intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa chánh niệm, cảm hứng và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Chia sẻ: Huang Minghao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:229

55
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu ý định KSKD xã hội dựa trên khung Lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT) với sự bổ sung 3 biến ngoại sinh: chánh niệm, cảm hứng và nhận thức hỗ trợ xã hội. Bên cạnh đó, luận án còn đặt mục tiêu khám phá sự ảnh hưởng của hai trung gian nhận thức năng lực, kỳ vọng kết quả cũng như nghề nghiệp, giới tính đến mô hình nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa chánh niệm, cảm hứng và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI NGỌC TUẤN ANH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM, CẢM HỨNG VÀ Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI NGỌC TUẤN ANH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM, CẢM HỨNG VÀ Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành : 62 34 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHẠM XUÂN LAN 2. TS. VÂN THỊ HỒNG LOAN Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án “Mối quan hệ giữa chánh niệm, cảm hứng và ý định khởi sự kinh doanh xã hội” là công trình nghiên cứu của chính tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của tập thể giáo viên hướng dẫn. Các kết quả phân tích trong nghiên cứu trong luận án là trung thực. Nội dung của luận án chưa từng được những tác giả khác công bố. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận án này. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022 BÙI NGỌC TUẤN ANH
  4. LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Phạm Xuân Lan, người đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi cũng xin tri ân đến TS. Vân Thị Hồng Loan, đã hướng dẫn đồng thời tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án tốt của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Mở Tp.HCM đã hỗ trợ, hướng dẫn những thủ tục trong cả quá trình học tập, nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi cũng cảm ơn chị Nguyễn Thị Hà Thanh, đại diện Hội Hỗ Trợ Cộng Đồng Doanh Nghiệp Xã Hội Việt Nam (Supporting Social Enterprise Community Association – SSEC) đã hỗ trợ cho quá trình thu thập dữ liệu khảo sát cho luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt sự hỗ trợ, giúp đỡ từ đồng nghiệp, bạn bè trong thời gian thực hiện nghiên cứu. Xin được tri ân gia đình, những người thân luôn bên cạnh, đã luôn đồng hành, cùng chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có đủ nghị lực và sự tập trung hoàn thành luận án này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022 BÙI NGỌC TUẤN ANH
  5. TÓM TẮT LUẬN ÁN Đề tài : “Mối quan hệ giữa chánh niệm, cảm hứng và ý định khởi sự kinh doanh xã hội” Lý do nghiên cứu: Các doanh nghiệp xã hội là lực lượng quan trọng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội còn bỏ ngỏ, ngoài phạm vi của chính phủ và các doanh nghiệp thương mại. Sự phát triển của lực lượng doanh nghiệp xã hội góp phần tạo cơ hội tăng trưởng bền vững cho quốc gia, đặc biệt là những nước mới nổi. Để thúc đẩy sự gia tăng về số lượng và chất lượng doanh nhân xã hội, quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh (KSKD) xã hội cần phải được phân tích và hiểu rõ. Các tiếp cận học thuật trước đây giải thích ý định thông qua lăng kính lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) và sự kiện KSKD (SEE) vẫn chưa hoàn toàn giúp mô tả đầy đủ được các khía cạnh của hiện tượng này. Bên cạnh đó, các đặc điểm tính cách doanh nhân xã hội hiện vẫn cần khám phá thêm để giúp hiểu rõ hơn về động cơ thúc đẩy của họ. Chính vì các lý do trên, luận án thực hiện nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu bổ sung những khoảng trống trên, góp phần hoàn thiện lý thuyết KSKD xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu ý định KSKD xã hội dựa trên khung Lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT) với sự bổ sung 3 biến ngoại sinh: chánh niệm, cảm hứng và nhận thức hỗ trợ xã hội. Bên cạnh đó, luận án còn đặt mục tiêu khám phá sự ảnh hưởng của hai trung gian nhận thức năng lực, kỳ vọng kết quả cũng như nghề nghiệp, giới tính đến mô hình nghiên cứu. Trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất hàm ý quản trị cho các nhà chính sách, nhà quản lý liên quan đến hoạt động KSKD xã hội có các chiến lược hoạt động phù hợp. Phương pháp nghiên cứu: Luận án đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm chuyên gia) nhằm xác nhận và điều chỉnh thang đo của những biến nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng được dùng để kiểm tra độ tin cậy, giá trị thang đo (tính đơn hướng, tính phân biệt và giá trị hội tụ), cũng như kiểm định mô hình (mô hình đo lường, mô hình cấu trúc) và giả thuyết nghiên cứu bằng phương
  6. pháp mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với phần mềm SmartPLS. Mẫu khảo sát có kích thước là 502, bao gồm những người có sự hiểu biết về doanh nghiệp xã hội, đã tham gia tham dự các chương trình khác nhau do SSEC tổ chức. Kết quả định lượng được thực hiện trên 502 bản câu hỏi hợp lệ. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã phát triển và kiểm định thành công mô hình nghiên cứu đề xuất cho KSKD xã hội. Tổng tác động lên ý định KSKD xã hội của những yếu tố trong mô hình lần lượt theo thứ tự là: nhận thức năng lực khởi sự, nhận thức hỗ trợ xã hội, chánh niệm, cảm hứng và kỳ vọng kết quả. Vai trò giới tính, nghề nghiệp cũng được xác nhận những khác biệt trên mối quan hệ giữa những yếu tố trong mô hình KSKD xã hội. Kết luận và hàm ý quản trị: Luận án đã bổ sung khoảng trống lý thuyết về mối quan hệ giữa cảm hứng, chánh niệm, nhận thức hỗ trợ xã hội và ý định KSKD xã hội thông qua Lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT). Kết quả nghiên cứu cung cấp các gợi ý cho các nhà chính sách, nhà quản lý về các chương trình hỗ trợ, truyền thông. Sự đa dạng của thành phần doanh nhân xã hội đòi hỏi cần sự phân chia các nhóm đối tượng trong thiết kế các chương trình tác động, thúc đẩy lực lượng doanh nhân xã hội. Đặc biệt, nghiên cứu còn gợi ý đưa vào các chương trình đào tạo chánh niệm trong hoạt động nhằm kích hoạt động cơ xã hội tích cực của các doanh nhân tiềm năng. Từ khóa: ý định KSKD, SCCT, chánh niệm, cảm hứng, giới tính.
  7. ABSTRACT Title: “Relationship between mindfulness, inspiration and social entrepreneurship intention” Research reasons: Social enterprises are an important force contributing to solving social problems that have not been completely solved, outside the scope of government and commercial enterprises. The development of social enterprises contributes to creating opportunities for sustainable growth for the country, especially emerging economies. To promote an increase in the number and quality of social entrepreneurs, the process of forming intentions to start social enterprise needs to be clarified. Previous academic approaches to explaining intent through the prism of the theory of planned behavior (TPB) and Shapero's entrepreneurial event model (SEE) have yet to fully describe this phenomenon. In addition, the social entrepreneur personality traits currently need further exploration to help better understand their motivations. Because of the above reasons, the thesis is carried out to build a research model to supplement the above gaps, contributing to perfecting the theory of social entrepreneurship. Research objective: Build and test a research model of social entrepreneurship intention based on the framework of the social cognitive career theory (SCCT) with the addition of 3 exogenous variables: mindfulness, inspiration, and perceived social support. Besides, the thesis also aims to explore the influence of two mediators of social entrepreneurial self–efficacy, social outcome expectations as well as occupation and gender on the research model. Based on the research results, the thesis proposes governance implications for policymakers and managers involved in social control activities with appropriate operational strategies. Research Methods: The thesis has used a combination of qualitative and quantitative research methods. Qualitative research method (expert group discussion) to confirm and adjust the scale of research variables. Quantitative research methods are used to test reliability, scale validity (convergent, divergent, and discriminant validity), as well as model testing (the measurement model, the structural model) and
  8. research hypothesis by PLS-SEM with SmartPLS software. The survey sample size is 502, including individuals with social entrepreneurship knowledge who have participated in various programs organized by SSEC. Quantitative results were performed on 502 valid questionnaires. Research results: The study has successfully developed and tested a proposed research model to explain social entrepreneurship intention. The total impact on social entrepreneurship intention of the factors in the model is, in order, social entrepreneurial self–efficacy, perceived social support, mindfulness, inspiration, and social outcome expectations. The role of gender and occupation also confirms the difference in the relationship between factors in the model explaining social entrepreneurship intention. Conclusion and implications for governance: The thesis has filled the theoretical gap on the relationship between inspiration, mindfulness, perceived social support, and social entrepreneurship intention through the social cognitive career theory (SCCT). Research results provide suggestions for policymakers and managers about support and communication programs. The diversity of social entrepreneurs requires the division of target groups in the design of impact programs, promoting the force of social entrepreneurs. In particular, the study also suggests including mindfulness training programs in activities to activate the positive social motivation of potential entrepreneurs. Keywords: social entrepreneurship intention, SCCT, mindfulness, inspiration, gender.
  9. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. 1 LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................... 2 TÓM TẮT LUẬN ÁN .......................................................................................... 3 ABSTRACT .......................................................................................................... 5 MỤC LỤC ............................................................................................................ 7 DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ....................................................................... 11 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... 12 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. 14 1 CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................... 1 Giới thiệu....................................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án ..................... 1 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn ......................................................................... 1 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết ......................................................................... 3 1.2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu ................................................. 8 1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 8 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................... 10 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................ 11 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 11 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 12 1.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 12 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính.............................................. 13 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................... 13 1.5 Ý nghĩa, đóng góp của nghiên cứu ........................................... 14 1.5.1 Đóng góp về mặt lý thuyết .......................................................... 14 1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn .......................................................... 14 1.6 Bố cục của luận án .................................................................... 15 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....... 17 Giới thiệu..................................................................................................... 17
  10. 2.1 Doanh nghiệp xã hội (DNXH) .................................................. 17 2.2 Doanh nhân xã hội (social entrepreneur) ................................ 20 2.2.1 Doanh nhân ................................................................................ 20 2.2.2 Doanh nhân xã hội ...................................................................... 22 2.2.3 Phân biệt doanh nhân thương mại và doanh nhân xã hội ............. 27 2.3 Ý định khởi sự kinh doanh xã hội (social entrepreneurship intention) ................................................................................................... 28 2.3.1 Khởi sự kinh doanh và KSKD xã hội .......................................... 28 2.3.2 Phân biệt khởi sự kinh doanh xã hội và các khái niệm tương tự .. 31 2.3.3 Ý định khởi sự kinh doanh xã hội (social entrepreneurial intention - SEI) ................................................................................................... 34 2.4 Các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội ............. 35 2.4.1 Hướng tiếp cận thứ nhất: Kiểm định và phát triển các mô hình nghiên cứu về ý định KSKD xã hội ........................................................ 35 2.4.2 Hướng nghiên cứu thứ hai: Tập trung vào các đặc tính của doanh nhân xã hội............................................................................................. 47 2.4.3 Hướng nghiên cứu thứ ba: Tập trung vào các yếu tố bối cảnh ..... 53 2.4.4 Các khoảng trống nghiên cứu ..................................................... 55 2.4.5 Hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án ...................................... 57 2.5 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ................................... 63 2.5.1 Lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT) ....................... 63 2.5.2 Cảm hứng (Inspiration - INS) ..................................................... 64 2.5.3 Chánh niệm (Mindfulness - MFN) .............................................. 67 2.5.4 Nhận thức hỗ trợ của xã hội (perceived social support - PSS) ..... 73 2.5.5 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ......................................... 75 2.5.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................... 84 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................ 87 3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 88 Giới thiệu..................................................................................................... 88 3.1 Tiếp cận nghiên cứu.................................................................. 88 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 88 3.1.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................. 89
  11. 3.2 Nghiên cứu định tính ................................................................ 91 3.2.1 Kết quả tổng quan tài liệu ........................................................... 91 3.2.2 Kết quả thảo luận nhóm .............................................................. 92 3.2.3 Kết quả phỏng vấn thử sơ bộ .................................................... 103 3.3 Nghiên cứu định lượng ........................................................... 103 3.3.1 Đối tượng khảo sát.................................................................... 103 3.3.2 Phương pháp chọn mẫu ............................................................ 104 3.3.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu ............................................................... 105 Tóm tắt chương 3 ...................................................................................... 109 4 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 110 Giới thiệu................................................................................................... 110 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................ 110 4.2 Đánh giá mô hình đo lường .................................................... 111 4.2.1 Kiểm định độ hội tụ và độ tin cậy nhất quán nội tại .................. 111 4.2.2 Kiểm định giá trị phân biệt giữa các cấu trúc trong mô hình nghiên cứu ................................................................................................. 112 4.3 Đánh giá mô hình cấu trúc ..................................................... 114 4.3.1 Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến ........................................... 114 4.3.2 Đánh giá hệ số xác định (R2) và hệ số tác động (f2)................... 114 4.3.3 Đánh giá năng lực dự báo (Q2).................................................. 115 4.4 Đánh giá mối quan hệ và kiểm định giả thuyết nghiên cứu .. 115 4.5 Kiểm tra tác động trung gian ................................................. 117 4.6 Đánh giá sự ảnh hưởng của nghề nghiệp đến mô hình ý định KSKD xã hội ............................................................................................. 118 4.7 Đánh giá sự khác biệt giữa giới tính trong mô hình ý định KSKD xã hội ................................................................................................. 122 4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................ 123 4.8.1 Mô hình dựa trên Lý thuyết SCCT và các thành phần trong bối cảnh KSKD xã hội ....................................................................................... 124 4.8.2 Nhận thức hỗ trợ xã hội ............................................................ 125 4.8.3 Cảm hứng ................................................................................. 126 4.8.4 Chánh niệm .............................................................................. 126
  12. 4.8.5 Ảnh hưởng của nghề nghiệp đối với ý định KSKD xã hội......... 127 4.8.6 Ảnh hưởng của giới tính đối với ý định KSKD xã hội .............. 130 Tóm tắt chương 4 ...................................................................................... 132 5 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý ................................... 133 Giới thiệu................................................................................................... 133 5.1 Kết luận ................................................................................... 133 5.1.1 Kết quả nghiên cứu ................................................................... 133 5.1.2 Tính mới của nghiên cứu .......................................................... 136 5.1.3 Các đóng góp chính của kết quả nghiên cứu ............................. 139 5.2 Hàm ý quản trị ........................................................................ 141 5.2.1 Đối với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp xã hội ........................ 142 5.2.2 Đối với các nhà hoạch định chính sách ..................................... 144 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 148 PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KSKD XÃ HỘI ................................................................................................. 179 PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM .............................................. 184 PHỤ LỤC 3. BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM ............................................ 191 PHỤ LỤC 4. TỔNG HỢP CÁC THAY ĐỔI VỀ NHỮNG PHÁT BIỂU TỪ THẢO LUẬN NHÓM CHUYÊN GIA ............................................................ 202 PHỤ LỤC 5. BẢNG HỎI CHÍNH THỨC....................................................... 210
  13. DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định (Ajzen, 1991) ........................ 36 Hình 2.2. Mô hình sự kiện KSKD của Shapero và Sokol (1982) ....................... 39 Hình 2.3: Mô hình tiềm năng tiềm năng KSKD (Krueger & Brazeal, 1994) .... 43 Hình 2.4: Lý thuyết nhận thức nghề nghiệp xã hội (Lent và cộng sự, 1994) .... 44 Hình 2.5: Các khía cạnh nghiên cứu về bản thân doanh nhân xã hội ............... 48 Hình 2.6: Khung lý thuyết nền cho nghiên cứu được điều chỉnh từ mô hình của Lent và cộng sự (1994)......................................................................................... 62 Hình 2.7: Mô hình đề xuất thể hiện mối quan hệ giữa cảm hứng khởi sự và ý định KSKD xã hội................................................................................................ 79 Hình 2.8: Mô hình đề xuất thể hiện mối quan hệ giữa chánh niệm và ý định KSKD xã hội. ....................................................................................................... 81 Hình 2.9: Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa nhận thức hỗ trợ xã hội và ý định KSKD xã hội. ....................................................................................................... 82 Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu chính thức của luận án .................................... 85 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 89 Hình 3.2: Quy trình tổng quan tài liệu ............................................................... 92 Hình 3.3. Hệ số đường dẫn trong hiệu ứng trung gian .................................... 108 Hình 4.1: Kết quả phân tích mô hình đo lường................................................ 113 Hình 4.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết (H1 – H5) .................................... 116 Hình 5.1. Mô hình nghiên cứu ý định KSKD xã hội ........................................ 138
  14. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân biệt doanh nghiệp xã hội và các loại hình tổ chức khác .......... 18 Bảng 2.2: Những định nghĩa doanh nghiệp xã hội ............................................. 19 Bảng 2.3. Định nghĩa về doanh nhân thương mại .............................................. 21 Bảng 2.4. Định nghĩa doanh nhân xã hội............................................................ 23 Bảng 2.5. Phân biệt doanh nhân xã hội và doanh nhân thương mại................. 27 Bảng 2.6: Các định nghĩa về KSKD xã hội......................................................... 29 Bảng 2.7. Các nghiên cứu ứng dụng thuyết hành vi hoạch định của Ajzen (1991) .............................................................................................................................. 36 Bảng 2.8: Các nghiên cứu ứng dụng theo Shapero và Sokol (1982) .................. 40 Bảng 2.9: Các nghiên cứu ứng dụng mô hình tiềm năng khởi nghiệp (EPM) của Krueger & Brazeal (1994) ................................................................................... 43 Bảng 2.10: Các nghiên cứu ứng dụng theo lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT) của Lent và cộng sự (1994) .............................................................. 45 Bảng 2.11: Đánh giá tổng hợp các lý thuyết tiếp cận ......................................... 45 Bảng 2.12. Các nghiên cứu ý định KSKD xã hội tiếp cận theo tính cách chung (5 đặc điểm tính cách lớn) ....................................................................................... 49 Bảng 2.13: Một số định nghĩa về cảm hứng tiêu biểu ........................................ 65 Bảng 2.14: Một số định nghĩa về chánh niệm tiêu biểu ..................................... 68 Bảng 2.15: Tổng hợp các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ........................ 85 Bảng 3.1: Thang đo cảm hứng (Ký hiệu: INS) ................................................... 94 Bảng 3.2: Thang đo chánh niệm (Ký hiệu: MFN) .............................................. 96 Bảng 3.3: Thang đo nhận thức hỗ trợ xã hội (Ký hiệu: PSS) ............................ 98 Bảng 3.4: Thang đo ý định KSKD xã hội (Ký hiệu: SEI) .................................. 99 Bảng 3.5: Thang đo nhận thức năng lực KSKD xã hội (Ký hiệu: SEF) .......... 100 Bảng 3.6: Thang đo kỳ vọng kết quả KSKD xã hội (Ký hiệu: SOE) ............... 102 Bảng 3.7. Những tiêu chí kiểm định mô hình đo lường ................................... 105 Bảng 3.8. Những tiêu chí kiểm định mô hình cấu trúc .................................... 107 Bảng 3.9. Điều kiện cho chỉ số CI và VAF ........................................................ 109
  15. Bảng 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ...................................................................... 110 Bảng 4.2: Kết quả đo lường độ tin cậy thang đo và giá trị hội tụ.................... 112 Bảng 4.3: Kết quả đo lường giá trị phân biệt ................................................... 113 Bảng 4.4. Hệ số xác định R2 , hệ số tác động (f2), VIF ...................................... 114 Bảng 4.5. Các giá trị Q2 ..................................................................................... 115 Bảng 4.6. Kết quả Bootstrapping mô hình cấu trúc và kiểm định giả thuyết . 115 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định tác động gián tiếp của nhận thức năng lực khởi sự và kỳ vọng kết quả ............................................................................................. 117 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định vai trò trung gian của nhận thức năng lực khởi sự và kỳ vọng kết quả ............................................................................................. 118 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định các giả thuyết trung gian ................................... 118 Bảng 4.10. So sánh đa nhóm giữa Sinh viên với Nhân viên/ Chuyên viên ...... 119 Bảng 4.11. So sánh đa nhóm giữa sinh viên với các nhà quản lý/giám đốc/tự kinh doanh. ................................................................................................................. 120 Bảng 4.12. So sánh đa nhóm giữa Nhân viên/ Chuyên viên với các Nhà quản lý/Giám đốc/Tự kinh doanh .............................................................................. 121 Bảng 4.13. So sánh đa nhóm theo giới tính....................................................... 122 Bảng 4.14: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu ............... 123
  16. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSIE Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo Xã hội, trực thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân (Center for Social Innovation and Entrepreneurship) CSIP Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (Centre for Social Initiatives Promotion) CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương DNXH Doanh nghiệp xã hội (social enterprise) GEM Chỉ số kinh doanh toàn cầu (Global Entrepreneur Monitor) INS Cảm hứng (Inspiration) KSKD Khởi sự kinh doanh (entrepreneurship) MFN Chánh niệm (Mindfulness) PSS Nhận thức hỗ trợ của xã hội (perceived social support) SCT Lý thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) SCCT Lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (Social cognitive career theory) SEE Mô hình sự kiện doanh nhân của Shapero (Shapero’s Entrepreneurial Event - SEE) SEF Nhận thức năng lực khởi sự kinh doanh xã hội (Social entrepreneurial self–efficacy) SEI Ý định khởi sự kinh doanh xã hội (social entrepreneurial intention) SOE Kỳ vọng kết quả từ khởi sự kinh doanh xã hội (social outcome expectations) SSEC Hội Hỗ trợ Cộng đồng Doanh nghiệp Xã hội Việt Nam (Supporting Social Enterprise Community Association) TPB Lý thuyết về hành vi hoạch định (Theory of planned behavior) UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
  17. 1 1 CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU Giới thiệu Chương này mở đầu bằng việc trình bày tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án, từ đó nêu ra câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu cùng phương pháp nghiên cứu được giới thiệu tiếp theo. Ý nghĩa, đóng góp của công trình nghiên cứu cũng được trình bày trong phần này nhằm cung cấp một góc nhìn tổng quát về đề tài nghiên cứu. Cuối chương là phần trình bày bố cục của luận án. 1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn Doanh nhân xã hội và kinh doanh xã hội đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, nhưng thuật ngữ kinh doanh xã hội bắt đầu được đề cập từ vài thập kỷ gần đây (Gupta và cộng sự, 2020; Zaremohzzabieh và cộng sự, 2019). Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa: “Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. DNXH thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường”. Loại hình doanh nghiệp này đã cung cấp các mô hình sáng tạo nhằm giải quyết tích cực các vấn đề của xã hội, lấp đầy khoảng trống của các chương trình phúc lợi xã hội quốc gia (Gupta và cộng sự, 2020). Không giống như các doanh nghiệp thương mại và các tổ chức phi lợi nhuận, KSKD xã hội chú trọng vào những mục tiêu xã hội bằng việc áp dụng các mô hình kinh doanh định hướng lợi nhuận (Baglioni và cộng sự, 2018). Do những lợi ích kinh tế và xã hội của KSKD xã hội, những nhà hoạch định chính sách và cộng đồng học thuật đang cố gắng tìm cách thúc đẩy hiện tượng này (Brieger & De Clercq, 2019; Tiwari và cộng sự, 2017a). Tại Việt Nam, DNXH cũng đã xuất hiện từ rất sớm. Một số DNXH tiên phong đã bắt đầu xuất hiện từ năm 1990 như Trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Mai Handicrafts tại TP.HCM. Theo báo cáo chính thức do Trung tâm Khởi nghiệp
  18. 2 và Sáng tạo Xã hội (CSIE) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố thì số lượng DNXH đã đăng ký chính thức với chính phủ là 80 (Nguyễn Đình Cung, 2019). Tuy nhiên, số lượng DNXH theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) ước tính dựa trên các đặc điểm của DNXH với ba loại hình: doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và các tổ chức phi chính phủ thì số DNXH ở Việt Nam vào khoảng 19.125 doanh nghiệp (Nguyễn Đình Cung, 2019). Bên cạnh đó, báo cáo GEM 2015 về KSKD xã hội cho thấy trong số 58 nền kinh tế tham gia khảo sát, Việt Nam có 1,1% người trưởng thành bắt đầu khởi nghiệp và tham gia vào các hoạt động xã hội. Tỷ lệ này thấp hơn mức trung bình là 3,2% của thế giới. Thậm chí nếu xét chi tiết hơn, tỷ lệ người trưởng thành KSKD các DNXH ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 0,45% so với mức 1,1% ở các hoạt động xã hội và 13,7% ở các hoạt động kinh doanh thông thường (Bosma và cộng sự, 2016). Các số liệu trên chứng tỏ rằng các DNXH ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, cho dù tiềm năng loại hình kinh doanh đặc biệt này vẫn còn rất lớn. Tốc độ tăng trưởng chậm của DNXH thực sự là một vấn đề cho các quốc gia, bởi vì có thể họ đã bỏ qua một phương thức mới để hỗ trợ nhiều hơn cho công dân của mình (Bikse và cộng sự, 2015). Chính vai trò xúc tác quá trình giải quyết các lỗ hổng trong phát triển xã hội, kinh tế và chính trị, các DNXH giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội (Tiwari và cộng sự, 2017a). Thậm chí, KSKD xã hội được nhìn nhận như yếu tố then chốt cho một quốc gia phát triển bền vững (Lacap và cộng sự, 2018). Do đó, sự phát triển của DNXH được coi là cơ hội để tăng trưởng, đặc biệt là ở các nước mới nổi (Kabbaj và cộng sự, 2016). Có thể nhận thấy rằng sự phát triển các DNXH ở Việt Nam không phải là một lựa chọn mà là một điều cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững về con người và kinh tế. Đây cũng là một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm và cần làm rõ đối với cộng đồng cũng như các nhà hoạch định chính sách là làm thế nào để nâng cao chất lượng và số lượng DNXH ở Việt Nam? Krueger (2003) cho rằng một hình thức kinh doanh sẽ phát triển khi mà chất lượng cũng như số lượng các nhà doanh nhân của hình thức đó tăng lên. Như vậy, ý định KSKD được xem như chỉ báo tin cậy cho hành vi khởi nghiệp (Liguori và cộng sự, 2020). Chính vì vậy, về mặt thực tiễn, cần có
  19. 3 nghiên cứu làm rõ ý định KSKD xã hội, nhằm giải thích các nhân tố tác động đến quá trình hình thành ý định này, vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu lý do tại sao một người nào đó chọn trở thành doanh nhân xã hội. Do vậy, để có các phương án hỗ trợ phù hợp trong việc thúc đẩy sự ra đời những doanh nghiệp xã hội, cần phải nghiên cứu và phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tư duy của các cá nhân. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu trong bối cảnh quốc tế tập trung vào các phân tích cấp độ cá nhân, tuy nhiên, phần lớn đều tập trung xem xét các tiền đề và điều kiện tiên quyết cần thiết để khuyến khích các hoạt động kinh doanh xã hội gắn với từng khu vực, quốc gia cụ thể (Anh và cộng sự, 2021; Brieger & De Clercq, 2019). Cho đến nay vẫn còn rất ít các nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh của các quốc gia mới nổi (Tiwari & Bhat, 2020). Các kết quả nghiên cứu trước đây có thể chưa phù hợp khi áp dụng vào đặc thù KSKD xã hội ở Việt Nam. Với những lập luận trên, luận án tập trung vào Việt Nam như một trường hợp nghiên cứu, để chứng minh ứng dụng thực tế của KSKD xã hội ở một quốc gia mới nổi. 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết KSKD xã hội, vừa là một lĩnh vực mới nổi vừa là động lực để tạo ra sự thay đổi xã hội sâu sắc, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như kinh doanh (Müller, 2012), xã hội học (Goss và cộng sự, 2011; Maurer, 2012), quản trị công (Hosu, 2012; Short và cộng sự, 2009) và công tác xã hội (Berzin, 2012; Germak & Singh, 2009; Savaya và cộng sự, 2008). Kể từ khi trở thành một trong các chủ đề được quan tâm từ phía các nhà chuyên môn lẫn cộng đồng học thuật, những nghiên cứu KSKD xã hội đã tăng lên rõ rệt (Rey-Martí và cộng sự, 2016). Trong bối cảnh KSKD xã hội, ý định khởi sự đề cập ý định khởi nghiệp có ý thức để giảm bớt các vấn đề xã hội bằng các phương tiện kinh doanh và được coi là yếu tố dự báo chính về hành vi KSKD xã hội (Hockerts, 2017). Trước đó, Liñán và Fayolle (2015) còn tuyên bố rằng ý định KSKD xã hội chắc chắn là chủ đề hứa hẹn nhất và cần được khám phá thêm. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các công bố khoa học đã cho thấy sự quan tâm của giới học thuật về lĩnh vực KSKD xã hội (Luc, 2020a; Tiwari & Bhat, 2020; Zaremohzzabieh và cộng sự, 2019; Y. Zhang và cộng sự, 2021).
  20. 4 Carsrud và Brännback (2011) đã lập luận rằng để hiểu các ý định khởi sự phát triển như thế nào, cần tìm ra được các lý thuyết phản ánh các động lực trong quá trình ra quyết định của các cá nhân. Ý định KSKD xã hội thường được xem xét dưới góc độ hành vi tâm lý và là quá trình nhận thức, lên kế hoạch (Grégoire và cộng sự, 2011; Krueger, 2017). Cách tiếp cận này có lợi thế khi sử dụng các lý thuyết từ các ngành khác như tâm lý học và khoa học hành vi khác để hiểu động lực, tâm trí và hành vi của doanh nhân xã hội (Carsrud & Brännback, 2011; Zaremohzzabieh và cộng sự, 2019). Các lý thuyết được khẳng định trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống đã được ứng dụng vào KSKD xã hội như: lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991) tiếp cận từ góc độ hành vi xã hội hợp lý do Ernst (2011) tiên phong; mô hình tiềm năng khởi nghiệp (EPM) của Krueger và Brazeal (1994) do Mair và Noboa (2005) giới thiệu; mô hình của sự kiện khởi nghiệp (SEE) của Shapero và Sokol (1982) cũng do chính Mair và Noboa (2006) đề nghị và được xem như mô hình dành riêng cho lĩnh vực KSKD xã hội. Gần đây, Tran và Von Korflesch (2016) ứng dụng lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT) (Lent và cộng sự, 1994) để giải thích ý định kinh doanh xã hội dựa trên nhận thức năng lực và kỳ vọng kết quả của hành vi. Nhìn chung, trong lĩnh vực KSKD xã hội, lý thuyết TPB và SEE đang là các lý thuyết nền được ứng dụng nhiều nhất (Zaremohzzabieh và cộng sự, 2019). Tuy nhiên, hai lý thuyết này đều có sự hạn chế khi quá tập trung vào sự nhận thức cá nhân mà chưa xét đến sự tương tác của cá nhân trong bối cảnh nhận thức xã hội (Stirzaker và cộng sự, 2021). Lý thuyết TPB giả định cách tiếp cận theo chủ nghĩa hành vi trong đó môi trường của một người gây ra ý định và hành vi, bỏ qua các quá trình và nhận thức cá nhân như tính cách và kỳ vọng kết quả (Bandura, 1986; Miles, 2012). Còn với lý thuyết SEE được sử dụng thông qua Mair và Noboa (2006) thì các yếu tố dẫn dắt cảm xúc và đạo đức được ưu tiên hơn các ảnh hưởng theo ngữ cảnh và tình huống. Do đó, hai lý thuyết này bỏ qua tầm quan trọng của sự tương tác với môi trường xã hội của cá nhân trong việc định hình hành vi KSKD xã hội (Stirzaker và cộng sự, 2021). Trong khi đó lý thuyết SCCT xem sự tương tác giữa các yếu tố cá nhân và bối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2