intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của vốn đầu tư, lao động hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:190

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tác động của vốn đầu tư, lao động hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích các nhân tố chính gồm vốn đầu tư, lao động, hạ tầng tác động đến tăng trưởng kinh tế Vùng KTTĐPN; Tìm hiểu tác động của các nhân tố thuộc môi trường kinh tế xã hội như thuế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, biến trễ đến GDP; Đánh giá tác động của lãi suất lên mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng GDP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của vốn đầu tư, lao động hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÂM MỸ HẠNH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ, LAO ĐỘNG HẠ TẦNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học PGS.TS ĐOÀN THANH HÀ TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2024
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. TP.HCM, ngày..... tháng 11 năm 2024 Tác giả luận án
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi cảm ơn trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã cho tôi cơ hội quý báu để bắt đầu hành trình học tập và phát triển kiến thức từ những bước đi đầu tiên. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn thầy cô các hội đồng bảo vệ, qua sự góp ý của hội đồng, tôi đã dần nâng cao hiểu biết và kỹ năng của mình. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau Đại học vì đã luôn hỗ trợ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập. Sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô đã tạo động lực và niềm tin vững chắc cho tôi vượt qua những thử thách trên con đường học vấn. Ngoài ra, tôi xin cảm ơn Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á đã dành thời gian và tâm huyết để xem xét và chỉnh sửa những nghiên cứu của tôi. Những ý kiến đóng góp xác đáng và tinh thần giáo dục của các biên tập viên đã giúp tôi hoàn thiện các công trình nghiên cứu của mình, từ đó nâng cao chất lượng và giá trị của từng bài viết. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy, Phó Giáo sư Tiến sĩ Đoàn Thanh Hà, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án. Thầy không chỉ truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu mà còn định hướng, khích lệ và giúp tôi vượt qua những khó khăn, thử thách. Sự nhiệt tình, tận tâm và chuyên môn sâu rộng của Thầy đã là nguồn cảm hứng lớn lao, giúp tôi hoàn thiện bản thân và hoàn thành công trình nghiên cứu này. Xin tri ân!
  4. iii TÓM TẮT Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh, với GDP năm 2021 đạt 8,05%. Đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, việc xác định chiến lược dài hạn và chính sách phát triển phù hợp với từng khu vực và từng thời điểm là vô cùng quan trọng. Việc lựa chọn và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm là một quyết định sáng suốt, giúp tập trung nguồn lực cho những khu vực có tiềm năng đột phá, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các vùng lân cận. Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập trong quá trình phát triển quốc gia, Chính phủ đã thành lập các vùng kinh tế trọng điểm, trong đó Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN) có vai trò quan trọng với tỷ trọng GDP chiếm 45% tổng GDP cả nước năm 2022. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực này và Việt Nam nói chung, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến GDP và đề xuất các khuyến nghị chính sách phù hợp là yêu cầu cấp thiết, góp phần tạo đà phát triển bền vững cho toàn bộ nền kinh tế đất nước. Mặc dù vốn đầu tư, lao động, hạ tầng, và môi trường kinh tế xã hội đã được nghiên cứu sâu rộng trong nhiều bối cảnh kinh tế khác nhau Adam Smith (1776), vai trò của chính sách chính phủ thông qua các công cụ tài khóa, tiền tệ, chi tiêu công và đầu tư công (Keynes, 1936) đã được nhắc đến, song vẫn còn nhiều khoảng trống nghiên cứu cần lấp đầy để hiểu rõ hơn tác động cụ thể của các yếu tố này đối với các vùng kinh tế khác nhau, đặc biệt là Vùng KTTĐPN của Việt Nam. Nghiên cứu này đặt ra mục tiêu chính là phân tích các nhân tố chủ yếu, bao gồm vốn đầu tư, lao động và hạ tầng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN). Bên cạnh đó, các mục tiêu bổ sung bao gồm việc tìm hiểu tác động của các yếu tố như thuế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), biến trễ đối với GDP khu vực. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng ngoài việc phân tích tác động trực tiếp của lãi suất lên nền kinh tế, lãi suất còn đóng vai trò điều tiết quan trọng trong mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng GDP. Lãi suất không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vay vốn của các doanh nghiệp, mà còn điều chỉnh mức độ đầu tư, từ đó tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Việc nghiên cứu tác động điều tiết của lãi suất giúp làm rõ hơn mối quan hệ phức tạp giữa
  5. iv nguồn vốn và hiệu suất kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khu vực có sự khác biệt như Vùng KTTĐPN. Một yếu tố quan trọng khác mà nghiên cứu này hướng đến là vai trò điều tiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT). CDCCKT, với bản chất là sự chuyển đổi lao động giữa các ngành kinh tế khác nhau, có thể ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động và tăng trưởng GDP. Nghiên cứu sẽ đánh giá cách thức CDCCKT điều tiết mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng kinh tế, làm rõ vai trò của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong việc tối ưu hóa nguồn lực lao động tại Vùng KTTĐPN. Để giải quyết những vấn đề này, luận án đã chia thành 04 mục tiêu cụ thể, tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại Vùng KTTĐPN, bao gồm: Thứ nhất, phân tích các nhân tố chính gồm vốn đầu tư, lao động, hạ tầng tác động đến tăng trưởng kinh tế Vùng KTTĐPN. Thứ hai, tìm hiểu tác động của các nhân tố thuộc môi trường kinh tế xã hội như thuế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, biến trễ đến GDP. Thứ ba, đánh giá tác động của lãi suất lên mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng GDP. Thứ tư, vai trò điều tiết của CDCCKT đến mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng kinh tế. Để giải quyết 4 mục tiêu này, luận án lần lượt trả lời cho 4 câu hỏi nghiên cứu, cụ thể: Thứ nhất, tác động của vốn đầu tư, lao động, và hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế như thế nào? Thứ hai, tác động của thuế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, biến trễ đến tăng trưởng kinh tế ra sao? Thứ ba, tác động điều tiết của lãi suất đối với mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế? Thứ tư, tác động điều tiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng kinh tế? Việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu này sẽ cung cấp các giải pháp và khuyến nghị chính sách cụ thể cho Vùng KTTĐPN, từ đó giúp tối ưu hóa các nguồn lực và định hướng phát triển kinh tế bền vững cho khu vực và quốc gia. Nghiên cứu đã chỉ ra một loạt kết quả quan trọng về các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Vùng KTTĐPN. Thứ nhất, vốn đầu tư, lao động và hạ tầng đều có ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP, trong đó vốn nhà nước, vốn tư nhân và vận chuyển hàng hóa có tác động tích cực, còn lao động có ảnh hưởng tiêu cực. Thứ hai, thuế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, biến trễ được xem xét, với thuế có tác động tiêu cực đến tăng trưởng, trong khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế không có tác động đáng kể đến GDP, biến trễ có tác động rất tích cực đến GDP. Thứ ba, lãi suất có tác động điều tiết tiêu cực đến mối quan hệ giữa vốn tư nhân và tăng trưởng GDP, làm giảm hiệu quả của vốn tư nhân khi lãi suất tăng, trong khi vốn nhà nước không bị ảnh
  6. v hưởng bởi lãi suất và vẫn duy trì tác động tích cực. Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng trong việc điều tiết, làm giảm tác động tiêu cực của lao động lên GDP, từ đó cải thiện tình hình tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này mang lại những phát hiện đột phá về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại Vùng KTTĐPN, đặc biệt là trong việc lấp đầy hai khoảng trống trong các nghiên cứu trước đây. Thứ nhất, thông qua việc sử dụng phương pháp PLS-SEM, nghiên cứu đã giải mã thành công mối quan hệ phức tạp giữa lãi suất, vốn tư nhân và GDP, điều mà các nghiên cứu trước đây, chủ yếu dựa trên các mô hình hồi quy cổ điển, chưa làm được. Kết quả cho thấy lãi suất có tác động điều tiết tiêu cực đến mối quan hệ giữa vốn tư nhân và tăng trưởng kinh tế, làm giảm hiệu quả tích cực của vốn tư nhân khi lãi suất tăng. Đây là một phát hiện quan trọng, bởi lãi suất là công cụ chính sách tài chính quan trọng nhưng chưa từng được phân tích sâu trong mối liên hệ với vốn tư nhân và GDP bằng phương pháp này. Thứ hai, nghiên cứu đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), lao động và GDP. Trước đây, các nghiên cứu chỉ tập trung vào các phân tích hồi quy cổ điển, nhưng chưa có nghiên cứu nào đào sâu vào mối quan hệ điều tiết của CDCCKT đối với tác động của lao động lên GDP. Kết quả cho thấy CDCCKT có vai trò điều tiết tích cực, giúp giảm bớt tác động tiêu cực của lao động lên tăng trưởng GDP, mở ra hướng nghiên cứu mới trong việc tối ưu hóa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Phương pháp PLS-SEM đã giúp khám phá các mối quan hệ phức tạp này, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách mang tính đột phá cho Vùng KTTĐPN. Tóm lại, nghiên cứu đã làm rõ các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Vùng KTTĐPN, giúp đưa ra các khuyến nghị phù hợp dựa trên các tác động của những nhân tố này. Ngoài ra, nghiên cứu đã lấp đầy hai khoảng trống quan trọng. Thứ nhất, sử dụng phương pháp PLS-SEM, nghiên cứu đã khám phá mối quan hệ phức tạp giữa lãi suất, vốn tư nhân và GDP, điều mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện. Thứ hai, nghiên cứu đã làm sáng tỏ vai trò điều tiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) đối với tác
  7. vi động tiêu cực của lao động lên GDP, mở ra hướng đi mới cho các chính sách phát triển kinh tế bền vững tại khu vực này
  8. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TÊN TIẾNG VIỆT TÊN TIẾNG ANH TẮT ADB Ngân hàng Phát Triển Châu Á Asian Development Bank WB Ngân hàng Thế Giới World Bank IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund Nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA Official Development Assistant chính thức Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước FDI Foreign Direct Investment ngoài LOG Hậu cần/ Logistics Logistics GDP Tồng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product REM Mô hình tác động ngẫu nhiên Random Effects Model FEM Mô hình tác động cố định Fix Effects Model GLS Ước lượng GLS Generralized Least Square Phương pháp bình phương nhỏ TSLS Two-stage least squares nhất hai giai đoạn Phương pháp ước lượng tổng GMM Generalized Method of Moment quất Mô hình phương trình cấu trúc Partial Least Squares Structural PLS-SEM bằng phương pháp bình phương Equation Modeling tối thiểu từng phần Vùng kinh tế trọng điểm phía VKTTĐPN Nam VNN Vốn nhà nước
  9. viii VTN Vốn tư nhân CNTT Công nghệ thông tin LD Lao động CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CSM Chính sách mở CST Chính sách thuế ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long Nguồn: Tác giả thực hiện
  10. ix MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................................... vii MỤC LỤC ................................................................................................................................................ ix DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................................... xii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................................... xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 1 1.1 Lý do nghiên cứu ............................................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 4 1.3 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................................... 7 1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................. 8 1.5 Đóng góp của nghiên cứu: ............................................................................................................. 10 1.5.1 Đóng góp thực tiễn: ...................................................................................................................... 10 1.5.2 Đóng góp khoa học: ....................................................................................................................... 13 1.6 Bố cục của nghiên cứu: .................................................................................................................. 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................. 18 2.1 Các khái niệm, định nghĩa trong nghiên cứu ................................................................................. 18 2.1.1 Khái niệm, vị trí và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm .............................................................. 18 2.1.2 Khái niệm tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế vùng .............................................................. 19 2.1.3 Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ................................................................................ 20 2.1.4 Đo lường tăng trưởng kinh tế: ........................................................................................................ 21 2.1.5 Định nghĩa về Vốn đầu tư, lao động, hạ tầng ................................................................................. 22
  11. x 2.2 Cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu .......................................................................................... 28 2.2.1 Một số quan điểm về lý thuyết tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 28 2.2.2 Cơ sở lý thuyết cho các biến .......................................................................................................... 32 2.2.3 Các nghiên cứu liên quan mối quan hệ giữa các biến .................................................................... 33 2.3 Tổng hợp biến và các nghiên cứu trước......................................................................................... 53 2.4 Khoản trống nghiên cứu: ............................................................................................................... 55 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................... 60 3.1 Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................................................... 60 3.2 Cách tính biến ................................................................................................................................ 61 3.3 Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................................. 62 3.3.1 Phương pháp hồi quy tuyến tính .................................................................................................... 62 3.3.2 Biến điều tiết và mô hình hồi quy cấu trúc SEM (Structural equation model) .............................. 66 3.4 Mô hình nghiên cứu: ...................................................................................................................... 68 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 74 4.1 Thực trạng về tình hình tăng trưởng kinh tế và tình hình vốn đầu tư, lao động, hạ tầng Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam.......................................................................................................................... 74 4.1.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế ......................................................................................................... 74 4.1.2 Thực trạng về vốn, lao động, hạ tầng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .................................... 78 4.2 Thống kê mô tả biến và tương quan giữa các biến trong nghiên cứu ............................................ 93 4.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................................................... 99 4.3.1 Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế ............................................ 99 4.3.2 Tác động của thuế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng trưởng kinh tế: .................................... 110 4.3.3 Tác động của biến trễ đến tăng trưởng kinh tế ............................................................................. 117 4.3.4 Tác động điều tiết của lãi suất đến mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế: ........... 121 4.3.5 Tác động điều tiết của CDCCKT đến mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng kinh tế ......... 133 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý................................................................................................ 138 5.1 Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế Vùng KTTĐPN ............... 138
  12. xi 5.1.1 Kết luận về Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế Vùng KTTĐPN 138 5.1.2 Hàm ý chính sách về Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế Vùng KTTĐPN ............................................................................................................................................... 139 5.2 Tác động của thuế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, biến trễ đến tăng trưởng kinh tế Vùng KTTĐPN ..................................................................................................................................................... 140 5.2.1 Kết luận về tác động của thuế và CDCCKT, biến trễ đến tăng trưởng kinh tế ............................ 140 5.2.2 Hàm ý chính sách về tác động của thuế và CDCCKT, biến trễ đến tăng trưởng kinh tế ............. 141 5.3 Tác động điều tiết của lãi suất đến mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế ........... 142 5.3.1 Kết luận Tác động điều tiết của lãi suất đến mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế ... ..................................................................................................................................................... 142 5.3.2 Hàm ý chính sách về Tác động điều tiết của lãi suất đến mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế .................................................................................................................................................... 144 5.4 Tác động điều tiết của CDCCKT đến mối quan hệ giữa lao động và GDP ................................ 145 5.4.1 Kết luận về Tác động điều tiết của CDCCKT đến mối quan hệ giữa lao động và GDP ............. 145 5.4.2 Hàm ý chính sách về Tác động điều tiết của CDCCKT đến mối quan hệ giữa lao động và GDP .... ..................................................................................................................................................... 146 5.5 Phát hiện chính và tóm tắt các đề xuất chính sách....................................................................... 147 5.5.1 Tóm tắt các phát hiện chính của nghiên cứu: ............................................................................... 147 5.5.2 Tóm tắt các đề xuất chính sách .................................................................................................... 148 5.6 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: ............................................... 150 5.6.1 Hạn chế của nghiên cứu: .............................................................................................................. 150 5.6.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................................ 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... xvi PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. xxiv DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................................................... xxxvii
  13. xii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng biểu 1 Bảng 2.1: Tóm tắt định nghĩa nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn 2 Bảng 2.2: Mô tả tóm tắt các biến và nghiên cứu trước 3 Bảng 3: Tổng hợp nội dung nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 4 Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến trong nghiên cứu 5 Bảng 4.2 : Ma trận hệ số tương quan 6 Bảng 4.3: Kết quả mô hình OLS 1 7 Bảng 4.4: Kiểm tra đa cộng tuyến 8 Bảng 4.5: Kết quả mô hình FEM 1 9 Bảng 4.6: Kết quả mô hình REM 1 10 Bảng 4.7: Kiểm định Hausman 1 11 Bảng 4.8: Kết quả mô hình GLS 1 12 Bảng 4.9: Kết quả tổng hợp các mô hình theo nội dung nghiên cứu 1 13 Bảng 4.10: Kết quả mô hình GLS theo nội dung nghiên cứu 2 14 Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả nghiên cứu mô hình nội dung nghiên cứu 2 15 Bảng 4.12: Kết quả tổng hợp các mô hình khi chưa xử lý nội sinh 16 Bảng 4.13: Kết quả Ước lượng GMM có biến trễ 17 Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả nghiên cứu mô hình nội dung nghiên cứu 3 Bảng 4.15 Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế bằng 18 PLS-SEM Bảng 4.16: Kết quả tác động điều tiết của lãi suất đến mối quan hệ vốn tư nhân và tăng 19 trưởng kinh tế Bảng 4.17: Kết quả tác động điều tiết của lãi suất đến mối quan hệ vốn nhà nước và 20 GDP 21 Bảng 4.18: Kết quả tác động điều tiết của lãi suất đến mối quan hệ vốn gộp và GDP 22 Bảng 4.18: Kết quả tác động điều tiết của CDCCKT đến mối quan hệ lao động và GDP 23 Bảng 4.19: Tổng hợp kết quả nghiên cứu Nguồn: Tác giả thực hiện
  14. xiii DANH MỤC HÌNH STT NỘI DUNG 1 Hình 4.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế Vùng KTTĐPN giai đoạn 2005-2022 2 Hình 4.2 Thực trạng Vốn nhà nước Vùng KTTĐPN giai đoạn 2005-2022 3 Hình 4.3 Thực trạng Vốn tư nhân Vùng KTTĐPN giai đoạn 2005-2022 4 Hình 4.3 Thực trạng Vốn FDI Vùng KTTĐPN giai đoạn 2005-2022 5 Hình 4.5 Thực trạng lao động Vùng KTTĐPN giai đoạn 2005-2022 6 Hình 4.6 Thực trạng Công nghệ thông tin Vùng KTTĐPN giai đoạn 2005-2022 7 Hình 4.7 Thực trạng Vận chuyển hàng hoá Vùng KTTĐPN giai đoạn 2005-2022 8 Hình 4.8: Tương quan giữa 2 biến lnVTN và lnVNN 9 Hình 4.9: Tương quan yếu giữa 2 biến CSV và lnLD 10 Hình 4.10 Kết quả tác động giữa các biến vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến GDP Hình 4.11 Tác động điều tiết của lãi suất đến mối quan hệ giữa vốn tư nhân và tăng 11 trưởng kinh tế Hình 4.12 Tác động điều tiết của lãi suất đến mối quan hệ giữa vốn nhà nước và tăng 12 trưởng kinh tế Hình 4.13 Tác động điều tiết của lãi suất đến mối quan hệ giữa vốn gộp và tăng trưởng 13 kinh tế 14 Hình 4.14 Tác động điều tiết của CDCCKT đến mối quan hệ giữa lao động và GDP Nguồn: Tác giả thực hiện
  15. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do nghiên cứu Việt Nam trong thập kỷ qua đã ghi nhận những thành tựu kinh tế ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng GDP liên tục ở mức cao, đạt 8,05% vào năm 2021. Nhờ sự đổi mới trong chính sách và quá trình hội nhập quốc tế, quốc gia này đang trên con đường trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045 – một mục tiêu đầy tham vọng nhưng có tính khả thi. Để đạt được cột mốc này, việc xây dựng chiến lược phát triển dài hạn với sự phân bổ hợp lý nguồn lực và lựa chọn chính sách phù hợp cho từng vùng kinh tế là cực kỳ quan trọng. Một yếu tố cốt lõi trong chiến lược này là khai thác triệt để tiềm năng của các vùng kinh tế trọng điểm, đóng vai trò dẫn dắt và lan tỏa sự phát triển đến các khu vực khác. Nhận thấy được điều đó, Chính phủ Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm nhằm đáp ứng những đòi hỏi về đổi mới và hội nhập trong quá trình phát triển đất nước. Cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt phê duyệt các quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, 1018/1997/QĐ-TTg và Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ba vùng kinh tế trọng điểm quốc gia đến năm 2010, bao gồm Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với vai trò là một trong những khu vực có tầm ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ nhất cả nước, đóng góp 45% vào GDP của Việt Nam năm 2022. Khu vực này là đầu tàu phát triển kinh tế, tập trung các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ hàng đầu. Vì thế, sự phát triển bền vững của Vùng KTTĐPN không chỉ là điều kiện tiên quyết cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia mà còn là yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế. Với tầm quan trọng chiến lược của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN), việc khai thác triệt để tiềm năng của khu vực này không chỉ là yếu tố quyết định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính vùng, mà còn đóng vai trò dẫn dắt và lan tỏa sự phát triển đến các khu vực lân cận cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, cần phải xác định đúng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của vùng. Chỉ khi hiểu rõ được những yếu tố này, Chính phủ mới có thể đưa ra các chính sách và biện pháp quản lý hiệu quả, góp phần khai thác tối đa tiềm năng, tạo động lực phát triển bền vững cho khu vực.
  16. 2 Những cơ sở lý thuyết về phát triển kinh tế đã được xây dựng từ rất lâu và tiếp tục được các nhà kinh tế học nghiên cứu và mở rộng. Một trong những học thuyết đầu tiên có sức ảnh hưởng lớn phải kể đến là tác phẩm kinh điển “Của cải của các quốc gia” của Adam Smith (1776). Smith đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn, lao động, hạ tầng thông qua hàm sản xuất Y = f (L, K, R, T, U), với Y là sản lượng của nền kinh tế; L là sức lao động; K là tiền vốn hay tư bản; R là đất đai; T là tiến bộ kỹ thuật; U là môi trường Kinh tế – Xã hội. Tiếp nối những quan điểm của Smith, nhiều nhà kinh tế học đã đi sâu nghiên cứu vai trò của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong quá trình phát triển kinh tế. Đặc biệt, Keynes (1936) đã mở rộng thêm khung lý thuyết với sự đề cao vai trò của chính sách tài khóa và tiền tệ. Keynes nhấn mạnh rằng sự can thiệp của nhà nước thông qua chi tiêu và đầu tư công là cần thiết để điều chỉnh chu kỳ kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng trong những thời điểm khó khăn. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các vùng kinh tế trọng điểm như Vùng KTTĐPN, nơi mà sự đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, cùng với các biện pháp tài chính công hợp lý, có thể tạo ra những cú hích mạnh mẽ cho tăng trưởng khu vực. Về tác động của các nhân tố đến tăng trưởng kinh tế, mở rộng nghiên cứu vùng và khu vực khác, cho thấy vốn nhà nước và vốn tư nhân có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi FDI không có tác động đáng kể đến GDP. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đó như của Sử Đình Thành (2014) và Nguyễn Kim Phước (2017), khi cả hai đều ghi nhận FDI có ảnh hưởng không đáng kể, trong khi vốn nhà nước và tư nhân đóng vai trò tích cực. Những kết quả này cho thấy có sự không đồng nhất về tác động của vốn đầu tư ở các khu vực khác nhau là khác nhau. Mặt khác, lao động có tác động khác biệt đến GDP ở những quốc gia, khu vực khác nhau. Một vài nghiên cứu cho thấy tác động không đáng kể của lao động đến GDP. Cụ thể, Ilter, (2017) kết luận rằng lao động không ảnh hưởng đến GDP bình quân đầu người của 40 quốc gia trong năm 2014. Ervina & Jaya (2018) sử dụng dữ liệu từ Indonesia giai đoạn 2010-2016 và chỉ ra rằng tổng lực lượng lao động không có tác động đáng kể đến GRDP. Tương tự, Nguyễn Kim Phước (2017) cũng nhận định rằng lao động không có ảnh hưởng rõ rệt đến GDP tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Xem xét về tác động của yếu tố môi trường kinh tế xã hội, cho thấy tác động của thuế đến GDP là khác nhau, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nội dung này. Chính sách thuế không khuyến khích đầu tư và triệt tiêu động lực làm việc của người lao động nên có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (Solow, 1956), tác động của chính sách thuế đến tăng
  17. 3 trưởng kinh tế là tiêu cực (Engen & Skiner, 1996). Thuế không tạo động lực để khuyến khích đầu tư và tăng chi phí sử dụng vốn, vì vậy tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế (Ferede & Dahlby, 2012). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của thuế đối với tăng trưởng (Canavire-Bacarreza và c.s., 2013), Babatunde và c.s., (2017), Trần Văn Thuận và c.s., (2020). Khi xem xét trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, đặc biệt là Vùng KTTĐPN, vẫn còn tồn tại nhiều khoảng trống nghiên cứu cần được lấp đầy. Các tác động cụ thể của những yếu tố như phân chia lao động, chuyên môn hóa, cùng với chính sách tài khóa và tiền tệ, đặc biệt là vai trò của chi tiêu và đầu tư công, vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn đối với khu vực này. Sự khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội và cơ cấu công nghiệp giữa các vùng trong nước đòi hỏi những nghiên cứu chuyên sâu và phân tích chi tiết để làm sáng tỏ những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tăng trưởng của Vùng KTTĐPN. Chính những khoảng trống nghiên cứu này là cơ sở cho nhu cầu cấp thiết phải có thêm những công trình nghiên cứu mới nhằm làm rõ và giải quyết các vấn đề còn bỏ ngỏ. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong nhiều bối cảnh quốc gia khác nhau, các yếu tố như vốn đầu tư, lao động, hạ tầng và môi trường kinh tế - xã hội đã được đề cập một cách tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, khi đặt trong bối cảnh cụ thể của Vùng KTTĐPN, sự tác động đồng thời của các yếu tố này và vai trò của chính sách công (bao gồm tài khóa, tiền tệ, chi tiêu và đầu tư công) vẫn chưa được phân tích kỹ lưỡng. Đặc biệt, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào các biến động vĩ mô mà chưa đi sâu vào việc phân tích vai trò của thuế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), biến trễ, và lãi suất – những nhân tố có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất kinh tế của khu vực. Bên cạnh các nhân tố chính như vốn đầu tư lao động, hạ tầng, thuế thì chính sách tiền tệ cũng cho thấy tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Suciany và c.s., (2024) xác nhận rằng lạm phát và lãi suất có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong khu vực ASEAN. Điều này làm nổi bật những hiểu biết quan trọng về các tương tác phức tạp định hình động thái kinh tế ở Đông Nam Á. Ridhwan và c.s., (2014) chỉ ra rằng các cú sốc chính sách tiền tệ có tác động khác nhau đến GDP khu vực ở Indonesia, tùy thuộc vào cơ cấu ngành và quy mô doanh nghiệp. Cả kênh lãi suất và kênh tín dụng đều đóng vai trò quan trọng, đồng thời ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trên các khu vực khác nhau. Nhiều nghiên cứu khác như của Hồ Thủy Tiên và c.s. (2018) hay Buhasho và c.s. (2021) đã chứng minh tác động của chính sách tiền tệ và lãi suất đến tăng trưởng. Nhận thấy, các nghiên cứu này cung cấp đầy đủ bằng chứng về tác động tích cực
  18. 4 hoặc tiêu cực của lãi suất đối với tăng trưởng kinh tế nhưng chủ yếu sử dụng hồi quy tuyến tính, chưa có nghiên cứu về tác động điều tiết của lãi suất đến vốn và tăng trưởng kinh tế, đây là một khoản trống lớn cần được lấp đầy. Vì thế, luận án đưa vào nghiên cứu về mối quan hệ phức tạp khi lãi suất điều tiết mối quan hệ giữa vốn và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây với kết quả tác động của CDCCKT đến GDP theo mối quan hệ nhân quả (Zulkhibri và c.s., 2015; Vũ Tuấn Anh, 1994; Mai Văn Tân, (2014). Điều may mắn là việc phân tích trên chủ yếu dựa trên phân tích hồi quy tuyến tính. Riêng mối quan hệ điều tiết giữa CDCCKT, lao động và GDP vẫn chưa được nghiên cứu, tạo nên khoản trống nghiên cứu cho bài viết này Xuất phát từ phân tích đã nêu, nghiên cứu này đặt ra mục tiêu là phân tích các nhân tố chính như vốn đầu tư, lao động, và hạ tầng, cũng như các yếu tố bổ sung như thuế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, biến trễ, và lãi suất đối với tăng trưởng kinh tế của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN). Việc lựa chọn Vùng KTTĐPN để nghiên cứu là dựa trên vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế Việt Nam, đồng thời, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu còn bỏ ngỏ về mối quan hệ giữa các yếu tố này và sự phát triển kinh tế khu vực. Nghiên cứu không chỉ nhằm mục đích cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về tác động của các yếu tố kinh tế đến tăng trưởng của Vùng KTTĐPN, mà còn hướng đến đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, ổn định và bao trùm cho khu vực. Từ đó, những kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp tích cực vào quá trình hoạch định chính sách của chính phủ, tạo điều kiện cho Vùng KTTĐPN tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu trong nền kinh tế quốc gia và hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế toàn diện. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia, và để đạt được điều này, các khu vực kinh tế trọng điểm đóng vai trò rất quan trọng. Tại Việt Nam, Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN) là khu vực có tốc độ phát triển nhanh chóng và là một trong những động lực chính của cả nước. Tuy nhiên, để duy trì và phát huy tiềm năng của vùng, việc nghiên cứu sâu hơn về các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là rất cần thiết. Trên thế giới, nhiều lý thuyết kinh tế đã được phát triển để giải thích quá trình tăng trưởng của các quốc gia và khu vực. Các nhân tố như vốn, lao động, và hạ tầng được coi là những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế. Ngoài ra, các yếu tố bổ sung như chính sách thuế, chuyển
  19. 5 dịch cơ cấu kinh tế, và vai trò của các biến trễ cũng được nghiên cứu nhằm mang lại cái nhìn toàn diện hơn về quá trình tăng trưởng. Đặc biệt, với sự phát triển của các công nghệ mới và sự thay đổi trong môi trường kinh tế, việc tìm hiểu vai trò của lãi suất và cách thức điều tiết mối quan hệ giữa vốn đầu tư, lao động và tăng trưởng kinh tế ngày càng trở nên cấp thiết. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này không chỉ là cung cấp cái nhìn toàn diện về tác động của các nhân tố chính như vốn, lao động và hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐPN, mà còn nhằm phân tích sâu hơn vai trò của thuế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, biến trễ, lãi suất trong việc điều tiết các mối quan hệ kinh tế quan trọng. Nghiên cứu này kỳ vọng sẽ đóng góp thêm những bằng chứng khoa học và cung cấp cơ sở để đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp cho sự phát triển bền vững của vùng. Từ mong muốn đó, luận án đưa ra mục tiêu cho nghiên cứu là khám phá và phân tích các yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN). Đầu tiên, nghiên cứu tập trung vào ba nhân tố cốt lõi là vốn, lao động và hạ tầng, nhằm xác định mức độ và chiều hướng tác động của những yếu tố này đối với tăng trưởng kinh tế khu vực. Vốn, trong đó bao gồm vốn nhà nước, vốn tư nhân và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), được xem là yếu tố hàng đầu trong việc thúc đẩy tăng trưởng, nhưng tác động cụ thể của nó ở Vùng KTTĐPN chưa được làm rõ một cách chi tiết. Tương tự, lao động và hạ tầng cũng được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng, nhưng việc phân tích cụ thể tác động của chúng trong bối cảnh vùng vẫn còn thiếu vắng trong các nghiên cứu hiện có. Ngoài ra, nghiên cứu cũng mở rộng phạm vi để phân tích sâu hơn các yếu tố bổ sung như thuế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), các biến trễ và lãi suất. Cụ thể, nghiên cứu nhằm xác định xem liệu thuế và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của vùng hay không, và nếu có, tác động này diễn ra như thế nào. Thêm vào đó, nghiên cứu sẽ khảo sát vai trò của các biến trễ – những yếu tố kinh tế có tác động theo thời gian – đối với sự phát triển kinh tế của khu vực. Cuối cùng, nghiên cứu cũng khám phá các yếu tố điều tiết, bao gồm lãi suất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong việc làm rõ hơn mối quan hệ giữa vốn đầu tư, lao động và tăng trưởng kinh tế. Điều này nhằm đưa ra những kiến nghị chính sách hữu ích để tối ưu hóa nguồn vốn và sử dụng lao động một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững và lâu dài của Vùng KTTĐPN. Từ các phân tích trên, luận án đã chia thành 05 mục tiêu cụ thể, tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại Vùng KTTĐPN, bao gồm:
  20. 6 Mục tiêu thứ nhất: Phân tích các nhân tố chính gồm vốn đầu tư, lao động, hạ tầng tác động đến tăng trưởng kinh tế Vùng KTTĐPN. Mục tiêu thứ hai: Tìm hiểu tác động của các nhân tố thuộc môi trường kinh tế xã hội như thuế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, biến trễ đến GDP. Mục tiêu thứ ba: Đánh giá tác động của lãi suất lên mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng GDP. Mục tiêu thứ tư: Đánh giá vai trò điều tiết của CDCCKT đến mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng kinh tế. Để giải quyết 4 mục tiêu này, luận án lần lượt trả lời cho 4 câu hỏi nghiên cứu, cụ thể: Câu hỏi thứ nhất: Tác động của vốn đầu tư, lao động, và hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế như thế nào? Câu hỏi thứ hai: Tác động của thuế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, biến trễ đến tăng trưởng kinh tế ra sao? Câu hỏi thứ ba: Tác động điều tiết của lãi suất đối với mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế? Câu hỏi thứ tư: Tác động điều tiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng kinh tế? Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất giúp khám phá tác động cụ thể của ba yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của khu vực. Liệu vốn nhà nước, vốn tư nhân và FDI có thực sự đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của Vùng hay không. Tác động của lao động và hạ tầng đến tăng trưởng có nhất quán với lý thuyết kinh tế không, hay có những đặc điểm riêng cần được xem xét trong bối cảnh cụ thể của Vùng KTTĐPN. Câu hỏi thứ hai tiếp tục phân tích tác động của chính sách thuế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) đối với tăng trưởng kinh tế. Các chính sách thuế hiện hành có tạo ra sự thúc đẩy hay hạn chế đối với tăng trưởng của vùng. Và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ có tạo ra hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, câu hỏi này cũng xác định sự tác động của biến trễ của GDP trong quá trình ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, để biết rằng tích luỹ của năm trước có tác động đến tăng trưởng của các năm sau hay không. Câu hỏi thứ ba nhằm làm rõ vai trò
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2