Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp - Nghiên cứu điển hình một số trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội
lượt xem 9
download
Luận án nghiên cứu để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy thực hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp tại các trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp - Nghiên cứu điển hình một số trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHÙNG THẾ VINH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC THEO TINH THẦN DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ - KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHÙNG THẾ VINH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC THEO TINH THẦN DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ - KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hoàng Văn Hải 2. GS.TS. Nguyễn Quý Thanh HÀ NỘI – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận án này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hoàng Văn Hải và GS.TS. Nguyễn Quý Thanh. Các số liệu và kết quả có được trong luận án là hoàn toàn trung thực, những nội dung trong Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Phùng Thế Vinh
- LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu nghiêm túc tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, đến nay tôi đã hoàn thành Luận án tiến sĩ với đề tài: “Quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp: Nghiên cứu điển hình một số trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội”. Có được kết quả này, trước hết cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy giáo, cô giáo, những người đã truyền đạt những tri thức quý giá cho tôi trong thời gian tôi được học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Ngoài việc hoàn thành Luận án trên, tôi còn nhận thấy rằng bản thân mình đã có rất nhiều tiến bộ về cách tư duy, về việc nhận định và giải quyết các vấn đề khi tôi được học, được tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại cùng với sự tâm huyết của các thầy giáo, cô giáo. Đặc biệt tôi xin được trân trọng cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Văn Hải và GS.TS. Nguyễn Quý Thanh đã tận tình, trách nhiệm hướng dẫn, định hướng tôi hoàn thành Luận án tiến sĩ này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ Phòng Đào tạo, Viện Quản trị kinh doanh và những đơn vị liên quan khác đã giúp tôi về tài liệu và các thông tin liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của tôi đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện Luận án tiến sĩ.
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BẢNG BIỂU ........................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ .......7 1.1. Những nghiên cứu về quản trị đại học .................................................................7 1.1.1. Nghiên cứu về quan điểm quản trị đại học .......................................................7 1.1.2. Nghiên cứu về xu thế phát triển của quản trị đại học .....................................10 1.1.3. Nghiên cứu về mô hình quản trị đại học .........................................................14 1.2. Những nghiên cứu về quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp .................18 1.2.1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp .....................18 1.2.2. Nghiên cứu mô hình đại học doanh nghiệp ....................................................20 1.2.3. Nghiên cứu tinh thần doanh nghiệp trong quản trị đại học .............................24 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................26 CHƢƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC THEO TINH THẦN DOANH NGHIỆP ...............................................................28 2.1. Tổng quan về quản trị đại học ............................................................................28 2.1.1. Khái niệm về quản trị đại học .........................................................................28 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của quản trị đại học.........................................................32 2.2. Khái quát chung về tinh thần doanh nghiệp .......................................................36 2.2.1. Khái niệm về tinh thần doanh nghiệp .............................................................36 2.2.2. Quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp .................................................42 2.2.3. Các nội dung quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp............................44 2.2.4. Các biểu hiện của tinh thần doanh nghiệp trong quản trị đại học ...................48 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp ........53
- 2.3.1. Nhân tố khách quan .........................................................................................53 2.3.2. Nhân tố chủ quan ............................................................................................57 2.3.3. Mô hình đánh giá các nhân tố tác động tới quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp .............................................................................................................63 2.4. Kinh nghiệm quản trị đại học trên thế giới ........................................................71 2.4.1. Kinh nghiệm từ các trường đại học của Hoa Kỳ.............................................71 2.4.2. Kinh nghiệm từ các trường đại học của Australia ..........................................74 2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................78 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................81 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................81 3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................83 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.....................................................................83 3.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát ........................................................................83 3.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin ........................................................87 3.2.4. Phương pháp nghiên cứu case-study ...............................................................90 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC THEO TINH THẦN DOANH NGHIỆP CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ -KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .........................................................92 4.1. Bối cảnh đổi mới quản trị đại học tại các trường đại học ở Việt Nam ..............92 4.1.1. Xu hướng các trường đại học phải thực hiện tự chủ .......................................92 4.1.2. Luật giáo dục đại học sửa đổi được ban hành và triển khai ............................94 4.1.3. Yêu cầu đổi mới giáo dục đại học phù hợp với các chuẩn quốc tế .................97 4.1.4. Yêu cầu của thị trường lao động ...................................................................101 4.2. Phân tích thực trạng quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp của các trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ....................103 4.2.1. Khái quát chung ............................................................................................103 4.2.2. Đánh giá một số biểu hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp tại các trường đại học nghiên cứu.......................................................................................108 4.3. Đánh giá chung về quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp của các trường
- đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ................................139 4.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................139 4.3.2. Những tồn tại, hạn chế ..................................................................................141 4.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế .......................................................................143 CHƢƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY THỰC HIỆN QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC THEO TINH THẦN DOANH NGHIỆP TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ - KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .........................................................................................................146 5.1. Phương hướng và mục tiêu đổi mới quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp ...146 5.2. Các đề xuất cơ bản nhằm thúc đẩy thực hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp ...........................................................................................................147 5.2.1. Hoàn thiện sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý theo tinh thần doanh nghiệp ........147 5.2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý theo tinh thần doanh nghiệp .................149 5.2.3. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên.............151 5.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất và hoàn thiện quy chế tài chính..................................153 5.2.5. Tăng cường thu hút và xã hội hóa hoạt động đầu tư phát triển trường .........154 5.2.6. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong và ngoài nước .......................................156 5.3. Một số kiến nghị...............................................................................................157 5.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ...............................................................................157 5.3.2. Kiến nghị với Bộ giáo dục và Đào tạo ..........................................................159 KẾT LUẬN ............................................................................................................161 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tăt Nguyên nghĩa 1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations 2 Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 3 BSC Balanced Score Card 4 CEO Chief Executive Officer 5 CMCN Cách mạng công nghiệp 6 CNTT Công nghệ thông tin 7 CP Chính phủ 8 GDP Gross Domestic Product 9 ĐH Đại học 10 ĐHCL Đại học công lập 11 ĐHQG Đại học Quốc gia 12 ĐHQGHCM Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh 13 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 14 GDĐH Giáo dục đại học 15 HĐT Hội đồng trường 16 HĐQT Hội đồng quản trị 17 KĐCL Kiểm định Chất lượng Giáo dục 18 KTTT Kinh tế thị trường 19 KH&CN Khoa học & Công nghệ 20 KHCN Khoa học công nghệ 21 KMO Kaiser - Meyer – Olkin 22 NCKH Nghiên cứu khoa học 23 NQ Nghị quyết 24 NSNN Ngân sách nhà nước 25 NPM New Public Management i
- STT Từ viết tăt Nguyên nghĩa 26 MIT Massachusetts Institute of Technology 27 OECD Organization for Economic Cooperation and Development 28 QS Quacquarelli Symonds 29 QTĐH Quản trị đại học 30 SV Sinh viên 31 TTDN Tinh thần doanh nghiệp 32 TLGD Triết lý giáo dục 33 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 34 TNXH Trách nhiệm xã hội 35 UNAM Universidad Nacional Autónoma de México 36 UTT University Technology Transfer 37 XDCB Xây dựng cơ bản ii
- DANH MỤC BẢNG BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang Bảng tổng hợp các khái niệm và thang đo nghiên cứu 1 Bảng 2.1 68 dự kiến 2 Bảng 3.1 Kế hoạch thời gian nghiên cứu 84 3 Bảng 3.2 Thống kê cơ cấu mẫu khảo sát 86 Xếp hạng QS châu Á đối với một số cơ sở giáo dục đại 4 Bảng 4.1 100 học của Việt Nam 5 Bảng 4.2 Tổng hợp tuyên bố sứ mạng của 6 trường đại học 108 6 Bảng 4.3 Số lượng văn bản nội bộ được ban hành 113 Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố khám phá 7 Bảng 4.4 119 EFA lần 1 8 Bảng 4.5 Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 1 120 Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố khám phá 9 Bảng 4.6 120 EFA lần 2 Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 10 Bảng 4.7 121 2 của 32 thang đo nghiên cứu 11 Bảng 4.8 Mã hóa lại các khái niệm và thang đo nghiên cứu 122 Tóm tắt hệ số Cronbach’s Alpha của các khái niệm và 12 Bảng 4.9 125 thang đo trong nghiên cứu Tóm tắt kết quả khảo sát quản trị đại học theo tinh thần 13 Bảng 4.10 128 doanh nghiệp 14 Bảng 4.11 Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố Chính sách của Nhà nước 129 Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố Sự phát triển của thị trường 15 Bảng 4.12 130 giáo dục Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố Hợp tác trong nước và 16 Bảng 4.13 131 quốc tế 17 Bảng 4.14 Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố Người học 132 18 Bảng 4.15 Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố Nhân lực 132 iii
- STT Bảng Nội dung Trang 19 Bảng 4.16 Thống kê mô tả nhân tố Nhân lực 133 20 Bảng 4.17 Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố Tài chính và cơ sở vật chất 134 21 Bảng 4.18 Bảng sắp xếp các khái niệm và thang đo nghiên cứu 135 22 Bảng 4.19 Kết quả hồi quy của mô hình 136 23 Bảng 4.20 Kết quả phân tích phương sai ANOVA 136 24 Bảng 4.21 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 137 25 Bảng 4.22 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến QTĐH 138 26 Bảng 4.23 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết 139 iv
- DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang Mô hình đại học doanh nghiệp và phát triển doanh 1 Hình 1.1 19 nghiệp trong đại học Nội dung quản trị theo tinh thần doanh nghiệo trong 3 Hình 2.1 45 trường đại học 4 Hình 2.2 Mô hình đại học doanh nghiệp 65 Mô hình quản trị đại học khởi nghiệp với cách tiếp cận 5 Hình 2.3 66 tổ chức Mô hình phân tích dự kiến về các nhân tố tác động đến 6 Hình 2.4 68 quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp 7 Hình 3.1 Khung phân tích của luận án 81 8 Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu của luận án 82 9 Hình 4.1 Cơ cấu nhân lực theo nhóm đối tượng 2017 112 v
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu đối với mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, những thành công trong giáo dục sẽ là nền tảng cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Giáo dục là sự bền vững, là phương tiện để chúng ta giáo dục công dân về các giá trị, cơ hội và lựa chọn mà mỗi người phải phát triển bản thân như một tác nhân nhận thức, độc lập, có trách nhiệm và tích cực về số phận của chính mình (Medrick, 2013). Giáo dục đại học (GDĐH) là giai đoạn giáo dục bậc cao thường diễn ra ở các trường đại học, trường cao đẳng, học viện, và viện công nghệ, bao gồm các bậc sau trung học phổ thông như cao đẳng, đại học và sau đại học. Những năm vừa qua, GDĐH của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, nền giáo dục của nước ta, đặc biệt là GDĐH đã bộc lộ rõ những bất cập và hạn chế như: Tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, hoạt động đào tạo chưa gắn với thực tiễn, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng của các trường đại học còn hạn chế... Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập này được nhiều nghiên cứu lý giải do cơ chế quản lý bao cấp của Nhà nước và mô hình quản trị đại học nội tại của các trường. Các trường đại học không được tự chủ trong hoạt động quản trị, do đó: Trong chuyên môn học thuật, không được chủ động quyết định về chương trình đào tạo, hệ đào tạo để gắn với thực tiễn sử dụng; tổ chức bộ máy bị hạn chế bởi luật công chức, viên chức với nhiều thủ tục hành chính làm giảm tính chủ động, năng động của các trường; đặc biệt là vấn đề về tài chính khi các trường đại học không được chủ động để quyết định nguồn thu và các mức chi của mình... Các trường đại học chỉ thụ động đào tạo theo số lượng Nhà nước đặt hàng với những ngành nghề nhất định mà chưa gắn với nhu cầu xã hội và chưa có tính dự báo, không phát huy được tính sáng tạo. 1
- Cùng với sự đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, Nhà nước không thể tiếp tục “bao cấp” các trường đại học nên đã từng bước “cởi trói” cho các trường đại học hướng tới sự tự chủ. Thực tiễn cũng đã cho thấy, tự chủ đại học giúp cho các trường đại học vận hành tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các trường đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường. Xu hướng chung trên toàn cầu hiện nay là chuyển dịch dần từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ Nhà nước kiểm soát (state control) sang Nhà nước giám sát (state supervison). Trong mô hình giám sát, Nhà nước sẽ tập trung xây dựng khung luật pháp, chính sách và giảm dần can thiệp trực tiếp vào hoạt động các trường. Khi đó, mức độ tự chủ trong tổ chức hoạt động của các trường đại học sẽ cao hơn. Trong bối cảnh đó, các trường đại học Việt Nam đã có những thay đổi tư duy về quản trị đại học, nhưng thay đổi đó vẫn chưa theo kịp được yêu cầu và thực tiễn phát triển của đất nước. Vẫn còn tình trạng “cơ quan chủ quản” can thiệp trực tiếp vào hoạt động các trường đại học; tài chính của nhiều trường còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước; chưa có phương án khả thi để tăng ổn định nguồn tài chính trong dài hạn; sự công khai minh bạch còn thấp, trách nhiệm giải trình đối với người học và xã hội chưa cao... Vì vậy, yêu cầu tiếp tục đổi mới quản trị đại học là rất cần thiết và có ý nghĩa sống còn với các trường đại học hiện nay. Để quản trị hiệu quả và nâng cao tính tự chủ, các trường đại học nên tổ chức, quản trị như một doanh nghiệp, với các cơ chế hoạt động và giám sát hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có ý kiến không đồng tình việc trường đại học trở thành doanh nghiệp vì họ cho rằng giáo dục đại học phải là dịch vụ công với sự hỗ trợ và dẫn dắt của Nhà nước. Nếu trường đại học là doanh nghiệp, các trường sẽ chỉ chạy theo hiệu quả, lợi nhuận làm giảm sự tiếp cận của người dân, và có thể không phù hợp với yêu cầu về dài hạn của xã hội. Mặc dù khác nhau về quan điểm, các nhà nghiên cứu và quản lý đều cho rằng nên đưa tinh thần doanh nghiệp vào quản trị đại học, đó là trường đại học phải có ý chí chủ động, không ngừng đổi mới sáng tạo, mọi hoạt động quản trị phải gắn với hiệu quả, mọi cá nhân trong trường đại học phải chủ 2
- động tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, tích hợp phát triển tri thức khoa học, hướng tới tạo ra một giá trị cộng hưởng thiết thực và hiệu quả hơn... Theo Hoàng Văn Hải và cộng sự (2012), ngoài việc củng cố và bồi đắp các yếu tố vật chất, thì yếu tố tinh thần được coi là cội nguồn sức mạnh căn bản của doanh nghiệp. Do đó, đại học được quản trị theo tinh thần doanh nghiệp sẽ là nền tảng cho đổi mới, sáng tạo và tự chủ của các trường đại học...Tuy nhiên, tinh thần doanh nghiệp được tích hợp vào hoạt động quản trị đại học như thế nào? Ở những nội dung gì? Biểu hiện như thế nào? Và những nhân tố nào ảnh hưởng đến thực hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp?... là các chủ đề có tính thời sự hiện nay. Đặc biệt từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 và Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 có hiệu lực, đến nay đã có 23 trường đại học công lập tham gia thực hiện thí điểm và rất nhiều trường khác cũng đang trong quá trình chuẩn bị. Việc nghiên cứu mô hình quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp càng trở nên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn với các trường đại học. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn hướng nghiên cứu về “Quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp: Nghiên cứu điển hình một số trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nghiên cứu để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy thực hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp tại các trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan và hệ thống hoá các vấn đề lý luận, thực tiễn về quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp: xác định khái niệm, nội dung, biểu hiện và các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp. 3
- - Đề xuất mô hình và thang đo đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp tại các trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. - Phân tích thực trạng quản trị đại học theo xu hướng tinh thần doanh nghiệp, đo lường các nhân tố tác động tới kết quả quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp theo mô hình đề xuất tại các trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy thực hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp tại các trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp tại các trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tại 6 trường đại học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Thương Mại, Trường Đại học Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trường Đại học Bách Khoa. Mặc dù, yêu cầu đổi mới quản trị đại học là cần thiết với toàn hệ thống các trường đại học ở Việt Nam nhưng yêu cầu này với các trường đại học công lập là cấp thiết và cấp bách hơn trong bối cảnh Nhà nước đang từng bước giảm dần và tiến tới chấm dứt hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các trường buộc các trường phải thực hiện tự chủ đại học. Vì vậy, các trường đại học công lập phải thực hiện đổi mới hoạt động quản trị đại học để nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa nguồn thu và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính. Do đó, luận án giới hạn nghiên cứu tại các trường đại học công lập. Bên cạnh đó, tính đến 30/6/2019, đã có 23 trường Đại học được phép thực hiện thí điểm tự chủ theo tinh thần Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về việc thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động với các cơ sở giáo dục ĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017. Với 12/23 trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, luận án chỉ chọn 6 trường nêu trên vì 6 trường đại học lựa chọn đều có số lượng tuyển sinh các chuyên 4
- ngành kinh tế, quản trị kinh doanh với quy mô từ 500 sinh viên/năm trở lên, do đó có tính đại diện cho các trường đại học công lập khối ngành kinh tế - kinh doanh. - Về thời gian: Dữ liệu phân tích từ các trường nghiên cứu điển hình tập trung chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019. - Về nội dung: Luận án giới hạn quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp trong những nội dung cốt lõi của quản trị trong trường đại học (đào tạo, nghiên cứu khoa học, cơ cấu tổ chức, nhân lực và tài chính) và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các nội dung này trong bối cảnh Nhà nước thúc đẩy các trường đại học thực hiện tự chủ đại học. 4. Những đóng góp của luận án - Về mặt lý luận: Luận án trên cơ sở tổng quan nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp bao gồm: khái quát được khái niệm; đề xuất được nội dung và các nhân tố ảnh hưởng; xây dựng được mô hình nghiên cứu và thang đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố tác động đến thực hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp tại các trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh. - Về mặt thực tiễn: Luận án đã đánh giá khái quát được thực trạng quản trị đại học và những thay đổi trong quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp tại một số trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội sau khi các trường được chính phủ cho phép thực hiện tự chủ đại học. Bên cạnh đó, luận án đã đo lường được mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp tại các trường khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở những đánh giá đó, luận án đã đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy thực hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp tại các trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu thành 5 chương: 5
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp Chƣơng 2: Cở sở lý luận và thực tiễn về quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp Chƣơng 3: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 4: Thực trạng quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp của các trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội Chƣơng 5: Các giải pháp và kiến nghị thúc đẩy thực hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp tại các trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội 6
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC THEO TINH THẦN DOANH NGHIỆP 1.1. Những nghiên cứu về quản trị đại học 1.1.1. Nghiên cứu về quan điểm quản trị đại học Nghiên cứu của Bleiklie, Ivar và Kogan, Maurice (2007) về “tổ chức và quản trị đại học (Organization and Governance of Universities)” đã phân tích những ý tưởng nổi bật về mô hình thực tế tổ chức của quản trị đại học đã thay đổi khỏi quan niệm cổ điển trong một vài thập kỷ qua về trường đại học như một nước cộng hòa của các học giả hướng tới ý tưởng trường đại học là một tổ chức với các bên liên quan. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xem xét một số xu hướng đa quốc gia, thường được cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển trên quy mô toàn cầu. Từ đó, nghiên cứu trình bày một số ý tưởng về các quy trình thay đổi trong các trường đại học, các tổ chức học thuật và phân tích sự thay đổi có thể được thúc đẩy hoặc giới hạn bởi các đặc điểm của các quy trình đó. Nghiên cứu của Westerheijden .D.F (2018) về quản trị đại học ở Anh, Hà Lan và Nhật Bản: “tự chủ và quản trị chia sẻ sau cải cách về quản lý công mới (University Governance in the United Kingdom, the Netherlands and Japan: Autonomy and Shared Governance after New Public Management Reforms) đã so sánh và đối chiếu các cải cách, đổi mới trong quản trị của các hệ thống giáo dục đại học ở châu Âu (Vương quốc Anh và Hà Lan là hai ví dụ rất khác nhau) với Nhật Bản, nghiên cứu tập trung vào kết quả của cải cách quản trị cấp Nhà nước đối với quản trị chia sẻ trong các trường đại học. Nghiên cứu đưa ra một số so sánh có hệ thống dựa trên các bảng điểm tự chủ và áp dụng các khái niệm từ bộ cân bằng quản trị. Nghiên cứu xem xét cải cách quản trị công mới (NPM) ở ba nước, điều đó cho thấy các trường đại học ở Anh vẫn chủ yếu là tự trị, trong khi quản trị hỗn hợp sau NPM chiếm ưu thế ở Nhật Bản và Hà Lan, với mỗi quốc gia ảnh hưởng đến quyền tự chủ thể chế khác nhau. Trong mọi trường hợp, quyền tự chủ thể chế tăng lên ở một số khía cạnh và giảm dần ở những khía cạnh khác. Nghiên cứu so sánh ngắn 7
- gọn được thực hiện cho bốn chiều (tổ chức, tài chính, nhân sự và giáo dục) và mỗi chỉ số cơ bản. Nghiên cứu của Sita Yubelina Sabandar và cộng sự (2018) về “việc thực hiện quản trị đại học tốt trong các trường đại học tư ở Makassar (Indonesia) (The Implementation of Good University Governance in the private Universities in Makassar)”. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của việc thực hiện quản trị đại học tốt đối với chất lượng giáo dục tại các trường đại học tư thục ở Makassar. Dữ liệu được thu thập bằng cách xem xét tài liệu và nghiên cứu thực địa, trong đó các nhà nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, tài liệu và bảng câu hỏi cho 200 người trả lời tại 05 trường đại học ở Makassar. Nghiên cứu này cho thấy việc thực hiện quản trị đại học tốt có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Nghiên cứu của Joe L. Saupe (1990) trong “chức năng của tổ chức nghiên cứu (The Functions of Institutional Research)”. Nghiên cứu đã đề cấp đến vai trò của phân tích nội bộ trong quản trị trường đại học. Nghiên cứu kết luận phân tích nội bộ một mình nó không thể dẫn đến những kế hoạch vững chắc, những chính sách phù hợp, hay những quyết định đúng đắn cho nhà trường. Sự khôn ngoan, chính trực, và lòng can đảm của những người chia sẻ trách nhiệm quản trị là những nhân tố quyết định cho những kế hoạch vững chắc, những chính sách phù hợp, hay những quyết định đúng đắn. Tuy vậy, phân tích nội bộ có thể cung cấp những dữ liệu và thông tin đóng góp cho và đôi khi là cốt lõi để duy trì chất lượng của hoạt động quản trị trường đại học, một tổ chức tồn tại dựa trên nguyên tắc của lý trí, của sự khôn ngoan và sự thật. Nghiên cứu của Phạm Đức Chính và Nguyễn Minh Hiền (2012) phân tích những thất bại của GDĐH Việt Nam có nguyên nhân sâu xa từ quản trị đại học. Chúng ta có thể chỉ ra ba hạn chế làm cho QTĐH ở Việt Nam không thể đạt được những cải cách mong muốn: Một là, do tình trạng lý luận về quản lý giáo dục đại học nói chung, và về các chủ đề này nói riêng đang chưa được quan tâm thấu đáo. Hai là, khi tăng quyền lực ở cấp trường đại học thì tất yếu phải giảm bớt quyền lực 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 162 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 28 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 27 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 13 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 47 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 15 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
220 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
258 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn