Luận văn: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI
lượt xem 32
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại tổng công ty dệt – may hà nội', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI
- Luận văn ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI 1
- PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển - Tên công ty: Tổng công ty Dệt- May Hà Nội - Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX - Trụ sở chính: Số 1 –Mai Động - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội - Logo: Tổng công ty Dệt – May Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt – May Việt Nam mà hiện nay là Tập đoàn Dệt – May Việt Nam. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ tổ chức hoạt động (điều lệ này do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội phê chuẩn). Hiện nay, để thích ứng với môi trường kinh tế mới, mở cửa và hội nhập, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Công ty Dệt – May Hà Nội (mà hiện nay là Tổng công ty Dệt – May Hà Nội) xây dựng và thực hiện dự án chuyển đổi sang mô hình quản lý Công ty mẹ – Công ty con. Trong đó Tổng công ty Dệt – May Hà Nội là công ty mẹ, các nhà máy thành viên hiện nay đang được cổ phần hóa và trở thành công ty cổ phần (công ty con), là doanh nghiệp có pháp nhân độc lập. Đây được coi là động lực mới cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Tổng công ty Dệt – May Hà Nội tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội, khi mà Tổng công ty Nhập khẩu Thiết bị Việt Nam (TECHNO-IMPORT Vietnam) và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng Nhà máy Sợi Hà Nội vào ngày 7 tháng 4 năm 1978. Tháng 02/1979, công trình được khởi công xây dựng. Và đến ngày 21/11/1984, công trình đã hoàn thành các hạng mục cơ bản, sau đó được chính thức bàn giao cho nhà máy quản lý điều hành với tên gọi đầu tiên “Nhà máy Sợi Hà Nội”. Đến tháng 12/1987 thì toàn bộ thiết bị công nghệ phụ trợ được đưa vào sản xuất và 2 năm sau, tháng 12/1989 thì Dây chuyền Dệt kim số 1 được đầu tư xây dựng. Ngày 30/04/1991, theo quyết định QĐ-138-CNN-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ, Nhà máy Sợi Hà Nội đã được chuyển đổi thành “Xí nghiệp liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội” với tên giao dịch quốc tế là Hanosimex. Đến tháng 10/1993, để vực dậy nhiều doanh nghiệp yếu kém đang gặp khó khăn có nguy cơ phá sản, theo Quyết định sáp nhập của Bộ Công nghiệp nhẹ, công ty đã tiếp nhận Nhà máy Sợi Vinh và đến năm 1995, 2
- Công ty cũng tiếp nhận thêm cả Nhà máy Sợi Hà Đông. Đây là hai đơn vị làm ăn yếu kém, có nhiều khó khăn. Để vực dậy hai đơn vị này, công ty đã phải đầu tư nhiều công sức, tài chính và nguồn cán bộ. Sắp xếp lại tổ chức, phân loại và sử dụng lao động hợp lý; chấn chỉnh các mặt quản lý, đưa vào nền nếp. Mặt khác, công ty đầu tư vốn cải tạo, xây dựng xưởng sản xuất, nâng cấp đổi mới thiết bị. Sau một thời gian nỗ lực củng cố, những năm gần đây hai nhà máy thành viên này đã có nhiều chuyển biến, Tổng công ty đã giải quyết xong số lỗ và các khoản nợ đọng khoảng 30 tỷ đồng cho Nhà máy Sợi Vinh và Dệt Hà Đông. Hiện nay hai nhà máy này đang thực sự sản xuất kinh doanh có lãi, năng lực sản xuất đã được nâng lên nhiều lần. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, thu nhập được nâng lên theo hiệu quả sản xuất kinh doanh và cân đối với mặt bằng của cả Tổng công ty. năm 2003, thu nhập của Nhà máy Sợi Vinh và của Nhà máy Dệt Hà Đông đã tăng lên khoảng 10 lần so với thời điểm bắt đầu sáp nhập vào HANOSIMEX. Hiện nay là mức thu nhập khá so với Nghệ An và Hà Đông. Ngày 19/05/1994, Nhà máy Dệt kim được khánh thành bao gồm hai dây chuyền I và II. Và khoảng nửa năm sau, tháng 01/1995, Công ty bắt đầu khởi công xây dựng Nhà máy May – Thêu Đông Mỹ. Đến ngày 19/06/1995, theo Quyết định 840-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ, Công ty đã đổi tên từ “Xí nghiệp liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội” thành “Công ty Dệt Hà Nội”. Năm năm sau, ngày 28/02/2000, theo Quyết định QĐ-103-HĐQT của Hội Đồng Quản Trị, Công ty Dệt hà Nội đã được đổi thành “Công ty Dệt – May Hà Nội. Từ năm 2003, theo yêu cầu của Tổng công ty Dệt – May Việt Nam, Công ty lại nhận nhiệm vụ giúp đỡ, quản lý toàn diện Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan - Đây là một doanh nghiệp trong tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên rất khó khăn. Dưới sự điều hành, quản lý của Công ty Dệt – May Hà Nội (mà hiện nay là Tổng công ty Dệt – May Hà Nội), Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan đã chặn đứng tình trạng tụt dốc, thoát khỏi nguy cơ phá sản. Năng lực sản xuất được khôi phục, các hoạt động được củng cố, có chuyển biến tích cực, đang vào thế ổn định và phát triển. Dệt – May Hà Nội đã hoàn thành trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp được sáp nhập và các công ty khác. Giúp các đơn vị có đủ việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tháng 2 năm 2007, theo Quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ, Công ty Dệt – May Hà Nội đã được đổi tên thành Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội. Ngày 6 3
- tháng 2 năm 2007, Công ty đã tiến hành lễ đón nhận Huân chương và ra mắt Tổng Công ty. Hiện nay Công ty có diện tích mặt bằng khoảng 24 ha với một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực và đội ngũ công nhân viên lành nghề lên đến khoảng 6000 người. Công ty cũng được trang bị toàn bộ những thiết bị của những nước có công nghệ hiện đại như CHLB Đức, Italia, Hà Lan, Hàn Quốc,...Với một nguồn nội lực mạnh mẽ như vậy, tiềm năng phát triển hiện nay của Công ty là rất lớn. Trải qua hơn 20 năm, nhờ hoạch định và thực hiện các mục tiêu một cách toàn diện, Công ty đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Điều đó khẳng định vị thế của Dệt – May Hà Nội, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt – May Việt Nam. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty: Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển. Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dêt – May Việt Nam. Công ty cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển đất nước, thúc đẩy nhanh chóng quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, Tổng Công ty luôn quán triệt cho mình các chức năng và nhiệm vụ như sau: 1.2.1. Chức năng: Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội có chức năng sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các loại sản phẩm sau: Chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sợi đơn, sợi xe như sợi cotton, sợi Pe, có chỉ số từ Ne06 đến Ne60, các loại sợi kiểu và sợi co giãn. Chuyên nhập các loại bông xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành hóa chất, thuốc nhuộm. Chuyên sản xuất các loại vải dệt kim thành phẩm như Rib, Interlock, Lacost, Single,...và các sản phẩm may bằng vải dệt kim, vải đẹt thoi. Chuyên sản xuất, kinh doanh các loại vải bò và sản phẩm may bằng vải bò Jean. Chuyên sản xuất các loại khăn bông, mũ thời trang. 1.2.2. Nhiệm vụ: Để làm tốt các chức năng trên, Tổng Công ty có nhiệm vụ: Sản xuất các sản phẩm sợi phục vụ cho tiêu thụ trên thị trường và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dệt trong nội bộ công ty. 4
- Sản xuất và tiêu thụ các loại vải dệt kim, dệt thoi, để phục vụ cho thị trường và cung cấp vải cho các nhà máy may trong nội bộ công ty. Sản xuất, tiêu thụ khăn bông , khăn tay và các sản phẩm sản xuất từ vải khăn. May các loại áo dệt kim, vải kaki theo đơn đặt hàng của khách hàng. Kết hợp với việc gia công cho các bạn hàng lâu năm, trao đổi hàng hóa, tiến hành các hoạt động giao dịch thương mại, sẵn sàng hợp tác cùng các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ mới nhằm không ngừng mở rộng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm., tạo công ăn việc làm cho các cán bộ công nhân viên trong công ty. Sản xuất 1 số sản phẩm phụ như lõi ống, sáp, hơi nước, khí nén.. phục vụ cho sản xuất của các nhà máy thành viên và công ty con trong nội bộ công ty Kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng dệt may thông qua hệ thống các cửa hàng. Góp vốn cùng với Công ty thời trang Vinatex của Tập đoàn Dệt – May Việt nam cùng kinh doanh thương mại thông qua siêu thị. Kinh doanh vận chuyển hàng hoá trong ngành qua chi nhánh Vinatex Hải phòng Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động; tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường; dự báo nhu cầu thị trường trong tương lai, tổ chức sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của các đối tác. 1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh: 1.3.1. Đặc điểm hoạt động: 1.3.1.1. Hình thức sở hữu vốn: Có thể nói rằng vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước vào sản xuất kinh doanh, trước hết công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ. Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội (Hanosimex) là doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vốn 100%. Năm 1990, Công ty được Nhà nước giao vốn 161 tỷ đồng và đến nay, giá trị tài sản của Công ty đạt gần 700 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2005 là 153.395.228.313 trong đó Công ty Dệt may Hà Nội là 144.281.300.457 và Công ty Sản xuất – Xuất Nhập khẩu Dệt may Hải Phòng là 9.113.927.856. 5
- Là một Doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, với các trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, Tổng Công ty đã tạo được một vị thế vững chắc trên thương trường. Hiện nay Công ty không chỉ chú trọng vào xuất khẩu như trước kia mà còn rất quan tâm đến thị trường nội địa. Chính vì thế hàng năm công ty luôn cần một lượngvốn khá lớn để đầu tư trang htiết bị, nâng cấp máy móc, đảm bảo cho kế hoạch sản xuất kinh daonh được tiến hành theo đúng tiến độ đề ra. 1.3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh: Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội Kinh doanh trong lĩnh vực sợi, sản phẩm may dệt kim, dệt thoi, khăn, vải Denim và các dịch vụ khác. 1.3.1.3. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp các loại sợi, vải dệt kim, vải dệt thoi, sản phẩm dệt kim, dệt thoi, lều vải du lịch, nguyên vật liệu,, hóa chất, thuốc nhuộm, phụ tùng máy mọc thiết bị thuộc ngành dệt may, kinh doanh kho vận, vận tải, siêu thị,... 1.3.2. Đặc điểm về các loại sản phẩm của Tổng Công ty: Kinh doanh trong lĩnh vực dệt may, sản phẩm của Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội hết sức đa dạng với nhiều chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã khác nhau, đáp ứng tốt nhất cho lượng nhu cầu phong phú của khách hàng. Thứ nhất, về các sản phẩm sợi: Các sản phẩm sợi của Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội đa dạng với nhiều chủng loại như sợi cotton, sợi PE, sợi Ne 30 65/35, Ne 45 65/35, Ne 8 OE, Ne 11 OE, Ne 20 cotton, Ne 45 83/17, Ne 32 cotton, Ne 40 CK, Ne 30 CK, Ne 20 CK. Với sản lượng trên 15000 tấn mỗi năm thì đây cũng là mặt hàng truyền thống và chủ đạo của Tổng Công ty. Được sản xuất bằng nguyên vật liệu đầu vào (bông xơ) ngoại nhập, các sản phẩm sợi của Tổng Công ty luôn có chất lượng cao, đạt đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng cần thiết, giúp cho Tổng Công ty trở thành bạn hàng đáng tin cậy của các công ty thương mại sản xuất hàng dệt trong và ngoài nước, đặc biệt là ở thị trường miền Nam. Thứ hai, về các sản phẩm dệt kim: Sản phẩm dệt kim của Công ty bao gồm vải dệt kim và các sản phẩm may dệt kim. Trong đó vải dệt kim gồm các loại như Rib, Single, Interlock, Lacost,...với sản lượng 400 tấn mỗi năm. Còn các sản phẩm may dệt kim bao gồm quần áo người lớn, trẻ em với ba chủng loại chính là áo dệt kim có cổ (polo shirt), áo dệt kim cổ bo (T – shirt + Hineck), quần áo thể thao,... Hàng năm các sản phẩm may dệt kim được sản xuất với sản lượng trên 8 triệu sản phẩm, trong đó dành cho xuất khẩu là 7 triệu. Chất lượng sản phẩm dệt kim so với trong nước được đánh giá khá tốt nhưng so với thế giới vẫn chỉ ở mức trung bình. 6
- Thứ ba, sản phẩm khăn: Sản phẩm khăn bao gồm khăn tắm, khăn ăn với sản lượng khoảng 700 tấn mỗi năm. Đối với loại sản phẩm này, công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của những khách hàng quen thuộc. Thứ tư, các sản phẩm may: bao gồm các sản phẩm may dệt kim và dệt Denim như áo T-shirt, dệt kim, sơ mi, bò,...được sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của khách hàng cả trong và ngoài nước. Phần còn lại được tiêu thụ nội địa thông qua hệ thống đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm trong phạm vi cả nước. Thứ năm, lều bạt du lịch. Đây là sản phẩm mới của Tổng công ty, được đưa ra để đáp ứng sự tăng cao của nhu cầu du lịch. Sản phẩm này có chất lượngmay gia công khá tốt tuy nhiên năng suất lại không cao, chủ yếu được dùng cho xuất khẩu. 1.3.3. Đặc điểm về lao động và tiền lương: 1.3.3.1. Cơ cấu lao động: Con người luôn là nhân tố không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Tổng Công ty luôn luôn quan tâm tới công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự cũng như tới đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên, tạo đọng lực giúp công nhân viên làm việc hăng say và hiệu quả. Nhìn chung qua các năm, số lượng lao động của Công ty ngày càng tăng, trong đó số lượng lao động có trình độ chuyên môn chiếm một tỷ trọng cao. Đây là nhân tố quan trọng giúp Công ty phát huy những tiềm năng sẵn có, những nguồn lực chưa được khai thác triệt để. Hàng năm Công ty luôn tổ chức thi nâng bậc tay nghề cho công nhân và tạo điều kiện cho nhân viên các phòng ban đi học Đại học và tham dự một số khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, khoa học, kỹ thuật. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành dệt – may mà chủ yếu lao động ở đây là nữ, độ tuổi còn trẻ, tập trung vào bộ phận sản xuất. Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ TT Các chỉ tiêu lượng trọng lượng trọng lượng trọng Tổng số cán bộ I công nhân viên 5247 100 5474 100 5593 100 1 Lao động gián tiếp 585 11.15 597 10.91 640 11.45 2 Lao động trực tiếp 4662 88.85 4877 89.09 4953 88.55 II Phân theo khu vực 1 Hà Nội 3588 68.38 3800 69.42 3900 69.73 2 Vinh 579 11.38 649 11.86 653 11.68 7
- 3 Hà Đông 732 13.95 669 12.22 680 12.15 4 Đông Mỹ 330 6.29 356 6.5 360 6.44 III Phân theo trình độ 1 Đại học 672 12.81 711 12.99 803 14.36 Cao đẳng, trung 2 cấp 191 3.64 213 3.89 254 4.54 3 Công nhân 4384 83.55 4550 83.12 453 81.1 Bảng 1: Tổng hợp nguồn nhân lực của công ty Trình độ công Năm Năm Năm STT nhân 2003 2004 2005 1 Tổng số 4384 4550 4536 2 Công nhân bậc 1 492 658 841 3 Công nhân bậc 2 530 630 763 4 Công nhân bậc 3 816 805 587 5 Công nhân bậc 4 1061 941 894 6 Công nhân bậc 5 1006 900 814 7 Công nhân bậc 6 431 537 536 8 Công nhân bậc 7 48 79 101 Bảng 2: Trình độ tay nghề của công nhân trong công ty Cùng với việc mở rộng sản xuất, nhìn chung số lượng lao động của Tổng Công ty cũng ngày càng tăng lên. Kèm theo đó sẽ là yêu cầu về việc chú trọng công tác đào tạo để xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý tốt, thể hiện ở sự tăng lên của số lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. 1.3.3.2. Tiền lương và tổng tiền lương Tổng quỹ tiền lương của Tổng Công ty bao gồm tiền lương năng suất lao động hàng tháng (lương sản phẩm, lương thời gian), các khoản phụ cấp (lễ tết, ốm đau,...), các khoản thưởng (thưởng năm, thưởng bậc thợ giỏi, thưởng hoàn thành nhiệm vụ), các khoản trả theo chế độ bảo hiểm xã hội (độc hai, ốm đau, thai sản,...). Xuất phát từ đặc điểm có hai khối làm việc là khối sản xuất và khối hành chính sự nghiệp mà Tổng Công ty áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương 8
- theo sản phẩm và trả lương theo thời gian đối với từng khối. Trong đó rtả lương theo thời gian được áp dụng cho bộ phận giám đốc, các phòng ban chức năng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên khối nghiệp vụ. Còn hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp sản xuất. So Đơn vị sánh Các chỉ tiêu tính Thực hiện năm 05/04 2003 2004 2005 Lao động bình quân năm Ngời 5.247 5.474 5.593 102,2% Triệu Tổng quỹ lương đồng 82.711 90.264 97.704 108,2% Thu nhập bình quân năm đ/ng/tháng Khu vực Hà Nội " 1.400.000 1.560.000 1.700.000 109,0% Khu vực Đông Mỹ " 1.320.000 1.350.000 1.500.000 111,1% Khu vực Hà Đông " 980 1.400.000 1.520.000 108,6% Khu vực Vinh " 1.200.000 1.290.000 1.320.000 102,3% Bảng 3:Một số chỉ tiêu về lao động và thu nhập người lao động Như vậy, nhìn chung so với ngành dệt – may Việt Nam thì mức thu nhập trên của lao động ở Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội ở vào mức tương đối khá và ổn định. 1.3.4. Đặc điểm về tình hình quản lý vật tư và tài sản cố định Thứ nhất, đối với các loại nguyên vật liệu chủ yếu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty sử dụng các loại nguyên liệu như bông, xơ, sợi, hóa chất, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, vải và các phụ liệu dùng cho may mặc. Trong đó định mức tiêu hao nguyên vật liệu được xây dựng trên cơ sở thực tế tiêu hao vật liệu của từng công đoạn, qua đó Tổng Công ty sẽ áp dụng từng phương pháp tính cụ thể như phương pháp kinh nghiệm hay phương pháp thống kê. 9
- Thứ hai, việc đồng bộ các yếu tố trong may mặc của Tổng Công ty còn nhiều hạn chế. Nguyên phụ liệu còn chưa nhịp nhàng gây khó khăn cho việc thực hiện tiến độ may, dẫn đến việc phải làm thêm ca, thêm giờ nhiều hơn, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của người lao động. Việc quản lý nguyên vật liệu của nhà máy nhiều khi còn thiếu chặt chẽ, khâu thiết kế mẫu còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Bộ phận may mẫu cũng chưa tìm tòi, nghiên cứu sâu để tìm ra quy trình may hợp lý nhất, dẫn đến việc may đại trà còn gặp nhiều khó khăn, gây lãng phí nguồn lực. Thứ ba, về việc dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu, do đặc điểm sản xuất của Công ty là có nhiều loại nguyên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất là nhập khẩu từ nước ngoài nên việc dự trữ nguyên vật liệu trở nên rất quan trọng và cần thiết. Bông xơ sau khi nhập về được đưa vào các nhà máy dùng trong ca sản xuất rồi nhập tiếp. Thứ tư, về tình hình sử dụng tài sản cố định, phần lớn máy móc thiết bị đã cũ, trở nên lạc hậu làm cho việc xây dựng kế hoạch và nhập kho không ăn khớp. Thêm vào đó, việc bảo quản không tốt khiến tài sản cố định khi đưa vào hoạt động thường bị xuống cấp một cách nhanh chóng. Phụ tùng nhập ngoại lại không đáp ứng kịp thời, thậm chí thiếu nên một số thiết bị không được huy động vào sản xuất. Tổng Công ty nên có các biện pháp để khắc phục tình trạng này. 1.3.5. Đặc điểm về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh Năm Chỉ tiêu (ĐVT: triệu đồng) Giá trị sản xuất công Tổng doanh nghiệp thu Lợi nhuận Nộp Ngân sách 2000 498.376 474.878 2.298 4.288 2001 592.409 556.199 1460 5.293 2002 699.889 668.319 2.007 3.175 2003 807.415 868.757 3.957 4.252 2004 711.626 1.037.257 14.229 6.044 2005 810.216 1.351.693 7.761 6.805 Bảng 4: Chỉ tiêu tổng hợp qua các năm 10
- Giá trị sản xuất công nghiệp-tổng doanh thu (không VAT) 1,600,000 1,400,000 1,200,000 Triệu đồng 1,000,000 Giá trị sản xuất CN 800,000 Tổng doanh thu (không 600,000 VAT) 400,000 200,000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm Hình 1.1: Giá trị Sản xuất công nghiệp – Tổng Doanh thu Dựa vào hình trên ta thấy chỉ tiêu Tổng Doanh thu (không có thuế VAT) của doanh nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm. Nó chứng tỏ danh nghiệp có một thị phần tương đối ổn định và ngày được mở rộng. Trên thực tế, doanh nghiệp đang hướng quá trình tiêu thụ không chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu mà còn ở thị trường tiêu thụ nội địa. Đây là một thị trường lớn, hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận-Nộp ngân sách 16,000 14,000 12,000 Triệu đồng 10,000 Lợi nhuận 8,000 Nộp ngân sách 6,000 4,000 2,000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm 11
- Hình 1.2: Tổng hợp tình hình lợi nhuận và nộp Ngân sách qua các năm Dựa vào hình trên ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp từ năm 2000 đến năm 2003 còn ở mức thấp. Tuy nhiên đến năm 2004, chỉ tiêu này đã tăng vọt. Nó chứng tỏ doanh nghiệp đã biết sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào, khiến cho với một lượng doanh thu tăng tương đối đều nhưng lại làm cho lợi nhuận tăng đột biến. Kèm theo với sự tăng lên của lợi nhuận thì doanh nghiệp cũng đã đóng góp nhiều hơn cho Ngân sách Nhà nước, góp phần đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 I. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1. Bố trí cơ cấu tài sản TSCĐ/TTS % 0,476 0,523 TSLĐ/TTS % 0,524 0,477 2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 0,762 0,718 NVCSH/Tổng NV % 0,238 0,282 II. Khả năng thanh toán 1. Khả năng thanh toán nhanh lần 0,49 0,66 2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 1,16 1,34 III. Tỷ suất sinh lời 1. Tỷ suất sinh lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất sinh lợi nhuận trước thuế/DT đồng 0,0035 0,0038 Tỷ suất sinh lợi nhuận sau thuế/DT đồng 0,0024 0,0025 2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Tỷ suất sinh lợi nhuận trước thuế/TTS đồng 0,00339 0,0058 Tỷ suất sinh lợi nhuận sau thuế/TTS đồng 0,0023 0,0031 3. Tỷ suất sinh LNST/ NVCSH đồng 0,00967 0,014 Bảng 5: Một số chỉ tiêu tài chính tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội Dựa vào bảng trên ta thấy, tỷ trọng tài sản cố định trong doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Sự tăng lên này là do Doanh nghiệp đã và đang trong quá trình 12
- đầu tư đổi mới tài sản cố định. Đối với một doanh nghiệp sản xuất như Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội thì đây là một tín hiệu đáng mừng. Nó sẽ giúp cho quá trình mở rộng năng lực sản xuất của doanh nghiệp tăng lên đáng kể, góp phần tạo thêm nhiều của cải cho xã hội. Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng tăng lên chứng tỏ khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp đang được củng cố và tăng cường, bên cạnh đó vẫn là việc sử dụng có hiệu quả đồng vốn vay ngắn hạn. Chính nhứng điều trên đã làm cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu và tổng tài sản tăng lên. Một đồng doanh thu đã đem lại nhiều đồng lợi nhuận hơn, một đồng giá trị tài sản đã làm ra nhiều đồng lợi nhuận hơn. Và như vậy cũng là sự tăng lên trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, sự tăng lên trong tỷ suất sinh lời của lợi nhuận sau thuế so với nguồn vồn chủ sở hữu đã chứng tỏ một đồng vốn của Nhà nước bỏ ra đã có thể đem về nhiêu lợi nhuận hơn, hay nói cách khác đây chính là sự tăng lên trong hiệu quả đầu tư, điều mà hiện đang là thách thức với rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác. 1.4. Công nghệ sản xuất và mô hình tổ chức Sản xuất – Kinh doanh: 1.4.1. Công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội 13
- Bông + Xơ PE Sợi mộc Xé Trộn Sợi dọc Chải thô Sợi ngang Mắc Cúi chải Nhuộm – hồ Ghép cúi Dệt Kéo sợi thô Hoàn tất Kéo sợi con Kiểm Đánh ống Đóng kiện Đậu xe Nhập kho Đánh ống Sợi xe thành phẩm Sợi đơn thành phẩm Hình 1.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sợi và vải 1.4.1.1. Giải thích quy trình công nghệ sản xuất sợi: Trong công đoạn đầu, bông và xơ PE được người công nhân xé nhỏ, mỗi miếng có khối lượng từ 100 đến 150 g, sau đó được đưa vào máy bông để làm tơi và loại bỏ tạp chất. Từ máy bông, các loại bông, xơ được đưa sang máy chải bằng một hệ thống ống dẫn và tại đây, bông được loại trừ tối đa tạp chất để tạo 14
- thành cúi chải. Các cúi chải sau đó được ghép, làm đều sơ bộ trên các máy ghép tạo ra các cúi ghép. Việc pha trộn tỷ lệ cotton, PE được tiến hành ở giai đoạn này. Kế đó, các cúi ghép lại được kéo thành sợi thô trên máy thô. Sợi thô được đưa qua máy sợi con kéo thành sợi con. Đây cũng là công đoạn cuối cùng của quá trình gia công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm tạo thành chính là các ống sợi con. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó, các bán thành phẩm sợi con có thể sẽ được tiếp tục đánh ống trên các máy đánh ống để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các quả sợi. Quả sợi được bao gói, đóng tải hoặc đóng hòm theo yêu cầu của khách hàng rồi nhập kho. 1.4.1.2. Giải thích quy trình công nghệ sản xuất vải: Đầu tiên, sợi mộc được đưa lên giàn mắc để mắc thành những beam sợi, mỗi beam sợi thường được mắc từ 363 sợi đến 406 sợi tùy thuộc vào loại vải yêu cầu. Sau đó sợi đã mắc thành các beam sợi mộc được đưa lên máy nhuộm. Mỗi mẻ nhuộm thường gồm 10 hoặc 12 beam sợi được xếp song song với nhau để khi nhuộm xong từ những beam sợi mộc có tổng số sợi 363, 406 sợi một beam thành các beam sợi màu có tổng số sợi 3630, 4430, 4500... Sợi sau khi đã nhuộm thành các beam sợi màu có tổng số sợi tùy theo yêu cầu của loại vải được đưa lên máy dệt. Lúc này sợi mộc được đưa vào làm sợi ngang và dệt thành vải mộc. Vải sau khi dệt xong lại tiếp tục được đưa vào máy để hoàn thiện các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu mà Tổng Công ty và khách hàng đề ra. Cuối cùng, vải sau khi hoàn tất xong trở thành thành phẩm, được tiến hành kiểm tra ngoại quan và phân thành các loại tùy theo chất lượng của vảủytước khi được đóng kiện, nhập kho. 1.4.2. Mô hình tổ chức Sản xuất – Kinh doanh Theo xu hướng chuyên môn hóa tính chất của sản phẩm, hệ thống được sắp xếp theo thứ tự gia công thẳng sản phẩm, sản xuất theo một quy trình công nghệ khép kín và tổ chức sản xuất theo sự chuyên môn hóa công nghệ nội bộ của từng nhà máy. Hình thức gia công sản phẩm thẳng này đã giúp cho việc làm giảm chi phí vận chuyển nội bộ, dễ cân bằng năng lực sản xuất, giảm bán thành phẩm hỏng hóc tong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nó lạ tỏ ra không linh hoạt khi 15
- có sự thanh đổi sản phẩm. Do đó không thể đáp ứng được nhu cầu cho các đơn vị gia công nhỏ, lẻ mà lạikhó tính về chất lượng cũng như mẫu mã hàng hóa. Việc sản xuất được tổ chức theo một quy trình công nghệ khép kín, có sự chuyên môn hó công nghệ nội bộ trong từng nhà máy. Chính điều này đã làm tăng sự linh hoạt khi thay đổi từng loạt sản phẩm theo những đơn đặt hàng lớn. Tổng Công ty có nhièu loại dây chuyền để sản xuất ba chủng loại hàng chính là sợi, vải thành phẩm và sản phẩm may. Các dây chuyền ở đây chủ yếu là các dây chuyền sản xuất liên tục. Sản phẩm hình thành là kết quả của quá trình chế biến từ khi đưa nguyên vật liệu ở khâu đầu vào cho đến khi được thành phẩm tạo thành một chu trình khép kín. Các bộ phận sản xuất cũng được chuyên môn hóa. Mỗi máy chỉ làm một công việc nhất định, và người đứng máy cũng được chuyên môn hóa. Hình 1.4: Sơ đồ kết cấu sản xuất của công ty. 16
- Kho nguyên liệu Nhà máy sợi Hà nội, Công ty cổ Nhà phần Hoàng Thi Nhà Loan và công ty máy máy cơ cổ phần dệt Hà động khí lực Kho thành phẩm sợi Nhà máy Nhà máy Công ty cổ dệt nhuộm dệt Denim phần dệt Hà đông Kho thành phẩm vải Trạm điện 35 Bộ kV Nhà máy: may 1, may 2, phận may 3, may thời trang, vận công ty cổ phần may Đông chuyển Mỹ Kho thành phẩm may Kết cấu sản xuất của Tổng Công ty bao gồm: 17
- 02 nhà máy sản xuất sợi là Nhà máy Sợi Hà Nội và Nhà máy Sợi Vinh thuộc Công ty cổ phần Hoàng Thị Loan. 03 nhà máy dệt nhuộm bao gồm nhà máy dệt nhuộm, nhà máy dệt vải Denim và Công ty cổ phần Dệt Hà Đông. 05 nhà máy sản xuất hàng may mặc gồm Nhà máy may 1, Nhà máy may 2, Nhà máy may 3, Nhà máy may thời trang và Công ty cổ phần may Đông Mỹ. Bên cạnh đó, Tổng Công ty còn có một bộ phận phụ trợ đó là Trung tâm Cơ khí tự động hóa với chức năng sản xuất các sản phẩm phụ như lõi ống, sáp nến phục vụ cho nhà máy sợi và sản xuất gia công phụ tùng cơ kiện cho các thiết bị của đơn vị. 1.5. Đặc điểm tổ chức quản lý của Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội 1.5.1. Cơ cấu quản lý của Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội được quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, với chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể người lao động và được hình thành theo ba cấp quản lý: Cấp Công ty: bao gồm ban giám đốc, giám đốc điều hành Cấp phòng, ban chức năng Cấp nhà máy và các công ty con cổ phần 18
- TỔNG GIÁM ĐỐC Giám đốc Điều hành kiêm Phó Tổng Phó Giám Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc Tổng đốc Điều hành Công ty Giám đốc Điều Điều Điều Tiêu thụ Điều hành Giám hành hành hành nội địa May đốc Dệt kiêm Giám Công tác Quản trị Điều Nhuộm đốc XNK Hành HANOSIMEX chính Đại diện lãnh đạo Hệ thống quản lý Chất lượng và Hệ thống quản lý TNXH Phòng Kế TT TN & Phòng Phòng hoạch thị KTCLSP kỹ Kế Phòng Phòng Tổ trường thuật toán Xuất chức đầu tài Nhập hành tư chính Đại diện lãnh đạo Nhà về sức Nhà máy Nhà máy máy Phòng VINATEX May 1 Sợi Dệt Thương Hải Phòng nhuộm mại Trung Siêu HANOSIMEX Phòng Nhà máy Nhà HDT tâm cơ thị đời May 2 máy khí tự VINATE sống Dệt động hóa X Hà Denim Trung HANOSIMEX DMG tâm y tế Nhà máy Trung May 3 tâm Đào tạo Công nhân may Nhà máy May Thời trang Hình 1.5: Sơ đồ bộ máy quản lý trong Công ty GHI CHÚ : Điều hành trực tuyến Điều hành quản lý Hệ thống chất lượng và hệ thống tự nhiên xã hội 19
- Quản lý vốn của HANOSIMEX tại các Công ty cổ phần thông qua người đại diện 1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong Tổng Công ty: - Tổng Giám Đốc: Tổng Giám Đốc có chức năng quản lý và điiêù hành mọi hoạt động của Tổng Công ty. Để thực hiện tôt chức năng trên, Tổng Giám Đốc phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ như tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực do Tập đoàn Dệt May Việt Nam giao; xây dựng các chiến lược phát triển, dự án đầu tư, hợp tác, liên doanh liên kết; báo cáo Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; thành lập và chỉ đạo Hội đồng tư vấn về các lĩnh vực cần thiết cho công tác quản lý điều hành mọi hoạt động của Công ty; đề ra các chính sách và mục tiêu chất lượng thích hợp trong từng thời kỳ; phê duyệt các hợp đồng kinh tế; chủ trì các cuộc họp,..... - Phó Tổng Giám Đốc Điều hành May: phó Tổng Giám Đốc Điều hành May có chức năng quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực may và Trung tâm Đào tạo công nhân may, đồng thời thay mặt Tổng Giám Đốc điều hành việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO-9000, hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000, WRAP. Để thực hiện chức năng trên, Phó Tổng Giám Đốc điều hành May có nhiệm vụ điều hành trong các lĩnh vực sản xuất kỹ thuật, hệ thống chất lượng, hệ thống trách nhiệm xã hội và đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần May Đông Mỹ HANOSIMEX. - Giám đốc Điều hành Dệt – Nhuộm: có chức năng quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực Dệt nhuôm, hoạt động của Trung tâm cơ khí tự động hóa. - Giám đốc Điều hành Sợi: có chức năng quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực sợi. - Giám đốc Điều hành Quản trị Nguồn nhân lực và Hành chính: có chức năng quản lý, điều hành lĩnh vực lao động tiền lương, chế độ, chính sách, bảo vệ quân sự, đời sống, hành chính. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN:Thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
79 p | 173 | 75
-
LUẬN VĂN: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp
25 p | 257 | 59
-
LUẬN VĂN: Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất và chế biến ở xí nghiệp Sản xuất chế biến suất ăn sân bay Nội Bài
16 p | 194 | 52
-
Luận văn công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty may Hà Nội – 2
27 p | 142 | 45
-
Luận văn: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG
20 p | 181 | 29
-
Luận văn: Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tin học xây dựng
22 p | 103 | 21
-
luận văn:Đặc điểm tổ chức bội máy Kế toán và tình hình vận dụng chế độ Kế toán tại Xí nghiệp Sông Đà 1.04 Công ty Cổ phần Sông Đà 1
72 p | 89 | 21
-
Luận văn: Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Phơng Đông
61 p | 117 | 19
-
LUẬN VĂN:Đặc điểm về quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán ở
59 p | 139 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu Kim Long tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
121 p | 61 | 13
-
Luận văn: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I
15 p | 106 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm lời chúc của người Việt
195 p | 33 | 12
-
Luận văn: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN MÊKÔNG
19 p | 138 | 10
-
TIỂU LUẬN: Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Phơng Đông
61 p | 90 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật tại Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng - bộ xây dựng
19 p | 85 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất lợn thịt theo quy mô trang trại ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
114 p | 45 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm lời chúc của người Việt
28 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn