intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các Công ty Du lịch Việt Nam

Chia sẻ: Kim Cương KC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:193

76
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam; đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các Công ty Du lịch Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM Ngành: Quản trị Kinh doanh HOÀNG ANH DUY Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM Ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 9340101 Nghiên cứu sinh: Hoàng Anh Duy NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI ANH TUẤN Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa được ai khác công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Hoàng Anh Duy
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS.TS Bùi Anh Tuấn, người đã giúp tôi tháo gỡ được những khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Thầy luôn động viên, nhắc nhở kịp thời và tận tình giúp đỡ tôi để hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo PGS. TS. Lê Thị Thu Thủy, PGS. TS. Tăng Văn Nghĩa, PGS. TS. Lê Thái Phong đã luôn khuyến khích động viên và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo nhà trường, quý Thầy Cô giáo và các đồng nghiệp ở Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Sau đại học và các đơn vị tại trường Đại học Ngoại thương nơi tôi đang công tác, học tập và nghiên cứu, đã chỉ dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của các công ty du lịch Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ và cung cấp thông tin cho tôi trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, động viên kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi và bạn bè, đồng nghiệp và những người bạn thân, các em sinh viên đã luôn khích lệ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả Hoàng Anh Duy
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .........................................................................................14 1.1. Những nội dung cơ bản về văn hóa doanh nghiệp ....................................14 1.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp .............................................................14 1.1.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp ............................................................15 1.1.3. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp ............................................19 1.1.3.1. Các biểu trưng trực quan ..................................................................19 1.1.3.2. Các biểu trưng phi trực quan ............................................................22 1.1.4. Một số mô hình về văn hóa doanh nghiệp ...............................................26 1.1.4.1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Edgar Schein............................26 1.1.4.2. Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Geert Hofstede .........................27 1.1.4.3. Mô hình về văn hóa doanh nghiệp của Daniel Denison ...................28 1.1.5. Phân loại văn hóa doanh nghiệp ..............................................................31 1.1.5.1. Văn hóa gia đình ................................................................................32 1.1.5.2. Văn hóa tháp Eiffel ............................................................................33 1.1.5.3. Văn hóa tên lửa dẫn đường ...............................................................34 1.1.5.4. Văn hóa lò ấp trứng ...........................................................................35 1.2. Những nội dung cơ bản về xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ... 35 1.2.1. Khái niệm xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ........................35 1.2.2. Vai trò của công tác xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ........36 1.2.3. Nội dung và quy trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp .....39 1.2.3.1. Nội dung xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ..................39 1.2.3.2. Quy trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ..................40
  6. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp .................................................................................................................42 1.2.4.1. Những yếu tố chủ quan ......................................................................43 1.2.4.2. Những yếu tố khách quan ..................................................................45 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................49 CHƢƠNG 2: GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................................50 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ..................................................................50 2.2. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................51 2.2.1. Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng tích cực đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ................................................................................51 2.2.2. Văn hóa du nhập có ảnh hưởng tích cực đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ................................................................................53 2.2.3. Đặc điểm của ngành du lịch có ảnh hưởng tích cực đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ..........................................................54 2.2.4. Nhà sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.........................................................................................55 2.2.5. Nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.........................................................................................56 2.2.6. Sự truyền đạt nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ........................................................................58 2.2.7. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) có ảnh hưởng tích cực đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp .....................................59 2.3. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................60 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................62 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ..........................................................62 2.4.1.1. Mô tả phương pháp nghiên cứu .........................................................62 2.4.1.2. Đối tượng khảo sát ............................................................................63 2.4.1.3. Thiết kế bảng khảo sát .......................................................................64 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................64 2.4.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................67
  7. 2.4.2.2. Quy trình xây dựng bảng khảo sát.....................................................70 2.4.2.3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ......................................70 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................75 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM ..............................................................................................................76 3.1. Thực trạng công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam ..............................................................................76 3.1.1. Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam và các công ty du lịch Việt Nam76 3.1.1.1. Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam ..............................................76 3.1.1.2. Tổng quan về các công ty du lịch Việt Nam ......................................79 3.1.1.3. Các công ty du lịch Việt Nam tham gia khảo sát ..............................85 3.1.1.4. Mô tả đối tượng khảo sát ...................................................................86 3.1.2. Phân tích kết quả khảo sát về thực trạng xây dựng văn hoá doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam ......................................................................88 3.1.2.1. Mức độ hiểu biết về xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp và tầm quan trọng của công tác này ...................................................................88 3.1.2.2. Thời điểm và ngân sách cho xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp .............................................................................................................90 3.1.2.3. Mức độ đổi mới, bổ sung các giá trị trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ............................................................................91 3.1.2.4. Kết quả xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp .....................92 3.1.2.5. Các hoạt động xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam .................................................................................96 3.1.2.6. Các thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam .....................................98 3.1.3. Nhận xét về công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam ...........................................................................101 3.1.3.1. Ưu điểm............................................................................................101 3.1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................102 3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác xây dựng và phát triển
  8. văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam ..............................104 3.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu............................................................................104 3.2.2. Kết quả khảo sát văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam ... 105 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam ........................................................107 3.2.3.1. Thống kê mô tả cho các biến quan sát.............................................107 3.2.3.2. iểm định độ tin cậy ........................................................................108 3.2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................110 3.2.3.4. Phân tích tương quan ......................................................................113 3.2.3.5. Phân tích hồi quy đa biến ................................................................114 3.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................117 3.2.4.1. Nhân tố “Văn hoá dân tộc” .............................................................118 3.2.4.2. Nhân tố “Văn hoá du nhập”............................................................119 3.2.4.3. Nhân tố “Đặc điểm của ngành du lịch” ..........................................120 3.2.4.4. Nhân tố “Nhà sáng lập” ..................................................................121 3.2.4.5. Nhân tố “Nhà lãnh đạo” .................................................................122 3.2.4.6. Nhân tố “Sự truyền đạt nội bộ” ......................................................124 3.2.4.7. Nhân tố “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ..........................124 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................126 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM .............................................................127 4.1. Phƣơng hƣớng phát triển ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.127 4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại Việt Nam........................................127 4.2.1. Chủ động nâng cao nhận thức và hiểu biết về xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp .............................................................................................128 4.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp ....................................................................128 4.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp .....................................128 4.2.2. Phát huy sức mạnh của vai trò lãnh đạo .................................................130 4.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp ....................................................................130
  9. 4.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp .....................................130 4.2.3. Cần lập kế hoạch cụ thể, dài hơi cho công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp .............................................................................................132 4.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp ....................................................................132 4.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp .....................................133 4.2.4. Thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong công ty ...........................................135 4.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp ....................................................................135 4.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp .....................................135 4.2.5. Tận dụng các đặc điểm của ngành du lịch trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.......................................................................................137 4.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp ....................................................................137 4.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp .....................................137 4.2.6. Tạo điều kiện phát huy điểm mạnh của văn hoá dân tộc .......................139 4.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp ....................................................................139 4.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp .....................................139 4.2.7. Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ....................................................................................................141 4.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp ....................................................................141 4.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp .....................................141 4.2.8. Chủ động tiếp thu các giá trị mới và phù hợp từ văn hoá du nhập ........142 4.2.8.1. Mục tiêu của giải pháp ....................................................................142 4.2.8.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp .....................................142 4.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc để hỗ trợ công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam .....................143 4.3.1. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn nữa cho các công ty du lịch ......144 4.3.2. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp cũng như xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ..........................................146 4.3.3. Xây dựng các trung tâm tư vấn quản lý, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ....................................................................................................147 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ..................................................................................148 KẾT LUẬN ............................................................................................................149
  10. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................152 PHỤ LỤC ...............................................................................................................165 Phụ lục 1: Bảng hỏi phiếu khảo sát thực trạng xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại các công ty du lịch Việt Nam ..................................................165 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát thực trạng văn hóa doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam ....................................................................................................171 Phụ lục 3: Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................177 Phụ lục 4: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp theo mô hình Denison............................................................................................178 Phụ lục 5: Ma trận xoay nhân tố .........................................................................179
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ CP Cổ phần DN Doanh nghiệp DT Dân tộc HDV Hướng dẫn viên LĐ Lãnh đạo MTV Một thành viên TM & DV Thương mại và dịch vụ TNXH Trách nhiệm xã hội TNXHHH Trách nhiệm hữu hạn VHDN Văn hoá doanh nghiệp
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các loại hình Nghi lễ của tổ chức.............................................................20 Bảng 2.1: Các giả thuyết nghiên cứu nhân tố tác động tới xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp................................................................................................61 Bảng 2.2: Thang đo nhân tố tác động tới xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ........................................................................................................................68 Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2005-2018 ..........80 Bảng 3.2: Quy định về quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ........................81 Bảng 3.3: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2008-2019.......................................83 Bảng 3.4: Quy mô của các công ty du lịch Việt Nam được khảo sát .......................86 Bảng 3.5: Số năm hoạt động của công ty khảo sát ...................................................86 Bảng 3.6: Đặc điểm nhân khẩu học của lãnh đạo công ty tham gia khảo sát ...........87 Bảng 3.7: Thâm niên công tác của lãnh đạo công ty tham gia khảo sát ...................88 Bảng 3.8: Đánh giá tầm quan trọng và vai trò của xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp .............................................................................................................89 Bảng 3.9: Đánh giá mức độ hiểu biết về xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ........................................................................................................................89 Bảng 3.10: Ngân sách đầu tư cho xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ....91 Bảng 3.11: Mức độ đổi mới bổ sung trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp .............................................................................................................91 Bảng 3.12: Thực trạng xây dựng và phát triển thực thể hữu hình trong các công ty du lịch Việt Nam .......................................................................................................92 Bảng 3.13: Thực trạng xây dựng và phát triển những giá trị được tuyên bố của công ty du lịch Việt Nam ...................................................................................................93 Bảng 3.14: Thực trạng xây dựng và phát triển những quan niệm nền tảng của các công ty du lịch Việt Nam ..........................................................................................95 Bảng 3.15: Các bước cụ thể để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đã được các công ty du lịch Việt Nam thực hiện ...........................................................97 Bảng 3.16: Kết quả khảo sát thực trạng văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam ..........................................................................................................105
  13. Bảng 3.17: Thống kê mô tả các biến nhân tố tác động tới công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam...............................107 Bảng 3.18: Kết quả kiểm định độ tin cậy của nhân tố tác động đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam .........109 Bảng 3.19: Hệ số KMO và Bartlett's Test nhân tố tác động tới công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp .............................................................................110 Bảng 3.20: Tổng phương sai trích ...........................................................................111 Bảng 3.21: Tương quan giữa nhân tố độc lập và biến phụ thuộc ...........................113 Bảng 3.22: Tóm tắt mô hình hồi quy ......................................................................114 Bảng 3.23: ANOVA ................................................................................................115 Bảng 3.24: Kết quả hệ số hồi quy tương quan Beta................................................115
  14. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình Văn hóa doanh nghiệp của Schein .............................................26 Hình 1.2: Mô hình văn hoá doanh nghiệp của Hofstede...........................................28 Hình 1.3: Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Denison ............................................28 Hình 1.4: Các loại hình văn hoá doanh nghiệp của Trompenaars ............................31 Hình 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................50 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................60 Hình 2.3: Quy tắc kiểm định d của Durbin-Watson .................................................74 Hình 3.1: Tỷ lệ các thực thể hữu hình được xây dựng và phát triển của các công ty du lịch Việt Nam .......................................................................................................92
  15. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khái niệm VHDN ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX, và trong vòng ba mươi năm trở lại đây, VHDN trở thành một đề tài nóng với rất nhiều các nghiên cứu được công bố, tuy nhiên vẫn để lại nhiều tranh cãi. Song, với một tổ chức, có thể hiểu rằng VHDN là những giá trị, quan niệm, nguyên tắc hay hành vi được chia sẻ bên trong tổ chức ấy, từ đó ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của các thành viên trong tổ chức. Nếu như nói các quy trình, cơ cấu, hệ thống của tổ chức là phần cứng thì VHDN chính là phần mềm, thổi hồn cho tổ chức đó, làm cho tổ chức đó trở nên khác biệt. Về mặt lý luận, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng và sự cần thiết phải xây dựng và phát triển VHDN bởi nó giúp doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi của mỗi thành viên tốt hơn, hình thành một hệ thống kiểm soát nội bộ vô hình; Văn hóa thúc đẩy sự thống nhất trong nhận thức, biểu hiện trong truyền thống của tổ chức, tạo khuôn mẫu ứng xử cho tổ chức, được các thành viên chấp nhận và tuân thủ. Khi có một nền văn hoá mạnh và tích cực, mọi người sẽ hành động theo một quy tắc nhất định. Thêm vào đó, nhờ tình cảm và sự gắn kết với công ty khi xung đột xảy ra họ sẽ giải quyết theo cách hợp tác nhất VHDN giúp tạo ra tính thống nhất cho doanh nghiệp (Goffee & John, 1996); giúp thu hút và giữ chân các thành viên của doanh nghiệp (Greger, 1999). Vì vậy, VHDN còn giúp tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp và giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và tăng hiệu quả kinh doanh (Kanter, 1983; Gordon, 1985; Schein, 1985; Barney, 1986; Denison, 1990, Calori & Samil, 1991; Kotter & Heskett, 1992; Gordon & DiTomaso, 1992; Denison & Neale, 1996). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch cũng như các công ty du lịch Việt Nam, cũng chưa có nghiên cứu nào tổng hợp được các yếu tố tác động đến công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch. Về mặt thực tiễn, trong thời đại ngày nay khi mà xu hướng toàn cầu hoá ngày một lan rộng, cạnh tranh ngày một khốc liệt và nền kinh tế tri thức đang tiến dần đến một tầm cao mới thì văn hoá trong tổ chức được quan tâm hơn bao giờ hết. VHDN đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng tới sự phát triển bền vững. Do đó, VHDN được coi là một trong
  16. 2 những yếu tố then chốt làm nên thành công của một tổ chức. Việc xây dựng và phát triển VHDN phù hợp rất cần được chú trọng. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, VHDN cũng dành được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp được biết đến với một nền văn hoá mạnh, chẳng hạn có thể kể đến như FPT, Mai Linh, Vinamilk, Hãng hàng không Vietnam Airlines,… Những tổ chức này có tầm nhìn dài hạn, sứ mệnh tốt đẹp, biết cân bằng giữa lợi ích của tổ chức và giá trị đem lại cho người tiêu dùng, xã hội, cũng như thể hiện sự quan tâm, lắng nghe với nhân viên của mình. Những điều này sẽ giúp cho một tổ chức phát triển theo hướng bền vững, có được niềm tin của nhân viên, khách hàng và xã hội, và đó là điều mà bất kỳ một tổ chức nào cũng mong muốn, nhất là những công ty trong lĩnh vực du lịch khi mà những tổ chức cung cấp loại hình dịch vụ này cho khách hàng thường là nhân tố tác động trực tiếp tới môi trường, xã hội. Ngành du lịch có thể nói là một trong những ngành trọng điểm của nước ta, với tốc độ phát triển tương đối ổn định, trở thành một cơ hội kinh doanh hấp dẫn khiến các Công ty du lịch ngày càng phát triển hơn cả về số lượng lẫn chất lượng. Vậy nên, để tạo ra lợi thế cạnh tranh, các công ty du lịch cần xây dựng và phát triển một nền văn hoá mạnh, hướng tới phát triển bền vững. Ngày càng có nhiều công ty du lịch nhận thức được vấn đề này, tuy nhiên rất ít trong số đó có thể thực hiện thành công. Điều này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, nhà quản trị có mức độ hiểu biết hạn chế hoặc hiểu biết chưa đúng về VHDN, sai lầm trong điều chỉnh các chính sách nhằm xây dựng, phát triển VHDN. Chẳng hạn, nhiều tổ chức chỉ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, hoặc tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại, hoạt động văn hoá, thể thao cho nhân viên và cho rằng những điều đó là đã có thể xây dựng một VHDN tốt, trong khi VHDN chỉ mạnh khi nó thực sự tạo nên suy nghĩ và hành động cho toàn bộ thành viên. Thứ hai, doanh nghiệp nhận thức không đúng tầm quan trọng của việc xây dựng một VHDN mạnh. Thứ ba, doanh nghiệp không thể hiện sự quyết tâm trong việc thay đổi để hình thành một văn hoá trong tổ chức. Thứ tư, doanh nghiệp không tiến hành các phương thức đánh giá, đo lường, kỷ luật để tăng cường hiệu quả trong xây dựng và phát triển VHDN.
  17. 3 Để tránh được những tình trạng kể trên, bài toán đặt ra cho doanh nghiệp là cần phải có nhận thức đúng về tình hình VHDN hiện tại của các công ty du lịch để xây dựng được một nền văn hoá phù hợp và phát triển nó xuyên suốt trong tổ chức. Vậy nên, đề tài “Xây dựng và phát triển VHDN của các Công ty du lịch Việt Nam” có ý nghĩa rất thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp  Về nội dung của văn hóa doanh nghiệp Trên thế giới hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về VHDN. Do đó, có rất nhiều cách tiếp cận khác để định nghĩa VHDN, chẳng hạn như của Hofstede (1991), Trice & Beyer (1993), Schultz (1995), Deal & Kennedy (1999), Cameron & Quinn (1999), Ashkanasy, Wilderom & Peterson (2000), Martin (2002)… Gần đây cũng có các tác giả cũng đưa ra cách định nghĩa của mình về VHDN như Porter và cộng sự (2016), Robbins và Judge (2018), Rooji và Fine (2018), Tahir và cộng sự (2019),… Mỗi cách tiếp cận trên đều mang những đặc trưng riêng để định nghĩa, giải thích khái niệm VHDN, nhưng đó đều là một dấu hiệu tốt về việc nhìn nhận VHDN như một phạm trù, khái niệm khoa học. Denison một tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, cũng đã chỉ ra cách nhìn nhận về nội hàm của VHDN và các yếu tố cần quan tâm khi nghiên cứu về VHDN trong các công trình Denison (1990), Fey và Denison (2003), Denison và cộng sự (2003), Denison và cộng sự (2014),… Nhà nghiên cứu Schein (Organizational Culture and Leadership, 2004), một tác giả chuyên nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa tổ chức và VHDN đã phân tích các vấn đề chung liên quan đến VHDN và mối quan hệ của chúng với sự lãnh đạo trong cuốn “VHDN và sự lãnh đạo”. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nghiên cứu khác về VHDN như “Chinh phục các làn sóng văn hóa” của tác giả Trompenaars (1980), Các nghiên cứu về khác biệt văn hóa ở phạm vi quốc tế như “Năm chiều văn hóa” của Hofstede (2010). Ở Việt Nam, vấn đề VHDN cũng ngày càng được quan tâm. Tác giả Nguyễn Mạnh Quân (2012) đã viết cuốn giáo trình “Đạo đức Kinh doanh và Văn hóa Công ty”, cung cấp những lý thuyết, triết lý về đạo đức kinh doanh, cũng như một số lý thuyết về xây dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Tác giả Đỗ Thị Phi Hoài (2009), tác giả Nguyễn Đức Chinh (2015) với công trình nghiên cứu có tên “Văn
  18. 4 hóa doanh nghiệp”, đã đưa ra các lý thuyết về VHDN bao gồm khái niệm, các cấp độ VHDN, tác động của VHDN đến hoạt động kinh doanh. Tác giả Dương Thị Liễu (2012) là chủ biên cuốn giáo trình “Văn hoá kinh doanh”, kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, cung cấp những lý thuyết khái quát về văn hóa kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức ứng dụng và phát triển các kiến thức về văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh... Trong bài báo khoa học có nhan đề “Đánh giá VHDN trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” đăng tại Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, tác giả Đỗ Tiến Long (2015) đã đưa ra một nghiên cứu điển hình về đánh giá văn hóa tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Đây chính là những nghiên cứu nền tảng để tác giả có thể học hỏi, kế thừa và tổng hợp một khái niệm tổng quát về VHDN trong luận án. Luận án sẽ kế thừa các nghiên cứu này để tổng hợp các nội dung của VHDN và từ đó nghiên cứu thực VHDN mà các công ty du lịch Việt Nam đã xây dựng và phát triển được ra sao. Các nội dung chi tiết sẽ được trình bày trong chương 2 của luận án.  Về cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp Khi nói về cấu trúc của VHDN và xem xét các nghiên cứu lý thuyết về cấp độ của VHDN, có ba lý thuyết chính đó là mô hình tảng băng của Hall (1976), mô hình của Schein (1985, 2010) và mô hình của Hofstede (1991, 2010). Mô hình tảng băng được xây dựng dựa trên mô hình tảng băng văn hoá xã hội của Hall (1976), xác định VHDN gồm 2 phần nổi và chìm giống như tảng băng – hay chính là yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình. Mô hình các cấp độ của VHDN được Schein đưa ra trong cuốn sách có tên là “Tái cơ cấu văn hoá tổ chức”. Schein (2010) đã chia các yếu tố của VHDN thành 3 nhóm: (1) nhóm những giá trị văn hóa hữu hình, (2) những giá trị được công bố và (3) nhóm các giá trị ngầm định. Sau đó, Hogan và Coote (2014) cũng có nghiên cứu của mình để sử dụng và đánh giá độ tin cậy của mô hình này. Cùng thời gian Schein đưa ra mô hình 3 cấp độ VHDN thì Hofstede (2010) đưa ra mô hình gồm 4 lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong là Biểu tượng – Người hùng – Nghi thức – Các giá trị. Nhìn chung, các mô hình đều có những điểm chung là VHDN bao gồm cả các yếu tố hữu hình và vô hình.  Về các phương pháp đo lường, đánh giá văn hóa doanh nghiệp Schein (1989) đã đề ra một mô hình tương tác - phương pháp phỏng vấn gồm 10 bước được gọi là “Khám phá phối hợp thông qua phỏng vấn tương tác”. Sau
  19. 5 phỏng vấn, ông cũng đưa ra cách phân tích dữ liệu thu thập được về các quan điểm ngầm định, giá trị nền tảng của VHDN được đánh giá trên 5 phương diện: (1) Quan hệ của tổ chức đến bản chất, (2) Bản chất của thực tế và sự tin tưởng, nền tảng cho việc ra quyết định, (3) Bản chất của con người, (4) Bản chất của hành động con người, (5) Bản chất mối quan hệ con người. Với phương pháp nghiên cứu sử dụng bảng hỏi có các câu hỏi được đánh giá theo mức độ, có hai phương pháp được sử dụng phổ biến là phương pháp OCI (Organizational Culture Inventory) của Cooke & Lafferty (1987), mô hình DOC (Denison Organizational Culture) của Denison (1990), O‟Reilly, Chatman và Caldwell (1991) cũng đưa ra phương pháp OCP (Organizational Culture Profile. Phương pháp này dựa trên bảng câu hỏi gồm 54 câu khẳng định nằm nhận định các giá trị và đặc điểm của một tổ chức. Người tham gia phỏng vấn sẽ được yêu cầu trả lời dựa trên một thang điểm cụ thể. Theo phương pháp này, VHDN được chia thành 7 phương diện: Đổi mới, Ổn định, Tôn trọng cá nhân, Định hướng kết quả, Định hướng chi tiết, Định hướng nhóm và Tính cạnh tranh. Phương pháp OCI là một công cụ phân tích và đánh giá VHDN định lượng cho phép lượng hoá các giá trị VHDN một cách rõ ràng, được xây dựng và phát triển bởi Cooke và Lafferty (1987). Mô hình VHDN của Denison được Bảng hỏi sử dụng khi áp dụng mô hình VHDN của Denison sẽ gồm 12 khía cạnh, 12 khía cạnh này tương ứng được xếp vào 4 nhóm chính là Sứ mệnh, Khả năng thích ứng, Sự tham gia, Tính nhất quán. Trong luận án này, tác giả sẽ sử dụng mô hình của Denison (1990) đề nghiên cứu và đánh giá VHDN của các công ty du lịch Việt Nam vì tính phổ biến, tin cậy của mô hình này. 2.2. Nghiên cứu về xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp  Về nội dung của xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Nhìn chung, xây dựng và phát triển VHDN là một quá trình xác định các giá trị của doanh nghiệp và chia sẻ rộng rãi để lan tỏa các giá trị đó đến các thành viên trong doanh nghiệp. Hai từ này thường đi song hành với nhau bởi vì khi doanh nghiệp đã xây dựng nền văn hóa của mình thì sẽ chia sẻ, lan tỏa và củng cố nền văn hóa này để nó ngày càng mạnh và có ảnh hưởng đến các thành viên trong doanh nghiệp. Đã có một số nghiên cứu về vấn đề này như: Denison (1990), Kotter & Heskett (1992), Gordon & DiTomaso (1992), Fey & Denison (2003), Denison và cộng sự (2014). Hay khi nói về các bước để xây dựng và phát triển VHDN, các tác
  20. 6 giả Gostick và Elton (2015) cũng đã có công trình nghiên cứu “Xây dựng VHDN, 7 bước dẫn đến thành công” của. Tại Việt Nam, cuốn sách “Đạo đức kinh doanh và VHDN” của Bùi Xuân Phong (2006) trình bày khái niệm, đặc điểm, biểu hiện của VHDN, các nhân tố tạo lập VHDN; nguyên tắc xây dựng VHDN… Ngoài ra, công trình cũng trình bày văn hóa trong các hoạt động kinh doanh như hoạt động marketing, văn hóa trong ứng xử, trong đàm phán và thương lượng… Các nghiên cứu này đã chỉ ra các nền tảng cơ bản của việc xây dựng và phát triển VHDN. VHDN cũng như việc xây dựng và phát triển VHDN đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên một nền văn hóa mạnh và phù hợp cho doanh nghiệp. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của VHDN với kết quả hoạt động của doanh nghiệp như các nghiên cứu (Gordon, 1985; Schein, 1985; Barney, 1986; Denison, 1990, Calori & Samil, 1991; Kotter & Heskett, 1992; Gordon & DiTomaso, 1992; Denison & Neale, 1996). Các tác giả Sadri & Lees (2001) cũng đã chỉ ra sự cần thiết phải phát triển VHDN thông qua việc nghiên cứu các trường hợp của Wal-mart, Southwest Ailines và HP. Xây dựng và phát triển một nền văn hóa mạnh có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức (Fey & Denison, 2003; Schein, 2010). Các nhà lãnh đạo sẽ phát triển văn hóa của doanh nghiệp mình để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. (Flamholtz & Randle, 2011; O‟Reilly và Chatman, 1991). Đặc biệt, Denison & Neale (1996) đã chỉ ra tác động của các khía cạnh của VHDN có thể tác động đến các tiêu chí trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn phát triển khía cạnh nào của VHDN (sứ mệnh, sự tham gia của nhân viên, khả năng thích ứng, sự nhất quán) để có thể tăng hiệu quả hoạt động của mình. Để cải thiện và phát triển các khía cạnh này của VHDN, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ của quản trị nguồn nhân lực để phát triển VHDN của mình: tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên, đào tạo và phát triển, đánh giá thành tích, khen thưởng và đãi ngộ, hệ thống giao tiếp trong doanh nghiệp để qua đó chia sẻ, lan tỏa, và củng cố các giá trị của VHDN tới các thành viên (Guest, 1987; Keyton, 2005). Tại Việt Nam, tác giả Bùi Xuân Phong (2010) có công bố một số đề tài nghiên cứu như: “Duy trì và phát triển VHDN nhằm phát triển bền vững và hội nhập quốc tế VNPT” (3/2010); “Bàn về quy trình xây dựng VHDN” (4/2010); “Duy trì và phát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2