Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, đặc biệt là ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÝ PHƯƠNG THÙY PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 62340201 Cần Thơ - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÝ PHƯƠNG THÙY PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 62340201 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. VƯƠNG QUỐC DUY PGS. TS. PHẠM LÊ THÔNG Cần Thơ - 2021
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình và những lời động viên chân thành, quý báu từ Quý Thầy Cô cùng Gia Đình, người thân, bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, trước tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Cha Mẹ tôi – Người đã không ngại khó khăn, gian nan vất vả để tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, là Người tiếp thêm sức mạnh hỗ trợ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, Quý Thầy Cô trong khoa Kinh Tế, khoa Sau đại học, các Khoa, Trung tâm và Viện của trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích, hỗ trợ các thông tin tài liệu giúp tôi hoàn thành khóa học. Với sự giảng dạy tận tình của Quý Thầy Cô, tôi đã được đào tạo một cách hệ thống từ kiến thức đến kỹ năng trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và gởi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS. Vương Quốc Duy và PGS.TS. Phạm Lê Thông đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu và động viên cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên Lớp Nghiên cứu sinh Tài chính Ngân Hàng Khóa 1 (2015–2019) đã ủng hộ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án này. Kính chúc tất cả nhiều sức khỏe và thành công! Cần Thơ, ngày 04 tháng 7 năm 2021 Người thực hiện Lý Phương Thùy 2
- TÓM TẮT Luận án “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam” ước lượng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 19.451 doanh nghiệp thuộc các ngành: nông, lâm, thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; và bất động sản, được trích từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam do Tổng cục Thống kê thực hiện giai đoạn 2010 – 2017 bao gồm 33.410 quan sát. Luận án sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas với lợi nhuận trước thuế là biến số chỉ đầu ra và vốn, lao động, chi phí là các yếu tố đầu vào; và chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Return on Asset - ROA) để ước tính hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được khảo sát. Tiếp đó, luận án sử dụng mô hình hệ phương trình đồng thời được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất ba bước (3SLS) với hiệu ứng cố định để xác định mối quan hệ tương tác đồng thời giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức hiệu quả hoạt động trung bình của các doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2016 đạt được là 74,09%. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động có chiều hướng giảm dần và hiệu quả giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch rất lớn. Theo kết quả ước lượng hiệu quả từ hàm sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ đạt hiệu quả cao hơn doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động có hiệu quả hơn các doanh nghiệp trong nước. Sử dụng phương pháp 3SLS, luận án tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ tương tác đồng thời giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động. Ở phương trình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, luận án tìm ra mối quan hệ phi tuyến tính dạng ∩ (hình chữ U ngược) giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động. Nếu mức nợ vay trên tổng tài sản nhỏ hơn 57,28% (ngưỡng tối ưu trong mô hình EFF) thì mức nợ vay tăng thêm sẽ giúp gia tăng hiệu quả hoạt động và ngược lại. Tương tự, nghiên cứu cũng xác định được ngưỡng cấu trúc vốn tối ưu trong mô hình ROA là 24,40%. Thêm vào đó, luận án đã xác định được ngưỡng cấu trúc vốn tối ưu của từng ngành, 52,09% của ngành nông lâm thủy sản; 56,75% của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; 59,82% của ngành xây dựng và 54,36% của ngành bất động sản. Bên cạnh cấu trúc vốn, luận án đã xác định được các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bao gồm: tỷ lệ tài sản hữu hình, tốc độ tăng trưởng tài sản, thời gian hoạt động, quy mô, hình thức sở hữu. Ở phương trình của cấu trúc vốn, luận án xác định được hiệu quả hoạt động có tác động cùng chiều lên tỷ lệ nợ. Ngoài hiệu quả hoạt động, các yếu tố tỷ lệ tài sản hữu hình, tốc độ tăng trưởng tài sản, đặc điểm riêng của tài sản, lá chắn thuế phi nợ vay, quy mô, hình thức sở hữu và thời gian hoạt động tác động lên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. 3
- ABSTRACT The dissertation entitled “Analysis of factors affecting the firm performance in Vietnam” estimates the firm-specific performance and determines factors influencing the performance of the firms in Vietnam. Panel data of 19.451 firms operating in agriculture, manufacture, construction, and real estate industries from the Vietnam Enterprises Survey conducted by the General Statistics Office in 2010 – 2017 is used for the analysis, including 33.410 observations. The stochastic Cobb-Douglas production frontier function where dependent variable is before-tax profit and independent variables are capital, labor and costs of material inputs is estimated for predicting the efficiency of the firms. In addition, return on asset – ROA is mainly used as an estimate of the performance of the enterprises. Next, the thesis uses the three- stage least squares (3SLS) regression technique associated with firm fixed effects to determine the simultaneous impacts between capital structure and performance of enterprises. The estimation results show that though the average efficiency level of the firms during 2009 – 2016 is 74.09%, the efficiency tends to decrease over time and variation in efficiency across firms is remarkable. In the EFF model, small- sized enterprises perform better than large and medium-sized enterprises, state- owned enterprises operate more efficiently than non-state enterprises, and foreign firms operate more efficiently than domestic firms. By using 3SLS estimation method, the findings illustrates the evidence of the simultaneous impacts between capital structure and performance of enterprises. In the equation for firm’s efficiency, the relationship between capital structure and efficiency of enterprises is found to be inverted U-shaped (∩). More specifically, the efficiency increases with the leverage up to the point where leverage reaches 57.28%, then, efficiency decreases as leverage continues to increase. Similarly, the optimal threshold of capital structure in the ROA model of firms is found at 24.40%. In addition, the optimal capital structure threshold in each industrial sector is determined at 52.09% for the agriculture; 56.75% for manufacture; 59.82% for construction and 54.36% for real estate sector. Besides, firm-specific efficiency level is found to be dependent on the tangible assets, growth rate, size, age, and types of ownership. Furthermore, the efficiency has a positive impact on the capital structure. Lastly, capital structure is dependent on tangible assets, asset features, non-debt tax shields, size, ownership structure and age. 4
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận án cùng cấp nào trước đây. Cần Thơ, ngày 04 tháng 7 năm 2021 Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS. TS. Vương Quốc Duy PGS. TS. Phạm Lê Thông Lý Phương Thùy 5
- MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Tóm tắt .............................................................................................................. ii Abstract ............................................................................................................. iii Lời cam đoan .................................................................................................... iv Mục Lục ............................................................................................................ v Danh sách bảng .............................................................................................. viii Danh sách hình .................................................................................................. x Danh mục từ viết tắt ......................................................................................... xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài ..................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.4 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 4 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 4 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 1.6 Đối tượng thụ hưởng ................................................................................... 5 1.7 Kết cấu luận án ........................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 7 2.1.1 Lý thuyết về hàm sản xuất ............................................................... 7 2.1.2 Lý thuyết về hiệu quả hoạt động ...................................................... 8 2.1.3 Đo lường hiệu quả hoạt động ......................................................... 13 2.1.4 Lý thuyết về cấu trúc vốn ............................................................... 20 2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả hoạt động .............. 26 2.2.1 Chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động .............................................. 26 6
- 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp . 27 2.3 Tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ................ 39 2.3.1 Hiệu quả hoạt động ........................................................................ 39 2.3.2 Quy mô doanh nghiệp .................................................................... 40 2.3.3 Sự tăng trưởng của doanh nghiệp .................................................. 40 2.3.4 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp .............................................. 41 2.3.5 Cấu trúc tài sản ............................................................................... 44 2.3.6 Lợi ích thuế phi nợ vay .................................................................. 44 2.3.7 Đặc điểm riêng của tài sản ............................................................. 44 2.3.8 Thời gian hoạt động ....................................................................... 43 2.4 Mối quan hệ tương tác qua lại giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động .. 44 2.5 Những vấn đề kế thừa và tính mới của đề tài ............................................ 46 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tiến trình nghiên cứu của luận án ............................................................. 49 3.2 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................... 50 3.3 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 51 3.4 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 52 CHƯƠNG 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 4.1 Tổng quan tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016 ..................................................................................................... 64 4.1.1 Số doanh nghiệp và quy mô của các doanh nghiệp ....................... 64 4.1.2 Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp....................................... 69 4.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp .. 75 4.1.4 Phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua một số chỉ tiêu tài chính .................................................................. 78 4.2 Mô tả số liệu nghiên cứu............................................................................ 88 4.3 Kết quả ước lượng mô hình ..................................................................... 100 4.3.1 Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp............................................................................................................. 100 4.3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động theo hình thức sở hữu ................... 106 7
- 4.4 Mối quan hệ tương tác đồng thời giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động ............................................................................................................... 107 4.4.1 Kiểm định giả thuyết chi phí đại diện .......................................... 108 4.4.2 Kiểm định giả thuyết về mối quan hệ tương tác đồng thời giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động ...................................................................... 113 4.5 Mối quan hệ tương tác đồng thời giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của ngành nông lâm thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng và bất động sản ......................................................................................................... 116 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận .................................................................................................... 121 5.2 Giải pháp .................................................................................................. 124 5.3 Kiến nghị.................................................................................................. 128 5.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước ...................................................... 128 5.3.2 Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước ...................................... 129 5.3.3 Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................................... 129 5.3.4 Đối với Ủy ban Nhân dân các cấp ............................................... 130 5.4 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ......................... 131 5.4.1 Hạn chế của đề tài ........................................................................ 131 5.4.2 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................... 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 133 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 144 8
- DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp .............................................................................. 38 Bảng 2.2: Nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn .. 44 Bảng 3.1: Kỳ vọng các biến tác động lên hiệu quả hoạt động ........................ 59 Bảng 3.2: Kỳ vọng các biến tác động lên cấu trúc vốn ................................... 63 Bảng 4.1: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 ................................................................................................................ 66 Bảng 4.2: Tốc độ phát triển của các doanh nghiệp qua các năm ..................... 66 Bảng 4.3: Số doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ .................................................... 67 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp ........................................ 74 Bảng 4.5: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ................... 75 Bảng 4.6: Hiệu suất sinh lời của các doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2016 .... 79 Bảng 4.7: Số quan sát trong mẫu theo các ngành kinh tế ................................ 88 Bảng 4.8: Giá trị thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình ................. 89 Bảng 4.9: Giá trị thống kê mô tả các biến trong mô hình giai đoạn 2009 – 2016 .......................................................................................................................... 91 Bảng 4.10: Mô tả và đo lường các yếu tố trong mô hình tương tác giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động ............................................................................... 96 Bảng 4.11: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình giai đoạn 2009 – 2016 ..................................................................................................................... .......................................................................................................................... 98 Bảng 4.12: Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp theo ngành và quy mô .......... 99 Bảng 4.13: Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas ............................ 100 Bảng 4.14: Phân phối hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ................. 103 Bảng 4.15: Phân phối mức hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ........ 104 Bảng 4.16: Phân phối hiệu quả hoạt động của các DN từ năm 2009 – 2016 104 Bảng 4.17: Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu ........................................................................................................................ 106 9
- Bảng 4.18: Tác động đồng thời giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động .... 108 Bảng 4.19: Tác động đồng thời giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngành ............................................................................................................. 120 10
- DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Hàm sản xuất và hiệu quả kỹ thuật .................................................. 10 Hình 2.2: Hiệu quả kỹ thuật theo tiếp cận đầu vào.......................................... 11 Hình 2.3: Hiệu quả kỹ thuật và phân phối theo định hướng đầu ra ................. 12 Hình 4.1: Số doanh nghiệp và tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2016 .............................................................................................................. 65 Hình 4.2: Tỷ trọng doanh nghiệp phân theo quy mô giai đoạn 2009 – 2015 .. 68 Hình 4.3: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2016 ........ 76 Hình 4.4: ROA của các doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2016 ........................ 81 Hình 4.5: ROS của các doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2016 ......................... 81 Hình 4.6: ROE của các doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2016 ......................... 82 Hình 4.7: Lợi nhuận trước thuế, chi phí và vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2016 ...................................................................................... 93 11
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTV : Cấu trúc vốn. CSH : Chủ sở hữu. DEA : Phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis). DN : Doanh nghiệp. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước. DNTN : Doanh nghiệp tư nhân. DTT : Doanh thu thuần. DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa. EFF : Hiệu quả (Efficiency). FDI : Doanh nghiệp nước ngoài. FPF : Hàm sản xuất biên xác định (Frontier Production Function). GDP : Tổng sản phẩm trong nước. LĐ : Lao động. LNTT : Lợi nhuận trước thuế. MLE : Phương pháp thích hợp cực đại. NDTS : Lợi ích thuế phi nợ vay. HQHĐ : Hiệu quả hoạt động. ROS : Hiệu suất sinh lời trên doanh thu (Return on Sales). ROA : Hiệu suất sinh lời trên tài sản (Return on Assets). ROE : Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity). SFA : Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Approach). SXKD : Sản xuất kinh doanh TE : Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency). TGHĐ : Thời gian hoạt động. TSHH : Tài sản hữu hình. TSCĐ : Tài sản cố định. 12
- Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Vào năm 2010, các DN đã đóng góp khoảng 55,4% GDP và tăng lên đến 58,5% GDP vào năm 2016, trong đó DN nhà nước đóng góp 28,8%, ngoài nhà nước 11,8%, FDI 17,9% (VCCI, 2017). Năm 2016, các DN góp phần tạo công ăn việc làm cho hơn 14 triệu lao động (doanh nghiệp Nhà nước giải quyết trên 1 triệu lao động, doanh nghiệp nước ngoài giải quyết trên 4 triệu lao động, các doanh nghiệp quốc doanh trong nước góp phần tạo việc làm cho hơn 8 triệu lao động), lợi nhuận trước thuế đạt 711 nghìn tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 665 nghìn tỷ đồng (Tổng Cục Thống Kê, 2017b). Tính đến thời điểm 31/12/2016 cả nước đã có trên 505 nghìn DN tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2009. Trong năm 2016, cả nước có 110.100 DN đăng ký thành lập mới, tăng 16,2% so với năm 2015, có đến 26.689 DN quay trở lại hoạt động, tăng 24,1% so với năm trước (Tổng cục Thống kê, 2017b). Tuy nhiên, nhiều điểm yếu đã bộc lộ trong quá trình phát triển của các DN như vốn kinh doanh còn hạn chế, năng lực cạnh tranh còn khá thấp, chưa linh hoạt khi ứng biến với sự thay đổi phức tạp của nền kinh tế, khả năng ứng dụng và tiếp cận công nghệ mới còn chậm, … . Vì thế, bên cạnh số lượng lớn DN đăng ký thành lập mới, có đến 60.667 DN gặp khó khăn buộc tạm ngừng hoạt động, trong đó có đến 12.478 DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2015 (Tổng cục Thống Kê, 2016). Vì thế, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, các DN buộc phải tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng cách sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, tránh thất thoát, lãng phí, chỉ những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mới có lợi thế cạnh tranh. Do đó, hiệu quả trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá về sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì thế, việc nghiên cứu tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là hết sức cần thiết trong xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới hiện nay. Một trong những chiến lược quan trọng nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó là lựa chọn cấu trúc vốn phù hợp. Theo Lý thuyết chi phí đại diện (Agency cost theory) của Jensen và Meckling (1976) thì cấu trúc vốn tác động trực tiếp đến chi phí đại diện, vì thế có ảnh hưởng đến hiệu quả của DN, những nghiên cứu thực nghiệm của Abor (2005), Berger và di Patti (2006), Zeitun và Tian (2007), Frank và Goyal (2009), 1
- Margaritis và Psillaki (2007, 2010), Hasbi (2015) đã cho thấy điều này. Bên cạnh cấu trúc vốn, những nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước còn cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như quy mô, loại hình doanh nghiệp, thời gian hoạt động, cấu trúc tài sản, tốc độ tăng trưởng. Mặt khác, hiệu quả hoạt động của DN lại có tác động trực tiếp đến quá trình quyết định cấu trúc vốn (CTV) (Myers và Majluf, 1984). Các nghiên cứu thực nghiệm của Berger và di Patti (2006), Margaritis và Psillaky (2007, 2010) nhận thấy việc lựa chọn sử dụng nợ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy có mối tương tác qua lại giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở các phân tích ảnh hưởng một chiều giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc tồn tại mối quan hệ đồng thời giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động có thể làm cho các ước lượng trong các phương trình riêng lẻ bị chệch, kém hiệu quả và không vững. Vì thế, việc sử dụng phương pháp ước lượng bình phương 3 bước (3SLS) với hệ phương trình đồng thời (Wooldridge, 2010) giữa hiệu quả và cấu trúc vốn sẽ phù hợp hơn để cho phép mối quan hệ đồng thời giữa hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam” đã được lựa chọn để thực hiện. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, đặc biệt là ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả của các doanh nghiệp để tìm ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước. Nghiên cứu này đóng góp vào lý luận hiệu quả của doanh nghiệp ở ba khía cạnh. Thứ nhất, tác giả xây dựng hệ phương trình đồng thời để phân tích mối quan hệ hai chiều giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng qua lại giữa hai biến số trên nhưng rất ít nghiên cứu trên thế giới xem xét mối quan hệ hai chiều nên các kết quả ước lượng về mối quan hệ này dựa trên các phương trình riêng lẻ có thể không chính xác. Thứ hai, tác giả dùng số liệu bảng từ các cuộc Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2009 đến 2016 để cho thấy sự biến đổi theo thời gian của hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, phương pháp ước lượng bình phương 3 bước cũng được phát triển với các biến khử trung bình theo thời gian (time-demeaned variables) để kiểm soát các yếu tố không quan sát được của doanh nghiệp trong số liệu bảng. HQHĐ của doanh nghiệp được đo lường bằng hiệu quả tương đối được ước lượng từ hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Approach – SFA). Bên cạnh 2
- đó, để xem xét tính vững của các ước lượng, nghiên cứu còn sử dụng chỉ tiêu đo lường hiệu quả ROA để đối chiếu các kết quả ước lượng với nhau. Và thứ ba, bài nghiên cứu sử dụng số liệu bảng cập nhật của các doanh nghiệp từ năm 2009 – 2016. Đây là giai đoạn mà nền kinh tế của Việt Nam cũng như các nước khác gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 2008. Kết quả nghiên cứu giúp các doanh nghiệp và các nhà chính sách rút ra những kinh nghiệm trong việc điều hành doanh nghiệp trong các giai đoạn khó khăn cũng như đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, đặc biệt là ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung như trên, bài nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể như sau: - Mục tiêu 1: Đánh giá khái quát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016. - Mục tiêu 2: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016. - Mục tiêu 3: Phân tích mối quan hệ tương tác 2 chiều giữa CTV và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016. - Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp thích hợp và thực tiễn để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016 như thế nào? Câu hỏi 2: Những đặc điểm nào của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp? Câu hỏi 3: CTV và hiệu quả của doanh nghiệp có ảnh hưởng lẫn nhau hay không? 3
- Câu hỏi 4: Những giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam? 1.4 Giả thuyết nghiên cứu - Sự gia tăng tỷ lệ nợ có thể làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và ngược lại, sự gia tăng hiệu quả hoạt động lại có thể thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn để tài trợ cho các hoạt động của mình. - Các đặc điểm của doanh nghiệp như quy mô, ngành nghề, loại hình doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, thời gian hoạt động, tốc độ tăng trưởng có ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp. - Hiệu quả hoạt động và các đặc điểm của doanh nghiệp như quy mô, ngành nghề, hình thức sở hữu, tăng trưởng tài sản, lá chắn thuế phi nợ, đặc điểm riêng của tài sản có ảnh hưởng đến CTV của doanh nghiệp. 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào 3 nhóm chính: (i) Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động là một phạm trù rộng do đó luận án tập trung vào nghiên cứu hiệu quả theo quan điểm đó là: khả năng biến các đầu vào thành các đầu ra và lợi nhuận trên tài sản – ROA; (ii) Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam; (iii) Phân tích mối quan hệ tương tác giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2016. Các doanh nghiệp nghiên cứu là những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Xây dựng và Bất Động Sản. Tuy có nhiều nhóm các yếu tố có ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào các yếu tố nội tại của doanh nghiệp và đặc biệt, là cấu trúc vốn của doanh nghiệp, mà ít đề cập đến những đặc điểm của ngành và các yếu tố vĩ mô. Việc sử dụng số liệu bảng từ các cuộc Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam 2009, 2011, 2013, 2015 và 2016 phần nào cho thấy sự biến động của tình hình hoạt động của các DN theo thời 4
- gian cũng như tác động thời gian lên HQHĐ của các DN, đặc biệt trong giai đoạn các DN trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế. 1.6 Đối tượng thụ hưởng Đối tượng thụ hưởng của đề tài là các doanh nghiệp thuộc ngành nông lâm thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng và bất động sản hoạt động tại Việt Nam, cùng với các cơ quan quản lý nhà nước (Ủy ban nhân dân các cấp, Ủy ban kinh tế, Sở Kế hoạch – Đầu tư). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn mở rộng ứng dụng cho các doanh nghiệp có điều kiện tương tự trên cả nước. 1.7 Kết cấu luận án Ngoài nội dung về lời nói đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được bố cục gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu. Chương này trình bày lý do chọn chủ đề của luận án, mục tiêu nghiên cứu, nội dung, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc của luận án, ý nghĩa, đóng góp và hạn chế của luận án. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu. Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động, cấu trúc vốn và mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố này. Đồng thời, chương này sẽ hệ thống hóa kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm đúc kết các luận điểm chính, từ đó phục vụ cho việc phân tích, lý giải, lựa chọn mô hình nghiên cứu thực nghiệm phù hợp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày nội dung về phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, vận dụng các luận điểm lý thuyết phối hợp với kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm từ Chương 2 để xây dựng cơ sở lý thuyết cho mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, cũng như mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DN Việt Nam. Chương này phân tích thực trạng và kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, thủy sản; chế biến, chế tạo; xây dựng và bất động sản nhằm cung cấp cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Đồng thời, ước tính mức hiệu quả hoạt động, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và phân tích mối quan hệ tương tác qua lại giữa hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Chương 5: Kết luận, giải pháp và kiến nghị. Từ những kết quả đạt được ở các chương trước, chương này kết luận và kiến nghị các giải pháp nhằm giúp 5
- các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của nước nhà. 6
- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU Phần này trình bày các nội dung chính như sau: cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động, cấu trúc vốn và mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố này; tổng quan các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về nội dung và lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời, trình bày tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về hiệu quả hoạt động, cấu trúc vốn, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu và thiết kế phương pháp nghiên cứu. 2.1 Cơ sở lý thuyết Để ước tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ta phải bắt đầu từ quá trình sản xuất cho đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động sản xuất có liên quan đến việc xác định sản lượng đầu ra và mức lợi nhuận thu được từ những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đó. Vì thế, nghiên cứu về hiệu quả thường được bắt đầu từ việc nghiên cứu hàm sản xuất. 2.1.1 Lý thuyết về hàm sản xuất Sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần thiết khác để tạo ra sản phẩm, hàng hóa một cách có hiệu quả nhất (Cobb và Douglas, 1928). Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó biểu diễn về mặt toán học mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất. Vì thế, hàm sản xuất thông thường được biểu diễn như sau: Y = f(x1, x2, …, xn) (2.1) Trong đó: số lượng sản phẩm đầu ra tối đa có thể được sản xuất, Y, là một hàm số của các đầu vào, xi. Đẳng thức (2.1) cho thấy sự tồn tại một số dạng hàm toán học về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và số lượng của các yếu tố đầu vào (biến độc lập). Các biến số trong hàm sản xuất được giả định là biến có giá trị liên tục, mang giá trị dương và có thể được phân chia vô hạn. Đồng thời, các đầu vào được xem là có thể thay thế được cho nhau tại mọi mức sản lượng. Mỗi một phối hợp có thể có của các đầu vào được giả định là tạo ra một mức sản lượng tối đa. Hàm sản xuất phải được xác định sao cho sản phẩm biên của các đầu vào luôn dương và giảm dần. Dạng hàm chính xác của phương trình (2.1) phụ thuộc vào những đặc điểm sinh học, kỹ thuật và kinh tế của quá trình sản xuất. Việc ước lượng ra những hàm số đó là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà kinh tế (Griffin và cộng sự, 1987). 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
314 p | 94 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
267 p | 83 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
241 p | 25 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam
226 p | 24 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam
241 p | 30 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
206 p | 29 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - ngân hàng: Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
271 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam
165 p | 29 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
248 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam
215 p | 18 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cô phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
208 p | 35 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Việt Nam
184 p | 32 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị
27 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thông tin và cơ chế quản trị công ty đến hoạt động sáp nhập và mua bán tại Việt Nam
196 p | 24 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 26 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)
30 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – vai trò của phát triển tài chính
30 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn