Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại khu vực Bắc Trung Bộ
lượt xem 13
download
Luận án "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại khu vực Bắc Trung Bộ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu và đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác, thực trạng hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ và có một số đề xuất giải pháp quản trị để phát triển ngành nông nghiệp của khu vực trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại khu vực Bắc Trung Bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- TRẦN VĂN HÀO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, NĂM 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- TRẦN VĂN HÀO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRƯƠNG ĐỨC LỰC 2. PGS.TS LÊ THÁI PHONG HÀ NỘI, NĂM 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Trần Văn Hào
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................vii PHẦN GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ................................................ 10 1.1 Tổng quan nghiên cứu về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ........ 10 1.2 Tổng quan nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng .......................... 13 1.3 Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng .................................................................................................................... 17 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ......................................................................... 28 2.1 Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ................................................... 28 2.1.1 Chuỗi cung ứng ............................................................................................. 28 2.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) .................................................................... 31 2.2 Hợp tác chuỗi cung ứng ..................................................................................... 37 2.2.1 Khái niệm về hợp tác chuỗi cung ứng ........................................................... 37 2.2.2 Đánh giá hợp tác trong chuỗi cung ứng ........................................................ 42 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ........................ 46 2.3 Cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu .............................................. 57 2.3.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu ....................................................... 57 2.3.2 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................... 59 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 62 3.1 Phương pháp luận nghiên cứu .......................................................................... 62 3.2 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 63 3.3 Thiết kế bảng hỏi ................................................................................................ 64 3.4 Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................. 68 3.5 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................... 71
- iii CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ............................................................................................... 78 4.1 Thực trạng về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ ............................................................................................................ 78 4.1.1 Thực trạng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ ................................ 78 4.1.2 Thực trạng về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ.......................................................................................................... 82 4.2 Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ .......................................... 92 4.2.1 Thống kê mô tả dữ liệu .................................................................................. 92 4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo .................................................................. 95 4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 96 4.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA.............................................................. 100 4.2.5 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 102 4.2.6 Kiểm định ANOVA và T-Test .................................................................... 104 CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ .................................................... 108 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 108 5.2 Đề xuất giải pháp tăng cường sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ .............................................................................. 112 5.2.1 Tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ .............. 112 5.2.2 Đề xuất giải pháp tăng cường sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ .............................................................................. 115 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai................... 121 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 123 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................. 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 125 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 146
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CC Hợp tác truyền thông (Collaborative communication) CFA Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) CG Đồng thuận mục tiêu (Goal congruence) COM Sự cam kết (Commitment) DS Đồng bộ hóa quyết định (Decision synchronization) EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) HTX Hợp tác xã IA Khuyến khích liên kết (Incentive alignment) IS Chia sẻ thông tin (Information sharing) KC Sáng tạo kiến thức chung (Joint knowledge creation) OPB Hành vi cơ hội (Opportunistic behaviour) RE Rủi ro từ môi trường (Risks from the environment) RI Rủi ro từ thông tin (Risks from information) RS Rủi ro từ nguồn cung (Risks from supply sources) SCC Hợp tác trong chuỗi cung ứng (supply chain collaboration) SCM Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management) SCR Rủi ro chuỗi cung ứng (Supply chain risks) SR Chia sẻ tài nguyên (Resource sharing) TR Niềm tin (Trust)
- v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Định nghĩa về hợp tác trong chuỗi cung ứng và các thành phần của nó ......45 Bảng 2.2. Tổng hợp đề xuấ các giả thuyết nghiên cứu .................................................61 Bảng 3.1. Bảng thang đo cho biến hợp tác trong chuỗi cung ứng ................................65 Bảng 3.2. Bảng thang đo cho biến rủi ro trong chuỗi cung ứng ...................................67 Bảng 3.3. Bảng thang đo cho biến hành vi cơ hội .........................................................67 Bảng 3.4. Bảng thang đo cho biến niềm tin ..................................................................68 Bảng 3.5. Bảng thang đo cho biến sự cam kết ..............................................................68 Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2016-2020...........................................................80 Bảng 4.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp Khu vực Bắc Trung Bộ theo giá hiện hành giai đoạn 2016-2020 .........................................................................................81 Bảng 4.3. Quy mô vốn đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn khu vực Bắc Trung Bộ theo giá hiện hành giai đoạn 2016-2020 ....................................................81 Bảng 4.4. Giá trị xuất khẩu nông sản của khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2016-2020 .......82 Bảng 4.5. Tần suất và tỷ lệ đơn vị khảo sát theo địa bàn các tỉnh.................................92 Bảng 4.6. Tần suất và tỷ lệ đơn vị khảo sát theo lĩnh vực kinh doanh ..........................93 Bảng 4.7. Tần suất và tỷ lệ đơn vị khảo sát có và không có hợp đồng mua (bán) nông sản ...93 Bảng 4.8. Tần suất và tỷ lệ đơn vị khảo sát theo đối tượng ..........................................93 Bảng 4.9. Thống kế mô tả dữ liệu .................................................................................94 Bảng 4.10. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................96 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett đối với biến SCR ..............................97 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett đối với nhóm biến cấp 1 ...................97 Bảng 4.13. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett đối với biến SCC ..............................98 Bảng 4.14. Ma trận xoay nhân tố của biến SCR ...........................................................98 Bảng 4.15. Ma trận xoay nhân tố của các biến OPB, COM và TR ...............................99 Bảng 4.16. Ma trận xoay nhân tố của biến SCC .........................................................100 Bảng 4.17. Bảng kiểm định về Validity và Reliability ...............................................101 Bảng 4.18. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...........................................103
- vi Bảng 4.19. Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model).......................................................................103 Bảng 4.20. Bảng kiểm định phương sai đồng theo tỉnh ..............................................104 Bảng 4.21. Kết quả ANOVA theo tỉnh........................................................................104 Bảng 4.22. Bảng kiểm định phương sai đồng nhất đối với biến lĩnh vực hoạt động ..105 Bảng 4.23. Kết quả ANOVA theo lĩnh vực hoạt động ................................................105 Bảng 4.24. Bảng thống kê trung bình sự hợp tác theo lĩnh vực hoạt động .................106 Bảng 4.25. Bảng kiểm định Independent T-Test đối với nhóm có và không có hợp đồng mua (bán) nông sản .........................................................................106 Bảng 4.26. Bảng thống kê trung bình sự hợp tác theo nhóm có và không có hợp đồng mua (bán) nông sản ..................................................................................107 Bảng 4.27. Bảng kiểm định Independent T-Test theo nhóm đối tượng khảo sát ........107 Bảng 5.1. Hiện trạng sử dụng đất khu vực bắc trung bộ giai đoạn 2016-2020 ...........112 Bảng 5.2. Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2016-2020 .......................................................................................114
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Cấu trúc cơ bản của chuỗi cung ứng .............................................................31 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................60 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................64 Hình 4.1. Phân tích nhân tố khẳnh định CFA .............................................................101 Hình 4.2. Cấu trúc mô hình SEM ................................................................................102
- 1 PHẦN GIỚI THIỆU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong môi trường kinh doanh hiện nay các doanh nghiệp muốn xây dựng được vị thế cạnh tranh bền vững trên thị trường cần làm chủ được cả khâu trước và sau quá trình chế biến. Chuỗi cung ứng có thể đáp ứng được được mục tiêu trên. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng chỉ có thể được hình thành và hiệu quả của nó phụ thuộc vào sự hợp tác của các thành viên trong chuỗi chặt chẽ đến mức độ nào. Với xu thế toàn cầu hoá, các doanh nghiệp Việt Nam dù muốn hay không cũng bắt buộc phải tìm cách tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu để tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức mới của thời đại. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam ở hầu hết các ngành sản xuất đều có nhiều điểm còn khó khăn khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu do sự hạn chế về quy mô, công nghệ sản xuất, tư duy quản trị và sự am hiểu các luật chơi quốc tế… Đối với ngành nông nghiệp, để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng cần phải quản trị theo mô hình chuỗi cung ứng. Tức là hình thành sự liên kết giữa các cơ sở cung ứng đầu vào với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối đến tay người tiêu dùng tạo thành một chuỗi khép kín để tăng cường sức mạnh thay vì sự thiếu hợp tác giữa các chủ thể với nhau. Trọng tâm của quản trị chuỗi cung ứng đó là sự hợp tác của các chủ thể tham gia trong chuỗi. Hợp tác trong chuỗi cung ứng nông nghiệp có nhiều hình thức khác nhau, hình thức hợp tác theo chiều dọc với sự tham gia của các hộ nông dân vào chuỗi cung ứng hiện đại ngày càng tăng lên. Thông qua những hợp đồng nông nghiệp, sự kết hợp giữa nông dân quy mô nhỏ với chuỗi cung ứng nông nghiệp không chỉ nâng cao chất lượng nông sản (Wang và cộng sự, 2014) mà còn giúp người nông dân hưởng lợi từ các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp chuyên nghiệp lớn như tăng kiến thức, tiếp cận thông tin, giảm chi phí và rủi ro (Barret và cộng sự, 2012). Nhưng vẫn còn có sự hoài nghi của các hộ nông dân về lợi ích của việc tham gia vào hợp tác trong chuỗi cung ứng (Phạm D.H và cộng sự, 2019). Mặc dù đã có những nghiên cứu thực nghiệm đề cập đến sự hợp tác của hộ nông dân trong chuỗi cung ứng nông nghiệp ở các nước đang phát triển (Barret và cộng sự, 2012; Wang và cộng sự, 2014) nhưng vẫn còn có ít các nghiên cứu về quan điểm hay hành vi của hộ nông dân trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như sự khác biệt giữa họ với cách nhìn của các chủ thể khác trong chuỗi. Thực tiễn cho thấy trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp Việt Nam, mối quan hệ giữa người mua và người bán chủ yếu được giao dịch với nhau theo phương
- 2 thức mua bán trao tay, còn thiếu xây dựng quan hệ hợp tác dài hạn. Quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng còn lỏng lẻo, thông tin trao đổi và kiến thức chia sẻ đơn giản và rõ ràng, giao dịch giữa các đối tác dựa trên mức giá trên thị trường. Trong nhiều kết luận, khâu yếu nhất trong chuỗi cung ứng nông nghiệp là sự hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ sở cung ứng, nhất là hộ nông dân. Sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở này đã được xây dựng nhưng thường rơi vào đổ vỡ sau một thời gian ngắn. Liên kết, hợp tác chưa chặt chẽ, các bên thường đơn phương phá vỡ hợp đồng mỗi khi thị trường có biến động về giá hoặc đầu ra. Doanh nghiệp đổ lỗi cho các hộ nông dân phá hợp đồng, tự ý bán sản phẩm ra ngoài còn hộ nông dân đổ lỗi doanh nghiệp ép giá, gây khó bằng việc yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng quá cao (Hồ Quế Hậu, 2013). Việc vi phạm hợp đồng là phổ biến đối với cả doanh nghiệp và nông dân. Nông dân hủy hợp đồng khi họ được chào giá cao hơn và/hoặc thu mua hiệu quả hơn từ những người mua. Nông dân từ chối giao nông sản và từ chối hoàn trả các khoản ứng trước cho các vật tư đầu vào được cung cấp vào đầu vụ mùa. Những người mua lớn cũng được cho là đã không thực hiện đúng hợp đồng. Họ trì hoãn việc thu mua để thao túng giá và buộc nông dân phải bán với giá thấp hơn hoặc thắt chặt tiêu chuẩn chất lượng để loại bỏ lượng hàng thừa (Roberts & Khiêm, 2005). Vấn đề chính ở đây là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ sở cung ứng nông sản khi xây dựng quan hệ hợp tác trong chuỗi chuỗi cung ứng. Mặc dù có thế mạnh trong một số sản phẩm nông nghiệp nhưng Việt Nam lại đứng sau các nước trong khu vực về hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên nông nghiệp. Đây là nguyên nhân làm giảm hạn chế năng lực cạnh tranh cùa nông nghiệp Việt Nam. Khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với nhiều tiềm năng để phát triển ngành nông nghiệp. Với nhiều đặc điểm tự nhiên, xã hội tương đồng với các khu vực khác trong cả nước có thể mang lại góc nhìn chung cho toàn bộ ngành nông nghiệp của Việt Nam. Tuy vậy, so với các khu vực khác trong cả nước, ngành nông nghiệp của khu vực Bắc Trung Bộ còn ở trình độ phát triển thấp, nhất là khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế (Nguyễn Thành Hiếu và Nguyễn Hữu Sáng, 2021). Bản chất của sự yếu kém này chính là thiếu sự hợp tác giữa các chủ thể ở trong chuỗi cung ứng. Thực tiễn cũng cho thấy dường như sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các cơ sở cung cấp, nhất là các hộ nông dân là lỏng lẻo nhất nghiên cứu này góp phần luận giải nguyên nhân để có thể cải thiện nó. Nhận định này cũng phù hợp với kết luận của Hồ Quế Hậu (2013): “tỷ lệ trung bình nông dân không chịu
- 3 bán sản lượng theo cam kết hợp đồng cho doanh nghiệp chế biến là 11,8%. Có khoảng 80% số hộ nông dân không bán đủ sản lượng cam kết và 8,1% số hộ nông dân không trả nợ cho doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra từ doanh nghiệp cho thấy có 66,7% số doanh nghiệp đang hợp đồng cho biết nông dân thường bán sản phẩm đã ký hợp đồng cho doanh nghiệp khác; 51,5% số doanh nghiệp phản ảnh nông dân thường không bán đủ sản lượng đã cam kết; 18,2% số doanh nghiệp phản ảnh nông dân không trả nợ đầu tư cho doanh nghiệp”. “Hiện tượng doanh nghiệp chế biến vi phạm hợp đồng gây tổn thất cho nông dân cũng không ít với các biểu hiện như: từ chối mua sản phẩm khi giá thị trường xuống thấp, gây khó khăn cho nông dân trong khâu đánh giá và phân loại sản phẩm, nợ tiền mua sản phẩm, hiện tượng nhân viên thu mua nhũng nhiễu nông dân… Nhìn chung, chất lượng liên kết thấp, tình trạng tranh chấp hợp đồng, vi phạm hợp đồng tràn lan, thiếu tính bền vững”. Các nghiên cứu về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management-SCM) được thực hiện từ những năm 1980s của thế kỷ trước và ngày càng được phát triển cho đến ngày nay. Chuỗi cung ứng được coi là mạng lưới các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết ngược và xuôi, trong các quy trình và hoạt động khác nhau tạo ra giá trị dưới dạng sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng (Christopher, 1992). Nói cách khác, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều doanh nghiệp, cả thượng nguồn (nhà cung cấp) và hạ nguồn (nhà phân phối) và người tiêu dùng cuối cùng (Cooper và Ellram, 1993; La Londe và Masters, 1994). Sự liên kết hay hợp tác giữa các thành phần là bản chất của chuỗi cung ứng (Lambert, Stock và Ellram, 1998). Tham gia chuỗi cung ứng như là cách để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí, tăng hiệu suất và năng lực cạnh tranh (Ellram và Cooper, 1990; Langley và Holcomb, 1992; Tyndall và cộng sự, 1998). Động lực đằng sau sự hình thành của sự sắp xếp chuỗi cung ứng là nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng (Monczka và cộng sự, 1998). Việc cải thiện lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua SCM có thể được thực hiện bằng cách tăng cường khả năng đáp ứng của khách hàng. Đồng quan điểm, La Londe (1997) đề xuất rằng SCM nhằm mục đích cung cấp dịch vụ khách hàng và giá trị kinh tế nâng cao thông qua quản lý đồng bộ hóa dòng hàng hóa vật lý và thông tin liên quan từ tìm nguồn cung ứng đến tiêu dùng. Hầu hết nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm được phát triển sau đó coi hợp tác chuỗi cung ứng như là một nội dung cơ bản của SCM. Mặc dù có nhiều quan điểm của các học giả về cách xác định sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, nhưng một số đặc điểm chung là rõ ràng. Sự hợp tác bao gồm nhiều doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh tự
- 4 chủ tham gia vào một mối quan hệ nhằm chia sẻ kết quả và lợi ích được cải thiện. Để đạt được những cải tiến về hiệu quả hoạt động, các đơn vị kinh doanh cần thiết lập một mức độ đồng thuận phù hợp; chia sẻ thông tin và tài nguyên; đưa ra quyết định chung; và, khi cần thiết, tích hợp các quy trình chung. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra vai trò của việc tham gia và tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng, các ảnh hưởng cụ thể được đề cập là chi phí, lợi nhuận hay hiệu suất doanh nghiệp (Vereecke và Muylle, 2006; Cao và Zhang, 2011; Nguyễn Thành Hiếu, 2013; Nguyễn Ngọc Trung, 2018, Hong và cộng sự, 2019; Guo và cộng sự, 2021), hoặc thúc đẩy sự sáng tạo đổi mới (Li và cộng sự, 2020; Yin và cộng sự, 2021). Trong bối cảnh nông nghiệp, Krishnan và cộng sự (2021) lập luận rằng chuỗi cung ứng sẽ trở nên bền vững bằng cách thúc đẩy hợp tác. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác cũng được tranh luận sôi nổi nhưng thực sự chưa đi đến thống nhất, các nhân tố này thực sự rất đa dạng với nhiều góc nhìn khác nhau. Một yếu tố nào đó có thể là biến nguyên nhân ở nghiên cứu này, nhưng có thể là biến kết quả ở nghiên cứu khác. Chẳng hạn trong một số nghiên cứu, chia sẻ thông tin được coi là một trong những yếu tố dùng để đo lường mức độ hợp tác (Simatuphang và Sridharan, 2005; Cao và Zhang, 2011), trong khi đó nhiều nghiên cứu khác lại cho rằng chia sẻ thông tin là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác (Martinnez –Olvera, 2008; Cheng, 2011, Chenggalur-Smith và cộng sự, 2012; Nguyễn Thành Hiếu, 2013, Manoj Hudnurkar và cộng sự, 2014). Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, niềm tin và cam kết được coi là nguồn gốc của sự hợp tác (Morgan và Hunt, 1994), nhận định này được ủng hộ bởi nhiều nghiên cứu về hợp tác trong chuỗi cung ứng trong và ngoài nước (Kwon và Suh, 2004; Nguyễn Thành Hiếu, 2013; Wu và cộng sự, 2014; Li và cộng sự, 2020; Fawcett và cộng sự 2021). Thực tiễn cũng cho thấy còn thiếu niềm tin và sự cam kết của mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp của Việt Nam (Hồ Quế Hậu, 2013; Ngo Minh Hai và cộng sự, 2019). Vậy có phải sự thiếu niềm tin và sự cam kết là nguyên nhân làm cho sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp còn lỏng lẻo hay không? Chúng ta sẽ kiểm tra mối quan hệ này và giải thích nó dựa trên những luận điểm lý thuyết đã có. Một số yếu tố khác như rủi ro, hành vi cơ hội được đề cập trong một số nghiên cứu cả lý thuyết và thực hành về hợp tác trong chuỗi cung ứng. Chẳng hạn các nghiên cứu về ảnh hưởng của hành vi cơ hội như trong các nghiên cứu của Morgan và Huntt (1994), Wuyts và Geyskens (2005),... hay ảnh hưởng của yếu tố rủi ro trong các nghiên cứu của Das và cộng sự (2001), Juttner và công sự (2003), Zhao và cộng sự
- 5 (2013), Nguyễn Thành Hiếu (2013), Nguyễn Ngọc Trung (2018)... Tuy nhiên các yếu tố này còn chưa thống nhất về cách tiếp cận, mức độ và chiều hướng ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Về phạm vi và bối cảnh nghiên cứu, tổng hợp nhiều nguồn tài liệu cho thấy hợp tác chuỗi cung ứng có nguồn gốc lịch sử và sự phổ biến nhất trong các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống như chế tạo, sản xuất và bán lẻ, tập trung nhiều nhất ở các nước có nền kinh tế đã phát triển (Manoj Hudnurkar và cộng sự, 2014). Đây là cơ hội để thực hiện thêm các nghiên cứu ở bối cảnh các nước kinh tế đang phát triển và nghiên cứu về chuỗi ung ứng ngành nông nghiệp. Đã có một số lượng đáng kể các nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nông sản từ nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu điều tra các yếu tố hành vi hợp tác quan trọng trong chuỗi cung ứng nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế (Wike và cộng sự, 2018). Nghiên cứu về hợp tác trong chuỗi cung ứng nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng đa dạng về nội dung và cách tiếp cận. Phổ biến nhất là đề cập đến vai trò của tham gia vào chuỗi cung ứng như là các để nâng cao giá trị nông sản, tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững cho từng sản phẩm hoặc lĩnh vực đơn lẻ (Giang và cộng sự, 2018; Nguyễn Ngọc Trung, 2018; Ngo Minh Hai và cộng sự, 2019; Yang và cộng sự, 2021). Một số nghiên cứu trong nước cũng đã đề cập đến những hạn chế của sự hợp tác trong chuỗi nông nghiệp của Việt Nam như liên kết yếu (Ngo Minh Hai và cộng sự, 2019) và nhiều rủi ro, và chính những rủi ro này làm cản trở sự hợp tác (Nguyễn Thành Hiếu, 2013; Nguyễn Ngọc Trung, 2018). Nhiều lý thuyết đã vận dụng để tìm hiểu về các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction cost theory) có thể được sử dụng để giải thích sự hợp tác trong chuỗi cung ứng về sự không chắc chắn, rủi ro và chủ nghĩa cơ hội nay niềm tin ở các đối tác (Williamson, 1985). Lý thuyết cam kết –niềm tin về marketing đề cập đến niềm tin và sự cam kết như là những tiền đề trung tâm của sự hợp tác (Morgan và Hunt, 1994). Lý thuyết trường lực (Force field theory) đề xuất sự cần thiết của các nhà quản lý phải xem xét các động lực và lực cản khi theo đuổi một khả năng hợp tác (Lewin, 1951). Các lý thuyết này cung cấp cho các nhà nghiên cứu những định hướng khác nhau về cơ sở lý luận hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác. Do thường được xem xét riêng lẻ nên các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác thường được nhìn nhận với các góc độ khác nhau. Việc kết hợp những lý thuyết này lại với nhau có thể kỳ vọng cho một cái nhìn mới về mô hình những yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng.
- 6 Trên cơ sở tổng hợp tài liệu, những khoảng trống nghiên cứu đã được phát hiện, thể hiện ở một số điểm chính dưới đây: Hầu hết các nghiên cứu về sự hợp tác đều tập trung vào chuỗi cung ứng của các ngành sản xuất truyền thống như chế tạo, sản xuất, dịch vụ hay bản lẻ trong bối cảnh các nước phát triển. Cần phải tìm hiểu thêm về chuỗi cung ứng ở những ngành sản xuất khác như nông nghiệp và trong bối cảnh ở các khu vực có trình độ phát triển thấp hơn. Chẳng hạn, một nghiên cứu lý thuyết của Manoj Hudnurkar và cộng sự (2014) đối với 69 bài báo tổng hợp về các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuỗi cung ứng đã cho kết luận số lượng các nghiên cứu tập trung ở ngành công nghiệp chế tạo và ngành bán lẻ chỉ có 2 bài nghiên cứu trong ngành chế biến lương thực. Về bối cảnh nghiên cứu, cũng theo tổng hợp các nghiên cứu về chuỗi cung ứng tập trung nhiều ở các nước có nền kinh tế phát triển cao, chỉ có 4 bài được nghiên cứu ở các nước đang phát triển, cụ thể là Trung Quốc (Manoj Hudnurkar và cộng sự, 2014). Các lý thuyết hay quan điểm giải thích cơ chế các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng mặc dù khá phong phú nhưng sự vận dụng các lý thuyết này thường mang tính riêng lẻ. Tác giả nhận thấy rằng còn nhiều khả năng kết hợp các lý thuyết hay quan điểm khác nhau để xây dựng mô hình nghiên cứu. Sự không nhất quán về khái niệm của các yếu tố tiền đề của hợp tác chuỗi cung ứng với các yếu tố đo lường mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng cũng mở ra một không gian để nghiên cứu. Nhiều mối quan hệ qua lại gữa các biến số nguyên nhân và kết quả trong hợp tác chuỗi cung ứng mới được nêu ra hoặc chưa có sự kiểm định. Chẳng hạn, một số nghiên cứu coi chia sẻ thông tin là một biến số của sự hợp tác, một số lại coi như là biến đo lường sự hợp tác, hoặc như sự tác động của rủi ro đối với cam kết, niềm tin và hành vi cơ hội và cuối cùng là sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách đo lường sự hợp tác theo cách tiếp cận của Cao và Zhang (2011) với một bộ chỉ số gồm 7 yếu tố khác nhau. Vẫn còn có những tranh cãi nhất định về bản chất của yếu tố rủi ro và từ đó tranh cãi về sự tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Cách hiểu thứ nhất, thuật ngữ rủi ro đề cập đến nguồn gốc của rủi ro, trường hợp này không thể đo lường rủi ro một cách chính xác, đồng nghĩa với sự không chắc chắn. Cách hiểu thứ hai, thuật ngữ rủi ro được sử dụng khi đề cập đến hậu quả của rủi ro, tức là khả năng tác động đến một kết quả xấu tiềm ẩn. Cách hiểu thứ ba, rủi ro rủi ro là những cảm nhận lo ngại về hậu quả thiệt hại có thể có khi tham gia hợp tác. Về sự tác động của rủi ro
- 7 đến sự hợp tác cũng có sự trái chiều. Một số quan điểm cho rằng rủi ro tăng cường sự hợp tác được ủng hộ (Mayer và cộng sự, 1995; Water và cộng sự, 2003; Germain và cộng sự, 2008; Liu và cộng sự, 2010). Nghiên cứu của Mahesh và cộng sự (2011) khẳng định rủi ro từ nguồn cung và rủi ro nhu cầu làm tăng chất lượng mối quan hệ giữa các đối tác. Ngược lại, các một số nghiên cứu khác cho rằng rủi ro càng cao thì các doanh nghiệp càng không có xu hướng liên kết với nhau (Zhao và cộng sự, 2013). Nghiên cứu kiểm chứng của Nguyễn Thành Hiếu (2016) trong chuỗi cung ứng nông nghiệp Việt Nam và Nguyễn Ngọc Trung (2018) trong chuỗi cung ứng thủy sản Bến Tre cho thấy giữa một số loại rủi ro và sự hợp tác có mối quan hệ ngược chiều nhau. Bối cảnh nghiên cứu gợi ý cần phải bổ sung yếu tố rủi ro và hành vi cơ hội vào trong mô hình nghiên cứu, thông qua một số cuộc phỏng vấn định tính, nhiều ý kiến người được hỏi trả lời cho rằng sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nông nghiệp bị chi phối rất lớn bởi tác động của rủi ro do đặc thù ngành nông nghiệp Việt Nam. Điều này làm giảm đáng kể hiệu quả của hợp tác. Mặt khác, một số hành vi không làm theo cam kết của thỏa thuận trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra khá thường xuyên, nhiều đối tác tham gia chuỗi cung ứng nhằm lợi dụng tên tuổi của nhau, tận dụng các nguồn tài nguyên như thông tin, mối quan hệ như là một hành vi cơ hội (Roberts & Khiêm, 2005; Singh, 2007; Hồ Quế Hậu, 2013, Hung. DP và cộng sự, 2019). Chính điều này đã gợi ý cho nghiên cứu này tiến hành kiểm tra sự tác động của những nhân tố này đối với mối quan hệ trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp của khu vực Bắc Trung Bộ. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đề xuất đề tài là: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại khu vực Bắc Trung Bộ” làm Luận án nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết nền tảng về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng trong bối cảnh cụ thể và thực tiễn nghiên cứu về chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ, Luận án dự kiến đạt được mục tiêu chung là tìm hiểu và đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác, thực trạng hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ và có một số đề xuất giải pháp quản trị để phát triển ngành nông nghiệp của khu vực trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể của Luận án bao gồm: - Đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp tại khu vực Bắc Trung Bộ.
- 8 - Phân tích định lượng nhằm kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ. - Đưa ra một số đề xuất giải pháp tăng cường sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ. Với mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu chính được đặt ra là: - Có thể sử dụng cơ sở lý thuyết nào xây dựng mô hình nghiên cứu? - Những yếu tố cơ bản nào ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng trong ngành nông nghiêp của khu vực Bắc Trung Bộ? - Chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa các các chủ thể trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp. Đơn vị nghiên cứu (khảo sát) là các chủ thể tham gia mua nông sản (các doanh nghiệp mua nông sản trực tiếp từ hộ nông dân) và bán nông sản (các hộ nông dân). Phạm vi nghiên cứu + Về phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu về chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp tại Khu vực Bắc Trung Bộ. + Về phạm vi nội dung nghiên cứu: nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp mua hàng (gồm cả trung gian thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản) với các cơ sở cung ứng nông sản mà chủ yếu là các hộ nông dân. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng. Trong đó phương pháp định tính nhằm xây dựng và hoàn thiện mô hình nghiên cứu thông qua phỏng vấn một số đối tượng liên quan gồm đại diện các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp, đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước và đại diện các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp. Phương pháp định lượng nhằm kiểm tra sự phù hợp của thang đo, phân tích nhân tố khám phá thông EFA; phân tích và kiểm định CFA và đánh giá các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình tuyến tính SEM; cuối cùng là sử dụng phân tích ANOVA và T-Test nhằm so sánh sự khác biệt đối với các nhóm trong biến kiểm soát.
- 9 5. Những đóng góp của Luận án Vận dụng kết hợp các lý thuyết khác nhau gồm Lý thuyết cam kết-niềm tin về marketing quan hệ, Lý thuyết chi phí giao dịch và Lý thuyết trường lực để tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự hợp tác trong bối cảnh chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp. Bổ sung thêm vào một góc nhìn về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp. Tìm hiểu thêm về sự tương tác giữa yếu tố rủi ro và các yếu tố tiền đề trực tiếp của sự hợp tác là niềm tin và sự cam kết cũng như ảnh hưởng của rủi ro đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nông nghiệp. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của yếu tố hành vi cơ hội đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, qua đây cũng nhằm trả lời câu hỏi thực tiễn rằng hành vi cơ hội có làm suy yếu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp hay không. Về mặt thực tiễn, thông qua kết quả nghiên cứu, Luận án góp phần đề xuất một số gợp ý giải pháp để tăng cường sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ. 6. Bố cục của Luận án Luận án có bố cục gồm 5 chương, ngoài ra còn có phần giới thiệu, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Cụ thể: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng Chương 2: Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp tăng cường sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ.
- 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là một khái niệm ngày càng phổ biến và được quan tâm ở Việt Nam, mặc dù xuất hiện muộn hơn so với thế giới. Nhiều nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm đã được thực hiện. Khái niệm chuỗi cung ứng được xây dựng dựa trên nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều mô hình khác nhau, chẳng hạn trong lĩnh vực logistic (Carter và cộng sự, 1993); phân phối sản phẩm (Cavinato và cộng sự,1992). Phổ biến nhất, chuỗi cung ứng được coi là sự liên kết giữa các khâu từ cung ứng, sản xuất đến tiêu dùng (Lambert và cộng sự, 1998; Mentzer và cộng sự, 2001) hay các dòng chảy hàng hóa từ nhà cung cấp thông qua nhà sản xuất và nhà phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng (Novak và Simco,1991). Trong thực tế, mặc dù có một số nghiên cứu tập trung vào bối cảnh chuỗi cung ứng, hầu hết các nghiên cứu hiện có chỉ thiên về đánh giá một mắt xích cụ thể của chuỗi, hoặc là chỉ tập trung vào một thành phần trong vấn đề hiệu suất chuỗi cung ứng nói chung. Một số nghiên cứu đồng nhất khái niệm và nội dung của thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng và thuật ngữ chuỗi cung ứng (Ganeshan và Harrison, 1995; Lee & Corey, 1992). Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng SCM được đưa ra vào cuối những năm 1980 và được sử dụng rộng rãi vào những năm 1990. Trước thời điểm đó, các doanh nghiệp đã sử dụng thuật ngữ hậu cần (logistics) và quản trị nghiệp vụ (operation management) để thay thế. Khái niệm SCM được đưa ra vào đầu những năm 1980 bởi các nhà tư vấn trong lĩnh vực hậu cần (Oliver và Webber, 1992). Các tác giả nhấn mạnh rằng chuỗi cung ứng phải được xem như một thực thể duy nhất và việc ra quyết định chiến lược ở cấp cao nhất là cần thiết để quản trị chuỗi theo công thức ban đầu của chúng. Quan điểm này được chia sẻ với các nhà hậu cần cũng như các nhà lý thuyết kênh trong marketing (Gripsrud, 2006). SCM đã trở thành một trong những khái niệm phổ biến nhất trong quản trị nói chung kể từ khi được giới thiệu (Oliver và Webber, 1992; La Londe, 1997). Một số tác giả đã xem SCM theo thuật ngữ hoạt động liên quan đến dòng chảy nguyên liệu và sản phẩm, một số xem nó như một triết lý quản lý, một số xem nó theo nghĩa của một quá trình quản lý (Tyndall và cộng sự, 1998). SCM bao gồm các khía cạnh khác nhau, từ hậu cần và vận chuyển, quản trị hoạt động, nguyên vật liệu và quản lý phân phối, tiếp thị, cũng như mua bán hàng và công
- 11 nghệ thông tin (Chen và Paulraj, 2004). Bằng sự tổng hợp các nghiên cứu trước đó của mình, Mentzer đã gợi ý các hoạt động khác nhau cần thiết để thực hiện thành công một triết lý quản trị chuỗi cung ứng bao gồm: hành vi đồng nhất, chia sẻ thông tin, chia sẻ rủi ro và phần thưởng, sự hợp tác, có cùng mục tiêu và cùng tập trung phục vụ khách hàng, thống nhất các quá trình (Mentzer và cộng sự, 2001). Về nội dung nghiên cứu, theo Carter và Ellram (2003), các nghiên cứu về SCM tập trung vào các chủ đề nghiên cứu chính như sau: chiến lược của SCM; khung thực hiện SCM, xu hướng và thách thức của SCM; các mối quan hệ và liên kết trong SCM; thương mại điện tử và mạng lưới toàn cầu; các chiến lược về thời gian trong SCM; ứng dụng máy tính và trao đổi dữ liệu điện tử; chất lượng của SCM; phát triển, lựa chọn và quản lý nhà cung cấp trong SCM; thuê ngoài sản xuất; trách nhiệm xã hội và trách nhiệm về môi trường; khái niệm về chuỗi cung ứng quốc tế và toàn cầu; hành vi người tiêu dùng; vận tải và hậu cần; quản trị nguồn nhân lực; lập kế hoạch về nhu cầu nguyên vật liệu MRP và các vấn đề liên quan đến pháp luật. Tuy nhiên, đây mới chỉ là tổng hợp của các tác giả này từ các nghiên cứu trước năm 2003. Cùng với thời gian, các nghiên cứu về SCM ngày càng được mở rộng và đa dạng với nhiều nội dung, góc độ tiếp cận, bối cảnh và lĩnh vực nghiên cứu. Theo Jinesh và cộng sự (2010), có thể chia ra 6 giai đoạn chính trong lịch sử của các nghiên cứu quản lý chuỗi cung ứng bao gồm giai đoạn tạo dựng, tích hợp, toàn cầu hóa, giai đoạn chuyên môn hóa lần 1 và lần 2, và giai đoạn quản trị chuỗi cung ứng 2.0. Sáu giai đoạn này mô tả chiến lược trọng tâm của quản trị chuỗi cung ứng trong mỗi thời kỳ nghiên cứu. Ví dụ trong giai đoạn thứ 6, công nghệ thông tin là vấn đề được ưu tiên và chuỗi cung ứng áp dụng công nghệ thông tin là chủ đề trọng tâm nghiên cứu. Về nghiên cứu SCM trong nông nghiệp, nghiên cứu lý thuyết của Ganeshkumar và cộng sự (2017) trên cơ sở nghiên cứu tài liệu về quản trị chuỗi cung ứng nông sản. Nghiên cứu này đã xác định những lỗ hổng cần khám phá về thực hành quản trị chuỗi cung ứng nông sản có thể được các nhà nghiên cứu sử dụng để làm phong phú thêm việc xây dựng lý thuyết và các nhà thực hành có thể tập trung vào việc thiết lập phạm vi và biên giới của SCM nông sản thực phẩm. Công trình nghiên cứu này là nỗ lực nhằm thực hiện một đánh giá, phê bình về các tài liệu hiện có về thực hành SCM thực phẩm nông nghiệp cho các nước đang phát triển như Ấn Độ. Các bài báo nghiên cứu và các tài liệu khác liên quan đến SCM nông sản thực phẩm được thu thập từ các cơ sở dữ liệu trực tuyến như Scopus, Ebsco Business Source Elite và Google Scholar trong thời gian 10 năm (2006-2016). Nghiên cứu thực hiện phân tích nội dung và sau đó là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 161 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 28 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 26 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 13 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 46 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
220 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
258 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn