Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty rau quả Tiền Giang đến năm 2015
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm vào thực tiễn để thiết lập hệ thống thông tin marketing về thị trường nước ép trái cây. Có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của ngành nước giải khát ở Việt Nam, từ đó đánh giá được khả năng phát triển kinh doanh của công ty rau quả Tiền Giang. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty rau quả Tiền Giang đến năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---- K --- LƯU VŨ MẠNH HÙNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY RAU QUẢ TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2015 Lớp: Thương mại – K16 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÊ TẤN BỬU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010
- MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................. 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..................................................................................... 1 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................................... 2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 V. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................... 2 VI. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................... 2 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC..................... 3 1.1.KHÁI NIỆM VÀVAI TRÒ CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC .......................... 3 1.1.1. Khái niệm về chiến lược ...................................................................................... 3 1.1.2. Vai trò của hoạch định chiến lược........................................................................ 3 1.1.3. Các công cụ thường dùng trong hoạch định chiến lược........................................ 3 1.2. QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP................. 4 1.2.1. Phân tích các yếu tố bên ngoài............................................................................. 4 1.2.2. Phân tích các yếu tố bên trong ............................................................................. 4 1.2.3. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng ........................................................................... 5 1.2.4. Phân tích SWOT.................................................................................................. 8 1.2.5. Mục tiêu của công ty ........................................................................................... 8 1.2.6. Lựa chọn phương án chiến lược........................................................................... 9 1.3. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ VIỆT NAM .......................................... 10 1.3.1. Tình hình tiêu thụ rau quả Việt Nam.................................................................. 10 1.3.2. Tình hình sản xuất rau quả Việt Nam................................................................. 11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 17 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY RAU QUẢ TIỀN GIANG....................................................................................................................... 18 2.1.TỔNG QUAN CÔNG TY RAU QUẢ TIỀN GIANG ........................................... 18 2.1.1.Cơ sở hình thành ................................................................................................ 18 2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn .................................................................... 19 2.1.3.Cơ cấu tổ chức.................................................................................................... 20 2.1.4.Định hướng phát triển......................................................................................... 20
- 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH QUA CÁC SỐ LIỆU DOANH THU ........................................................................... 21 2.2.1. Tình hình doanh thu tổng quát ........................................................................... 21 2.2.2. Tình hình doanh thu thị trường nội địa theo địa bàn phân phối .......................... 22 2.2.3. Tình hình doanh thu thị trường nội địa theo chủng loại sản phẩm ...................... 23 2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY ................................................................. 24 2.3.1.Phân tích các yếu tố bên trong công ty................................................................ 24 2.3.2.Phân tích các yếu tố bên ngoài công ty ............................................................... 31 2.3.2.1.Môi trường vĩ mô ............................................................................................ 31 2.3.2.2.Môi trường vi mô ............................................................................................ 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 45 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY RAU QUẢ TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2015........................................................................................... 46 3.1. GIẢI PHÁP 1 – CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ HỖN HỢP ......................................... 46 3.1.1. Xác định khách hàng mục tiêu ........................................................................... 46 3.1.2. Chiến lược sản phẩm ......................................................................................... 46 3.1.3.Chiến lược giá .................................................................................................... 47 3.1.4.Chiến lược phân phối.......................................................................................... 47 3.1.5.Chiến lược truyền thông để khuyếch trương thương hiệu.................................... 48 3.2. GIẢI PHÁP 2 – XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI................................... 48 3.2.1. Tổ chức sản xuất sản phẩm ................................................................................ 48 3.2.2.Xây dựng chính sách giá bán và hoa hồng đại lý................................................. 49 3.2.3.Tổ chức bán hàng ............................................................................................... 49 3.2.4.Tổ chức quảng cáo để khuếch trương thương hiệu.............................................. 56 3.3. GIẢI PHÁP 3 – XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU ......................................................................................................... 59 3.3.1. Quan điểm và cơ sở xây dựng thương hiệu. ....................................................... 59 3.3.2. Mục đích xây dựng thương hiệu ........................................................................ 59 3.3.3. Định hướng phát triển thương hiệu .................................................................... 60 3.3.4.Định vị thương hiệu............................................................................................ 60
- 3.4.GIẢI PHÁP 4 – XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU......... 60 3.4.1.Sản phẩm............................................................................................................ 60 3.4.2.Công ty............................................................................................................... 61 3.4.3.Con người........................................................................................................... 61 3.4.4.Biểu tượng.......................................................................................................... 61 3.5.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ........................................................................................... 61 3.5.1.Kiến nghị đối với Nhà nước................................................................................ 61 3.5.2. Kiến nghị đối với công ty rau quả Tiền Giang ................................................... 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 64 KẾT LUẬN................................................................................................................ 65 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- LỜI MỞ ĐẦU
- I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh thực trạng các tập đoàn kinh tế đa quốc gia ngày càng khẳng định vị thế dẫn đầu như Microsoft, Pepsi, Coca – Cola, Procter & Gamble, Unilever …. là sự kiện các nước Châu Á – Thái Bình Dương nỗi lên như một khu vực kinh tế năng động với tốc độ phát triển kinh tế đứng đầu thế giới, trong đó Trung Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế thế giới. Theo xu hướng chung của các nước đang phát triển, Việt Nam cũng đang có những bước tiến mạnh mẽ trong thương mại quốc tế với sự kiện gia nhập khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1995 và gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào năm 2006. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh những thuận lợi và cơ hội có được là những thách thức không thể tránh khỏi. Thị trường hiện nay mang tính toàn cầu, các hàng rào bảo hộ mậu dịch đang dần được tháo bỏ theo như cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam làm thế nào để giữ vững thị trường trong nước là một vấn đề được đặt ra. Theo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp Việt Nam khá thành công như : Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô, Công ty sữa Vinamilk, Công ty Biti’s …. thì một trong những yếu tố ảnh hưởng sống còn đến doanh nghiệp hiện nay là chiến lược kinh doanh tại thị trường nội địa. Trong bối cảnh chiến lược kinh doanh tại thị trường nội địa mang ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty rau quả Tiền Giang nói riêng, đặc biệt khi mà công ty chỉ chú trọng xuất khẩu qua hình thức gia công là chủ yếu thì việc hoạch định ra chiến lược thâm nhập thị trường nội địa còn mang tính cấp thiết hơn nữa. Thấu hiểu điều này nên tôi quyết định chọn đề tài “Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của công ty rau quả Tiền Giang đến năm 2015” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : - Vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm vào thực tiễn để thiết lập hệ thống thông tin marketing về thị trường nước ép trái cây. - Có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của ngành nước giải khát ở Việt Nam, từ đó đánh giá được khả năng phát triển kinh doanh của công ty rau quả Tiền Giang. Trang 1
- - Nhận diện khả năng cạnh tranh của công ty rau quả Tiền Giang, đề ra những giải pháp hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của công ty rau quả Tiền Giang cho những năm tiếp theo. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : - Không gian: hoàn cảnh nội bộ công ty rau quả Tiền Giang và thị trường trong nước mà trọng điểm là thành phố Hồ Chí Minh. - Thời gian: số liệu được thu thập chủ yếu từ năm 2006 đến 2008. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các thông tin từ các tạp chí chuyên ngành, internet, bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty rau quả Tiền Giang. - Phương pháp phân tích: phân tích và so sánh các thông tin, số liệu có được trên cơ sở số liệu phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, qui mô và điều kiện kinh doanh. V. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI : Trước đây đã có đề tài nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của công ty rau quả Tiền Giang. Tuy nhiên đối với đề tài nghiên cứu này, cái mới là được nghiên cứu trong hoàn cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, các công ty nước ngoài đã thâm nhập thị trường Việt Nam nhiều hơn. Sự cạnh tranh của các công ty nước giải khát với nhau ngày càng trở nên khốc liệt hơn. VI. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI : Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Chương 2 : THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY RAU QUẢ TIỀN GIANG Chương 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY RAU QUẢ TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2015 Trang 2
- CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1.1.KHÁI NIỆM VÀVAI TRÒ CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1.1.1.Khái niệm về chiến lược - Theo Alfred Chandler (Đại học Harvard) : “Chiến lược là xác định mục tiêu cơ bản dài hạn của một doanh nghiệp, chọn lựa tiến trình hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó” - Theo Fred R. David : “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có: phát triển theo lãnh thổ, chiến lược đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hàng hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, giảm chi phí, thanh lý, liên doanh...” - Theo Michael E. Porter, chiến lược là : Sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt. Sự chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh. Việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty. 1.1.2.Vai trò của hoạch định chiến lược Các công ty chủ yếu dựa vào tiến trình này bởi vì nó cung cấp cả những phương hướng chung lẫn hướng dẫn riêng để tiến hành những hoạt động kinh doanh của họ. Không có kế hoạch chiến lược công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định, thực hiện và đánh giá. Ngoài ra, sự nghiên cứu chỉ ra rằng với việc hoạch định chiến lược nhiều công ty có thể gia tăng thu nhập. 1.1.3.Các công cụ thường dùng trong hoạch định chiến lược 1.1.3.1.Ma trận BCG : ma trận này là một bảng được xác định qua 2 trục tọa độ là thị phần tương đối trên sản phẩm và mức độ tăng trưởng của thị trường. Mỗi vùng trên ma trận thể hiện vị trí của một sản phẩm đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Nhược điểm của ma trận này là chứa rất ít thông tin. 1.1.3.2.Ma trận GE : cũng giống như ma trận BCG nhưng nhiều ô hơn (9 ô) thường dùng để kết hợp với ma trận BCG để xác định vị trí của doanh nghiệp. 1.1.3.3.Ma trận SPACE : các trục trong ma trận đại diện cho 2 khía cạnh bên trong của tổ chức: sức mạnh tài chính và lợi thế cạnh tranh và 2 khía cạnh bên ngoài: sự ổn định của môi trường và sức mạnh của ngành. Ma trận này dùng để đánh giá hoạt Trang 3
- động của doanh nghiệp, đồng thời xác định vị trí của doanh nghiệp FS +6 +5 Thận trọng +4 Tấn công +3 +2 +1 CA -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 +1 +2 +3 +4 +5 +6 IS -1 -2 Phòng thủ -3 Cạnh tranh -4 -5 -6 ES 1.1.3.4.Ma trận SWOT : đây là ma trận điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opporturnities), nguy cơ (threats), phần chủ yếu của ma trận này là kết hợp các điểm nói trên thành 4 loại chiến lược: SO(điểm mạnh- cơ hội), WO (điểm yếu- cơ hội), ST (điểm mạnh- nguy cơ), WT (điểm yếu- nguy cơ) thông qua đánh giá môi trường của doanh nghiệp. 1.2.QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1.Phân tích các yếu tố bên ngoài Phân tích các yếu tố bên ngoài bao gồm các yếu tố thuộc phạm vi vĩ mô như kinh tế (lạm phát, lãi suất, tỉ giá…), chính trị luật pháp (các văn bản pháp luật, chính sách nhà nước), điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu…), mức độ công nghệ và các yếu tố xã hội của thị trường mục tiêu lẫn các yếu tố vi mô (tác nghiệp) như là yếu tố người tiêu thụ, người cung ứng và các đối thủ cạnh tranh ở thị trường mục tiêu để giúp công ty nhận biết, đánh giá cơ hội và nguy cơ ở thị trường mục tiêu. Từ đó, công ty tổ chức phát triển chiến lược phù hợp với mục tiêu dài hạn và thiết kế kế hoạch, chính sách phù hợp với mục tiêu ngắn hạn bằng cách tận dụng những cơ hội từ môi trường và hạn chế những nguy cơ do môi trường mang lại. Trang 4
- 1.2.2.Phân tích các yếu tố bên trong Phân tích các yếu tố bên trong nhằm tìm ra điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá các yếu tố chủ yếu của công ty như marketing, tài chính, kế toán, nhân sự và sản xuất và cả mối quan hệ giữa các yếu tố này. Từ điểm mạnh và điểm yếu của mình, công ty sẽ thiết lập mục tiêu kết hợp cùng với các cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. 1.2.3.Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng Phân tích mối quan tâm của công ty đối với các yếu tố ảnh hưởng bằng các ma trận có cấu trúc như sau: Mức độ quan Mức độ quan Các yếu tố trọng của yếu tố Tính chất Điểm cộng trọng của yếu tố ảnh hưởng đối với ngành tác động dồn đối với công ty (1) (2) (3) (4) (5) (1) Liệt kê lần lượt các yếu tố ảnh hưởng đến ngành nói chung và công ty nói riêng. (2) Mức độ quan trọng: được đo lường từ 1 (thấp nhất) đến 3 (cao nhất) cho mỗi yếu tố. Đây là mức tương ứng với mức ảnh hưởng từng yếu tố đối với ngành. (3) Phân loại: điểm số chạy từ 1 (thấp nhất) đến 3 (cao nhất) thể hiện mức độ quan trọng hiện thời của mỗi yếu tố đối với công ty. (4) Tính chất tác động : có 2 biến cố: trừ (-) yếu tố gây nên nguy cơ hay là điểm yếu, còn (+) tạo nên cơ hội hay điểm mạnh. 5) Số điểm quan trọng : con số này được tính bằng “mức độ quan trọng × phân loại”, với các yếu tố có điểm âm thì công ty có chính sách hạn chế, khắc phục, còn điểm dương thì cố gắng phát huy tùy theo độ lớn của số điểm. 1.2.3.1.Ma trận các yếu tố bên ngoài Để tổng hợp mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài đối với ngành và mức quan trọng các yếu tố này đối với công ty, chúng ta sử dụng ma trận tổng hợp các yếu tố bên ngoài – ma trận EFE (ExternalFactor Evaluation matrix). Từ ma trận này cho phép Trang 5
- công ty tóm tắt và đánh giá từng yếu tố để có cái nhìn tổng quát mức độ ảnh hưởng từng cơ hội và nguy cơ đối với ngành. Bên cạnh đó, ma trận còn xem xét mức độ quan tâm của công ty có tương xứng với tầm quan trọng của các yếu tố này chưa? Từ đó công ty sẽ định hướng chiến lược nhằm để điều chỉnh cho phù hợp. Năm bước để xây dựng ma trận EFE : Bước 1: Lập một danh mục từ 10-20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu, có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của tổ chức trong ngành kinh doanh. Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành công của tổ chức trong ngành kinh doanh. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0. Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của tổ chức đối với yếu tố đó, trong đó: 4-phản ứng tốt; 3-phản ứng trên trung bình; 2-phản ứng trung bình; 1-phản ứng yếu. Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng. Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận EFE. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầm quan Phân loại Số điểm trọng quan trọng Tổng số điểm 1,00 Trang 6
- 1.2.3.2.Ma trận các yếu tố bên trong Ma trận này sẽ xác định mức độ quan trọng từng yếu tố nội bộ trong tổng thể một công ty (xây dựng điển hình theo ngành) và đánh giá mức độ điều chỉnh cơ cấu nội bộ của công ty có phù hợp với yêu cầu của ngành trong tình hình hiện nay không? Từ đó công ty sẽ biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để hoạch định chiến lược phát huy hay hạn chế. Năm bước xây dựng ma trận IFE : Bước 1: Lập danh mục khoảng từ 10 đến 20 yếu tố, gồm những điểm mạnh và những điểm yếu cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của nó đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0. Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thang điểm từ 1 đến 4, trong đó điểm yếu lớn nhất – 1; điểm yếu nhỏ nhất – 2; điểm mạnh nhỏ nhất -3; điểm mạnh lớn nhất - 4. Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố. Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm của ma trận. Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ 1 điểm đến 4 điểm, sẽ không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố trong ma trận. - Nếu tổng số điểm dưới 2,5 : công ty yếu về nội bộ. - Nếu tổng số điểm trên 2,5 : công ty mạnh về nội bộ Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ Yếu tố bên trong chủ yếu Tầm quan trọng Trọng số Tính điểm Tổng số điểm Trang 7
- 1.2.4.Phân tích SWOT Phân tích SWOT là đặt các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của mỗi quan hệ. Mô hình ma trận SWOT Mặt mạnh (Strengths) Mặt yếu (Weaknesses) Cơ hội (Opportunities) Chiến lược kết hợp SO Chiến lược kết hợp WO Nguy cơ (Threats) Chiến lược kết hợp ST Chiến lược kết hợp WT Trong đó : - Chiến lược SO- chiến lược “phát triển”: kết hợp yếu tố cơ hội và điểm mạnh của công ty để thực hiện bành trướng rộng và phát triển đa dạng hoá. - Chiến lược WO : các mặt yếu nhiều hơn hẳn mặt mạnh nhưng bên ngoài có các cơ hội đang chiếm ưu thế, tương ứng với tên gọi “cạnh tranh”. - Chiến lược ST : đây là tình huống công ty dùng điều kiện mạnh mẽ bên trong để chống lại các điều kiện cản trở bên ngoài. Chiến lược này được gọi là chiến lược “chống đối”. - Chiến lược WT- “Phòng thủ”:Công ty không còn đối phó được với các nguy cơ bên ngoài, bị tước khả năng phát triển. Tình huống này công ty chỉ có 2 hướng là phá sản hay liên kết với công ty khác. 1.2.5.Mục tiêu của công ty Mục tiêu công ty được lập ra từ chức năng nhiệm vụ, có tính chất cụ thể hơn và có thể thay đổi trong giai đoạn nhất định. Thường thì có 2 loại mục tiêu : ngắn hạn và dài hạn. - Mục tiêu dài hạn (từ 5 năm trở lên nhưng tuỳ thuộc ngành) : định phương hướng lớn nhưng không đi vào chi tiết hay ấn định con số cụ thể. Trang 8
- - Mục tiêu ngắn hạn (từ 1 đến 3 năm nhưng tùy thuộc ngành) : chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể mục tiêu dài hạn của công ty. 1.2.6.Lựa chọn phương án chiến lược Chiến lược Định nghĩa Tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát đối với các nhà Kết hợp về phía trước phân phối và bán lẻ. Kết hợp về phía sau Tìm kiếm quyền sỡ hữu hoặc quyền kiểm soát các nhà cung cấp. Tìm ra quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát đối với các Kết hợp theo chiều ngang đối thủ cạnh tranh. Tìm kiếm thị phần tăng lên cho các sản phẩm hiện tại Thâm nhập thị trường và các dịch vụ trong các thị trường hiện có qua những nổ lực tiếp thị nhiều hơn. Đưa các sản phẩm và dịch vụ hiện thời vào thị trường Phát triển thị trường mới. Tăng doanh số bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi các sản Phát triển sản phẩm phẩm / dịch vụ hiện có. Đa dạng hóa hoạt động đồng Thêm vào các sản phẩm/ dịch vụ mới nhưng có liên tâm. hệ với nhau. Đa dạng hóa hoạt động kết Thêm vào những sản phẩm / dịch vụ mới không có sự khối. liên thông cung cấp cho khách hàng mới. Đa dạng hoạt động theo chiều Thêm vào những sản phẩm / dịch vụ mới không có ngang. liên hệ theo khách hàng hiện có. Hai hay nhiều hơn các công ty đỡ đầu hình thành một Liên doanh công ty độc lập vì những mục đích hợp tác. Củng cố lại thông qua cắt giảm chi phí và tài sản hiện Thu hẹp hoạt động có để cứu vãn doanh thu và lợi nhuận đang bị sụt giảm. Trang 9
- Chiến lược Định nghĩa Cắt bỏ bớt hoạt động Bán đi một chi nhánh hay một phần công ty. Bán tất cả tài sản từng phần, với những giá trị hữu Thanh lý hình. Tổng hợp Theo đuổi hai hay nhiều chiến lược cùng lúc. 1.3.TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ VIỆT NAM 1.3.1.Tình hình tiêu thụ rau quả Việt Nam Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu quốc tế về chính sách đối với thực phẩm IFPRI (2002) và Trung tâm Tin học và Thống kê ICARD (2004), hầu hết các hộ gia đình Việt Nam đều tiêu thụ rau rất mạnh và có tới 93% hộ tiêu thụ quả. Các loại rau quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%) và chuối (87%). Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả cho mỗi người mỗi năm. Trong đó tiêu thụ rau chiếm tới 3/4. Theo tính toán của IFPRI, tiêu thụ ở các khu vực thành thị có xu hướng tăng mạnh hơn nhiều so với các vùng nông thôn. Khi thu nhập cao hơn, thì các hộ cũng tiêu thụ nhiều rau quả hơn. Tiêu thụ rau quả theo đầu người của các hộ giàu nhất gấp 5 lần các hộ nghèo nhất, từ 26 kg đến 134 kg. Sự chênh lệch này đối với quả là 14 lần, với rau là 4 lần. Kết quả là, phần quả tăng từ 12% đến 32% trong tổng số tăng. Nhu cầu về cam, chuối và xoài tăng mạnh khi thu nhập tăng, nhưng su hào thì tăng chậm hơn rất nhiều Thành phần tiêu thụ rau quả cũng thay đổi theo vùng. Đậu, su hào và cải bắp là những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc; trong khi cam, chuối, xoài và quả khác lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam. Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có thể thấy với trường hợp su hào với trên 90% số hộ nông thôn ở miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng tiêu thụ, nhưng dưới 15% số hộ ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ. Ở các khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao. Trang 10
- Ngày nay, người Việt Nam đang thay đổi thói quen tiêu dùng rau quả: trước vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh gia tăng, nhận thức và đời sống được nâng cao thì nhu cầu rau quả sạch của người tiêu dùng cũng tăng theo. Tiêu thụ rau quả đang có xu hướng tăng lên. Theo khảo sát của dự án Thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam (VAMIP) với tài trợ của Chính phủ Canada, được Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phía Nam triển khai thực hiện vào tháng 07/2009 (tiến hành khảo sát 540 hộ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) thì người Hà Nội tiêu thụ 86kg rau/năm và 68kg quả/năm. Người dân ở thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ 84,6kg rau/năm và 74,6kg quả/năm. 80% người quan tâm hơn đến độ an toàn. Ngoài ra, khi mua rau quả, độ tươi là đặc điểm lựa chọn quan trọng của người tiêu dùng, trong đó độ tươi của rau quan trọng hơn so với quả. Khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến hình dáng sản phẩm, còn người Hà Nội quan tâm nhiều đến độ tươi. 1.3.2.Tình hình sản xuất rau quả Việt Nam Trong thời gian qua, nhất là kể từ đầu thập kỷ 90, diện tích rau, quả của Việt Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canh cao. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 300 triệu USD rau quả cho trên 30 thị trường Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ. Sản phẩm xuất khẩu chính là dứa, vải, chôm chôm, thanh long, xoài, dừa , bưởi ,dưa chuột …; Thị trường chính là EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, HongKong… Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, đến năm 2010, ngành rau và hoa quả Việt Nam sẽ phấn đấu đạt diện tích trồng 1 triệu héc ta. Trong đó gồm 225.000 ha dành cho trồng cây ăn quả chủ lực xuất khẩu; 700.000 ha trồng rau, trong đó rau an toàn và rau công nghệ cao khoảng 100.000ha. Khối lượng sản xuất đến năm 2010 đạt 24 triệu tấn (10 triệu tấn quả và 14 triệu tấn rau). Để đáp ứng nhu cầu về rau quả sạch và an toàn, trong quyết định số 107/2008/QĐ- TTg của Thủ Tướng Chính Phủ đã đề ra mục tiêu đến năm 2010, tối thiểu phải có 20% diện tích rau, 20% diện tích cây ăn quả tại các vùng sản xuất an toàn tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP). Tối thiểu 30% tổng sản phẩm rau, quả tiêu thụ trong nước, làm nguyên liệu cho chế biến và cho xuất khẩu là sản phẩm được chứng nhận và công bố sản xuất, chế biến theo quy trình sản Trang 11
- xuất an toàn theo : VIETGAP và hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). Mục tiêu đến 2015 là 100%. Cụ thể tình hình sản xuất rau quả như sau : 1.3.2.1 Tình hình sản xuất quả Theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, trong những năm gần đây, bình quân hàng năm nước ta sản xuất khoảng 4 triệu tấn quả các loại, chiếm khoảng 7,3% giá trị sản lượng nông nghiệp và khoảng 8,5% giá trị sản lượng trồng trọt. Năm 2002, sản lượng sản xuất các loại quả là 3,2 triệu tấn; năm 2003 là 3,8 triệu tấn; năm 2004 là 4,5 triệu tấn. Bước sang năm 2005, sản lượng quả của cả nước đạt 4,8 triệu tấn (chủ yếu là chuối, cam dứa, xoài), tăng 10.6% so với năm 2004. Sản luợng năm 2007 là 6,5 triệu tấn. Mức quả sản xuất bình quân đầu người của cả nước là 81 kg,vùng đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng quả chiếm 60% sản lượng của cả nước, có mức sản xuất quả bình quân đầu người gấp 4 lần mức sản xuất quả bình quân đầu người của cả nước. Diện tích trồng cây ăn quả tăng khá nhanh. Năm 1996, cả nước có 292 ngàn ha. Từ năm 2001 đến năm 2003 diện tích trồng cây ăn quả tăng liên tục, lần lượt là : 346,4; 426,1; 447,0 (ngàn ha). Đến năm 2004, diện tích trồng cây ăn quả cả nước đạt 496 ngàn ha, tăng 11% so với năm 2003. Diện tích trồng cây ăn quả cả nước năm 2007 đạt 775 ngàn ha Diện tích cây ăn quả được trồng phân bố đều giữa các vùng trong cả nước trong đó có vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất, diện tích trồng cây chiếm gần 60% diện tích trồng cây ăn quả của cả nước. Cây ăn quả được trồng dưới hai hình thức: trồng phân tán trong vườn của các nông hộ, ước tính bình quân mỗi nông hộ trồng khoảng 50m2. Hình thức thứ hai là cây ăn quả được trồng tập trung thành vùng, nhằm mục đích sản xuất hàng hóa. Hiện nay cả nước có 26 vùng trồng cây ăn quả, mỗi vùng quả có cơ cấu diện tích, sản lượng, loại quả khác nhau. Quy mô vườn quả của các nông hộ trong vườn quả tập trung phụ thuộc vào đặc điểm đất đai từng vùng. Vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 0,05 ha/hộ; miền Nam, trung du miền núi thường lớn hơn, khoảng 0,2-0,3 ha/hộ. Dựa vào đặc điểm sinh thái của từng loại quả và tính thích ứng trên các vùng sinh thái khác nhau, có loại quả được trồng Trang 12
- trên khắp cả nước ( chuối, dứa, mít, đu đủ, na, táo, hồng xiêm…) Có loại quả đặc sản chỉ có thể trồng được ở một số địa phương mới cho năng suất, chất lượng và sản lượng cao như vải, bưởi, nho, thanh long… Đến nay, cả nước đã hình thành các vùng chuyên sản xuất cây ăn quả như: - Chuối : Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng phù sa sông Thao (Vĩnh Phú). - Cam, quýt, bưởi : Vùng sông Tiền, sông Hậu; vùng Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn (Nghệ An); vùng Hàm Yên - Bắc Quang (Bắc Thái); vùng Đoan Hùng (Vĩnh Phú). - Dứa : Minh Hải, Cần Thơ, Kiên Giang, Long An và Tây sông Hậu, Đồng Giao ( Ninh Bình). - Xoài : Cam Ranh (Khánh Hoà), Tiền Giang, Hậu Giang, Cửu Long. - Vải : Thanh Hà (Hải Hưng), Đông Triều (Quảng Ninh), Lục Ngạn ( Hà Bắc). - Chôm chôm : Đồng Nai, ven sông Tiền, sông Hậu. - Nho, thanh long : Tiền Giang, Long An, Phan Thiết, Phan Rang. Năng suất bình quân các loại quả của cả nước là 15,6% tấn/ha, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có năng suất quả cao. Năng suất quả bình quân của đồng bằng sông Hồng là 20,6 tấn/ha, vùng đồng bằng sông Cửu Long là 23,7 tấn/ha. Năng suất cây ăn quả phụ thuộc cơ cấu mỗi vườn và trình độ thâm canh của từng vườn quả tập trung, của từng vùng nông nghiệp. Nhìn chung, do trình độ thâm canh (bón phân, tưới tiêu) còn thấp, mặt khác chúng ta chưa lựa chọn được những giống cây cho năng suất cao hoặc nhập giống cây ngoại. Do vậy, năng suất quả của ta còn thấp so với năng suất quả trên thế giới. Sau đây là một số loại quả chủ yếu, có khối lượng và giá trị thương phẩm cao, có diện tích chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích trồng cây ăn quả và cho sản lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cây chuối Là loại cây quan trọng, đứng hàng đầu về diện tích và sản lượng của cả nước. Chuối được trồng phổ biến từ Bắc tới Nam. Phần lớn diện tích trồng chuối ở các hộ nông dân cá thể, các nông trường quốc doanh chỉ chiếm diện tích nhỏ. Những tỉnh có diện tích Trang 13
- trồng chuối tương đối lớn là Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Hải Hưng, Nam Hà, Thanh Hoá, Nghệ An. Từ sau năm 1975, ngành trồng chuối phát triển, diện tích trồng chuối không ngừng tăng. Từ năm 2003 đến năm 2007, diện tích trồng chuối lần lượt là 92,427 ; 89,267 ; 94,577 ; 108,1 ; 106,2 (ngàn ha). Năng suất bình quân của cả nước đạt gần 18 tấn/ha, cá biệt có vùng đạt trên 20 tấn/ha như Bắc Thái, Vĩnh Phú. Thường ở những vùng trồng chuối tập trung phục vụ xuất khẩu thì cho năng suất cao hơn so với các trang trại và vườn gia đình. Sản lượng chuối của cả nước những năm gần đây đã tăng lên. Cụ thể sản lượng chuối của cả nước từ năm 2003 đến năm 2007 như sau : Đơn vị tính : ngàn tấn Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng 1.316 1.208 1.354 1.368 1.376 Những năm gần đây, sản lượng chuối ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh Bắc Trung bộ (khu bốn cũ) không ngừng tăng lên. Ngược lại, khu vực phía Nam, sản lượng chuối ngày càng giảm do năng suất thấp, giống chuối không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Cây dứa: Dứa là loại cây được trồng rộng rãi khắp cả nước. Ngoài nông trường quốc doanh có quy mô trồng dứa lớn ở miền Bắc, miền Nam và tập đoàn sản xuất,các hộ nông dân cũng có diện tích trồng dứa khá lớn. Diện tích và sản lượng dứa được phân bổ theo các vùng trọng điểm như sau : Diện tích trồng dứa tập trung ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2004, diện tích trồng dứa đạt 25.961 ha, chiếm 63% diện tích trồng dứa của cả nước. Các tỉnh trồng dứa nhiều nhất là Kiên Giang (14,491 ngàn ha); Tiền Giang (13.450 ha); Bạc Liêu (7,431 ha); Cần Thơ ( 4.373 ha). Đến năm 2006, diện tích cả nước đạt 43,2 ngàn ha và năm 2007 là 38,6 ngàn ha. Về sản lượng dứa cả nước có tăng lên. Năm 2000, sản lượng dứa đạt 184.753 tấn. Đến năm 2004, sản lượng dứa tăng lên 262.838 tấn, tăng 62,2% so với năm 2000. Đến năm 2006, sản lượng dứa cả nước đạt 534,3 ngàn tấn và năm 2007 là 529,1 ngàn tấn. Trang 14
- Cây nhãn, vải, chôm chôm Nhóm quả đặc sản, trong đó có nhãn, vải, chôm chôm mấy năm gần đây phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng, được trồng trọt rộng rãi ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp. Năm 2005, diện tích gieo trồng nhãn, vải, chôm chôm ước đạt 161.244 ha, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2000. Diện tích gieo trồng nhãn, vải, chôm chôm tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc Bộ (45.992 ha) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (50.697 ha), chiếm 70% diện tích gieo trồng của cả nước. Các tỉnh trồng nhãn, vải, chôm chôm nhiều nhất là Bắc Giang (23.338 ha), Thái Nguyên ( 4.543 ha), Quảng Ninh (3.505 ha) thuộc Đông Bắc Bộ; Bến tre (14.028 ha), Tiền Giang (11.694 ha) thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng nhãn, vải, chôm chôm của cả nước cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2005, sản lượng nhãn, vải, chôm chôm đạt 545.408 tấn, tăng 27% so với năm 2004 và tăng gấp 2,4 lần so với năm 2000. 1.3.2.2 Tình hình sản xuất rau Trong những năm gần đây, sản xuất rau của cả nước có xu hướng gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Mức độ tăng bình quân hàng năm về diện tích là 4,6%, về năng suất là 0,7% và về sản lượng là 5,1%. Năng suất rau bình quân cả nước tăng chậm khoảng 11,8-12,6 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất nhiều loại rau quả như bắp cải, dưa chuột, cà chua…. của các vùng truyền thống cao hơn. Ví dụ năng suất bắp cải 40-60 tấn/ha, cà chua 20-40 tấn/ha. Về sản lượng có gia tăng, do diện tích rau những năm gần đây tăng nhanh. Năm 2005, diện tích rau cả nước đạt 586,5 ngàn ha, sản lượng ước đạt 7.756,6 ngàn tấn. Năm 2007, diện tích rau cả nước đạt 910 ngàn ha, sản lượng ước đạt 10.969,3 ngàn tấn Cũng như các loại quả, rau có mặt hầu khắp các tỉnh, thành phố, với quy mô, chủng loại khác nhau. Trải qua quá trình sản xuất lâu dài, đã hình thành những vùng chuyên doanh với những kinh nghiệm truyền thống, trong các điều kiện sinh thái khác nhau. Sản xuất rau chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và Đà Lạt. Vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là vùng rau lớn của cả nước, sản lượng chiếm 54% và diện tích chiếm 58% so với cả nước. Trang 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn