intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp - Trường hợp của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:190

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp - Trường hợp của Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực nghiệm, bổ sung bằng chứng thực nghiệm cho các nền tảng lý thuyết hiện có; đồng thời từ những phát hiện của Luận án, đưa ra những hàm ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước và giải pháp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực chế biến chế tạo của Việt Nam những giải pháp giúp tăng cường liên kết với các đối tác trên chuỗi cung ứng, tăng cường hoạt động đổi mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp - Trường hợp của Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- KIỀU NGUYỄN VIỆT HÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- KIỀU NGUYỄN VIỆT HÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THÀNH HIẾU HÀ NỘI, 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2024 Nghiên cứu sinh Kiều Nguyễn Việt Hà
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ................................................................................ viii GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 1 1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu............................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 8 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................... 9 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 10 1.5. Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................................... 10 1.6. Kết cấu của luận án ......................................................................................................... 12 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP .................. 13 1.1. Các khái niệm có liên quan ............................................................................................ 13 1.1.1. Liên kết chuỗi cung ứng............................................................................... 13 1.1.2. Liên kết với các tổ chức trung gian .............................................................. 15 1.1.3. Kết quả đổi mới ............................................................................................ 15 1.1.4. Tăng trưởng doanh nghiệp ........................................................................... 17 1.1.5. Năng lực hấp thụ .......................................................................................... 18 1.1.6. Đặc điểm của doanh nghiệp ......................................................................... 19 1.2. Các lý thuyết nền tảng .................................................................................................... 19 1.2.1. Lý thuyết dựa vào nguồn lực (RBV) và Lý thuyết dựa vào tri thức (KBV) 20 1.2.2. Lý thuyết mạng ............................................................................................ 22 1.2.3. Lý thuyết về năng lực động.......................................................................... 23 1.2.4. Tiếp cận Hệ sinh thái đổi mới ...................................................................... 24 1.3. Tác động của đặc điểm doanh nghiệp đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp .................................................................................................................... 24 1.3.1. Tác động của tuổi doanh nghiệp đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp.................................................................................................... 24 1.3.2. Tác động của quy mô doanh nghiệp đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp ........................................................................................ 26
  5. iii 1.3.3. Mối quan hệ giữa đặc điểm sản phẩm, ngành/lĩnh vực tới liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp .................................................................... 28 1.4. Tác động của liên kết với các tổ chức trung gian đến liên kết chuỗi cung ứng ..... 29 1.5. Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian, kết quả đổi mới và tăng trưởng của doanh nghiệp.................................................................. 29 1.5.1. Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian và kết quả đổi mới .................................................................................................. 29 1.5.2. Mối quan hệ giữa kết quả đổi mới và tăng trưởng của doanh nghiệp ......... 32 1.5.3. Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian và tăng trưởng của doanh nghiệp ........................................................................... 36 1.5.4. Vai trò trung gian của kết quả đổi mới trong mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian và tăng trưởng doanh nghiệp ......... 38 1.6. Vai trò điều tiết của năng lực hấp thụ trong mối quan hệ với liên kết chuỗi cung ứng và kết quả đổi mới........................................................................................................... 39 1.7. Tổng hợp mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 40 1.7.1. Tổng hợp mô hình nghiên cứu ..................................................................... 40 1.7.2. Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 41 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 44 2.1. Quy trình nghiên cứu của luận án ................................................................................ 44 2.2. Đo lường các yếu tố trong mô hình nghiên cứu.......................................................... 47 2.2.1. Đo lường Liên kết chuỗi cung ứng, Liên kết với các tổ chức trung gian .... 47 2.2.2. Đo lường đặc điểm doanh nghiệp ................................................................ 49 2.2.3. Thang đo của Kết quả đổi mới ..................................................................... 50 2.2.4. Thang đo của Năng lực hấp thụ ................................................................... 51 2.2.5. Thang đo Tăng trưởng của doanh nghiệp .................................................... 52 2.3. Xây dựng Phiếu khảo sát................................................................................................ 53 2.4. Mẫu nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phân tích định lượng..................................... 55 2.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu ................................................... 55 2.4.2. Phương pháp phân tích định lượng .............................................................. 57 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN, LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ ĐỔI MỚI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC CHẾ BIẾN CHẾ TẠO VIỆT NAM .......................................................................................................... 60 3.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam ........................................................................................................................... 60 3.2. Thực trạng liên kết chuỗi cung ứng trong lĩnh vực chế biến chế tạo ...................... 64 3.2.1. Đánh giá chung ............................................................................................ 64
  6. iv 3.2.2. Thực trạng liên kết trong các doanh nghiệp chế biến chế tạo ...................... 66 3.3. Thực trạng đổi mới trong các doanh nghiệp chế biến chế tạo ................................. 70 3.3.1. Đánh giá chung ............................................................................................ 70 3.3.2. Đổi mới về sản phẩm ................................................................................... 73 3.3.3. Đổi mới về quá trình .................................................................................... 75 3.3.4. Đổi mới về tổ chức và quản lý ..................................................................... 77 3.3.5. Đổi mới về tiếp thị và bán hàng ................................................................... 78 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 79 4.1. Đặc trưng mẫu khảo sát ................................................................................................. 79 4.2. Một số thông tin khác về thực trạng DN trong mẫu khảo sát: ................................ 81 4.3. Kiểm định thang đo trong môi trường nghiên cứu ................................................... 86 4.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo đề xuất trong mô hình nghiên cứu.............. 86 4.3.2. Phân tích độ giá trị thang đo (CFA) ............................................................. 87 4.4. Phân tích mô hình cấu trúc SEM.................................................................................. 89 4.4.1. Phân tích các yếu tố tác động đến liên kết nhà cung cấp (LKNCC) và tăng trưởng của SMEs lĩnh vực chế biến chế tạo (mô hình 1)....................................... 89 4.4.2. Phân tích các yếu tố tác động đến Liên kết khách hàng và tăng trưởng của SMEs lĩnh vực chế biến chế tạo (mô hình 2) ......................................................... 92 4.4.3. Phân tích các yếu tố tác động đến Liên kết Nhà phân phối và tăng trưởng doanh thu của SMEs lĩnh vực chế biến chế tạo (mô hình 3) ................................. 95 4.4.4 Phân tích các yếu tố tác động đến Liên kết Đối thủ cạnh tranh và tăng trưởng của SMEs lĩnh vực chế biến chế tạo (mô hình 4) .................................................. 98 4.5. Phân tích tác động điều tiết của Năng lực hấp thụ lên mối quan hệ giữa Liên kết chuỗi cung ứng với Kết quả đổi mới.................................................................................. 101 4.5.1. Mô hình phân tích tác động điều tiết của năng lực hấp thụ lên mối quan hệ giữa Liên kết nhà cung cấp và Kết quả đổi mới của SMEs lĩnh vực chế biến chế tạo ........ 101 4.5.2. Mô hình phân tích tác động điều tiết của năng lực hấp thụ lên mối quan hệ liên kết khách hàng và kết quả đổi mới của SMEs .............................................. 103 4.5.3. Mô hình phân tích tác động điều tiết của năng lực hấp thụ lên mối quan hệ liên kết nhà phân phối và kết quả đổi mới của SMEs .......................................... 104 4.5.4. Mô hình phân tích tác động điều tiết của năng lực hấp thụ lên mối quan hệ liên kết đối thủ cạnh tranh và kết quả đổi mới của SMEs ................................... 106 CHƯƠNG 5 BÌNH LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO CỦA VIỆT NAM ............................................................................................................................ 108 5.1. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......................................... 108
  7. v 5.2. Bình luận kết quả nghiên cứu...................................................................................... 111 5.2.1. Về các yếu tố tác động tới tăng trưởng của doanh nghiệp ......................... 111 5.2.2. Về các yếu tố tác động tới liên kết chuỗi cung ứng ................................... 114 5.2.3. Về tác động của liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian tới kết quả đổi mới của doanh nghiệp .................................................................. 116 5.2.4. Về vai trò của nghiên cứu phát triển và năng lực hấp thụ trong hoạt động đổi mới ....................................................................................................................... 118 5.3. Một số hàm ý chính sách .............................................................................................. 118 5.3.1. Thúc đẩy liên kết chuỗi cung ứng và liên kết với các tổ chức trung gian phục vụ hoạt động đổi mới ........................................................................................... 118 5.3.2. Tập trung ưu tiên vào đổi mới các quá trình .............................................. 121 5.3.3. Tăng cường nghiên cứu phát triển, nâng cao năng lực hấp thụ ................. 122 5.3.4. Các giải pháp về phát triển doanh nghiệp .................................................. 124 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 126 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................ 128 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 129 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 153 Phụ lục 1: Phiếu khảo sát giai đoạn thử nghiệm ............................................................. 154 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát mẫu lớn..................................................................................... 162 Phụ lục 3: Kết quả phân tích thống kê mô tả các biến quan sát ................................... 169 Phụ lục 4: Phân tích CFA .................................................................................................... 170 Phụ lục 5: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc SEM (chi tiết)..................................... 174
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AC Khả năng hấp thụ CBCT Chế biến chế tạo CFA Phân tích nhân tố khẳng định - Confirmatory Factor Analysis DN Doanh nghiệp ĐMST Đổi mới sáng tạo ĐMSP Đổi mới sản phẩm ĐMQT Đổi mới quá trình ĐMTC&QL Đổi mới tổ chức và Quản lý ĐMTT&BH Đổi mới tiếp thị và bán hàng FDI Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài GDP Tổng sản phẩm trong nước IIP Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp NASATI Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ NSCL Năng suất chất lượng OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OI Đổi mới mở R&D Nghiên cứu và phát triển SMEs Doanh nghiệp nhỏ và vừa
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 41 Bảng 2.1: Tổng hợp thang đo về nguồn đổi mới của doanh nghiệp ....................................... 48 Bảng 2.2: Tổng hợp thang đo về kết quả đổi mới ..................................................................... 50 Bảng 2.3: Tổng hợp thang đo Năng lực hấp thụ ....................................................................... 52 Bảng 2.4: Tổng hợp thang đo Tăng trưởng của doanh nghiệp ................................................ 53 Bảng 3.1: DN thực hiện các loại đổi mới phân theo quy mô lao động ................................... 73 Bảng 3.2: Cơ cấu phương thức thực hiện sản phẩm mới của doanh nghiệp chia theo quy mô lao động ......................................................................................................................................... 75 Bảng 4.1: Thông tin mẫu khảo sát .............................................................................................. 79 Bảng 4.2. Thống kê mô tả và hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ....................... 85 Bảng 4.3. Tổng hợp phân tích độ tin cậy đối với các thang đo................................................ 86 Bảng 4.4. Tổng hợp các chỉ số đánh giá độ tin cậy, độ hội tụ, tính phân biệt đối với các thang đo sử dụng trong mô hình ............................................................................................................ 88 Bảng 4.5. Kết quả ước lượng mô hình tác động của các yếu tố đến mức độ liên kết nhà cung cấp và tăng trưởng của SMEs (Mô hình 1)................................................................................ 90 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình tác động của các yếu tố đến liên kết khách hàng và tăng trưởng của SMEs (Mô hình 2) ............................................................................................ 93 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình tác động của các yếu tố đến liên kết Nhà phân phối và tăng trưởng của SMEs (Mô hình 3) ............................................................................................ 96 Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình tác động của các yếu tố đến liên kết đối thủ cạnh tranh và tăng trưởng của SMEs (Mô hình 4) ....................................................................................... 99 Bảng 4.9. Trích kết quả mô hình phân tích tác động điều tiết của Năng lực hấp thụ lên mối liên hệ giữa liên kết nhà cung cấp và kết quả đổi mới của SMEs ......................................... 102 Bảng 4.10. Trích kết quả mô hình phân tích tác động điều tiết của Năng lực hấp thụ lên mối liên hệ giữa liên kết khách hàng và kết quả đổi mới của SMEs ............................................ 104 Bảng 4.11. Trích kết quả mô hình phân tích tác động điều tiết của Năng lực hấp thụ lên mối liên hệ giữa liên kết nhà phân phối và kết quả đổi mới của SMEs........................................ 105 Bảng 4.12. Trích kết quả mô hình phân tích tác động điều tiết của Năng lực hấp thụ lên mối liên hệ giữa liên kết đối thủ cạnh tranh và kết quả đổi mới của SMEs ................................. 107 Bảng 5.1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 108
  10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 3.1: DN đang hoạt động có kết quả SXXKD ngành CBCT tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo trình độ công nghệ.............................................................................................. 61 Biểu đồ 3.2: VA và tốc độ tăng trưởng DN CNCBCT giai đoạn 2010-2021 ........................ 61 Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng trưởng VA của các ngành kinh tế giai đoạn 2011-2020 ............... 62 Biểu đồ 3.4: Lao động làm việc trong DN CNCBCT giai đoạn 2010-2021 ......................... 64 Biểu đồ 3.5: “Đường cong nụ cười”, Acer Stan Shih 1992. ................................................... 65 Biểu đồ 3.6: Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu .................................................................. 66 Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ mua các nguyên liệu và thành phần thô đầu vào của các công ty chế biến chế tạo Nhật Bản từ các DN trong nước .................................................................................... 67 Biểu đồ 3.8: Điểm bình quân đánh giá mức độ quan trọng của các nguồn thông tin đối với hoạt động đổi mới của doanh nghiệp ......................................................................................... 69 Biểu đồ 3.9: DN có hợp tác đổi mới mở giai đoạn 2014-2016 theo quy mô LĐ .................. 70 Biểu đồ 3.10: Đánh giá tầm quan trọng của đối tác .................................................................. 70 Biểu đồ 3.11: Kết quả đổi mới ở Việt Nam ............................................................................... 71 Biểu đồ 3.12: Kết quả đổi mới ở Việt Nam so với các quốc gia tương đương (trái) và ngành sản xuất và chế biến tại Việt Nam (phải) ................................................................................... 72 Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện các loại đổi mới ................................................. 72 Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ DN thực hiện các ĐMST phân theo quy mô lao động ............................. 73 Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ doanh nghiệp ĐMSP theo quy mô lao động của DN ............................. 74 Biểu đồ 3.16: Cơ cấu tỷ lệ % các doanh nghiệp “chỉ có SPM”, “SPM và SPCT” và “chỉ có SPCT”............................................................................................................................................ 74 Biểu đồ 3.17: Cơ cấu doanh thu SPM, SPCT và sản phẩm khác còn lại, bình quân trong 03 năm 2014-2016, phân theo quy mô lao động ............................................................................ 75 Biểu đồ 3.18: Tỷ lệ doanh nghiệp có ĐMQT phân theo các loại hình DN ............................ 76 Biểu đồ 3.19: Cơ cấu tỷ lệ DN thực hiện ĐMQT chia theo quy mô lao động....................... 76 Biểu đồ 3.20: Tỷ lệ DN có ĐM TC&QL trong tổng số DN có phiếu sử dụng...................... 77 Biểu đồ 3.21: DN đánh giá mức độ quan trọng của các mục tiêu đặt ra cho ĐMTC&QL .. 77 Biểu đồ 3.22: Tỷ lệ DN có ĐMTT trong tổng số DN có phiếu sử dụng được ...................... 78 Biểu đồ 3.23: DN đánh giá mức độ quan trọng của các mục tiêu đặt ra cho ĐMTT ............ 78 Biểu đồ 4.1. Số lượng, cơ cấu DN phân theo số nguồn liên kết .............................................. 81 Biểu đồ 4.2. Tỷ trọng DN có liên kết với các đối tác bên ngoài.............................................. 82
  11. ix Biểu đồ 4.3. Điểm trung bình đánh giá mức liên kết với các đối tác ...................................... 83 Biểu đồ 4.4. Đánh giá năng lực hấp thụ tiềm năng và năng lực hấp thụ thực tế .................... 84 Biểu đồ 4.5 Kết quả đánh giá 4 khía cạnh đổi mới của các SMEs khảo sát........................... 84 Hình 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................................. 44 Hình 4.1. Mô hình phân tích tác động của yếu tố đến liên kết nhà cung ứng và Tăng trưởng doanh thu của SMEs (mô hình 1) ............................................................................................... 89 Hình 4.2. Mô hình phân tích tác động của yếu tố đến liên kết khách hàng và Tăng trưởng của SMEs (mô hình 2) ........................................................................................................................ 92 Hình 4.3. Mô hình phân tích tác động của yếu tố đến mức độ liên kết nhà phân phối và Tăng trưởng của SMEs (mô hình 3)..................................................................................................... 95 Hình 4.4. Mô hình phân tích tác động của yếu tố đến mức độ liên kết đối thủ cạnh tranh và Tăng trưởng của SMEs (mô hình 4) ........................................................................................... 98 Hình 4.5: Mô hình cấu trúc phân tích tác động điều tiết của Năng lực hấp thụ đến mối quan hệ giữa liên kết nhà cung cấp và kết quả đổi mới DN ............................................................ 102 Hình 4.6: Mô hình cấu trúc phân tích tác động điều tiết của Năng lực hấp thụ đến mối quan hệ giữa liên kết khách hàng và kết quả đổi mới DN ............................................................... 103 Hình 4.7: Mô hình cấu trúc phân tích tác động điều tiết của Năng lực hấp thụ đến mối quan hệ giữa liên kết nhà phân phối và kết quả đổi mới DN .......................................................... 105 Hình 4.8: Mô hình cấu trúc phân tích tác động điều tiết của Năng lực hấp thụ đến mối quan hệ giữa liên kết đối thủ cạnh tranh và kết quả đổi mới DN.................................................... 106
  12. 1 GIỚI THIỆU 1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu Nghiên cứu về tăng trưởng và các yếu tố chính kích hoạt sự tăng trưởng vững chắc trong doanh nghiệp đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả và nhà quản lý. Ở cấp độ vi mô, tăng trưởng vững chắc tạo ra việc làm, giá trị mới cho doanh nghiệp; ở cấp độ vĩ mô, nó tạo ra của cải cho xã hội (Ahlstrom, 2010; Dobbs & Hamilton, 2007; Khan, 2011). Các nghiên cứu đã chỉ ra bốn nhóm yếu tố tác động tới tăng trưởng gồm: (1) Yếu tố đặc trưng của doanh nhân dựa trên niềm tin rằng một công ty có thể là một phần mở rộng của doanh nhân (Chandler &; Hanks, 1994); (2) Đặc trưng của doanh nghiệp (gắn với bản chất hay nguồn lực cụ thể); (3) Mạng lưới cá nhân và công ty và (4) Các yếu tố bên ngoài (yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, công nghệ). Liên kết chuỗi cung ứng là một loại hình liên kết liên tổ chức, giữa một công ty đầu mối và đối tác trên chuỗi (nhà cung cấp, khách hàng, nhà phân phối bán lẻ …), được định nghĩa là "các kết nối rõ ràng hoặc ngầm mà một công ty tạo ra với các thực thể quan trọng trong chuỗi cung ứng của mình để quản lý dòng chảy và chất lượng đầu vào từ các nhà cung cấp và đầu ra đến khách hàng" (Rungtusanatham, 2003). Theo Quan điểm dựa vào tài nguyên (RBV), Rungtusanatham, 2003 lập luận rằng, các liên kết này, trước tiên là một nguồn lực khi nó đảm bảo sự sẵn có của nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến công ty hoặc sản phẩm/dịch vụ từ công ty đến khách hàng – điều này đại diện cho nguồn lực hiếm, có giá trị, khó bắt trước, không thể thay thế, di chuyển không hoàn hảo của công ty (VRINN); đồng thời, là khả năng thu nhận kiến thức hay có được một nguồn lực – tài nguyên VRINN này có dạng kiến thức rõ ràng và ngầm, cho phép công ty quản lý tốt hơn dòng vật chất đến và đi. Đây là những tiền đề quan trọng giải thích mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng của doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng thực nghiệm minh chứng về tác động của liên kết chuỗi cung trong việc giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng sự hài lòng của khách hàng và lợi thế cạnh tranh, cuối cùng là tăng lợi nhuận (Droge et al., 2004; Flynn và cộng sự, 2010, Giunipero & Brand, 1996; La Londe, 1998). Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chia sẻ thông tin là cơ sở, nền tảng cho liên kết hiệu quả trong chuỗi cung ứng (Lee 2000, Bowersox et al. 2003, Barratt 2004, Mentzer 2004). Sự sẵn có ngày càng tăng của thông tin dọc theo chuỗi cung ứng cho phép các công ty phối hợp tốt hơn các hoạt động của họ với các đối tác của họ dẫn đến hiệu suất tốt hơn cho cả chuỗi cung ứng nói chung và các công ty cấu thành của nó (Lee 2000, Lee và Whang 2000, Simchi- Levi et al. 2003). Nhiều nhà nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy việc chia sẻ thông
  13. 2 tin như đơn đặt hàng, nhu cầu và hàng tồn kho có thể cải thiện hiệu suất của chuỗi cung ứng và các công ty (Ince và Cemberci 2011, Lin et al, 2002). Bổ sung cho Quan điểm dựa vào nguồn lực, KBV thừa nhận “kiến thức” là nguồn lực chiến lược và quan trọng nhất của công ty và lập luận rằng các nguồn lực dựa trên tri thức của công ty rất khó bắt chước, phức tạp về mặt xã hội và cụ thể hơn đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty (Costello &; Donnellan, 2011). Do đó, sở hữu hoặc khả năng tiếp cận kiến thức đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững, vì nó bao gồm tất cả các đặc điểm cần thiết (được mô tả trong quan điểm của RBV). KBV (Grant, 1996) cho rằng một công ty sẽ có thể xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh miễn là nó có khả năng "tiếp cận và tích hợp kiến thức chuyên môn của các thành viên" (Grant, 1997, trang 452). Từ quan điểm dựa vào tài nguyên và tri thức, có thể thấy, liên kết chuỗi cung ứng một mặt trở thành nguồn lực trực tiếp của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì được cạnh tranh và tăng trưởng, ở mặt khác, giúp các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn kiến thức (từ góc độ đổi mới, đó là các thông tin, tri thức, ý tưởng, công nghệ) để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đổi mới, từ đó tác động tới tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. Từ góc độ của liên kết chuỗi cung ứng, mối quan tâm về các yếu tố tác động tới liên kết chuỗi cung ứng cũng như cơ chế các liên kết này tác động tới tăng trưởng của doanh nghiệp đã được nhiều nghiên cứu đề cập. Thứ nhất, các nghiên cứu đã chỉ ra, đặc điểm công ty (như quy mô, tuổi công ty…) là yếu tố quan trọng tác động tới tăng trưởng; đồng thời những đặc điểm này cũng quyết định tới liên kết của công ty đối với các đối tác bên ngoài nói chung và liên kết trên chuỗi cung ứng nói riêng. Theo Fujii, 2017, mặc dù tầm quan trọng của tuổi tác và mạng lưới liên công ty đối với sự tăng trưởng của công ty, có rất ít bằng chứng thực nghiệm về sự phát triển của mạng lưới liên công ty trong vòng đời của công ty và tác động của nó đối với sự tăng trưởng của công ty; bằng nghiên cứu thực nghiệm dữ liệu mạng công ty quy mô lớn ở Nhật Bản, tác giả đưa ra kết quả rằng: tăng trưởng doanh số của công ty có liên quan tích cực đến việc mở rộng các đối tác giao dịch trong các biện pháp khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi công ty. Thứ hai, liên kết chuỗi cung ứng được xem là chiến lược quan trọng giúp các công ty có thể tiếp cận và khai thác các thông tin, ý tưởng, công nghệ phục vụ các hoạt động đổi mới, tạo ra những đổi mới về sản phẩm, quy trình, tổ chức, tiếp thị-bán hàng, từ đó tác động tới tăng trưởng của công ty. Nói một cách khác, tác động của liên kết chuỗi tới tăng trưởng công ty được thực hiện thông qua cơ chế đổi mới. Thật vậy, các nghiên cứu cho thấy, các công ty tăng cường liên kết để tận dụng các nguồn lực bên ngoài và hợp tác, đồng sáng tạo trong nền kinh tế tri thức (Bogers et al. 2018; Jasimuddin và
  14. 3 Naqshbandi 2019; Sengupta và Sena 2020). Các doanh nghiệp hợp tác, liên kết với các đối tác trên chuỗi cung ứng, chẳng hạn như: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, không cạnh tranh, chi nhánh hoặc tư vấn để có được nguồn thông tin thị trường, ý tưởng đổi mới. Đây là những liên kết quan trọng nhất, tác động trực tiếp với những hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty. Đồng thời, các công ty liên kết với các đối tác hỗ trợ khác để có được ý tưởng, tri thức, công nghệ phục vụ hoạt động đổi mới, như liên kết với các trường đại học và các tổ chức giáo dục đại học để có các ý tưởng khoa học (Bianchi, Cavaliere, Chiaroni, Frattini, &; Chiesa, 2011); Viện R&D để phát triển công nghệ mới (Asakawa, Nakamura, &; Sawada, 2010; Bianchi và cộng sự, 2011); chính phủ để kích thích đổi mới trực tiếp hoặc gián tiếp (Bianchi et al., 2011); các SME khác (Van de Vrande et al., 2009) để phát triển và thương mại hóa đổi mới; .v.v.. Liên kết với các đối tác hỗ trợ, một mặt họ trực tiếp tham gia vào các hoạt động đổi mới của các SMEs, đồng thời, ảnh hưởng gián tiếp lên liên kết chuỗi cung ứng bằng cách "mở đường cho việc hấp thụ kiến thức từ các nguồn đổi mới khác" (Yam et al., 2011: 394). Với việc tiếp cận các nguồn thông tin, ý tưởng và công nghệ từ các đối tác bên ngoài, các doanh nghiệp có thể tăng cường các giải pháp công nghệ và tiếp cận với những ý tưởng mới (Brunswicker &; Vanhaverbeke, 2015; Freel, 2000; Fritsch &; Lukas, 2001), thúc đẩy quá trình đổi mới và tạo ra những kết quả dẫn đến đổi mới sản phẩm, quy trình, tổ chức hay tiếp thị và bán hàng (Najafi-Tavani, Najafi-Tavani, Naudé, Oghazi, &; Zeynaloo, 2018). Có một mối liên hệ giữa việc thực hiện các thực tiễn đổi mới và tăng trưởng của công ty, đã được thiết lập tốt trong các nghiên cứu trước đây (Psomas et al., 2018, Hölzl &; Friesenbichler, 2010; Santi &; Santoleri, 2017). Nghiên cứu trong bối cảnh các SMEs được các học giả đặc biệt quan tâm do vai trò quan trọng của nó trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia (Agostini &; Nosella, 2018; Wright, Roper, Hart, & Carter, 2015) khi tạo ra hơn 50% việc làm trên toàn thế giới, 7/10 việc làm ở các nền kinh tế mới nổi và đóng góp tới 40% GDP. Khi cạnh tranh gia tăng và thay đổi công nghệ nhanh chóng (Kraus et al. 2020b), các SMEs được coi là động lực của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công nghệ (Bala Subrahmanya &; Loganathan, 2021; Xu, Sukumar, Jafari-Sadeghi, Li, &; Tomlins, 2021). Tuy nhiên, các SMEs thường hạn chế về nguồn lực, chiến lược không chính thức (Konsti-Laakso, Pihkala, &; Kraus, 2012; Qian &; Li, 2003), làm giảm khả năng phục hồi của họ và khiến họ gặp rủi ro từ sự cạnh tranh gia tăng (Chen, Hsu, &; Chang, 2014). Do những hạn chế từ đặc trưng nhỏ bé (Rogers, 2004), các nghiên cứu cho thấy các SMEs, liên kết với các đối tác trên chuỗi cung ứng và các đối tác hỗ trợ trong hệ sinh thái là chiến lược mà các doanh nghiệp này lựa chọn để tăng cường năng lực nội tại, thúc đẩy quá trình đội mới và phát triển.
  15. 4 Với tầm quan trọng của liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng trong doanh nghiệp, đặc biệt là các SMEs, nghiên cứu về các yếu tố tác động cùng cơ chế giải thích mối quan hệ giữa hai yếu tố này dành được nhiều sự quan tâm. Đặc trưng của các doanh nghiệp (tuổi, quy mô, ngành/lĩnh vực) cùng cơ chế đổi mới mở - theo Henry Chesbrough (2003) đó là sự chuyển tiếp từ cách tiếp cận khép kín sang một cách tiếp cận mở của các công ty để thực hiện đổi mới (Gassmann, 2010; Hossain 2016) đã được nhiều học giả nghiên cứu. Liên kết chuỗi cung ứng - đổi mới – tăng trưởng doanh nghiệp trở thành chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm về mặt học thuật và thực tiễn khi các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong một môi trường mở, kết nối toàn cầu và sự thay đổi, ứng dụng nhanh chóng của tri thức, công nghệ mới vào trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Các nghiên cứu đã tập trung nhiều vào trả lời nhiều câu hỏi nghiên cứu về cơ chế và kết quả của từng cặp mối quan hệ này như liên kết chuỗi cung ứng và đổi mới (mô hình đổi mới mở); liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề đặt ra cần có thêm bằng chứng thực nghiệm minh chứng. Cụ thể: Thứ nhất: Nghiên cứu về liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng tập trung chủ yếu vào xem xét liên kết này như một nguồn lực cho hoạt động của doanh nghiệp; giải thích cơ chế, các điều kiện tác động. Tác động giữa liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp chủ yếu thông qua cơ chế trao đổi thông tin ở các cấp độ khác nhau như: i) mức độ hoạt động: thường là thông tin bán hàng và đặt hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho đơn đặt hàng của khách hàng, giảm biến dạng thông tin và mức tồn kho thấp hơn (Patnayakuni et al., 2006; Klein và Rai, 2009); (ii) cấp chiến thuật: bao gồm các dự báo và kế hoạch hàng tháng và hàng quý để giúp các đối tác dự trữ đủ năng lực cho các hoạt động sản xuất và hậu cần (Patnayakuni et al., 2006; Klein và Rai, 2009; Yigitbasioglu, 2010); và (iii) cấp chiến lược: các tổ chức chia sẻ nhu cầu hàng năm và kế hoạch quảng bá cũng như các chiến lược tiếp thị để cho phép lập kế hoạch mua hàng và tăng trưởng trong tương lai trong liên minh (Mentzer et al., 2001). Tuy nhiên, việc xem xét vai trò của liên kết chuỗi cung ứng như một khả năng giúp doanh nghiệp tiếp cận với kiến thức bên ngoài, đặc biệt thông qua cơ chế tiếp cận thông tin để thực hiện các đổi mới còn hạn chế. Ngoài ra, việc xem xét mối liên kết của doanh nghiệp với các đối tác trên chuỗi cung ứng như một thực thể trung tâm của mạng lưới hợp tác, xem xét tác động của các liên kết từ các đối tác khác tới liên kết chuỗi cung ứng từ đó tác động tới hoạt động nội tại của doanh nghiệp (hoạt động đổi mới) còn khiêm tốn và cần thêm bằng chứng thực nghiệm để giải thích mối quan hệ này. Thứ 2: Đặc điểm doanh nghiệp (tuổi, quy mô, ngành/lĩnh vực) được chỉ ra là có
  16. 5 tác động tới liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng, tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chưa đi đến sự thống nhất. Một lượng lớn tài liệu đã nghiên cứu mối liên hệ giữa quy mô công ty và tăng trưởng công ty, nhưng bằng chứng thực nghiệm gần đây cho thấy vai trò quan trọng của tuổi công ty, không phải kích thước công ty (Fujii, 2017). Điều này cần thêm những nghiên cứu thực nghiệm ở các bối cảnh nghiên cứu khác nhau để khẳng định mối quan hệ này. Thứ ba: Nghiên cứu thực nghiệm về liên kết chuỗi cung ứng và liên kết với các tổ chức hỗ trợ phục vụ đổi mới tập trung phần lớn ở bối cảnh ở các nước phát triển trong khi bối cảnh của các nước đang phát triển dường như còn hạn chế. Theo Gao, 2020, mặc dù Trung Quốc đã đạt được tiến bộ nhanh chóng trong những năm gần đây, đại diện cho sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi, tuy nhiên, số lượng nghiên cứu vẫn còn hạn chế so với các nghiên cứu tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Ý, Đức. Đồng thời, các nghiên cứu này cũng tập trung phần lớn trong bối cảnh các công ty lớn, nơi ý tưởng về đổi mới mở bắt đầu (Chesbrough, 2006; Spithoven và cộng sự, 2013). Các công ty lớn có xu hướng phát triển kiến thức nội bộ để tìm kiếm cơ hội mới và tham gia vào việc chuyển giao kiến thức (Leckel et al. 2020). Tuy nhiên, với hạn chế từ sự nhỏ bé, các SMEs không tiếp cận theo cách như vậy (Gassmann et al. 2010; Lee và cộng sự. 2010; Kapetaniou và Lee 2018); họ không được hưởng lợi từ liên kết với các đối tác bên ngoài giống như các công ty lớn (Vanhaverbeke 2017; Usman và cộng sự. 2018). Thật khó để so sánh các ví dụ đổi mới thành công từ các tập đoàn đa quốc gia với các ví dụ từ các công ty nhỏ (Radziwon và Bogers 2019). Các SMEs đã theo đuổi chiến lược liên kết đổi mới từ ngoài vào trong, sử dụng các nguồn tri thức bên ngoài, kết hợp với năng lực nội bộ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng cường quy trình đổi mới hoặc duy trì tính cạnh tranh (Van de Vrande et al. 2009), từ đó hưởng lợi từ việc mở ra các quy trình đổi mới từ bên ngoài vào trong (Ahn et al. 2018; Gentile-Lüdecke et al. 2020) – hay theo đuổi chiến lược đổi mới từ bên ngoài vào trong. Thứ tư: Các tài liệu nghiên cứu về liên kết với các đối tác bên ngoài phục vụ hoạt động đổi mới nghiêng về đổi mới sản phẩm (Nieto &; Santamarisa, 2007; Zahoor, 2020); trong khi đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức hoặc dịch vụ ít được xem xét đến (Hervas-Oliver, Boronat-Moll, &; Sempere-Ripoll, 2016; Jespersen, Rigamonti, Jensen, &; Bysted, 2018). Theo Zahoor, 2020, gần 60% các nghiên cứu là về đổi mới sản phẩm, 25% nghiên cứu về cả đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình, chỉ nghiên cứu riêng về quy trình chiếm chưa tới 1%, các đổi mới về tổ chức, tiếp thị và bán hàng chiếm chưa tới 10%. Các nghiên cứu trước đây có xu hướng tập trung vào một hoặc hai khía cạnh của sự đổi mới, chẳng hạn như đổi mới sản phẩm (Alegre et al., 2006; Espallardo và
  17. 6 Ballester, 2009; Zhang và Duẩn, 2010; Bakar và Ahmad, 2010), đổi mới sản phẩm và quy trình (Georgellis et al., 2000; Ar và Baki, 2011; Prajogo và cộng sự, 2007; Medina và Rufin, 2009) và đổi mới thị trường (Johne, 1999); rất ít các nghiên cứu xem xét đồng thời cả 04 loại đổi mới trong mô hình nghiên cứu. Thứ năm, Lý thuyết về quản trị tri thức đã chỉ ra rằng, việc tiếp thu các luồng kiến thức và tri thức từ bên ngoài tổ chức phụ thuộc vào “khả năng hấp thụ” của mỗi công ty - là mức độ mà một công ty có thể tận dụng nguồn tri thức từ bên ngoài (Fabrizio, 2009). Tuy nhiên, nghiên cứu vai trò của năng lực hấp thụ trong mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và liên kết với các đối tác trung gian hỗ trợ và kết quả đổi mới vẫn chưa rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng khả năng hấp thụ đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ này (Cohen và Levinthal, 1990; Fosfuri và Tribo, 2008), trong khi những người khác coi khả năng hấp thụ như một người điều hành (Escribano et al., 2009; Santoro và cộng sự, 2018). Hầu hết các tài liệu chỉ kiểm tra khả năng hấp thụ như một khái niệm 1 chiều, trong khi nó là đa chiều. Theo Zahra và George (2002), năng lực hấp thụ là một năng lực năng động bao gồm một tập hợp các thói quen và quy trình của tổ chức và có thể được chia thành các loại tiềm năng, mỗi loại có các chức năng khác nhau. Rất ít nghiên cứu đã phân chia khả năng hấp thụ thành các loại này và khám phá tác động của chúng đối với liên kết với bên ngoài phục vụ đổi mới của doanh nghiệp. Thứ sáu: Nghiên cứu tác động của liên kết chuỗi cung ứng và liên kết với các tổ chức trung gian hỗ trợ với kết quả đổi mới và tăng trưởng DN đang cho thấy những kết quả hỗ hợp. Reichstein và Salter (2006) thấy rằng sự hợp tác với đối tác bên ngoài có cả tác động tích cực và tiêu cực đến kết quả đổi mới và tăng trưởng của công ty. Un và Asakawa (2015) chỉ ra rằng chỉ tìm kiếm kiến thức từ các trường đại học và nhà cung cấp mới liên quan đến sự phát triển doanh nghiệp. Terjesen và Patel (2015) sự đa dạng của các mối liên kết và mức độ khai thác các liên kết có cả tác động tích cực và tiêu cực đến đổi mới quy trình, trong khi Schuster và Brem (2015) báo cáo không có mối quan hệ đáng kể giữa hợp tác bên ngoài và các hoạt động đổi mới liên quan đến quy trình; nghiên cứu của (Rosli, 2013) đưa ra kết quả không xác định đối với đổi mới tiếp thị và bán hàng; nghiên cứu của (Atalay, 2013) đưa ra bằng chứng tác động của liên kết với đối tác bên ngoài đối với đổi mới sản phẩm và đổi mới quá trình, tuy nhiên kết quả không xác định đối với đổi mới tổ chức và tiếp thị, bán hàng; nghiên cứu của {Mahmutaj, 2020}cho kết quả không xác định đối với đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức nhưng lại có kết luận tích cực hỗ trợ mối liên hệ giữa liên kết với các đối tác bên ngoài và đổi mới tiếp thị và bán hàng. Với các vấn đề lý thuyết nêu trên, việc tiếp tục triển khai các nghiên cứu trong trường hợp các SMEs lĩnh vực chế biến chế tạo của Việt Nam có thể có những phát hiện
  18. 7 thú vị, bổ sung vào những kết quả nghiên cứu hiện nay. Việt Nam được đánh giá là một nền kinh tế năng động và mở cửa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; tuy nhiên, với xuất phát điểm là một nền kinh tế khép kín và tự cung, tự cấp theo mô hình kinh tế kế hoạch, mặc dù quá trình “Đổi mới” đã tạo động lực cho những thành tựu ấn tượng trong phát triển kinh tế đất nước, hoạt động sản xuất Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như: doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn, trên 97% với trình độ quản lý và năng lực công nghệ ở mức thấp; tham gia chủ yếu ở khâu gia công, lắp ráp trong chuỗi cung ứng toàn cầu nên giá trị gia tăng thấp… Để duy trì đà phát triển, tránh bẫy thu nhập trung bình, chính phủ Việt Nam đã đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, tập trung vào đổi mới sáng tạo và thực hiện chiến lược phát triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy việc tăng năng suất, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp; thúc đẩy các doanh nghiệp dịch chuyển và tham gia sâu vào các phân khúc tạo giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu… Các doanh nghiệp của Việt Nam đã nhanh chóng phát triển trong những điều kiện này và đang có những đóng góp đáng kể cho quá trình chuyển đổi kinh tế tổng thể. Sau cuối thế kỷ XX, do sự phức tạp về công nghệ gia tăng, thay đổi công nghệ nhanh hơn và cạnh tranh thị trường gia tăng, các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất khó tự mình đạt được trình độ phát triển mới (Arora et al., 2014; Bogers và cộng sự, 2018). Các SMEs, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến chế tạo đã tăng cường liên kết với các đối tác bên ngoài, tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện các chiến lược đổi mới; tuy nhiên, hiệu quả mang lại cho các doanh nghiệp là không giống nhau. Do đó, từ phương diện chính sách của nhà nước đến quản lý của các doanh nghiệp, việc tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi về các yếu tố và cơ chế tác động của liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng; yếu tố tác động và cơ chế thúc đẩy đổi mới từ đó tác động tới tăng trưởng của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Từ những phân tích ở trên cho thấy, việc thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp: Trường hợp của Việt Nam” dự kiến sẽ có những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn cho các nhà quản lý trong doanh nghiệp, cơ quan hoạch định chính sách nhằm xác định các ưu tiên chiến lược và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua hoạt động đổi mới với nền tảng là tăng cường liên kết chuỗi cung ứng, liên kết các tổ chức trung gian, xây dựng năng lực hấp thụ. Các đặc điểm của doanh nghiệp (tuổi, quy mô, ngành/lĩnh vực) là các yếu tố có vai trò định vị đối với các doanh nghiệp khi lựa chọn đối tác thúc đẩy liên kết và là yếu giúp cơ quan hoạch định chính sách xác định các nhóm giải pháp có tính đặc thù.
  19. 8 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu a) Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp; các yếu tố và cơ chế tác động thông qua hoạt động đổi mới giữa liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp. Thông qua việc xây dựng mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định từ dữ liệu khảo sát của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam, bổ sung bằng chứng thực nghiệm cho các nền tảng lý thuyết hiện có; đồng thời, từ những phát hiện mới, đưa ra những khuyến nghị, hàm ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước và cấp quản lý của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng vững chắc trong các doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, nghiên cứu, xây dựng mô hình lý thuyết về các yếu tố (đặc trưng doanh nghiệp, liên kết với các đối tác trung gian (khoa học công nghệ, tổ chức hỗ trợ hoạt động) đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp; vai trò của đổi mới trong mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các đối tác trung gian (khoa học công nghệ, tổ chức hỗ trợ hoạt động và tăng trưởng doanh nghiệp); cơ chế điều tiết của năng lực hấp thụ trong mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các đối tác trung gian hỗ trợ tới kết quả đổi mới. Thứ hai, phân tích thực nghiệm, bổ sung bằng chứng thực nghiệm cho các nền tảng lý thuyết hiện có; đồng thời từ những phát hiện của Luận án, đưa ra những hàm ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước và giải pháp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực chế biến chế tạo của Việt Nam những giải pháp giúp tăng cường liên kết với các đối tác trên chuỗi cung ứng, tăng cường hoạt động đổi mới (gồm: đổi mới về sản phẩm, quá trình, tổ chức, tiếp thị và bán hàng), từ đó thúc đẩy trưởng vững chắc trong các doanh nghiệp. b) Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi tổng quát: Các yếu tố nào? Có hay không và trong điều kiện nào, liên kết chuỗi cung ứng của các SMEs trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo có thể dẫn đến kết quả đổi mới và sau đó chuyển thành tăng trưởng của doanh nghiệp? Từ câu hỏi tổng quát, nghiên cứu đi vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau: 1. Đặc điểm của doanh nghiệp (tuổi, quy mô, ngành/lĩnh vực) tác động như thế nào tới liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp?
  20. 9 2. Liên kết của doanh nghiệp với các tổ chức trung gian hỗ trợ có tác động tích cực tới liên kết của doanh nghiệp với các đối tác trên chuỗi cung ứng không? 3. Liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian có tác động tích cực tới tăng trưởng của doanh nghiệp không? 4. Kết quả của đổi mới (đổi mới về sản phẩm, đổi mới về quá trình, đổi mới về tổ chức; đổi mới tiếp thị và bán hàng) có phải là trung gian hòa giải mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian và tăng trưởng của doanh nghiệp không? 5. Năng lực hấp thụ có đóng vai trò điều tiết quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian và kết quả đổi mới của doanh nghiệp không? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu - Các yếu tố tác động đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp. - Mối quan hệ và cơ chế tác động giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian với tăng trưởng của doanh nghiệp; vai trò của năng lực hấp thụ trong các mối quan hệ này. - Các hoạt động đổi mới (đổi mới về sản phẩm, quá trình, tổ chức, tiếp thị và bán hàng) trong doanh nghiệp. b) Phạm vi nghiên cứu Các đối tượng nghiên cứu sẽ được nghiên cứu, kiểm tra thực nghiệm trong phạm vi đối tương là các SMEs thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Việc lựa chọn phạm vi nghiên cứu này xuất phát từ các lý do sau: + Các SMEs chiếm trên 97% doanh nghiệp Việt Nam, có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế và tạo việc làm. Doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến chế tạo là bộ phận năng động, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. + Về liên kết chuỗi cung ứng: ở trong nước, với sự phát triển nhanh chóng của khu vực FDI, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đã hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu với sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu ở khâu gia công, lắp ráp. Mức độ liên kết của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp trên chuỗi còn hạn chế do trình độ của công nghiệp hỗ trợ ở mức thấp. Việt Nam hiện có tỷ lệ liên kết xuôi thấp hơn nhiều nước Đông Nam Á, và đang tiếp tục giảm. Trong khi, liên kết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2