Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng, sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số cây rừng ngập mặn tại tỉnh Hà Tĩnh
lượt xem 7
download
Mục đích của đề tài là đánh giá được hiện trạng, sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số loài cây rừng ngập mặn (đánh giá 3 loài Đâng, Đưng, Mắm biển), từ đó đề xuất chọn loài và kỹ thuật trồng các loài cây này ở khu vực nghiên cứu tại tỉnh Hà Tĩnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng, sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số cây rừng ngập mặn tại tỉnh Hà Tĩnh
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thừa Thiên Huế, tháng 4 năm 2016 Tác giả Trần Thị Huyền PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này, với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy, cô giáo Khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông lâm Huế, Phòng Đào tạo Sau Đại học, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc học tập, nghiên cứu. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Đặng Thái Dương, người đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh; UBND xã Thạch Môn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện về tinh thần, vật chất để cho tôi hoàn thành luận văn này đúng thời hạn. Mặc dù nhận được nhiều sự giúp đỡ, bản thân đã cố gắng nỗ lực nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thừa Thiên Huế, tháng 4 năm 2016 Tác giả Trần Thị Huyền PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ có chiều dài bờ biển là 137 km. Khu vực Hà Tĩnh có những cánh rừng ngập mặn đã góp phần bảo vệ cuộc sống và sản xuất cho cư dân sống ven biển. Tuy nhiên, là một khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, chịu sự tác động mạnh của biến đổi khí hậu (BĐKH). Diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh đang bị thu hẹp. Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài: “Đánh giá hiện trạng, sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số cây rừng ngập mặn tại tỉnh Hà Tĩnh” nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất cho việc lựa chọn loài cây trồng phù hợp, có khả năng thích ứng cao với điều kiện lập địa của vùng nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu năng phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên một cách có hiệu quả. Đề tài đã đánh giá được hiện trạng rừng và hiện trạng quản lý rừng ngập mặn của tỉnh Hà Tĩnh: Tổng diện tích rừng ngập mặn tại tỉnh Hà Tĩnh có diện tích là 752,6 ha, trong đó có 32 ha rừng tự nhiên phòng hộ và 720,6 ha rừng trồng phòng hộ. Trong 8 loài thực vật chính tham gia RNM tỉnh Hà Tĩnh thì loài Bần chua và Đâng là 2 loài có các chỉ tiêu tăng trưởng vượt trội nhất. Đề tài đã mô tả được đặc điểm hình thái và sinh thái của 3 loài cây với một số đặc điểm chủ yếu: Đâng (Rhizophora stylosa) là cây gỗ cao 8-10 m. Đâng là loài cây nằm trong hệ sinh thái rừng ngập ven biển miền Bắc Việt Nam, nơi có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22,2-24ºC; Đưng (Rhizophora stylosa) là cây gỗ cao 20-30 m. Đưng là loài cây nằm trong hệ sinh thái rừng ngập ven biển Nam Bộ, ưa khí hậu nóng ẩm; Mắm biển (Avicennia marina) là cây gỗ cao 10 m. Mắm biển là cây tiên phong ở vùng đất ngập nước, ở vùng bở biển và đầm lầy, nhiệt độ trung bình năm 17-26oC. Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng thích ứng và tăng trưởng của 3 loài cây ở giai đoạn 3 tháng sau khi trồng có kết quả như sau: ở vị trí ngập 20-40 m cho tăng trưởng về chiều cao vút ngọn và số lá tốt nhất; kích thước hố 30x30x30 cm cho tăng trưởng về chiều cao vút ngọn và số lá tốt nhất. Trong đó, loài Đưng có thích ứng cao nhất, cây trồng có tỷ lệ sống và lượng tăng trưởng cao. Sau đó là loài Đâng và loài Mắm biển. Đề tài dựa trên điều tra hiện trạng quản lý và phát triển rừng ngập mặn đã đưa ra được một số giải pháp quản lý rừng ngập mặn: (1) Về tổ chức hệ thống quản lý, (2) Về quy hoạch sử dụng đất, rừng ngập mặn, (3) Về giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp, (4) Về quản lý rừng theo hướng phát triển; Giải pháp phát triển rừng: (1) Về quy hoạch vùng trồng, (2) Về giải pháp gây trồng RNM. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii MỤC LỤC ............................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn .................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3 1.1.1. Định nghĩa chung về rừng ngập mặn ............................................................. 3 1.1.2. Về phân bố của rừng ngập mặn ................................................................... 10 1.1.3. Mối liên hệ giữa đặc điểm phân bố thực vật và chế độ ngập triều ............... 11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................ 12 1.2.1. Rừng ngập mặn trên thế giới ....................................................................... 12 1.2.2. Rừng ngập mặn ở Việt Nam ........................................................................ 16 1.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI CỦA 3 LOÀI CÂY: ĐÂNG, ĐƯNG VÀ MẮM BIỂN ................................................................................................... 24 1.3.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái của cây Đâng (Đước Vòi).............................. 24 1.3.2. Đặc điểm hình thái, sinh thái của cây Đưng (Đước Xanh) ........................... 25 1.3.3. Đặc điểm hình thái, sinh thái của cây Mắm biển ......................................... 26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 28 2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 28 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 28 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 28 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................... 28 2.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội .............................................................. 28 2.2.2. Hiện trạng rừng và quản lý rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh ............................ 28 2.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng loài cây Đâng, Đưng, Mắm biển ................. 29 2.2.4. Đề xuất giải pháp quản lý và gây trồng loài cây Đâng, Đưng, Mắm biển tại tỉnh Hà Tĩnh ......................................................................................................... 29 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 29 2.3.1. Điều tra và bố trí thí nghiệm ....................................................................... 29 2.3.2. Thu thập số liệu .......................................................................................... 30 2.3.3. Xử lý số liệu ............................................................................................... 31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 35 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH ................... 35 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 35 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .............................................................................. 43 3.2. HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ QUẢN LÝ RỪNG NGẬP MẶN CỦA TỈNH HÀ TĨNH .................................................................................................................... 47 3.2.1. Hiện trạng về diện tích và phân bố rừng ngập mặn...................................... 47 3.2.2. Thành phần loài thực vật rừng ngập mặn .................................................... 51 3.2.3. Hiện trạng sinh trưởng một số loài cây ngập mặn chủ yếu .......................... 54 3.2.4. Hiện trạng quản lý rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh ......................................... 54 3.3. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GÂY TRỒNG 3 LOÀI CÂY: ĐÂNG, ĐƯNG VÀ MẮM BIỂN TẠI TỈNH HÀ TĨNH ....................................................................... 58 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trồng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Đâng, Đưng và Mắm biển ..................................................................................... 58 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hố đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Đâng, Đưng và Mắm biển .............................................................................. 70 3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ GÂY TRỒNG 3 LOÀI CÂY ĐÂNG, ĐƯNG VÀ MẮM BIỂN TẠI TỈNH HÀ TĨNH ..................................................... 81 3.4.1. Giải pháp về quản lý ................................................................................... 81 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.4.2. Giải pháp gây trồng cây Đâng, Đưng và Mắm biển ..................................... 84 PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 91 4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 91 4.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 94 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ BĐKH Biến đổi khí hậu ĐTQHR Điều tra quy hoạch rừng FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới KT - XH Kinh tế - Xã hội MHWL Mực nước trung bình cao MSL Mực nước biển trung bình NTTS Nuôi trồng thủy sản Công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý, RAMSAR thích đáng các vùng đất ngập nước RNM Rừng ngập mặn Sở KH & CN Sở Khoa học và Công nghệ Sở NN & PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TVNM Thực vật ngập mặn UBND Ủy ban nhân dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Phân loại chế độ ngập triều ................................................................... 11 Bảng 1.2. Diện tích RNM thế giới ........................................................................ 12 Bảng 1.3. Diện tích RNM Việt Nam ..................................................................... 18 Bảng 3.1. Thống kê một số chỉ tiêu khí tượng trong 5 năm 2010 - 2014 ............... 37 Bảng 3.2. Phân bố diện tích đất đai theo đơn vị hành chính .................................. 39 Bảng 3.3. Diện tích, cơ cấu các loại đất tỉnh Hà Tĩnh ........................................... 40 Bảng 3.4. Bảng trích yếu dân số và lao động từ 2010 - 2014 ................................ 43 Bảng 3.5. Các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế ............................................................... 45 Bảng 3.6. Diện tích đất RNM tỉnh Hà Tĩnh ( ĐVT: ha ) ....................................... 47 Bảng 3.7. Thành phần loài thực vật ngập mặn ở Hà Tĩnh ...................................... 51 Bảng 3.8. Tình hình sinh trưởng một số loài cây ngập mặn chủ yếu ..................... 54 Bảng 3.9. Kết quả phân tích SWOT trong công tác quản lý RNM......................... 57 Bảng 3.10. Tỷ lệ sống loài Đâng ở các vị trí trồng ................................................ 58 Bảng 3.11. Tỷ lệ sống loài Đưng ở các vị trí trồng................................................ 59 Bảng 3.12. Tỷ lệ sống loài Mắm biển ở các vị trí trồng ........................................ 60 Bảng 3.13. Lượng sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và số lá của loài Đâng ........ 62 Bảng 3.14. Lượng sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và số lá của loài Đưng ....... 64 Bảng 3.15. Lượng sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và số lá của loài Mắm biển 67 Bảng 3.16. Tỷ lệ sống loài Đâng trên các kích thước hố khác nhau ...................... 70 Bảng 3.17. Tỷ lệ sống loài Đưng trên các kích thước hố khác nhau ...................... 71 Bảng 3.18. Tỷ lệ sống loài Mắm biển trên các kích thước hố khác nhau ............... 72 Bảng 3.19. Lượng sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và số lá của loài Đâng ........ 73 Bảng 3.20. Lượng sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và số lá của loài Đưng ....... 76 Bảng 3.21. Lượng sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và số lá của loài Mắm biển 78 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Biểu đồ diện tích RNM Việt Nam qua các năm ................................ 17 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tỷ lệ sống loài Đâng ở các vị trí trồng .................................. 59 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tỷ lệ sống loài Đưng ở các vị trí trồng.................................. 60 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tỷ lệ sống loài Mắm biển ở các vị trí trồng........................... 61 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ sinh trưởng chiều cao vút ngọn của loài Đâng ở các vị trí trồng ..................................................................................................................... 62 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ sinh trưởng số lá của loài Đâng ở các vị trí trồng ................. 63 Biểu đồ 3.6. Biểu đồ sinh trưởng chiều cao vút ngọn của loài Đưng ở các vị trí trồng ..................................................................................................................... 65 Biểu đồ 3.7. Biểu đồ sinh trưởng số lá của loài Đưng ở các vị trí trồng ................ 66 Biểu đồ 3.8. Biểu đồ sinh trưởng chiều cao vút ngọn của loài Mắm biển ở các vị trí trồng ............................................................................................................................. 67 Biểu đồ 3.9. Biểu đồ sinh trưởng số lá của loài Mắm biển ở các vị trí trồng ......... 68 Biểu đồ 3.10. Biểu đồ tỷ lệ sống loài Đâng trên các kích thước hố khác nhau ....... 70 Biểu đồ 3.11. Biểu đồ tỷ lệ sống loài Đưng trên các kích thước hố khác nhau ...... 71 Biểu đồ 3.12. Biểu đồ tỷ lệ sống loài Mắm biển trên các kích thước hố khác nhau 72 Biểu đồ 3.13. Biểu đồ sinh trưởng chiều cao vút ngọn của loài Đâng ................... 74 trên các kích thước hố khác nhau .......................................................................... 74 Biểu đồ 3.14. Biểu đồ sinh trưởng số lá của loài Đâng trên các kích thước hố khác nhau 75 Biểu đồ 3.15. Biểu đồ sinh trưởng chiều cao vút ngọn của loài Đưng ................... 76 trên các kích thước hố khác nhau .......................................................................... 76 Biểu đồ 3.16. Biểu đồ sinh trưởng số lá của loài Đưng trên các kích thước hố khác nhau77 Biểu đồ 3.17. Biểu đồ sinh trưởng chiều cao vút ngọn của loài Mắm biển ............ 79 trên các kích thước hố khác nhau .......................................................................... 79 Biểu đồ 3.18. Biểu đồ sinh trưởng số lá của loài Mắm biển .................................. 80 trên các kích thước hố khác nhau .......................................................................... 80 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Quan hệ giữa RNM và nguồn lợi thủy sản ............................................... 7 Hình 1.2. Hình thái cành, lá và trái Đâng .............................................................. 24 Hình 1.3. Hình thái cành, lá và trái Đưng ............................................................. 25 Hình 1.4. Hình thái cành, lá và trái Mắm .............................................................. 26 Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh ............................................................ 35 Hình 3.2. Nuôi tôm trong RNM ............................................................................ 46 Hình 3.3. Bến tàu thuyền trong RNM ................................................................... 46 Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức quản lý và chức năng của các bên liên quan .................... 55 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Rừng ngập mặn là dạng cấu trúc thực vật đặc trưng của vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, là một trong những hệ sinh thái rừng ngập nước quan trọng (Tomlinson, 1986; FAO, 1994). Bên cạnh việc cung cấp những sản phẩm có giá trị từ rừng như gỗ, tinh dầu, củi, tannin, thức ăn, rừng ngập mặn còn là nơi cư ngụ của nhiều loài hải sản, chim và nhiều động vật khác (Phan Nguyên Hồng, 1999; Nguyễn Hoàng Trí, 1999; Kathiresan, 2005). Rừng ngập mặn bảo vệ và cố định đất vùng ven biển, cửa sông, chống lại ảnh hưởng của sóng, gió, bảo tồn đa dạng sinh học và giảm thiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (Sememi, 1998; FAO, 2007). Việt Nam với bờ biển dài 3260 km, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão và triều cường gây thiệt hại lớn. Những tổn thất về nguồn tài nguyên và môi trường ven biển ngày càng thấy rõ. Đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu, trong khi Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa này mà tác nhân chủ yếu là từ phía biển. Theo các chuyên gia về môi trường, rừng ngập mặn đóng vai trò tích cực trong việc góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng như thiệt hại do BĐKH có thể gây ra. Ngày nay, với các giá trị to lớn về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, môi trường, rừng ngập mặn đã và đang thu hút sự quan tâm, bảo vệ, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Từ những thập niên 1960 có nhiều nghiên cứu về rừng ngập mặn đã được tiến hành ở nhiều khía cạnh khác nhau như: sự đa dạng về loài, phân bố, cấu tạo giải phẫu, giá trị sử dụng của các loài sinh vật rừng ngập mặn, sự sinh trưởng của các thực vật, năng suất, sinh khối,... Trong đó khả năng thích ứng của các loài cây ngập mặn trên các vùng đất và khí hậu khác nhau cũng là một trong những nội dung được các nhà khoa học chú ý. Mặt khác, vấn đề về an ninh quốc phòng vùng biển đảo đang đặt ra hết sức bức thiết hiện nay. Để bảo vệ đất sản xuất, bảo vệ cuộc sống của người dân và bảo đảm an ninh quốc phòng cần xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển, trong đó vai trò quan trọng là xây dựng và phát triển hành lang xanh, chắn sóng, gió biển. Trong điều kiện cực đoan về lập địa, thời tiết khí hậu khắc nghiệt và tác động mạnh, thường xuyên của sóng gió - bão… để phát triển vành đai xanh ven biển là việc làm rất khó khăn; do vậy, rất cần có một nghiên cứu thử nghiệm gây trồng một số loài cây ngập mặn tại một số địa phương của nước ta nhằm mục tiêu bảo vệ bờ biển, bảo vệ các hoạt động sản xuất, dân sinh và an ninh quốc phòng. Các nghiên cứu thành phần, cấu trúc và mối liên hệ giữa sự phân bố thực vật với điều kiện đất đai, chế độ ngập triều đã tạo điều kiện nâng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 cao sự hiểu biết về hệ sinh thái rừng, từ đó giúp cho việc quản lý, sử dụng, bảo tồn tài nguyên một cách có hiệu quả trên các dạng đất bãi bùn ngập mặn ven biển. Kỹ thuật gieo ươm, thu hái, bảo quản hạt giống và gây trồng một số loài cây trồng chủ yếu, cũng được nghiên cứu khá đầy đủ kể cả trong nước và trên thế giới. Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 137 km. Khu vực Hà Tĩnh có những cánh rừng ngập mặn đã phát huy hiệu quả bảo vệ cuộc sống và sản xuất cho cư dân sống ven biển. Tuy nhiên, là một khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, chịu sự tác động sâu rộng của BĐKH thì diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh đang bị thu hẹp dần. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng, sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số cây rừng ngập mặn tại tỉnh Hà Tĩnh” nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra những kiến nghị/đề xuất cho việc lựa chọn loài cây trồng phù hợp, có khả năng thích ứng cao với điều kiện lập địa của vùng nghiên cứu, góp phần nâng cao công tác quản lý, sử dụng, bảo tồn tài nguyên một cách có hiệu quả. 2. Mục đích của đề tài Đánh giá được hiện trạng, sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số loài cây rừng ngập mặn (đánh giá 3 loài Đâng, Đưng, Mắm biển), từ đó đề xuất chọn loài và kỹ thuật trồng các loài cây này ở khu vực nghiên cứu tại tỉnh Hà Tĩnh. 3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu là tài liệu, căn cứ khoa học khẳng định sự phân bố loài nói riêng và RNM nói chung tại khu vực tỉnh Hà Tĩnh đồng thời là cơ sở luận chứng khoa học giúp cho các nhà quản lý, nhà lập chính sách có căn cứ trong việc hoạch định chính sách, kế hoạch hành động, giải pháp quản lý hữu hiệu tài nguyên rừng ngập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu ở miền Trung nói riêng và của Việt Nam nói chung. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài cung cấp thêm kết quả về hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Hà Tĩnh và bổ sung thêm những thông tin giúp cho công tác tìm hiểu, đánh giá tài nguyên rừng ngập mặn hoàn thiện hơn. Kết quả nghiên cứu và các tài liệu, số liệu trong đề tài có thể sử dụng lâu dài cho các mục đích khác trên địa bàn nghiên cứu. Khẳng định vai trò của rừng ngập mặn ở địa bàn nghiên cứu, xác định được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong việc quản lý rừng ngập mặn tại địa phương. Đề xuất kỹ thuật gây trồng và giải pháp quản lý rừng ngập mặn theo hướng bền vững. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Định nghĩa chung về rừng ngập mặn 1.1.1.1. Rừng ngập mặn Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về rừng ngập mặn (RNM); tuy nhiên, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau thì RNM được hiểu theo mỗi cách khác nhau. RNM là một trong những loại hình đất ngập nước (wetlands) quan trọng nhất (IUCN, 1990) nằm ở đầu bảng phân loại đất ngập nước của RAMSAR. RNM (mangrove forest) là thuật ngữ mô tả một vùng thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hình thành trên nền các thực vật vùng triều với tổ hợp động, thực vật đặc trưng. Trong hệ sinh thái này động vật, thực vật và vi sinh vật trong đất và môi trường tự nhiên được liên kết với nhau thông qua quá trình trao đổi và đồng hoá năng lượng. Các quá trình nội tại như cố định năng lượng, tích luỹ sinh khối, phân huỷ vật chất hữu cơ và chu trình dinh dưỡng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các nhân tố bên ngoài gồm cung cấp nước, thuỷ triều, nhiệt độ và lượng mưa. Thuật ngữ “Thực vật ngập mặn” được nêu lên từ những năm 1613 và nó thường được hiểu như là từ ghép giữa tiếng Bồ Đào Nha là “mangue - ngập mặn” và một từ tiếng Anh là “grove - khu rừng nhỏ” . FAO (1994) đã đưa ra định nghĩa về rừng về RNM như sau: RNM là những dạng cấu trúc thực vật đặc trưng của vùng duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt đới bảo vệ bờ, gồm các loại rừng: Rừng bờ biển (coastal woodland), rừng thủy triều (tidal forest) và RNM (mangrove forest). RNM là rừng của các loài cây nhiệt đới và cây bụi có rễ mọc từ các trầm tích nước mặn nằm giữa khu vực giữa bờ biển và biển. RNM là một loại hình phát triển dọc theo các bãi bùn thủy triều và dọc theo các vùng nước nông ven biển, mở rộng vào vùng nội địa dọc theo sông, suối và các nhánh sông nơi có nguồn nước lợ (Melana, 2000). Theo nghĩa rộng RNM có thể được định nghĩa như là những loài thực vật cây gỗ xuất hiện tại môi trường nước lợ và vùng ven biển. Chúng bị giới hạn bởi vùng thủy triều - đó là vùng ven biển bắt đầu từ mức nước thấp nhất đến mực nước cao nhất. Với một vài ngoại lệ, chúng chỉ xuất hiện tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, và tương đương gần vùng ôn đới là thân cỏ và đầm lầy ngập mặn (FAO, 2007). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 RNM là một loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt trên các bãi bùn lầy ngập nước biển, nước lợ có thủy triều lên xuống hằng ngày. 1.1.1.2. Đa dạng sinh học Ngày nay nghiên cứu về đa dạng sinh học được thế giới rất quan tâm, những quan niệm về đa dạng sinh học đã đi đến một nhận thức chung được nêu trong Công ước về Bảo tồn đa dạng sinh học đã thông qua Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro năm 1992 như sau: “Đa dạng sinh học là sự phong phú và tính muôn màu muôn vẻ của thế giới sinh vật ở tất cả mọi nơi trên đất liền và trên biển. Sự đa dạng đó được thể hiện trong từng loài, giữa các loài và hệ sinh thái”. Thuật ngữ đa dạng sinh học (Biodiversity) dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong hệ sinh thái đất liền, dưới biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái); bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các quần thể hay các hợp phần sinh học khác của hệ sinh thái, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người. Thuật ngữ Đa dạng sinh học được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 và sau khi Công ước Đa dạng sinh học được ký kết (1993) đã được dùng phổ biến trên thế giới. Theo Từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền vững của Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường (2001): “Đa dạng sinh học là thuật ngữ dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các hệ sinh thái trên đất liền, dưới biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên”. Nhìn chung đa dạng sinh học ở vùng ven biển rất phong phú và đa dạng. Tính đa dạng này phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường tự nhiên như nhiệt độ, chế độ nước, môi trường đất. Đối với vùng đất cao, ít ngập triều và không có nước ngọt, đất dễ nhiễm mặn và khô hạn thì đa dạng sinh học nghèo nàn. Đối với vùng ngập nước và bán ngập triều hay còn gọi là đất ngập nước, thì đa dạng sinh học phong phú hơn nhiều. 1.1.1.3. Vai trò của rừng ngập mặn đối với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế a. Vai trò của rừng ngập mặn đối với phát triển kinh tế Hệ sinh thái RNM đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên và môi trường cửa sông, ven biển phục vụ cho kinh tế - xã hội và cộng đồng thể hiện qua các chức năng và dịch vụ như: Cung cấp O2 và hấp thụ CO2 cải thiện điều kiện khí hậu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 khu vực như các loại rừng khác; Tích luỹ cacbon; Cung cấp thức ăn, nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng con non và là vườn ươm cho các loài thủy sản ven biển, nơi ở cho các loài chim di cư; Góp phần giảm thiểu tác hại của gió, bão, nước biển dâng và sóng thần; Làm tăng lượng bồi tụ trầm tích, mở rộng đất đai bờ cõi; Lọc nước và hấp thụ các chất độc hại, ô nhiễm vùng cửa sông ven biển; Lưu giữ nguồn gen; Cung cấp phương tiện thông tin cho nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, giữ gìn bản sắc văn hoá và tín ngưỡng; Du lịch và các dịch vụ khác. - Cung cấp các sản phẩm lâm nghiệp: Công dụng của các loài thực vật rất đa dạng. Tỷ lệ các loài được sử dụng so với tổng số loài rất lớn. Đã từ lâu các loài thực vật này cung cấp cho các vùng ven biển những nhu cầu cấp thiết hàng ngày như gỗ xây dựng, lá lợp nhà, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chất đốt, thức ăn gia súc... Ở Việt Nam, trong các loài cây ngập mặn đã được thống kê có một số loài có thể xếp vào các nhóm công dụng chủ yếu sau (Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản, 1984, 1997): 30 loài cây cho gỗ, than, củi; 14 loài cây cho tannin; 24 loài cây làm phân xanh, cải tạo đất hoặc giữ đất; 21 loài cây dùng làm thuốc; 9 loài cây chủ thả cánh kiến đỏ; 21 loài cây cho mật nuôi ong; 1 loài cho nhựa để sản xuất nước giải khát, đường, cồn. Ngoài ra còn một số loài cây sử dụng cho công nghiệp như làm nút chai, cốt mũ, cho sợi. Cũng còn một số công dụng chưa được chú ý như làm giấy, ván ép. Các loại gỗ của RNM thích hợp với nhiều công dụng: phần lớn được dùng làm cột kèo, xẻ ván làm sàn nhà, đóng các đồ dùng thông thường của địa phương. Ở nhiều nước cũng dùng làm gỗ tà vẹt, chống lò. Than Đước, Vẹt được ưa chuộng, phần lớn than đều ít khói, nhiệt lượng cao: 1kg than đước cho 6.675 kcal và than Vẹt là 6.375 kcal. Than Đước còn được dùng trong kĩ nghệ luyện kim. Loại than cốc vàng được dùng để chạy máy tàu trong thời đại chiến thế giới thứ II. Một sản phẩm quan trọng khác của rừng là Tanin. So với các loài thực vật khác lượng Tanin của vỏ nhiều cây ngập mặn khá cao và chất lượng tốt. Tỉ lệ Tanin ở các loài biến động từ 4,6-35,5%. Tanin được dùng trong công nghệ thuộc da, nhuộm vải sợi, nhuộm lưới đánh cá, làm keo dán, trong công nghệ dược phẩm, kỹ nghệ in… Tùy từng vùng mà khai thác các loại vỏ khác nhau. Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng chủ yếu khai thác các loại vỏ Vẹt, Trang, Sú còn ở Nam Bộ khai thác vỏ Đước, Dà (Nguyễn Hoàng Trí, 1986). Vỏ của một số loài cây có khả năng phục hồi rất nhanh, nên có thể bóc vỏ lâu dài, khoảng cách giữa hai lần bóc vỏ là 5 năm. Ngoài những cây chủ yếu cung cấp gỗ, than, củi, tannin, còn phải kể đến Dừa nước. Giá trị của Dừa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 nước từ bao đời nay người dân vùng ven biển, cửa sông đã biết dùng lá dừa nước để lợp nhà, làm vách, các dụng cụ trong gia đình như chổi, gàu múc nước, giỏ, túi xách… - Tài nguyên động vật: RNM là nơi sống và sinh sản của nhiều loài động vật có giá trị kinh tế và môi trường. Trước hết phải kể đến các loài như hải sản tôm, cua, cá, sò, vạng… Các loài động vật này tập trung nhiều xung quanh gốc cây ngập mặn. RNM đã cung cấp thức ăn, bãi đẻ và nơi sinh sống của chúng. Lá và các bộ phận khác của cây rụng xuống được vi sinh vật phân huỷ là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều động vật vùng triều. Mặt khác, hệ thống rễ cây chằng chịt đã giữ phù sa, tán lá cây che bớt nắng tạo môi trường nuôi dưỡng cho nhiều loài hải sản có giá trị như tôm, cua, sò, hến… Vì vậy, RNM là môi trường rất thuận lợi để nuôi tôm, cua, cá và các loài động vật nước lợ khác. Tuy nhiên, nuôi trồng hải sản cần chú ý chỉ sử dụng một phần diện tích phù hợp, khoảng 20-30% diện tích rừng và phải ứng dụng các kỹ thuật làm đầm, nuôi trồng thích hợp để bảo vệ môi trường, hạn chế việc gây ô nhiễm, tránh dịch bệnh cho vật nuôi thì mới có hiệu quả kinh tế cao và nuôi trồng được lâu dài. Hơn nữa, nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản phụ thuộc rất nhiều vào RNM. Mất rừng thì môi trường ven biển biến đổi và nguồn hải sản cũng mất dần. Bên cạnh đó RNM còn là nơi thu hút nhiều loài chim nước và chim di cư tạo thành các sân chim lớn với hàng vạn chim non và dơi quạ trong mùa sinh sản. Ở tỉnh Cà Mau có 10 sân chim, dơi quạ trong đó sân chim lớn nhất là Tân Khánh rộng 130 ha, đây được xem là sân chim lớn nhất Đông Nam Á. - Sản phẩm nông nghiệp: + Thức ăn cho gia súc: Lá cây ngập mặn chứa nhiều chất đạm là nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm rất tốt, nhất là lá cây Mắm. Nhiều địa phương đã biết khai thác lá cây và các loại động vật khác như còng, sò, vạng trong RNM để chế biến thức ăn gia súc, nuôi cá lồng, nuôi cua rất hiệu quả. + Phân xanh: Do lá cây ngập mặn có hàm lượng đạm cao lại chứa nhiều muối khoáng nên là nguồn phân xanh bón ruộng rất tốt, đặc biệt là lá cây Mắm. Ở nước ta, nhân dân vùng ven biển Quảng Ninh thường cắt lá Mắm dùng làm men ủ với các loại phân xanh khác rất chóng hoai mục. Phân xanh bằng lá cây ngập mặn bón cho cây trồng thì ít bị sâu bệnh và nấm. - Hoạt động du lịch: Trong hoạt động du lịch, RNM là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá. Ở Việt Nam, những năm gần đây khách du lịch ngày càng có xu hướng tìm đến tham quan nghiên cứu các khu RNM, theo đó nguồn lợi ngành du lịch thu được từ hệ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 sinh thái RNM tăng lên. RNM thực sự trở thành đối tượng tiềm năng đối với hoạt động khai thác phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. b. Vai trò của rừng ngập mặn đối với tài nguyên thiên nhiên Bản thân cây RNM đã là một trong các dạng tài nguyên tự nhiên có khả năng tái tạo, song kéo theo nó là sự quần tụ của các loài sinh vật khác, từ những loài động vật không xương sống kích thước nhỏ đến những loài động vật có xương sống kích thước lớn, từ những loài sống trong nước biển đến những sinh vật sống trên cạn. Điều đó nói lên rằng RNM không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển đồng thời còn là nơi “ương ấp” những cơ thể non của nhiều loài sinh vật biển, nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển (Mohamed & Rao, 1971; Frusher, 1983). - Duy trì nguồn lợi thuỷ sản tiềm tàng cho sự phát triển một nghề cá bền vững của đới ven bờ: Trước năm 1969, trong số hơn 5000 thư mục nghiên cứu RNM thế giới chưa có một tài liệu nào đề cập đến vai trò của RNM đối với hải sản W.E. Odum là nhà khoa học người Mỹ đầu tiên tìm ra chuỗi thức ăn trong dòng năng lượng ở vùng cửa sông Nam Florida khi trình bày luận án tiến sĩ ở trường Đại học Miami (1969). Sau đó, Odum cùng với Heald (1972), Snedaker và Lugo (1973) tiếp tục công bố một số tài liệu về vai trò của mùn bã thực vật trong mạng lưới thức ăn của quần xã RNM vùng cửa sông. Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng việc đánh bắt thủy sản có năng suất cao chủ yếu ở các vùng nước nông, ven bờ, cửa sông có RNM. Có thể giải thích rằng vùng ngày là nơi tập trung các chất dinh dưỡng do sông mang từ nội địa ra và triều mang từ biển vào. Có một mối liên quan giữa sản lượng và các loài thủy sản đánh bắt được ở rừng ngập mặn. Ở miền Tây Australia, người ta đánh giá là 67% toàn bộ các loài thủy sản có giá trị thương mại đánh bắt được đều phụ thuộc vào RNM ở vùng cửa sông. Hamilton và Snedaker (1984) cho rằng 90% các loài sinh vật biển sống ở vùng cửa sông RNM trong suốt một hoặc nhiều giai đoạn trong chu trình sống của chúng; đối với loài thủy sản, mối quan hệ đó là bắt buộc. Rừng ngập mặn và nghề nuôi trồng hải sản: Từ bao đời nay những người dân ven biển đã biết nuôi cá, ngao sò ở các Hình 1.1. Quan hệ giữa RNM và nguồn lợi thủy sản PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 bãi triều hoặc kênh rạch trong vùng RNM, gần đây là nuôi tôm xuất khẩu. Nhưng mãi những năm 1970, các nhà khoa học mới tìm ra mối quan hệ mật thiết giữa RNM và nguồn lợi hải sản. Những loài hải sản nuôi có giá trị kinh tế cao như tôm, cua… đều có thời gian dài từ hậu ấu trùng đến khi trưởng thành sống trong kênh rạch RNM (tôm) hoặc đào hang dưới gốc cây (cua), sau đó mới ra biển để đẻ, ấu trùng theo dòng triều trở vào sinh sống trong RNM (Hình 1.1.). Nếu không có RNM và các thảm thực vật khác ở vùng cửa sông ven biển thì không thể có tôm bố mẹ (để cho sinh sản nhân tạo). Điều này hình như nhiều người nuôi hải sản không biết nên vẫn tìm mọi cách để phá RNM. RNM cũng là môi trường sống của nhiều loài hải sản khác như cá vược, cá măng, cá đối và một số loài thân mềm giá trị kinh tế cao. Mối liên hệ giữa RNM và ven biển, ven bờ còn thể hiện ở sự trao đổi các dạng sống, ở tập tính sinh thái của các nhóm động vật giữa hai môi trường RNM và biển. Sự xuất khẩu vật chất của 2 môi trường RNM và biển cũng thể hiện mối phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng rất chặt chẽ, trong đó RNM đóng vai trò quan trọng trong sự xuất khẩu nguồn chất dinh dưỡng cho biển. Nguồn sống này cùng với việc nuôi dưỡng các ấu thể của các đàn động vật biển đã giúp cho RNM thực hiện chức năng có một không hai của mình là “duy trì đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật tiềm tàng cho biển”. Nói cách khác, đời sống và nguồn lợi biển phụ thuộc vào số phận và sự phát triển của RNM, cũng như vào những hệ sinh thái khác của vùng cửa sông, ven biển. - Duy trì nguồn dinh dưỡng giàu có đảm bảo cho sự phát triển của các loài sinh vật trong RNM: RNM không chỉ tạo nên năng suất sơ cấp cao dưới dạng cây rừng mà hàng năm còn cung cấp một sản lượng rơi rụng khá lớn để làm giàu cho đất rừng và vùng cửa sông ven biển kế cận. Ngoài các chất thải bã, xác chết của các loài động vật, lượng rơi rụng của bản thân cây rừng được đánh giá vào khoảng 8-20 tấn/ha, trong đó 79,7% là lá. Những sản phẩm này một phần có thể được sử dụng trực tiếp bởi số ít loài động vật, một phần nhỏ nằm dưới dạng chất hữu cơ hoà tan cung cấp dinh dưỡng cho một số loài bằng con đường thẩm thấu. Phần chủ yếu còn lại chuyển thành nguồn thức ăn phế liệu hay cặn vẩn nuôi sống hàng loạt động vật ăn mùn bã thực vật vốn rất đa dạng và phát triển phong phú trong các kênh rạch và bãi triều vùng RNM. - Tác dụng phân huỷ chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cửa sông, ven biển: Nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước (Primavera 2004; Hà và cộng sự 2002; Trang và Hằng 2002) cho thấy RNM là nơi lưu giữ và phân huỷ các chất thải kể cả các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ từ nội địa chuyển ra, các chất ô nhiểm ven biển, như dầu mỏ. Nhờ các vi sinh vật mà các chất này trở thành chất dinh dưỡng cho nhiều sinh vật PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 khác và môi trường được trong sạch. Khả năng sinh kháng sinh của nhiều loài vi khuẩn, nấm men, đặc biệt là nấm sợi có hoạt tính kháng sinh mạnh có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây bệnh cho động, thực vật, làm sạch môi trường bị ô nhiễm ven biển. Trong đất RNM có vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) tạo ra protein tinh thể độc có khả năng tiêu trừ đặc hiệu một số loài côn trùng gây hại cho người và động thực vật như các loài sâu róm, sâu tơ, bọ nẹt, ấu trùng muỗi, sốt rét và sốt xuất huyết. - Điều hoà khí hậu, mở rộng diện tích đất bồi, hạn chế xói lở, xâm nhập mặn và tác hại của gió bão: + Điều hòa khí hậu RNM có tác động điều hòa khí hậu trong vùng. Blasco (1975) nghiên cứu khí hậu và vi khí hậu rừng, đã có nhận xét: “Các quần xã RNM là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt”. Hệ sinh thái RNM giúp cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hoà khí hậu địa phương (nhiệt độ, lượng mưa) và giảm thiểu khí nhà kính. Theo Lê Xuân Tuấn và cộng sự, 2005, hàm lượng CO2 của nước ở trong rừng (7,38mg/l) thấp hơn nơi không có rừng (7,63mg/l). Lượng cacbon tích tụ trên bề mặt đến độ sâu 100cm khoảng từ 71- 82 tấn các bon/ha. Nhờ các tán lá hút CO2 mạnh nên hàm lượng khí CO2 nơi có rừng giảm mạnh, qua đó làm cho pH của nước phù hợp với điều kiện sống của thủy sinh vật. + Mở rộng diện tích đất bồi và hạn chế xói lở Tác dụng của các dải RNM vùng ven biển, cửa sông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển đất bồi tụ, hạn chế xói lở bờ, làm giảm tốc độ gió, sóng và dòng triều vùng có đê ven biển và trong cửa sông. Rễ cây ngập mặn, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng. Mặt khác, RNM có tác dụng hạn chế xói lở và các quá trình xâm thực bờ biển. Ở vùng hạ lưu và cửa biển, cửa sông lớn như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, phù sa thường ngưng đọng ở trên lòng sông và ngoài cửa sông tạo nên những hòn đảo nổi. Trong điều kiện thuận lợi thì chỉ sau một thời gian, các loài cây ngập mặn tiên phong sẽ đến cư trú tạo môi trường cho nhiều loài cây đến sau và đất bồi được nâng dần lên như Cồn Ngạn, Cồn Lu ở Nam Định, Cồn Trong và Cồn Ngoài ở Tây Nam mũi Cà Mau. + Hạn chế xâm nhập mặn Khi RNM chưa bị tàn phá nhiều thì quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và phạm vi hẹp vì khi triều cao, nước đã lan toả vào trong những khu RNM rộng lớn, hệ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió. Khi mất rừng, dòng triều và gió đông bắc đưa nước mặn vào sâu kèm theo sóng đã gây ra xói lở bờ sông và cả các chân đê. Mặt khác nước mặn sẽ thẩm thẩu qua thân đê vào đồng ruộng khiến cho năng suất bị giảm, tình trạng thiếu nước ngọt ảnh hưởng đến sản xuất và sử dụng trong sinh hoạt (Phan Nguyên Hồng, 1997). Nhưng trong những năm gần đây, do phá hầu hết RNM ở ven biển để đắp bờ làm ruộng sản xuất cây nông nghiệp, đặc biệt là việc đắp những dãy bờ lớn để làm đầm tôm quảng canh làm thu hẹp phạm vi phân bố của nước triều ở ven biển, cửa sông. Do đó mà nước mặn theo dòng triều lên, được gió mùa hỗ trợ đã lấn theo các dòng sông vào sâu trong đất liền với tốc độ lớn. Nước mặn vào sâu kèm theo sóng đã gây ra xói lở bờ sông và cả các chân đê. Mặt khác, nước mặn sẽ thẩm thấu qua thân đê vào đồng ruộng khiến cho năng suất bị giảm, tình trạng thiếu nước ngọt ảnh hưởng đến sản xuất và sử dụng trong sinh hoạt. + RNM làm giảm thiểu tác hại của sóng và bão lụt Các dải RNM phòng hộ ven biển đã có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm thiểu tác hại của sóng do bão gây nên, nhờ vậy đã bảo vệ được hệ thống đê biển trong các cơn bão lớn. Qua đó, tài sản và sinh mạng của cộng đồng ven biển cũng được bảo vệ an toàn. Có rất nhiều thực tế chứng minh vai trò bảo vệ đê điều của RNM. Ví dụ: Năm 2001, một cơn bão lớn đổ bộ vào huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhờ các dải RNM trồng ở 9 xã vùng nước lợ nên hệ thống đê sông Nghèn không bị hư hỏng. Nhân dân thị xã Hà Tĩnh có nhận xét: “Nếu không được Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh (SCF-UK) giúp đỡ trồng RNM thì đê Đồng Môn đã bị vỡ và thị xã Hà Tĩnh đã bị ngập sâu, thiệt hại do cơn bão này sẽ khôn lường”. 1.1.2. Về phân bố của rừng ngập mặn Khái niệm về RNM đã được nhiều tác giả đề cập, đáng chú ý là các tác giả như Tomlison P.B (1986) cho rằng RNM là nơi mà các thực vật thân gỗ sinh trưởng và phát triển ở vùng chuyển tiếp giữa đất liền và biển ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nơi chúng có thể tồn tại trong điều kiện độ mặn cao, triều cường, sóng lớn, nhiệt độ cao, trên đất bùn & đất thiếu khí. RNM phân bố trên vùng ven biển nhiệt đới và á nhiệt đới trong khoảng 30o vĩ Bắc đến 30o vĩ tuyến Nam, nhưng chúng phát triển tập trung nhiều nhất ở 10o vĩ tuyến Bắc đến 10o vĩ tuyến Nam (Twilley et al, 1992). Các loài cây lựa chọn phân bố khá rộng rãi và có biên độ sinh thái rộng; loài Đưng phân bố từ vùng Đông Phi, Madagascar, Mauritius tới Đông Nam Á, Australia; loài Đâng chiếm cứ ở Đài Loan, Bắc Úc, Đông Nam Á; loài Bần trắng phân bố ở Đông Phi, Madagascar, Đông Nam Á, Australia, một số đảo vùng Tây Thái Bình Dương; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 453 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
113 p | 236 | 55
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 208 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 167 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 152 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 175 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 140 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
80 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 34 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn