Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Đánh giá chính sách cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn quận Tây Hồ
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là khái quát những vấn đề lý luận chính sách cải cách thủ tục hành chính, đánh giá hiệu quả thực thi chính sách cải cách TTHC; Xây dựng tình huống phản thực nhằm xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trong mô hình phân tích định lượng đo lường tác động chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ; Đánh giá tác động trung bình của chính sách cải cách TTHC đối với vùng can thiệp (cả nhóm thực nghiệm và đối chứng) trên địa bàn quận Tây Hồ;
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Đánh giá chính sách cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn quận Tây Hồ
- BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI LÊ THỊ MAI PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 12/2020
- BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI LÊ THỊ MAI PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGHỊ THANH HÀ NỘI, 12/2020
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tác giả. Các số liệu trong Đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo quy định. Đề tài được thực hiện dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Nghị Thanh – Phó Tổng biên tập Tạp chí Khoa học Nội vụ, các thầy cô Khoa Khoa học chính trị trường Đại học Nội vụ Hà Nội và sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo, viên chức UBND Quận Tây Hồ, Phường Xuân La, Phường Phú Thượng. Các kết quả nghiên cứu của đề tài chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiện cứu nào.
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện Đề tài, tác giả nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Khoa Khoa học chính trị, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, UBND Quận Tây Hồ, Phường Xuân La, Phường Phú Thượng đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành Đề tài. Đặc biệt, tác giả luôn nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Nghị Thanh - người thầy đáng kính đã hướng dẫn tác giả hoàn thiện đề tài này. Hy vọng rằng, sau khi hoàn thành Đề tài, tác giả sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của TS. Nguyễn Nghị Thanh và các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song Đề tài của tác giả không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và tất cả những độc giả quan tâm để đề tài của tác giả được hoàn thiện hơn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT NỘI DUNG VIẾT TẮT GHI CHÚ 1 Cải cách hành chính CCHC 2 Cán bộ CB 3 Công chức CC 4 Thủ tục hành chính TTHC 5 Ủy ban nhân dân UBND 6 Hội đồng nhân dân HĐND 7 Nhà xuất bản NXB 8 Xã hội chủ nghĩa XHCN 9 Hiệu quả can thiệp bình quân ATE 10 Hiệu quả can thiệp trên đối tượng được TOT/ATET can thiệp 11 So sánh điểm xu hướng PSM 12 Khác biệt kép DID 13 Thiết kế gián đoạn hồi quy RDD 14 Phương pháp biến công cụ (Instrumental IV variable) 15 Hài lòng tiếp cận thông tin cải cách thủ TCTT tục hành chính 16 Hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ cải CSVC cách thủ tục hành chính 17 Hài lòng về chuẩn bị hồ sơ và thủ tục HSTT 18 Hài lòng về cán bộ công chức CBCC 19 Hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục KQGQ hành chính 20 Hài lòng về phản hồi thông tin KNXLTT 21 Hài lòng chung về chính sách cải cách HAILONG thủ tục hành chính trên địa bàn quận Tây Hồ
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 10 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................. 11 7. Kết cấu của khóa luận ............................................................................... 11 NỘI DUNG......................................................................................................... 13 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TTHC.................................................................. 13 1.1. Những vấn đề cơ bản của chính sách cải cách thủ tục hành chính ........ 13 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính ............................................................. 13 1.1.2. Khái niệm chính sách cải cách thủ tục hành chính ............................. 13 1.1.3. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cải cách thủ tục hành chính .. 14 1.2. Nghiên cứu giám sát, nghiên cứu hoạt động và nghiên cứu tác động chính sách cải cách TTHC ............................................................................ 15 1.2.1. Nghiên cứu giám sát chính sách cải cách TTHC ................................ 15 1.2.2. Đánh giá hoạt động chính sách cải cách TTHC ................................. 15 1.2.3. Đánh giá tác động chính sách cải cách TTHC.................................... 16 1.3. Quan điểm về đánh giá chính sách cải cách TTHC và những khó khăn trong đánh giá chính sách cải cách TTHC .................................................... 16 1.3.1. Đánh giá chính sách CCHC nhằm phát hiện các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân về nền hành chính ............................................... 16 1.3.2. Đánh giá chính sách cải cách TTHC là đo lường hiệu quả của cải cách TTHC ............................................................................................................ 17 1.3.3. Đánh giá chính sách CCHC nhằm phát hiện những thách thức trong việc quản lý hiệu suất dịch vụ công .............................................................. 18 1.3.4. Những khó khăn trong đánh giá chính sách cải cách TTHC .............. 18
- 1.4. Các mô hình và phương pháp đánh giá hiệu quả chính sách cải cách TTHC ............................................................................................................ 19 1.4.1. Các mô hình đánh giá chính sách cải cách TTHC .............................. 19 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng đánh giá tác động chính sách cải cách TTHC .................................................................................................... 20 1.5. Tiểu kết chương 1 .................................................................................. 35 Chương 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở QUẬN TÂY HỒ VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TTHC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ ...................................................... 36 2.1. Thực trạng CCHC trên địa bàn quận Tây Hồ ....................................... 36 2.1.1. Tổng quan về quận Tây Hồ................................................................. 36 2.1.2. Những kết quả thực thi chính sách cải cách TTHC ở quận Tây Hồ qua phân tích định tính ........................................................................................ 37 2.1.3. Những hạn chế cơ bản của thực thi chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ qua phân tích định tính ..................................................... 42 2.2. Kết quả phân tích định lượng tác động chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ ..................................................................................... 42 2.2.1. Xây dựng tình huống phản thực.......................................................... 42 2.2.2. Kết quả kiểm định T (T Test) ............................................................. 44 2.2.3. Kết quả phân tích hồi quy Logistic để tính điểm xu hướng và tính xác suất tham gia chương trình............................................................................ 45 2.2.4. Kết quả phân tích tác động can thiệp trung bình ATE và can thiệp trung bình trên nhóm can thiệp TOT (ATET) .............................................. 47 2.3. Tiểu kết chương 2 .................................................................................. 53 Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TTHC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ .......... 55 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ .................................................................................................. 55 3.1.1. Cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ phải giải quyết đồng bộ .. 55 3.1.2. Hiệu quả thực thi chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ là một phần kết quả thực thi chính sách cải cách TTHC thành phố Hà Nội 56 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ ........................................................................................... 59 3.2.1. Cần tăng cường hơn nữa đầu tư cơ sở vật chất phuc vụ đón tiếp và giải quyết TTHC .................................................................................................. 59
- 3.2.2. Cần giảm bớt nhiều hơn nữa các TTHC không cần thiết để nâng cao sự hài lòng của người dân ............................................................................. 60 3.2.3. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tham gia giải quyết TTHC để giảm thiểu thời gian và nâng cao hiệu quả giải quyết các TTHC ............................................................................................................ 61 3.2.4. Tập trung mọi nguồn lực nâng cao kết quả giải quyết các TTHC đáp ứng kỳ vọng tốt hơn đối với người dân ........................................................ 63 3.2.5. Xây dựng cơ chế phản hồi thông tin của người dân về TTHC kịp thời ... 65 3.3. Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 67 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 71 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 75
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, đẩy mạnh CCHC ở Việt Nam luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, được Đảng và Nhà nước quan tâm. CCHC là động lực để thúc đẩy kinh tế, phát triển xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Khoá X về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước cũng đã nêu rõ tầm quan trọng của việc cải cách TTHC xác định: “Tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC, xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của nhân dân và doanh nghiệp. Tiến hành rà soát tất cả các TTHC trên tất cả các lĩnh vực, chỉ rõ những thủ tục, những quy định sai pháp luật, không phù hợp để kiên quyết sửa đổi. Đây là khâu cản trở sự phát triển và gây nhiều bức xúc trong nhân dân; cần tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực này” (Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập). Đảng và Nhà nước đã có những chính sách tiến hành CCHC như Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch; xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Nghị quyết này chỉ ra nhiệm vụ cải cách TTHC được hiểu là: Cắt giảm và nâng cao chất lượng TTHC trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là TTHC liên quan tới người dân, doanh nghiệp; Thực hiện cải cách TTHC để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững; Cải cách TTHC giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước; Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các TTHC theo quy định của pháp luật; Công khai, minh bạch TTHC bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà 1
- cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết TTHC tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; Đặt yêu cầu cải cách TTHC ngay trong quá trình xây dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về TTHC; giảm mạnh các TTHC hiện hành; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện; Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện TTHC của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ là cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp của cấp trên. Trong quá trình thực hiện Ủy ban nhân dân Quân Tây Hồ đã chủ động, tích cực thực hiện cải cách TTHC tạo được những kết quả tích cực như: công khai, minh bạch các TTHC; tiếp nhận, xử lý phản ánh của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính; cắt giảm một số TTHC rườm rà tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tới liên hệ công việc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số những khó khăn, trở ngại như: một số TTHC còn rườm rà, thời gian giải quyết kéo dài, TTHC trong một số lĩnh vực còn chồng chéo, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế. Xuất phát từ những thực trạng trên, học viên lựa chọn đề tài: “Đánh giá chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài 2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước Một số cuốn sách, giáo trình xuất bản cung cấp nhiều thông tin khái quát liên quan đến chính sách công như: khái niệm, đặc trưng, các hình thức, phương pháp, điều kiện thực thi và đánh giá chính sách công,... Có thể kể đến cuốn Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh của Lê Chi Mai; cuốn Khoa học chính sách công của Khoa Chính trị học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền; một vài cuốn sách do Nguyễn Hữu Hải biên soạn như Đại cương về chính sách công, NXB Chính trị quốc gia (đồng chủ biên Lê Văn Hòa), Đại cương về phân tích chính sách công, NXB Chính trị quốc gia (đồng chủ biên Lê Văn Hòa), Chính sách công – Những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hoạch định và phân tích chính sách công, NXB Khoa học và Kỹ thuật. Đi sâu phân tích vào các khía cạnh của chính sách 2
- công có thể kể đến những công trình nghiên cứu của Lê Văn Hòa như Quản lý thực thi chính sách công theo kết quả, NXB Chính trị quốc gia; Giám sát và đánh giá chính sách công, NXB Chính trị quốc gia; Hoạch định và thực thi chính sách công (đồng chủ biên Lê Như Thanh), NXB Chính trị quốc gia;… Vấn đề CCHC được đề cập trong một số sách chuyên khảo của Việt Nam như: Nguyễn Duy Gia (1998) với “Cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta” do NXB Chính trị quốc gia và “Nâng cao quyền lực, năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước”, NXB Chính trị quốc gia; Vũ Huy Từ, Nguyễn Khắc Hùng (1998), “Hành chính học và CCHC” NXB Chính trị quốc gia; Nguyễn Ngọc Hiến (2001), Các giải pháp thúc đẩy CCHC ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia; Diệp Văn Sơn (2006), “CCHC - Những vấn đề cần biết” NXB Lao động; Hồ Bá Thâm (2008), Lực cản và động lực CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng ở thành phố Hồ Chí Minh” NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Trong những tài liệu trên, các tác giả đã đưa ra cơ sở lí luận của nền hành chính quốc gia, các vấn đề của CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng và những khó khăn, bất cập hiện nay trong các TTHC đang là rào cản sự phát triển kinh tế - xã hội và đưa ra các khuyến nghị về cải cách nền hành chính quốc gia; tuy nhiên, không có tác giả nào đề cập đến CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng trong quản lý nhà nước về KH&CN nói chung và ở Bộ Công an nói riêng. Trong đó, tác giả Nguyễn Ngọc Hiến (2001) với cuốn sách Các giải pháp thúc đẩy CCHC ở Việt Nam, đã tổng hợp và phân tích một cách khách quan tiến trình CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng của nước ta sau 20 năm đổi mới, từ đó nêu ra những thành tựu, những mặt hạn chế và thiếu sót và nguyên nhân cản trở đối với tiến trình nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình tiến hành CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng. Trong đo, cuốn sách đã dành một chương để bàn về đẩy mạnh CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng ở địa phương và cơ sở, nêu lên những vấn đề bức xúc trong CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng ở địa phương và đề ra các giải pháp đẩy mạnh CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng ở địa phương và cơ sở hiện nay. Đào Trọng Truyến (2006) với cuốn sách CCHC và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tác giả tổng hợp, bàn luận về nhà nước pháp quyền, về nền hành chính trên cơ sở học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh giá sâu sắc về nền hành chính từ thời kỳ phong kiến Việt Nam. Có cách nhìn độc lập về nền hành chính nước ta, thẳng thắn đánh giá 3
- thực trạng của nó ở thời điểm, đồng thời đề xuất mô hình một nền hành chính tương lai. Cuốn sách đã hệ thống hóa lý luận về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, về những mục tiêu và nội dung của CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng quốc gia, nêu nổi bật quan điểm, nguyên tắc và phương hướng của CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng, xem đây là trọng tâm của công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước. Một phần quan trọng tác giả đề cập đến đó là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa phương, hướng cơ bản của công cuộc CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng nhà nước ở địa phương, xem trong mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng. Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Lan Phương (2006) với cuốn sách Hành chính công đã tiếp cận một cách khoa học về hành chính công, trên cơ sở hai tác giả đã đề cập đến các khái luận về hành chính nhà nước, công vụ, công chức, các quyết định hành chính và TTHC và nhất là vấn đề cải cách nền hành chính nhà nước. Cuốn sách đã nêu lên sự cần thiết khách quan của CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng ở Việt Nam cũng như việc quán triệt quan điểm chỉ đạo cải cách nền hành chính nhà nước, qua đó cuốn sách cũng đã đề cập đến nội dung và giải pháp để đẩy mạnh CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng ở Việt Nam hiện nay. Đây là nguồn tư liệu có giá trị tổng quan, cung cấp vấn đề cơ sở lý luận về sự lãnh chỉ đạo công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng Việt Nam hiện nay. Trần Đình Thắng (2011) với cuốn sách Đảng Cộng sản Việt Nam với việc cải cách nền hành chính nhà nước đã phân tích, luận giải có căn cứ khoa học trên cả phương diện lý luận và thực tiễn để làm rõ yêu cầu tất yếu khách quan của Đảng lãnh đạo cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước trong công cuộc đổi mới. Tác giả phân tích, khái quát và hệ thống hóa chuyên sâu các quan điểm, chủ trương và quá trình lãnh đạo thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước trong sự nghiệp đổi mới đất nước; đánh giá khách quan, có cơ sở khoa học về kết quả lãnh đạo và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cải cách, xây dựng nền hành chính trong thời kỳ mới. Qua đó, khẳng định sự phát triển về tư duy lý luận và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của Đảng đối với xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, hiện đại trong công cuộc đổi mới đât nước - nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Cuốn sách đã cung cấp cơ 4
- bản về mặt lý luận và thực tiễn của Đảng lãnh đạo nền hành chính nhà nước từ năm 1986 đến năm 2010, đây là nguồn tư liệu hết sức quan trọng để cung cấp cho luận án về mặt lý luận chung về đường lối, chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng. Nguyễn Hữu Hải (2014) với cuốn sách Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính nhà nước, tác giả trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng, học thuyết về hành chính đang được phổ biến rộng rãi ở trong và ngoài nước, tập trung và cung cấp những kiến thức cơ bản của khoa học hành chính nói chung và hành chính nhà nước nói riêng về các khái niệm cơ bản, đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hành chính nhà nước; các lý thuyết và mô hình hành chính nhà nước; các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước và quyết định hành chính nhà nước; chức năng, hình thức và phương pháp hành chính nhà nước; kiểm soát bên ngoài và kiểm soát nội bộ đối với hành chính nhà nước; các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính và công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng nhà nước hiện hành, nhất là vận dụng cơ sở lý luận này vào công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Hữu Hải (2016) với cuốn sách CCHC nhà nước lý luận và thực tiễn, tác giả đã trình bày một cách khái quát các vấn đề quyền hành pháp và các cách tiếp cận về hành chính nhà nước, các mô hình hành chính nhà nước và xu hướng CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng trên thế giới, nổi bật các vấn đề là CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 tới nay. Trong đó nội dung về quá trình CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng Việt Nam từ khi đổi mới đến nay được các tác giả phân tích, đánh giá một cách sâu sắc về lý luận và thực tiễn thực hiện trên các mặt như: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính…, luận giải của tác giả đã góp phần để các nhà hoạch định nhà nước nghiên cứu về chương trình cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước mà Đảng ta đang tiến hành. Đoàn Duy Khương (2016) với cuốn sách CCHC công phục vụ phát triển kinh tế cải thiện môi trường kinh doanh, tác giả không chỉ phân tích quá trình CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng ở một số quốc gia trong khu vực ASEAN và nhân định về xu hướng CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng trong khu vực, mà còn đưa ra bức tranh về quá trình CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng tại Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những thay 5
- đổi của CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng gắn với cải thiện môi trường kinh doanh, sự ghi nhận của một số tổ chức quốc tế đối với quá trình CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng ở Việt Nam, từ đó đúc rút một số kinh nghiệm và khuyến nghị cho công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng. Từ cuốn sách, đã cho ta cách nhìn khách quan về sự vận dụng giữa công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng gắn chặt với cải cách kinh tế. Cuốn sách Vấn đề minh bạch hóa hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Phương (2016), tác giả đã khai thác khá sâu sắc khía cạnh minh bạch hóa hoạt động quản lý nhà nước nói chung, quản lý nền hành chính nhà nước nói riêng là hoạt động nhằm bảo đảm tính dân chủ xã hội, thể hiện quyền của người dân trong việc tham gia quản lý hành chính nhà nước. Điều này thể hiện ở chỗ, việc minh bạch hóa hoạt động quản lý hành chính nhà nước sẽ giúp cho công tác hoạch định chính sách, phân bổ và quản lý đối với các nguồn lực xã hội đạt kết quả cao, tạo điều kiện cho người dân có quyền tiếp cận, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính nhà nước. Cuốn sách đã nêu bật được những chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ trong việc hiện thực hóa minh bạch nền hành chính trong chủ trương và hành động của mình thông qua các nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng, qua đó cũng đã chỉ ra vấn đề thiếu minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước xuất phát từ những lý do như về mặt pháp lý, hay chia sẻ thông tin, phương thức thực hiện, sự thông suốt trong chỉ đạo điều hành. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, NXB Lý luận chính trị. Giáo trình cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, trong đó trình bày nội dung về CCHC ở cơ sở trong nghiên cứu “Một số vấn đề CCHC ở cơ sở” của Lê Thị Vân Hạnh. Những kiến thức về khái niệm, yêu cầu CCHC và CCHC cấp cơ sở được đề cập một cách khái quát trên cơ sở các văn bản, chính sách của Đảng. Các nghiên cứu lĩnh vực hành chính, CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng dưới góc độ chuyên khảo, luận án và các bài viết công bố trên tạp chí trong nước như: Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng của Nguyễn Hữu Nhân (2012), Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo CCHC trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở 6
- làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng nhà nước trên địa bàn thành phố trong thời gian qua, làm rõ phương thức lãnh đạo của Thành ủy thành phố đối với công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng, luận án đề xuất những giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng nhà nước đến năm 2020. Thông qua nội dung luận án, chúng ta có cách nhìn nhận so sánh, đối chiếu với công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng ở tỉnh Đồng Tháp để có thể rút ra được đánh giá khách quan. Hoàng Minh Huệ (2014), CCHC trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế - Quản lý, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã trình bày những vấn đề lý luận lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp đồng bộ, khả thi về CCHC trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN ngành Công an, trong đó tập trung vào các giải pháp để sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư và tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân tham gia công tác nghiên cứu bằng nguồn ngân sách nhà nước. Hoàng Ngọc Dũng (2015), Giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc CCHC ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Học viện Hành chính Quốc gia: Luận án là công trình nghiên cứu trực tiếp và tổng thể vấn đề giải quyết khiếu nại hành chính gắn với CCHC; chỉ ra vai trò của giải quyết khiếu nại hành chính trong CCHC và các yêu cầu đối với giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc CCHC ở Việt Nam; làm rõ mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa CCHC và giải quyết khiếu nại hành chính để đưa ra các luận cứ khoa học và những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trong bối cảnh CCHC, góp phần thúc đẩy CCHC. Về CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng có luận án của Lê Hồng Sơn với đề tài: “Cải cách TTHC trong lĩnh vực thực hiện quyền con người ở Việt Nam giai đoạn hiện nay” hoàn thành tại Học viện Hành chính năm 2004. Ở luận án này, tác giả đã nghiên cứu về lí luận và thực tiễn đề xuất giải pháp cải cách TTHC trong lĩnh vực thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Luận án không có đề cập gì đến CCHC trong quản lý nhà nước. Ngoài những công trình nghiên cứu được nêu cụ thể như trên, có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến hành chính công, CCHC như: 7
- Nguyễn Duy Gia (1996), Cải cách một bước bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay; Lê Sĩ Dược (2000), Cải cách bộ máy hành chính cấp Trung ương trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay; Thang Văn Phúc (2001), CCHC nhà nước - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Nhóm công trình chiếm số lượng nhiều nhất, phần nào phác họa quá trình đổi mới và phát triển nền hành chính nhà nước trong quá trình hội nhập, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức trong xu thế của nền hành chính mới. Những công trình này lại gián tiếp phản ánh sự vận động phát triển đường lối cải cách, vận hành nền hành chính nhà nước. Vì xuất phát từ góc độ khoa học lịch sử, nên các công trình này chú trọng tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, lãnh đạo cải cách nền hành chính là một bộ phận hợp thành. Những công trình nghiên cứu, những bài viết đã đi sâu nghiên cứu vấn đề CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng nói chung và những cải cách của hệ thống chính trị, quyền lực nhà nước. Có thể nói, nhóm công trình trên là luận cứ khoa học sâu sắc, góp phần hình thành cách nhìn khách quan, thế giới quan khoa học về nền hành chính nhà nước. 2.2.Tình hình nghiên cứu ngoài nước Giáo sư Quản trị Công tại Đại học Florida Atlantic Ali Farazmand (2001), trong cuốn sách “Administrative Reform in Developing Nations” (CCHC ở những quốc gia đang phát triển) làm sáng tỏ giá trị về CCHC ở các quốc gia phát triển và đưa ra những bài học cho hành động chính sách trong tương lai. CCHC đã trở thành một thách thức phổ biến rộng rãi cho chính phủ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Các nước đang phát triển phải đối mặt với vấn đề cấp bách trên một cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hàng ngày, làm cho CCHC thành một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước. Frank Louis Kwaku Ohemeng ( HYPERLINK "https://www.cambridge.org/core/search?filters%5BauthorTerms%5D=Frank% 20Louis%20Kwaku%20Ohemeng&eventCode=SE-AU"2005 HYPERLINK "https://www.cambridge.org/core/search?filters%5BauthorTerms%5D=Frank% 20Louis%20Kwaku%20Ohemeng&eventCode=SE-AU"), HYPERLINK "https://www.cambridge.org/core/search?filters%5BauthorTerms%5D=Frank% 20Louis%20Kwaku%20Ohemeng&eventCode=SE-AU" HYPERLINK "https://www.cambridge.org/core/search?filters%5BauthorTerms%5D=Frank% 20Louis%20Kwaku%20Ohemeng&eventCode=SE-AU"Getting the state right: think tanks and the dissemination of New Public Management ideas in Ghana Làm cho nhà nước đúng: các cơ quan tư vấn và phổ biến các ý tưởng Quản lý 8
- công mới ở Ghana: Nghiên cứu thể hiện ý ưởng liên quan đến CCHC đăng trên Tạp chí Châu Phi Hiện đại đã đưa ra những ý tưởng liên quan đến CCHC. Tác giả cho rằng khi thiết kế CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng ở các quốc gia phải quan tâm đến các biến số là: (1) thể chế; (2) lịch sử, (3) mức độ phát triển kinh tế-xã hội và chính trị; (4) hệ thống quản trị của họ; (5) mức độ ảnh hưởng bên ngoài, và (6) văn hoá của họ đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của chính sách phát triển để thay đổi trạng thái hành chính. Amita Singh (Ed.) (2006) trong cuốn sách “Administrative Reforms: Towards Sustainable Practices” CCHC: Hướng tới thực hành bền vững) đề cập đến các nghiên cứu điển hình về CCHC ở Ấn Độ. Ba lĩnh vực được đề cập trong cuốn sách này đó là: quản trị đô thị; quản trị năng lượng và môi trường; hệ thống cung cấp dịch vụ. Theo đó, một số vấn đề về lý luận và thực tiễn CCHC được thử nghiệm ở cấp vĩ mô. Khai Leong Ho (2006) trong cuốn Re-Thinking Administrative Reforms in Southeast Asia (Tư duy lại về Quản lý hành chính ở Đông Nam Á) tập trung vào các xu hướng và thực tiễn trong CCHC thông qua khảo sát toàn diện về quản lý khu vực công ở một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Singapore, Indonesia , Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Myanmar. Theo đó, những vấn đề chung liên quan đến cơ cấu hành chính và vị trí việc làm cũng như nỗ lực của mỗi chính phủ Đông Nam Á nhằm CCHC. Cuốn sách đồng thời đưa ra một số phương hướng CCHC ở các nước này trong tương lai. Jerri Killian &Niklas Eklund (2008) viết cuốn Handbook of Administrative Reform: An International Perspective (Cẩm nang về CCHC: một cái nhìn quốc tế). Nội dung cuốn sách đề cập đến các lĩnh vực hành chính công hiện đang thiếu đủ nguồn lực để tìm hiểu lý do, ý nghĩa, và thông lệ vốn có của CCHC nhà nước trên thế giới. Cẩm nang này đã phân tích các quá trình hợp lý và chiến lược can thiệp trung tâm để thực hiện CCHC tại chín quốc gia ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Mỹ La tinh, từ đó rút ra cái nhìn quốc tế rằng hiện nay trên thế giới đang thiếu nguồn lực có hiểu biết thực tiễn trong lĩnh vực CCHC nhà nước. David Osborne và Ted Gaebler (1993) trong cuốn sách Reinventing Government: How the Entrepreneurial Spirit is Transforming the Public Sector (Tái tạo chính phủ:Tinh thần doanh nhân đang chuyển đổi khu vực công như thế nào ủng hộ cho sự chuyển đổi từ mô hình các cơ quan hành chính tập quyền, thứ bậc sang mô hình các tổ chức phân quyền, hoạt động theo sứ mệnh thúc đẩy và mang tinh thần doanh nghiệp. Các tác giả này cho rằng những loại hình chính 9
- phủ phát triển từ kỷ nguyên công nghiệp - với những đặc điểm như: bộ máy hành chính tập quyền, hoạt động cầm chừng, quy chế thủ tục rối rắm, những chuỗi chỉ thị dây chuyền theo thang bậc – không còn vận hành tốt nữa. Hình mẫu các tổ chức công được thiết kế trong những thập niên 1930 hay 1940 không còn hoạt động hiệu quả trong bối cảnh xã hội thông tin, kinh tế (dựa trên) tri thức, thay đổi mau lẹ của thập niên 1990 ở Hoa Kỳ. Tất cả các tổ chức đều phải nỗ lực thích ứng để trở nên linh hoạt, đổi mới - sáng tạo và có tinh thần doanh nghiệp hơn để đối diện với những thay đổi lớn, ngày càng khó lường tính. Cuốn sách đề cập đến vấn đề CCHC với một số thông tin tuy đã lỗi thời những vẫn có giá trị tham khảo với các nhà nghiên cứu về chính sách. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: + Khái quát những vấn đề lý luận chính sách cải cách thủ tục hành chính, đánh giá hiệu quả thực thi chính sách cải cách TTHC; + Xây dựng tình huống phản thực nhằm xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trong mô hình phân tích định lượng đo lường tác động chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ; + Đánh giá tác động trung bình của chính sách cải cách TTHC đối với vùng can thiệp (cả nhóm thực nghiệm và đối chứng) trên địa bàn quận Tây Hồ ; + Đánh giá tác động trung bình của chính sách cải cách TTHC đối với nhóm thực nghiệm trên địa bàn quận Tây Hồ ; + Xây dựng mô hình dự báo các nhân tố tác động đối với hiệu quả thực thi chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ; + Đánh giá thực trạng thực thi chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ; + Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu liên quan đến luận văn để làm rõ cơ sở lý luận về cải cách TTHC và đánh giá chính sách cải cách TTHC; + Sử dụng phần mềm Stata 13 để đánh giá hiệu quả thực thi chính sách cải cách TTHC trên bàn quận Tây Hồ từ cơ sở dữ liệu của UBND quận; + Sử dụng phần mền Stata 13 để ước lượng, dự báo các nhân tố tác động đối với hiệu quả thực thi chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ; 10
- + Sử dụng các kết quả phân tích định lượng kết hợp với định tính đánh giá thực trạng thực thi chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ; + Trên cơ sở thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: thực thi chính sách cải cách TTHC - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: UBND quận Tây Hồ, phường Xuân La và phường Phú Thượng + Thời gian: từ năm 2017 đến năm 2019 (số liệu do quận Tây Hồ khảo sát) + Đối tượng khảo sát: Công chức, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn quận Tây Hồ. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu định tính: Phương pháp tổng hợp tài liệu để khái quát cơ sở lý luận, làm rõ kết quả của những công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn. - Phương pháp định lượng: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê - Kỹ thuật phân tích: Kiểm định T (T Test), phân tích hồi quy Logistic; tính toán hiệu quả can thiệp bình quân (ATE); tính toán hiệu quả can thiệp trên đối tượng được can thiệp (TOT) bằng phương pháp so sánh điểm xu hướng và khác biệt kép và Hồi quy tuyến tính đa biến để dự báo tác động chính sách. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Khái quát những vấn đề lý luận trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá các công trình trong và ngoài nước, chỉ ra khoảng trống lý thuyết tại thời điểm nghiên cứu làm cơ sở đề xuât mô hình đánh giá chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần đề xuất quan điểm, giải pháp để các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cải cách TTHC trên địa bàn quận Tây Hồ trong thới gian tới. Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu chính sách công và tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục biểu đồ, thang đo, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: 11
- Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TTHC Chương 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở QUẬN TÂY HỒ VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TTHC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TTHC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trung tâm Y tế huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
84 p | 54 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
121 p | 84 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
104 p | 45 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác văn thư - lưu trữ của Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự
138 p | 57 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
89 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
72 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chất lượng đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
72 p | 47 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
82 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Thực hiện cơ chế tự chủ ở Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lâm Đồng
27 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Thực hiện chính sách phát triển ngành nghề nông thôn ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
79 p | 40 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
69 p | 38 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn
81 p | 53 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chất lượng viên chức hành chính tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
99 p | 44 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Tổ chức và quản lý tài liệu lưu trữ của UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
69 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
85 p | 52 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam
78 p | 54 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Hiện đại hóa công tác quản lý văn bản tại Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
81 p | 56 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Phát triển nguồn nhân lực Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội
66 p | 32 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn