intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI Ở THẠNH MỸ TÂY - CHÂU PHÚ - AN GIANG "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

138
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sông nước nổi bật với đặc trưng riêng mà thiên nhiên đã ban tặng, đó là hàng năm đều có mùa nước nổi kéo dài suốt 5 tháng liền, có nơi thì xây đê bao khép kín để bảo vệ mùa màng, có nơi thì sống chung với dòng nước phù sa với nhiều chủng loại cá tôm. Những nơi không có tuyến đê bao thì đa phần người nông dân nhàn rỗi, chẳng có việc gì làm do đó không có thêm nguồn thu nhập nào khác ngoài khoản thu từ canh tác lúa hay hoa màu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI Ở THẠNH MỸ TÂY - CHÂU PHÚ - AN GIANG "

  1. ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRỊNH HOÀNG ANH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI Ở THẠNH MỸ TÂY - CHÂU PHÚ - AN GIANG Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 6 - năm 2007
  2. ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI Ở THẠNH MỸ TÂY - CHÂU PHÚ - AN GIANG Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Sinh viên thực hiện : TRỊNH HOÀNG ANH Lớp : DH4KN2 Mã số Sv: DKN030171 Người hướng dẫn : Th.S NGUYỄN LAN DUYÊN Long Xuyên, tháng 6 - năm 2007
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : Th.S Nguyễn Lan Duyên (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Qu ản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
  4. TÓM TẮT Nội dung chính của đề tài là tập trung nghiên cứu 3 lĩnh vực chính đó là đầu vào, đầu ra và hiệu qu ả kinh tế của mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi ở xã Thạnh M ỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006. Trong đó, trọng tâm là hiệu qu ả kinh tế của mô hình. Về đ ầu vào thì đây là mô hình có nhiều mặt thuận lợi so với các mô hình khác và chi phí đầu tư cho các yếu tố đầu vào khô ng cao, từ đó có thể giúp cho người dân giảm được chi phí đầu tư. Nguyên nhân là do: Thứ nhất, đây là mô hình khô ng cần đ ầu tư trang thiết bị hiện đ ại mà p hần lớn là tận d ụng các trang thiết b ị trong canh tác cây lúa; Thứ hai là tận dụng diện tích đ ất ruộng đ ể trồng rau nhút trong mùa nước nổi và tận dụng công lao động gia đình để phục vụ cho việc canh tác mô hình; Thứ ba là việc nhân lại nguồn giống cho vụ sau rất d ễ,… Mặc dù trong khâu đầu vào có nhiều thu ận lợi như vậy nhưng người nông d ân vẫn gặp khó khăn đ ó là k ỹ thu ật canh tác câ y rau nhút, khó khăn này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu qu ả của mô hình. Về hiệu quả kinh tế thì lợi nhuận thu được từ mô hình từ 7 ,56 – 27,49 triệu đồng/ha (mức lợi nhuận này đã tính cả cô ng lao động gia đình và chi phí thuê đất) và đây là một kho ảng thu nhập lớn cho người nô ng d ân trong su ốt mùa nước nổi. Điều quan trọng là lợi nhuận thu được từ mô hình trong năm 2006 tăng lên 26,82% so với năm 2005, tương đương 4,24 triệu đồng/ha. Bên cạnh đ ó, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của mô hình này trong năm 2006 khá cao trên 50%, đ iều này cho thấy tính khả thi của mô hình cao . Về mặt đầu ra của các hộ trồng rau nhút trong mùa nước nổi ở xã T hạnh Mỹ Tâ y, Châu Phú , An Giang trong năm 2005 và năm 2006 tương đ ối ổn định. Nguyên nhân là nhu cầu thị trường về rau nhút rất lớn trong mùa nước nổ i do phần lớn các lo ại rau sống trên cạn đều không trồng được vào mùa nước nổi. Vào mùa này, phần lớn các thương lái thu mua rau nhút trong và ngoài tỉnh tập trung về xã Thạnh M ỹ Tâ y, Châu phú , An Giang vì nơi này có khối lượng rau nhút tương đ ối lớn có thể đ áp ứng cho nhu cầu thị trường do địa phương này có điều kiện rất thuận lợi để canh tác mô hình này. Mặt khác, chươ ng trình khai thác lợi t hế mùa nước nổi trong giai đo ạn 2006 – 2010 của UBND tỉnh An Giang cũng đ ã mang lại cơ hội lớn về đ ầu ra cho nông dân An Giang đ ối với cây rau nhút nói riêng và mặt hàng nông sản nó i chung. Bên cạnh những thu ận lợi luô n có những khó khăn mà điểm khó khăn lớn nhất là giá đầu ra. Đầu vụ mức giá là 2 000 đồng/kg nhưng đến cuối vụ chỉ còn 800 đồng/kg và vấn đ ề người dân bị ép giá thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân là người nông d ân chư a hợp tác để tìm cho mình một đầu ra an to àn và ổn định trong thời gian d ài.
  5. MỤC LỤC Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục sơ đồ Danh mục chữ viết tắt Chương 1. MỞ ĐẦU..................................................................................... 1 1.1. Cơ sở hình thành............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3. Ph ạm vi nghiên cứu ................................ .......................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................ ................................ ...................... 2 1.3.2. Về thời gian ................................ ................................ ................................ .... 2 1.3.3. Về không gian ................................................................................................. 2 1.3.4. Về nội dung..................................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa................................ ............................................................................. 2 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 4 2.1. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ................................................................ ......... 4 2.2. Các lo ại chi phí trong mô hình TRNMNN ........................................................ 4 2.3. Kênh phân phối ................................................................................................ 5 2.4. Khái niệm về tổ hợp tác, hợp tác xã ................................ ................................ .. 5 2.4.1. Hợp tác xã ....................................................................................................... 5 2.4.2. Tổ hợp tác ....................................................................................................... 6 2.5. Thị trường ................................................................ ................................ ........ 6 2.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6 2.6.1. Nguồn dữ liệu ................................................................................................. 6 2.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................ 7 2.7. Một số yếu tố về kỹ thuật.................................................................................. 7
  6. Chương 3. TỔNG QUAN VỀ MÔ H ÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI Ở XÃ THẠNH MỸ TÂY - HUY ỆN CHÂU PHÚ - TỈNH AN GIANG ................................................................................................. 10 3.1. Giới thiệu sơ lược ........................................................................................... 10 3.1.1. Sơ lược về mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG.............. 10 3.1.2. Hai lo ại rau nhút trong mô hình ..................................................................... 10 3.2. Sơ đồ mô hình ................................................................ ................................ 11 3.3. Ưu điểm và nhược điểm của mô h ình TRNMNN............................................ 13 3.3.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 13 3.3.2. Nhược điểm ................................ ................................ ................................ .. 13 Chương 4. K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 14 4.1. Nguồn lực của hộ nông dân ................................ ............................................ 14 4.1.1. Giống đầu vào ............................................................................................... 14 4.1.2. Đất đai .......................................................................................................... 15 4.1.3. Nguồn lao động ................................ ................................ ............................. 17 4.1.4. Trang thiết bị................................................................................................. 18 4.1.5. Quy mô ......................................................................................................... 19 4.2. Điều kiện phát triển mô h ình TRNMNN ở Th ạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG ..... 21 4.2.1. Thuận lợi................................................................ ................................ ....... 21 4.2.2 . Khó khăn................................ ...................................................................... 22 4.3. HQKT của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG .............. 24 4.3.1. Chi phí sản xu ất trong mô hình TRNMNN ................................ .................... 24 4.3.2. HQKT trong mô hình TRNMNN ................................ ................................ .. 26 4.3.3. Kênh phân phối ................................ ................................ ............................. 29 4.3.4. Các lợi ích mang lại từ mô hình ..................................................................... 32 4.4. Các giải pháp để phát triển và nâng cao HQKT của mô hình TRNMNN ở xã Th ạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG ................................ ................................ ...... 33 4.4.1. Đưa mô hình TRNMNN vào tổ hợp tác nông nghiệp của xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang .............................................................................. 33 4.4.2. Trồng rau nhút mùa nước nổi kết hợp với nuôi tôm ................................ ....... 33 4.4.3. Giảm chi phí sản xuất: chi phí giống và chi phí phân, thuốc BVTV ............... 33
  7. Chương 5. K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................. 35 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 35 5.2. Kiến nghị........................................................................................................ 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 37
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Giống đầu vào ............................................................................................ 14 Bảng 4 .2: Tình hình đất đ ai và sử dụng đất đ ai của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú , An Giang trong năm 2005 và năm 2006 .... 16 Bảng 4.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh M ỹ Tâ y trong năm 2005 và năm 2006 ........................................ 17 Bảng 4 .4: Trang thiết b ị p hục vụ sản xu ất của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tâ y trong năm 2005 và năm 2006 ............................................. 18 Bảng 4.5: Quy mô và cơ cấu giống của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh M ỹ Tây trong năm 2005 và năm 2006 ................................ ........................ 20 Bảng 4.6: Chi phí trong mô hình TRNMNN của các hộ nông d ân ở xã Thạnh Mỹ Tâ y trong năm 2005 và năm 2006 ................................ ................................ ...... 24 Bảng 4.7: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận trong mô hình TRNMNN ở xã Thạnh M ỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006 ............................. 27
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Ảnh của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh M ỹ Tây ....................................... 12 Hình 3.2 : Ảnh rau nhút đ ã được thu hoạch ở xã Thạnh Mỹ Tây ................................ .. 12 Hình 4.1: Món lẩu cua đồng ....................................................................................... 29 Hình 4.2: Dĩa rau lẩu mắm p hong lan ......................................................................... 29 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang.................. 11 Sơ đồ 4.1: Kênh phân phối sản phẩm rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây trong mùa nước nổi năm 2005 và năm 2006 ............................................................................................... 31 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AG An Giang BQ Bình qu ân Chi phí trang thiết bị CPTTB ĐBSCL Đồng Bằng Sô ng Cửu Long Hiệu qu ả kinh tế HQKT LĐ Lao động Nhân khẩu NK Nô ng nghiệp NN Ủy Ban Nhân Dân UBND Tổ hợp tác THT TRNMNN Trồng rau nhút mùa nước nổ
  10. Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th. S Nguyễn Lan Duyên Chương 1. MỞ ĐẦU 1.1. Cơ sở hình thành Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sông nước nổi bật với đặc trưng riêng mà thiên nhiên đ ã ban tặng, đó là hàng năm đều có mùa nước nổi kéo d ài suốt 5 tháng liền, có nơi thì xây đê bao khép kín đ ể bảo vệ mùa màng, có nơi thì sống chung với d òng nước phù sa với nhiều chủng loại cá tôm. Những nơi không có tuyến đ ê bao thì đ a phần người nông dân nhàn rỗi, chẳng có việc gì làm do đó không có thêm nguồn thu nhập nào khác ngoài khoản thu từ canh tác lúa hay hoa màu. Trong khi đó , họ phải chi tiêu trong su ốt mấy tháng mùa nước nổi thật lãng phí. Ngược lại, những nơi có tuyến đê bao khép kín thì người dân lại lao động vất vả quanh năm do phần lớn những nơi này áp dụng một năm 3 vụ lúa. Tuy nhiên, mô hình này hiện nay đang dần kém hiệu qu ả do canh tác lâu năm đất bị bạc màu dẫn đến năng suất không cao, từ đó việc canh tác của người nông dân không có lời. Vì vậy, để người nông dân có thêm ngu ồn thu nhập và ổ n định thì cần phải có một mô hình thích hợp lại vừa tận dụng được những lợi thế mà tự nhiên đ ã ban cho vùng sông nước này, đó chính là mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi (TRNMNN) và mô hình này đang được xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang áp dụng hiện nay. Bên cạnh đó, để thấy đ ược tính cần thiết của mô hình TRNMNN, hiện nay nhu cầu về loại rau này trên thị trường rất lớn. Do rau nhú t là một loại rau quen thuộc, nó đ ã gắn kết với con người Việt Nam tự bao giờ. Từ một bữa cơm gia đình, một buổi tiệc ở quán ăn cho đ ến nhà hàng, khách sạn đ ều dùng loại rau quen thuộc này. Đặc biệt là trong những năm gần đây, từ những nhà hàng đặc sản đến các quán nhậu b ình dân đều xu ất hiện nhiều món lẩu: lẩu bò, lẩu cá, lẩu mắm, lẩu cua,… Bên cạnh cái lẩu nóng hổi là một dĩa rau với đầy đủ màu sắc và mùi vị: rau muống, bông điên điển, bông súng, bông thiên lý,…và một loại rau không thể thiếu đó là rau nhút. Mặt khác, mô hình TRNMNN là một trong những mô hình trong Đề án 3 1 về “Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân d ân trong mùa nước nổi” của tỉnh An Giang đã đ ược thử nghiệm thành cô ng trong năm 2003. Nắm b ắt được nhu cầu tiêu thụ mạnh trong mùa nước nổi, các hộ nô ng dân đã trồng rau các loại theo nhiều mô hình sản xu ất khác nhau, trong đó có mô hình TRNMNN, tỷ lệ lãi/chi phí của các mô hình này là 1,08 đến 1,62 lần tùy loại và cao gấp 3 đ ến 5 lần so với trồng lúa1. Riêng mô hình TRNMNN trên đất ruộng có lãi từ 11 đến 22 triệu đồng/ha, t ỷ lệ lãi/chi phí gấp 4 đ ến 5 lần2 so với trồng lúa với kho ản lãi này đ ã góp phần mang lại nguồn thu nhập cho người dân và làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong Tỉnh. Từ nhu cầu thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. 1&2 Nguyễn Hậu Giang. ‘Không ngày tháng’. An Giang: Ba nhóm mô hình sản xuất hiệu quả trong mùa nước nổi [trực tuyến]. Đọc từ : http://vst.vista.gov.vn/home/item_view?objectPath=home/database/an_pham_dien_tu/nong_thon_doi_mo i/2005/2005_00007/MItem.2005-02-16.0736/MArticle.2005-02-16.2054 (đọc ngày: 05.05.2007). Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 1 ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
  11. Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th. S Nguyễn Lan Duyên 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng trồng rau nhú t ở Xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang vào mùa nước nổi để thấy được hiệu quả của mô hình. Từ đó, áp dụng và khai thác hết tiềm năng sẵn có nhằm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân và tạo ra lượng sản phẩm để cung cấp cho thị trường cả nước. Nghiên cứu để nâng cao hiệu quả kinh tế (HQKT) của mô hình TRNMNN tại Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Những hộ nông dân TRNMNN ở Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. 1.3.2. Về thời gian Nghiên cứu đầu vào, đ ầu ra và hiệu qu ả kinh tế của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh M ỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang từ năm 2005 đ ến năm 2006. Thời gian b ắt đầu thực hiện đ ề tài từ ngày 08/02/2007 và thời gian kết thúc là ngày 0 9/06/2007. 1.3.3. Về không gian Chỉ nghiên cứu 3 ấp có áp dụng mô hình TRNMNN (Thạnh Hòa, Mỹ Bình, Tâ y An) trong tổng số 6 ấp của xã Thạnh Mỹ Tâ y, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. 1.3.4. Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu đầu vào, đầu ra và HQKT của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh M ỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Trong đ ó, trọng tâm là nghiên cứu về HQKT của mô hình. Các kết luận và kiến nghị trong đề tài này chủ yếu d ựa vào kết q uả điều tra, khảo sát thực tế từ mô hình và thô ng tin trực tiếp từ hộ nô ng dân áp dụng mô hình TRNMNN, các thương lái thu mua rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tâ y, huyện Châu Phú , tỉnh An Giang. Bên cạnh đó , còn dựa trên kết qu ả phân tích tổng hợp trong quá trình p hân tích số liệu . 1.4. Ý nghĩa Trong cu ộc sống hàng ngày khô ng phải chỉ có những vật thể q uý hiếm mới có giá trị mà mọi vật đều có giá trị riêng của nó . Từ một ngọn cỏ , một cọng rau cho đ ến vàng, bạc, kim cương hay đá quý, mỗi loại đ ều có giá trị khác nhau. Chúng ta có thể nu ôi sống mình và làm giàu cho mình từ những vật thể này. Vì vậy, nghiên cứu mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú , An Giang (AG) sẽ chứng minh đ iều trên. Muốn làm giàu không b ắt buộc phải kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vàng, bạc hay kinh doanh bất đ ộng sản mà ta có thể kinh doanh một cái gì đó đơn giản hơn, phù hợp với khả năng của mình hơn. Ví d ụ như: mua bán p hế liệu , trồng rau cải hay nuô i gia súc, gia cầm,… Nếu chúng ta biết phát huy cái mình có, biết nắm b ắt cơ hội thị trường, tìm hiểu thị trường và tận dụng những lợi thế mà tự nhiên đ ã mang lại thì nhu cầu nu ôi sống mình sẽ đ ược thoả mãn và ước mơ làm giàu sẽ trở thành hiện thực. Chính vì những điều trên, kết hợp với kết qu ả nghiên cứu thực tế mô hình TRNMNN ở xã Thạnh M ỹ Tâ y, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang sẽ giúp cho người dân Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 2 ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
  12. Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th. S Nguyễn Lan Duyên địa phương khắc p hục những mặt hạn chế, vượt qua được những khó khăn trong việc trồng rau nhút và an tâm áp dụng mô hình TRNMNN. Đồng thời, từ việc nghiên cứu này sẽ giúp cho các hộ nô ng d ân ở đ ịa phương khác tìm đ ược mô hình t hích hợp nhằm mang lại t hêm nguồn thu nhập và ổ n đ ịnh cuộc sống cho gia đình mình. Mặt khác, hiệu qu ả của mô hình cũng mang tính xã hội cao và được thể hiện ở chỗ, tâm lý người dân không còn e ngại khi mùa nước nổi đến, xem đ ó là một lợi thế lớn mà thiên nhiên đ ã ban tặng để chủ động khai thác làm ăn. Từ đó, Tỉnh có hướng giải q uyết lao động nông nhàn, giảm t ỷ lệ hộ nghèo , một vấn đề đã gây b ức xúc từ lâu. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 3 ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
  13. Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th. S Nguyễn Lan Duyên Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Quan niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu qu ả kinh tế (HQKT) là một p hạm trù của kinh tế học phản ảnh về mặt chất lượng của các ho ạt động sản xu ất kinh doanh. Xung quanh vấn đề hiệu qu ả kinh tế có nhiều quan niệm khác nhau. Có thể điểm qua một số quan niệm về HQKT như sau: Quan niệm thứ nhất cho rằng, HQKT được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt đ ược và chi phí p hải b ỏ ra đ ể đạt đ ược kết qu ả đó . Theo quan niệm này thì HQKT đồng nghĩa với lợi nhu ận. Quan niệm thứ hai cho rằng, HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết qu ả thu được và chi phí bỏ ra đ ể đạt được kết quả đó của một quá trình sản xu ất. Quan niệm thứ ba cho rằng, HQKT là sự so sánh giữa p hần kết quả tăng thêm với phần chi phí tăng thêm để làm ra sản phẩm. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và đặc b iệt là sự p hù hợp của mô hình nên chỉ nghiên cứu quan niệm thứ nhất còn quan niệm thứ hai và thứ ba chỉ mang tính tham khảo. Trên cơ sở quan niệm thứ nhất, trong đề tài còn kết hợp phân tích một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đ ến lợi nhu ận như: trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ thu ật trồng rau nhút, lao động gia đình,… Như trên, HQKT có nhiều quan niệm khác nhau, mỗi quan niệm đều có ưu đ iểm và nhược điểm riêng. Nên khi phân tích HQKT của các ho ạt động sản xuất kinh doanh cần phải kết hợp các chỉ tiêu để vừa phản ảnh được cả về mức độ, quy mô vừa p hản ảnh được cả về chất lượng của toàn bộ qu á trình sản xu ất kinh doanh. 2.2. Các loại chi phí trong mô hình TRNMNN - Chi phí chu ẩn b ị b an đ ầu b ao gồm 3 loại chi phí: cọc tràm, dây gân, dây bẹ - Chi phí rau giống (C): được tính theo công thức sau : C = Mật độ trồng (kg/ha) * Diện tích trồng rau (ha) * Đơn giá bình quân n p i i 1 Đơn giá b ình q uân = n Trong đó: pi là giá của giống rau nhút thứ i n là số lượng rau nhút Giá rau nhút giống được tính theo giá b ình qu ân (BQ) chung trong năm 2005 và năm 2006 ở cả 3 ấp nghiên cứu. - Chi phí phân b ón và thuốc b ảo vệ thực vật (BVTV): được tính theo giá của các loại p hân b ón, thuốc BVTV thực tế mà các hộ nông d ân đã dùng trong su ốt quá trình trồng rau. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 4 ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
  14. Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th. S Nguyễn Lan Duyên Định phí gồm có 2 p hần: Thứ nhất là chi phí cọc tràm và chi phí dây gân, 2 lo ại chi phí này đ ược khấu hao trong 3 năm Thứ hai là chi phí trang thiết b ị (CPTTB), chi phí này được khấu hao trong 4 năm và đ ược tính như sau: CPTTB = Tổng chi phí trang thiết bị của từng ấp/(4 * Diện tích đất trồng rau bình qu ân 2 năm của từng ấp) - Chi phí tiền vay = Vốn vay + lãi vay - Chi phí lao động: đ ược chia thành hai lo ại, chi phí lao động gia đ ình chăm sóc và chi phí thuê lao động thu ho ạch. Chi phí lao động gia đ ình chăm sóc được tính b ằng cách q uy đổi ngày cô ng lao đ ộng gia đình ra giá trị bằng tiền t heo giá thuê lao động tại địa p hương. Giá thu ê lao động tại địa p hương là: + Năm 2005 là 30.383 đồng/người/ngày cô ng. + Năm 2006 là 35.415 đồng/người/ngày cô ng. - Chi phí thuê đất, được tính theo giá bình qu ân chung của địa p hương là 2 50.000 đồng/1000m2/vụ Lợi nhuận: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí Diện tích đất trồng rau BQ/hộ = (Diện tích đất trồng rau BQ/ấp )/n Trong đó: n là số hộ điều tra trong ấp Tỷ su ất lợi nhuận/Doanh thu = (Lợi nhu ận/Doanh thu)*100 => Ý nghĩa cho biết một đồng doanh thu cho ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.3. Kênh phân phối Kênh phân phối được xem là “đường đ i của sản phẩm hàng hoá dịch vụ từ nhà cung ứng đến tay người tiêu dùng”3. 2.4. Khái niệm về tổ hợp tác, hợp tác xã 2.4 .1. Hợp tác xã Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đ ình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu , lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy đ ịnh của Lu ật này để p hát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu qu ả các hoạt động sản xu ất, kinh doanh và nâng cao đời số ng vật chất, tinh thần, góp phần p hát triển kinh tế - xã hội của đ ất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp , có tư cách p háp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lu ỹ và các ngu ồn vốn khác của hợp tác xã theo quy đ ịnh của p háp luật4. 3 Lưu Thanh Đức Hải, 2007: 113 4 Luật hợp tác xã năm 2003 Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 5 ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
  15. Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th. S Nguyễn Lan Duyên 2.4 .2. Tổ hợp tác Tổ hợp tác (THT): “Tổ hợp tác đ ược thành lập từ 3 cá nhân trở lên, có chung mục đích. Tổ hợp tác có thể có các tên gọi khác nhau như tổ hợp tác, nhóm liên kết, tổ liê n kết, câu lạc bộ”. Lĩnh vực hoạt động của THT: “Tổ hợp tác có thể hoạt động trong các lĩnh vực, phục vụ cho mục đ ích kinh tế và phi kinh tế cho các thành viên của tổ hoặc p hục vụ mục đích phi kinh tế, có lợi chung cho cộng đồng”5. 2.5. Thị trường Thị trường là một môi trường mà ở đó xảy ra cạnh tranh giữa các sản phẩm “có thể thay thế cho nhau vì cùng mục đích sử dụng của người tiêu dùng”6. 2.6. Phương pháp nghiên cứu 2.6 .1. Nguồn dữ liệu - Thu thập thông tin sơ cấp. - Phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân và đối tác của các hộ nông dân này là thương lái thu mua rau nhút tại địa phương. - Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: + Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản + Chọn 3 ấp có áp dụng mô hình TRNMNN (Thạnh Hòa, Mỹ Bình, Tây An) trong tổng số 6 ấp ở xã Thạnh Mỹ Tâ y, Châu Phú, An Giang, sau đ ó chọn ngẫu nhiên 6 5 hộ để p hỏng vấn. Trong đó: Ấp Thạnh Hòa: 4 hộ Ấp Mỹ Bình: 56 hộ Ấp Tây An: 5 hộ Nguyên nhân 2 ấp Thạnh Hòa và Tây An có số hộ nghiên cứu ít hơn rất nhiều so với số hộ nghiên cứu ở ấp Mỹ Bình là do ở 2 ấp này có số hộ áp dụng mô hình TRNMNN rất ít, do 2 nguyên nhân: Thứ nhất là mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây xuất p hát từ ấp M ỹ Bình nên mô hình này đã đ ược số đông hộ dân ở ấp Mỹ bình áp dụng. Thứ hai là về mặt đ ịa lí thì ấp M ỹ Bình có nhiều thu ận lợi hơ n so với 2 ấp kia đó là cạnh d iện tích đất nô ng nghiệp của ấp Mỹ Bình có 1 tuyến kênh rộng kho ảng 1 0 m. Tuyến kênh này làm cho tốc độ dòng chảy của nước chậm lại khi nước từ sông lớn vào ruộng và đ ây là một yếu tố rất quan trọ ng đối với sự p hát triển của rau nhút. 5 Nguyễn Tri Khiêm và nhóm cộng tác. 2006. “Báo cáo kết quả điều tra, thu thập thông tin, ý kiến về t ổ hợp tác ở tỉnh An Giang”. Dự án nghiên cứu về tổ hợp tác ở tỉnh An Giang của trường đại học A Giang: 2 6 Lê Nết. 22.05.2006. Khái niệm kiểm soát kết nối thị trường đóng góp ý kiến cho nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh [trực tuyến]. Tạp chí khoa học pháp lý TP. Hồ Chí Minh số 3/2005. Đọc từ: http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Home/TopicDetail.aspx?TopicID=398 (đọc n gày 11.05.2007). Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 6 ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
  16. Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th. S Nguyễn Lan Duyên 2.6 .2. Phương pháp phân tích dữ liệu Dùng phần mềm Excel đ ể tổng hợp các số liệu , sau đó phân tích các số liệu đ ã tổng hợp. Phương pháp thống kê mô tả. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh: lợi nhuận, chi phí và tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu. 2.7. Một số yếu tố về kỹ thuật Mô hình TRNMNN đ ược áp dụng chủ yếu ở ĐBSCL, nơi có điều kiện tự nhiên rất thu ận lợi: có ngu ồn nước ngọt quanh năm, đất phù sa khô ng ho ặc ít bị nhiễm p hèn, nhiễm mặn, mực nước lũ hàng năm cao và kéo dài rất thu ận lợi cho việc trồng rau nhút.  Về diện tích trồng, trong mô hình này không b ắt buộc phải theo một diện tích cố định, diện tích lớn hay nhỏ đ ều có thể áp d ụng mô hình TRNMNN mà đ iều kiện b ắt buộc phải có đ ể áp dụng mô hình này là p hải có mù a nước nổi. Có nghĩa là những nơi có mùa nước nổi (trừ những vùng có tuyến đê bao khép kín).  Mật độ trồng: có 2 phương pháp là trồng với mật độ d ày và trồng với mật đ ộ thưa, trồng thưa hay dày tùy t hu ộc vào ngu ồn vố n đ ầu tư và kinh nghiệm của mỗi hộ nô ng dân, trồng thưa hay trồng dày đ ều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, mật độ thích hợp nhất là 1 tấn/ha (theo kinh nghiệm thực tế của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN tại đ ịa phương). Trồng dày - Ưu đ iểm + Thời gian thu hoạch lần đầu tiên sớm hơ n so với trồng thưa d o số lượng rau giống nhiều nên số lượng rau trưởng t hành nhiều hơn so với trồng thưa. + Sản lượng lần thu ho ạch thứ nhất, thứ hai và thứ b a đ ều cao hơn so với trồng thưa. Điều này là do trồng với mật đ ộ d ày, số lượng rau giống nhiều nên khi đến thời gian thu hoạch thì số lượng chồi non và nhánh trưởng thành nhiều hơn so với trồng thưa. - Nhược điểm + Tốc độ phát triển của mỗi cây rau chậm do không gian chật hẹp . + Chi phí đ ầu tư cho rau giống tăng lên, từ đó tổng chi phí cũng tăng lên. Trồng thưa - Ưu đ iểm + Tốc độ phát triển của mỗi cây rau nhanh do khô ng gian rộng. + Ít tốn chi phí đầu tư cho rau giống. - Nhược điểm + Thời gian thu ho ạch lần đ ầu tiên dài hơn mặc dù tốc độ phát triển của rau nhanh hơn nhưng số lượng rau trưởng thành vẫn ít hơn so với trồng d ày. Đồng thời, sản lượng của 3 lần thu ho ạch đầu đều ít hơn so với trồng dày. Tuy ở mỗi p hương pháp đ ều có ưu và nhược đ iểm riêng nhưng đ ể b iết phương pháp trồng nào có hiệu quả hơn thì tiến hành xem xét ví dụ sau: Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 7 ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
  17. Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th. S Nguyễn Lan Duyên Ví dụ : Hộ A trồng rau nhút với mật đ ộ là 100 kg/1000 m2, sản lượng thu hoạch ở 3 lần đầu mỗi lần là 100 kg. Hộ B trồng với mật độ là 200 kg/1000 m2, sản lượng thu hoạch ở 3 lần đầu mỗi lần là 150 kg. Biết rằng, cả hai hộ đều có diện tích trồng rau nhút là 1000 m2, đều mua rau giống với giá là 3000 đồng/kg và b án ra với giá là 1 000 đồng/kg. Giả sử các chi phí khác của hai hộ A và B đ ều b ằng khô ng. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu xem lợi nhuận trong 3 lần thu hoạch đ ầu tiên của hộ A hay hộ B cao hơn. Chi phí của hộ A = 100 * 3000 = 300.000 đồng Doanh thu của hộ A = 100 * 3 * 1000 = 300.000 đồng => Lợi nhuận của hộ A = 300.000 – 300.000 = 0 đồng Chi phí của hộ B = 200 * 3000 = 600.000 đồng Doanh thu của hộ B = 150 * 3 * 1000 = 450.000 đồng => Lợi nhuận của hộ B = 450.000 – 600.000 = -150.000 đồng Vậy đến lần thu ho ạch lần thứ 3 thì hộ A đ ã ho àn vốn còn hộ B thì chưa ho àn vốn được, điều này cho thấy lợi nhu ận của hộ A cao hơn hộ B. Vì vậy, phương pháp trồng với mật độ thưa có lợi hơn phương pháp trồng với mật độ dày.  Cách trồng - Cày xới đất đ ể gốc rạ không ảnh hưởng đến rau nhút. - Dùng cọc tràm đ ã chuẩn bị sẵn cấm lên mặt ruộng với kho ảng cách giữa các cọc tràm là 3 m, khoảng cách giữa hai hàng con (hàng con: là một hàng cọc đơn) là 0 ,7m và khoảng cách giữa 2 hàng cái (hàng cái: bao gồm nhiều hàng cọc đ ơn) là khoảng 4 m. - Dùng d ây gân ho ặc các lo ại dây khác buộc vào các cọc tràm đã cấm trên ruộng theo hàng, cách buộc d ây là căng dây cho thật thẳng nhưng d ây có thể nâng lên ho ặc hạ xu ống dễ dàng. - Chọ n rau nhút giống xanh tốt và khỏe mạnh để giúp rau có sức đề kháng và mau phát triển. - Dùng d ây b ẹ cắt thành những đo ạn nhỏ , buộc rau nhút vào phần d ây gân đã buộc vào cọc tràm lúc ban đầu. Cách buộc: buột rau nhút thành chùm (buộc đối xứng), mỗi chùm từ 3 đến 5 cây rau, tiếp theo buộc ngay chính giữa của mỗi chùm rau nhút vào dâ y gân đã buột theo các hàng cọc đ ã cấm trên ruộng. Nước lên đến đâu thì kéo d ây gân lên đến đó. Thời điểm xuống giống rau nhút là lúc mực nước trên ruộng cao từ 30 – 50 cm. - Sau khi xuống giống xong, tiến hành rải phân URÊ và phân DAP để làm tăng khả năng mọc chồi và phát triển nhánh cho cây rau nhút. - Thời gian thu ho ạch lần đ ầu tiên là sau 15 ngày, kể từ ngày xu ống giống và thời gian thu hoạch các lần tiếp theo là sau 7 ngày kể từ lần thu ho ạch trước đó . Để đạt năng suất cao thì khi thu ho ạch chỉ cắt những nhánh rau đã hoàn toàn vươn lên trên mặt nước vì lúc này thân rau rất non, no tròn và xanh tốt. Vì vậy, thời gian giữa các lần thu ho ạch phải hợp lý. - Tiến hành bón phân và phun thuốc p hòng và trị b ệnh nếu rau bị bệnh sau mỗi lần thu ho ạch. Thường xuyên quan sát đám rau để phát hiện b ệnh trên rau nhút, từ đó có cách p hòng và trị b ệnh kịp thời khi rau bị b ệnh. Một cô ng việc quan trọng không thể Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 8 ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
  18. Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th. S Nguyễn Lan Duyên thiếu trong canh tác mô hình này là bắt ố c bưu vàng, đ ây là một mối nguy hại lớn đ ối với cây rau nhút. Qua những kỹ thuật như trên thì người d ân ở xã Thạnh M ỹ Tây, Châu Phú , An Giang có được những kỹ thuật rất quan trọng và tiến b ộ. Điển hình là kỹ thuật trồng rau nhút b ằng cách treo trên dây, một kỹ thuật hoàn to àn trái ngược với kỹ thu ật trồng cổ điển đó là phải cấy rau xuống đất và kỹ thu ật này là một trong những yếu tố giúp cho việc canh tác mô hình TRNMNN ở đ ịa phương này đ ược thành công. Bởi vì, nếu ta cấy rau xuống đ ất thì những chồi và nhánh non chậm phát triển thành nhánh trưởng thành do khó hấp thu đ ược ánh sáng mặt trời vì tốc độ phát triển của các chồi và nhánh non chậm hơn tốc độ tăng lên của mực nước trong mùa nước nổi. Điều này sẽ dẫn đ ến một số tác hại như: thời gian giữa các lần thu ho ạch kéo dài, các chồi non dễ b ị ốc ăn và bị thối d o ở trong nước q uá lâu, các nhánh rau trưởng thành nhỏ do phải luô n vượt khỏi mặt nước đ ể hấp thu ánh sáng mặt trời,… Các mặt hạn chế này đã góp phần làm giảm năng suất khi thu hoạch từ đó làm cho lợi nhu ận giảm đ i. Những kỹ thuật tiến bộ này đã tạo nên những lợi thế lớn cho các hộ nông dân ở xã Thạnh Mỹ Tâ y, Châu Phú , An Giang trong canh tác mô hình TRNMNN so với những địa p hương khác trong và ngo ài Tỉnh. Theo số liệu điều tra thực tế th ì th ời gian sử dụng và công dụng của các loại trang thiết bị như sau: - Cọc tràm, cấm xuống đất ruộng để làm trụ giữ cho rau nhút không b ị cuốn trôi khi có gió lớn và sức nước chảy mạnh, thời gian sử dụng từ 2 – 3 năm. - Dây gân, buộc vào cọc tràm dùng làm giá đ ỡ và giữ cho rau nhút khô ng bị cuốn trôi khi có gió mạnh, sóng lớn. Mặt khác, lo ại dây này còn có một tác dụng rất quan trọng đó là giúp cho cây rau khô ng bị chìm sâu trong nước mà lu ôn hấp thu đ ược ánh sáng mặt trời, thời gian sử dụng từ 2 – 3 năm. - Dây bẹ, dùng để buộc rau nhút dính chật vào d ây gân đã buộc sẵn vào cọc tràm, có tác dụng giữ cho rau nhút không bị cu ốn trôi, thời gian sử d ụng 1 vụ trồng rau. - Bình phun thuốc, dùng phun thu ốc phòng, trị b ệnh và t hu ốc dưỡng cho cây, thời gian sử dụng là 4 năm. - Xuồng, sử dụng trong việc thu hoạch rau, thời gian sử d ụng là 4 năm. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 9 ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
  19. Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th. S Nguyễn Lan Duyên Chương 3. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI Ở XÃ THẠNH MỸ TÂY HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG 3.1. Giới thiệu sơ lược 3.1.1. Sơ lược về mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG Đây là mô hình canh tác 1 năm 3 vụ , 2 vụ trồng lúa, 1 vụ trồng rau nhút. Hai vụ lúa thì đúng theo lịch canh tác, Đô ng Xuân và Hè Thu. Còn vụ trồng rau nhút thì thời gian chính vào mùa nước nổi. Về mặt chuẩn bị cô ng trình cho mô hình TRNMNN thì không cần phải có tuyến đê bao giống như canh tác lúa 3 vụ, bởi vì rau nhút là loại thực vật sống d ưới nước quanh năm nên lượng nước chứa rất nhiều p hù sa vào mùa nước nổi rất thích hợp với loại rau này. Các cô ng việc chính cần chu ẩn b ị như sau: Thứ nhất là cọc tràm ho ặc lo ại câ y khác dùng để cắm trên đất ruộng theo hàng, khoảng cách giữa mỗ i hàng khoảng 4 m và giữa các cọc là 3,5 m. Mục đích của việc sử dụng cọc tràm là để giữ cho rau nhút không bị cuốn trô i do sức của gió và nước. Thứ hai là dây gân hoặc loại dây khác, mục đích của việc sử dụng loại d ây này cũng giống như cọc tràm là giữ cho rau nhút không b ị cuốn trô i. Cách sử dụng dây gân là buộc dây gân vào các cọc tràm đã cắm trên đ ất ruộng, sau đó buộc rau nhút lên dâ y gân hoặc dây chì, khi mực nước lên tới đâu thì ta kéo dây đến đ ó đ ể rau nhút khỏ i bị chìm trong nước. Thứ ba là phải cày xới đất vùi gốc rạ đ ể rau nhút khô ng bị ảnh hưởng lúc mới xu ống giống. Vì nếu còn gốc rạ thì rau nhút không thể tiếp xúc được với nước do thời gian này ngọn của gốc rạ bằng hoặc cao hơn mặt nước. Thời gian đem rau nhút giống lên ruộng từ giữa tháng 6, lúc này mực nước trên ruộng cao kho ảng 5 0 cm. Lần thu ho ạch đầu tiên là kho ảng 1 5 ngày sau khi thả rau giống lên ruộng, các lần thu ho ạch tiếp theo là cách nhau kho ảng 7 ngày. Đến tháng 10 thì kết t húc việc trồng rau. 3.1.2. Hai loại rau nhút trong mô hình Hai loại rau nhút trong mô hình là: rau nhút thân có màu trắng xanh và rau nhút thân có màu đỏ tím. Mỗi loại có ưu nhược đ iểm riêng: Rau nhút thân có màu trắng xanh Ưu đ iểm: - Lóng dài. - Thân lá xanh tốt, tạo sự bắt mắt đối với người tiêu dùng. - Phao tốt, tạo điều kiện trong việc nâng đỡ thân rau đ ể rau khỏi bị chìm trong nước. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 10 ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
  20. Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th. S Nguyễn Lan Duyên Nhược điểm: - Khả năng đâm chòi, đ ẻ nhánh kém hơn rau nhút có thân màu đỏ tím do thưa lóng. - Khả năng kháng b ệnh kém. => Hai nhược đ iểm này đ ã làm giảm năng suất của rau trong qu á trình canh tác. Rau nhút thân có màu đỏ tím Ưu đ iểm: - Chống chịu b ệnh tốt. - Đâm chòi đ ẻ nhánh nhiều, do nhặt lóng. Nhược điểm: - Nhặt lóng. - Phau phát triển kém. - Màu sắc không tạo đ ược sự bắt mắt người tiêu dùng. => Cả 3 nhược điểm này cũng góp p hần làm giảm năng suất của rau và có phần khó tiêu thụ hơn so với rau nhút thân có màu trắng xanh. 3.2. Sơ đồ mô hình Sơ đồ 3.1: Mô hình TRNMNN ở xã Thạnh M ỹ Tây, Châu Phú, An Giang Đất ruộng Cọc tràm Dây gân Nguồn tin: Điều tra tổng quan từ đó phát hoạ sơ đồ Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 11 ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1