Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý cảnh quan khu nghỉ dưỡng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 8
download
Mục đích của đề tài là xác định hiện trạng cảnh quan ở các khu vực nghỉ dưỡng và thực trạng quản lý cảnh quan ở thành phố Đồng Hới. Đánh giá và phân tích sự hợp lý của hệ thống cảnh quan hiện tại trên các phương diện điều kiện tự nhiên và sinh thái cảnh quan đô thị ở thành phố Đồng Hới. Xây dựng và đề xuất một số giải pháp quy hoạch, tôn tạo hệ thống cảnh quan tại các khu nghỉ dưỡng trên địa bàn thành phố phù hợp với hệ sinh thái nhân văn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý cảnh quan khu nghỉ dưỡng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý cảnh quan khu nghỉ dưỡng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” là kết quả nghiên cứu của tác giả. Các số liệu nghiên cứu, kết quả điều tra, kết quả phân tích trung thực, chưa từng được công bố. Các số liệu liên quan được trính dẫn có ghi chú nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thùa hoặc đã công bố của người khác. Huế, tháng năm 2018 Học viên cao học Phạm Thị Thúy Hằng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, không chỉ do nỗ lực của bản thân tôi, mà còn nhờ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và của các đơn vị hướng dẫn. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn đến toàn thể thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp đã tận tình giảng dạy tôi trên ghế nhà trường. Đặc biệt tôi xin chân thành biết ơn thầy giáo, TS. Ngô Tùng Đức đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin cảm ơn các học viên lớp Cao học Lâm học 22A, những người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi nhận được sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Lãnh đạo Trung tâm Công viên Cây xanh Đồng Hới, Bộ phận quản lý bảo dưỡng cảnh quan thuộc Tập đoàn Trường Thịnh, sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, viên chức Phòng Kế hoạch kỹ thuật, cán bộ và nhân viên trường Đại học Nông Lâm Huế. Tôi xin chân thành cảm ơn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Huế, tháng năm 2018 Học viên cao học Phạm Thị Thúy Hằng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý hệ thống cảnh quan khu vực nghỉ dưỡng ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” được tiến hành từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. Với các phương pháp nghiên cứu thường quy, kết hợp giữa nghiên cứu kỹ thuật và xã hội, nghiên cứu đã đánh giá và xác định được các điểm cơ bản sau: Qua quá trình điều tra hiện trạng, cây xanh tại công viên Nhật Lệ và Sun Spa Resort được phân chia thành ba loại chính, gồm cây gỗ; cây cảnh, cây tạo hình, cây bụi và cây phủ nền. Đa số đều là những loài cây phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương. Tuy nhiên, số lượng, chủng loại, cách phối kết bố trí cây xanh và các yếu tố cảnh quan khác vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Cây xanh trồng tại công viên Nhật Lệ nhìn chung các loài cây lớn tương đối đa dạng và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên chủng loại cây bụi, cây tạo hình, cây cảnh và và phủ nền tương đối ít, chỉ tập trung vào một số loài như Dương liễu, Cau trắng, Ngâu bun, Cẩm tú mai, Chuỗi ngọc, Chè tàu,... Với số lượng loài ít nhưng trồng với mật độ tương đối nhiều gây nên sự nhàm chán. Hình thức phối kết giữa các loại cây trồng chưa đa dạng và chưa phù hợp, chỉ tập trung ở hình thức bố trí cây độc lập và cây theo hàng. Một số địa điểm còn yếu về hình thức bố trí và chủng loại cây. Việc bố trí tiểu cảnh ở các phân khu chức năng tương đối hợp lý, tuy nhiên vẫn còn sơ sài và chưa đa dạng. Hệ thống đài phun nước tường xuyên bị hư hỏng do người dân gây nên và bắt đầu xuống cấp cũng gây mất mỹ quan cho công viên. Hình thức phối kết cây xanh tại Sun Spa Resort tương đối đa dạng và phong phú. Cây xanh được bố trí với nhiều hình thức, nhịp điệu và màu sắc khác nhau tạo nên nhiều cảnh quan cây xanh đẹp. Chủng loại cây xanh ở đây tương đối đa dạng và phong phú. Một số thảm cây và cây bụi có sức sống kém do không thích hợp trồng ở nơi đất cát và nhiều gió biển. Đa số ở đây trồng những loài ít rụng lá, thường xanh, tuy nhiên một số khu vực vẫn xuất hiện hiện tượng cây mọc bụi, cây không khống chế tán khá nhiều. Điều này làm cho một số loài dưới tán của cây phát triển kém, mất thẩm mỹ. Cây xanh một số nơi gần nhà dân và hồ nhân tạo còn hạn chế, mọc dại khá nhiều. Nhìn chung, hình thức và việc bố trí các yếu tố cảnh quan tương đối hợp lý, đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, tại khu vực khu ngoạn cảnh, các yếu tố cây xanh và trang trí khác còn sơ sài, cây xanh chủ yếu là cây Dừa, Cọ dầu, Ngâu, Cỏ Nhật,...một số yếu tố khác như hồ nhân tạo, chòi nghỉ cơ sở vật chất đang xuống cấp, chưa được tu sửa gây mất mỹ quan. Đồng thời, do thời điểm điều tra vào cuối mùa du lịch nên một số cảnh quan bị xuống cấp, chưa bảo dưỡng. Công tác quy hoạch và quản lý hệ thống cảnh quan vẫn còn tồn tại một số mặt yếu kém. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị quản lý và các cơ quan có thẩm quyền. Nhằm nâng cao hơn nữa tính thẩm mỹ cũng như nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv cảnh quan tại hai khu nghỉ dưỡng công viên Nhật Lệ và Sun Spa Resort, tác giả đã sơ đồ hóa phân khu chức năng và hệ thống cảnh quan, đề xuất một số mô hình phối kết cây xanh trong khu nghỉ dưỡng, các giải pháp quy hoạch và tôn tạo cảnh quan, các giải pháp quản lý. Đây sẽ là cơ sở cho việc quy hoạch và quản lý hệ thống cảnh quan sau này tại các khu nghỉ dưỡng trên địa bàn thành phố Đồng Hới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii MỤC LỤC .................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................................................. x MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2 CHƯƠNG 1................................................................................................................. 3 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................ 3 1.1. Tổng quan về cảnh quan ....................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về cảnh quan ..................................................................................... 3 1.1.2. Phân loại các loại hình cảnh quan ..................................................................... 3 1.1.3. Cảnh quan đô thị................................................................................................ 4 1.1.4. Cảnh quan Resort .............................................................................................. 6 1.2. Tổng quan về quy hoạch cảnh quan ...................................................................... 7 1.2.1. Khái niệm........................................................................................................... 7 1.2.2. Các yếu tố của kiến trúc cảnh quan .................................................................... 7 1.2.3. Các nguyên tắc bố cục cảnh quan .................................................................... 11 1.2.4. Đối tượng và nhiệm vụ của kiến trúc cảnh quan............................................ 11 1.2.5. Một số mô hình kiến trúc cảnh quan trong các khu nghỉ dưỡng trên thế giới và ở Việt Nam .................................................................................................................... 12 1.3. Tổng quan về thành phố Đồng Hới ..................................................................... 13 1.3.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 14 1.3.2. Đặc điểm tự nhiên. ........................................................................................... 14 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 1.3.3. Tình hình kinh tế, văn hóa chính trị của thành phố Đồng Hới .......................... 17 1.3.4. Tiềm năng du lịch............................................................................................. 20 1.4. Quy hoạch cây xanh đô thị tại Việt Nam ............................................................. 21 CHƯƠNG 2............................................................................................................... 24 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 24 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 25 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................. 25 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp................................................................ 26 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 26 CHƯƠNG 3............................................................................................................... 27 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 27 3.1. Tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu ........................................................... 27 3.1.1. Công viên Nhật Lệ ........................................................................................... 27 3.1.2. Sun Spa Resort ................................................................................................. 28 3.1.3 Thực trạng chung của công tác quản lý và quy hoạch cảnh quan trên địa bàn thành phố Đồng Hới .................................................................................................. 29 3.2. Hiện trạng cảnh quan tại các khu nghỉ dưỡng ở thành phố Đồng Hới .................. 30 3.2.1. Thành phần chủng loại cây xanh tại các khu nghỉ dưỡng ................................. 30 3.2.2. Số lượng cây xanh tại các khu nghỉ dưỡng ....................................................... 37 3.2.3. Đánh giá phẩm chất cây xanh tại các khu nghỉ dưỡng ..................................... 43 3.2.4. Đánh giá thành phần cảnh quan trong các phân khu chức năng ...................... 50 3.3. Đánh giá công tác quản lý tại các khu nghỉ dưỡng ở thành phố Đồng Hới........... 61 3.3.1. Công tác quản lý tại Công viên Nhật Lệ ........................................................... 61 3.3.2. Công tác quản lý tại Sun Spa Resort ................................................................ 65 3.4. Định hướng quy hoạch, tôn tạo hệ thống cảnh quan tại các khu nghỉ dưỡng và đề xuất giải pháp quản lý ................................................................................................ 66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 3.4.1. Định hướng chung trong quy hoạch, tôn tạo hệ thống cảnh quan tại các khu nghỉ dưỡng ................................................................................................................ 66 3.4.2. Giải pháp quản lý............................................................................................. 71 CHƯƠNG 4............................................................................................................... 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 75 4.1. Kết luận .............................................................................................................. 75 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 77 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 79 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BXD : Bộ Xây dựng CP : Chính phủ NĐ : Nghị Định NXB : Nhà xuất bản QĐ : Quyết định QH : Quốc hội TCN : Trước Công nguyên TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Mật độ dân số tại thành phố Đồng Hới năm 2016 ...................................... 17 Bảng 1.2. Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng .............................................. 21 Bảng 1.3. Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên ............................................................ 21 Bảng 3.1. Danh mục cây gỗ tại công viên Nhật Lệ ..................................................... 31 Bảng 3.2. Danh mục cây cảnh, cây tạo hình tại công viên Nhật Lệ ............................ 32 Bảng 3.3. Danh mục cây trồng viên, cây phủ nền tại công viên Nhật Lệ .................... 32 Bảng 3.4. Danh mục cây gỗ tại Sun Spa Resort.......................................................... 33 Bảng 3.5. Danh mục cây bụi và cây phủ nền tại Sun Spa Resort ................................ 35 Bảng 3.6. Danh mục cây cảnh, cây tạo hình tại Sun Spa Resort ................................. 36 Bảng 3.7. Số lượng cây gỗ tại công viên Nhật Lệ....................................................... 37 Bảng 3.8. Số lượng cây cảnh, cây tạo hình tại công viên Nhật Lệ .............................. 38 Bảng 3.9. Số lượng cây bụi và cây phủ nền tại công viên Nhật Lệ ............................. 39 Bảng 3.10. Số lượng cây gỗ tại Sun Spa Resort ......................................................... 40 Bảng 3.11. Số lượng cây cảnh, cây tạo hình tại Sun Spa Resort ................................. 41 Bảng 3.12. Số lượng cây bụi và cây phủ nền tại Sun Spa Resort ................................ 42 Bảng 3.13. Đánh giá phẩm chất cây gỗ tại công viên Nhật Lệ.................................... 44 Bảng 3.14. Đánh giá phẩm chất cây bụi và cây tạo hình tại công viên Nhật Lệ .......... 47 Bảng 3.15. Đánh giá phẩm chất cây gỗ tại Sun Spa Resort......................................... 48 Bảng 3.16. Cơ cấu phân khu chức năng trong công viên Nhật Lệ............................... 51 Bảng 3.17. Số lượng các yếu tố trang trí tại công viên Nhật Lệ .................................. 53 Bảng 3.18. Tỷ lệ các thành phần cảnh quan trong phân khu chức năng tại công viên Nhật Lệ...................................................................................................................... 53 Bảng 3.19. Cơ cấu phân khu chức năng trong Sun Spa Resort ................................... 55 Bảng 3.20. Tỷ lệ các thành phần cảnh quan trong phân khu chức năng tại Sun Spa Resort ........................................................................................................................ 56 Bảng 3.21. Số lượng một số yếu tố trang trí tại Sun Spa Resort ................................. 57 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 3.1. Phân bố cây gỗ tại công viên Nhật Lệ theo phẩm chất............................ 45 Biểu đồ 3.2. Phân bố cây gỗ tại công viên Sun Spa Resort theo phẩm chất ................ 49 Hình 3.1. Vị trí Công viên Nhật Lệ ............................................................................ 27 Hình 3.2. Vị trí Sun Spa Resort.................................................................................. 28 Hình 3.3. Hiện trạng cây Phượng tại công viên Nhật Lệ ............................................ 45 Hình 3.4. Cây bị nghiêng đổ do thiệt hại bão số 10 năm 2017 .................................... 46 Hình 3.5. Hiện trạng viền cây Chuỗi ngọc bị hư hỏng ................................................ 46 Hình 3.6. Mặt bằng phân khu công viên Nhật Lệ ....................................................... 50 Hình 3.7. Mặt bằng tổng thể cảnh quan công viên Nhật Lệ ........................................ 50 Hình 3.8. Cây xanh che khuất tầm nhìn tại khu dạo ven sông..................................... 51 Hình 3.9. Đường dạo bị xuống cấp trong công viên Nhật Lệ...................................... 52 Hình 3.10. Mặt bằng phân khu Sun Spa Resort .......................................................... 54 Hình 3.11. Mặt bằng tổng thể cảnh quan Sun Spa Resort ........................................... 55 Hình 3.12. Hình thức phối kết cây xanh chủ yếu tại công viên Nhật Lệ ..................... 58 Hình 3.13. Hiện trạng cảnh quan trong khu Bugalow ................................................. 60 Hình 3.14. Hồ nhân tạo tại Sun Spa Resort ................................................................ 61 Hình 3.15. Minh họa hình thức phối kết cây độc lập trong khu nghỉ dưỡng ............... 68 Hình 3.16. Minh họa hình thức phối kết cây theo nhóm trong khu nghỉ dưỡng .......... 69 Hình 3.17. Minh họa hình thức phối kết cây theo hàng trong khu nghỉ dưỡng............ 69 Hình 3.18. Minh họa hình thức phối kết theo mảng cây xanh trong khu nghỉ dưỡng .. 70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay, thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số, kéo theo các vấn nạn như diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu do con người gây ra ngày càng ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động sống thường ngày. Điều này đã và đang thách thức và gây sức ép lên mọi mặt của đô thị, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, các đô thị cần phải tạo ra các khoảng không gian xanh nhằm cân bằng lại hệ sinh thái. Đồng thời, con người ngày càng ý thức được tầm quan trọng của thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày, đòi hỏi cuộc sống tốt đẹp hơn, đặc biệt là nhu cầu về không gian sinh hoạt cộng đồng, nghỉ dưỡng gắn liền với cảnh quan thiên nhiên ngày càng được quan tâm và và chú trọng. Các khu nghỉ dưỡng có một vai trò rất quan trọng trong việc đem lại không gian thư thái, nghỉ ngơi, giải trí sau những ngày làm việc vất vả của con người; và yếu tố cảnh quan chính là nhân tố chính mang lại điều đó. Những không gian trong các công viên, khu nghỉ dưỡng là nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng, giải trí và nghỉ ngơi; đồng thời góp phần tạo dựng các không gian kiến trúc cảnh quan đặc trưng của đô thi cũng như cải thiện môi trường sống. Cây xanh trong các công viên, khu vực nghỉ dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với con người và môi trường đô thị, là một bộ phận trong hệ sinh thái tự nhiên, có tác dụng lớn trong việc cải thiện khí hậu, bảo vệ môi trường sống, ngoài ra còn có tác dụng hút khí CO2, cung cấp O2 và ngăn giữ các chất bụi độc hại. Cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ồn, nhất là ở khu vực nội thành. Đặc biệt, công viên – cây xanh – mặt nước là một trong những yếu tố nghệ thuật bố cục không gian và cảnh quan đô thị, tạo bản sắc cho đô thị. Đồng Hới những năm gần đây là một trong những đô thị mới phát triển theo hướng du lịch, vì vậy cảnh quan là một nhân tố rất quan trọng trong sự phát triển đó. Tuy nhiên, hệ thống cảnh quan hiện hữu chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của người dân cũng như khách du lịch. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, với sự tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả đã ý thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, từ đó đã thúc đẩy thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý hệ thống cảnh quan khu vực nghỉ dưỡng ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” với mong muốn định hướng phát triển cảnh quan trong các khu nghỉ dưỡng của thành phố cũng như quản lý một cách hiệu quả nhất hệ thống cảnh quan trong tương lai. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Xác định hiện trạng, đề xuất giải pháp quy hoạch và quản lý cảnh quan khu vực nghỉ dưỡng ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định hiện trạng cảnh quan ở các khu vực nghỉ dưỡng và thực trạng quản lý cảnh quan ở thành phố Đồng Hới. - Đánh giá và phân tích sự hợp lý của hệ thống cảnh quan hiện tại trên các phương diện điều kiện tự nhiên và sinh thái cảnh quan đô thị ở thành phố Đồng Hới. - Xây dựng và đề xuất một số giải pháp quy hoạch, tôn tạo hệ thống cảnh quan tại các khu nghỉ dưỡng trên địa bàn thành phố phù hợp với hệ sinh thái nhân văn. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1) Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở đánh giá hiện trạng cảnh quan tại các khu nghỉ dưỡng ở thành phố Đồng Hới, đề tài sẽ góp phần xây dựng và đề xuất phương án bố trí và quản lý hệ thống cảnh quan theo phương pháp tiếp cận sinh thái nhân văn. 2) Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở cho việc quản lý cảnh quan khu vực nghỉ dưỡng trên địa bàn thành phố, cũng như góp phần định hướng quy hoạch, thiết kế cảnh quan phù hợp với việc mở rộng và phát triển của thành phố Đồng Hới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về cảnh quan 1.1.1. Khái niệm về cảnh quan Khái niệm cảnh quan trên quan điểm sinh thái học: Cảnh quan là một khu vực không đồng nhất được cấu thành bởi một cụm của các hệ sinh thái tương tác với nhau, được lặp lại trong không gian, với các kích thước, hình dáng, và quan hệ không gian khác nhau trong khắp cảnh quan. Mỗi cảnh quan có các kiểu địa hình, kiểu thảm thực vật và kiểu kiến trúc khác nhau. Cảnh quan (landscape) là một khu vực rộng rãi có thể nhìn thấy từ một điểm. Định nghĩa này xét trên khía cạnh phạm vi, cung cấp cho ta một cách nhìn hợp lý và dễ hiểu. Định nghĩa, cảnh quan là bao gồm tất cả các nét đặc trưng có thể nhìn thấy của một khu vực bao gồm: Các yếu tố vật lý của địa hình như núi, đồi, nguồn nước như sông, hồ, ao, biển, các yếu tố sống che phủ đất bao gồm cả thảm thực vật bản địa; Các yếu tố con người bao gồm các hình thức sử dụng đất khác nhau, các tòa nhà và các cấu trúc; Các yếu tố tạm thời như ánh sáng và điều kiện thời tiết. Kết hợp cả hai nguồn gốc vật lý tự nhiên và lớp phủ văn hóa do sự hiện diện của con người tạo ra sau nhiều thiên niên kỷ, cảnh quan phản ánh tổng hợp cuộc sống của người dân địa phương và khu vực sống của họ, những điều tạo lên bản sắc của một địa phương hay cả một quốc gia. Cảnh quan, cư dân và tính cách của họ hình thành nên nét đặc trưng của một khu vực mà không nơi nào khác có được. Đây chính là bức tranh toàn cảnh về cuộc sống của cư dân. 1.1.2. Phân loại các loại hình cảnh quan Theo Hàn Tất Ngạn (1996) tùy theo lịch sử hình thành cảnh quan phân ra cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo. Cảnh quan thiên nhiên: Được tạo dựng trong quá trình hình thành và biến đổi của tự nhiên. Một số cảnh quan nổi tiếng thế giới như Sông băng Aletsch, (Thụy Sĩ), Hồ Baikal (Nga), Công viên khủng long (Canada), Quần đảo Galapagos (Ecuador), Dải đại san hô (Úc), Vịnh Hạ Long (Việt Nam)... Trái Đất có một phạm vi rộng lớn bao gồm rất nhiều các loại hình của cảnh quan như: Cảnh quan băng giá của vùng cực Cảnh quan miền núi; Cảnh quan sa mạc khô cằn rộng lớn Cảnh quan ven biển; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Cảnh quan rừng phương bắc Cảnh quan rừng mưa nhiệt đới; Cảnh quan nông nghiệp của vùng ôn đới; Cảnh quan nông nghiệp của vùng nhiệt đới. Cảnh quan nhân tạo: Do con người cải tạo thiên nhiên hay tạo dựng mới. Những cảnh quan thuộc nhóm này như Đền Taj Mahal (Ấn Độ), Khu quần thể Điện Kremlin (Nga), Quảng Trường Thiên An Môn (Trung Quốc), Tháp Ephen (Pháp).… Tùy Địa hình, đặc điểm, cấu trúc, quần thể, kích thước, thời gian… có thể chia chi tiết hơn cho mỗi lọai hình cảnh quan thiên nhiên hay nhân tạo như cảnh quan thuộc dạng: Sông nước Đồi núi, cao nguyên, cảnh quan của quần thể núi lửa phun trào Quần thể hang động Làng mạc vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng Quần thể ruộng bậc thang vùng cao Vùng ngoại ô, đô thị… Cảnh quan nhân tạo là cảnh quan được hình thành do hệ quả tác động của con người làm biến dạng cảnh quan tự nhiên. Sự hình thành và phát triển gắn liền với tiến trình phát triển của khoa học kỹ thuật Bao gồm các thành phần của cảnh quan thiên nhiên và các yếu tố mới do con người tạo ra. Hai yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Tùy theo tương quan tỷ lệ của các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, cảnh quan nhân tạo được chia làm ba loại: Cảnh quan văn hóa (cảnh quan điểm dân dư, cảnh quan nghỉ ngơi – giải trí, cảnh quan vùng công nghiệp); cảnh quan vùng trồng trọt (cảnh quan nông, lâm nghiệp) và cảnh quan vùng phá bỏ (các khu khai thác mỏ lộ thiên và các khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác). 1.1.3. Cảnh quan đô thị Cảnh quan đô thị là khung cảnh bao gồm các thành phần của một hệ sinh thái cùng tồn tại liên kết, xắp xếp và tương tác với nhau trong một không gian nhất định của một độ thị và khung cảnh đó cũng được xem xét với quang cảnh chung quanh rộng lớn hơn. Hệ sinh thái ở đây là hệ sinh thái nhân tạo, do con người tác động vào, cải tạo hoặc hoàn toàn tạo dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu cuộc sống của con người. Cảnh quan đô thị là môi trường nhân tạo phức tạp nhất và là thành phần quan trọng của cảnh quan văn hóa. Ở đó các yếu tố nhân tạo có mật độ tập trung cao nhất trong các loại cảnh quan và thường gây nên những hậu quả không thuận lợi cho môi trường cư trú của con người. Do đó tác động tương hỗ của con người và môi trường xuất hiện ở đây là mạnh mẽ nhất mà trong quá trình tác động đó các yếu tố chủ yếu của cảnh quan đô thị (địa hình đô thị, mặt nước và cây xanh) đóng vai trò chính. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Địa hình đô thị được quan niệm ở đây là cấu trúc về mặt đô thị bao gồm các trạng thái lồi lên, lõm xuống. Sự lồi lõm của các tòa nhà, dãy phố, quần thể công trình và của các con đường, quảng trường, sân, mặt nước, vườn công viên.... Mặt nước và cây xanh là một bộ phận quan trọng của cảnh quan được đưa vào trong không gian đô thị để cải thiện môi trường đã được hình thành bởi cấu trúc bề mặt đô thị, tạo cảnh và trang trí trong lòng không gian. Ngoài ra cây xanh còn có tác dụng chống ồn, cách ly đám cháy, bụi giữa nguồn gây ra với khu sinh sống của con người, cũng như làm thay đổi thành phần hóa học của không khí theo hướng có lợi cho sự sống. Đô thị cổ xưa nhất được ghi nhận là Jerricho được hình thành khoảng 6000 năm TCN ở vùng Trung Đông. Các ngôi nhà có dạng vòm và có các bức tường bằng đất bùn hay gạch khi các bức tường được sơn quét. Thành phố được bao bọc bới các bức tường đá và các tháp. Cùng với sự phát triển tri thức nhân loại, sự biến đổi của cảnh quan đô thị cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Thành phố đầu tiên của người Sumarian cũng là một ví dụ điển hành của một đô thị cổ. Thành phố cổ Mesopotamia (Iraq cổ) nổi tiếng bởi các kim tự tháp hình tròn. Đó là các kim tự tháp 4 cạnh của cư dân Sumarian với cấu trúc bậc thang có 5 mức. Người ta đã tạo lập hệ thống cây bụi, cây gỗ lớn để che bóng cho các kim tự tháp tứi cả bậc cao nhất của kim tự tháp (khoảng 3 triệu năm TCN). Tới khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, Sennacherib – người được coi như là một nhà kiến trúc cảnh quan, một nhà thực vật sớm nhất – đã tạo lập một công viên rộng lớn. Ông cũng đã sưu tập nhiều loại cây ở địa phương này đem tới phía bắc, tây và Bờ Địa trung hải nhằm tạo lập một vườn sưu tập thực vật. Về sự phối hợp của nghệ thuật kiến trúc và trồng cây phải kể tới một kỳ quan thế giới là vườn treo Babylon. Vườn treo Babylon (Hanging gardens of Babylon) và những bức tường của thành phố này từng được coi là một trong bảy kỳ quan thế giới. Vườn được treo lên các mái hiên. Kích thước mỗi chiều của vườn là 120m. Công trình được “treo” trên hệ thống cột cao 25m. Nhiều cây gỗ sinh trưởng trong vườn đạt tới chiều cao 60 m và chu vi cây 4m (Richard T.T.Forman, Michel Godron, 1986). Vẻ đẹp của khu vườn là hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe lớn liên kết với nhau bằng dây xích có gắn thùng gỗ. Khi bánh xe quay, dây xích và thùng nước cũng chuyển động đưa nước ở một cái bể phía dưới lên trên cao tưới nước cho cây. Do Babylon không mấy khi có mưa và vùng này ít có đá lớn nên người ta xây dựng khi vường bằng gạch làm từ đất sét trộn với rơm băm nhỏ và rung dưới ánh nắng mặt trời. Vì thường xuyên bị ngấm nước nên gạch dễ bị phân hủy và tuổi thọ của khu vườn rất ngắn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 1.1.4. Cảnh quan Resort Các resort được tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của con người. Việc tạo ra một cảnh quan hòa hợp với thiên nhiên cần nhìn nhận rằng cảnh quan có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển resort. Do đó quy hoạch và thiết kế cảnh quan resort trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của resort. Một thiết kế cảnh quan resort được gọi là thành công khi biến mọi khung cửa trở thành những khung tranh sống động, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên. Điều này đòi hỏi sự tinh tế và vận dụng khéo léo các hiểu biết về thiên nhiên, văn hoá nghệ thuật và phong thủy. Bên cạnh đó yếu tố bất ngờ trong thiết kế cảnh quan resort cũng là cần thiết để đem lại sự thú vị mới mẻ chu du khách. Một không gian xanh mát, tràn ngập hoa lá là điều mà hầu hết mọi resort đều làm được nhưng để có thể tạo một thiên đường cảnh quan cho du khách có thể quên đi mọi nhọc nhằn, căng thẳng trong cuộc sống và hòa mình vào thiên nhiên là điều không hề đơn giản. Đó chính là thách thức lớn nhất của cảnh quan resort. 1.1.4.1. Các yếu tố cần thiết trong thiết kế cảnh quan resort Sự khác biệt về thiết kế kiến trúc, các loại hình dịch vụ. Đồng thời phải có cảnh quan hài hòa với thiên nhiên nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng. Cảnh quan resort cần phải có sự hòa hợp giữa thiên nhiên với văn hóa bản địa là xu hướng tất yếu. 1.1.4.2. Vai trò của điều kiện tự nhiên và văn hóa địa phương trong cảnh quan resort Nắm bắt các điều kiện tự nhiên của địa phương giúp cho cảnh quan được chăm sóc, khai thác và sử dụng hiệu quả nhất. Điều kiện khí hậu quyết định việc sử dụng các chủng loại cây đồng thời còn tạo nên sự khác biệt, cuốn hút của cảnh quan resort và chi phối mọi hoạt động kinh doanh của resort như mùa vụ kinh doanh hay tác động tích cực tới du khách. Tận dụng các điều kiện tự nhiên trong thiết kế cảnh quan resort nhằm khai thác và vận dụng tốt các nguồn lực của địa phương. Một resort mang bản sắc văn hóa của địa phương sẽ tạo được nét riêng hấp dẫn đối với khách du lịch, họ có thể vừa hòa mình trong thiên nhiên, vừa trải nghiệm được đời sống văn hóa của cư dân bản địa. 1.1.4.3. Thành phần của một cảnh quan resort Một resort có cảnh quan tốt khi biết tận dụng những cái có sẵn của tự nhiên dung hòa với những cảnh quan nhân tạo để đạt được vẻ đẹp thiên nhiên nhất. Đa dạng hóa loại hình cảnh quan theo từng khu vực chức năng để tránh sự nhàm chán và gây bất ngờ thú vị cho du khách. Sử dụng khéo léo các công trình kiến trúc trong cảnh quan resort để vừa đem lại sự tiện dụng cho du khách mà không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của resort. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 1.1.4.4. Cảnh quan thiên nhiên trong cảnh quan resort Cảnh quan thiên nhiên bao gồm địa hình, phong cảnh, cây cối, khí hậu, động thực vật,... Đây là những nguồn lực sẵn có khi khai thác resort của một địa phương. Đôi khi cảnh quan thiên nhiên đóng vai trò như một phông nền, cũng có khi lại là chủ thể chính tạo nên cảm hứng, sức hút của cả công trình. Hầu như mọi resort đều tìm cho mình những lợi thế riêng về cảnh quan tự nhiên nga khi bắt đầu chọn một vùng đất để “tái tạo thiên đường” cho du khách. Cảnh quan kiến trúc trong cảnh quan resort bao gồm lối đi, cổng, cầu, trụ đèn, thác nước, bồn hoa, và các kiến trúc nhỏ khác. Những thành phần này có vai trò làm tăng tính khả dụng của cảnh quan, tạo ra sự chuyển tiếp hòa quyện các công trình kiến trúc vào cảnh quan tự nhiên của resort. Nếu như đồ nội thất mang đến sự tiện nghi về vật chất trong sinh hoạt thì cảnh quan kiến trúc mang lại sự thuận lợi cho con người trong việc hòa quyện vào thiên nhiên. 1.2. Tổng quan về quy hoạch cảnh quan 1.2.1. Khái niệm Kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người. Phạm vi hoạt động của kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Quy hoạch cảnh quan (Landscape planning) là một nhánh của kiến trúc cảnh quan. Theo Erv Zube (2002) quy hoạch cảnh quan được định nghĩa là một hoạt động liên quan đến việc tạo nên sự hài hòa giữa việc sử dụng đất và việc bảo vệ các quá trình tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. 1.2.2. Các yếu tố của kiến trúc cảnh quan 1.2.2.1. Địa hình Theo Hàn Tất Ngạn (1996) bố cục tạo hình và các yếu tố tạo cảnh trong thiết kế cảnh quan.Trong kiến trúc cảnh quan, địa hình gồm 2 nhóm: địa hình lớn và địa hình nhỏ. Địa hình lớn: Địa hình lớn là bề mặt đất có độ lồi lõm lớn, chia cắt không gian mạnh mẽ. Địa hình lớn được sử dụng trong kiến trúc cảnh quan ở hai giải pháp: giữ nguyên hình dáng địa hình và biến đổi hình dáng địa hình. Địa hình nhỏ: Địa hình nhỏ không có độ lồi lõm lớn và nhiều, thường là các gò, đống, mô nổi trên bề mặt đất tương đối bằng phẳng, hay các triền sông hồ. Địa hình nhỏ ít khi chắn tầm nhìn, thường chỉ sử dụng trong các không gian nhỏ của sân quảng trường, đường phố và vườn cảnh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Trong một vài trường hợp có thể dung địa hình nhỏ để tạo ra không gian riêng, bổ sung các điểm nhấn bố cục hoặc có ý nghĩa định hướng tầm nhìn. 1.2.2.2. Mặt nước Trong kiến trúc cảnh quan, mặt nước được chia làm 3 loại: lớn (sông, hồ), nhỏ (suối, thác, ghềnh, kênh) và bể nước trang trí. Mặt nước lớn Nguyên tắc tổ chức phong cảnh cho mặt nước lớn chủ yếu là việc bố cục khu đất ven bờ. Mặt nước lớn là trung tâm quần tụ, là hạt nhân bố cục vườn, công viên. Mặt nước lớn còn là “sườn tựa” cho các quần thể kiến trúc đô thị. Ở đây, mặt nước mang tính chất trang trí và cải thiện môi trường là chính. Mặt nước nhỏ Mặt nước nhỏ đóng vai trò lớn trong việc hình thành cảnh quan đô thị. Đặc biệt là về mặt trang trí. Mặt nước nhỏ thường làm bố cục trung tâm trong các sân trong của quần thể kiến trúc, trong các vườn nhỏ. Mặt nước có thể ở dạng bố cục tự do hay hình học tùy thuộc vào bố cục chung của vườn và công trình kiến trúc cũng như tính chất công trình cần trang nghiêm hay vui nhộn. Bể nước trang trí Nhằm to điểm them cảnh quan đô thị và cải thiện vi khí hậu khu vực cũng như có tác dụng giáo dục thẩm mỹ cho nhân dân. Đôi khi, vể nước trang trí cũng làm nhiệm vụ trung tâm bố cục (đối với các không gian có quy mô nhỏ). Bể nước trang trí có hai loại: bể nước tĩnh và bể nước động. 1.2.2.3. Cây xanh Khác với điêu khắc, hội họa và các loại hình kiến trúc khác, nghệ thuật kiến trúc cảnh quan thường xuyên “thay da đổi thịt”, theo nhịp sống động của môi trường thiên nhiên: cây đang đâm chồi nảy lộc, nước đang làm xói mòn đá, chim đang làm tổ,… Để sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật và các tính chất khác của cỏ cây hoa lá cần nghiên cứu việc chọn loại cây và nguyên tắc phối kết cây xanh. Cây hoa cỏ có rất nhiều loại, ở đây với mục đích sử dụng trong nghệ thuật bố cục, cây được phân theo hình khối, dáng dấp, độ cao và màu sắc. Phối kết cây hoa cỏ: Một số nguyên tắc phối kết cây xanh Cây độc lập Cây độc lập là cây có hình khối dáng dấp và màu sắc đẹp, thường được bố trí độc lập. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Cây độc lập có vai trò chủ đạo trong không gian của vườn công viên, để có thể cảm thụ hết giá trị trang trí của cây độc lập phải chọn loại cây có tán đẹp, hoặc màu sắc hoa lá rực rỡ, tương phản với những cây xung quanh. Khóm cây Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng lẻ. Thành phần khóm cây có thể là thân gỗ, cây bụi, hoặc hỗn hợp cây thân gỗ và cây bụi. Cây trong khóm có thể khác nhau về độ lớn, độ thưa thoáng của tán lá, việc bố trí và tạo hình khóm cây rất đa dạng. Có thể tạo cảm giác đồng nhất khi khóm cây cùng loại hay tạo cảm giác sinh động bằng cách tổ chức trong khóm cây có màu sắc và cấu trúc chủ đạo, chúng ta có thể tổ hợp các loại cây có thời kỳ nở hoa khác nhau để duy trì trong khóm cây mùa nào cũng có hoa. Hàng cây Mục đích của việc chọn cây theo hàng là phân loại không gian và tạo bóng mát, gồm có trồng theo hàng cây thưa và hàng cây dày. Rừng nhỏ Đây là thành phần hình khối chủ yếu tạo không gian trống trong khu vực. Cây được bố trí theo bố cục tự do để đem lại hiệu quả rung cây tự nhiên. Dây leo Cây leo giàn là kiểu trang trí tạo khoảng không gian và đem lại sự thoáng mát. Giàn cây có vai trò nhấn mạnh, tính chất trang trí lối đi và sự chuyển tiếp không gian từ khu vực này sang khu vực khác. Hoa Đây là thành phần có tác dụng tạo cảnh và thu hút sự chú ý lớn do tính chất trang trí của chúng, màu sắc rực rỡ của chúng đập vào mắt người xem. Cỏ Thảm cỏ là yếu tố thiết yếu trong cảnh quan, cỏ được sử dụng làm nền tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố tạo cảnh. Một số nguyên tắc bố trí cây xanh Cây xanh có thể bố trí theo các nguyên tắc sau: Sự đơn giản Sự đơn giản không có nghĩa là tẻ nhạt, sự lặp lại về hình dạng, kết cấu màu sắc. Sự đơn giản tạo nên nét thanh lịch tao nhã. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Sự thay đổi Bằng cách thay đổi hình dạng kết cấu và màu sắc. Cảnh quan sẽ tránh được sự buồn tẻ và kích thích người xem. Sự nhấn mạnh Đó là một cánh hoạch định chú ý đối với các đặc trưng quan trọng, các điểm nhấn của công trình. Sự cân bằng Gồm có cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng, trong đó cân bằng không đối xứng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng cân bằng cùng kích thước sẽ mang lại cảm giác tự nhiên hơn kiểu cân bằng đối xứng. Sự liên tục Sự liên tục tạo ra bởi sự phát triển của hình dạng kết cấu hoặc màu sắc. Nó cũng có thể được tạo từ những tổ hợp của mỗi loại. Sự cân đối Một bản đồ thiết kế hoa viên được phác thảo với một tỉ lệ thực địa, gồm có tỷ lệ tương đối và tỷ lệ tuyệt đối được sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật và các tính chất khác của cây xanh, do đó việc chọn loại cây rất quan trọng và cần phải đảm bảo các nguyên tắc cấu trúc cây xanh (dẫn theo Chế Đình Lý, 1997). 1.2.2.4. Kiến trúc Kiến trúc công trình gồm kiến trúc công trình lớn và kiến trúc công trình nhỏ. Kiến trúc công trình lớn Các công trình xây dựng có quy mô lớn đang có xu hướng đồ sộ hơn, hoặc đứng độc lập, hoặc nhiều công trình tổ hợp với nhau tạo thành quần thể kiến trúc lớn, chia cắt không gian một cách mạnh mẽ. Kiến trúc công trình nhỏ Kiến trúc công trình nhỏ là yếu tố hình khối có quy mô nhỏ như quán sách, chòi nghỉ, bảng chỉ đường,… Do đó, kiến trúc công trình nhỏ thường chỉ là điểm trang trí trong không gian lớn, hoặc làm yếu tố cận cảnh kết thúc phối cảnh hay báo hiệu chỗ rẽ của một con đường trong không gian của vườn nhỏ, quảng trường,… Kiến trúc công trình nhỏ cũng thường được tổ hợp với các yếu tố tạo cảnh khác để giới hạn không gian, nhấn ý đồ kiến trúc. Kiến trúc công trình nhỏ tổ hợp với nước như thủy đình, chòi câu cá. Kiến trúc công trình nhỏ dùng để che mưa, nắng: chòi hóng mát, chòi câu cá, chơi cờ, bình thơ, pergola. Kiến trúc nhỏ để trồng cây: chậu hoa, chậu cảnh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 449 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
113 p | 236 | 55
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 208 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 167 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 150 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 172 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 140 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
80 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 34 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn