Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp nhà nước
lượt xem 17
download
Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thị trường, về quản trị doanh nghiệp và quản lý, phát triển doanh nghiệp nhà nước cũng là kim chỉ nam cho phương pháp luận nghiên cứu của đề tài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp nhà nước
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ngành: Quản trị kinh doanh LÊ QUỐC KHANH Hà Nội - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 LÊ QUỐC KHANH Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Tăng Văn Nghĩa Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ “Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp Nhà nước” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án LÊ QUỐC KHANH
- MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................ i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ .....................................................................viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3 2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu ............................................................... 5 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 5 5. Các đóng góp mới của Luận án ................................................................... 7 6. Kết cấu của Luận án ..................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.................. 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................... 9 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu quản trị công ty (corporate governance) và quản trị kinh doanh .................................................................. 9 1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về quản trị DNNN và đổi mới quản trị DNNN ................................................................................................ 12 1.1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công ty và nâng cao NLCT của doanh nghiệp nhà nước ......................................... 13 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................... 15
- ii 1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, quản trị DNNN ............................................................................ 15 1.1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về đổi mới quản trị và nâng cao NLCT của DNNN ..................................................................................... 18 1.1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế .............. 20 1.1.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án ...... 20 1.1.3.1. Những vấn đề đã được làm rõ ................................................... 21 1.1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................... 21 1.2. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và hướng tiếp cận của đề tài .......................................................................................................... 22 1.2.1. Về cơ sở lý thuyết ............................................................................. 22 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................... 23 1.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 23 1.2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận án ................................. 24 CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC .............................................................................................. 25 2.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhà nước và quản trị doanh nghiệp nhà nước ...................................................................................................... 25 2.1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nước ............................................... 25 2.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước ............................................ 25 2.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước ...................................... 29 2.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước ........................................... 30 2.1.2. Khái quát về quản trị doanh nghiệp ................................................. 32 2.1.2.1. Khái niệm quản trị doanh nghiệp .............................................. 32 2.1.2.2. Đặc điểm của quản trị doanh nghiệp ......................................... 36 2.1.2.3. Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp............................................. 38 2.1.3. Quản trị doanh nghiệp nhà nước ...................................................... 41 2.1.3.1. Khái niệm .................................................................................. 41 2.1.3.2. Đặc điểm quản trị doanh nghiệp nhà nước................................ 42
- iii 2.1.3.3. Nội dung quản trị doanh nghiệp nhà nước ................................ 43 2.2. Đổi mới quản trị doanh nghiệp ............................................................... 49 2.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 49 2.2.2. Nội dung đổi mới quản trị doanh nghiệp ......................................... 51 2.3. Vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước ...................... 56 2.3.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước ........... 56 2.3.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước 58 2.4. Ảnh hưởng của đổi mới quản trị đến năng lực cạnh tranh của DNNN .. 61 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM ................................................................................. 65 3.1. Khái quát hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNNN tại Việt Nam...... 65 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển DNNN ....................................... 65 3.1.2. Một số kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh ............................... 67 3.2. Thực trạng đổi mới quản trị doanh nghiệp nhà nước ............................. 76 3.2.1. Về đổi mới quản trị doanh nghiệp .................................................... 76 3.2.1.1. Về đảm bảo một khuôn khổ pháp lý và quản lý hiệu quả cho các DNNN ............................................................................................................. 76 3.2.1.2. Về bộ máy trị doanh nghiệp nhà nước ...................................... 79 3.2.1.3. Trách nhiệm của DNNN đối với các bên có liên quan ............. 82 3.2.1.4. Về mức độ công khai và minh bạch thông tin của DNNN ....... 84 3.2.1.5. Về tổ chức và hoạt động của hội đồng thành viên .................... 89 3.2.2. Một số chiến lược quản trị ảnh hưởng đến NLCT của DNNN ........ 92 3.2.2.2. Quản trị nguồn nhân lực ............................................................ 96 3.2.2.3. Quản trị chất lượng .................................................................. 102 3.2.2.4. Quản trị tài chính ..................................................................... 104 3.3. Đánh giá tác động của đổi mới quản trị doanh nghiệp đến NLCT của DNNN .................................................................................................................... 107 3.4. Kinh nghiệm đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN tại một số quốc gia trên thế giới ............................................................... 110
- iv 3.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................ 110 3.4.1.1. Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị hiệu quả ............. 111 3.4.1.2. Công bố thông tin và tính minh bạch ...................................... 112 3.4.1.3. Trách nhiệm của hội đồng quản trị và ban kiểm soát ............. 112 3.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ........................................................... 113 4.3.2.1. Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị hiệu quả ............. 113 3.4.2.2. Công bố thông tin và tính minh bạch ...................................... 114 3.4.2.3. Các bên liên quan và các giao dịch bất thường ....................... 115 3.4.2.4. Trách nhiệm của hội đồng quản trị.......................................... 115 3.4.3. Kinh nghiệm của Singapore ........................................................... 116 3.4.3.1. Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước Temasek.. 116 3.4.3.2. Những thay đổi về cơ cấu tổ chức ........................................... 119 3.4.3.3. Những thay đổi về ban giám đốc............................................. 122 3.4.3.4. Những thay đổi về công bố thông tin ...................................... 122 3.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................... 123 3.4.4.1. Khung pháp lý vững chắc là điều kiện tiên quyết để nâng cao hoạt động quản trị doanh nghiệp nhà nước ................................................... 123 3.4.4.2. Công khai, minh bạch thông tin về doanh nghiệp ................... 124 3.4.4.3. Nâng cao tính chuyên nghiệp của HĐQT/HĐTV. .................. 124 3.4.4.4. Về cơ quan quản lý DNNN ..................................................... 124 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ............... 126 4.1. Quan điểm đổi mới, hoàn thiện quản trị DNNN Việt Nam ................... 126 4.2. Một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh của DNNN cần hướng tới ....... 128 4.2.1. Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng ........................................................ 128 4.2.2. Chỉ tiêu thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường ...................... 129 4.2.3. Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi .......................................................... 131 4.2.4. Chỉ tiêu về nguồn vốn .................................................................... 132 4.2.5. Chỉ tiêu về trình độ khoa học công nghệ ........................................ 132 4.2.6. Chỉ tiêu về nguồn nhân lực............................................................. 133
- v 4.2.7. Chỉ tiêu về chiến lược sản xuất, phân phối và phát triển sản phẩm134 4.3. Giải pháp đổi mới quản trị nhằm nâng cao NLCT của doanh nghiệp nhà nước ....................................................................................................................... 136 4.3.1. Đổi mới quản trị gắn với chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước ................................................................................................................... 136 4.3.2. Nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của HĐTV .. 137 4.3.3. Tăng cường năng lực của đội ngũ quản trị doanh nghiệp nhà nước ........................................................................................................................... 139 4.3.4. Tách biệt quyền của chủ sở hữu và quyền quản trị của DNNN ..... 141 4.3.5. Nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh .......................................... 142 4.3.5.1. Về quản trị tài chính ................................................................ 142 4.4.5.2. Về quản trị nguồn nhân lực ..................................................... 144 4.4.5.3. Về quản trị chiến lược ............................................................. 146 4.4.5.4. Về quản trị chất lượng ............................................................. 147 4.3.6. Cải thiện tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản trị DNNN ........................................................................................................................... 148 4.3.7. Tăng cường áp dụng chuẩn mực quốc tế hiện đại về quản trị doanh nghiệp nhà nước ................................................................................................ 150 4.4. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước - giám sát tuân thủ các quy định về quản trị DNNN ................................................................................... 151 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 156 I. Tài liệu tiếng Việt ...................................................................................... 156 II. Tài liệu tiếng Anh..................................................................................... 164 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 168 Phụ lục 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DO NCS TIẾN HÀNH .......... 170 Phụ lục 2: Mẫu phiếu điều tra...................................................................... 197 Phụ lục 3: Mẫu phiếu phỏng vấn ................................................................. 205 PHIẾU PHỎNG VẤN .............................................................................. 205
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết Tiếng Anh Tiếng Việt tắt BCHTW Ban chấp hành Trung ương CBTT Công bố thông tin Viện Nghiên cứu Quản lý Central Institute for CIEM Kinh tế Trung ương (Việt Economic Management Nam) China Securities Ủy ban Chứng khoán Trung CSRC Regulatory Commission Quốc Corporate Social Trách nhiệm xã hội của doanh CSR Responsibility nghiệp ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông DNNN Doanh nghiệp nhà nước Foreign Direct FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Investment International Finance IFC Tập đoàn tài chính quốc tế Corporation Government-linked GLCs Doanh nghiệp nhà nước companies HĐTV Hội đồng thành viên HĐQT Hội đồng Quản trị International Financial Chuẩn mực Báo cáo Tài IFRS Reporting Standards chính Quốc tế KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư NLCT Năng lực cạnh tranh
- vii Official Development ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance Organization for Tổ chức Hợp tác Kinh tế và OECD Economic Cooperation Phát triển and Development QTCT Quản trị công ty SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán Tổng công ty đầu tư và kinh State Capital Investment SCIC doanh vốn nhà nước (Việt Corporation Nam) SOE State Owned Enterprise Doanh nghiệp nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TCT Tổng công ty TĐKT Tập đoàn kinh tế TGĐ Tổng giám đốc VKSNDT Viện Kiểm sát nhân dân tối C cao WB World Bank Ngân hàng thế giới World Trade WTO Tổ chức Thương mại Thế giới Organization
- viii DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2009-2012 (%) 71 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN năm 2017 77 Hình 3.2: Hiệu quả quản trị chiến lược tại doanh nghiệp nhà nước 96 Hình 3.3: Căn cứ tuyển dụng lao động 100 Hình 3.4: Đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự tại doanh nghiệp nhà nước 102 Hình 3.5: Các cấp quản trị chất lượng tại doanh nghiệp nhà nước 105 Hình 3.6: Danh sách các công ty trong Danh mục đầu tư và giá trị cổ phần của Temasek 118 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Mô hình Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn sở hữu nhà nước 119 Sơ đồ 3.2. Mô hình Công ty Cổ phần 120 Sơ đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức Công ty Sing Tel 121
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, NLCT của doanh nghiệp là yếu tố đóng vai trò quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó. NLCT cũng đồng thời là chìa khóa của doanh nghiệp để thâm nhập vào thị trường thế giới và tăng trưởng. Điều tiên quyết để việc cải tổ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp là cần nâng cao hiệu quả quản trị công ty trong các doanh nghiệp, đặc biệt là tại các DNNN. DNNN là khu vực nắm giữ một số ngành, lĩnh vực then chốt, hệ thống cơ sở vật chất quan trọng nhất cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nắm toàn bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch. Hầu hết các doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp trong các ngành xây dựng, điện tử, hóa chất, thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, sản xuất công nghệ tiêu dùng… nên có vị trí quan trọng trong quỹ đạo cũng như định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam. DNNN đang nắm giữ những nguồn lực và lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và đóng góp rất lớn vào GDP của cả nước. Bên cạnh một số DNNN đã có những chuyển biến tích cực về NLCT hiện nay, thể hiện được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế, tuy nhiên, còn nhiều DNNN còn bộc lộ những yếu kém, tồn tại, chưa tương xứng với yêu cầu và nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Về cơ bản, NLCT của DNNN còn thấp so với doanh nghiệp dân doanh, đặc biệt là so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tính năng động, khả năng thâm nhập thì trường mới, tính cạnh tranh về giá của hàng hóa/dịch vụ của DNNN đều khá hạn chế. Các DNNN đến khi chuyển đổi sang mô hình quản trị mới nhưng vẫn những con người cũ, bộ máy cũ, cách làm việc cũ nên tư duy và phương pháp quản trị chưa phù hợp với thời đại mới. Sự yếu kém về quản trị đã làm cho các DNNN tuy có nhiều lợi thế nhưng hoạt động kinh doanh vẫn kém hiệu quả. DNNN chỉ có thể đảm trách vai trò nòng cốt của nền kinh tế bằng chính năng suất, chất lượng và hoạt động trong một môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng
- 2 với các doanh nghiệp khác. Sự cần thiết của đổi mới quản trị doanh nghiệp nhà nước do những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, mô hình các DNNN hiện nay đã bộc lộ một số nhược điểm như: chưa có được một chiến lược kinh doanh thực sự để làm cơ sở cho việc quản lý, tổ chức và điều hành, chưa khai thác và phát huy được những ưu thế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mô hình tổ chức, mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, vấn đề quản trị tài chính và bảo toàn vốn của Nhà nước còn nhiều khó khăn. Thứ hai, mô hình DNNN hiện nay rất khó trong việc xác định và quy trách nhiệm trong các sai phạm về quản lý, điều hành do cơ chế quản lý hiện nay và do mối quan hệ giữa cấp điều hành doanh nghiệp với các cơ quan quản lý cấp trên. Người trực tiếp điều hành vừa thiếu lại vừa thừa quyền tự chủ đồng thời lại không phải chịu trách nhiệm về kết quả điều hành của mình dẫn đến tình trạng các quyết định đưa ra chưa thực sự tối ưu, chưa thực sự hiệu quả và chưa thực sự được bàn bạc nghiên cứu kỹ lưỡng. Thứ ba, năng lực quản trị kinh doanh nói chung và quản trị tài chính nói riêng còn nhiều yếu kém, chưa quản lý tốt dòng tiền đầu vào, đầu ra dẫn đến thất thoát tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai các dự án của doanh nghiệp. Chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý hiệu quả các sai phạm trong vấn đề tài chính dẫn đến chưa ngăn chặn kịp thời các trường hợp sử dụng và chi tiêu tài sản công sai mục đích. Thứ tư, cơ chế quản lý điều hành phức tạp, chế độ bổ nhiệm thiếu minh bạch, hệ thống kiểm tra giám sát còn thiếu chặt chẽ dẫn đến tiêu cực, thất thoát vốn và kinh doanh kém hiệu quả (Trần Thị Thanh Tú, 2006). Ngoài ra, tâm lý tuyển dụng theo quan hệ vẫn còn ăn sâu vào cách nghĩ và cách làm của một số nhân sự trong bộ máy quản trị tập đoàn dẫn đến những người có năng lực quản trị thực sự không phát huy được năng lực của mình, còn những vị trí quản trị chủ chốt lại do những người có mối quan hệ tốt đảm nhiệm. Đội ngũ giám đốc doanh nghiệp và cán bộ chủ chốt có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động doanh nghiệp nhưng do cơ chế theo dõi, tuyển chọn và đào tạo còn nhiều yếu kém, bất cập do đó một bộ phận không nhỏ cán
- 3 bộ chủ chốt của DNNN hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu, kém năng lực phẩm chất và thiếu trách nhiệm, trong khi đó việc bãi nhiệm, thay thế lại hết sức khó khăn. Thứ năm, quá trình tích tụ và tập trung hóa về sản xuất kinh doanh và về vốn trong DNNN hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển của doanh nghiệp và yếu hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề trong khu vực. Đồng thời những cơ chế tài chính hiện hành còn có những hạn chế, chưa khuyến khích việc tăng cường, tích tụ tái đầu tư vốn của doanh nghiệp. Cơ chế quản trị DNNN hiện nay còn chưa rõ ràng và chặt chẽ, dẫn đến các đợt tái cấu trúc DNNN trong thời gian qua thường không đạt được hiệu quả trong dài hạn. Một trong những nguyên nhân là hoạt động quản trị DNNN chậm được đổi mới, không theo kịp với yêu cầu phát triển theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình tái cấu trúc các DNNN. Hoạt động của các doanh nghiệp nảy sinh nhiều bất cập, yếu kém, năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, sức cạnh tranh yếu. Có thể nói, quản trị DNNN chưa theo kịp yêu cầu của đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đây chính là vấn đề lớn cản trở đến quá trình tái cấu trúc và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN trong thời gian qua. Từ những phân tích trên, NCS đã chọn chủ đề “Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp nhà nước” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình với mong muốn góp phần đổi mới quản trị qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu, góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về quản trị công ty tại các DNNN hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản trị công ty tại các DNNN Việt Nam, phân tích tác động của nó đến NLCT kể từ giai đoạn chuyển đổi cơ chế kinh tế, Luận án đề xuất các giải pháp đổi mới quản trị DNNN nhằm nâng cao NLCT trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam.
- 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Làm rõ những vấn đề lý luận về DNNN và quản trị DNNN bao gồm quản trị công ty và quản trị kinh doanh; về NLCT của doanh nghiệp; làm rõ đặc điểm và vai trò của quản trị công ty đối với NLCT của DNNN; - Hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận về quản trị DNNN và NLCT của doanh nghiệp nhà nước, đổi mới quản trị DNNN cũng như mối quan hệ giữa đổi mới quản trị công ty với NLCT của DNNN tại Việt Nam; - Phân tích và đánh giá thực tiễn quản trị công ty, đánh giá một số nội dung quản trị chủ yếu tại các DNNN Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị công ty tại các doanh nghiệp này; - Đề xuất các giải pháp đổi mới quản trị DNNN qua đó, nâng cao NLCT và cuối cùng là nâng cao hiệu quả của hoạt động DNNN Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nói chung của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản trị DNNN, năng lực cạnh tranh của DNNN cũng như vai trò của đổi mới quản trị đối với năng lực cạnh của DNNN (lý luận và thực tiễn). Ngoài ra, Luận án cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị DNNN như chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước đối với DNNN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: phạm vi nghiên cứu của Luận án giới hạn ở quản trị công ty và tập trung vào quản trị DNNN, một số khía cạnh của quản trị kinh doanh có liên quan đến NLCT cũng như hiệu quả hoạt động của DNNN cũng được đề cập và thực trạng quản trị DNNN tại Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị công ty và các giải pháp đổi mới quản trị nhằm nâng cao NLCT của DNNN Việt Nam. Do tính chất pháp lý đặc trưng của DNNN hiện nay dựa trên yếu tố 100% vốn của nhà nước,
- 5 về cơ bản Luận án tập trung vào quản trị nhóm doanh nghiệp này khi bộ máy quản trị của doanh nghiệp là HĐTV (không có HĐQT trị như DNNN cổ phần khác – chỉ có sự tham gia góp vốn của nhà nước). Quan điểm về DNNN theo tiêu vốn 100% của nhà nước cho đến thời điểm này được sử dụng xuyên suốt Luận án (mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã sửa đổi nội dung này nhưng chưa có hiệu lực). - Về không gian: Song song với việc nghiên cứu quản trị công ty tại các DNNN Việt Nam, Luận án cũng nghiên cứu các mô hình quản trị tại một số quốc gia tiêu biểu khác trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp cho các DNNN dựa trên tình hình thực tế tại Việt Nam. - Về thời gian: Luận án lấy mốc nghiên cứu kể từ năm 1991 khi DNNN bắt đầu được thành lập theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 ban hành Quy chế về thành lập và giải thể DNNN đến năm 2030 trên cơ sở đề xuất các giải pháp, khuyến nghị về đổi mới quản trị DNNN trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. - Về khách thể nghiên cứu: là doanh nghiệp nhà nước và tất cả các yếu tố liên quan đến quản trị DNNN. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thị trường, về quản trị doanh nghiệp và quản lý, phát triển DNNN cũng là kim chỉ nam cho phương pháp luận nghiên cứu của đề tài. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Để thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu có kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Các phương pháp nghiên cứu định tính mang tính về cơ bản bao gồm: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa và phương pháp diễn giải,... Cụ thể:
- 6 - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận án; cụ thể được sử dụng để đi sâu vào phân tích các lý thuyết, các quan điểm về quản trị công ty, năng lực cạnh tranh, các quy định và thực tiễn quản trị DNNN; khái quát lại để phân tích, rút ra những cái thuộc về bản chất của các hiện tượng, các quan điểm, quy định và hoạt động thực tiễn của quản trị DNNN Việt Nam (Chương I, II, III); Từ đó rút ra (tổng hợp) các đánh giá, kết luận, kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm giúp cho các DNNN Việt Nam đổi mới quản trị nhằm nâng cao NLCT của doanh nghiệp (Chương IV). - Phương pháp so sánh – đối chiếu: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại Chương II, III của Luận án. Cụ thể là được vận dụng trong việc tham khảo các lý thuyết về DNNN, về quản trị, rút ra những đặc điểm của loại doanh nghiệp này cũng như đặc điểm hoạt động quản trị DNNN. Ngoài ra, tại Chương 3 của luận án, tác giả cũng sử dụng phương pháp này để so sánh với các doanh nhiệp khác ở một số nước khác và rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp cho DNNN đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn tới. - Phương pháp thống kê phân tích: thông qua các số liệu thứ cấp từ các nguồn tin cậy và số liệu sơ cấp thu thập được thông qua điều tra, khảo sát, NCS thực hiện thống kê và phân tích các số liệu nhằm làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu và những luận điểm quan trọng, bổ sung cho những đề xuất của Luận án. - Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án nhằm trình bày các vấn đề, các nội dụng trong luận án theo một trình tự, một bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dụng để đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận án. - Phương pháp định lượng: Luận án thu thập số liệu thứ cấp về thông tin ở một số khía cạnh hoạt động quản trị của doanh nghiệp nhà nước để đánh giá mức độ ảnh hưởng của quản trị DNNN tới NLCT của DNNN. Bên cạnh đó, Luận án sử dụng thu thập số liệu sơ cấp bằng điều tra xã hội học để dựa trên việc xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn, phiếu điều tra tại các DNNN ở Hà Nội và một số các tỉnh, thành phố khác. Đối tượng khảo sát (khách thể) được phát tới
- 7 các DNNN có quy mô tương đối lớn và tổng hợp kết quả điều tra để phân tích, đánh giá tình hình quản trị công ty, quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp này. Việc phỏng vấn cũng được tiến hành với một số nhân sự quản lý cấp trung tại một số DNNN nhằm thu thập nhưng quan điểm, dữ liệu định tính trong những DNNN này. Để có thể phân tích kết quả khảo sát nhằm trả lời cho những vấn đề mà luận án đặt ra, luận án sử dụng SPSS 16.0 để xử lý dữ liệu. Dữ liệu thu thập về từ kết quả điều tra bao gồm cả dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng. Dựa vào từng câu hỏi mà chi tiết cụ thể thêm là dữ liệu định tính theo thang đo danh nghĩa hay thang đo thứ bậc; dữ liệu định lượng là thang đo khoảng cách hay thang đo tỉ lệ. 5. Các đóng góp mới của Luận án - Làm rõ, góp phần bổ sung các vấn đề mang tính học thuật về quản trị công ty, quản trị DNNN và năng lực cạnh tranh của DNNN; các vấn đề về khái niệm, đặc điểm vai trò của DNNN cũng như hoạt động hoạt quản trị, tính hiệu quả hoạt động của DNNN. - Làm rõ sự ảnh hưởng của hoạt động quản trị DNNN đối với NLCT của DNNN về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng, cốt lõi của đổi mới quản trị gắn với mục tiêuc nâng cao NLCT của DNNN Việt Nam. Đây là điểm mới về cơ bản so với các công trình nghiên cứu trước kia vì chỉ khi đề cập tới nâng cao NLCT thì các nghiên cứu mới chỉ đưa ra giải pháp đổi mới quản trị của doanh nghiệp. - Làm rõ những bất cập, thách thức, thậm chí yếu kém của quản trị DNNN hiện nay, trên cơ sở đó nêu bật những vấn đề đặt ra, thách thức khi thực hiện đổi mới quản trị nhằm nâng cao NLCT và hiệu quả của DNNN. - Các giải pháp, khuyến nghị trong Luận án góp phần đổi mới quản trị DNNN, đặc biệt các tập đoàn kinh tế lớn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN trong thời đại cạnh tranh mạnh mẽ với doanh nghiệp khu vực tư nhân cũng như doanh nghiệp có nguồn gốc từ nước ngoài tại Việt Nam.
- 8 6. Kết cấu của Luận án Luận án này, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, kết cấu của Luận án gồm bao gồm: Chương 1. Tổng quan và đánh giá tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2. Những vấn đề lý luận về quản trị doanh nghiệp nhà nước và năng lực cạnh tranh của DNNN. Chương 3. Thực trạng quản trị doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. Chương 4. Giải pháp đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.
- 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến từng vấn đề riêng lẻ về quản trị doanh nghiệp, quản trị DNNN và năng lực cạnh tranh của DNNN. Tiêu biểu trong số đó có các công trình dưới đây: 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu quản trị công ty (corporate governance) và quản trị kinh doanh Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến khái niệm quản trị doanh nghiệp. Một trong những nghiên cứu sớm nhất là tác phẩm The Modern Corporation and Private Property của Berle and Means (1932). Tác phẩm này bắt đầu đề cập tới khái niệm quản trị công ty và sau này cũng trở thành cơ sở cho nhiều nghiên cứu khác.Quản trị công ty ở đây được hiểu là quá trình, các thủ tục, chính sách, quy định, luật pháp và thể chế để định hướng cho tổ chức và doanh nghiệp cách thức hành động, điều hành và kiểm soát các hoạt động của mình để đạt được mục tiêu đề ra. Wong (2004) Improving Corporate Governance in SOEs: An Integrated Approach (Cải thiện quản trị doanh nghiệp nhà nước: phương pháp tiếp cận tích hợp) là công trình tiêu biểu nhất đề cập tới đổi mới quản trị DNNN do vị trí vai trò quan trọng của nó mặc dù tác giả xác định thời đại ngày nay tư nhân hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Wong nhấn mạnh kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp của một số nước đã phát triển như New Zealand, Thụy Điển để chứng minh rằng việc các quốc gia luôn nỗ lực thay đổi các phương thức quản trị DNNN để nâng cao chất lượng hoạt động của nó. Tuy nhiên, đổ mới (Improving) quản trị DNNN là vẫn là những thách thức to lớn đặt ra đối với các DNNN ở các nước hiện nay. La Porta, Silanes và Shleifer (2000) cho rằng quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế mà qua đó các nhà đầu tư bên ngoài (các cổ đông) bảo vệ lợi ích của họ trước nhà đầu tư bên trong doanh nghiệp (nhà quản lý). Khái niệm này lại nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 165 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
247 p | 58 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 163 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
213 p | 50 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 29 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 54 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
175 p | 52 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 17 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
27 p | 23 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 18 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn