Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa
lượt xem 33
download
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững du lịch; Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ THỊ CHÂU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÀ NẴNG - 2021
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ THỊ CHÂU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.01.02 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN TS. PHAN THỊ DUNG ĐÀ NẴNG - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án tiến sĩ: “Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu sơ cấp, thứ cấp, trích dẫn tài liệu tham khảo trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực, kết quả nghiên cứu này chưa được ai công bố. Nghiên cứu sinh thực hiện luận án (Ký và ghi rõ họ tên) i
- LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu Luận án “Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng để hoàn thành luận án này. Luận án là công trình nghiên cứu của bản thân với tất cả sự nỗ lực, nhiệt huyết và sự hỗ trợ, quan tâm giúp đỡ chân thành của quý Thầy Cô trong suốt thời gian qua. Với tình cảm chân thành ấy, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, quý Thầy giáo, Cô giáo tham gia giảng dạy của Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến Thầy GS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Cô TS. Phan Thị Dung – là những nhà khoa học tuyệt vời đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Qúy Lãnh đạo các Sở ban ngành, các nhà quản lý, những nhà nghiên cứu khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo trường, nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận án trong suốt thời gian qua. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, cổ vũ, khích lệ và tận tâm giúp đỡ để tôi an tâm nghiên cứu hoàn thành luận án. Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng nhiều trong quá trình nghiên cứu, song có thể còn có những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! ii
- TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là vận dụng lý luận và thực tiễn phát triển bền vững du lịch trên thế giới để đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Khánh Hòa, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp định lượng, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích và tổng hợp để trình bày các kết quả một cách có hệ thống về hoạt động du lịch tại Khánh Hòa. Kết quả thống kê, phân tích thực trạng chỉ ra hạn chế và nguyên nhân là cơ sở đề xuất giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới. Nghiên cứu đã vận dụng phương pháp chuyên gia xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của du lịch. Kết quả phân tích đánh giá đã cho thấy những chỉ tiêu tương đồng thể hiện được tính bền vững của du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua theo từng góc độ. Cụ thể, theo góc độ kinh tế, kết quả đạt được thông qua một số điểm nổi bật như: (1) Tốc độ tăng trưởng lượt khách trong và ngoài nước cũng như doanh thu tăng đều liên tục qua các năm cho thấy mức độ phát triển lâu dài và ổn định, (2) Mức độ đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách địa phương, tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng địa phương, (3) Thu hút được nhiều nhà đầu từ vào phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch với chất lượng và tầm ảnh hưởng quốc tế. Theo góc độ xã hội, kết quả đạt được đó là (1) Đã thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch và tạo cơ hội cho du lịch được phát triển hướng đến tính bền vững; (2) Đã chú trọng hơn đến công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, phát huy giá trị văn hóa của địa phương nhằm hỗ trợ du lịch phát triển bền vững. Dưới góc độ môi trường, môi trường du lịch Khánh Hòa vẫn được đánh giá đang trong ngưỡng quy định, tuy nhiên trước những tác động đã và đang có nguy cơ tổn hại đến môi trường sinh thái, các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch cũng như du khách và cộng động địa phương phải luôn có ý thức trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ môi trường vì một mục tiêu PTBV du lịch. iii
- Đồng thời phát triển du lịch Khánh Hòa vẫn còn một số hạn chế như, (1) Cơ cấu nguồn khách chưa đa dạng, (2) Thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách thấp, (3) Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, (4) Số lượng lao động thiếu, chất lượng lao động còn thấp, (5) Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch còn hạn chế, (6) Môi trường du lịch chưa thực sự đảm bảo. Kết quả nghiên cứu cho phép tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa như: (1) Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch, (2) Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, (3) Tạo nguồn khách ổn định và bền vững, (4) Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng, (5) Tăng cường, nâng cao tính trách nhiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch, (6) Phát triển nguồn nhân lực, (7) Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác liên kết vùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường, (8) Xây dựng các cơ chế chính sách đối với bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa phương, (9) Tăng cường tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, phát triển các lễ hội truyền thống. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở để ngành du lịch Khánh Hòa triển khai ứng dụng nhằm phát triển du lịch tỉnh nhà hướng đến bền vững trong thời gian tới. Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, chuyên gia, độc giả trong việc tiếp cận nội dung, phương pháp đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch làm cơ sở cho việc giảng dạy và thực hiện phát triển mở rộng các nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới. Từ khóa: Phát triển bền vững, Du lịch, Phát triển bền vững du lịch, Chỉ tiêu, Khánh Hòa iv
- ABSTRACT The research objective of this thesis is applying the theory and practice of sustainable tourism development in the world to assess the current situation of sustainable tourism development in Khanh Hoa, based on that, proposing some solutions to contribute to sustainable tourism development in Khanh Hoa in the coming time. To achieve the objective, the author has used expertise research method, quantitative analysis method, descriptive statistical method, analytical and synthesis method to present the results systematically about tourism activities in Khanh Hoa. The results of statistics and analysis help finding out the limitations and causes as a basis for proposing solutions to improve and develop sustainable tourism in Khanh Hoa in the future. The research has applied the expert method to develop a system of indicators for assessment of the sustainability of tourism. Analysis and evaluation results have shown the similar criteria showing the sustainability of Khanh Hoa tourism in recent years from each angle. Specifically, from an economic perspective, the results achieved through a number of highlights such as: (1) The growth of domestic and foreign visitors as well as the steady increase in revenue over the years shows the level of sustainable and long-term development, (2) The contribution of the tourism industry to the local budget, creating jobs and improving material lives for the local community, (3) Attracting more investors from developing tourism service activities with international quality and influence. From a social perspective, the achieved results are (1) Involving local communities in tourism activities and creating opportunities for tourism to be developed towards sustainability; (2) More attention has been paid to the conservation and embellishment of historical relics, promoting the local cultural values in order to support sustainable tourism development. From an environmental perspective, the tourism environment of Khanh Hoa is still assessed to be within the prescribed threshold, but before the impacts have been and are in danger of harming the ecological environment, tourism business establishments. Tourism as well as tourists and local communities v
- must always have a sense of responsibility to preserve and protect the environment for a sustainable tourism development goal. At the same time, it pointed out the limitations such as, (1) The structure of the source of guests is not diverse, (2) The length of stay and spending of guests is low, (3) The infrastructure is not synchronized, (4) The quality of the workforce is insufficent, the quality is low, (5) The participation of the community in tourism development is limited, (6) The tourism environment is not really guaranteed. The research results encourages the author to propose some specific solutions to contribute to sustainable tourism development in Khanh Hoa such as: (1) Improving tourism infrastructure, (2) Protecting natural resources and tourism environment, (3) Creating a stable and sustainable source of visitors, (4) Diversifying typical tourism products, (5) Enhancing responsibility and community participation in process of tourism development, (6) Human resource development, (7) Strengthening tourism promotion, regional cooperation, searching and expanding markets, (8) Building mechanisms and policies for protecting local environmental resources, (9) Enhancing the embellishment of historical and cultural relics, developing traditional festivals. The results of this research will be the basis for Khanh Hoa tourism industry to develop tourism in the province towards sustainability in the future. At the same time, the research results are also a useful reference for researchers, experts and readers in approaching content, method of assessing sustainability in tourism development as a foundation for teaching and implementing development and expansion the coming researches. Keywords: Sustainable development, Tourism, Sustainable tourism development, targets, Khánh Hòa vi
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT ............................................................................................................... v MỤC LỤC ................................................................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ xi DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xiii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. xiv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... xv CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 5 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5 1.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 6 1.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu .................................................................. 6 1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................. 6 1.5.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................................... 10 1.6 Đóng góp của luận án ......................................................................................... 16 1.6.1 Về mặt lý luận ................................................................................................... 16 1.6.2 Về mặt thực tiễn ................................................................................................ 16 1.7 Kết cấu của luận án ............................................................................................ 17 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH..... 19 2.1 Một số khái niệm liên quan phát triển bền vững du lịch.................................... 19 2.1.1 Du lịch ............................................................................................................. 19 2.1.2 Phát triển bền vững ......................................................................................... 19 2.1.3 Mối quan hệ giữa du lịch và phát triển bền vững ........................................... 21 2.1.4 Phát triển bền vững du lịch ...................................................................................... 21 vii
- 2.2 Mô hình phát triển bền vững và phát triển bền vững du lịch ............................. 26 2.2.1 Mô hình phát triển bền vững ........................................................................... 26 2.2.2 Mô hình phát triển bền vững du lịch ............................................................... 31 2.3 Vai trò và nguyên tắc phát triển bền vững du lịch ............................................. 34 2.3.1 Vai trò của phát triển bền vững du lịch................................................................... 34 2.3.2 Nguyên tắc phát triển bền vững du lịch .................................................................. 35 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch ..................................... 36 2.4.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài ..................................................................................... 36 2.4.2 Nhóm các yếu tố bên trong ............................................................................. 39 2.5 Các đánh giá phát triển bền vững du lịch ........................................................... 42 2.5.1 Đánh giá phát triển bền vững du lịch của Machado ....................................... 42 2.5.2 Đánh giá phát triển bền vững du lịch theo bộ chỉ tiêu của UNWTO.............. 43 2.5.3 Đánh giá phát triển bền vững du lịch của Tanguay và cộng sự .............................. 46 2.5.4 Đánh giá phát triển bền vững của các hoạt động du lịch dựa vào sức chứa ................ 47 2.6 Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch trên thế giới và Việt Nam ................ 50 2.6.1 Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch của một số nước trên thế giới ............ 50 2.6.2 Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch của một số địa phương trong nước..... 52 2.6.3. Bài học rút ra cho phát triển du lịch Khánh Hòa ........................................... 56 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 58 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................... 59 3.1 Phương pháp tiếp cận ......................................................................................... 59 3.2 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 60 3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 62 3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu ......................................................................... 62 3.3.2 Phương pháp thống kê mô tả........................................................................... 63 3.3.3 Phương pháp so sánh....................................................................................... 64 3.4 Các phương pháp phân tích xử lý số liệu ............................................................. 64 3.4.1 Phương pháp lịch sử - Logic ........................................................................... 64 3.4.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp .................................................................. 65 viii
- 3.4.3 Phương pháp chuyên gia ................................................................................. 65 3.4.4 Phương pháp xử lý dữ liệu nhằm đánh giá sự hài lòng du khách trước và sau khi đến du lịch Khánh Hòa....................................................................................... 70 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 74 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 75 4.1 Đặc điểm của du lịch Khánh Hòa ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch .... 75 4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa................................................................................................................ 75 4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa ........................................................................................................................... 76 4.2 Thực trạng về phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua (giai đoạn 2011-2019) ...................................................................................................... 78 4.2.1 Đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch theo góc độ kinh tế.................... 78 4.2.2 Đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch theo góc độ xã hội ............ 104 4.2.3 Đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch theo góc độ môi trường ............ 114 4.2.4 Đánh giá sức chứa của một số điểm du lịch.................................................. 124 4.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Khánh Hòa trong thời gian qua ........................................................................................................... 127 4.3.1 Kết quả đạt được ........................................................................................... 127 4.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................... 128 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 136 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH KHÁNH HÒA ....................................................................................................................... 137 5.1 Quan điểm, định hướng phát triển du lịch Khánh Hòa .................................... 137 5.1.1 Quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững...................................... 137 5.1.2 Định hướng phát triển du lịch Khánh Hòa .................................................... 138 5.1.3 Phân tích ma trận SWOT .............................................................................. 138 5.2 Giải pháp phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa .......................................... 141 5.2.1 Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa ............ 141 ix
- 5.2.2 Đánh giá sơ bộ các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch tại Khánh Hòa trong thời gian tới ................................................................................................... 158 5.2.3 Đánh giá mức độ quan trọng của các giải pháp được đề xuất ...................... 159 5.2.4 Đánh giá khả năng thực hiện các giải pháp được đề xuất trong thời gian tới .... 160 5.3 Một số đề xuất kiến nghị .................................................................................. 161 5.3.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung Ương ........................................... 161 5.3.2 Đối với Chính quyền địa phương .................................................................. 161 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ......................................................................................... 162 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 163 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 165 PHỤ LỤC x
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm phát triển bền vững du lịch...................................... 23 Bảng 2.2: So sánh sự phát triển bền vững du lịch và không bền vững ..................... 42 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững du lịch của UNWTO.............. 43 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững du lịch của Manning .................... 45 Bảng 2.5: Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững du lịch của Griffin........................ 46 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu ban đầu .......................................................... 66 Bảng 3.2: Chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa ...... 67 Bảng 3.3: Chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch theo góc độ kinh tế, xã hội và môi trường tại Khánh Hòa .................................................................... 68 Bảng 3.4: Các phát biểu được sử dụng để khảo sát.......................................................... 72 Bảng 4.1: Lượt khách du lịch đến Khánh Hòa giai đoạn 2011-2019 ....................... 78 Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn khách quốc tế giai đoạn 2011-2019 .................................. 80 Bảng 4.3: Số ngày lưu trú bình quân của du khách giai đoạn 2011 - 2019 .............. 83 Bảng 4.4: Chi tiêu bình quân của du khách giai đoạn 2011-2019 ............................ 85 Bảng 4.5: Doanh thu du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2011-2019 ................................ 87 Bảng 4.6: GRDP Khánh Hòa và tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ du lịch giai đoạn 2011- 2019 ........................................................................................................................... 89 Bảng 4.7: Tỷ trọng vốn đầu tư cho du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2011-2019 .......... 94 Bảng 4.8. Phân tích hệ số Cronbach alpha cho các thang đo trong nghiên cứu ............. 96 Bảng 4.9: Các thuộc tính đánh giá hài lòng khách nội địa có ý nghĩa thống kê ....... 98 Bảng 4.10: Các thuộc tính đánh giá hài lòng khách quốc tế có ý nghĩa thống kê .... 99 Bảng 4.11: Tính bền vững trong phát triển du lịch dưới góc độ kinh tế................. 104 Bảng 4.12: Tỷ lệ việc làm ngành du lịch giai đoạn 2011-2019 .............................. 105 Bảng 4.13: Tính bền vững trong phát triển du lịch dưới góc độ xã hội .................. 114 Bảng 4.14: Khối lượng chất thải rắn ....................................................................... 117 Bảng 4.15: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ............................................................... 117 Bảng 4.16: Hệ thống nước thải ............................................................................... 119 Bảng 4.17: Chất lượng nước biển ........................................................................... 120 xi
- Bảng 4.18: Chất lượng nước tại Bãi dài .................................................................. 120 Bảng 4.19: Chất lượng nước biển khu vực rạn san hô ............................................ 121 Bảng 4.20: Tính bền vững trong phát triển du lịch dưới góc độ môi trường .......... 124 Bảng 4.21: Sức chứa tại điểm đến du lịch .............................................................. 125 Bảng 4.22: Bảng tổng hợp hạn chế và nguyên nhân ...................................................... 130 Bảng 4.23: Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân ............................................. 131 Bảng 4.24: Thứ tự quan trọng các hạn chế ................................................................ 133 Bảng 4.25: Thứ tự quan trọng của các nguyên nhân gây ra hạn chế ...................... 134 Bảng 5.1: Ma trận SWOT trong phát triển du lịch Khánh Hòa thời gian tới ............... 139 Bảng 5.2: Tầm quan trọng và khả năng thực hiện giải pháp .................................. 158 Bảng 5.3: Mức độ quan trọng của các giải pháp được đề xuất ............................... 159 Bảng 5.4: Khả năng thực hiện các giải pháp được đề xuất trong thời gian tới ....... 160 xii
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững của WCED .................................................27 Hình 2.2: Mô hình của Jacobs và Sadler ...................................................................28 Hình 2.3: Mô hình của Ngân hàng Thế giới .............................................................29 Hình 2.4: Mô hình của Villen ...................................................................................29 Hình 2.5: Mô hình lăng kính phát triển .....................................................................30 Hình 2.6: Mô hình lăng kính MAIN .........................................................................30 Hình 2.7: Mô hình quả trứng.....................................................................................31 Hình 2.8: Mô hình ba trụ cột .....................................................................................32 Hình 2.9: Mô hình DIT-ACHIEV .............................................................................33 Hình 4.1: Kết quả quan trắc môi trường không khí tại Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang năm 2019 ........................................................................................115 Hình 4.2: Kết quả quan trắc môi trường không khí định kỳ tại Công ty Thuốc lá nguyên liệu Khatoco năm 2019...............................................................................115 xiii
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Xu hướng đi du lịch trên thế giới – Quá khứ và dự báo.......................37 Biểu đồ 4.1: Lượt khách nội địa và quốc tế ..............................................................79 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu nguồn khách .............................................................................80 Biểu đồ 4.3: Số ngày lưu trú bình quân của du khách ..............................................83 Biểu đồ 4.4: Chi tiêu bình quân của khách ...............................................................85 Biểu đồ 4.5: Doanh thu du lịch Khánh Hòa qua các năm .........................................87 Biểu đồ 4.6: GRDP toàn tỉnh và tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ du lịch ...........................90 Biểu đồ 4.7: Tỷ trọng vốn đầu tư cho du lịch ...........................................................94 Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ việc làm ngành du lịch qua các năm .........................................105 xiv
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EU Liên minh Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn HOLSAT Holiday Satisfaction IDRC International Development Research Centre KAMET Methodology based on models designed to manage knowledge acquisition from multiple knowledge sources MICE Du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, sự kiện, khen thưởng NCIF National Centre for Socio-Economic Information and Forecast ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PTBV Phát triển bền vững SPSS Phần mềm hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới WCED Hội đồng Môi trường và Phát triển thế giới xv
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Về mặt thực tiễn Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Phát triển bền vững du lịch giữ vị trí trọng yếu trong phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ. Phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu trong phát triển du lịch, nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức phức tạp vì liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau (Nhà nước; Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; Du khách; Cộng đồng dân cư ở điểm đến;...) với những vấn đề có quan hệ tương hỗ với nhau (Hệ thống luật lệ, cơ chế chính sách; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các sản phẩm du lịch; Lợi ích và trách nhiệm của các doanh nghiệp; Sự tham gia và lợi ích của cộng đồng dân cư tại điểm đến;...). Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, phấn đấu sớm đạt trình độ phát triển du lịch khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước”. Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến ưu tiên phát triển du lịch và dịch vụ biển dựa trên tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch và biển đảo của Việt Nam. Cụ thể đến năm 2019, du lịch Việt Nam đạt được 755.000 tỷ đồng doanh thu (tương đương 32,8 tỷ USD tăng gấp 560 lần năm 1990, trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng (18,3 tỷ USD), tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt 334.000 tỷ đồng (14,5 tỷ USD), du lịch đã đóng góp khoảng 10% vào GDP cả nước. Cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, Khánh Hòa với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, lợi thế đặc thù về du lịch biển đảo, du 1
- lịch văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái núi rừng, kết hợp các lễ hội, tổ chức sự kiện, hội nghị, do đó có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng, ngày càng có sức mạnh thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, trở thành một bộ phận du lịch quan trọng của Miền Trung - Tây nguyên và cả nước. Công tác quản lý nhà nước về du lịch, công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển năng lực kinh doanh, công tác tuyên truyền thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch, công tác an ninh trật tự và vệ sinh môi trường, công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được quan tâm và đẩy mạnh. Khánh Hòa có những điểm du lịch nổi tiếng trong lòng mỗi du khách cũng như người dân địa phương như: Khu du lịch Vinpearl Land, Bãi biển Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Đảo Hòn Mun, Hòn Chồng - Hòn Vợ, Tháp Bà Ponagar, Nhà thờ đá Nha Trang, Chùa Long Sơn, Khu du lịch Dốc Lết, Suối Ba Hồ, Đầm Nha Phu, Bãi biển Đại Lãnh, Thác Yangbay, Thành Diên Khánh, “Tứ Bình” Cam Ranh, Bãi Dài. Bên cạnh đó các Lễ hội văn hóa cũng rất phát triển như Lễ hội Tháp Bà, Lễ hội Am Chúa, Lễ hội đình làng nông nghiệp, Lễ hội Ăn mừng lúa mới của người Raglai, Lễ hội Cầu ngư. Những ưu đãi của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa xã hội, các điểm du lịch nổi tiếng đã tạo nên bức tranh du lịch Nha Trang Khánh Hòa mà bất kể du khách nào cũng muốn được tới một lần để được cảm nhận và trải nghiệm. Dựa trên điều kiện tiềm năng để phát triển, thời gian qua du lịch Khánh Hòa phát triển rất ấn tượng cả về số lượng và cơ cấu, nếu như năm 2011 tổng lượt khách đến Khánh Hòa chỉ là 2,2 triệu lượt khách, đến năm 2019 đạt trên 7 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trường bình quân giai đoạn 2011-2019 là 15,7%, trong đó lượt khách nội địa 8,89%, khách quốc tế 29,87%, với hàng loạt cơ sở kinh doanh du lịch mọc lên. Sự phát triển du lịch đã đóng góp đáng kể trong GRDP của tỉnh Khánh Hòa, cụ thể tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ du lịch năm 2011 là 16,48 % đến năm 2019 đã là 31,47 %. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển du lịch Khánh Hòa giai đoạn vừa qua thiếu tính bền vững và tạo ra nhiều thách thức đó là sự phát triển nhanh của các cơ sở kinh doanh du lịch trong khi đó thiếu chú ý đến chất lượng 2
- dịch vụ, thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao và đặc biệt là nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường trong phát triển du lịch. Thực trạng phát triển du lịch giai đoạn vừa qua với cơ cấu nguồn khách chưa đa dạng, năm 2011 khách Trung Quốc chỉ có 3% đến năm 2019 gần 70% trong khi đó khách Tây Âu từ 47% giảm còn 5%; Địa bàn du lịch chưa được mở rộng, thiếu các loại hình dịch vụ du lịch mới, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm, mức chi tiêu bình quân thấp (không quá 1,5 triệu đồng/ngày/khách), số ngày lưu trú của du khách tại địa phương khách nội địa bình quân 2 ngày/ khách và quốc tế là 3 ngày/khách; Chiến lược phát triển thị trường khách chưa thực sự nhạy bén với sự biến động của môi trường kinh doanh; Chiến lược kinh doanh của các công ty du lịch thiếu bền vững và định hướng lâu dài, thị trường khách du lịch quốc tế vẫn còn phụ thuộc vào một vài thị trường khách lớn, khách đến từ Trung Quốc tăng quá nhanh với tốc độ tăng bình quân năm 92,27%, khách Nga tăng 38,91%, Hàn Quốc tăng 27,6 %; Những vấn đề văn hóa-xã hội và môi trường phát sinh từ sự phát triển du lịch trong thời gian qua chưa được xem xét và kiểm soát tốt, tình trạng quá tải của cơ sở hạ tầng giao thông, các điểm du lịch cũng như các vấn nạn xã hội chưa được kiểm soát. Về mặt lý luận Du lịch được xem là một ngành “Công nghiệp không khói-SI”, phát triển nhanh chóng và mang lại nguồn thu quan trọng cho các nền kinh tế. Thêm vào đó, với tiềm năng hết sức to lớn của mình, du lịch ngày càng được xem là một trong những ngành kinh tế lớn của thế giới (Harris, 2000). Vì vậy, chủ đề phát triển bền vững, phát triển bền vững du lịch đang được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý ở trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Kết quả là, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã và đang thực hiện. Theo hiểu biết của tác giả, các nghiên cứu phát triển bền vững du lịch tiếp cận khá đa dạng và phong phú liên quan đến nhiều khía cạnh như bền vững đối với phát triển du lịch ở các quốc gia đang phát triển có nhiều điểm tương đồng trong phát triển du lịch với Việt Nam như: Urquhart (1998); Tosun (2001); UNWTO (2005); Amir và cộng sự (2014); Huang (2011); Angelkova và cộng sự (2012). 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 165 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
247 p | 58 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 163 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
213 p | 50 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 29 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 54 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
175 p | 52 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 17 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
27 p | 23 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 18 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn