Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến tính ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận án "Tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến tính ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa góp phần làm rõ hơn những vấn đề có tính lý luận về tác động của quản trị RRTD đến ổn định tài chính của NHTM, xác định tiêu chí, nhân tố tác động qua đó khẳng định sự cần thiết khách quan của việc đề xuất các giải pháp quản trị RRTD và tăng tính ổn định tài chính cho các NHTM Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến tính ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HCM --------------------------- TĂNG MỸ SANG TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành: 9340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS Hoàng Thị Chỉnh 2. TS. Nguyễn Quốc Anh Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HCM --------------------------- TĂNG MỸ SANG TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành: 9340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS Hoàng Thị Chỉnh 2. TS. Nguyễn Quốc Anh Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận án “Tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến tính ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tác giả. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, chính xác và đáng tin cậy. Các nội dung trích dẫn đều được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc trong phần tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Tác giả
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................... ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .........................................................................................1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ...................................................................................1 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................5 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................5 1.2.2 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ...............................................................5 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................6 1.3.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................6 1.3.1 Mục tiêu cụ thể.....................................................................................6 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................6 1.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu................................................7 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................7 1.5.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu.........................................................................8 1.6. Điểm mới của luận án ................................................................................8 1.7. Cấu trúc của luận án ...................................................................................9 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..........11 2.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................11
- iv 2.1.1 Quản trị rủi ro tín dụng ...........................................................................11 2.1.2 Khả năng sinh lợi của NHTM .................................................................22 2.1.3 Ổn định tài chính của ngân hàng ............................................................30 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước về tác động của quản trị RRTD đến tính ổn định tài chính của NH .....................................................................................38 2.2.1 Các nghiên cứu trước về tác động của quản trị RRTD đến khả năng sinh lợi của ngân hàng .............................................................................................39 2.2.2 Các công trình nghiên cứu về tác động của khả năng sinh lợi đến tính ổn định của ngân hàng ..........................................................................................48 2.2.3 Các công trình nghiên cứu về tác động của quản trị RRTD đến tính ổn định của ngân hàng ..........................................................................................56 2.3 Khe hở nghiên cứu ......................................................................................61 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................65 3.1 Quy trình nghiên cứu .....................................................................................65 3.2 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................65 3.2.1 Mô hình nghiên cứu tác động của quản trị RRTD đến khả năng sinh lợi của NH .............................................................................................................66 3.2.2 Mô hình nghiên cứu tác động của khả năng sinh lợi đến tính ổn định tài chính của NH ...................................................................................................80 3.2.3 Mô hình nghiên cứu tác động của quản trị RRTD đến ổn định NH .......82 3.3 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................90 3.3.1 Cách tiếp cận ...........................................................................................90 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................91
- v CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................104 4.1 Phân tích thực trạng về quản trị RRTD của hệ thống NHTM Việt Nam ....104 4.1.1 Tỷ lệ nợ xấu ..........................................................................................104 4.1.2 Dự phòng RRTD ...................................................................................110 4.2 Phân tích khả năng sinh lợi của ngân hàng ..................................................112 4.3 Phân tích tính ổn định của ngân hàng ..........................................................116 4.4 Tác động của quản trị RRTD đến khả năng sinh lợi của hệ thống NHTM Việt Nam ............................................................................................................119 4.5 Tác động của khả năng sinh lợi đến tính ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến 2020 .............................................126 4.6 Tác động của quản trị RRTD đến tính ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam ....................................................................................................................127 4.7 Tác động của quản trị RRTD đến tính ổn định tài chính của ngân hàng thông qua khả năng sinh lợi .........................................................................................133 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .........................................136 5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu .................................................................136 5.2 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam ..............................139 5.3 Gợi ý chính sách ..........................................................................................140 5.3.1 Gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách...........................140 5.3.2 Gợi ý chính sách cho các NHTM Việt Nam .........................................143 5.4 Đóng góp của luận án ..................................................................................147 5.5 Hạn chế của luận án và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ......................148 TÓM TẮT CHƯƠNG 5.........................................................................................149
- vi TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................150 PHỤ LỤC 1. MẪU NGHIÊN CỨU .....................................................................163 PHỤ LỤC 2. DỮ LIỆU VỀ TỶ LỆ NỢ XẤU, DỰ PHÒNG RRTD VÀ CHỈ SỐ Z-SCORE ...............................................................................................................164 PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG ......................................167
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết Ý nghĩa STT Từ viết Ý nghĩa tắt tắt 1 GDP Tổng sản phẩm quốc 12 NII Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi nội 2 INF Tỷ lệ lạm phát 13 NPL Tỷ lệ nợ xấu 3 IRB Xếp hạng nội bộ 14 ROE Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu 4 NH Ngân hàng 15 RRTD Rủi ro tín dụng 5 NHTM Ngân hàng thương 16 SIZE Quy mô ngân hàng mại 6 NHNN Ngân hàng Nhà nước 17 CRG Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng 7 TCTD Tổ chức tín dụng 18 CAR Hệ số an toàn vốn chủ sở hữu 8 VAMC Công ty Quản lý tài 19 LLPR Tỷ lệ dự phòng RRTD sản 9 RCLSTF Tỷ lệ cho vay 20 AQ Tỷ lệ chất lượng tài sản 10 CRC Kiểm soát RRTD 21 LATD Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi 11 LLRNPL Hệ số dự phòng 22 NPLGL Nợ xấu trên tổng cho RRTD trên tổng vay cho vay
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Bảng tổng hợp khái niệm về khả năng sinh lợi của NHTM.....................23 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp khái niệm về ổn định tài chính........................................31 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của mô hình (1) ......................79 Bảng 3.2 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình tác động của RRTD đến ổn định NH ............................................................................................................................89 Bảng 4.1 Đánh giá rủi ro của ngành NH các nước năm 2019 ...............................115 Bảng 4.2 Kết quả mô hình hồi quy tác động của quản trị RRTD đến khả năng sinh lợi của hệ thống NHTM Việt Nam ........................................................................120 Bảng 4.3 Tác động của khả năng sinh lợi đến tính ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến 2020 .................................................126 Bảng 4.4 Kết quả hồi qui mô hình tác động của quản trị RRTD đến tính ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam ............................................................................127 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định mối quan hệ trung gian giữa quản trị RRTD, khả năng sinh lợi và ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam ........................................133
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1 Quy trình quản trị RRTD .........................................................................15 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................65 Biểu đồ 3.2 Thiết kế qui trình nghiên cứu ...............................................................92 Biểu đồ 3.3 Quy trình nghiên cứu định lượng .........................................................93 biểu đồ 4.1 Tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam ....................................................104 Biểu đồ 4.2 Tăng trưởng tỷ trọng nợ xấu tại một số quốc gia ...............................107 Biểu đồ 4.3 tăng trưởng tỷ trong nợ xấu của các nước đang phát triển.................107 Biểu đồ 4.4 Đánh giá RRTD của ngành NH theo quốc gia ...................................108 Biểu đồ 4.5 Điểm đánh giá nợ xấu của các NHTM tốt nhết Việt Nam trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ...............................................................................109 Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ tăng trích lập dự phòng của hệ thống NHTM Việt Nam ..........110 Biểu đồ 4.7 Mức tăng tỷ lệ trích lập dự phòng của hệ thống NH tại một số nước 111 Biểu đồ 4.8 Điểm đánh giá dự phòng RRTD của các NHTM tốt nhất tại Việt Nam trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ..............................................................112 Biểu đồ 4.9 ROA và ROE của hệ thống NHTM Việt Nam...................................113 Biểu đồ 4.10 Mức tăng ROA năm 2019 so với năm 2014 của một số quốc gia ...114 Biểu đồ 4.11 Hệ số Z-Score của các NH Việt Nam ..............................................116 Biểu đồ 4.12 Dữ liệu về chỉ số Z-score của một số quốc gia ................................117 Biểu đồ 4.13 Biến động chỉ số Z-score của một số NHTM cổ phần có chỉ số Z- score tương đối thấp so với hệ thống .....................................................................118 Biểu đồ 4.14 Biến động chỉ số Z-score của một số NHTM nhà nước có chỉ số Z- score tương đối thấp so với hệ thống .....................................................................119
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Ổn định tài chính là cơ sở nền tảng cho ổn định nền kinh tế vĩ mô của một nước. Ngân hàng (NH) với vai trò là người cung ứng nguồn vốn chủ yếu nên ổn định tài chính của NH đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với ổn định tài chính nói chung. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động, một NH muốn đạt được tính ổn định tài chính thì NH phải hoạt động hiệu quả một cách bền vững. Xét về khía cạnh lý thuyết, các nhà nghiên cứu đã phát triển nền tảng lý thuyết liên quan đến vấn đề này mà tiêu biểu mà lý thuyết lý thuyết thông tin bất đối xứng của Leland và Pyle (1977). Nội dung của lý thuyết đã giải thích những nguyên nhân cố hữu dẫn đến tình trạng bất ổn định tài chính của NH. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là do các NH cho vay rủi ro cao dẫn đến không thu hồi được nợ từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của NH và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống. Tiếp sau đó, nhiều lý thuyết tương tự cũng được phát triển bởi các nhà học thuật như Lý thuyết cho vay thương mại, Lý thuyết thu nhập dự kiến, Lý thuyết bộ đệm,…. Hoạt động của ngành NH còn chịu sự chi phối của các nguyên tắc Basel nhằm duy trì sự phát triển bền vững của ngành NH. Trong các hướng dẫn của Basel, vấn đề về ổn định tài chính cũng được nhấn mạnh. Dựa vào lý thuyết và thực trạng hoạt động của các NH, các nhà nghiên cứu đã thực hiện tìm hiểu nhiều vấn đề xoay quanh chủ đề này. Trong đó, tìm hiểu các yếu tố tác động đến ổn định tài chính là một trong những nội dung nhận được quan tâm rất lớn. Ba yếu tố được xác định có ảnh hưởng lớn nhất đến ổn định tài chính của NH là hiệu quả quản lý thanh khoản, hiệu quả quản lý rủi ro, quản lý rủi ro tín dụng và thị trường (Varotto, 2011). Hai hoạt động chủ yếu của NH gồm cho vay và huy động vốn, trong đó cho vay đem lại nguồn thu chủ yếu. Do đó, quản trị rủi ro tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý NH. Kết quả của quản trị rủi ro tín dụng được thể hiện thông qua mức lợi nhuận và độ rủi ro NH phải gánh chịu. Thực tế hoạt động của ngành NH ở các nước cho thấy có hai xu hướng. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quản lý rủi ro tốt hơn dẫn đến lợi
- 2 nhuận cao hơn, cho thấy rằng các NH ít rủi ro hơn (Keeley, 1990; Berger và cộng sự, 2009). Một số nghiên cứu khác đã cho thấy rằng khả năng sinh lời cao là do các NH nới lỏng các hạn chế đòn bẩy và khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn (Natalya và cộng sự, 2015). NH lãi lỗ thấp sẽ hạn chế mở rộng HĐKD, nhất là trước tình hình kinh tế biến động không thuận lợi, khả năng sinh lời thấp, rủi ro danh mục cho vay cao, tỷ lệ an toàn vốn được đảm bảo. Bằng chứng về mối liên hệ này đã được thấy rõ trong cuộc khủng hoảng NH. Mối quan hệ này thậm chí còn rõ nét hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 (Ali và Dhiman, 2019). Tuy nhiên, khả năng sinh lời cao của một NH không nhất thiết có nghĩa là NH đó sẽ ổn định, vì trong một số trường hợp, các NH giao dịch các danh mục tài sản rủi ro để theo đuổi lợi nhuận cao. Nghiên cứu của Meiselman và cộng sự (2018) cho thấy khả năng sinh lời cao trong thời kỳ kinh tế bình thường là một chỉ báo về sự bất ổn của NH trong thời kỳ kinh tế bất ổn. Kết quả của các nghiên cứu trước đây cho thấy có ba xu hướng trong nghiên cứu về tác động của quản lý rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của NH. Thứ nhất, quản lý rủi ro tín dụng có tác động đến khả năng sinh lời (Lalon, 2020). Thứ hai, khả năng sinh lời có tác động đến sự ổn định tài chính của các NH (Tan và cộng sự, 2016). Thứ ba, quản lý rủi ro tín dụng có tác động đến sự ổn định tài chính của các NH (Adegbie và Fakile, 2013). Hơn nữa, nghiên cứu của Goetz (2018) cho thấy chất lượng tài sản cao của NH sẽ giúp cải thiện khả năng sinh lời, do đó tăng cường sự ổn định tài chính của NH. Việt Nam là một quốc gia có hệ thống tài chính được chi phối bởi các NH. Hoạt động NH hiệu quả, ít rủi ro sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính. Quá trình hoạt động của các NHTM không thể tránh khỏi RRTD, nhưng tại Việt Nam thì RRTD là một trong những vấn đề mà tất cả các NH đều phải đương đầu. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD tại Việt Nam bao gồm các nguyên nhân từ bên ngoài và từ nội bộ NH. Hậu quả của quản trị RRTD chưa hiệu quả đã làm cho khả năng thanh khoản của NH giảm, uy tín NH suy giảm. Quản trị RRTD chưa hiệu quả dẫn đến nợ xấu từ đó tác động đến khả năng sinh lợi và ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của NH (Đào Nguyên Thuận, 2019).
- 3 Với việc lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, có thể thấy hầu hết các nghiên cứu được thực hiện ở ba cấp độ khác nhau, bao gồm tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lợi của NH, tác động của khả năng sinh lợi đến ổn định tài chính, tác động của quản trị rủi ro tín dụng đối với sự ổn định tài chính NH. Ngoài ra, cũng có nghiên cứu cho thấy quản lý rủi ro tín dụng có tác động đến ổn định tài chính NH thông qua khả năng sinh lời (Goetz, 2018), nhưng vấn đề này vẫn chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt là đối với các NHTMVN. Để xác định rõ mối quan hệ này, Iacobucci và cộng sự (2007) đã đề xuất phương pháp Monte Carlo để xử lý các mô hình với các biến trung gian. Sự ổn định tài chính của các NHTMVN đã có nhiều biến động trong 15 năm qua, đặc biệt là trong thời kỳ hậu khủng hoảng. Tính toán số liệu trên báo cáo tài chính của các NHTM giai đoạn 2008-2020 cho thấy, điểm z-score của các NH luôn biến động và khó lường. Điểm số z-score của các NHTMVN trong thời kỳ khủng hoảng đầu tiên đã giảm mạnh từ 32,71 (2008) xuống 20,83 (2009). Sau đó, chỉ số này đã tăng trở lại vào năm 2010 (lên 32,37), giảm mạnh vào năm 2012-2013, chỉ đạt 10,57 vào năm 2012 và giảm xuống 8,95 vào năm 2013. Sau thời kỳ khủng hoảng, sự ổn định tài chính của các NH được cải thiện, với điểm số z-score trên 20. Các NHVN đặt mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu cộng với nợ xấu tiềm ẩn trên bảng cân đối kế toán sẽ dưới 3% tổng dư nợ. Tuy nhiên, đến cuối năm 2020, tỷ lệ này vẫn ở mức trên 3%. Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, một số lượng lớn doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc đóng cửa, và nợ xấu tiềm ẩn của các NH tăng lên. Giá trị Z của một số NHTM đã giảm mạnh vào cuối năm 2020, và chỉ số tổng thể của hệ thống NH đã giảm xuống còn 12,33. Có thể thấy, chỉ cần có những tác động bất lợi từ bên ngoài, hoạt động của NH sẽ bị tác động tiêu cực mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận và do đó ổn định. Đặc biệt, hoạt động tín dụng trong lĩnh vực NH bị ảnh hưởng nặng nề. Những NH quản lý rủi ro kém, đặc biệt là rủi ro tín dụng sẽ gặp những hậu quả khó khăn. Ngày 8/8/2018, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển ngành NH Việt Nam đến năm 2025 và năm 2030, đồng thời xác định việc xây dựng hệ thống NH là nhiệm vụ hàng đầu của hệ thống NHTM. Hệ thống NH an toàn, lành mạnh, đủ sức cạnh tranh và
- 4 hội nhập vững chắc vào thị trường tài chính quốc tế. Vì vậy, vấn đề ổn định tài chính trong lĩnh vực NH cũng được xác định là vấn đề hết sức quan trọng. Để tăng cường ổn định tài chính NH, nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm nợ xấu trong giai đoạn tới, hệ thống NH Việt Nam cần có các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả và phù hợp, cũng như xác định tác động của tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài, để có những chiến lược dự báo và phòng ngừa rủi ro phù hợp trước tình hình môi trường vĩ mô ngày càng phức tạp. Dựa trên nhu cầu thực tế của ngành NH và mong muốn làm rõ mối quan hệ phi tuyến tính giữa quản lý rủi ro tín dụng, khả năng sinh lời và ổn định tài chính, luận án tiến hành trên quan điểm tổng hợp mối quan hệ này của NHTMVN. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn luận án “Tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến tính ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu. Giai đoạn 2011-2013, khi nền kinh tế thế giới biến động theo chiều hướng bất lợi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định, nền kinh tế vĩ mô không ổn định, thanh khoản của NH hệ thống suy giảm, đe dọa nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Để đảm bảo an ninh hệ thống và ổn định tài chính, NH Quốc gia đã ban hành Chỉ thị số 01 / CT_NHNN nhằm giảm tốc độ cho vay của hệ thống NH. Các NHTM nhằm vào các lĩnh vực rủi ro cao, và sau đó đã ban hành các quyết định như Quyết định số 254 / QĐ_TTg vào ngày 1 tháng 3. Năm 2012, hệ thống tín dụng được cơ cấu lại để giảm và xử lý nợ xấu. Từ năm 2012 đến năm 2017, nợ xấu NH giảm, nợ xấu mới giảm, hiệu quả hoạt động được cải thiện, năm 2017 ROA tăng từ 0,48% năm 2016 lên 0,8% và ROE năm 2017 đạt 10,2%. So với 5,94% năm 2016, Hệ thống Thanh khoản cũng tốt hơn giai đoạn trước (Nguyễn Vinh Hùng, 2019). Thời gian gần đây, vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn, tính đến tháng 3/2019, tổng nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của 22 NH đạt khoảng 84 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6 nghìn tỷ đồng và tăng khoảng 5,9% so với cuối kỳ. Dư nợ cho vay chỉ tăng 3,46% trong năm 2018, với 15 NH có nợ xấu. Trong nhóm nợ xấu, tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn cao hơn ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng, cụ thể là tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này thấp hơn so với năm 2017 và 2018 (Phạm Thị Kim Anh, 2019). Tăng trưởng tín dụng chậm lại
- 5 và nợ xấu cao sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của hệ thống NHTMVN. Đơn cử như NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), là NH có quy mô tài sản lớn nhất hệ thống tính đến tháng 12/2019, nhưng do nợ xấu tăng cao nên NH phải trích lập dự phòng, lãi sau. Ngoài ra, nó đã giảm so với ban đầu gần 80%. Nợ xấu tăng, lợi nhuận giảm đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NH. 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của bài báo này tập trung vào tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.2.2 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về mặt không gian Luận án nghiên cứu tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Phạm vi về mặt thời gian Luận án nghiên cứu tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến tính ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2020. - Phạm vi về mặt nội dung Bởi vì ổn định NH là một vấn đề khá rộng, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau như uy tín hoạt động của ngân hàng, sự gắn kết của KH đối với DVNH, khả năng hấp thụ các cú sốc bên ngoài, sự thay đổi rủi ro tài chính và phân bổ nguồn lực có hiệu quả. Tuy nhiên, trước những thông tin hiện tại về các ngân hàng Việt Nam, ngoài việc ổn định tổng thể hoạt động thì yếu tố chính được quan tâm là đảm bảo ổn định tài chính. Do đó, sự ổn định của ngân hàng trong luận án này chỉ giới hạn ở sự ổn định tài chính. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quản trị rủi ro tín dụng có tác động mạnh đến khả năng sinh lời, từ đó tác động mạnh đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.
- 6 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến tính ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. 1.3.1 Mục tiêu cụ thể − Hệ thống hóa góp phần làm rõ hơn những vấn đề có tính lý luận về tác động của quản trị RRTD đến ổn định tài chính của NHTM, xác định tiêu chí, nhân tố tác động qua đó khẳng định sự cần thiết khách quan của việc đề xuất các giải pháp quản trị RRTD và tăng tính ổn định tài chính cho các NHTM Việt Nam. − Xác định, phân tích và đánh giá tác động và xu hướng tác động một chiều của quản trị rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của NH; − Xác định, phân tích và đánh giá tác động và xu hướng tác động một chiều của khả năng sinh lời đến sự ổn định tài chính của NH; − Xác định, phân tích và đánh giá các tác động trực tiếp và xu hướng của quản trị rủi ro tín dụng đối với sự ổn định tài chính; − Xác định, phân tích và đánh giá các tác động gián tiếp và xu hướng của quản trị rủi ro tín dụng đối với sự ổn định tài chính thông qua khả năng sinh lời biến trung gian. − Đề xuất hàm ý cho các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị RRTD, tăng tính ổn định tài chính cho các NHTM Việt Nam. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Xu hướng tác động của quản trị RRTD đến ổn định tài chính của các NH như thế nào? − Quản trị RRTD có tác động đơn hướng đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam không? Xu hướng tác động như thế nào? − Khả năng sinh lợi có tác động đơn hướng đến ổn định tài chính của NH không? Xu hướng tác động như thế nào?
- 7 − Quản trị RRTD có tác động trực tiếp đến ổn định tài chính của NH không? Xu hướng tác động như thế nào? − Quản trị RRTD có tác động gián tiếp đến ổn định tài chính của NH thông qua khả năng sinh lợi không? Xu hướng tác động như thế nào? − Hàm ý cho các giải pháp nào để hoàn thiện quản trị RRTD nhằm tăng khả năng sinh lợi và tăng tính ổn định tài chính cho các NHTM Việt Nam? 1.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu Để phân tích một cách toàn diện tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam, nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.. Phương pháp định tính được sử dụng để xem xét bức tranh tổng thể thông qua việc tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu được công bố trong các báo cáo thường niên đã được kiểm toán, hợp nhất và báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước của 27 tập đoàn ngân hàng thương mại Việt Nam. Dữ liệu vĩ mô được thu thập từ các nguồn dữ liệu chỉ báo của ADB. Để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, bài báo này dựa trên nội dung cơ sở lý luận đã đề xuất. Sau khi được thu thập, dữ liệu vĩ mô và nội bộ của ngân hàng được phân tích và so sánh để xác định nguyên nhân, đưa ra kết luận sơ bộ và xác định những thành tựu và hạn chế trong quản trị. Rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả này cũng được sử dụng để gợi ý cho các giải pháp. Vấn đề được khai thác rõ thông qua các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng đó là PPNC định lượng. Để xác định các mối quan hệ trực tiếp, mô hình được xử lý bằng cách sử dụng các phương pháp hồi quy tuyến tính Pool OLS, FEM, REM và SGMM. Ngoài ra, mô hình nghiên cứu được xác định là mô hình có các biến trung gian, và để xử lý mô hình này, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp Monte Carlo để xử lý dữ liệu. Ngoài việc sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng thông thường, Iacobucci và cộng sự (2007) đã sử dụng phương pháp
- 8 Monte Carlo để chứng minh rằng nhược điểm lớn nhất của phương pháp hồi quy là kết quả sai số của mô hình lớn nên kết quả thu được không chính xác và không đầy đủ. Phương pháp này được đề xuất bởi Zhao và cộng sự (2010), Iacobucci (2007), Jose (2013), và Kenny (2016) để kiểm tra mối quan hệ gián tiếp giữa các biến trung gian và đã được các tác giả đánh giá là một trong những phương pháp tốt và phổ biến. 1.5.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu Số liệu lấy từ báo cáo tài chính của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2020. Mặc dù số liệu thu thập được chỉ dành cho 27 ngân hàng nhưng tính đến năm 2020, tổng tài sản của 27 ngân hàng này chiếm tỷ trọng lớn, hơn 85% so với toàn hệ thống, mà đại diện là NHTMVN. Dữ liệu vĩ mô từ năm 2006 đến năm 2020 được trích xuất từ các chỉ số của ADB. 1.6. Điểm mới của luận án Dựa trên các lý thuyết liên quan và lược khảo các nghiên cứu thực hiện về tác động của quản trị RRTD đến ổn định tài chính của ngân hàng cũng như khoảng trống nghiên cứu hiện nay, nghiên cứu này có những đóng góp và những điểm mới như sau - Về nội dung nghiên cứu: Hầu hết các luận án cả trong nước và nước ngoài chỉ nghiên cứu từng mặt , mà chưa có những nghiên cứu toàn diện, đó là xem xét tác động của Quản trị RRTD đến tính ổn định tài chính của ngân hàng kể cả khía cạnh vi mô và khía cạnh vĩ mô - Về mô hình nghiên cứu: Hầu hết các luận án chỉ nghiên cứu tác động của Quản trị RRTD đến khả năng sinh lợi; Tác động của quản trị RRTD đến tính ổn định tài chính của ngân hàng mà chưa có các luận án nghiên cứu cùng một lúc tác động của Quản trị RRTD đến tính ổn định của ngân hàng thông qua khả năng sinh lời. - Về phương pháp nghiên cứu: Hầu hết các luận án đều chỉ sử dụng các mô hình hồi quy tuyến tính để tìm hiểu tác động của Quản trị RRTD đến tính ổn định tài chính của ngân hàng, nhưng ở luận án này, tác giả đã sử dụng cả mô hình phi tuyến tính để phân tích tác động trên, Chính vì lẽ đó mà bên cạnh các công cụ như:Pool OLS, FEM, REM và
- 9 SGMM thông thường, tác giả còn sử dụng cách tiếp cận Monte Carlo để xử lý dữ liệu, góp phần khắc phục những nhược điểm của phương pháp hồi quy. - Về phạm vi nghiên cứu: Hầu hết các luận án nghiên cứu trên thế giới về tác động của Quản tri RRTD đến tính ổn định tài chính của ngân hàng là dựa trên mẫu của các nền kinh tế phát triển hoặc của các nước đang phát triển nhưng với cơ chế là hoạt động của ngân hàng độc lập với chính phủ. Trong khi đó, mẫu nghiên cứu của luận án này lại là Việt Nam- một nước mà hoạt động của ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của chính phủ. Chính vì lẽ đó mà kết quả nghiên cứu của luận án này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm rằng thực tế của Việt Nam có phù hợp với các lý thuyết và các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trước đây hay không. - Về so sánh với các luận án trong nước: Nghiên cứu về Quản trị RRTD ở Việt Nam đã có nhiều luận án nhưng thường là: (i) Quản trị RRTD của từng ngân hàng (ii) Tác động của RRTD đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng (iii) Các yếu tố tác động đến RRTD của các ngân hàng (iv) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng (v) Tác động của RRTD đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng…các luận án nghiên cứu chưa thể hiện tác động của Quản trị RRTD đến tính ổn định của ngân hàng thông qua biến trung gian là khả năng sinh lợi. Bên cạnh đó, phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án lại là giai đoạn 2006-2020, một giai đoạn có nhiều biến chuyển trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. 1.7. Cấu trúc của luận án Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc thành 5 chương: Chương 1: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu. Nội dung chương này giới thiệu tổng quan về luận án Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu. Nội dung chương này giới thiệu cơ sở lý thuyết và khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tác động của quản trị RRTD đến tính ổn định tài chính của ngân hàng, làm cơ sở để phát triển các giả thuyết liên quan đến các câu hỏi nghiên cứu.
- 10 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày phương pháp kiểm định các giả thuyết có liên quan đến các câu hỏi nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này thực hiện mô tả mẫu dữ liệu dùng trong các mô hình nghiên cứu và kết quả kiểm định các giả thuyết liện quan đến các câu hỏi nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách. Chương này trình bày tóm lược các kết luận về kết quả nghiên cứu, đề xuất hàm ý cho các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD, tăng tính ổn định tài chính cho NH, trình bày hạn chế của luận án đồng thời gợi mở hướng nghiên cứu mới cho các tác giả thực hiện nghiên cứu về sau. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Nội dung chương 1 đã trình bày 7 nội dung chính bao gồm: (1) Bối cảnh nghiên cứu của luận án; (2) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án, trong đó phạm vi nghiên cứu luận án đã đề cập đến phạm vi về mặt thời gian, không gian và phạm vi về mặt nội dung; (3)Mục tiêu nghiên cứu bao gồm mục tiêu tổng quát và 5 mục tiêu cụ thể; (4) Câu hỏi nghiên cứu. Dựa vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, luận án đã đặt ra 5 câu hỏi nghiên cứu, là cơ sở để thực hiện nội dung cho các chương tiếp theo; (5) Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu; (6) Điểm mới của luận án, trong nội dung này, luận án đã xác định điểm mới của luận trên các khía cạnh học thuật, nội dung nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, so sánh với các luận án nghiên cứu trong nước; (7) Cấu trúc của luận án. Để đạt mục tiêu nghiên cứu thì ngoài danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận án được thực hiện theo cấu trúc 5 chương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 161 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 28 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 27 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 13 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 47 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 15 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
220 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
258 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn