Luận án Tiến sĩ: Quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB)
lượt xem 38
download
Luận án đã làm rõ những vấn đề cơ bản về vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại (NHTM) như: khái niệm, mục đích, nội dung, tiêu chí đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn chủ sở hữu NHTM; đây là những lý luận nền tảng cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LÊ THỊ LỢI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LÊ THỊ LỢI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1.PGS,TS Hà Minh Sơn 2.TS Trần Thị Hồng Hạnh HÀ NỘI - 2016
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ………………………………………………………………….. ii DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................ vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ MINH HỌA.......................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .......................... viii MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….... 1 1. Tính cấp thiết của Đề tài............................................................................. 1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài. ............................................... 2 2.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. .................................... 2 2.2 Câu hỏi và khoảng trống cần nghiên cứu.................................................... 4 3. Đóng góp mới của nghiên cứu. ................................................................... 5 4. Mục đích nghiên cứu. .................................................................................. 6 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6 Đối tượng nghiên cứu của đề tài. ...................................................................... 6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài. ......................................................................... 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 6 7. Các nguồn số liệu......................................................................................... 7 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án. .............................................. 7 9. Kết cấu của luận án. .................................................................................... 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................. 9 1.1. Lý luận cơ bản về vốn chủ sở hữu của NHTM ………….………...... 9 1.1.1 Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại .................................................... 9 1.1.2 Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại. ........................................... 14
- iii 1.2. Quản trị vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại. ................. 22 1.2.1 Khái niệm………................................................................................... 22 1.2.2 Mục đích quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại. .............. 23 1.2.3 Nội dung quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. .................................. 33 1.2.4 Tiêu chí đo lường năng lực quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại………………………………………………………………………….…41 1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn chủ sở hữu NHTM. ............ 57 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản trị vốn chủ sở hữu và bài học cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. ................................................................. 60 1.3.1 Kinh nghiệm của các NHTM Mỹ, Châu Âu, Malaysia, Singapore về quản trị vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại ............................................ 60 1.3.2 Bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. ................................. 64 Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................... 67 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CHỦ SỞ HỮU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI ........................... 68 2.1. Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội................. 68 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội…………………………………………………………………….68 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội……………………………………………………………………………69 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội thời gian qua .................................................................................... 73 2.2. Thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại MB. ................................... 81 2.2.1 Thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại MB qua quy mô và hiệu quả…………………………………………………………………………...81 2.2.2 Thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội qua quản trị tài chính hiện đại . ....................................................... 90
- iv 2.2.3 Thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội qua hệ số an toàn vốn. ..................................................................... 96 2.3. Đánh giá thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội. ................................................................................ 102 2.3.1 Những kết quả đạt được. ..................................................................... 102 2.3.2 Một số hạn chế trong quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội................................................................................... 108 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế. ......................................................................... 109 Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................... 111 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ VỐN CHỦ SỞ HỮU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI...............................……………………………………………………113 3.1. Định hƣớng nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội .......................................................... 113 3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đến năm 2020: ............................................................................... 113 3.1.2 Định hướng nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đến 2020. ...................................................... 119 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội. ......................................................... 121 3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ................................................ 121 3.2.2 Tăng cường năng lực quản trị sự thay đổi. ......................................... 123 3.2.3 Tăng cường kỹ năng quản trị và lãnh đạo........................................... 124 3.2.4 Hoàn thiện mô hình tính toán, đo lường trong quản trị vốn chủ sở hữu………………………………………………………………………….126 3.2.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ ngân hàng………………………………………………………………………...127
- v 3.2.6 Hoàn thiện nội dung công tác quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội. ..................................................................... 128 3.2.7 Lập kế hoạch dự án quản trị vốn chủ sở hữu một cách khoa học và hợp lý………………………. ............................................................................... 133 3.2.8 Công tác triển khai, lộ trình và các công việc tổng thể....................... 139 3.3. Kiến nghị. ........................................................................................... 143 3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. ........................................... 143 3.3.2 Đối với các cơ quan quản lý. ............................................................. 146 Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 148 KẾT LUẬN ……………………………………………………………….149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản có rủi ro theo Basel ................... 29 Bảng 1.2: Tính toán lợi nhuận sau phân bổ vốn ............................................. 52 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động ngành ngân hàng năm 2015 .................. 76 Bảng 2.2: Kết quả tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đến cuối 2015 .................. 78 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động giai đoạn 2010 - 2015 của MB......................... 79 Bảng 2.4: Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu 2010 - 2015 của MB .............. 80 Bảng 2.5: Vốn chủ sở hữu và Vốn điều lệ MB ............................................... 83 Bảng 2.6: Các cổ đông lớn của M đến 31 12 2015 ...................................... 84 Bảng 2.7: Chỉ tiêu ROE các ngân hàng .......................................................... 86 Bảng 2.8: Bảng tính hệ số an toàn vốn MB 2010 – 2015 ............................... 98 Bảng 2.9: Ví dụ về kế hoạch sử dụng vốn chủ sở hữu của M năm 2013 ... 100 Bảng 2.10: ảng hệ số an toàn vốn của một số NHTM ............................... 103 Bảng 2.11: ảng chỉ số hiệu quả và hệ số đ n ảy tài chính ........................ 103 Bảng 3.1: Kế hoạch về Tài sản của M 2016 – 2020................................... 116 Bảng 3.2: Kế hoạch về Nguồn vốn của MB 2016 – 2020 ............................ 117 Bảng 3.3: ế hoạch Thu nhập và Chi phí của MB 2016 - 2020 ................... 118
- vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ MINH HỌA Biểu đồ 1.1: Sự khác biệt giữa vốn pháp định và vốn kinh tế ........................ 33 Biểu đồ 1.2: Khung ICAAP ............................................................................ 47 Biểu đồ 1.3: Các yếu tố liên quan tác động tới ICAAP .................................. 47 Biểu đồ 1.4: Tác dụng của đánh giá hiệu quả vốn .......................................... 54 Biểu đồ 1.5: Ví dụ điều chỉnh mô hình kinh doanh theo đánh giá hiệu quả vốn .... 56 Biểu đồ 2.1: Mô hình tổ chức M giai đoạn 2011 – 2015 ............................. 70 Biểu đồ 2.2: Chỉ số kinh tế vĩ mô và tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam ....... 74 Biểu đồ 2.3: Quy mô tài sản, vốn và hiệu quả trên vốn .................................. 81 Biểu đồ 2.4: Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ MB............................................ 82 Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận và hiệu quả vốn của MB ........................................... 85 Biểu đồ 2.6: Tương quan tổng tài sản, ROE và RO của một số ngân hàng. 86 Biểu đồ 2.7: Tăng trưởng quy mô tài sản các ngân hàng 2010 - 2015 ........... 87 Biểu đồ 2.8: Tăng trưởng quy mô vốn các ngân hàng 2010 - 2015 ............... 88 Biểu đồ 2.9: Tương quan tăng trưởng vốn và tài sản...................................... 90 Biểu đồ 3.1. Mô hình phân bổ vốn của MB .................................................. 130 Biểu đồ 3.2: Lược đồ triển khai dự án quản trị vốn chủ sở hữu tại MB ....... 134
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ABC Activity Based Cost Phân bổ chi phí theo mỗi hoạt động ACB Asia Commercial Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Agribank Bank for Agriculture and Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Rural Development of triển nông thôn Việt Nam Vietnam ALCO Asset-Liability Committee Ủy Ban quản lý Tài sản- Nguồn vốn ALM Asset-Liability Quản lý tài sản có - tài sản nợ Management BASEL hay BCBS:Basel Committee Uỷ ban Basel giám sát về các BCBS for Banking Supervision hoạt động ngân hàng thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIDV Bank for Investment and Ngân hàng thương mại cổ phần Development of Vietnam Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIS Bank for International Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Settlement CAGR Compound Annual Tỷ lệ tăng trưởng bình quân kép Growth Rate CAR Capital Adequacy Ratio Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CIC Credit Information Centre Trung tâm thông tin tín dụng CNTT Công nghệ thông tin EC Economic Capital Vốn kinh tế ES Expected Shortfall Thâm hụt dự kiến EVA Economic Value Added Giá trị kinh tế gia tăng
- ix Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GFC Global Financial Crisis Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 HĐQT Hội đồng quản trị ICAAP Internal Capital Adequacy Quy trình đánh giá an toàn vốn Assessment Process nội bộ KD Kinh doanh MB Military Commercial Joint Ngân hàng thương mại cổ phần Stock Bank Quân đội MRCR Mandatory Regulatory Yêu cầu vốn tối thiểu theo pháp Capital Requirements luật MSB Maritime Commercial Ngân hàng thương mại cổ phần Maritime Joint-stock Bank Hàng hải Bank NCS Nghiên cứu sinh NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương NSFR Net Stable Funding Ratio Tỷ lệ cấp vốn ổn định ròng QTRR Quản trị rủi ro RAP Risk-adjusted Đánh giá hiệu quả điều chỉnh Performance theo rủi ro RAROC Risk-adjusted Return on Thu nhập điều chỉnh theo rủi ro Capital trên vốn ROA Return on Assets Thu nhập trên tổng tài sản ROE Return on Equity Thu nhập trên vốn chủ sở hữu RRTD Rủi ro tín dụng
- x Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt RWA Risk Weighted Assets Tài sản có rủi ro Sacombank Saigon Thuong tin Ngân hàng thương mại cổ phần Commercial Joint-stock Sài g n thương tín Bank SHB Saigon-Ha Noi Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà Commercial Joint-stock Nội Bank TCKT Tài chính Kế toán TCTD Tổ chức tín dụng Techcombank Commercial Joint-stock Ngân hàng thương mại cổ phần Bank for Technology Kỹ thương TT HĐQT Standing Committee of Thường trực Hội đồng quản trị the Board of Directors TT36 Thông tư 36 2014 TT-NHNN TTQT Thanh toán quốc tế VaR Value at Risk Giá trị rủi ro VIB Vietnam International Ngân hàng thương mại cổ phần Commercial Joint-stock Quốc tế Việt Nam Bank Vietcombank Bank for Foreign Trade of Ngân hàng thương mại cổ phần Vietnam Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Industrial and Commercial Ngân hàng thương mại cổ phần Bank of Vietnam Công thương Việt nam VNĐ Đồng Việt Nam VPBank Vietnam Prosperity Ngân hàng thương mại cổ phần Commercial Joint-stock Việt Nam Thịnh vượng Bank
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Trong hơn 10 năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những ước phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển kinh tế đất nước. Cũng trong thời gian đó, nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối diện với với các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 và sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Ở khía cạnh khác, những quy định trong hoạt động ngân hàng cũng phát triển trong thời gian này cùng với sự phát triển của ngành, một trong những vấn đề được quan tâm và quản trị hàng đầu chính là vốn của các ngân hàng. Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức kinh tế đặc biệt, đóng vai trò là trung gian giữa người gửi tiền và người đi vay và là trung gian thanh toán cùng với một số chức năng khác, thực hiện đầy đủ các chức năng của một NHTM đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước. trong đó vốn chủ ở hữu của các ngân hàng được xem như sự đảm bảo cho các nghĩa vụ đối với người gửi tiền, cũng như thước đo cho quy mô kinh doanh được các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng và quản trị vốn chủ sở hữu trong NHTM là một trong những mối quan tâm lớn của cả các cơ quan quản lý nhà nước và các NHTM nhằm đảm bảo các NHTM thực hiện đúng các chức năng của mình, đóng góp tích cực vào phát triển và ổn định kinh tế-xã hội với vai trò là trung gian tiền tệ. Vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu phải đảm bảo tính an toàn trong hoạt động bảo vệ mỗi ngân hàng và cả hệ thống ngân hàng tránh khỏi và vượt qua được các cuộc khủng hoảng tài chính, tránh gây đổ vỡ toàn hệ thống. Do vậy, quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng theo những quy tắc và thông lệ tốt nhất đồng thời tính đến đặc điểm của ngành ngân hàng tại Việt Nam nói chung và các
- 2 NHTM nói riêng trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB) là mục tiêu hướng đến và mỗi một ngân hàng cần đặt ưu tiên hàng đầu để phát triển ổn định, bền vững. Điều này còn quan trọng hơn nữa khi ngành ngân hàng Việt Nam đang trong các giai đoạn đầu tiên trong quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng. Những lý thuyết cũng như thực tiễn trong quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, quản trị vốn chủ sở hữu trong các NHTM trong một nền kinh tế chuyển đổi có nhiều đặc thù riêng chưa được nghiên cứu và đề cập một cách đầy đủ và thích đáng. Xuất phát từ đ i hỏi lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả tập trung nghiên cứu đề tài luận án: “Quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội (MB)”. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM là một đề tài được đề cập nhiều trong các tài liệu nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau, chủ yếu từ những khía cạnh liên quan đến góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn hoạt động ngân hàng, hoặc từ góc nhìn NHTM về rủi ro tín dụng hoặc hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu nói riêng và nguồn vốn nói chung, hoặc liên quan đến năng lực tài chính của các NHTM trong đó phân tích về vốn chủ sở hữu ngân hàng. Cũng có một vài nghiên cứu khác đề cập đến đề tài vốn chủ sở hữu nhưng quan sát từ khía cạnh đầu tư nói chung và cấu trúc vốn chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nói chung, không có nhiều liên hệ đến ngành ngân hàng. Có thể nói, nội dung cụ thể liên quan đến vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu trong NHTM còn khá mới mẻ.
- 3 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài hoặc một phần đề tài này trong những năm vừa qua gồm: [1, 6, 26, 37, 60, 61, 66, 70, 71, 91, 91]; Các công trình nghiên cứu có liên quan đến M như: [3, 7, 18, 20, 38, 39] Các công trình nghiên cứu được nêu trên không đề cập trực tiếp đến vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM mà chỉ phân tích một số khía cạnh có liên quan, hoặc nêu đến khía cạnh mức vốn của các NHTM Việt Nam còn thấp và chưa đáp ứng được đầy đủ được yêu cầu phát triển. Những đề xuất trong các nghiên cứu này liên quan đến vốn nhằm chủ yếu vào việc nâng cao chất lượng vốn, mức vốn chủ sở hữu hoặc đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá về vốn. Các câu hỏi nghiên cứu chưa được giải đáp thỏa đáng trong các nghiên cứu đó và do vậy trong luận án tiến sĩ này, tác giả tập trung nghiên cứu, trình bày có hệ thống về chủ đề vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu trong NHTM từ góc nhìn của các nhà quản trị, điều hành ngân hàng, đồng thời đưa ra những đề xuất nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại MB nói riêng và các NHTM nói chung. Các công trình nghiên cứu nêu trên liên quan đến vốn chủ sở hữu và hoạt động ngân hàng nói chung hoặc liên quan đến một số khía cạnh trong hoạt động và quản trị tại MB. Những điểm lớn của các nghiên cứu này bao gồm: - Phân tích một số điểm liên quan đến quan niệm về vốn, đưa ra các định nghĩa về vốn chủ sở hữu, đưa ra các kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và các tiêu chí đo lường hiệu quả vốn. Nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trong đó chủ yếu nhấn mạnh về phát triển kinh doanh và dịch vụ toàn diện nhằm đảm bảo và nâng cao lợi nhuận ngân hàng trên đồng vốn đã ỏ ra. - Một số nghiên cứu phân tích các khái niệm liên quan đến vốn chủ sở hữu và các rủi ro có liên quan được phân tích sơ ộ dưới góc nhìn từ phía các
- 4 cơ quan quản lý nhà nước trong tổng thể các nội dung giám sát như giám sát về vốn, về các rủi ro trong hoạt động của NHTM, về các quy trình thủ tục báo cáo giám sát, …Tuy nhiên, những phân tích cũng như các số liệu nhằm đánh giá tài sản rủi ro hay về vốn cũng chưa thực sự đầy đủ và chưa có được góc nhìn từ phía nhà quản trị ngân hàng mà chủ yếu từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và từ góc độ tuân thủ. Về vốn chủ sở hữu, các nghiên cứu này mới chỉ phân tích và đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực tài chính, chủ yếu là nâng cao quy mô vốn chủ sở hữu cũng như nâng cao hiệu quả trên vốn. - Một nghiên cứu khác về quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam nêu ra một số đề xuất trong đó có đề xuất các điều kiện để áp dụng phương pháp quản lý rủi ro lãi suất bằng phương pháp tài sản rủi ro (giá trị có thể tổn thất - Value at Risk) tại các ngân hàng thương mại Việt nam và sự cần thiết phải kiểm chứng các giá trị VaR. Ở một khía cạnh nhất định trong quản trị vốn hiện đại, việc tính toán và kiểm chứng VaR để tính toán sự đầy đủ của vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong quản trị vốn chủ sở hữu. - Các nghiên cứu có liên quan đến MB chủ yếu liên quan đến phát triển mảng nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, phát triển tín dụng hoặc nâng cao hiệu quả quản trị chi phí, … mà chưa đề cập đến quản trị vốn chủ sở hữu tại M . 2.2. Câu hỏi và khoảng trống cần nghiên cứu Các câu hỏi lớn liên quan đến vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM nói chung, MB nói riêng, bao gồm: (i) Thế nào là quản trị vốn chủ sở hữu, (ii) Tiêu chí nào để đo lường năng lực quản trị vốn chủ sở hữu, (iii) Nhân tố nào tác động đến quản trị vốn chủ sở hữu, (iv) Thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại M như thế nào, (v) Giải pháp nào để năng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu của M trong môi trường hoạt động ngân hàng đang
- 5 tiệm cận dần tới các thông lệ tốt trên thế giới. Đây là câu hỏi nghiên cứu cần có lời giải đáp. Ở khía cạnh khác, MB với những đặc điểm và kết quả hoạt động trong thời gian qua, bao gồm cả những chương trình phát triển nâng cao năng lực quản trị tài chính và quản trị vốn chủ sở hữu đã có được những kết quả nhất định nhưng khoảng cách với những quy định và thông lệ tốt nhất trên thế giới vẫn còn rộng, làm thế nào để thu hẹp, rút ngắn khoảng cách này cũng là một vấn đề cần có những giải pháp cụ thể và chi tiết. 3. Đóng góp mới của nghiên cứu Thứ nhất, Luận án đã làm rõ những vấn đề cơ ản về vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM như: khái niệm, mục đích, nội dung, tiêu chí đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn chủ sở hữu NHTM. Đây là những lý luận nền tảng cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài này. Thứ hai, Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản trị vốn chủ sở hữu của một số NHTM, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo tốt cho các NHTM Việt Nam. Thứ ba, Bằng nguồn số liệu phong phú, cập nhật, có nguồn gốc rõ ràng, luận án đã phân tích đánh giá thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại M trong những năm 2010-2015 trên các mặt: quy mô và hiệu quả sử dụng vốn, quản trị tài chính hiện đại, hệ số an toàn vốn. Trên cơ sở đó, luận án đã chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. Thứ tƣ, trên cơ sở mục tiêu và định hướng nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại M đến 2020, luận án đã đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại MB trong thời gian tới. Các giải pháp đồng bộ, có cơ sở khoa học, phù hợp thực tiễn, có
- 6 tính khả thi. Đồng thời luận án đã đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý và NHNN Việt nam để hoàn thiện công tác quản trị vốn chủ sở hữu cho M . 4. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. - Tham khảo kinh nghiệm của các nước trong quản trị vốn chủ sở hữu của các NHTM, từ đó rút ra những ài học kinh nghiệm cho M . - Đánh giá thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại M trong thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại M trong thời gian tới. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài - Quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM nói chung và MB nói riêng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Về nội dung: Quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM. - Về không gian: Luận án tập trung đánh giá thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại M giai đoạn 2010-2015. Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại M đến 2020. - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ 2010-2015 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
- 7 Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống: Việc nghiên cứu công tác quản trị vốn chủ sở hữu tại M được thực hiện một cách đồng ộ gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể. Các nội dung của quản trị vốn chủ sở hữu đối với M được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian. Phương pháp thống kê: Tác giả sử dụng số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại M Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích từng nội dung cụ thể, tác giả đưa ra những đánh giá chung về thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại M . Phương pháp so sánh, đối chiếu: Quản trị vốn chủ sở hữu tại M được xem xét trên cơ sở có sự so sánh đối chiếu giữa các giai đoạn, cũng như so sánh với thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu của các NHTM khác trong nước và trên thế giới. 7. Các nguồn số liệu - Các nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm: Các số liệu thống kê, các văn ản do các cơ quan Chính phủ, NHNN, MB hoặc các tổ chức khác công bố. Các công trình nghiên cứu, luận án, các ấn phẩm xuất bản, các bài báo có liên quan đến đề tài. Thu thập và hệ thống các tài liệu của các tác giả ngoài nước. - Các số liệu và tư liệu sơ cấp: Các số liệu thu thập trên các nguồn có tính chính xác, có sự đối chiếu, có tính đầy đủ, kịp thời hoàn toàn phù hợp với đề tài nghiên cứu. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở sưu tầm, tổng hợp, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn chủ sở hữu và quản
- 8 trị vốn chủ sở hữu của NHTM. Bên cạnh đó, luận án cũng đã sưu tầm kinh nghiệm về quản trị vốn chủ sở hữu của một số NHTM ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng cho công tác quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM nói chung và MB nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã tổng hợp và phân tích một cách hệ thống về thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại M trong giai đoạn 2010- 2015. Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, luận án cũng đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản trị vốn chủ sở hữu tại M . ết hợp với kinh nghiệm quản trị vốn chủ sở hữu của các NHTM ở một số quốc gia trên thế giới, luận án đã đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại MB trong thời gian tới. 9. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 3 chương. Chƣơng 1, Cơ sở khoa học về quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại Chƣơng 2, Thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội Chƣơng 3, Giải pháp nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 165 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
247 p | 59 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 163 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
213 p | 50 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 29 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 54 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
175 p | 52 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 17 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
27 p | 23 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 18 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn