intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án hợp tác công tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

17
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường sự tác động của các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự án PPP trong phát triển CSHT giao thông đường bộ Việt Nam; đồng thời chỉ ra sự khác biệt về tầm quan trọng của từng nhân tố; kết hợp đối chiếu với các quy định của các nước có thị trường PPP phát triển và các thông lệ quốc tế phổ biến hiện nay về PPP để đề xuất các hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện các quy định về PPP tại Việt Nam và xây dựng hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo sự thành công của các dự án PPP trong phát triển CSHT giao thông đường bộ ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án hợp tác công tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHẠM ANH TUẤN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG TƯ (PPP) TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHẠM ANH TUẤN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG TƯ (PPP) TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái 2. PGS.TS. Lê Công Hoa HÀ NỘI, NĂM 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nghiên cứu sinh Phạm Anh Tuấn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án được nghiên cứu sinh thực hiện tại Bộ môn Quản trị doanh nghiệp, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái và PGS.TS. Lê Công Hoa. Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái và PGS.TS. Lê Công Hoa đã tận tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn để nghiên cứu sinh hoàn thành nội dung luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Quản trị kinh doanh, các thầy cô giáo trong Bộ môn Quản trị doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ và tạo điều kiện để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các Nhà khoa học trong và ngoài trường đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp nghiên cứu sinh kịp thời bổ sung, hoàn thiện nội dung luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ các cá nhân, tổ chức trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp là những người luôn ở bên cạnh động viên về mặt tinh thần và chia sẻ những lúc khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Nghiên cứu sinh Phạm Anh Tuấn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự án hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ................ 6 1.1.1. Vai trò và trách nhiệm của chính phủ ............................................................ 7 1.1.2. Lựa chọn đối tác nhượng quyền ..................................................................... 9 1.1.3. Rủi ro của PPP ............................................................................................. 11 1.1.4. Tài chính cho PPP ........................................................................................ 13 1.1.5. Sự thành công của dự án PPP ...................................................................... 14 1.1.6. Kết quả, bài học kinh nghiệm rút ra từ các công trình nghiên cứu và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .......................................................................................... 19 1.2. Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ .............................. 22 1.2.1. Đầu tư và dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ........ 22 1.2.2. Hình thức hợp tác công tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ................................................................................................................ 23 1.2.3. Khung phân tích các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự án hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ............................ 33 1.2.4. Kinh nghiệm về hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của một số nước trên thế giới ................................................................ 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 44 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM......... 45 2.1. Thực trạng phát triển CSHT giao thông đường bộ Việt Nam ..................... 45 2.1.1. Chiều dài mạng lưới ..................................................................................... 45 2.1.2. Mật độ đường ............................................................................................... 45
  6. iv 2.2. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức hợp tác công tư ở ViệtNam ............................................................................. 47 2.2.1. Thực trạng về vai trò và trách nhiệm của chính phủ trong việc triển khai các dự án PPP giao thông đường bộ ............................................................................. 49 2.2.2. Thực trạng năng lực đối tác tư nhân trong các dự án PPP giao thông đường bộ ............................................................................................................................ 56 2.2.3. Thực trạng nhận diện và phân bổ rủi ro của các dự án PPP trong giao thông đường bộ ở Việt Nam ............................................................................................. 59 2.2.4. Thực trạng về tài chính cho dự án PPP giao thông đường bộ ở Việt Nam .. 64 2.3. Đánh giá chung thực trạng triển khai các dự án PPP giao thông đường bộ Việt Nam ................................................................................................................... 67 2.3.1. Thành tựu đạt được trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Việt Nam ................................................................................... 67 2.3.2. Hạn chế trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Việt Nam ................................................................................................... 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 73 CHƯƠNG 3: ĐO LƯỜNG TẦM QUAN TRỌNG VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN PPP TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM.................. 74 3.1. Lựa chọn các thang đo và biến quan sát......................................................... 74 3.1.1. Đối với các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án PPP trong giao thông đường bộ ...................................................................................................... 74 3.1.2. Đối với biến phụ thuộc “sự thành công của dự án PPP” ............................. 76 3.2. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 78 3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo: sử dụng hệ số Cronbach’s alpha .................. 79 3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................................. 80 3.2.3. Xây dựng mô hình hồi qui đa biến ............................................................... 80 3.3. Phân tích các nhân tố tác động đến sự thành công và các khía cạnh thành công của dự án PPP đường bộ ................................................................................ 81 3.3.1. Đối với các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án PPP trong giao thông đường bộ ...................................................................................................... 83 3.3.2. Đối với biến “sự thành công của dự án PPP” .............................................. 97 3.4. Đo lường tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam ............. 105 3.5. Xây dựng mô hình hồi qui tuyến tính phản ánh sự tác động của các nhân tố đến sự thành công của dự án PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam .......................................................................................... 111
  7. v 3.5.1. Phân tích tương quan ................................................................................. 112 3.5.2. Phân tích hồi qui ........................................................................................ 113 3.6. Kết luận và một số khuyến nghị .................................................................... 116 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 119 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN PPP TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM .................................................. 120 4.1. Định hướng phát triển và nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam................................................................................ 120 4.1.1. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 ...................................................................... 120 4.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 .......................................................................... 122 4.2. Quan điểm, định hướng đầu tư CSHT giao thông đường bộ theo hình thức hợp tác công tư ở Việt Nam .................................................................................. 124 4.3. Các khuyến nghị nhằm đảm bảo sự thành công của các dự án PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ................................ 126 4.3.1. Đối với khu vực Nhà nước ......................................................................... 126 4.3.2. Đối với khu vực tư nhân ............................................................................ 128 4.3.3. Đối với bên cho vay, tài trợ........................................................................ 133 4.4. Đề xuất các giải pháp đảm bảo sự thành công của dự án PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam ..................................................... 136 4.4.1. Các giải pháp về vai trò và trách nhiệm của nhà nước .............................. 136 4.4.2. Giải pháp về lựa chọn đối tác tư nhân tham gia dự án PPP giao thông đường bộ .......................................................................................................................... 141 4.4.3. Giải pháp về rủi ro của dự án PPP giao thông đường bộ ........................... 144 4.4.4. Giải pháp về tài chính cho dự án PPP giao thông đường bộ ..................... 146 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 148 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 151 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 163
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết Diễn giải tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển ChâuÁ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BOO Build – Own – Operate Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh Build – Own – Operate – Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh - BOOT Transfer Chuyển giao BOT Build – Operate – Transfer Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao BTN Bê tông nhựa BTXM Bê tông xi măng CQNN Cơ quan nhà nước CSFs Critical Success Factors Các nhân tố thành công quan trọng CSHT Cơ sở hạ tầng Design – Build – Finance – Thiết kế - Xây dựng - Tài trợ - Kinh DBFO Operate doanh DBO Design – Build – Operate Thiết kế - Xây dựng - Kinh doanh DNNN Doanh nghiệp nhà nước EIB European Investment Bank Ngân hàng Đầu tư Châu Âu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GPMB Giải phóng mặt bằng GTĐB Giao thông đường bộ GTVT Giao thông vận tải KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông KHĐT Kế hoạch đầu tư KTĐB Kĩ thuật đường bộ KT-XH Kinh tế - xã hội NAO National Audit Office Văn phòng Kiểm toán Quốc gia NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại
  9. vii Chữ viết Diễn giải tắt Tiếng Anh Tiếng Việt NPV Net Present Value Giá trị hiện tại thuần NSNN Ngân sách nhà nước Official Development ODA Viện trợ phát triển chính thức Assistance OM Operation – Maintenance Kinh doanh – Bảo trì PFI Private Finance Initiative Sáng kiến tài chính tư nhân PPP Public Private Partnerships Quan hệ đối tác công tư QL Quốc lộ QLNN Quản lý nhà nước SCTX Sửa chữa thường xuyên SPV Special Purpose Vehicle Doanh nghiệp dự án TPCP Trái phiếu chính phủ WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới XDCB Xây dựng cơ bản
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Quy trình nghiên cứu đề tài ................................................................................3 Hình 1.1: Các khía cạnh nghiên cứu về PPP ...................................................................6 Hình 1.2: Sơ đồ tương quan của dự án Đối tác công – tư .............................................16 Hình 1.3: Tính liên tục của các loại hình PPP ...............................................................26 Hình 2.1: Tỷ lệ số dự án giao thông đường bộ theo hình thức hợp đồng .....................49 Hình 2.2: Tỷ trọng vốn đầu tư của các dự án giao thông đường bộ theo hình thức hợp đồng ...............................................................................................................................49 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu định lượng ..................................................................79 Hình 3.2: Mô hình phân tích các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án PPP trong giao thông đường bộ ..........................................................................................111
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về vai trò và trách nhiệm của chính phủ đối với các dự án PPP ............................................................................................................7 Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu về lựa chọn đối tác nhượng quyền cho dự án PPP .....10 Bảng 1.3: Tổng hợp các nghiên cứu chính về rủi ro của PPP .......................................11 Bảng 1.4: Tổng hợp các nghiên cứu chính về tài chính cho dự án PPP ........................14 Bảng 1.5: Các chỉ số thành công của các dự án PPP .....................................................17 Bảng 1.6: Những phát hiện chính từ các nghiên cứu và bài học kinh nghiệm ..............19 Bảng 1.7: Các định nghĩa về PPP ..................................................................................24 Bảng 1.8: Một số loại hình PPP.....................................................................................26 Bảng 1.9: Lợi ích và trở ngại của PPP...........................................................................31 Bảng 1.10: Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về CSFs cho các dự án PPP ..................33 Bảng 2.1: Thống kê mật độ hiện trạng hệ thống đường cao tốc Việt Nam ...................45 Bảng 2.2: Thống kê mật độ hiện trạng hệ thống quốc lộ Việt Nam đến nay ................47 Bảng 2.3: Số lượng và vốn đầu tư theo hình thức hợp đồng dự án GTĐB ...................48 Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án PPP trong phát triển CSHT giao thông đường bộ ..................................................................................74 Bảng 3.2: Các thang đo và biến quan sát nhằm đo lường sự thành công của các dự án PPP.................................................................................................................................76 Bảng 3.3: Vai trò của người trả lời khảo sát trong các dự án PPP đường bộ ................82 Bảng 3.4: Kinh nghiệm của người trả lời khảo sát ........................................................82 Bảng 3.5: Phân tích phương sai các nhân tố được giải thích cho các nhân tố thành công quan trọng đối với các dự án PPP..................................................................................84 Bảng 3.6: Ma trận xoay nhân tố (tải) của các nhân tố thành công quan trọng đối với dự án PPP đường bộ ...........................................................................................................85 Bảng 3.7: Dữ liệu mô tả về khía cạnh thành công của dự án “đáp ứng các mục tiêu thiết kế” ..................................................................................................................................98 Bảng 3.8: Dữ liệu mô tả về khía cạnh thành công của dự án “mang lại lợi ích cho đối tượng thụ hưởng”...........................................................................................................98 Bảng 3.9: Dữ liệu mô tả về khía cạnh thành công của dự án “mang lại lợi ích cho đối tác tư nhân” .........................................................................................................................99 Bảng 3.10: Dữ liệu mô tả về khía cạnh thành công của dự án "lợi ích cho đối tác nhà nước"..............................................................................................................................99 Bảng 3.11: Dữ liệu mô tả về khía cạnh thành công của dự án “đáp ứng các mục tiêu dài hạn” ..............................................................................................................................100
  12. x Bảng 3.12: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) các chỉ số thành công của dự án Đối tác Công – Tư ....................................................................................................................101 Bảng 3.13: Tầm quan trọng tương đối của các nhân tố CSF trong các dự án PPP đường bộ .................................................................................................................................106 Bảng 3.14: Hệ số tương quan giữa các nhân tố ...........................................................113 Bảng 3.15: Kết quả ước lượng hệ số hồi qui ...............................................................114 Bảng 3.16: Giá trị hệ số xác định R2 và hệ số Durbin-Watson ...................................114 Bảng 3.17: Giá trị thống kê F, kiểm định Fisher .........................................................115 Bảng 4.1: Quy hoạch hệ thống cao tốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 .........120 Bảng 4.2: Quy hoạch hệ thống quốc lộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.........121 Bảng 4.3: Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cao tốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 .....122 Bảng 4.4: Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống quốc lộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.....123 Bảng 4.5: Kênh đầu tư vào hạ tầng của khu vực tư nhân ............................................133
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ rất lớn, trong đó cho hệ thống đường cao tốc là 1.879.597 tỷ đồng và cho hệ thống quốc lộ là 557.777 tỷ đồng. Trong khi các nguồn vốn từ ngân sách, ODA,... dành cho giao thông hạn chế thì việc xã hội hóa là hết sức quan trọng để tạo bước đột phá trong hạ tầng giao thông, trong đó PPP đang được kỳ vọng là cứu cánh để tăng nguồn lực và vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng; và để phát triển CSHT giao thông đường bộ ở Việt Nam, đối tác công - tư (PPP) được coi là hình thức đầu tư tối ưu nhất trong hiện tại và tương lai, thông qua hình thức này đối tác tư nhân và nhà nước cùng tham gia đầu tư phát triển CSHT giao thông đường bộ, giúp giảm áp lực ngân sách đầu tư công và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, hình thức hợp tác công tư (PPP) cũng không phải là hình thức hoàn hảo để đáp ứng được yêu cầu phát triển CSHT giao thông đường bộ của nước ta hiện nay, nó chỉ phát huy hiệu quả khi được áp dụng trong những điều kiện thích hợp. Trên thực tế, PPP trong phát triển CSHT giao thông đường bộ đã được áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới, còn ở Việt Nam hình thức này cũng đã được triển khai nhưng kết quả còn hạn chế thậm chí có những dự án thất bại bởi chưa xác định được những điều kiện, lựa chọn được những dự án phù hợp và có hình thức hợp tác thích hợp (phân chia rủi ro, hình thức hợp đồng) giữa nhà nước và tư nhân phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng như cụ thể từng dự án. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều chỉ rõ sự cần thiết của hình thức PPP trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và giao thông đường bộ nói riêng, đặc biệt trong điều kiện ngân sách chính phủ hạn hẹp, sự sáng tạo và năng động của khu vực công còn hạn chế. Các điều kiện về thể chế cũng đã được làm rõ. Các nghiên cứu này cũng cung cấp những thông tin chung cho việc hiểu những nội dung cơ bản của PPP, những ưu điểm, hạn chế, những yếu tố tác động đến sự thành công cũng như rào cản của PPP, tuy nhiên các nghiên cứu này cũng khẳng định hệ thống các nhân tố này cũng như tầm quan trọng và sự tác động của chúng có thể khác nhau giữa các quốc gia khác nhau, giữa các lĩnh vực khác nhau và giữa các dự án PPP khác nhau. Mặt khác, tại Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào tổng hợp và xây dựng một cách chuyên sâu hệ thống các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự án PPP trong phát triển CSHT giao thông đường bộ; cũng như chưa chỉ ra sự khác biệt về tầm quan trọng của từng nhân tố và đo lường sự tác động của chúng; đó chính là khoảng
  14. 2 trống mà nghiên cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu trong đề tài của mình. Tóm lại, từ việc tổng hợp các nghiên cứu đã giúp tập hợp được một hệ thống các nhân tố tác động đến sự thành công các dự án PPP phát triển CSHT giao thông đường bộ trong bối cảnh Việt . Việc nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường sự tác động của các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự án PPP trong phát triển CSHT giao thông đường bộ Việt Nam; đồng thời chỉ ra sự khác biệt về tầm quan trọng của từng nhân tố; kết hợp đối chiếu với các quy định của các nước có thị trường PPP phát triển và các thông lệ quốc tế phổ biến hiện nay về PPP để đề xuất các hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện các quy định về PPP tại Việt Nam và xây dựng hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo sự thành công của các dự án PPP trong phát triển CSHT giao thông đường bộ ở Việt Nam. Vì vậy, đề tài cần giải quyết các vấn đề sau: - Xác định danh mục các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự án PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. - Đo lường sự tác động của các nhân tố đến sự thành công của các dự án PPP. - Đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố dựa trên sự cảm nhận của tất cả các đối tượng được khảo sát. - Đề xuất các khuyến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo sự thành công của các dự án PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Đề tài tập trung nghiên cứu các dự án PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý đã và đang thực hiện. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, nội dung của luận án phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau đây: 1. Tiêu chí nào đánh giá sự thành công của dự án PPP trong giao thông đường bộ? 2. Các nhân tố nào tác động đến sự thành công của dự án PPP giao thông đường bộ tại Việt Nam?
  15. 3 3. Tác động của các nhân tố đó đến sự thành công của dự án PPP giao thông đường bộ tại Việt Nam? 4. Có sự khác biệt nào về tầm quan trọng của mỗi nhân tố đó? 5. Cần có những giải pháp/khuyến nghị gì đối với từng nhân tố để đảm bảo sự thành công của dự án PPP giao thông đường bộ tại Việt Nam? 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo qui trình nghiên cứu sau đây: Hoạt động Công cụ Kết quả Xác định khoảng trống 1. Tổng quan nghiên nghiên cứu, cơ sở lý luận, cứu danh mục các nhân tố và mô hình nghiên cứu 2. Phân tích thực trạng Đánh giá thực trạng và các dự án PPP giao hoàn thiện các nhân tố thông đường bộ ở Việt trong mô hình nghiên Nam cứu Đo lường tầm quan 3. Nghiên cứu định trọng và sự tác động Phần mềm của các nhân tố đến lượng thống kê thành công của các dự SPSS án PPP trong GTĐB Đề xuất các khuyến 4. Thảo luận kết quả nghị/giải pháp đảm nghiên cứu bảo sự thành công của các dự án PPP trong GTĐB ở Việt Nam Hình 1: Quy trình nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu tổng quan nhằm xác định danh mục các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu.
  16. 4 - Phân tích thực trạng các dự án PPP giao thông đường bộ đã triển khai nhằm điều chỉnh, bổ sung danh mục các nhân tố tác động, đồng thời điều chỉnh thang đo. - Thiết kế phiếu khảo sát với đối tượng khảo sát là các cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác công tư, các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đang tham gia với vai trò chủ đầu tư và/hoặc nhà thầu nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố. - Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình hồi quy đa biến nhằm đo lường sự tác động của các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự án PPP bằng công cụ phần mềm SPSS. - Phân tích, tổng hợp kinh nghiệm và các quy định về PPP của các nước có thị trường PPP phát triển cũng như các thông lệ quốc tế phổ biến về PPP hiện nay để đề xuất các hàm ý chính sách và ý nghĩa quản lý. - Từ kết quả nghiên cứu định lượng về sự tác động của các nhân tố, đề xuất các nhóm giải pháp/khuyến nghị đối với từng bên liên quan trong các dự án PPP phát triển CSHT giao thông đường bộ để đảm bảo các dự án này thành công. 6. Các kết quả nghiên cứu của luận án - Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Thứ nhất, luận án đã góp phần bổ khuyết vào hệ thống cơ sở lý thuyết về các tiêu chí đánh giá sự thành công của dự án PPP trong giao thông đường bộ (GTĐB). Các nghiên cứu trước chủ yếu đánh giá sự thành công của dự án PPP trong GTĐB dưới góc độ tìm hiểu ý định của nhà đầu tư tư nhân qua đó đề xuất giải pháp để thu hút được vốn đầu tư từ đối tác tư nhân. Nghiên cứu này đo lường sự thành công của dự án PPP trong GTĐB với cách tiếp cận đảm bảo đáp ứng hài hòa kỳ vọng và lợi ích của các bên liên quan trong dự án PPP, bao gồm Nhà nước, nhà đầu tư tư nhân, và đối tượng tham gia giao thông và trả phí. Cụ thể luận án đã khám phá được năm thang đo để đo lường sự thành công của dự án PPP trong GTĐB, trong đó các thang đo từ 2 đến 4 lần lượt đo lường “lợi ích cho đối tượng thụ hưởng”, “lợi ích cho đối tác tư nhân” và “lợi ích cho đối tác nhà nước”. Thứ hai, với thang đo mới của nhân tố sự thành công của dự án PPP trong GTĐB, thông qua các thủ tục kiểm định, luận án đã khám phá các mối quan hệ phụ thuộc giữa các nhân tố thành công quan trọng, qua đó khẳng định không có dự án PPP nào thỏa mãn tất cả kỳ vọng của các bên. Do đó, cơ chế đàm phán, tham vấn đóng vai trò cốt yếu để hài hòa lợi ích các bên và đảm bảo sự thành công của dự án PPP trong lĩnh vực GTĐB.
  17. 5 - Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù có sự khác biệt tương đối giữa các bên liên quan về tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án PPP trong GTĐB, năm nhân tố nổi bật nhất là: Đối tác tư nhân mạnh, Phân bổ và chia sẻ rủi ro phù hợp, Thị trường tài chính phát triển, Cam kết/trách nhiệm của nhà nước/tư nhân và Đánh giá chi phí/lợi ích toàn diện và thực tế. Tác động đến các nhân tố này đòi hỏi sự hoàn thiện, thay đổi tích cực hơn về quan điểm, thái độ và vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với đối tác tư nhân và đối tượng sử dụng, trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư; và tạo sự nhìn nhận tích cực và hành vi đồng thuận của xã hội. Thứ hai, dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đã khẳng định sự tham gia và tham vấn giữa nhà đầu tư với người sử dụng trước khi triển khai dự án là một trong những giải pháp cốt lõi: với khu vực tư nhân, cần giữ mối quan hệ chặt chẽ giữa các bên trong quá trình thực hiện dự án; với đối tượng thụ hưởng, cần sẵn sàng tham gia tham vấn tại địa phương đối với các dự án PPP; với Nhà nước cần tích cực tham gia giám sát và lắng nghe với tinh thần cầu thị, phản hồi về những vấn đề bất cập trong cơ chế, chính sách từ cả đối tác tư nhân và người thụ hưởng để kịp thời tháo gỡ. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung luận án được bố cục thành 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự án hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức hợp tác công tư tại Việt Nam. Chương 3: Đo lường tầm quan trọng và sự tác động của các nhân tố đến sự thành công của các dự án hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. Chương 4: Đề xuất các khuyến nghị và giải pháp đảm bảo sự thành công của các dự án hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.
  18. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự án hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Sự phức tạp trong mối quan hệ hợp đồng giữa những người tham gia và thời gian nhượng quyền dài làm cho hình thức PPP có sự khác biệt so với hình thức đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ truyền thống ở chỗ: có nhiều sự không chắc chắn và rủi ro liên quan đến PPP; đối tác nhượng quyền nhận nhiều trách nhiệm hơn và rủi ro lớn hơn và nhiều hơn so với một nhà thầu truyền thống; các vấn đề tài chính trong một dự án PPP phức tạp hơn nhiều; và việc phân bổ rủi ro và lợi ích giữa những người tham gia là khó khăn hơn. (Zhang, 2004; Akintoye, 2003; Merna, 1998; J. Delmon, 2000) Những đặc điểm này đã khiến các nhà nghiên cứu điều tra năm khía cạnh chính của PPP: vai trò và trách nhiệm của chính phủ; lựa chọn đối tác nhượng quyền; rủi ro của PPP; tài chính cho PPP; và các yếu tố thành công quan trọng và/hoặc rào cản cho các dự án PPP. Các yếu tố này được thể hiện trong Hình 1.1. Nghiên cứu về PPP Vai trò và trách Lựa chọn đối nhiệm của tác nhượng chính phủ quyền Các yếu tố thành công cho PPP Rủi ro PPP Tài chính cho PPP Hình 1.1: Các khía cạnh nghiên cứu về PPP
  19. 7 Mặc dù danh sách các nhân tố tác động đến sự thành công của và rào cản đối với các dự án PPP có sự khác biệt nhất định giữa các nghiên cứu, tuy nhiên các nghiên cứu đều cho thấy sự thành công hay thất bại của một dự án PPP phụ thuộc vào: thẩm quyền của chính phủ; việc lựa chọn một đối tác nhượng quyền thích hợp; phân bổ rủi ro thích hợp giữa khu vực công và tư nhân; và một gói tài chính hợp lý. Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến PPP tập trung vào bốn khía cạnh này (như trong Hình 1.1). 1.1.1. Vai trò và trách nhiệm của chính phủ Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển một dự án PPP. Sự tham gia không phù hợp của chính phủ hoặc chính phủ không có khả năng để quản lý các dự án PPP có thể dẫn đến sự thất bại của dự án. Dự án Hệ thống Giao thông trên cao của Bangkok - Bangkok Elevated Transport System (BETS) - ở Thái Lan là một ví dụ. BETS là một dự án PPP kiểu BOT, được lên kế hoạch để xây dựng một hệ thống đường sắt và đường trên cao dài 60 km qua trung tâm của thủ đô. Hopewell, đối tác được nhượng quyền, đã được cấp quyền thu phí trong 30 năm và phát triển 900.000 m2 đất dọc theo tuyến đường được đề xuất (Zhang, 2001). Dự án này cuối cùng đã bị Chính phủ Thái Lan chấm dứt. Sự thay đổi đột ngột yêu cầu của chính phủ và việc thiếu sự hỗ trợ của chính phủ trong việc giải quyết những mâu thuẫn với một số tuyến đường thu phí cạnh tranh lân cận đã được xác định là nguyên nhân dẫn đến thất bại của dự án (Tam and Leung, 1997). Các nhà nghiên cứu đã cố gắng để làm rõ vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ các dự án PPP (như tóm tắt trong Bảng 1.1). Năm vai trò chính của chính phủ có thể kết luận như sau: tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, thiết lập khung pháp lý / quy định đầy đủ, thiết lập cơ quan điều phối và hỗ trợ, lựa chọn một đối tác nhượng quyền phù hợp và phải tích cực tham gia trong suốt vòng đời dự án. Bảng 1.1: Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về vai trò và trách nhiệm của chính phủ đối với các dự án PPP Loại Phạm vi STT Tác giả hình không gian Các phát hiện chính PPP nghiên cứu 1 Abdel Aziz PPP Vương quốc Các nguyên tắc cần được giải quyết để đảm (2007) Anh và bảo triển khai thành công dự án PPP bao Canada gồm: hiểu các mục tiêu của việc sử dụng tài chính tư nhân khi lựa chọn một thỏa thuận PPP, phân bổ rủi ro cho khu vực tư nhân,
  20. 8 Loại Phạm vi STT Tác giả hình không gian Các phát hiện chính PPP nghiên cứu thiết lập một khung pháp lý về PPP đầy đủ và toàn diện, đánh giá giá trị đồng tiền khi lựa chọn hệ thống phân phối, thiết lập đơn vị PPP để phát triển và / hoặc thực thi chính sách, duy trì tính minh bạch trong quy trình lựa chọn đối tác, chuẩn hóa các quy trình và hợp đồng, và sử dụng thông số hiệu suất kỹ thuật. 2 Durchslag et al. PPP Không cụ Một loạt các điều kiện phải được đáp ứng (1994) thể để PPP thành công trong dài hạn: đảm bảo rằng các cơ quan chính phủ cao nhất đưa ra cam kết và hỗ trợ đầy đủ để thúc đẩy chương trình PPP càng nhanh càng tốt; tối đa hóa tính minh bạch và tối thiểu hóa phạm vi cho việc ra quyết định để đảm bảo tính toàn vẹn của quy trình; giảm thiểu việc cung cấp bảo lãnh, ưu đãi và tín dụng của chính phủ; trao quyền cho một ủy ban nhỏ gồm các cá nhân được lựa chọn cẩn thận để giám sát quá trình tư nhân hóa trên tất cả các lĩnh vực; xây dựng và ban hành khung pháp lý và quy định cho ngành trước khi tiến hành bất kỳ quá trình cổ phần hóa hoặc tư nhân hóa thực tế nào; đảm bảo tính toàn vẹn của quá trình tái cấu trúc; và tối đa hóa sự cạnh tranh thông qua việc sử dụng đấu thầu công khai. 3 Koch and PPP Đan Mạch Vai trò của chính phủ Đan Mạch trong việc Buser (2006) quản lý các dự án PPP bao gồm: thành lập một đơn vị tư vấn trung tâm; phát triển một bộ hướng dẫn, công cụ và hợp đồng tiêu chuẩn; chọn một tập hợp các dự án thí điểm; trợ cấp cho các nghiên cứu khả thi; và điều tra các lĩnh vực tiềm năng cho PPP.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2