intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:285

42
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nghiên cứu tổng quát là xác định mối quan hệ của định hướng thị trường, định hướng học hỏi lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn - nhà hàng thông qua vai trò trung gian của sự đổi mới và sự điều tiết của môi trường kinh doanh. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao hơn nữa kết quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, nhà hàng – khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG LƯU HOÀNG GIANG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG, ĐỊNH HƯỚNG HỌC HỎI VỚI KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN – NHÀ HÀNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đồng Nai - Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG LƯU HOÀNG GIANG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG, ĐỊNH HƯỚNG HỌC HỎI VỚI KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN – NHÀ HÀNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGÔ QUANG HUÂN 2. TS. VÕ TẤN PHONG Đồng Nai - Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng: Trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình khoa học của bản thân và được sự hướng dẫn tận tình của hai nhà khoa học. Các kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ các sản phẩm khoa học nào trước đó. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý theo quy định của Nhà nước. Đồng Nai, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Lưu Hoàng Giang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến TS. Ngô Quang Huân và TS. Võ Tấn Phong đã luôn tận tâm và nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi thực hiện luận án trong suốt thời gian qua. Kiến thức chia sẽ của hai Thầy là vô cùng quý giá để bản thân tôi phát triển con đường nghiên cứu sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy/Cô đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức. Tôi xin cảm ơn Khoa Sau đại học - Trường Đại học Lạc Hồng đã hỗ trợ cho tôi hoàn thành các thủ tục. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân đã động viên, hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có điều kiện hoàn thành luận án này. Trân trọng cảm ơn tất cả!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................x DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ xiii TÓM TẮT LUẬN ÁN ........................................................................................... xiv ABSTRACT .............................................................................................................xv CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 1.1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu .......................................................1 1.1.1.1 Dòng nghiên cứu về ảnh hưởng của định hướng thị trường đến KQKD của doanh nghiệp ...............................................................................1 1.1.1.2 Dòng nghiên cứu về ảnh hưởng của định hướng học hỏi đến KQKD của doanh nghiệp ............................................................................................2 1.1.1.3 Dòng nghiên cứu về ảnh hưởng của sự ĐM đến KQKD của doanh nghiệp .............................................................................................................2 1.1.1.4 Dòng nghiên cứu về đánh giá vai trò trung gian của sự đổi mới giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD của doanh nghiệp .................................................3 1.1.1.5 Một số nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ...................................4 1.1.1.6 Khoảng trống lý thuyết.......................................................................4 1.1.2 Bối cảnh thực tiễn ....................................................................................7 1.1.3 Đánh giá các nghiên cứu qua lược khảo và khoảng trống nghiên cứu của luận án ......................................................................................................10 1.1.4 Lý do chọn không gian nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh ..................13 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................15
  6. iv 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 15 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 15 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 16 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 16 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 16 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 17 1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 17 1.5.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................ 17 1.5.2 Nghiên cứu định lượng ......................................................................... 17 1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu..................................................................... 18 1.6.1 Về mặt lý thuyết .................................................................................... 18 1.6.2 Về mặt thực tiễn .................................................................................... 19 1.7 Kết cấu của luận án ...................................................................................... 19 Kết luận Chương 1 ................................................................................................. 20 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 21 2.1 Một số khái niệm ........................................................................................... 21 2.1.1 Kết quả kinh doanh .............................................................................. 21 2.1.2 Định hướng thị trường ......................................................................... 24 2.1.3 Định hướng học hỏi .............................................................................. 25 2.1.4 Đổi mới ................................................................................................... 27 2.1.5. Môi trường kinh doanh ....................................................................... 30 2.2 Một số lý thuyết có liên quan ........................................................................ 31 2.2.1 Lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp ......................................... 31 2.2.2 Lý thuyết nhận thức xã hội .................................................................. 33 2.2.3 Lý thuyết dựa trên kiến thức ............................................................... 35 2.2.4 Lý thuyết tổ chức công nghiệp (IO) .................................................... 38 2.2.5. Lý thuyết thể chế ................................................................................... 38
  7. v 2.3 Lược khảo các nghiên cứu liên quan ...........................................................40 2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài...................................................................40 2.3.2 Các nghiên cứu trong nước...................................................................52 2.4 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ...........................................55 2.4.1 Cơ sở xây dựng mô hình .......................................................................55 2.4.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu .........................................................59 2.4.2.1 Mối quan hệ giữa định hướng thị trường và kết quả kinh doanh .....59 2.4.2.2 Mối quan hệ giữa định hướng thị trường và sự đổi mới ..................60 2.4.2.3 Mối quan hệ giữa định hướng thị trường và định hướng học hỏi ....61 2.4.2.4 Mối quan hệ giữa định hướng học hỏi và kết quả kinh doanh .........61 2.4.2.5 Mối quan hệ giữa định hướng học hỏi và sự đổi mới ......................62 2.4.2.6 Mối quan hệ giữa đổi mới và kết quả kinh doanh ............................63 2.4.2.7 Vai trò điều tiết của môi trường kinh doanh ....................................64 Kết luận chương 2 ...................................................................................................67 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................69 3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................69 3.2 Nghiên cứu định tính.....................................................................................72 3.2.1 Thang đo nháp .........................................................................................72 3.2.1.1 Thang đo định hướng thị trường ..................................................72 3.2.1.2 Thang đo định hướng học hỏi .......................................................73 3.2.1.3 Thang đo đổi mới ...........................................................................74 3.2.1.4 Thang đo môi trường kinh doanh.................................................74 3.2.1.5 Thang đo kết quả kinh doanh .......................................................75 3.2.2 Phỏng vấn chuyên gia ............................................................................75 3.2.2.1 Mục tiêu ...........................................................................................75 3.2.2.2 Đối tượng phỏng vấn ......................................................................75 3.2.2.3 Qui trình phỏng vấn .......................................................................76 3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính ...............................................................76
  8. vi 3.2.3.1 Định hướng thị trường (MO) ....................................................... 77 3.2.3.2 Định hướng học hỏi (LO) .............................................................. 78 3.2.3.3 Đổi mới (IN) ................................................................................... 79 3.2.3.4 Môi trường kinh doanh (BE) ........................................................ 80 3.2.3.5 Kết quả kinh doanh (BP) .............................................................. 82 3.2.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ............................................................ 83 3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ....................................................................... 83 3.3.1 Mô tả mẫu .............................................................................................. 86 3.3.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ................................................ 87 3.3.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá ................................................. 88 3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức ............................................................. 89 3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức ............................. 89 3.4.2 Thiết kế mẫu nghiên cứu chính thức .................................................. 89 3.4.3 Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu ................................................... 91 3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................... 92 3.4.4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo .............................................. 92 3.4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................... 92 3.4.4.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .......................................... 93 3.4.4.4 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ........................... 94 3.4.4.5 Kiểm định Bootstrap ..................................................................... 95 3.4.4.6 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm ....................................... 95 Kết luận chương 3 .................................................................................................. 96 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 97 4.1 Tổng quan về ngành khách sạn – nhà hàng ............................................... 97 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ................................................ 97 4.2.1 Mô tả mẫu .............................................................................................. 98 4.2.2 Kiểm định thang đo .............................................................................. 99 4.2.2.1 Cronbach’s Alpha ......................................................................... 99
  9. vii 4.2.2.2 Kết quả EFA .................................................................................103 4.2.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................105 4.2.2.4. Kiểm định độ sai lệch do phương pháp .....................................108 4.2.3 Phân tích SEM .....................................................................................109 4.2.3.1 Mô hình không xem xét vai trò của biến điều tiết .....................109 4.2.3.2 Mô hình có xem xét vai trò của biến điều tiết ............................112 4.2.3.3. Kiểm định vai trò trung gian sự đổi mới...................................118 4.2.4 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm .............................................118 4.2.4.1 Kiểm định về KQKD đối với quy mô lao động của doanh nghiệp ....................................................................................................................118 4.2.4.2. Kiểm định về KQKD đối với loại hình của doanh nghiệp.......119 4.2.4.3 Kiểm định về KQKD đối với 3 nhóm trình độ học vấn .................121 4.2.4.4 Kiểm định về KQKD đối với quy mô vốn của doanh nghiệp...122 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................123 Kết luận Chương 4 ................................................................................................125 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ..........................................126 5.1 Kết luận ........................................................................................................126 5.2 Hàm ý quản trị .............................................................................................128 5.2.1 Hàm ý về vai trò trung gian của sự đổi mới ......................................128 5.2.2 Hàm ý về môi trường kinh doanh ......................................................130 5.2.3 Hàm ý về định hướng học hỏi .............................................................131 5.2.4 Hàm ý về định hướng thị trường .......................................................133 5.2.5 Hàm ý về sự khác biệt có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................................................135 5.2.5.1 Sự khác biệt về loại hình doanh nghiệp .....................................135 5.2.5.2 Sự khác biệt về trình độ học vấn.................................................136 5.2.5.3 Sự khác biệt về quy mô vốn của doanh nghiệp .........................137 5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu .....................................137
  10. viii Kết luận Chương 5 ............................................................................................... 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................... 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 1 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 15 PHỤ LỤC 1: THANG ĐO GỐC ........................................................................... 15 PHỤ LỤC 2: BẢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ........................................... 18 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA .................................... 22 PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ .............. 25 PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC 30 PHỤ LỤC 6: PHỤ LỤC KIỂM ĐỊNH THANG ĐO .......................................... 35 PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA .............................. 99 PHỤ LỤC 8: SỐ LƯỢNG DANH SÁCH DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN – NHÀ HÀNG .......................................................................................................... 100
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh CA Cronbach’s Alpha CTCP Công ty cổ phần CFA Phân tích nhân tố khám phá Confirmation Factor Analysis CR Độ tin cậy tổng hợp Composite Reliability DN Doanh nghiệp DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐHHH Định hướng học hỏi ĐM Đổi mới ĐHTT Định hướng thị trường ĐTCT Đối thủ cạnh tranh ĐHKH Định hướng khách hàng EFA Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis HQHĐ Hiệu quả hoạt động KS-NH Khách sạn – Nhà hàng KQKD Kết quả kinh doanh KQNC Kết quả nghiên cứu ML Ước lượng hợp lý cực đại Maximum Likelihood MTKD Môi trường kinh doanh SHL Sự hài lòng SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính Structural Equation Modeling TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các biến nghiên cứu có liên quan ............................ 57 Bảng 2.2 Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu ................................................... 66 Bảng 3.1 Thang đo định hướng thị trường ...................................................... 72 Bảng 3.2 Thang đo định hướng học hỏi .......................................................... 73 Bảng 3.3 Thang đo đổi mới ............................................................................. 74 Bảng 3.4 Thang đo môi trường kinh doanh .................................................... 74 Bảng 3.5 Thang đo kết quả kinh doanh ........................................................... 75 Bảng 3.6 Thang đo định hướng thị trường ...................................................... 78 Bảng 3.7 Thang đo định hướng học hỏi .......................................................... 79 Bảng 3.8 Thang đo đổi mới ............................................................................. 80 Bảng 3.9 Thang đo môi trường kinh doanh .................................................... 82 Bảng 3.10 Thang đo kết quả kinh doanh ......................................................... 83 Bảng 3.11 Kích thước mẫu nghiên cứu sơ bộ ................................................. 84 Bảng 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .......................................................................... 99 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha thang đo MO ........................ 100 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha thang đo LO ......................... 100 Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha thang đo IN .......................... 101 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha thang đo BE ......................... 101 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha thang đo BP ......................... 102 Bảng 4.7 Bảng thống kê kết quả tổng hợp kiểm định cuối cùng của từng biến ................................................................................................................................ 102 Bảng 4.8 KMO and Bartlett's Test ..................................................................... 103 Bảng 4.9 Ma trận xoay các yếu tố ...................................................................... 103 Bảng 4.10 Bảng tổng hợp các biến sau khi kiểm định EFA ........................... 104 Bảng 4.11 Tóm tắt thông tin phân tích CFA..................................................... 105 Bảng 4.12 Các thông số tin cậy tổng hợp, phương sai trích ........................... 105
  13. xi Bảng 4.13 Hệ số chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa của các biến quan sát ..........106 Bảng 4.14 Giá trị tổng phương sai trích và căn bậc 2 tổng phương sai trích 106 Bảng 4.15 Bảng kiểm định giá trị phân biệt ......................................................107 Bảng 4.16 Các chỉ số đánh giá khi không xem xét vai trò của biến điều tiết 110 Bảng 4.17 Kết quả kiểm định cấu trúc tuyến tính SEM...................................111 Bảng 4.18 Kết quả phân tích Boostrap ...............................................................111 Bảng 4.19 Các chỉ số đánh giá khi xem xét vai trò của biến điều tiết ............113 Bảng 4.20 Kiểm định giả thuyết .........................................................................114 Bảng 4.21 Kết quả phân tích Bootstrap..............................................................117 Bảng 4.22 Bảng tóm tắt hệ số Bêta.....................................................................117 Bảng 4. 23. Kiểm định biến trung gian ..............................................................118 Bảng 4.24 Kiểm định tính đồng nhất của phương sai ......................................118 Bảng 4.25 Kiểm định sự khác biệt về KQKD đối với 3 nhóm quy mô lao động của doanh nghiệp - ANOVA ...............................................................................119 Bảng 4.26 Kiểm định post-hoc sự khác biệt về KQKD giữa 3 nhóm lao động .................................................................................................................................119 Bảng 4. 27. Kiểm định tính đồng nhất của phương sai ....................................119 Bảng 4.28 Kiểm định sự khác biệt về KQKD đối với 4 nhóm loại hình doanh nghiệp .....................................................................................................................120 Bảng 4.29 Kiểm định post-hoc sự khác biệt về KQKD giữa loại hình hoạt động ........................................................................................................................120 Bảng 4.30 Kiểm định tính đồng nhất của phương sai ......................................121 Bảng 4.31 Kiểm định sự khác biệt về KQKD đối với 3 nhóm trình độ học vấn .................................................................................................................................121 Bảng 4.32 Kiểm định sự khác biệt về trình độ học vấn ...................................121 Bảng 4.33 Kiểm định tính đồng nhất của phương sai ......................................122
  14. xii Bảng 4.34 Kiểm định sự khác biệt về KQKD đối với quy mô vốn của doanh nghiệp .................................................................................................................... 122 Bảng 5.1 Kết quả thống kê về đổi mới .............................................................. 128 Bảng 5.2 Kết quả thống kê về môi trường kinh doanh................................... 130 Bảng 5.3 Kết quả thống kê về định hướng học hỏi.......................................... 132 Bảng 5.4 Kết quả thống kê về định hướng thị trường ..................................... 134
  15. xiii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các lý thuyết nền và các khái niệm nghiên cứu trong mô hình lý thuyết ..........................................................................................39 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Pardi và cộng sự (2014) ..............................42 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Mahmoud Abdulai Mahmoud và cộng sự (2016) .......................................................................................................................43 Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Abeer Zayed và Nawal Alawad (2017) ....44 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Shehu, A.M., và Mahmood, R. (2014)......46 Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Aris Tri Haryanto và cộng sự (2017) ........46 Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Suliyanto và Rahaba (2012) .......................47 Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Vij, S., và Farooq, R. (2015) ......................49 Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu của Kharabsheh, R. và Ensour, W. (2017) ......49 Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu của Bylon Abeeku Bamfo & Jerry Jay Kraa (2019) .......................................................................................................................50 Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu của Eris và Ozmen (2012) ...............................51 Hình 2.12 Mô hình nghiên cứu của Ansari và cộng sự (2013) .......................52 Hình 2.13 Mô hình nghiên cứu của Bùi Huy Hải Bích và Võ Thị Thanh Nhàn (2007) .......................................................................................................................53 Hình 2.14 Mô hình nghiên cứu của Lại Văn Tài và Hứa Kiều Phương Mai (2007) .......................................................................................................................54 Hình 2.15 Mô hình nghiên cứu của Lê Nguyễn Hậu và Phạm Ngọc Thúy (2007) .......................................................................................................................54 Hình 2.16 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................67 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu..............................................................................71 Hình 4.1 Kết quả mô hình CFA ..........................................................................108 Hình 4.2 Kết quả phân tích SEM cho mô hình nghiên cứu .............................110 Hình 4.3 Kết quả phân tích SEM cho mô hình nghiên cứu .............................114
  16. xiv TÓM TẮT LUẬN ÁN Trong đại dịch Covid-19, môi trường kinh doanh đầy biến động, nhiều doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng tại TP. Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp sụt giảm và tỷ lệ phá sản giải thể của doanh nghiệp ngày càng tăng. Trước bối cảnh đó, doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng cần phải có chiến lược về nguồn lực nội tại để thích ứng với môi trường kinh doanh. Vì vậy, luận án được thực hiện nhằm kiểm định mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi và kết quả kinh doanh thông qua vai trò trung gian của sự đổi mới và vai trò của điều tiết của môi trường kinh doanh. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính, mô hình(SEM) được thực hiện với cỡ mẫu là 503 quan sát, đối tượng khảo sát là nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi, sự đổi mới và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng. Biến môi trường kinh doanh có vai trò điều tiết các mối quan hệ định hướng thị trường, định hướng học hỏi, sự đổi mới và kết quả kinh doanh. Thông qua vai trò điều tiết, yếu tố môi trường kinh doanh có vai trò làm tăng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng. Sự đổi mới đóng vai trò trung gian một phần giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi và kết quả kinh doanh. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng có sự khác biệt giữa kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng thông qua đặc điểm loại hình hoạt động, trình độ học vấn của ban giám đốc và quy mô doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận án đã đem lại ý nghĩa thực tiễn cho các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng. Ban giám đốc cần chú trọng đến chiến lược định hướng thị trường, định hướng học hỏi, và sự đổi mới để cải thiện kết quả kinh doanh. Ngoài ra, trước sự biến động của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp nhà hàng – khách sạn cần tận dụng và nắm bắt để điều chỉnh chiến lược định hướng thị trường, định hướng học hỏi và sự đổi mới phù hợp để góp phần cải thiện kết quả kinh doanh. Cuối cùng, một số hạn chế cũng được đề cập trong nghiên cứu này. Từ khóa: Định hướng thị trường, định hướng học hỏi, sự đổi mới, kết quả kinh doanh.
  17. xv ABSTRACT During the Covid-19 pandemic, the business environment was volatile, many hotel and restaurant businesses in Ho Chi Minh City were severely affected, leading to a decrease in business results and a bankruptcy rate. The dissolution of enterprises is increasing. In that context, hotel - restaurant businesses need to have a strategy of internal resources to adapt to the business environment.The dessertation is conducted to test the relationship between market orientation, learning orientation and business results through the mediating role of innovation and the role of regulation of the business environment. By using quantitative research combined with qualitative research method, the structural equation modelling (SEM) is performed with a sample size of 503 observations, respondants are leaders of the enterprises in hotel, restaurant sector. The results show that there is a positive relationship between market orientation, learning orientation, innovation and business results. The business environment has the role of moderating relationships between market orientation, learning orientation, innovation and business results. Through the regulatory role, the business environment plays a role in increasing the business results of hotel - restaurant businesses. Innovation partially mediates market orientation, learning orientation, and business performance. In addition, the research results also show that there is a difference between the business results through the characteristics of the type of operation, the education level of the board of directors and the size of the business. The results have brought practical significance to the hotel - restaurant businesses. Leaders needs to focus on market orientation, learning orientation, and innovation strategies to improve business results. In addition, in the face of fluctuations in the business environment, restaurant and hotel businesses need to take advantage and grasp to adjust their market-oriented, learning-oriented and innovation strategies accordingly to contribute to the improvement of their business. improve business results. Finally, some limitations are also mentioned in this study. Keywords: Market orientation, learning orientation, innovation, business results
  18. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương 1 trình bày các nội dung như tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa về mặt thực tiễn và ý nghĩa về mặt lý thuyết, cuối cùng là kết cấu của nghiên cứu. 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1.1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (KQKD) của các doanh nghiệp (DN) đã được các học giả trên thế giới cũng như trong nước quan tâm. KQKD của doanh nghiệp là mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp (Buzzell và Gale, 1987) hoặc đạt được mục tiêu khác nhau về lợi nhuận, tăng trưởng thị phần, doanh thu và các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp (Cyert và March, 1992) và đáp ứng tốt nhu cầu và sở thích của khách hàng (Ledwith và O'Dwyer, 2009). Một số nhà nghiên cứu đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng KQKD thông qua các nguồn lực nội tại (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) và sự đổi mới (Mahmoud và cộng sự, 2016; Zayed và Alawad, 2017) v.v. Một số dòng nghiên cứu điển hình như sau: 1.1.1.1 Dòng nghiên cứu về ảnh hưởng của định hướng thị trường đến KQKD của doanh nghiệp Định hướng thị trường (ĐHTT) là nguồn lực vô hình của doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc đóng góp đến KQKD. ĐHTT đã được xem là có ý nghĩa đối với doanh nghiệp để tạo ra lợi thế so sánh (Han và Srivastava, 1998). Narver và Slater (1990) chỉ ra rằng các nhà nghiên cứu về tiếp thị đã tập trung nghiên cứu và cho rằng ĐHTT ảnh hưởng đến KQKD. Hơn nữa, đó là một nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững, tập trung vào việc tìm kiếm gia tăng cơ hội trên thị trường của doanh nghiệp (Kirca, Jayachandran, và Bearden, 2005). Han, Kim và Srivastava (1998) cho thấy ĐHTT là một hành vi tổ chức tập trung vào khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các chức năng nội bộ. Một số nghiên cứu về tiếp thị đã tìm thấy vai trò quan trọng của ĐHTT dẫn đến KQKD (Slater và Narver, 1994). Day (1994) chỉ
  19. 2 ra rằng ĐHTT là một yếu tố quan trọng đóng góp đến kết quả của doanh nghiệp, bao gồm nhận thức của ban quản lý về sự thành công của lợi thế sản phẩm. Ledwith và O'Dwyer (2009) cho thấy ĐHTT bao gồm định hướng khách hàng, định hướng đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa đối với sự thành công trong các doanh nghiệp nhỏ. Một số nghiên cứu điển hình đã kiểm định mối quan hệ giữa ĐHTT lên KQKD của doanh nghiệp: Pardi và cộng sự (2014); Zayed và Alawad (2017); Haryanto và cộng sự (2017); Suliyanto và Rahaba (2012). 1.1.1.2 Dòng nghiên cứu về ảnh hưởng của định hướng học hỏi đến KQKD của doanh nghiệp Định hướng học hỏi (ĐHHH) là nguồn lực vô hình của doanh nghiệp, thuộc năng lực động của các DN (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Nguồn lực này được dùng để hỗ trợ các tổ chức tạo và chia sẻ kiến thức giữa các nhân viên trong nỗ lực cải thiện kết quả của doanh nghiệp. Sự chia sẻ và phổ biến kiến thức trong nội bộ doanh nghiệp làm cho việc học hỏi trở nên quan trọng hơn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp và cũng là một công cụ hữu hiệu để tạo ra lợi thế cạnh tranh (Garvin, Edmondson, & Gino, 2008). Một số nghiên cứu cho thấy yếu tố ĐHHH ảnh hưởng cùng chiều đến KQKD của doanh nghiệp: Pardi và cộng sự (2014); Suliyanto và Rahaba (2012); Kharabsheh và Ensour (2017). 1.1.1.3 Dòng nghiên cứu về ảnh hưởng của sự ĐM đến KQKD của doanh nghiệp Sự đổi mới đã đóng góp quan trọng trong KQKD của doanh nghiệp. ĐM trong DN được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới thị trường.v.v. Nghiên cứu của Wattanasupachoke (2009) cho thấy doanh nghiệp càng thực hiện đổi mới sản phẩm thì KQKD của doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng. Radas và Bozic (2009) đã khẳng định rằng sự đổi mới về sản phẩm và được giới thiệu ra thị trường là rất quan trọng cho sự tồn tại và tăng trưởng ổn định cho lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nghiên cứu điển hình đã kiểm định mối quan hệ giữa ĐM và KQKD của doanh nghiệp: Mahmoud và cộng sự (2016); Zayed và Alawad (2017); Haryanto và cộng sự (2017).
  20. 3 1.1.1.4 Dòng nghiên cứu về đánh giá vai trò trung gian của sự đổi mới giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD của doanh nghiệp Sự đổi mới đóng vai trò trung gian trong việc ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp giữa ĐHTT, ĐHHH lên KQKD của doanh nghiệp. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Nghiên cứu của Slater và Narver (1994) đã chứng minh rằng giữa ĐHTT và KQKD xuất phát từ sự đổi mới sản phẩm. Một số nghiên cứu điển hình trong trường hợp này: Pardi và cộng sự (2014) đã xem xét mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH, đổi mới, định hướng kinh doanh, lợi thế cạnh tranh và KQKD. Kết quả cho thấy rằng ĐHTT, ĐHHH không ảnh hưởng đến kết quả tiếp thị; ĐHTT ảnh hưởng đến ĐHHH và sự đổi mới; ĐHHH ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh; định hướng kinh doanh ảnh hưởng đến ĐHHH. Nghiên cứu của Mahmoud và cộng sự (2016) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến KQKD của doanh nghiệp: ĐHTT, ĐHHH, đổi mới. Kết quả cho thấy ĐHTT, ĐHHH có ảnh hưởng đến sự đổi mới. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm. Nghiên cứu của Shehu và Mahmood (2014) kiểm tra vai trò trung gian của văn hóa tổ chức giữa ĐHTT và KQKD. Kết quả cho thấy yếu tố văn hóa tổ chức đóng vai trò trung gian giữa ĐHTT và KQKD. Nghiên cứu của Aris và cộng sự (2017) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến KQKD: ĐHTT, ĐHHH, đổi mới. Kết quả cho thấy ĐHTT, ĐHHH ảnh hưởng đến KQKD và đổi mới; đổi mới ảnh hưởng đến KQKD. Nghiên cứu của Suliyanto và Rahaba (2012) có các yếu tố dẫn đến KQKD: ĐHTT, ĐHHH, đổi mới. Kết quả cho thấy đổi mới ảnh hưởng đến KQKD, ĐHTT có thể tăng cường cho ĐHHH và đổi mới. Tuy nhiên, kết quả cho thấy độ chính xác của mô hình còn thấp. Aber và cộng sự (2017) cho thấy có các yếu tố ảnh hưởng KQKD: ĐHTT, ĐHHH, đổi mới, văn hóa. Kết quả cho thấy có mối quan hệ giữa đổi mới và KQKD,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2