Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
lượt xem 8
download
Đề tài được thực hiện với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận, thực tiễn tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy, góp phần cải thiện hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Thị Minh Nguyệt
- 2 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN 13 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 13 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 32 Chương 2. LÝ LUẬN VỀ TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 36 2.1. Lý luận về tự đánh giá năng lực 36 2.2. Lý luận về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 47 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 72 Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 87 3.1. Tổ chức nghiên cứu 87 3.2. Các phương pháp nghiên cứu 92 3.3. Các mức độ 102 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TỰ ĐÁNH GIÁ 106 NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC
- 3 TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 4.1. Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 106 4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 121 4.3. Phân tích chân dung tâm lý điển hình 140 4.4. Biện pháp tâm lý xã hội nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 151 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168 PHỤ LỤC 180
- 4 DANH MỤC CÁC BẢNG S TÊN BẢNG Trang TT 3.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu 89 3.2. Độ tin cậy của các thang đo 100 4.1. Thực trạng tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng 107 dạy 4.2. Thực trạng tự đánh giá năng lực thu hút học viên 111 4.3. Thực trạng tự đánh giá năng lực quản lý lớp học 114 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang 4.1. Thực trạng các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 116 4.2. Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên xét theo trình độ học vấn 118 4.3. Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên theo thâm niên 119 4.4. Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên giữa các trường sĩ quan 120
- 5 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT TÊN SƠ ĐỒ Trang 2.1. Sơ đồ các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 72 2.2. Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 85 4.1. Mối liên hệ giữa trải nghiệm và các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 122 4.2. Mối liên hệ giữa học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh và các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 124 4.3. Mối liên hệ giữa sự đánh giá của lãnh đạo chỉ huy các cấp, giảng viên khác, ý kiến phản hồi của học viên và các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 126 4.4. Mối liên hệ giữa trạng thái cơ thể, cảm xúc với các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 127 4.5. Mối liên hệ giữa sự lạc quan với các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 128 4.6. Mối liên hệ giữa cảm nhận hạnh phúc và các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 130 4.7. Mối liên hệ giữa sự hài lòng trong công việc với các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 131
- 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài của luận án Tự đánh giá năng lực đang là vấn đề được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: y tế, trị liệu, lao động, kinh doanh và giáo dục đào tạo. Trong hoạt động giáo dục, tự đánh giá năng lực nghiên cứu tổng thể trên nhiều khía cạnh cả về vai trò, biểu hiện, yếu tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao tự đánh đánh giá năng lực. Đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu vào học sinh, sinh viên và giảng viên. Đặc biệt, khoảng hai mươi năm gần đây, tự đánh giá năng lực là nội dung đã được nhiều tác giả trên thế giới khẳng định về ý nghĩa, tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đào tạo [5]. Tuy nhiên, nghiên cứu về tự đánh giá năng lực ở Việt Nam hiện nay còn khá khiêm tốn, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tự đánh giá năng lực một cách hệ thống. Đặc biệt, tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn còn là một khoảng trống, rất cần được nghiên cứu bổ sung và phát triển. Với các trường sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam, mỗi giảng viên sẽ thường xuyên, liên tục có tự đánh giá năng lực trong thực hiện các công việc, nhiệm vụ cụ thể, đặc biệt khi thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động giảng dạy. Bởi lẽ, khi hoạt động, người giảng viên không chỉ biết mình cần phải làm gì, mà quan trọng hơn là cần biết mình khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình ở mức độ nào. Nếu giảng viên có tự đánh giá năng lực hay đánh giá khả năng mình hoàn thành ở mức độ cao, khi đó giảng viên sẽ luôn có sự nỗ lực, sẵn sàng, đối mặt với những khó khăn, coi đó là thử thách mình cần vượt qua. Đồng thời có sự kiên trì, quyết tâm thực hiện bằng được mục đích của hành động. Ngược lại, nếu giảng viên có mức độ tự
- 7 đánh giá năng lực hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp, họ sẽ nảy sinh tâm lý nghi ngờ năng lực bản thân, né tránh và thiếu quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động. Chính vì vậy, nghiên cứu về tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan là vấn đề không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và mang tính cấp thiết hiện nay. Thực tiễn hoạt động giảng dạy ở các trường sĩ quan cũng cho thấy một số giảng viên chưa có tự đánh giá cao về năng lực, cũng như chưa có sự tin tưởng cao vào năng lực của bản thân, tự đánh giá quá thấp thấp khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình, luôn cho mình không giỏi bằng người khác, nghi ngờ khả năng, thiếu tự tin, dễ mặc cảm. Chính điều này dẫn đến tâm lý trông chờ, ỷ lại, ngại nhận những những nhiệm vụ mới, những nhiệm vụ khó. Trong giảng dạy, ngại áp dụng công nghệ, phương pháp giảng dạy mới, không có sự tự tin, quyết tâm, quyết đoán, sự nỗ lực khắc phục khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên hiệu quả giảng dạy thấp. Chiên l ́ ược phat triên giao duc va đao tao trong Quân đôi giai đoan 2011 ́ ̉ ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ ̣ 2020 khẳng định: Trinh đô, năng l ̀ ̣ ực cua môt bô phân nha giao va can bô quan ly ̉ ̣ ̣ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ́ ́ ̣ giao duc con thâp so v ̀ ́ ơi yêu câu, nhiêm vu; “Đ ́ ̀ ̣ ̣ ổi mới phương pháp giảng dạy còn thiếu tính toàn diện và đồng bộ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, tin học của nhà giáo còn thấp” [4, tr.17]. Đây là những khuyết điểm, hạn chế phản ánh năng lực, đồng thời cũng phản ánh sự hạn chế về tự đánh giá năng lực của một số giảng viên. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động giáo dục đào tạo của mỗi một nhà trường. Từ đó đặt ra yêu cầu khách quan cần được quan tâm nghiên cứu và tìm ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả luận án lựa chọn vấn đề: “Tự
- 8 đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, thực tiễn tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đề xuất biện pháp tâm lý xã hội nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy, góp phần cải thiện hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Xây dựng những vấn đề lý luận cơ bản về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Khảo sát, đánh giá thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Phân tích chân dung tâm lý về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Đề xuất biện pháp tâm lý xã hội nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các mặt biểu hiện của tự đánh giá năng lực và các yếu tố
- 9 ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Tự đánh giá năng lực của giảng viên là một chủ đề khá rộng. Vì vậy, luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu sâu khía cạnh tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên, với các nội dung cụ thể sau: Nghiên cứu các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam với những khía cạnh cơ bản: 1/ Tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; 2/ Tự đánh giá năng lực thu hút học viên; và 3/ Tự đánh năng lực quản lý lớp học. Nghiên cứu t ự đánh năng lực ở ph ạm vi nhận thức, s ự tin t ưở ng về hi ệu qu ả có thể đạ t đượ c củ a giả ng viên khi họ thực hi ện các nhi ệm v ụ trong hoạt độ ng giảng dạy . Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Phạm vi về khách thể: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu trên đối tượng là giảng viên các trường sĩ quan đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Phạm vi về địa bàn: Luận án nghiên cứu về tự đánh giá năng lực giảng dạy trên các giảng viên: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Công binh, Trường Sĩ quan Thông tin. Giảng viên các trường này, đại diện cho các miền, các chuyên ngành khác nhau trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Phạm vi về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2018 đến năm 2021. 4. Giả thuyết khoa học
- 10 Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay đang ở mức độ trung bình và không có sự đồng đều giữa các mặt biểu hiện. Giảng viên các trường sĩ quan có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm hơn và có trình độ học vấn cao hơn hơn thì có tự đánh giá năng lực giảng dạy cao hơn. Cũng như vậy, có sự khác biệt về mức độ tự đánh giá năng lực giảng dạy giữa nhóm giảng viên nam giữa nhóm giảng viên nữ và giữa nhóm giảng viên ở các trường sĩ quan với nhau. Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động khác nhau như: Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy; Sự học hỏi kinh nghiệm; Sự đánh giá của lãnh đạo chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên; Trạng thái cơ thể, cảm xúc của giảng viên; Sự lạc quan của giảng viên; Cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giảng viên; Sự hài lòng trong công việc của giảng viên. Nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên cần thực hiện được các biện pháp: tổ chức tốt những hoạt động nhằm tăng cường các trải nghiệm cho giảng viên; xây dựng môi trường sư phạm quân sự lành mạnh; phát huy vai trò của lãnh đạo chỉ huy các cấp, các giảng viên khác trong hoạt động. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Luận an nghiên c ́ ứu trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo. Ngoài ra, luận án cũng nghiên cứu và vận dụng các Nghị quyết của Quân ủy Trung ương; Tổng Cục Chính trị; Bộ Tổng tham mưu và Nghị quyết của Đảng ủy các Trường Sĩ quan về giáo dục, đào tạo và
- 11 phát triển đội ngũ giảng viên hiện nay. Ở luận án tiếp cận theo những phương pháp luận sau: Phương pháp tiếp cận hệ thống: Các nghiên cứu về tự đánh giá năng lực đều chỉ ra: Tự đánh giá năng lực chịu sự tác động bởi các yếu tố thuộc về phía giảng viên và những yếu tố từ những người xung quanh. Do vậy, khi nghiên cứu về tự đánh giá năng lực giảng dạy của người giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cần đặt nó trong mối quan hệ với những yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, đánh giá khách quan về các biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy, đồng thời có cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp phù hợp nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Phương pháp tiếp cận lịch sử: Tự đánh giá năng lực là một phẩm chất mang tính chủ quan. Do vậy, người giảng viên hoạt động ở môi trường sư phạm quân sự, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, những yêu cầu về nhiệm vụ giảng dạy, yêu cầu về năng lực lại có sự thay đổi, phát triển. Khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi sẽ dẫn đến sự sự tự đánh giá năng lực cũng thay đổi theo để phù hợp với yêu cầu từng nhiệm vụ ở từng tình huống cụ thể trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Phương pháp tiếp cận hoạt động: Tự đánh giá năng lực hình thành, biểu hiện và phát triển thông qua các hoạt động. Do đó, khi nghiên cứu về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên phải xuất phát từ hoạt động, thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động giảng dạy của giảng viên. Phương pháp tiếp cận tâm lý học sư phạm quân sự: Tâm lý học sư phạm quân sự nghiên cứu những vấn đề tâm lý, cơ chế, quy luật tâm lý của hoạt động giảng dạy, giáo dục và tổ chức lao động sư phạm trong nhà trường quân đội; những vấn đề tâm lý nhân cách học viên, giảng viên nhà trường quân
- 12 đội,... Do vậy, tiếp cận tâm lý học sư phạm quân sự giúp làm rõ các đặc điểm hoạt động giảng dạy; nhiệm vụ hoạt động giảng dạy; xác định các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy… Đây là cơ sở khoa học quan trọng trong nghiên cứu tự đánh giá năng lực giảng dạy của người giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học với 8 phương pháp cụ thể sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp xin ý kiến chuyên gia; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp phân tích chân dung tâm lý; Phương pháp xử lí và phân tích số liệu bằng thống kê toán học (qua sử dụng phần mềm SPSS 20.0). 6. Những đóng góp mới của luận án Đóng góp về lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận Tâm lý học sư phạm quân sự về hoạt động giảng dạy của giảng viên; quan niệm về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ bổ sung, phát triển lý luận của Tâm lý học sư phạm quân sự thông qua việc xác định các đặc điểm của hoạt động giảng dạy; đưa ra tiêu chí ở các chỉ báo biểu và luận giải các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
- 13 Đóng góp về thực tiễn Kết quả nghiên cứu chỉ ra tự đánh giá năng lực thực hiện hiệu quả quản lý lớp học có điểm trung bình cao nhất, tự đánh giá năng lực thu hút học viên có điểm trung bình thấp nhất. Yếu tố Sự đánh giá của lãnh đạo chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan, tiếp theo là trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên; sự học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh; trạng thái cơ thể cảm xúc của giảng viên; sự lạc quan và cuối cùng là cảm nhận hạnh phúc trong công việc giảng dạy của giảng viên. Yếu tố sự hài lòng trong công việc không có sự ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất ra các biện pháp nâng cao tự đánh giá năng lực cho giảng viên, đồng thời giúp người cán bộ phân công nhiệm vụ giảng dạy cho giảng viên mình quản lý một cách hợp lý và hiệu quả nhất. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa về lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung về lý luận ở lĩnh vực khoa học tâm lý đối với tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Ý nghĩa về thực tiễn Là cơ sở để nâng cao hơn nữa vai trò của tự đánh giá năng lực giảng dạy đối với hiệu quả hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Kết quả nghiên cứu, có thể vận dụng trong hoạt động giảng dạy cho các giảng viên ở nhà trường quân sự. Là tài liệu tham khảo có giá trị nghiên cứu, tham khảo cho các giảng viên, các cấp lãnh đạo quản lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
- 14 động giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan nói riêng, các học viện, nhà trườ ng Quân đội nói chung. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương; kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố; danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
- 15 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Hiện nay những công trình về tự đánh giá năng lực ở Việt Nam là một vấn đề mới, nghiên cứu về vấn đề này đề cập đến tự đánh giá năng lực của người lao động, học sinh và các yếu tố ảnh hưởng. Trên thực tế chưa có hướng tới nghiên cứu toàn diện, tổng thể về tự đánh giá năng lực nói chung và tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên, giảng viên nói riêng. Do đó, việc tổng quan các hướng nghiên cứu dưới đây sẽ giúp cho những người quan tâm một cái nhìn đầy đủ, đa dạng phong phú hơn về các vấn đề liên quan đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam. 1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 1.1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên Hướng nghiên cứu về các mặt biểu hiện năng lực giảng dạy của giảng viên. Năng lực giảng dạy hay còn gọi là năng lực dạy học, trong luận án này tác giả gọi là năng lực giảng dạy. Đây là năng lực chuyên biệt của người giảng viên trong hoạt động giảng dạy, Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về các biểu hiện của năng lực giảng dạy: Theo Tschannen Moran, Woolfolk Hoy (2001) năng lực giảng dạy của giảng viên bao gồm: Năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; năng lực quản lý lớp học và năng lực thu hút sinh viên [131]. Quan điểm này nhấn mạnh đến các năng lực thực hiện chức trách nhiệm vụ của giảng viên trong quá trình lên lớp thực hiện các nội dung giảng dạy.
- 16 Nhóm tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2008) khẳng định, năng lực giảng dạy, bao gồm: Năng lực hiểu trình độ học sinh trong giảng dạy và giáo dục; tri thức và năng lực hiểu biết; năng lực chế biến tài liệu học tập; năng lực truyền đạt tài liệu; năng lực ngôn ngữ [20, tr.191. Năng lực giảng dạy của giảng viên được hình thành dựa trên nền tảng tổng hợp cấu trúc nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn; tạo nên đặc điểm tâm lý cá nhân để đạt được hiệu quả cao nhất trong các hoạt động giảng dạy: Năng lực giảng dạy của giảng viên được đánh giá tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: Mức độ nắm tri thức cơ bản và tri thức chuyên ngành; Mức độ nắm hệ thống tri thức về khoa học giáo dục; Mức độ hình thành hệ thống kỹ xảo, kỹ năng dạy học; Mức độ hình thành, phát triển của tư duy và khả năng sáng tạo trong dạy học [50]. Với quan điểm này, các tác giả Trường Sĩ quan Chính trị (2016) đã đưa ra các mặt biểu hiện năng lực thuộc về đặc điểm tâm lý của người giảng viên. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), cho rằng, năng lực giảng dạy bao gồm những loại sau: năng lực am hiểu người học và hỗ trợ phát triển năng lực người học; năng lực xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tài liệu giảng dạy; năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện giảng dạy; năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên và năng lực xây dựng môi trường học tập học trên lớp [4]. Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn An Phú (2020) cho rằng: năng lực giảng dạy bao gồm nền tảng kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu cho việc giảng dạy; khả năng phát triển giáo trình giảng dạy phong phú; cập nhật thời đại, khả năng tổ chức lớp học đa dạng; ứng dụng công cụ công nghệ cho lớp học sinh động và tương tác đa chiều [40]. Như vậy, với các kết quả nghiên cứu trên, có thể nhận thấy, khi bàn về các biểu hiện của năng lực giảng dạy, các công trình đều nhấn mạnh đến năng
- 17 lực thuộc đặc điểm tâm lý hoặc năng lực thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình lên lớp của giảng viên. Trong đó quan điểm của Tschannen Moran, Woolfolk Hoy bàn về các biểu hiện của năng lực người giảng viên thể hiện trong quá trình lên lớp là quan điểm phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài luận án. Hướng nghiên cứu các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giáo viên và tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên Bandura (1997) [73], các biểu hiện tự đánh giá năng lực giáo viên, bao gồm: Tự đánh giá năng lực ảnh hưởng đến việc ra các quyết định của trường; tự đánh giá năng lực trong ảnh hưởng đến các nguồn lực của trường; tự đánh giá năng lực trong thực hành giảng dạy; tự đánh giá năng lực xây dựng tính kỷ luật tự giác của học sinh; tự đánh giá năng lực tranh thủ sự tham gia giúp đỡ của cha mẹ học sinh; tự đánh giá năng lực tranh thủ sự tham gia của cộng đồng; tự đánh giá năng lực tạo ra môi trường học tập tích cực. Với quan điểm này, tác giả đã đề cập đến các khía cạnh, hay các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực chung của giáo viên. Tuy nhiên, các biểu hiện này sẽ là phù hợp để xác định các mặt tự đánh giá năng lực của giáo viên phổ thông, nhưng chưa phù hợp đến đánh giá các mặt tự đánh giá năng lực cho giảng viên đại học nói chung và cho giảng viên các trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng. Schwarzer, Gerdamarie Schmitz và Gary Daytner (1999), xác định các biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên bao gồm các mặt: tự đánh giá năng lực hoàn thành công việc; tự đánh giá năng lực phát triển kỹ năng giảng dạy; tự đánh giá năng lực tương tác với với sinh viên, phụ huynh và đồng nghiệp và tự đánh giá năng lực đối phó với căng thẳng trong giảng dạy [1123]. Hai tác giả Tschannen và Woolfolk (2001) tập trung vào tự đánh giá năng
- 18 lực giảng dạy của giảng viên trên ba mặt cơ bản, đó là: Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học, tự đánh giá năng lực thu hút sinh viên và tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy [131]. Những nội dung này có những điểm trùng với quan điểm của Bandura, tuy nhiên các biểu hiện được Tchannen và Woolfolk đưa ra một cách cụ thể, thể hiện đầy đủ các mặt biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy, đồng thời cũng thể hiện được đầy đủ các nhiệm vụ mà người giảng viên cần phải thực hiện trong quá trình giảng bài ở trên lớp. Do đó, đây là quan điểm có tính ứng dụng, phổ biến rộng rãi và đã có nhiều nhà khoa học sau này ở các quốc gia sử dụng làm cơ sở để xác định các khía cạnh tự đánh giá năng lực người giảng viên, tiêu biểu như: Heneman và cộng sự (2006) [92], Klassen (2009) [96] và Morris (2010) [104] dựa trên kết quả nghiên cứu của nghiên cứu của TschannenMoran & Woolfolk Hoy để đưa ra các thành phần, cũng như các mặt biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên bao gồm: tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; tự đánh giá năng lực thu hút sinh viên; tự đánh giá năng lực quản lý lớp học. Đồng thời còn xem xét các mặt biểu hiện này trong mối quan hệ với 4 yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực, đó là: trải nghiệm trong hoạt động; học hỏi kinh nghiệm; đánh giá, phản hồi của những người xung quanh và trạng thái cơ thể, cảm xúc của giảng viên. Muhammet Emin và cộng sự (2017) [107] cũng dựa trên quan điểm của của TschannenMoran & Woolfolk Hoy để đánh giá các mặt biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. Kết quả: tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích yêu cầu giảng dạy đạt mức cao nhất, tự đánh giá năng lực thu hút sinh viên đạt mức thấp nhất. Bên cạnh đó, kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy ba mặt biểu hiện có tương quan thuận với nhau và cùng tương quan tích cực tới tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên...
- 19 Với kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy, tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên, giảng viên bao gồm nhiều cách phân loại các mặt biểu hiện khác nhau, tùy theo đối tượng khách thể, tính chất và nhiệm vụ của nhà nghiên cứu. Quan điểm của Tchannen và Woolfolk đưa ra, nghiên cứu cho rằng, đó là quan điểm thể hiện đầy đủ nhất những khía cạnh, các mặt tự đánh giá năng lực giảng dạy người giảng viên khi giảng dạy nội dung trên lớp, đồng thời phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án. Do vậy, quan điểm của Tchannen và Woolfolk là cơ sở khoa học quan trọng để tác giả đưa ra các biểu hiện, chỉ báo cơ bản và tiêu chí đánh giá cho tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Hướng nghiên cứu về thang đo mức độ các biểu hiện tự đánh giá năng lực của giáo viên, tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên/giảng viên Thứ nhất, lý luận chung về thang đo Theo Bandura và cộng sự (1997) [73], thang đo tự đánh giá năng lực thường được để đo lường nhận thức, niềm tin của mọi người vào năng lực của chính mình đáp ứng các mức độ khác nhau, các yêu cầu khác nhau của nhiệm vụ. Khi xây dựng thang đo, cần lưu ý một số vấn đề sau: (1) Đo lường về tự đánh giá năng lực Tự đánh giá năng lực thường được đo theo ba chiều cạnh cơ bản: Mức độ, sức mạnh và tính tổng quát: Mức độ: Năng lực hoạt động hiệu quả và tự đánh giá năng lực của mỗi người vào từng lĩnh vực, từng tình huống, từng nhiệm vụ… là khác nhau Tính tổng quát: Nhiều người có thể tự nhận mình hoạt động hiệu quả trên nhiều lĩnh vực hoặc trong một số lĩnh vực nhất định. Tính tổng quát có thể khác nhau về nhiều khía cạnh, bao gồm mức độ tương tự của các hoạt động, phương thức các hoạt động được thể hiện ra (hành vi, nhận thức, tình cảm), đặc điểm định tính của các tình huống cũng như tính cách cá nhân của những đối tượng mà hoạt động hướng tới.
- 20 Sức mạnh: Đánh giá tự đánh giá năng lực còn dựa vào sức mạnh. Những người có tự đánh giá năng lực thấp sẽ dễ dàng bị phủ nhận bởi những kinh nghiệm thất bại, trong khi đó, những người tự đánh giá cao vào năng lực của bản thân sẽ luôn kiên trì, nỗ lực cho dù có khó khăn, trở ngại nào đi chăng nữa. (2) Về mặt phương pháp luận Để đo tự đánh giá năng lực, các cá nhân được trình bày qua các mục mô tả mức độ khác nhau của yêu cầu nhiệm vụ và họ sẽ đánh giá mức độ nhận thức, tin tưởng của bản thân vào năng lực thực hiện những hoạt động được yêu cầu. Các mục trên chủ yếu xoay quanh vấn đề “có thể làm gì” (Can do) hơn là vấn đề “sẽ làm gì” (Will do). Có thể là sự đánh giá về năng lực còn sẽ là sự đánh giá về ý định. Tự đánh giá năng lực là một nhân tố chính quyết định ý định trong thực hiện hành động của con người. Thứ hai, hình thức đo lường Có hai hình thức có thể được sử dụng để đo mức độ tự đánh giá năng lực: Cá nhân sẽ tự trả lới vào câu hỏi mình có thể thực hiện các nhiệm vụ (cho sẵn ở phiếu trắc nghiệm) với mức độ nào. Họ nhận thấy mình làm được nhiệm vụ ở mức độ nào sẽ đánh dấu vào mức độ. Cá nhân chỉ cần chấm điểm mức độ hiệu quả của mình bằng thang điểm từ 0 đến 100 hoặc từ 0 đến 10, cho mỗi mục hoạt động. Hình thức tự đánh này dễ dàng và tiện lợi hơn khi sử dụng. Các điểm đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả sẽ được tính tổng và chia cho tổng số các mục, từ đó tính ra được mức độ tự hiệu quả của cá nhân trong phạm vi hoạt động của mình. Thứ ba, các nghiên cứu về thang đo Thang đo của Schwarzer và Jerusalem (1995) [122] và thang đo tự đánh giá năng lực của Chen, Gully và Eden phát triển vào năm 2001 [Dẫn theo 93]. Hai thang đo đã nêu lên được các đặc điểm cơ bản của tự đánh giá năng lực
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p | 338 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 231 | 55
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 158 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 44 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 59 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 49 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 23 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 38 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 28 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 44 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 41 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh
229 p | 5 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
241 p | 5 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 9 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
27 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn