intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:209

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp" trình bày các nội dung chính sau: Tìm hiểu tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đối với cấu trúc vốn của công ty; bao gồm các tác động trực tiếp và gián tiếp của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn của công ty trong điều kiện gia đình sở hữu công ty có tâm lý e ngại thua lỗ (loss aversion) hơn là tâm lý e ngại rủi ro (risk aversion) theo lý thuyết hành vi đại diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ MINH TÚ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU GIA ĐÌNH VÀ TÀI SẢN TÌNH CẢM XÃ HỘI ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TP. Hồ Chí Minh, năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ MINH TÚ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU GIA ĐÌNH VÀ TÀI SẢN TÌNH CẢM XÃ HỘI ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mă số chuyên ngành: 934 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều TP. Hồ Chí Minh, năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp” là công trình nghiên cứu của chính tôi. Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023 Người thực hiện VŨ MINH TÚ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu, nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các Thầy, Cô trong chương trình đào tạo Tiến sĩ của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Tôi đã hoàn thành luận án Tiến sĩ với đề tài “Tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp”. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Thầy, Cô và Khoa Sau đại học đã tận tình hướng dẫn, đào tạo và hỗ trợ tôi hoàn thành chương trình học tập. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô đã tham gia các Hội đồng góp ý, phản biện. Những nội dung góp ý của các Thầy, Cô có ý nghĩa vô cùng quan trọng để giúp Tôi bổ sung, hoàn thiện luận án. Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều, người hướng dẫn khoa học của Tôi. Trong suốt quá trình làm luận án, Tôi không chỉ học được các phương pháp nghiên cứu, cách thực hiện đề tài nghiên cứu mà còn học được nhiều bài học vô giá về tinh thần nghiên cứu khoa học và lòng đam mê với sự nghiệp giáo dục của Thầy. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và người thân của Tôi, sự đồng hành, ủng hộ và động viên của người thân, đặc biệt là Mẹ và Vợ của Tôi, có ý nghĩa hết sức quan trọng với Tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023 Người thực hiện VŨ MINH TÚ
  5. iii TÓM TẮT LUẬN ÁN Hính thức sở hữu gia đình đối với các công ty chiếm vai trò thiết yếu và đóng góp hàng đầu cho các nền kinh tế trên thế giới. Sự phát triển nhanh chóng và những đóng góp tích cực của các công ty gia đình với nền kinh tế cho thấy các ưu điểm của hình thức sở hữu gia đình, bao gồm tinh thần khởi nghiệp, sự sáng tạo trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và thương hiệu quốc gia. Ngay tại Việt Nam, rất nhiều sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng sáng tạo gắn liền với tên tuổi công ty thuộc sở hữu gia đình, ví dụ như Bánh mì Kinh đô, Bút bi Thiên Long, Nhà Hòa Bình, Nội thất Hòa Phát, Tôn Hoa Sen, Thủy sản Minh Phú… Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu về vai trò của sở hữu gia đình trong quản trị kinh doanh và quản lý tài chính công ty có ý nghĩa rất lớn để nâng cao hiệu quả hoạt động và sự bền vững của các công ty, từ đó đóng góp cho nền kinh tế và xã hội. Do đó, các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và cấu trúc vốn đã được đặt ra và phát triển mạnh mẽ trong hơn 20 năm gần đây. Các lý thuyết cấu trúc vốn đã cho thấy sở hữu gia đình làm cho các công ty có những quyết định tài chính khác biệt dưới tác động của chi phí đại diện (agency cost), chi phí phá sản (bankruptcy cost), và sự bất đối xứng thông tin. Nhiều nghiên cứu trước đã chứng minh có sự tách biệt giữa chủ sở hữu công ty và người đại diện công ty ra quyết định, từ đó tác động đến cấu trúc vốn của các công ty. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu công ty và người đại diện công ty cùng là một chủ thể, chính là gia đình nắm quyền sở hữu, quản trị và điều hành công ty thì các lý thuyết cấu trúc vốn chưa giải thích cơ chế hình thành quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty này. Từ đó, cần đi sâu vào tìm hiểu vai trò của sở hữu gia đình, không chỉ là việc sở hữu công ty, mà còn là giá trị của công ty đối với gia đình qua nhiều thế hệ, để bổ sung vào các nghiên cứu trước theo lý thuyết cấu trúc vốn. Đề tài nghiên cứu được đặt ra là “tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp”, nhằm lấp đầy khoảng trống nghiên
  6. iv cứu nêu trên. Với dữ liệu nghiên cứu gồm 3.905 quan sát được thu thập từ 390 công ty niêm yết tại Việt Nam từ năm 2010 đến 2020, trong đó có 137 công ty có sở hữu gia đình, phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã lấp đầy khoảng trống nghiên cứu với ba đóng góp về mặt học thuật. Đầu tiên là bổ sung bằng chứng về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và cấu trúc vốn của các công ty Việt Nam, đóng góp này có ý nghĩa trong bối cảnh có rất ít nghiên cứu về đề tài này với dữ liệu cập nhật kéo dài qua 10 năm từ các công ty Việt Nam. Ý nghĩa học thuật tiếp theo là việc khám phá tác động trực tiếp của tài sản tình cảm xã hội của gia đình đến cấu trúc vốn của các công ty Việt Nam. Đây chính là yếu tố tâm lý và hành vi quan trọng nhất của các công ty có sở hữu gia đình khi đối chiếu với các công ty không có sở hữu gia đình. Mối quan hệ này đã được nghiên cứu ở một số quốc gia phát triển, tuy nhiên lý thuyết khoa học đang cần có nhiều bằng chứng hơn, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển và khu vực châu Á. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là việc bổ sung bằng chứng về vai trò điều tiết của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh dưới kỳ vọng và cấu trúc vốn. Theo lý thuyết hành vi đại diện (behavioural agency model), hoạt động kinh doanh dưới kỳ vọng có vai trò quan trọng trong các quyết định chiến lược của công ty, nhất là công ty gia đình, tuy nhiên vai trò này chưa được nghiên cứu đầy đủ trong mối quan hệ với cấu trúc vốn của các công ty gia đình.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN ÁN .............................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ....................................................... x CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .................................................................. 1 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 1 1.1.1. Sự phát triển và vai trò của các công ty gia đình tại Việt Nam ................... 1 1.1.2. Bối cảnh nghiên cứu về mặt lý thuyết ........................................................ 4 1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 5 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 8 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 9 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................11 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................11 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................11 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................12 1.7. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ....................................................................13 1.7.1. Những đóng góp về học thuật ...................................................................13 1.7.2. Những đóng góp về thực tiễn ...................................................................14 1.8. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN .........................................................................15 1.9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ........................................................................16 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...........................................................................................18 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................19
  8. vi 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN .................................................20 2.1.1. Khái niệm cấu trúc vốn ............................................................................20 2.1.2. Lý thuyết của Modigliani và Miller (Modigliani –Miller theorem) ...........21 2.1.3. Lý thuyết đánh đổi (Trade-off theory) ......................................................22 2.1.4. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking order theory)...................................25 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TY GIA ĐÌNH VÀ TÀI SẢN TÌNH CẢM XÃ HỘI ................................................................................................................28 2.2.1. Khái niệm sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội ...............................28 2.2.2. Lý thuyết triển vọng (Prospect theory) .....................................................32 2.2.3. Lý thuyết hành vi đại diện (Behavioral agency model) .............................35 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SỞ HỮU GIA ĐÌNH, TÀI SẢN TÌNH CẢM XÃ HỘI VỚI CẤU TRÚC VỐN ...........................39 2.3.1. Các nghiên cứu về cấu trúc vốn và vai trò của sở hữu gia đình .................39 2.3.2. Các nghiên cứu về đặc điểm của sở hữu gia đình trong quản trị công ty ...49 2.3.3. Các nghiên cứu về tài sản tình cảm xã hội ................................................52 2.4. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ...............................................................61 2.5. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................................62 2.5.1. Tác động của sở hữu gia đình và CEO thuộc gia đình đến cấu trúc vốn ....63 2.5.2. Tác động của tài sản tình cảm xã hội của gia đình đến cấu trúc vốn..........66 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...........................................................................................71 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................72 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .........................................................................72 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC TRONG CÙNG LĨNH VỰC .................................................................................74 3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................78 3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..............................................................................88
  9. vii 3.5. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG ....................................................................92 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................96 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................97 4.1. THỰC TIỄN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ SỞ HỮU GIA ĐÌNH CỦA CÁC CÔNG TY TRONG DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.....................................................97 4.1.1. Thực tiễn về cấu trúc vốn của các công ty trong dữ liệu nghiên cứu .........97 4.1.2. Thực tiễn về sở hữu gia đình của các công ty trong dữ liệu nghiên cứu ..101 4.1.3. Thực tiễn về tài sản tình cảm xã hội các công ty trong dữ liệu nghiên cứu .103 4.2. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................................................................105 4.2.1. Phân tích thống kê mô tả ........................................................................105 4.2.2. Phân tích tương quan ..............................................................................108 4.3. KẾT QUẢ HỒI QUY TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN .....................................110 4.4. KẾT QUẢ HỒI QUY SGMM ......................................................................113 4.4.1. Kiểm định hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu ...................... 113 4.4.2. Kết quả hồi quy SGMM .........................................................................115 4.5. KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA KẾT QUẢ HỒI QUY SGMM .................118 4.6. TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 120 4.7. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................122 4.7.1. Tác động của sở hữu gia đình đến cấu trúc vốn ......................................122 4.7.2. Tác động của CEO thuộc gia đình đến cấu trúc vốn ...............................124 4.7.3. Tác động của thế hệ sáng lập đến cấu trúc vốn ....................................... 125 4.7.4. Tác động của thành viên gia đình tham gia quản trị đến cấu trúc vốn .....125 4.7.5. Tác động của tài sản tình cảm xã hội của gia đình đến cấu trúc vốn........126 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 128 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU .........................................129 5.1. KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .....................129
  10. viii 5.2. HÀM Ý CỦA NGHIÊN CỨU ......................................................................131 5.2.1. Đóng góp về lý thuyết ............................................................................131 5.2.2. Hàm ý về mặt quản trị ............................................................................132 5.2.3. Hàm ý về mặt chính sách........................................................................135 5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI.................137 5.3.1. Những hạn chế của luận án.....................................................................137 5.3.2. Những hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................138 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ......................................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 141 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CÓ SỞ HỮU GIA ĐÌNH TRONG DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 1 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH TẤT CẢ CÔNG TY TRONG DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU PHÂN THEO NGÀNH................................................................................. 6 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ BIẾN TÀI SẢN TÌNH CẢM XÃ HỘI ................................................................................................................18 PHỤ LỤC 4: TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG THEO NHIỀU MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................19 PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ PHÂN TỔ CẤU TRÚC VỐN THEO NĂM VÀ THEO SỞ HỮU GIA ĐÌNH .................................................................21 PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ HỒI QUY TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN ........................21 PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ HỒI QUY SGMM .........................................................32
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ Từ đầy đủ tiếng Việt Phương pháp bình phương nhỏ nhất 2SLS Two Stage Least Square hai giai đoạn CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành CS Capital Structure Cấu trúc vốn Ctg Các tác giả Các tác giả CTCP Công ty cổ phần Công ty cổ phần GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Industry Classification ICB Tiêu chuẩn phân loại ngành toàn cầu Benchmark IPO Initial Public Offering Chào bán cổ phiếu niêm yết lần đầu Tỷ suất giá trị thị trường trên giá trị MTB Market to Book sổ sách NTDS Non Debt Tax Shield Lá chắn thuế loại trừ nợ vay Performance Below PBA Hoạt động kinh doanh dưới kỳ vọng Aspiration Pooled Ordinary Least Phương pháp bình phương nhỏ nhất POLS Squares tổng hợp ROA Return On Assets Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản SEW Socioemotional wealth Tài sản tình cảm xã hội System Generalized Method Phương pháp mô-men hệ thống tổng SGMM of Moments quát
  12. x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Số thứ Tên bảng Trang tự Hình 1.1 Mô tả vấn đề nghiên cứu 18 Bảng 2.1 Các khía cạnh của tài sản tình cảm xã hội 30 Bảng 2.2 Các nghiên cứu trước về cấu trúc vốn và sở hữu gia đình 43 Các nghiên cứu về tài sản tình cảm xã hội trong lĩnh vực quản Bảng 2.3 57 trị tài chính Bảng 2.4 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu 70 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 73 Tổng hợp dữ liệu và phương pháp ước lượng của các nghiên cứu Bảng 3.1 76 trước về cấu trúc vốn và vai trò của sở hữu gia đình Bảng 3.2 Tổng hợp các biến và phương pháp đo lường 86 Bảng 3.3 Phân bổ dữ liệu thu thập theo ngành ICB 90 Bảng 4.1 Cấu trúc vốn qua các năm trong dữ liệu nghiên cứu 98 Bảng 4.2 Cấu trúc vốn theo ngành trong dữ liệu nghiên cứu 100 Tình hình CEO thuộc gia đình, thế hệ sáng lập và tỷ lệ thành viên Bảng 4.3 103 gia đình tham gia quản trị trong dữ liệu nghiên cứu Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố tài sản tình cảm xã hội 104 Bảng 4.5 Phân tích thống kê mô tả 106 Phân tích t-test giữa 2 nhóm công ty có sở hữu gia đình và nhóm Bảng 4.6 108 công ty không có sở hữu gia đình
  13. xi Bảng 4.7 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến 109 Bảng 4.8 Kiểm tra đa cộng tuyến với công ty có sở hữu gia đình 109 Kết quả hồi quy tác động ngẫu nhiên mô hình không có biến Bảng 4.9 111 tương tác Bảng 4.10 Kết quả hồi quy tác động ngẫu nhiên mô hình có biến tương tác 112 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định kiểm định Durbin-Wu-Hausman 113 Bảng 4.12 Kết quả hồi quy SGMM các mô hình không có biến tương tác 116 Bảng 4.13 Kết quả hồi quy SGMM các mô hình có biến tương tác 117 Bảng 4.14 Kết quả hồi quy SGMM qua thay đổi biến cấu trúc vốn 118 Bảng 4.15 Kết quả hồi quy SGMM với nhóm công ty có sở hữu gia đình 119 Bảng 4.16 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 121
  14. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI Chương này trình bày các căn cứ, nền tảng và động lực để thực hiện luận án, với đề tài nghiên cứu về tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn các công ty. Sự chọn lựa đề tài này bắt nguồn từ nhận định về sự phát triển vượt bậc và vai trò chủ lực của kinh tế tư nhân tại Việt Nam, trong đó có vai trò vô cùng quan trọng của sở hữu gia đình trong hoạt động của các công ty tư nhân. Bên cạnh đó, qua lược khảo lý thuyết khoa học và các nghiên cứu trước, chương này trình bày nhu cầu nghiên cứu ngày càng phát triển về vai trò của sở hữu gia đình đối với cấu trúc vốn, để củng cố thêm lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu này. Từ việc khảo sát, phân tích, biện luận, hướng nghiên cứu được thu hẹp thành đề tài về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và cấu trúc vốn của các công ty Việt Nam. Trong đó, mục tiêu nghiên cứu được xác định nhằm lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu về vai trò của sở hữu gia đình đối với cấu trúc vốn của các công ty, trong bối cảnh bình thường cũng như trong bối cảnh có khó khăn, khủng hoảng mà điển hình là việc doanh thu của các công ty giảm sút dưới kỳ vọng như đại dịch Covid-19 vừa qua. Tiếp theo, để nghiên cứu có tính khả thi, các đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định, cùng với phương pháp nghiên cứu phù hợp với nguồn dữ liệu thứ cấp về tình hình tài chính các công ty. Trong phần cuối, chương này trình bày ý nghĩa nghiên cứu, các điểm mới và kết cấu của luận án. 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Nhằm xác định tính cần thiết và tính mới của nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu được tìm hiểu trước tiên; bao gồm bối cảnh thực tiễn về sự phát triển và vai trò của các công ty gia đình tại Việt Nam; sau đó là bối cảnh nghiên cứu về mặt lý thuyết. Đây là nền tảng để xác định vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Sự phát triển và vai trò của các công ty gia đình tại Việt Nam Kể từ sau thời kỳ đổi mới, kinh tế tư nhân phát triển nhanh chóng và đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam. Sự phát triển về
  15. 2 số lượng lẫn quy mô doanh nghiệp đạt mức ấn tượng trong 20 năm qua, số lượng doanh nghiệp thành lập tăng từ 42.300 vào năm 2000, lên đến 758.610 vào năm 2019; các doanh nghiệp tư nhân chiếm đến 60,6% việc làm của tất cả các doanh nghiệp đã đăng ký. Tính đến hết năm 2019, có đến 7 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lọt vào nhóm 200 công ty niêm yết lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương với doanh thu trên một tỷ USD (World Bank, 2021). Trong khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam, công ty gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng và cả đóng góp vào GDP (Dinh & ctg., 2022). Không chỉ đóng góp một tỷ trọng lớn cho nền kinh tế, các công ty gia đình có sự nổi trội hơn về vai trò xã hội và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, mang tính sáng tạo và bền vững cho nền kinh tế (Miroshnychenko & ctg., 2020). Rất nhiều sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng sáng tạo gắn liền với tên tuổi công ty gia đình, ngay trong dữ liệu nghiên cứu của luận án, ví dụ như Bánh mì Kinh đô, Bút bi Thiên Long, Nhà Hòa Bình, Nội thất Hòa Phát, Tôn Hoa Sen, Thủy sản Minh Phú… Sở hữu gia đình được xác định không chỉ là việc sở hữu cổ phần chi phối hoạt động của công ty, mà còn là việc tham gia thực hiện quyền sở hữu đó trong hoạt động hàng ngày của một công ty, cụ thể là việc tham gia quản trị chiến lược, tham gia điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của một công ty (Miller & ctg., 2007). Từ đó dẫn đến hai định nghĩa phổ biến và tương đồng cao về công ty có sự sở hữu gia đình. Đầu tiên là định nghĩa được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và cấu trúc vốn, trong đó sở hữu gia đình được xác định gồm 3 đặc điểm cùng lúc là tham gia sáng lập công ty, sở hữu vốn chi phối hoạt động của công ty, và tham gia quản trị công ty (Anderson & ctg., 2003; Poletti- Hughes & Martínez, 2022). Song song đó, nhiều tác giả sử dụng định nghĩa sở hữu gia đình của Klein (2000), cụ thể sở hữu gia đình bao gồm 3 khía cạnh đồng thời là có sở hữu vốn chi phối hoạt động của công ty, tham gia quản trị công ty và tham gia điều hành công ty. Sở hữu gia đình có vai trò thiết yếu với nền kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo khảo sát về công ty gia đình toàn cầu năm 2021 của tập đoàn PwC, các công ty gia đình ở
  16. 3 Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng như công ty gia đình trên toàn thế giới, cụ thể chỉ riêng 100 công ty gia đình lớn nhất ở Việt Nam đã đóng góp đến 25% GDP cả nước (PwC, 2021). Trong một nghiên cứu chuyên sâu về các công ty gia đình ở châu Á, Dinh & Calabro (2018) tổng hợp nhiều nghiên cứu khác nhau và cho rằng loại hình công ty gia đình chiếm đến 80% - 90% số lượng công ty tư nhân ở Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng và những đóng góp tích cực của các công ty gia đình với nền kinh tế cho thấy các ưu điểm của hình thức sở hữu gia đình, bao gồm tinh thần khởi nghiệp, sự sáng tạo trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và thương hiệu quốc gia (Tien, 2021). Về mặt chính sách, Nhà nước cũng liên tục mở rộng hành lang pháp lý và tạo điều kiện cho các công ty gia đình hoạt động ngày càng rộng rãi hơn dưới nhiều loại hình khác nhau như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty cổ phần đại chúng và khuyến khích các công ty gia đình cổ phần hóa, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (Dinh & Calabro, 2018). Về sự công nhận của xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, cũng đã thành lập Hội đồng Doanh nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 (nguồn: https://www.vcci.com.vn/hoi-dong- doanh-nhan-gia-dinh), tổ chức này liên tục mở rộng hoạt động và tăng số lượng hội viên cho đến nay. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu và phát triển các mô hình quản lý công ty gia đình dựa trên các cơ sở lý thuyết quản trị kinh doanh, quản trị tài chính lâu đời có ý nghĩa rất lớn để nâng cao hiệu quả hoạt động và sự bền vững của các công ty gia đình, từ đó đóng góp cho cả nền kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các công ty gia đình cũng mở rộng hoạt động và nguồn vốn bằng cách cổ phần hóa, nhưng vẫn giữ lại phần vốn chi phối thuộc sở hữu gia đình và vẫn cử thành viên gia đình tham gia quản trị, điều hành công ty, và các công ty gia đình đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam (Nguyen & Vo, 2015). Trong bối
  17. 4 cảnh này, việc nghiên cứu về sở hữu gia đình không chỉ có ý nghĩa đối với cả nền kinh tế dưới góc độ các công ty chưa niêm yết, mà còn có ý nghĩa thiết thực với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. 1.1.2. Bối cảnh nghiên cứu về mặt lý thuyết Lý thuyết khoa học về quản trị công ty gia đình đã được hình thành và phát triển nhanh chóng trên thế giới từ hơn 30 năm qua, và là đề tài được quan tâm hàng đầu trong các nghiên cứu và công bố về quản trị kinh doanh và tài chính trên thế giới. Theo Villalonga & Amit (2020), qua thống kê từ cơ sở dữ liệu nghiên cứu khoa học ISI Web of Science, các nghiên cứu về sở hữu gia đình chiếm 4 đến 5 công trình trong số 10 công trình khoa học được trích dẫn nhiều nhất suốt 25 năm qua trên ba tạp chí hàng đầu thế giới về tài chính và quản trị là Journal of Financial Economics, Journal of Corporate Finance, và Journal of Finance. Với sự phát triển nhanh chóng của đề tài nghiên cứu về quản trị công ty gia đình, các tạp chí chuyên nghiên cứu về công ty gia đình được thành lập từ năm 1988 đến 2011 và nhanh chóng chiếm giữ thứ hạng rất cao trong danh sách các tạp chí khoa học về quản trị kinh doanh là Family Business Review, Journal of Family Business Strategy, và Journal of Family Business Management (Rovelli & ctg., 2022). Điều này cho thấy sự cần thiết bổ sung kiến thức khoa học về vai trò của hình thức sở hữu gia đình trong quản trị công ty. Khi các nghiên cứu khoa học về sở hữu gia đình phát triển mạnh, các nhánh nghiên cứu được mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Về chiều sâu, các nghiên cứu được thực hiện chuyên biệt trong những lĩnh vực quan trọng của khoa học quản trị, tiêu biểu trong số đó là quản trị hiệu quả kinh doanh (Dyer, 2018), cấu trúc vốn (Hansen & Block, 2021), quản trị rủi ro và tài chính (Gottardo & Moisello, 2017). Về chiều rộng, tiếp sau các nghiên cứu ở các nước phát triển, các nền kinh tế đang phát triển và các đặc điểm quốc gia cụ thể cũng được tập trung nghiên cứu trong mười năm gần đây, đặc biệt là các nền kinh tế trong khu vực châu Á với đặc thù văn hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam (Dinh & Calabro, 2018).
  18. 5 Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế cũng thường đi kèm với khủng hoảng và các giai đoạn khó khăn, từ quy mô toàn cầu như khủng hoảng tài chính, đại dịch Covid-19 cho đến các khủng hoảng cục bộ theo quốc gia, theo ngành. Do đó, lý thuyết khoa học về quản trị tài chính và cấu trúc vốn của các công ty cũng cần thiết bổ sung nghiên cứu trong bối cảnh khủng hoảng hoặc công ty gặp khó khăn (Muhammad & ctg., 2021; Quarato & ctg., 2021; Rovelli & ctg., 2022). Theo lý thuyết hành vi đại diện, đứng trước bối cảnh khó khăn hoặc khủng hoảng, người đại diện công ty ra quyết định sẽ có tâm lý e ngại thua lỗ hơn là tâm lý e ngại rủi ro (Jiao & ctg., 2021), từ đó dẫn đến tiềm năng nghiên cứu về vai trò của sở hữu gia đình và tài sản tính cảm xã hội đối với cấu trúc vốn dưới lăng kính của lý thuyết hành vi đại diện, để đóng góp vào lý thuyết khoa học. Hơn nữa, tại Việt Nam các nghiên cứu về vai trò của sở hữu gia đình đến hoạt động của công ty chỉ mới xuất hiện từ mười năm gần đây và chưa được tập trung nghiên cứu đúng mức (Nguyen & Vo, 2015; Tien, 2021). Các chủ đề nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa sở hữu gia đình với hiệu quả kinh doanh của công ty, và dưới dạng các nghiên cứu lặp lại nghiên cứu đi trước, với bối cảnh dữ liệu của các công ty tại Việt Nam. Do đó, việc mở rộng nghiên cứu về vai trò của sở hữu gia đình và các đặc thù của gia đình đối với chính sách quản trị tài chính, cụ thể là cấu trúc vốn của công ty, có tiềm năng đóng góp lớn vào hiểu biết khoa học về quản trị công ty gia đình. 1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong thời gian gần đây, vai trò của sở hữu gia đình đối với quản trị tài chính công ty là một trong những đề tài nổi bật được rất nhiều tác giả trong lĩnh vực quản trị kinh doanh và tài chính tập trung nghiên cứu (Villalonga & ctg, 2015). Các nghiên cứu về đề tài này không chỉ đóng góp vào lý thuyết tài chính, mà còn cung cấp hàng loạt hàm ý quản trị trong thực tế, vì yếu tố sở hữu gia đình trong các công ty ngày càng phổ biến hơn và đóng góp nhiều hơn cho các nền kinh tế khắp thế giới (Croce & Marti, 2014; Miroshnychenko & ctg, 2020). Trong lý thuyết về lĩnh vực này,
  19. 6 chúng ta đã biết đến các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn và hành vi ra quyết định của những người đại diện cho công ty (Breadley & ctg, 2013). Chúng ta cũng biết rằng sở hữu gia đình làm cho các công ty có những quyết định tài chính khác biệt dưới tác động của chi phí đại diện (agency cost), chi phí phá sản (bankruptcy cost), và sự bất đối xứng thông tin (Schmid, 2013; Molly & ctg, 2019; Gottardo & Moisello, 2019). Các lý thuyết về cấu trúc vốn đã cho thấy có sự tách biệt giữa chủ sở hữu công ty và người đại diện công ty ra quyết định, từ đó tác động đến cấu trúc vốn của các công ty. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu công ty và người đại diện công ty ra quyết định cùng là một chủ thể, chính là gia đình nắm quyền sở hữu, quản trị và điều hành công ty thì các lý thuyết cấu trúc vốn chưa giải thích cơ chế hình thành quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty này. Do đó, cần đi sâu vào tìm hiểu vai trò của sở hữu gia đình, không chỉ là việc sở hữu công ty, mà còn là giá trị của công ty đối với gia đình qua nhiều thế hệ, để bổ sung vào các nghiên cứu trước theo lý thuyết cấu trúc vốn. Bên cạnh đó, các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn hầu như chỉ tập trung xem xét các yếu tố kinh tế tác động đến việc ra quyết định tài trợ công ty, trong khi theo các lý thuyết hành vi công ty, việc ra quyết định chiến lược, bao gồm cả quyết định cấu trúc vốn của của công ty, bị tác động bởi yếu tố tâm lý của người ra quyết định chứ không chỉ bị tác động bởi những yếu tố kinh tế (Michiels & Molly, 2017). Do chưa xem xét tác động của các yếu tố tâm lý - phi kinh tế, nên các nghiên cứu về tác động của sở hữu gia đình theo lý thuyết cấu trúc vốn có kết quả không đồng nhất với nhau. Một số nghiên cứu khám phá mối quan hệ cùng chiều của sở hữu gia đình đến cấu trúc vốn của công ty (Baek & ctg., 2016; Díaz-Díaz & ctg., 2022; Fardnia & ctg., 2023; Ramalho & ctg., 2018; Tran & Nguyen, 2023). Ngược lại, một số nghiên cứu khác chứng minh có mối quan hệ trái chiều giữa sở hữu gia đình và cấu trúc vốn (Ampenberger & ctg., 2013; Haider & ctg., 2021; Jansen & ctg., 2022; Segura & Formigoni, 2014; Strebulaev & Yang, 2013), và cũng có nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ rõ ràng giữa sở hữu gia đình và
  20. 7 cấu trúc vốn (Amin & Liu, 2020; Anderson & Reeb, 2003; Poletti-Hughes & Martínez, 2022). Bên cạnh đó, các chu kỳ phát triển kinh tế cũng đi kèm với các giai đoạn khó khăn, khủng hoảng ở bối cảnh kinh tế toàn cầu, hoặc một lĩnh vực, một quốc gia cụ thể. Đại dịch Covid-19 vừa qua tác động mạnh mẽ đến kinh tế thế giới, mỗi công ty đều phải đứng trước những khó khăn về nguồn lực, về đầu ra kinh doanh cũng như sụt giảm doanh thu, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản. Khi đó, các quyết định chiến lược của các công ty cũng bị tác động mạnh mẽ bởi yếu tố tâm lý, tình cảm của người đại diện, trong khi các lý thuyết cấu trúc vốn hiện tại dù đã đưa ra cơ chế nhưng chưa bao quát các yếu tố này (Hansen & Block, 2021; Michiels & Molly, 2017). Chính vì vậy, luận án tìm cách đóng góp vào lý thuyết cấu trúc vốn bằng cách bổ sung vai trò của các yếu tố tâm lý, tình cảm của người đại diện vào việc hình thành cấu trúc vốn của các công ty. Để tìm hiểu khía cạnh tâm lý của người đại diện công ty, lý thuyết hành vi công ty (behavioral theory of the firm); được hình thành và phát triển từ thập niên 60 (Cyert & March, 1963). Lý thuyết này giải thích cơ chế ra các quyết định chiến lược của công ty, bao gồm cả việc xem xét các yếu tố kinh tế và các yếu tố tâm lý – phi kinh tế của công ty và những cá nhân liên quan. Tiếp nối lý thuyết hành vi công ty, lý thuyết hành vi đại diện (behavioral agency theory) (Wiseman & Gomez-Mejia, 1998) hệ thống hoá các yếu tố tâm lý của những người đại diện và quản trị công ty thành khái niệm tài sản tình cảm xã hội (socioemotional wealth). Có nhiều bằng chứng cho thấy tài sản tình cảm xã hội của gia đình có tác động đến các quyết định chiến lược của công ty (Berrone & ctg, 2010; Chirico & ctg, 2020). Với việc xem xét cả yếu tố tài sản tình cảm xã hội bên cạnh các lợi ích và chi phí về kinh tế, nhiều nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết hành vi đại diện vào các mô hình quản trị tài chính và quản trị rủi ro của công ty (Gomez-Mejia & ctg, 2007; Gottardo & Moisello, 2019; Polleti & Williams, 2019; Molly & ctg, 2019). Khác với lý thuyết cấu trúc vốn cổ điển - chỉ quan tâm đến việc đánh đổi hay cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, hay còn gọi là hành vi e ngại rủi ro (risk aversion) - lý thuyết hành vi đại diện cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1