá tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam. 5
- 5. Những điểm đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đóng góp được các điểm mới sau: Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn các nội dung về cơ sở lý luận, trong đó làm rõ hơn nội hàm về hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch. Thứ hai, luận án đã phân tích và làm rõ được thực trạng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam. Thứ ba, bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phần mềm Stata trên mẫu lớn, luận án đã kiểm chứng, đánh giá được tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam. Thứ tư, từ việc đánh giá được thực trạng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và tác động của các nhân tố ảnh hưởng, NCS đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị căn bản nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Thứ nhất, Luận án đóng góp vào việc làm phong phú, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch – một ngành có những đặc điểm và đặc trưng riêng. Thứ hai, Luận án xây dựng được mô hình nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch. Đặc biệt luận án đã xem xét đến các nhân tố bên trong doanh nghiệp và cả các nhân tố tác động từ bên ngoài tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp và bổ sung thêm nhân tố “môi trường kinh doanh”, chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là mô hình được xem xét là rất thích hợp cho việc nghiên cứu tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch. Về mặt thực tiễn: Luận án này là một trong những công trình nghiên cứu khá toàn diện về ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt 6
- Nam. Luận án đã kết hợp phương pháp định tính và định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng thuộc về doanh nghiệp như cầu trúc vốn, tăng trưởng của doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, tính thanh khoản, tuổi của doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài tác động như chỉ số môi trường kinh doanh được đại diện bởi chỉ PCI, chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin …Kết quả nghiên cứu định lượng và định tính của luận án sẽ là cơ sở luận án gợi mở những giải pháp hữu ích và có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam. 7. Kết cấu luận án Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam Chương 5: Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam 7
- Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH 1.1. Các nghiên cứu về kết quả và hiệu quả của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh đề cập đến các kết quả tài chính và phi tài chính mà một doanh nghiệp đạt được do kết quả hoạt động của doanh nghiệp đó mang lại. Những kết quả này thường được đo bằng lợi nhuận, tăng trưởng và sự hài lòng của khách hàng. Có nhiều nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố tài chính đề cập đến hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, đây là yếu tố quyết định chính đến kết quả kinh doanh. Nghiên cứu của Boubaker và cộng sự (2019) chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời và dòng tiền tác động tích cực đến kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, các chỉ số tài chính như lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận có mối liên hệ tích cực với kết quả kinh doanh (Mitra và Golder, 2021). Các nhân tố phi tài chính: là những nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không liên quan trực tiếp đến hiệu quả tài chính. Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2019) phát hiện ra rằng trách nhiệm xã hội tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, vì khách hàng có nhiều khả năng tương tác với các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội hơn. Ngoài ra các yếu tố khác như đổi mới và sáng tạo tác động tích cực đến kết quả kinh doanh, vì đổi mới và sáng tạo giúp cho doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới từ đó thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp (Al-Aali và Teebagy, 2020). Các nhân tố đặc thù của ngành: đề cập đến các đặc điểm riêng của một ngành tác động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nghiệp. Nghiên cứu của Zou và cộng sự (2020) nhận thấy rằng năng lực cạnh tranh của ngành tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có tính cạnh tranh cao. Tương tự, nghiên cứu của Cai và cộng sự (2021) nhận thấy rằng định hướng thị trường tác động tích cực 8
- đến kết quả kinh doanh trong ngành khách sạn. Đo lường kết quả kinh doanh liên quan đến việc sử dụng các thước đo tài chính và phi tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Nghiên cứu của Boros và cộng sự (2018) nhận thấy rằng việc sử dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả chính (KPI) tác động tích cực đến kết quả kinh doanh, vì KPI cung cấp một cách rõ ràng và ngắn gọn để đo lường kết quả kinh doanh. Nghiên cứu của Ong và cộng sự (2019) bằng việc sử dụng thước đo phi tài chính thông qua khảo sát đã chỉ ra rằng sự hài lòng của khách hàng có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh, vì nó cho phép các công ty xác định các lĩnh vực cần cải thiện và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Hiệu quả của doanh nghiệp Khi so sánh các chỉ tiêu kết quả với nhau và các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thì cho ta chỉ tiêu hiệu quả: Lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/chi phí… Một doanh nghiệp được coi là có hiệu quả khi doanh nghiệp đó khả năng hoạt động với chi phí thấp trong khi vẫn duy trì mức năng suất và chất lượng cao (Gupta và Kumar, 2020). Hay hiệu quả còn được đo lường thông qua việc giảm chi phí và giảm lãng phí (Alqatan và cộng sự, 2019; Wang và Shen, 2020). Hiệu quả có mối liên kết chặt chẽ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vì các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả có nhiều khả năng đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Nghiên cứu của Gupta và Kumar (2020) cho thấy hiệu quả kinh doanh tác động tích cực đến hiệu quả tài chính, vì nó dẫn đến khả năng sinh lời và tăng trưởng cao hơn. Tương tự, một nghiên cứu của Jain và Jain (2021) cho thấy hiệu quả kinh doanh tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng, vì khách hàng có nhiều khả năng hài lòng hơn với những công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với chi phí thấp. Một số nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cơ cấu tổ chức, công nghệ và quản lý nguồn nhân lực. Nghiên cứu của Chung và Kwon (2020) cho thấy cơ cấu tổ chức phẳng tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh, vì nó làm giảm bộ máy quan liêu và cho phép ra quyết định nhanh 9
- hơn. Công nghệ là một yếu tố quan trọng khác tác động đến hiệu quả kinh doanh. Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa có thể giảm chi phí và cải thiện năng suất bằng cách hợp lý hóa các quy trình và loại bỏ sự dư thừa. Nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2021) chỉ ra rằng rằng việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh, vì nó giúp giảm chi phí và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, chi phí ban đầu để triển khai các công nghệ này có thể cao, đây có thể là rào cản đối với một số doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quản lý nhân sự cũng là một yếu tố then chốt tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những nhân viên gắn kết có nhiều khả năng làm việc hiệu quả hơn và cam kết với công việc của họ, dẫn đến hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu của Hussain và cộng sự (2020) nhận thấy rằng sự gắn kết của nhân viên tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh, vì những nhân viên gắn kết có nhiều khả năng làm việc hiệu quả và tận tâm hơn với công việc của họ. Các chương trình đào tạo và phát triển hiệu quả cũng có thể nâng cao kỹ năng và kiến thức của nhân viên, dẫn đến hiệu quả của doanh nghiệp cao hơn. Nghiên cứu của Iqbal và cộng sự (2021) nhận thấy rằng các chương trình đào tạo và phát triển hiệu quả có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh, khi chúng cải thiện kỹ năng và kiến thức của nhân viên. 1.2. Các nghiên cứu về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch Du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất thế giới, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp du lịch đóng một vai trò quan trọng trong ngành, tạo ra cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng địa phương. Hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp du lịch là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, không chỉ phản ánh tình hình kinh tế của từng doanh nghiệp, ngành du lịch mà còn phản ánh tác động kinh tế rộng hơn đến các các ngành khác và nền kinh tế. Trong ba thập kỷ trở lại đây, đã có nhiều nghiên cứu sâu rộng đã được tiến hành để hiểu các nhân tố quyết định, thước đo và kết quả của hiệu quả tài chính trong lĩnh vực du lịch. 10
- Các nghiên cứu về các nhân tố tác động tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch: Nhiều nghiên cứu đã xác định một loạt các nhân tố quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp du lịch. Những nhân tố này có thể được phân loại thành các yếu tố quyết định bên trong và bên ngoài. Các nhân tố quyết định bên trong: bao gồm thực tiễn quản lý, chiến lược, hiệu quả hoạt động, marketing và quản lý tài chính, đổi mới công nghệ. Ví dụ, nghiên cứu của Phillips và Moutinho (1998) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược và marketing trong việc nâng cao hiệu quả tài chính. Hiệu quả hoạt động, đặc biệt là hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực và quản lý chi phí, cũng được các nhà nghiên cứu như Tsai và cộng sự (2009) đề cập đến. Quản lý đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động tài chính của các doanh nghiệp du lịch. Quản lý hiệu quả có thể dẫn đến phân bổ nguồn lực tốt hơn, kiểm soát chi phí và tăng doanh thu. Nghiên cứu của Han và Hyun (2017) cho thấy chất lượng quản lý ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của các công ty khách sạn Hàn Quốc. Tương tự như nghiên cứu của Han và Hyun (2017), nghiên cứu của Dang và Nguyen (2021) phát hiện ra rằng các hoạt động quản lý tài chính có tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính của các khách sạn tại Việt Nam. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập ngân sách hiệu quả, quản lý chi phí và lập kế hoạch tài chính để cải thiện hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp du lịch. Chiến lược marketing của một doanh nghiệp du lịch cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nó. Chiến lược marketing hiệu quả có thể dẫn đến tăng nhu cầu và tạo doanh thu từ đó tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch. Nghiên cứu của Kim và cộng sự (2019) chỉ ra rằng tiếp thị điểm đến ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của ngành du lịch ở Hàn Quốc. Nghiên cứu về trường hợp hợp Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn (2016) nhận thấy rằng hoạt động xây dựng thương hiệu và marketing có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam. Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của các chiến lược tiếp thị hiệu quả nhằm vào đúng phân khúc khách hàng và truyền 11
- đạt đề xuất giá trị độc đáo của doanh nghiệp. Ngoài chiến lược về marketing thì chất lượng dịch vụ là một yếu tố quan trọng trong ngành du lịch, vì sự hài lòng của khách hàng là điều cần thiết để kinh doanh lặp lại và truyền miệng tích cực. Nghiên cứu của Truong và Vu (2018) phát hiện ra rằng chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của các khách sạn tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao để nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng. Mức độ hài lòng của khách hàng, phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ được cung cấp, có thể tác động trực tiếp đến doanh thu và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch (Mak và cộng sự, 2020). Do đó, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch là duy trì chất lượng dịch vụ ở mức cao để nâng cao sự hài lòng của khách hàng và tăng doanh thu. Hơn nữa, mức độ đổi mới và áp dụng công nghệ là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong ngành du lịch. Đổi mới sáng tạo có thể giúp các doanh nghiệp du lịch tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ của họ, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, dẫn đến tăng hiệu quả tài chính. Nghiên cứu của Chen và Huang (2019) đã xem xét mối quan hệ giữa đổi mới và hiệu quả tài chính trong ngành khách sạn ở Đài Loan và phát hiện ra rằng đổi mới có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả tài chính. Kết quả nghiên cứu của Le và Nguyen (2020) đã chỉ ra rằng việc áp dụng công nghệ có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các khách sạn tại Việt Nam. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ để hợp lý hóa hoạt động, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, đồng thời thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt. Các nhân tố quyết định bên ngoài: bao gồm kinh tế vĩ mô, cạnh tranh, môi trường pháp lý và xu hướng thị trường. Nghiên cứu của Barros và Dieke (2008) đã chứng minh sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp du lịch như thế nào. Một số nghiên cứu khác đã khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp du lịch, trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất có 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 165 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
247 p | 59 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 163 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
213 p | 50 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 29 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 54 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
175 p | 52 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 17 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
27 p | 23 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 18 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn