Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012 – 2016
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và quản lý bền vững tài nguyên rừng cho khu vực nghiên cứu và ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012 – 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHAN NGỌC QUÂN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2012 - 2016 Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã Số: 60620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI XUÂN DŨNG HÀ NỘI, 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Tác giả luận văn Phan Ngọc Quân
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Chƣơng trình đào tạo sau Đại học của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt nam, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012 – 2016’’. Có đƣợc kết quả ngày hôm nay, tôi vô cùng biết ơn công sinh thành, dƣỡng dục của cha, mẹ, ơn dạy dỗ truyền đạt kiến thức chuyên môn của thầy, cô Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, sự quan tâm, động viên khích lễ của gia đình, ngƣời thân, bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Xuân Dũng, ngƣời thầy đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thiện Luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Quản lý tài nguyên rừng đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc thực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp theo chƣơng trình đào tạo sau đại học. Cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Ban quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm các huyện, Thành phố, Lãnh đạo UBND các xã, các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, cung cấp cho tôi những tài liệu, số liệu quý giá để hoàn thành luận văn. Bản thân tôi tuy đã có nhiều cố gắng, nhƣng chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung, phƣơng pháp và hình thức trình bày. Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Lai Châu, ngày tháng 4 năm 2017 Tác giả Phan Ngọc Quân
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................ix ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 3 1.1. Các khái niệm về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng .............................................. 3 1.2. Tình hình nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trên thế giới ................... 3 1.2.1. Các hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Mỹ ...................................................... 5 1.2.2. Hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Âu ............................................................. 7 1.2.3. Hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Á. .............................................................. 8 1.2.4. Xu hƣớng mới trong phát triển DVMTR .......................................................... 9 1.3. Tình hình nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ở Việt Nam .................. 11 1.3.1. Cơ sở hình thành ............................................................................................. 11 1.3.2. Ch nh sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ở Việt Nam ............................... 14 1.3.3. Một số nghiên cứu về chi trả DVMTR ........................................................... 16 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 19 2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 19 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 19 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 19 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 19 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 20
- iv 2.3.1. Đánh giá thực trạng công tác thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng ................................................................................................................................... 20 2.3.2. Đánh giá tác động của chính sách chi trả DVMTR ........................................ 20 2.3.3. Đề xuất một số giải pháp trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR .......... 20 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 20 2.4.1. Đánh giá thực trạng công tác thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng ................................................................................................................................... 20 2.4.2. Đánh giá tác động của chính sách chi trả DVMTR ........................................ 21 Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH LAI CHÂU ... 25 3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 25 3.1.1. Vị tr địa lý ...................................................................................................... 25 3.1.2. Địa hình, địa thế .............................................................................................. 26 3.1.3. Khí hậu, thủy văn ............................................................................................ 26 3.1.4. Các loại đất đai ................................................................................................ 27 3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội ..................................................................... 28 3.2.1. Đặc điểm dân tộc, dân số và lao động ............................................................ 28 3.2.2. Thực trạng kinh tế ........................................................................................... 29 3.2.3. Kết cấu hạ tầng và mức thu nhập bình quân trên địa bàn tỉnh ........................ 30 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 32 4.1. Thực trạng công tác thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng............... 32 4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu .................................. 32 4.1.2. Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR..................................................... 36 4.1.3. Những thuận lợi, khó khăn thực hiện chính sách chi trả DVMTR ................. 50 4.2. Tác động của chính sách chi trả DVMTR ......................................................... 53 4.2.1. Tác động của chính sách chi trả DVMTR đến công tác quản lý bảo vệ rừng 53 4.2.2. Tác động của chính sách chi trả DVMTR về mặt kinh tế ............................... 56 4.2.3. Tác động của chính sách chi trả DVMTR về mặt xã hội ................................ 66 4.3. Một số giải pháp trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR........................... 71 4.3.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách ....................................................................... 71
- v 4.3.2. Giải pháp về hệ thống tổ chức ........................................................................ 75 4.3.3. Giải pháp về tài chính ..................................................................................... 75 4.3.4. Giải pháp về khoa học, công nghệ ................................................................. 76 4.3.5. Giải pháp về mặt kỹ thuật ............................................................................... 77 KẾT LUẬN, TỒN TẠI V KIẾN NGHỊ................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa PES Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ARBCP Chƣơng trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng Châu Á DVMTR Dịch vụ môi trƣờng rừng GIZ Dự án lâm nghiệp Việt Đức KFW Dự án phát triển lâm nghiệp PAM Dự án trồng 5 triệu hecta rừng BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng BQLRPH Ban quản lý Rừng phòng hộ UBND Ủy ban nhân dân HTX Hợp tác xã BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QLBVR Quản lý bảo vệ rừng XDCB Xây dựng cơ bản
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Diện tích thực hiện chi trả DVMTR giai đoạn 2012 - 2016 32 4.2 Bảng phân chia lƣu vực tại Lai Châu năm 2016 40 4.3 Bên sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2016 43 Thu hập bình quân của ngƣời nhận khoán bảo vệ rừng từ DVMTR 4.4 64 trên địa bàn tỉnh Thông tin, tuyên truyền về thực hiện chính sách chi trả DVMTR giai 4.5 66 đoạn 2012 - 2016
- viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Tên Biểu đồ, hình Trang 4.1 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh Lai Châu năm 2016 32 4.2 Diện tích rừng đƣợc chi trả DVMTR giai đoạn 2012 - 2016 33 4.3 Diễn biến diện t ch, độ che phủ rừng giai đoạn 2007 – 2016 53 4.4 Các vụ vi phạm, diện tích rừng thiệt hại giai đoạn 2007 – 2016 54 4.5 Các vụ cháy rừng, diện tích rừng bị cháy giai đoạn 2007 – 2016 54 4.6 Số vụ, diện tích rừng bị phá giai đoạn 2007 – 2016 55 Số tiền thu đƣợc từ chính sách chi trả DVMTR giai đoạn 2012 – 4.7 56 2016 4.8 Tỷ lệ nguồn thu theo cấp thực hiện giai đoạn 2012 – 2016 57 4.9 Tỷ lệ nguồn thu theo loại dịch vụ giai đoạn 2012 – 2016 57 Số tiền chi trả từ các tổ chức sử dụng DVMTR giai đoạn 2012 – 4.10 58 2016 Tỷ lệ số tiền chi trả từ các tổ chức sử dụng DVMTR giai đoạn 4.11 58 2012 – 2016 4.12 Tỷ lệ số tiền chi trả DVMTR cho các bên giai đoạn 2012 - 2016 59 Diện tích rừng theo chủ quản lý đƣợc chi trả DVMTR giai đoạn 4.13 60 2012 – 2016 Số tiền đầu tƣ giai đoạn trƣớc và sau khi thực hiện chính sách chi 4.14 61 trả DVMTR (2007 -2016) 4.15 Tỷ lệ các nguồn nguồn đầu tƣ 62 Số tiền nhận đƣợc từ chi trả DVMTR so với thu nhập khác của 4.16 64 hộ gia đình năm 2016 Tỷ lệ số tiền nhận đƣợc từ chi trả DVMTR so với tổng thu nhập 4.17 65 của hộ gia đình năm 2016
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên Biểu đồ, hình Trang 2.1 Vị trí các xã thực hiện phỏng vấn 24 3.1 Vị tr địa lý tỉnh Lai Châu 25 4.1 Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng năm 2016 35 4.2 Cơ cấu tổ chức Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu 38 Lƣu vực chi trả tiền DVMTR nhà máy thuỷ điện liên tỉnh: Hoà Bình, Sơn La; Các Nhà máy thuỷ điện trong tỉnh: Nậm Lụng; 4.3 41 Nậm Mở 3; Chu Va 12; Nậm Cát; Công ty cổ phần nƣớc sạch vinaconex 4.4 Lƣu vực chi trả tiền DVMTR nhà máy thuỷ điện Lai Châu 41 Lƣu vực chi trả tiền DVMTR nhà máy thuỷ điện Huổi Quảng, 4.5 42 Bản Chát 4.6 Lƣu vực chi trả tiền DVMTR nhà máy thủy điện Nậm Na 2 42 4.7 Quy trình thực hiện chi trả DVMTR 49
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là bộ phận không thể thay thế đƣợc của môi trƣờng sinh thái; rừng giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con ngƣời. Ngoài việc cung cấp gỗ, củi và các lâm sản khác, rừng có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, duy trì môi trƣờng sống nhƣ điều hòa kh hậu, điều tiết nguồn nƣớc, hạn chế xói mòn, rửa trôi và hạn chế bão lụt, hấp thụ các bon, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học các chức năng này của rừng đƣợc hiểu là các giá trị môi trƣờng rừng. Nhiều năm trƣớc đây việc xem xét vai trò và giá trị của rừng mới chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng trực tiếp nhƣ cung cấp gỗ, củi và các lâm sản khác mà rừng tạo ra, còn giá trị gián tiếp (giá trị môi trƣờng) mà rừng tạo ra cho con ngƣời và cả xã hội chƣa đƣợc chú trọng. Hiện nay xu thế tiếp cận của thế giới đó là vai trò và giá trị của rừng phải đƣợc nhìn nhận một cách đầy đủ hơn; mối quan hệ kinh tế giữa ngƣời bảo vệ, phát triển rừng và ngƣời sử dụng các giá trị môi trƣờng rừng đƣợc thiết lập. Điều đó có ngh a là: Ngƣời hƣởng lợi từ các dịch vụ của rừng đem lại cần có trách nhiệm phải trả tiền cho ngƣời trực tiếp tham gia bảo vệ và phát triển rừng nh m tạo ra sự công b ng, duy trì phát triển một cách bền vững nguồn tài nguyên rừng. Ở Việt Nam, ngành lâm nghiệp đã chứng kiến những thay đổi đáng kể về ch nh sách và thực tiễn liên quan đến vấn đề này. Từ mô hình quản lý rừng tập trung, với mục tiêu trọng tâm là khai thác tài nguyên, đã chuyển đổi thành mô hình lâm nghiệp xã hội hoá, tập trung vào bảo vệ môi trƣờng, phát triển xã hội và thúc đẩy các doanh nghiệp lâm nghiệp địa phƣơng. Những thay đổi này thể hiện phản ứng của ngành lâm nghiệp trƣớc suy thoái tài nguyên rừng và sự kém hiệu quả của hệ thống quản lý rừng tập trung. Chi ph cho hoạt động bảo tồn rừng là một gánh nặng tài chính đối với Ch nh phủ. Trong những chƣơng trình 327 hoặc 661 (Trồng mới 5 triệu ha rừng), mặc dầu những kết quả về cải thiện diện t ch rừng đã đem lại lợi ch cho nhiều ngƣời dân và doanh nghiệp ở vùng thƣợng nguồn và vùng hạ nguồn, xong kinh ph cho bảo tồn và phát triển phần lớn lại là do ngân sách Nhà nƣớc gánh chịu. Nh m bảo tồn và phát triển rừng bền vững, ngày 10 tháng 4 năm 2008 Ch nh phủ đã ban hành Quyết định số: 380/QĐ-TTg về ch nh sách th điểm chi trả dịch vụ
- 2 môi trƣờng rừng (DVMTR) với mục tiêu nh m tạo cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về ch nh sách chi trả DVMTR áp dụng trên phạm vi cả nƣớc theo hƣớng xác định rõ lợi ch, quyền hạn và ngh a vụ của các đối tƣợng đƣợc chi trả và phải chi trả DVMTR, thực hiện xã hội hoá nghề rừng, từng bƣớc tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trƣờng và các hệ sinh thái, nâng cao chất lƣợng cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là bảo đảm nguồn nƣớc cho sản xuất điện, nƣớc và các hoạt động kinh doanh du lịch. Sau 02 năm thực hiện và đánh giá kết quả của việc thực hiện thành công ch nh sách chi trả DVMTR ở Lâm Đồng và Sơn La, Ch nh phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về Ch nh sách chi trả DVMTR và có hiệu lực từ ngày 01/11/2011. Nghị định này là khung pháp lý về ch nh sách chi trả DVMTR áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Lai Châu là một tỉnh miền núi, biên giới ph a Tây Bắc của đất nƣớc, diện t ch tự nhiên 906.878,70 ha, trong đó diện t ch đất có rừng 412.236,8 ha (Rừng tự nhiên 404.198,07 ha; rừng trồng 8.047,73 ha); độ che phủ của rừng 45,5% (Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh). Là tỉnh có điều kiện tự nhiên hết sức phức tạp và chủ yếu là núi cao, có nhiều dãy núi cao có độ cao từ khoảng từ 1200m đến 2800m, khu vực đầu nguồn xung yếu quan trọng của sông Đà - con sông có giá trị rất lớn về thủy điện, cung cấp nƣớc cho vùng đồng b ng Bắc bộ và có vị tr hết sức quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trƣờng. Thực hiện chi trả DVMTR đƣợc tỉnh triển khai từ năm 2012, bên cạnh một số khó khăn gặp phải, đến nay về cơ bản, ch nh sách này đã có những thành công nhất định, đặc biệt là việc thay đổi nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đƣợc xã hội đồng tình hƣởng ứng. Để thấy rõ hơn những thành công và phân t ch những tác động của chƣơng trình này, nhất thiết phải có những đánh giá về mặt khoa học cũng nhƣ thực tiễn, nh m rút ra những bài học kinh nghiệm, cách làm phù hợp hơn với địa phƣơng để triển khai tốt hơn hoạt động này tại địa phƣơng. Xuất phát từ thực tiễn và lý luận trên, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012 - 2016”.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payment for Ecosystem Services), viết tắt là PES đƣợc xem là cơ chế nh m thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ sinh thái b ng cách kết nối ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời sử dụng dịch vụ sinh thái. Chi trả DVMT là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó DVMT đƣợc xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm bảo có đƣợc dịch vụ này) đang đƣợc ngƣời mua (tối thiểu là một ngƣời mua) mua của ngƣời bán (tối thiểu là một ngƣời bán) khi và chỉ khi ngƣời cung cấp DVMT đảm bảo đƣợc việc cung cấp DVMT này (Wunder 2005, p9). Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của Hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nƣớc, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trƣờng rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con ngƣời, gọi là giá trị sử dụng của môi trƣờng rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nƣớc, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lƣu giữ các- bon, du lịch, nơi cƣ trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác. DVMTR là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trƣờng rừng để đáp ứng nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân, bao gồm các loại dịch vụ đƣợc quy định tại khoản 2, điều 4, Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Chi trả DVMTR là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR (Điều 6, Nghị định 99/ 2010/NĐ-CP của Chính phủ). 1.2. Tình hình nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trên thế giới Chi trả DVMTR là một l nh vực hoàn toàn mới, trong những năm 90 của thế kỷ XX mới đƣợc các nƣớc trên thế giới quan tâm thực hiện. Với những giá trị và lợi ích bền vững của việc chi trả DVMTR đã thu hút đƣợc sự quan tâm đáng kể của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách trên thế giới.
- 4 Chi trả DVMTR đã nhanh chóng trở lên phổ biến ở một số nƣớc và đƣợc thể chế hóa b ng các văn bản pháp luật. Hiện nay chi trả DVMTR đƣợc xem nhƣ một chiến lƣợc dựa vào thị trƣờng để quản lý tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích và chia sẻ các lợi ích trong cộng đồng và xã hội. Các nƣớc phát triển ở Mỹ La Tinh đã áp dụng và thực hiện các mô hình chi trả DVMTR sớm nhất. Ở Châu Âu chính phủ một số nƣớc đã quan tâm đầu tƣ và thực hiện nhiêu chƣơng trình, mô hình DVMTR. Chi trả dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn hiện đang đƣợc thực hiện tại các quốc gia Costa Rica, Ecuador, Bolivia, Ấn Độ, Nam Phi, Mexico và Hoa kỳ. Trong hầu hết các trƣờng hợp này, thực hiện tối đa hóa các dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn thông qua các hệ thống chi trả đều mang lại kết quả góp phần giảm nghèo. Ở Châu Úc, Australia đã lập pháp hóa quyền phát thải cacbon từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tƣ đăng ký quyền sở hữu hấp thụ cacbon của rừng. Chi trả DVMTR cũng đã đƣợc phát triển và thực hiện th điểm ở Châu Á nhƣ Indonesia, Philippines, Trung quốc, Nepal và Việt Nam bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc các chƣơng trình chi trả DVMTR có quy mô lớn, chi trả cho các chủ rừng để thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng nh m tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ thủy văn, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, hấp thụ cacbon, tạo cảnh quan du lịch sinh thái và đã thu đƣợc một số thành công nhất định trong công cuộc bảo tôn đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng đầu nguồn. Chi trả DVMTR đang đƣợc thử nghiệm ở một số nƣớc trên thế giới, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ năm 2002 Trung tâm nghiên cứu nông lâm thế giới (ICRAF) đã t ch cực giới thiệu khái niệm chi trả DVMTR (PES) vào Việt Nam. Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã hỗ trợ dự án đền đáp cho ngƣời nghèo vùng cao cho các DVMTR mà họ cung cấp tại Indonesia, Philippines, Nepal là xây dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng nghèo vùng cao ở Châu Á thông qua xây dựng các cơ chế nh m đền đáp ngƣời nghèo vùng cao về các DVMTR họ cung cấp cho các cộng đồng trong nƣớc và trên phạm vi toàn cầu.
- 5 1.2.1. Các hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Mỹ - Tại Hoa Kỳ: Là quốc gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện các mô hình PES sớm nhất, ngay từ giữa thập kỷ 80, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thực hiện Chƣơng trình duy trì bảo tồn , ở Hawai đã áp dụng chính sách mua lại đất hoặc mua nhƣợng quyền để bảo tồn, bảo vệ rừng đầu nguồn, duy trì, cải thiện nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm, phục vụ đời sống sinh hoạt, phát triển du lịch, nông nghiệp và các ngành nghề khác. Ở Oregon, Portland áp dụng chính sách bảo tồn và phát triển cá Hồi và môi trƣờng sinh thái của chúng. Từ việc xác định và đầu tƣ đúng mục tiêu sẽ hình thành các dịch vụ hệ sinh thái, cụ thể họ đã phát triển du lịch sinh thái, lấy dòng sông nơi cá Hồi đẻ là nơi tham quan về sinh thái, lấy các khu rừng bi khai thác quá mức xƣa kia là nơi giáo dục cho học sinh, sinh viên và du khách vê ý thức bảo vệ rừng v.v Ở New York, chính quyền thành phố đã thực hiện các chƣơng trình mua đất để quy hoạch và bảo vệ rừng đầu nguồn va nhiều chƣơng trình hỗ trợ cho các chủ đất áp dụng các phƣơng thức quản lý tốt nhất nh m tích cực hạn chế các nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn cung cấp nƣớc cho thành phố. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất cho chủ đất đƣợc đầu tƣ từ nguồn tiền nƣớc bán cho ngƣời sử dụng nƣớc ở thành phố, kể cả du khách. Chính quyền thành phố đã lập ra công ty phi lợi nhuận để tiếp thu nguồn kinh phí này và hỗ trợ cho các nông dân là chủ đất đã chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất cho thành phố. - Tại Costa Rica, năm 1996, thực hiện Chi trả DVMTR thông qua Quỹ tài chính Quốc gia về rừng (FONAFIFO) đã chi trả cho các chủ rừng và các khu bảo tồn để phục hồi, quản lý và bảo tồn rừng. FONAFIFO hoạt động nhƣ một ngƣời trung gian giữa chủ rừng và ngƣời mua các dịch vụ hệ sinh thái. Nguồn tài chính thu đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: thuế nhiên liệu hóa thạch, bán tín chỉ cacbon, tài trợ nƣớc ngoài và khoản chi trả từ các dịch vụ hệ sinh thái. FONAFIFO và nhà máy thủy điện chi trả cho các chủ rừng tƣ nhân cung cấp dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn khoảng 45 USD/ha/năm cho hoạt động bảo vệ rừng của mình và 116 USD/ha/năm cho phục hồi rừng [5]. Một số khách sạn tham gia vào cơ chế chi trả DVMTR để bảo vệ lƣu vực. Cơ sở của việc chi trả này là mối tƣơng quan chặt chẽ
- 6 giữa ngƣời cung cấp DVMT nƣớc do việc bảo vệ, duy trì cải thiện chất lƣợng nƣớc và dòng chảy với ngƣời hƣởng lợi là ngành du lịch. Lý do là các hoạt động ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc. Vì vậy từ năm 2005 một số khách sạn chi trả hàng năm 45,5 USD cho mỗi ha đất của các chủ rừng địa phƣơng và trả 7% trong tổng số chi phí hành chính của mô hình DVMT. Tuy nhiên cũng ở Cốt-xơ-ta Ri-ca vẫn chƣa có một cơ chế đƣợc thừa nhận chung nào dựa vào lợi ích của mọi ngƣời đƣợc chi trả trực tiếp từ vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học , gần đây tại Tan-za-ni-a có một nhóm công ty du lịch đã liên kết cùng nhau làm hợp đồng với một làng n m trong khu vực đồng cỏ tại địa phƣơng để bảo vệ các loài hoang dã chủ yếu thông qua chi trả tài ch nh hàng năm [7]. - Tại Ecuador, năm 1999 Quỹ bảo tồn quốc gia (FONAG) đƣợc thành lập các công ty nƣớc đô thị ở Quito và Pimampiro xây dựng b ng cách áp ph lên nƣớc sinh hoạt. Theo đó, tất cả các đơn vị công cộng sử dụng nƣớc dành 1% doanh thu đóng góp vào FONAG. Quỹ này đƣợc đầu tƣ cho việc bảo tồn lƣu vực đầu nguôn và chi trả trực tiếp cho các chủ rừng. - Tại Colombia, những ngƣời sử dụng nƣớc phục vụ công- nông nghiệp ở thung lũng Cauca đã thành lập các hiệp hội để thu các khoản phí chi trả tự nguyện cho các chủ rừng để cải thiện dòng chảy và giảm bồi lắng 0,5 USD/m3 nƣớc thƣơng phẩm [5]. - Tại Bolivia, hai công ty năng lƣợng Mỹ phối hợp với một tổ chức phi chính phủ của Bolivia và Ủy ban bảo vệ thiên nhiên để tài trợ cho việc ngừng khai thác gỗ và các hoạt động khác nh m mở rộng diện tích và chất lƣợng của Vƣờn Quốc gia Noel Kempff với mục đ ch tăng cƣờng hấp thụ cacbon. - Tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, Chƣơng trình về DVMT thủy văn (PSA-H) là Chƣơng trinh lớn nhất Châu Mỹ. PSA-H tập trung vào bảo tồn các rừng tự nhiên bị đe dọa nh m duy trì các dòng chảy và chất lƣợng nƣớc. Mexico đã thành lập quỹ lâm nghiệp năm 2002, thực hiện chi trả DVMTR từ việc sử dụng đất. Ủy ban Lâm nghiệp Quốc gia ký hợp đồng với chủ đất để quản lý nh m duy trì các dịch vụ đầu nguồn. Ngoài ra ngƣời nông dân ở Ugada và Mexico đã tiến hành liên kết
- 7 với nhau để tham gia thị trƣờng cacbon quốc tế, bên mua là công ty sản xuất bao bì Teltra Pak có trụ sở tại Vƣơng quốc Anh. Nhóm nông dân này đã liên hệ với tổ chức phi chính phủ Ecotrust có trụ sở tại Uganda, sau đó tổ chức này lại phối hợp với trung tâm quản lý cacbon Edinburg. Theo hợp đồng, nhóm nông dân phải trồng cây bản địa. Trong thời gian thực hiện Hợp đồng, những cây này sẽ hấp thụ đƣợc 57 tấn cacbon và họ sẽ nhận đƣợc 8 USD/tấn. Trong khi cây trồng đang lớn, họ có thể nuôi dê dƣới tán cây. Khi hợp đồng kết thúc, họ có thể sử dụng hoặc bán số gỗ đó [5]. - Tại Brazil, Nhà nƣớc phân bổ ngân sách cho các thành phố để bảo vệ các khu rừng phòng hộ đầu nguồn và phục hồi diện tích rừng nghèo kiệt. Ở Parana cũng nhƣ ở Minas Gerais, 5% doanh thu từ lƣu thông hàng hóa và dịch vụ (ICMS)- một loại thuế gián tiếp đánh vào tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ đƣợc phân bổ cho các thành phố có cơ quan bảo tồn hay diện tích rừng cần bảo vệ hoặc cho các thành phố cung cấp nƣớc cung cấp nƣớc cho các thành phố lân cận [5]. Chính phủ cũng đã thực hiện Chƣơng trình ủng hộ môi trƣờng trong đó, chi trả để thúc đẩy sự bền vững môi trƣờng của khu vực Amazon. 1.2.2. Hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Âu - Tại Pháp, Công ty Perrier Vittel (hiện nay do Nestlé sở hữu) phát hiện ra r ng bỏ tiền đầu tƣ vào bảo tồn diện t ch đất chăn nuôi sung quanh khu vực đất gập nƣớc sẽ tiết kiệm chi ph hơn là việc xây dựng nhà máy lọc nƣớc để giải quyết vấn đề chất lƣợng nƣớc. Theo đó họ đã mua 600 mẫu đất n m trong khu vực sinh cảnh nhạy cảm và ký hợp đồng bảo tồn dài hạn với nông dân trong vùng. Nông dân vùng đầu nguồn Rhine-Meuse ở miền đông nam nƣớc pháp đƣợc nhận tiền đền bù để chấp nhận giảm quy mô chăn nuôi bò sửa trên đồng cỏ, nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi và trồng rừng ở những khu vực nƣớc thẩm thấu nhạy cảm. Công ty Perrier Vittel chi trả chất lƣợng nƣớc cho mỗi trang trại nuôi bò sữa ở thƣợng lƣu khoảng 230 USD/ha/năm, trong 7 năm Công ty đã chi trả số tiền là 3,8 triệu USD [5]. - Tại Đức, Chính phủ đã đầu tƣ một loạt chƣơng trình để chi trả cho các chủ đất tƣ nhân với mục đ ch thay đổi cách sử dụng đất của họ nh m tăng cƣờng hoặc
- 8 duy trì dịch vụ hệ sinh thái. Những dự án này bao gồm trợ cấp cho sản xuất cà phê và ca cao trong bóng râm, quản lý rừng bền vững, bảo tồn đất và cải tạo các cánh đồng chăn thả ở các nƣớc Mỹ La tinh gồm Honduras, Costa Rica, Colombia, Ecuador, Peru, Paraguay và Cộng hòa Dominica. - Tại Chile, một số cá nhân khu vực tƣ nhân đã bỏ tiền đầu tƣ vào khu vực bảo vệ tƣ nhân chỉ vì mục đ ch bảo tồn trên những diện t ch có t nh đa dang sinh học cao. Việc chi trả đƣợc thực hiện trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện xuất phát từ ý nguyện muốn hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn của Chính phủ tại những sinh cảnh có nguy cơ bị đe dọa [ 5]. 1.2.3. Hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Á. Trong những năm gần đây, các chƣơng trình chi trả DVMTR đã đƣợc phát triển và thực hiện th điểm tại các nƣớc Châu Á nhƣ Indonesia, Philippines, Trung quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam nh m xác định điều kiện để thành lập cơ chế chi trả DVMTR. Đặc biệt là Indonesia và Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển hình về chi trả DVMTR đối với việc quản lý lƣu vực đầu nguồn. Năm 1998, Trung quốc đã bổ sung và sửa đổi Luật quy định hệ thống bồi thƣờng sinh thái rừng. Triển khai th điểm hệ thống bồi thƣờng giai đoạn 2001- 2004. Năm 2004, thành lập Quỹ bồi thƣờng lợi ích sinh thái rừng. Từ năm 2001-2006, nhiều nhà tài trợ cũng đã khảo sát khả thi các Chƣơng trình chi trả DVMTR ở Châu Á. Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Quốc tế và phát triển nông nghiệp (IFAD), Trung tâm Nông-Lâm thế giới (ICRAF) đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về khái niệm nâng cao nhận thức về chi trả DVMTR b ng chƣơng trình chi trả cho ngƣời nghèo vùng cao DVMT (RUPES) ở Châu Á. RUPES đang t ch cực thực hiện các Chƣơng trinh th điểm ở Indonesia, Philippines và Nepal. Tại Indonesia, thiết lập cơ chế chuyển giao dịch vụ từ các chức năng rừng phòng hộ đầu nguôn. Khách hàng của Công ty PDAM (40.000 hộ gia đình) ở Mataram đồng ý trả 0,15-0,20 USD hàng tháng cho công tác bảo tồn chức năng phòng hộ đầu nguồn tại huyện Tây Lombok.
- 9 Tại Bakun (Phillipines), Chính phủ công nhận các quyền sở hữu không chính thức về đất đai do tổ tiên để lại. Việc đƣợc giao đất ở Bakun đƣợc xem là hoạt động chi trả cho việc quản lý bên vững. Về phía cộng đồng, tất cả mọi ngƣời đều đƣợc chi trả, hƣởng lợi cho việc trao đổi cung cấp dịch vụ đầu nguôn. Tại Kulekhani (Nepal), Ban quản lý rừng địa phƣơng và Ủy ban phát triển thôn xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động. Kế hoạch này đƣợc coi là một văn bản pháp lý, quy định về quản lý rừng và các biện pháp sử dụng đất hợp lý đối với chi tra DVMTR. Hiệp hội điện lực quốc gia trả phí từ công trình thủy điện cho cộng đồng vì các hoạt động bảo vệ rừng đầu nguồn và sử dụng đất bền vững. Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về chi trả DVMTR đã đƣợc xây dựng ở nhiều quốc gia. Từ các mô hình chi trả DVMTR ở các nƣớc cho thấy, quản lý bảo vệ đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học nh m tạo nguồn tài chính bền vững và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng và hƣớng tới giảm nghèo. 1.2.4. Xu hướng mới trong phát triển DVMTR Trong những năm gần đây, trên phạm vi toàn cầu nhận thức về vai trò và giá trị của rừng đã đƣợc nhìn nhận một cách đây đủ hơn đặc biệt là giá trị môi trƣờng rừng. Theo đó, rừng có tác dụng cung cấp các DVMT gồm: Bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ cacbon, bảo vệ đầu nguồn, vẻ đẹp cảnh quan..v.v.. Cơ cấu giá trị cho các loại DVMT của rừng đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu xác định cho hấp thụ cacbon chiếm 27%, Bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%, bảo vệ đầu nguồn chiếm 21%, Vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17% và giá trị khác chiếm 10% [2]. Giá trị dịch vụ do hệ sinh thái rừng trên toàn trái đất đƣợc ƣớc tính là 33.000 tỷ USD/năm. Riêng ở Bristish Clumbia, rừng đã giúp cộng đồng địa phƣơng tránh đƣợc những chi phí xây dựng nha máy lọc nƣớc, ƣớc tính khoảng 7 triệu USD/ nhà máy và 300.000 USD vận hành mỗi năm [ 9]. Những kết quả trên cho thấy, giá trị của rừng là rất to lớn và đặc biệt là giá trị môi trƣờng đã và đang mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng và quốc tế. Với tầm quan trọng này nhiều tổ chức, quốc gia đã hình thành cơ chế khác nhau
- 10 nh m quản lý DVMT trên quan điểm coi DVMT là một loại hàng hóa. Theo đó, các khái niệm và thuật ngữ đƣợc thừa nhận để chỉ sự thƣơng mại các DVMT nhƣ: chi trả (Payments), đền đáp (Reward), thị trƣờng (Market), bồi thƣờng (Compensation) [5]. Đây là những xu hƣớng nh m quản lý PES và hƣớng tới phát triển bền vững đến sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt: Phát triển kinh tế, công b ng xã hội và bảo vệ môi trƣờng. * Chi trả DVMTR về hấp thụ cacbon Trong những thập kỷ gần đây, biển đổi khí hậu đã đƣợc nhận thức là một trong những vấn đề toàn cầu mà con ngƣời phải đối mặt. Nhiều sáng kiến đã đƣợc đƣa ra nh m ứng phó với mối đe dọa hiện hữu này và với lý giải r ng một trong những nguyên chính của biến đổi khí hậu là nạn phá rừng và suy thoái rừng. Nh m đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Nghị định thƣ Kyoto đã đƣợc thông qua vao 11/12/1997 va có hiệu lực ngày 16 /2/2005, đây là một thỏa thuận quốc tế trong khuôn khổ Công ƣớc chung của Liên hiệp quốc và biến đổi khí hậu, trong đó yêu cầu một số nƣớc công nghiệp và cộng đồng Châu Âu phải cắt giảm phát thải khí nhà kính. Tổng lƣợng cắt giảm đến năm 2012, tƣơng đƣơng với trung bình 5% của năm 1990. Nghị định thƣ đặt ra một số cơ chế thị trƣờng nh m giúp các nƣớc tham gia đóng góp vào các nỗ lực giảm phát thải, bao gồm: Mua bán chứng chỉ phát thải (thị trƣờng cacbon); cơ chế phát triển sạch (CDM); đồng thực hiện (JI). Thông qua các kỳ hội nghị quyết định về giảm phát thải từ mất rừng và suy thóa rừng (REDD) đã đƣợc thông qua . Tại COP 15 ở Cô-pen-ha-ghen, một bƣớc phát triển của REDD gọi là REDD+ đƣợc nhấn mạnh vì nó đƣợc ghi nhận từ vai trò của quản lý rừng bền vững và tăng cƣờng trữ lƣợng cacbon rừng [10]. CDM, JI, REDD+ là ba cơ chế dự án phù hợp với thị trƣờng cacbon cho phép các nƣớc công nghiệp cùng thực hiện dự án với các nƣớc phát triển, trong khi CDM bao gồm đầu tƣ cho các dự án phát triển bền vững giúp giảm thải ở các nƣớc đang phát triển. - Thị trƣờng cacbon tự nguyện: Áp dụng cho các công ty và cá nhân quan tâm đến môi trƣờng phải giảm phát thải khí nhà kính (KNK). Họ tự nguyện mua để tài trợ cho các dự án sản xuất sạch hơn, bù cho phần phát thải do các hoạt động phát
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 449 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
113 p | 236 | 55
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 208 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 167 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 150 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 172 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 140 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
80 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 34 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn