Luận án Tiến sĩ: Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 8
download
Luận án trình bày phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THÁI HÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THÁI HÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS TRẦN QUANG HIỂN 2. TS TRẦN XUÂN HỌC HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Thái Hà
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC 8 NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến đề tài, những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 26 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT 30 2.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt 30 2.2. Nguyên tắc, nội dung và điều kiện bảo đảm việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt 43 2.3. Mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính lãnh thổ đặc biệt ở một số quốc gia trên thế giới và gợi ý tham khảo cho Việt Nam 65 Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 75 3.1. Kết quả đạt được trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay 75 3.2. Hạn chế trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay 101 3.3. Nguyên nhân 111 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 121 4.1. Quan điểm chỉ đạo xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian tới 121 4.2. Giải pháp xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian tới 124 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN 152 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 170
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta hiện nay, vấn đề tiếp tục cải cách, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là yêu cầu khách quan và tất yếu. Việc đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước không chỉ thực hiện ở các cơ quan nhà nước ở Trung ương, mà còn phải thực hiện đồng bộ đối với chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực từ ngày 01-01-2014 đã mở ra nhiều cải cách quan trọng liên quan đến việc tổ chức các cơ quan nhà nước và thực hiện quyền lực nhà nước; trong đó, một trong những điểm mới về chính quyền địa phương được đề cập đến là cho phép thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (ĐVHC-KTĐB). Đây là một quy định ngắn gọn trong Hiến pháp, nhưng là một thay đổi lớn trong tổ chức các đơn vị hành chính và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Quy định này tạo điều kiện cho một số địa phương có tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển, bứt phá bằng những mô hình và cơ chế đột phá, phù hợp. Việc thành lập các ĐVHC-KTĐB cũng phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới. Để cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp, năm 2015 Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương để thay thế cho Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) năm 2003. Luật Tổ chức chính quyền địa phương dành một chương (chương V, từ điều 74 đến điều 77) quy định về chính quyền địa phương ở ĐVHC-KTĐB. Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã ghi nhận trên nguyên tắc khả năng thành lập những ĐVHC-KTĐB với tổ chức, bộ máy quản lý đặc thù, gắn với điều kiện địa lý, không gian riêng, không giống với các
- 2 đơn vị hành chính hiện có, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, chỉ với một điều luật trong Hiến pháp và bốn điều luật trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, việc xây dựng mô hình ĐVHC-KTĐB trên thực tế là rất khó khăn. Vì vậy, về mặt lý luận, cần tiếp tục nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB để tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập những đơn vị này ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2016-2020 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu ra: “Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật định” [33, tr.180]. Mới đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII nêu chủ trương: "Nghiên cứu, xây dựng thể chế vượt trội cho những địa phương, vùng kinh tế động lực, khu hành chính - kinh tế đặc biệt để thực hiện tốt vai trò đầu tàu, thúc đẩy kinh tế - xã hội" [26, tr. 61]. Về mặt lý luận, hiện nay khái niệm ĐVHC-KTĐB đã được quy định trong các văn bản bản quy phạm pháp luật, các đặc điểm của loại hình đơn vị này cũng dần được các nhà khoa học làm sáng tỏ. Tuy nhiên, nhiều vấn đề lý luận cơ bản về quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB hiện nay, như khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, các điều kiện bảo đảm cho việc xây dựng thành công mô hình này vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: lý luận được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, đến lượt mìn, lý luận dẫn dắt, chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao; lý luận khoa học làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát. Vì vậy, nếu thiếu những nghiên cứu về mặt lý luận thì quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay sẽ khó có thể thành công. Về mặt thực tiễn, Kết luận của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (số 74-KL/TW ngày 17-10-2013) đã nêu: “Sớm xây dựng, phê duyệt, triển khai thực hiện một số đề án thành lập khu hành chính - kinh tế đặc biệt” [32, tr.
- 3 80]. Ba địa điểm gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) đã được lựa chọn. Hiện nay, ba địa phương trên đang nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB để trình Quốc hội. Trong quá trình nghiên cứu cũng nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau trên những vấn đề cơ bản về quan niệm và thiết kế mô hình tổ chức, hoạt động của loại hình đơn vị hành chính mới này. Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài "Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu, viết luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB như: khái niệm, nguyên tắc, nội dung và các điều kiện bảo đảm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB; kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của những đơn vị hành chính lãnh thổ có tính chất đặc biệt. Ba là, phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế đó.
- 4 Bốn là, xác định những quan điểm và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng thành công mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ khoa học Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, cụ thể tiếp cận lý luận và lịch sử xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB. - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả có tham khảo một số mô hình đặc khu kinh tế (ĐKKT), khu kinh tế tự do (KTTTD) của các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc... Do khó khăn trong việc thu thập và tiếp cận tài liệu về quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các ĐKKT thành công trên thế giới, nên tác giả chỉ phân tích một số mô hình ĐKKT, KKTTD như đặc khu Thâm Quyến (Trung Quốc), KKTTD Incheon (Hàn Quốc) để lựa chọn những yếu tố hợp lý nhằm áp dụng trong việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam từ năm 2013 (năm Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013) đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật nói chung, về xây dựng chính quyền địa phương nói riêng. Luận án khai thác các quan điểm, đường lối của Đảng
- 5 Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xây dựng Nhà nước. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là tình hình nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở một số địa phương, có tham khảo thực tiễn mô hình ĐVHC-KTĐB và ĐKKT, đặc khu hành chính (ĐKHC)… ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Luận án sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, tổng kết thực tiễn, so sánh. - Phương pháp lịch sử và logic: Bằng phương pháp lịch sử và logic được sử dụng ở chương 2 và chương 3, tác giả đã khái quát quá trình ra đời, phát triển để tìm ra quy luật và xu hướng vận động của các đơn vị hành chính lãnh thổ có tính chất đặc biệt ở Việt Nam, cũng như quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương của luận án để làm rõ vấn đề lý luận về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay như: phân tích khái niệm, nội dung, nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các tri thức, số liệu, thông tin có được từ việc phân tích tài liệu, ý kiến của các chuyên gia… nhằm tạo ra một hệ thống lý thuyết về vấn đề nghiên cứu của luận án. - Phương pháp diễn dịch và quy nạp: Hai phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận án để tác giả đưa ra các giả thiết nghiên cứu và kiểm định tính đúng đắn của các giả thiết đó.
- 6 - Phương pháp tổng kết thực tiễn: Phương pháp tổng kết thực tiễn được sử dụng chủ yếu ở chương 3 để đánh giá mức độ thành công, hạn chế trong thực tiễn xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam trong thời gian qua. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng ở chương 2 để có sự đối chiếu giữa mô hình ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam với mô hình các đơn vị hành chính lãnh thổ có tính chất đặc biệt khác như ĐKKT, ĐKHC ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, từ đó rút ra kinh nghiệm và lựa chọn những yếu tố hợp lý, phù hợp để áp dụng trong việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính hệ thống và toàn diện về việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, luận án có những điểm mới chủ yếu sau đây: Một là, đưa ra khái niệm, chỉ ra những đặc trưng cơ bản và sự cần thiết của việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. Hai là, làm rõ nội dung, nguyên tắc cơ bản, cũng như những điều kiện bảo đảm cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB. Ba là, khái quát quá trình hình thành và phát triển chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. Bốn là, trên cơ sở đánh giá thực trạng việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, luận án đề xuất quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp chủ yếu, đồng bộ, khả thi để thực hiện tốt việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, làm phong
- 7 phú thêm kho tàng lý luận về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay. Luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập về bộ máy nhà nước nói chung, về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB nói riêng tại các cơ sở đào tạo chuyên và không chuyên về Nhà nước và pháp luật. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình của tác giả liên quan đến đề tài luận án đã công bố, nội dung luận án gồm 04 chương, 10 tiết.
- 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động của đặc khu kinh tế và các mô hình tương tự tại Việt Nam - Bộ Khoa học và công nghệ, Đề tài “Xây dựng các khu kinh tế mở và các đặc khu kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, [13]. Báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu của đề tài gồm 06 chương: chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về KKTTD; chương 2: Các KKTTD trên thế giới; chương 3: Vấn đề xây dựng các loại hình KKTTD ở Việt Nam; chương 4: Thể chế kinh tế cho các loại hình KKTTD ở Việt Nam; chương 5: Vấn đề lựa chọn địa điểm và xác định các tuyến phát triển gắn với các KKTTD ở Việt Nam; chương 6: Những định hướng vận động đầu tư. Với nội dung 06 chương nêu trên, đề tài đã làm rõ tiêu chí của KKTTD trong điều kiện mới trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của một số nước châu Á và trên thế giới. Đề tài cũng đã đánh giá thực trạng việc xây dựng các khu kinh tế (KKT) mở, khu thương mại tự do ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài đã xây dựng định hướng phát triển cụ thể các KKT mở, ĐKKT ở Việt Nam. - Kỷ yếu hội thảo khoa học “Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương” [144]. Trong kỷ yếu hội thảo có bài viết “Những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công một đặc khu kinh tế - bài học từ một số đặc khu kinh tế không thành công trên thế giới” của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh. Bài viết phân tích những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công một ĐKKT. Một là, lựa chọn đúng địa điểm. Hai là, lựa chọn chiến lược phát triển ngành nghề phù hợp với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa điểm xây dựng ĐKKT. Ba là, cơ chế, chính sách ưu đãi cạnh tranh toàn cầu ở mức cao nhất. Bốn là, thể chế đủ mạnh và ổn định, được trao quyền tự chủ cao. Năm là, có nền hành chính hiện đại; bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả; thủ tục hành chính đơn giản, minh bạch và công khai. Sáu là, cần có quyết tâm chính trị của cấp cao và khát vọng vươn lên của chính quyền
- 9 và nhân dân địa phương. Bảy là, có sự hỗ trợ ban đầu của Chính phủ cho sự phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực. Tám là, có quy mô và lộ trình phát triển phù hợp. Chín là, có sự lãnh đạo, điều hành, quản lý xuyên suốt từ Chính phủ đến địa phương với mô hình Ban Chỉ đạo quốc gia. Bên cạnh đó, các tác giả đã nêu ra một số mô hình ĐKKT thất bại trên thế giới và chỉ rõ, nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của các mô hình đã nêu là do chưa đáp ứng đủ chín yếu tố đã được phân tích ở trên. - Hoàng Xuân Hòa, “Xây dựng và phát triển mô hình đặc khu kinh tế - một số kinh nghiệm đối với Việt Nam” [52]. Bài viết tập trung vào hai nội dung. Một là, giới thiệu xu hướng xây dựng và phát triển các ĐKKT ở một số nước đang phát triển trong khu vực. Hai là, phân tích một số vấn đề rút ra đối với Việt Nam trong xây dựng và phát triển ĐKKT hiện nay, bao gồm: dự báo, đánh giá đúng tình hình trong nước, bối cảnh thế giới, tận dụng triệt để thời cơ và thống nhất trong nhận thức; xác định rõ chức năng cơ bản của ĐKKT; khung pháp lý rõ ràng, dễ thực hiện, thể chế quản lý linh hoạt, bộ máy gọn nhẹ, hiện lực quản lý cao và hệ thống chính sách ưu đãi hiệu quả; lựa chọn loại hình kinh tế phù hợp với mục tiêu xây dựng ĐKKT; chọn địa điểm thích hợp để xây dựng ĐKKT; đa dạng hóa hình thức huy động vốn phát triển hạ tầng; thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. - Võ Đại Lược, “Vấn đề xây dựng các loại hình khu kinh tế tự do ở Việt Nam” [72]. Trong bài viết của mình, tác giả khẳng định việc xây dựng các loại hình KKTTD ở Việt Nam là yêu cầu bức thiết hiện nay. Đồng thời, tác giả chỉ ra những tiêu chí KKTTD về vị trí địa lý, thể chế kinh tế - hành chính hiện đại, kết cấu hạ tầng hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, phải trong một quy hoạch phát triển liên hoàn của một vùng hoặc một tuyến tăng trưởng. Bên cạnh đó, tác giả cũng liệt kê các loại hình KKTTD có thể xây dựng ở Việt Nam: khu chế xuất, cảng tự do, khu kinh tế mở, ĐKKT hay KKTTD, các thành phố mở, khu thương mại tự do. - Đặng Phương Hoa, “Một số tiền đề cho việc thành lập khu kinh tế tự do ở Việt Nam” [49]. Bài viết phân tích: công cuộc đổi mới của Việt Nam đã tạo dựng được những tiền đề quan trọng cho một thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng
- 10 nói chung và tiền đề xây dựng và phát triển thành công KKTTD hiện đại nói riêng. Mặc dù các quy chế, chính sách của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, nhưng ngày càng được điều chỉnh theo định hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, việc bước đầu phân cấp quản lý, tạo điều kiện cho các chính quyền địa phương nơi có khu công nghiệp được tự chủ về tài chính và hành chính là bước tiến căn bản, tạo tiền đề cho những thể chế tiến bộ hơn về sau này. - Hoàng Tùng, “Xây dựng đặc khu kinh tế: bắt đầu từ thể chế vượt trội” [134]. Bài viết phân tích yêu cầu phải xây dựng và ban hành các thể chế hành chính và kinh tế của các ĐKKT theo hướng hiện đại, mang tầm quốc tế, có sức cạnh tranh vượt trội với các đặc khu đã hình thành trên thế giới. Để có thể phát triển các ĐKKT cần sớm xây dựng, thông qua Luật về ĐKKT (hoặc Luật về đặc khu hành chính - kinh tế), đã có trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XIII. - Nguyễn Thanh Nghị, “Xây dựng và phát triển Phú Quốc thành đặc khu kinh tế” [78]. Bài viết phân tích những tiềm năng, lợi thế và sự cần thiết xây dựng ĐKKT Phú Quốc. Tác giả cũng làm rõ những thuận lợi và thách thức trong quá trình xây dựng ĐKKT Phú Quốc, đưa ra kết luận: để thực hiện mục tiêu và định hướng trên, một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu là phải xây dựng được một hành lang pháp lý phù hợp với các cơ chế, chính sách và thể chế quản lý đặc thù cho Phú Quốc. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do của nước ngoài và kinh nghiệm đối với Việt Nam 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước - Viện Kinh tế học, Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu chế xuất và đặc khu kinh tế [143]. Nội dung cuốn sách gồm 02 phần: Phần thứ nhất: Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu chế xuất (KCX). Trong phần này, các tác giả đưa ra những thông tin khái quát về KCX và giới thiệu kinh nghiệm của Ngân hàng thế giới và một số quốc gia trong việc phát triển các KCX và khuyến nghị đối với Việt Nam.
- 11 Phần thứ hai: Các ĐKKT và các thành phố ven biển ở Trung Quốc. Ở phần này, các tác giả tập trung phân tích vai trò, các chính sách phát triển, quản lý hành chính và cấu trúc pháp luật của các ĐKKT ở Trung Quốc. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo tốt, giúp tác giả hiểu rõ hơn về hệ thống tổ chức chính quyền địa phương ở các ĐKKT của Trung Quốc thời kỳ trước năm 1994. - Đặng Thị Phương Hoa, Khu kinh tế tự do - thực tiễn phát triển ở Trung Quốc và Ấn Độ [51]. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương: Chương 1: Thực tiễn của KKTTD trên thế giới. Trong chương này, tác giả nêu lên những đặc điểm của KKTTD; phân loại KKTTD; sự cần thiết phải phát triển KKTTD; thực tiễn phát triển KKTTD trên thế giới; các tiêu chí thành công của KKTTD. Chương 2: Thực tiễn phát triển KKTTD ở Trung Quốc và Ấn Độ. Ở chương này, tác giả tập trung phân tích bối cảnh kinh tế; quy trình thành lập và phát triển KKTTD; những cải cách đột phá về thể chế và kết quả phát triển; khả năng liên kết của KKTTD; khả năng vượt qua khủng hoảng và triển vọng của các KKTTD ở Trung Quốc và Ấn Độ. Chương 3: Phát triển KKTTD - một số gợi ý. Tác giả phân tích xu hướng tiếp tục hình thành KKTTD trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; những bài học rút ra từ thực tiễn phát triển KKTTD của Trung Quốc và Ấn Độ, kể cả bài học từ sự thất bại cũng như kinh nghiệm từ sự thành công. Ngoài ra, tác giả đã đưa ra một số gợi ý khi phát triển KKTTD. Khác với các nghiên cứu trước đó, cuốn sách tập trung trình bày sự khác nhau nổi bật giữa các khái niệm cũ và mới về KKTTD để khẳng định KKTTD trong điều kiện mới phải đổi mới thể chế, chứ không dừng lại ở những ưu đãi tài chính. KKTTD được tiếp cận theo hướng thử nghiệm cải cách thể chế, dùng yếu tố hướng ngoại truyền thống của khu vực này để phát triển các vùng khác trong nước, liên kết vùng và phát triển vùng - một đặc tính then chốt mà khi vận hành KKTTD nhất thiết phải đảm bảo. - Cù Chí Lợi (chủ biên), Khu kinh tế tự do - những vấn đề lý luận và thực tiễn, [68]. Cuốn sách được kết cấu thành ba chương. Chương I: phân tích “Những vấn đề
- 12 lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển khu kinh tế tự do”. Đây là phần nội dung quan trọng của cuốn sách, giúp người đọc định hình KKTTD hiện đại theo cách tiếp cận của thế giới mà hiện nay ở Việt Nam chưa xây dựng được. Chương này cũng phân tích sâu những kinh nghiệm của nước ngoài trong việc xây dựng các KKT, đặc biệt là Trung Quốc. Chương 2: “Các khu kinh tế ở Việt Nam và bước chuyển sang khu kinh tế tự do”, tập trung làm rõ các bước xây dựng KKT ở Việt Nam theo hướng tiến tới KKTTD. Trong chương này, tác giả chủ yếu phân tích kết quả khảo sát thực tiễn hệ thống các chính sách và thực tế phát triển của một số KKT (KKT đặc biệt, KKT mở, KKT cửa khẩu…) gắn với biển, cửa khẩu, hành lang kinh tế, có cơ chế hoạt động gần giống với KKT. Chương 3: Dựa trên những đánh giá sự phát triển KKT và KKTTD ở Việt Nam, cơ sở khoa học cũng như những kinh nghiệm quốc tế, tác giả đưa ra “Những quan điểm và giải pháp phát triển khu kinh tế tự do ở Việt Nam”. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tác giả mới chỉ tập trung vào yếu tố kinh tế, chưa đi sâu khai thác yếu tố hành chính của mô hình này. Tuy vậy, đây cũng là những gợi mở cho luận án tiếp tục khai thác và giải quyết. - Nguyễn Ngọc Dung, Phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, [23]. Tác giả khái quát quá trình hình thành, phát triển và vai trò của KKT nói chung và ĐKKT nói riêng đối với các nền kinh tế đang phát triển. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực tiễn phát triển của các ĐKKT ở Trung Quốc (Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam) trên các phương diện: vị trí địa lý, cơ chế chính sách áp dụng, thành tựu kinh tế và những vấn đề còn vướng mắc…, từ đó rút ra những bài học cho chiến lược xây dựng các ĐKKT của Trung Quốc. Tác giả đã phân tích điều kiện, khả năng của Việt Nam và những điểm tương đồng, khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc để làm cơ sở cho Việt Nam vận dụng những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng và phát triển các ĐKKT của Việt Nam. - Nguyễn Thị Thanh Hà, Đặc khu kinh tế Thâm Quyến – hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách, mở cửa đến nay, [42]. Tác giả phân tích một cách tổng quát và toàn diện tiến trình phát triển kinh tế của đặc khu Thâm Quyến;
- 13 nghiên cứu sâu về phương thức phát triển kinh tế, những thành tựu đạt được, những hạn chế và khó khăn của ĐKKT Thâm Quyến nói riêng và của các ĐKKT của Trung Quốc nói chung. Qua đó, tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng các KKT ở Việt Nam. - Nguyễn Thị Quỳnh Thúy, Mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc – nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế, [108]. Tác giả tập trung nghiên cứu các mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc, trong đó có chương 3: Đặc trưng thí điểm cải cách thông qua nghiên cứu về các đặc khu kinh tế. Nội dung chương 3 đã khái quát quá trình thành lập các ĐKKT, ý nghĩa của việc xây dựng các ĐKKT ở Trung Quốc và chỉ rõ tính chất thí điểm chính sách trong sự phát triển của các ĐKKT ở quốc gia này. - Cù Chí Lợi và Hoàng Thế Anh, “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung Quốc - những đột phá và phát triển” [67]. Bài viết đã khái quát sự phát triển của ĐKKT Thâm Quyến, tiến trình cải cách, mở cửa thị trường tại ĐKKT này. Bên cạnh đó, các tác giả đã chỉ ra những điều kiện và đột phá chính sách góp phần tạo nên sự thành công của Thâm Quyến, trong đó nhấn mạnh sự phân quyền lập pháp kinh tế ở đây. - Nguyễn Văn Lịch, “Đặc khu kinh tế của Ấn Độ” [65]. Bài viết giới thiệu quá trình hình thành và đặc điểm của các ĐKKT ở Ấn Độ. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kết luận về các ĐKKT ở Ấn Độ: các ĐKKT ở đây chủ yếu vẫn dựa vào ưu đãi về chính sách còn thể chế kinh tế và hành chính về cơ bản vẫn chưa có sự vượt trội. Đây là điểm yếu cơ bản khiến các đặc khu của quốc gia này không thể phát triển mạnh mẽ. - Hà Thị Hồng Vân, ““Đặc khu kinh tế mới” ở Trung Quốc - trường hợp Trùng Khánh”, [142]. Bài viết gồm ba phần chính: phần một điểm lại sự phát triển của các ĐKKT từ năm 1978 đến nay; phần hai phân tích về đặc khu thử nghiệm phối hợp phát triển nông thôn – thành thị Trùng Khánh; phần ba so sánh về sự khác nhau cơ bản giữa ĐKKT cũ và đặc khu Trùng Khánh. - Nguyễn Minh Hằng và Trịnh Thị Hiên, “Bàn về đặc khu kinh tế của Trung Quốc”, [44]. Bài viết giới thiệu những loại hình KKTTD của Trung Quốc và chỉ ra
- 14 những đặc điểm của các ĐKKT ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, các tác giả cũng phân tích thành tựu phát triển và những thách thức mới của các ĐKKT ở Trung Quốc. - Lê Văn Sang và Nguyễn Minh Hằng, “Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc và những gợi ý cho Việt Nam”, [109]. Bài viết đã giới thiệu khái quát về các loại hình ĐKKT của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra một số kết luận về sự phát triển các ĐKKT của Trung Quốc: về sự lựa chọn địa điểm xây dựng ĐKKT; các đặc điểm của các ĐKKT Trung Quốc. Từ đó, các tác giả nêu một số gợi ý cho Việt Nam khi xây dựng các ĐKKT. - Đặng Thị Phương Hoa, “Các khu kinh tế tự do Hàn Quốc”, [47]. Bài viết đã phân tích những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các KKTTD ở Hàn Quốc và thực tiễn việc xây dựng các KKTTD ở Hàn Quốc hiện nay. - Đặng Thị Phương Hoa, “Khu kinh tế tự do: khái niệm, đặc điểm, vai trò và sự phát triển”, [50]. Bài viết đã nêu khái niệm KKTTD, các đặc điểm của KKTTD (có chế độ ưu đãi đặc biệt, cơ cấu hành chính, các lĩnh vực ngành nghề trong KKTTD). Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra vai trò của các KKTTD trong phát triển KT-XH: thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; đẩy mạnh tạo việc làm; nâng cao xuất khẩu; khuyến khích tạo ra những liên kết trong nước thông qua việc sử dụng công nghệ và nguyên liệu địa phương. - Nguyễn Văn Cường, “Chính sách, thể chế cho các khu kinh tế tự do: kinh nghiệm thế giới” [22]. Bài viết đã phân tích bảy chính sách, thể chế được áp dụng ở các KKTTD trên thế giới (chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách lưu thông tiền tệ, chính sách tiêu thụ hàng hóa, chính sách bảo hộ thuế linh hoạt, chính sách môi trường, thể chế hành chính và kinh tế hiện đại). - Trần Duy Đông, “Kinh nghiệm phát triển các khu kinh tế tự do tại Hàn Quốc”, [39]. Bài viết giới thiệu quá trình hình thành và phát triển cũng như một số vấn đề cụ thể trong phát triển của các KKTTD tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu ra một số nhận xét, đánh giá, một số kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển KKTTD và khả năng vận dụng tại Việt Nam như: cần xem xét thực hiện thí điểm hình thành
- 15 một số khu công nghiệp (KCN) theo mô hình clusters; quy định thống nhất các KKT trong các văn bản luật; tập trung ngân sách đầu tư vào những KKT nổi bật. - Võ Đại Lược, “Khu kinh tế tự do trên thế giới”, [73]. Tác giả giới thiệu tiến trình hình thành các KKTTD trên thế giới và các KKTTD ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận: Việt Nam cần xây dựng một KKTTD thực thụ mà ở đó một thể chế kinh tế tự do phải được kết hợp với một thể chế hành chính tự do theo nghĩa trao quyền quản lý hành chính độc lập, mạnh mẽ cho khu vực này để có thể áp dụng ở đây một thể chế hành chính tiên tiến. - Nguyễn Văn Sơn, “Một số khuynh hướng phát triển khu kinh tế tự do”, [110]. Bài viết tập trung giới thiệu các loại KKT, lợi ích của các KKT, khuynh hướng phát triển các KKT trên thế giới. - Bùi Hồng Cường, “Xây dựng khu kinh tế tự do: kinh nghiệm các nước châu Âu”, [21]. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá quá trình hình thành và phát triển các KKTTD ở châu Âu, trên cơ sở đó tổng kết một số kinh nghiệm cho Việt Nam khi thành lập các KKTTD. - Phan Thị Thùy Trâm, “Phát triển và quản lý đặc khu kinh tế - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, [127]. Bài viết tập trung phân tích các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và quản lý các ĐKKT, trong đó có tám kinh nghiệm thành công (như: vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược, đặc trưng; quyết tâm đổi mới; mạnh dạn thí điểm; thể chế vượt trội; cơ chế chính sách cạnh tranh toàn cầu; chi phí đầu vào sản xuất thấp và linh hoạt về lao động; có sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước trong phát triển hạ tầng; bộ máy hành chính gọn nhẹ, thủ tục hành chính đơn giản) và các kinh nghiệm thất bại (như: vị trí không thuận lợi; chính sách không cạnh tranh; kinh nghiệm phát triển ĐKKT còn nghèo nàn; giá thuê và các dịch vụ còn mang tính bao cấp; cơ cấu hành chính không phù hợp; không có sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp trong cung cấp hạ tầng). - Hứa Thanh Bình, “Sự phát triển đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung Quốc - gợi ý kinh nghiệm đối với Việt Nam”, [9]. Trên cơ sở lịch sử phát triển ĐKKT Thâm Quyến, tác giả đưa ra một số gợi ý và kinh nghiệm với Việt Nam. Một là, tạo
- 16 ra các quyết sách cho ĐKKT. Hai là, giải phóng tư tưởng, mạnh dạn trong cải cách và táo bạo trong thực hiện. Ba là, giữ vững định hướng và kiên trì xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN. Bốn là, cần kiên trì giữ vững phương thức mở cửa và thực nghiệm. Năm là, thể chế, cơ chế linh hoạt, chủ động, tiếp cận quốc tế. Sáu là, phải có biện pháp, chính sách thích hợp, đúng chỗ để trợ lực cho kinh tế. - Trịnh Mạnh Linh, “Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế ở một số nước châu Á và bài học rút ra cho Việt Nam”, [66]. Bài viết tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển ĐKKT ở châu Á như: lựa chọn địa điểm; lựa chọn chiến lược phát triển ngành nghề phù hợp; cơ chế chính sách cạnh tranh toàn cầu; có nền hành chính hiện đại; có quyết tâm chính trị của lãnh đạo và ý chí vươn lên của người dân; có sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước trong phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực. - Nguyễn Ngọc Dung, “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển mô hình đặc khu kinh tế”, [24]. Bài viết phân tích khái niệm ĐKKT và kinh nghiệm xây dựng và phát triển ĐKKT ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Đubai. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số vấn đề: một là, cần cẩn trọng trong việc lựa chọn số lượng và địa điểm các ĐKKT nhằm tránh hiện tượng phát triển theo phong trào; hai là, phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; ba là, xây dựng thể chế kinh tế và hành chính vượt trội, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế; bốn là, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên và nhà đầu tư chiến lược cho từng ĐKKT. 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài - Prihodko S., Volovik N., Hecht A., Sharpe B., Mandres M., “Special economic zones” (“Các khu kinh tế đặc biệt”), [188]. Đề tài khoa học này đã giới thiệu cách phân loại các KKT đặc biệt trên thế giới và các nguyên tắc hoạt động của các KKT đặc biệt. Đề tài cũng phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc thành lập các KKT đặc biệt (trong đó tập trung vào kinh nghiệm của Canađa) và những bài học trong quá trình xây dựng và duy trì hoạt động của các KKT đặc biệt của Cộng hòa Liên bang Nga. Đề tài cũng đã chỉ ra những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của một số KKT đặc biệt tại Nga. Trên cơ sở đó, các tác giả kiến nghị các giải pháp để xây dựng các KKT đặc biệt tại Nga với các dạng thức cơ bản như: KCN về chế xuất, khu công nghệ và đổi mới, khu du lịch và giải trí.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
0 p | 309 | 73
-
Luận án tiến sĩ kinh doanh: Xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của Việt Nam
260 p | 183 | 42
-
Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng: Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay
192 p | 101 | 28
-
Luận án Tiến sĩ: Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
243 p | 119 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Thành ủy Hải Phòng lãnh đạo công tác an ninh, trật tự giai đoạn hiện nay
190 p | 56 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay
191 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
207 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
184 p | 24 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer giai đoạn hiện nay
206 p | 42 | 11
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
162 p | 66 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
246 p | 18 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng: Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay
27 p | 71 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015
242 p | 24 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
27 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
29 p | 99 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Ứng dụng hệ thống điều chế mã có xáo trộn vị trí bit và giải mã lặp để nâng cao chất lượng ghi/đọc dữ liệu
24 p | 74 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer giai đoạn hiện nay
27 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn