Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật tạo cây con Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ lớn
lượt xem 3
download
Luận văn cung cấp những thông tin cơ bản về các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật tạo cây con Bời lời vàng phục vụ cho việc nhận biết, thu hái hạt giống, gieo ươm cây con, góp phần hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật nhân giống Bời lời vàng phục vụ phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật tạo cây con Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ lớn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VĂN TRÃI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON BỜI LỜI VÀNG (Litsea pierrei Lecomte) PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG CUNG CẤP GỖ LỚN LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP Thái Nguyên - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- NÔNG VĂN TRÃI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON BỜI LỜI VÀNG (Litsea pierrei Lecomte) PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG CUNG CẤP GỖ LỚN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 8.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Văn Thái 2. GS.TS. Võ Đại Hải Thái Nguyên - 2020
- i LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành Lâm nghiệp, khóa 26 từ năm 2019 đến 2020. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè, các cơ quan đơn vị nơi tác giả thực hiện nghiên cứu. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có hiệu quả đó. Trước tiên, tác giả xin đặc biệt cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thái và GS.TS. Võ Đại Hải - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tác giả xin tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Hạt Kiểm lâm huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản luận văn thạc sỹ. Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai, Trung tâm nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ, dặc biệt là NCS. Nguyễn Anh Tuấn đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong việc thu thập số liệu ngoại nghiệp để thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, 2020 Tác giả
- ii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 3 1.1. Trên thế giới ....................................................................................................... 3 1.1.1. Nghiên cứu trồng rừng cây bản địa............................................................. 3 1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật tạo cây con ................ 6 1.1.3. Nghiên cứu về cây Bời lời vàng ................................................................. 8 1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................... 12 1.2.1. Nghiên cứu trồng rừng cây bản địa........................................................... 12 1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật tạo cây con .............. 14 1.2.3. Nghiên cứu về cây Bời lời vàng ............................................................... 17 1.3. Nhận xét và đánh giá chung ............................................................................. 22 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 23 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 23 2.1.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 23 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 23 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 23 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................. 23 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................. 23 2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 24 2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu .................................................................... 24 2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái Bời lời vàng ............................................ 24 2.4.3. Phương pháp điều tra, tổng kết các biện pháp kỹ thuật gieo ươm Bời lời vàng đã có ........................................................................................................... 24 2.4.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống Bời lời vàng ............................... 25 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu các biện pháp bảo quản hạt Bời lời vàng ......... 27 2.4.6. Phương pháp nghiên cứu xử lý hạt Bời lời vàng trước khi gieo .............. 27
- iii 2.4.7. Phương pháp nghiên cứu thành phần ruột bầu cho Bời lời vàng ............. 27 2.4.8. Nghiên cứu chế độ che sáng cây con Bời lời vàng trong giai đoạn vườn ươm ..................................................................................................................... 28 2.4.9. Phương pháp nghiên cứu giâm hom Bời lời vàng .................................... 28 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 31 3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái Bời lời vàng ................................................... 31 3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý Bời lời vàng ...................................................... 34 3.2.1. Kích thước quả và hạt giống Bời lời vàng ................................................ 34 3.2.2. Khối lượng 1000 quả và 1000 hạt Bời lời vàng ....................................... 36 3.2.3. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống ................................................................................................................... 38 3.3. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật gieo ươm Bời lời vàng ................................. 40 3.4. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con từ hạt ........................................................... 45 3.4.1. Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống Bời lời vàng ............................. 45 3.4.3. Ảnh hưởng của che sáng đến sinh trưởng cây con giai đoạn vườn ươm.. 51 3.5. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con Bời lời vàng bằng hom ............................... 54 3.5.1. Ảnh hưởng của giá thể tới khả năng ra rễ của hom .................................. 54 3.5.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và nồng độ đến khả năng ra rễ ......................................................................................................................... 56 3.5.3. Ảnh hưởng của thời gian xử lý thuốc kích thích tới khả năng ra rễ ......... 58 3.5.4. Ảnh hưởng của tuổi cây mẹ lấy hom tới khả năng ra rễ của hom ............ 59 3.5.5. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom tới tỉ lệ ra rễ ....................................... 60 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 62 1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 62 2. TỒN TẠI ............................................................................................................. 63 3. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 64 PHỤ LỤC.................................................................... Error! Bookmark not defined.
- iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VẾT TẮT Ký hiệu BNN Bộ Nông nghiệp BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phayts triển Nông thôn CT1 Công thức 1 CT2 Công thức 2 CT3 Công thức 3 CT4 Công thức 4 D00 Đường kính gốc D1.3 Đường kính ở vị trí 1.3m Hdc Chiều cao dưới cành Hvn Chiều cao vút ngọn Nxb Nhà xuất bản QĐ Quyết định TCLN Tổng cục lâm nghiệp TCN Tiêu chuẩn ngành TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
- v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các công thức giâm hom Bời lời vàng ....................................................... 29 Bảng 3.1: Kích thước quả Bời lời vàng ...................................................................... 34 Bảng 3.2: Kích thước hạt Bời lời vàng ....................................................................... 35 Bảng 3.3: Khối lượng 1000 quả và 1000 hạt Bời lời vàng ......................................... 36 Bảng 3.4: Hàm lượng nước trong hạt Bời lời vàng .................................................... 37 Bảng 3.5: Số lượng hạt nảy mầm qua thời gian theo dõi............................................ 38 Bảng 3.6: Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống ..................................................................... 38 Bảng 3.7: Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống theo thời gian bảo quản .............................. 45 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây con ....................... 49 Bảng 3.9: Bảng xếp hạng Duncan về hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây con ...... 50 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của che sáng đến sinh trưởng cây con ................................... 52 Bảng 3.11: Bảng xếp hạng sinh trưởng cây con ở thí nghiệm che sáng ..................... 53 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của giá thể tới khả năng ra rễ của hom Bời lời vàng............. 54 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chất kích thích và nồng độ đến khả năng ra rễ của hom Bời lời vàng sau 90 ngày ................................................................................................... 56 Bảng 3.14: Ảnh hưởng của thời gian xử lý thuốc kích thích đến khả năng ra rễ của hom Bời lời vàng................................................................................................................. 58 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của tuổi cây mẹ tới các chỉ số ra rễ của hom sau 90 ngày .... 59 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom tới khả năng ra rễ sau 90 ngày .......... 61
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Cành mang quả của Bời lời vàng. A. Nhánh đang hình thành quả; B. Nhánh đang ra hoa với các nụ .................................................................................................. 9 Hình 1.2: Bản đồ địa điểm mẫu tiêu bản của Bời lời vàng ......................................... 11 Hình 3.1: Thân cây Bời lời vàng được cắt ngắn ......................................................... 31 Hình 3.2: Cành Bời lời vàng mang quả ...................................................................... 32 Hình 3.3: Quả Bời lời vàng chín ................................................................................. 33 Hình 3.4: Bời lời vàng tái sinh dưới tán rừng ............................................................. 33 Hình 3.5: Quả Bời lời vàng ......................................................................................... 34 Hình 3.6: Đo kích thước hạt và quả Bời lời vàng ....................................................... 35 Hình 3.7: Tỷ lệ nảy mầm của hạt Bời lời vàng ........................................................... 39 Hình 3.8: Hạt Bời lời vàng và hạt đang nảy mầm ...................................................... 43 Hình 3.9: Cây con Bời lời vàng đến tuổi xuất vườn ................................................... 45 Hình 3.10: Tỷ lệ nảy mầm của hạt Bời lời vàng theo thời gian bảo quản .................. 47 Hình 3.11: Hạt giống Bời lời vàng chuẩn bị cho thí nghiệm bảo quản ...................... 48 Hình 3.12: Biểu đồ sinh trưởng D00 (trái) và Hvn (phải) cây con Bời lời 6 tháng tuổi 50 Hình 3.13: Đo sinh trưởng chiều cao Bời lời vàng ..................................................... 51 Hình 3.14: Biểu đồ sinh trưởng D00 Bời lời vàng 6 tháng tuổi ................................... 54 Hình 3.15: Biểu đồ sinh trưởng Hvn Bời lời vàng 6 tháng tuổi ................................... 54 Hình 3.16: Giâm hom Bời lời vàng trên giá thể cát sạch ........................................... 55 Hình 3.17: Hom giâm Bời lời vàng ra rễ .................................................................... 55 Hình 3.18: Ảnh hưởng của chất kích thích và nồng độ tới khả năng ra rễ của hom Bời lời vàng ....................................................................................................................... 58 Hình 3.19: Đo chiều dài rễ Bời lời vàng ..................................................................... 60 Hình 3.20: Hom giâm Bời lời vàng sử dụng NAA - 3.000 ppm ................................ 61 Hình 3.21: Hom giâm Bời lời vàng không sử dụng chất kích thích ra rễ ................... 61
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, thể hiện ở 4 kết quả chính như sau: i) tốc độ tăng trưởng của ngành liên tục tăng qua các năm: giai đoạn 2012-2018 tốc độ tăng trung bình 6,04%; ii) kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng trung bình 15%/năm, năm 2019 đạt 11,3 tỷ USD; iii) Từ 2002-2018, diện tích rừng trồng ở nước ta liên tục tăng, trung bình mỗi năm tăng 148.000 ha/năm); iv) Chính sách chỉ trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo thêm nguồn lực mới cho ngành, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn của nhà nước, hàng năm nguồn vốn này thu được trung bình 1.200 tỷ đồng, năm 2019 đạt gần 3.000 tỷ đồng. Mặc dù đã đạt được những thành tựu trên, ngành Lâm nghiệp vẫn còn rất nhiều các thách thức đã và đang đặt ra cần giải quyết, đó là diện tích rừng trồng tuy tăng nhanh nhưng chủ yếu là kinh doanh gỗ nhỏ, chủ yếu sản xuất dăm xuất khẩu với giá trị thấp. Năm 2014-2015 mỗi năm chúng ta khai thác 13 triệu m3 gỗ rừng trồng cho sản xuất dăm và phải nhập khoảng 4 triệu m3 gỗ lớn có chứng chỉ từ nước ngoài để phục vụ chế biến đồ mộc xuất khẩu. Trong khi đó, diện tích rừng trồng quy hoạch cho phát triển kinh doanh rừng cung cấp gỗ lớn còn rất hạn chế. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, ngày 10/6/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó đã xác định: “Phát triển lâm nghiệp nhằm tăng giá trị kinh tế ngành và tăng năng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường rừng, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Phấn đấu đến năm 2020 đạt cơ cấu kinh tế ngành là: 25% giá trị dịch vụ môi trường rừng, 25% giá trị sản xuất lâm sinh và 50% giá trị công nghiệp chế biến. Để thực hiện mục tiêu đề án, cần: Tập trung phát triển và tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện tích rừng của cả nước, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng phát triển đa chức năng, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non xuất khẩu dăm gỗ sang khai thác gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
- 2 Để triển khai có hiệu quả Quyết định 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành một loạt các văn bản quan trọng như: Quyết định số 1656/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; Quyết định 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 về phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020; Quyết định 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 9/5/2014 về ban hành Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, những nhiệm vụ trọng tâm là: Tập trung xây dựng 3,84 triệu ha rừng trồng sản xuất, trong đó có 2,4 triệu ha rừng trồng hiện có và 1,35 triệu ha rừng trồng mới; Nâng cao chất lượng rừng để đạt sản lượng gỗ thương phẩm bằng 80% trữ lượng, trong đó 40% gỗ lớn và 60% gỗ nhỏ; Đưa tỷ lệ giống cây trồng lâm nghiệp mới được công nhận vào sản suất lên 60- 70% vào năm 2020, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng, góp phần đưa năng suất rừng trồng tăng 20% vào năm 2020 so với năm 2011. . Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) thuộc họ Long não (Lauraceae) là loài cây lá rộng, bản địa, gỗ lớn, có phân bố rộng ở Việt Nam, thường mọc trong các rừng thứ sinh ẩm. Gỗ có giác lõi phân biệt: lõi màu nâu vàng, dác màu trắng, thớ gỗ mịn, nhẹ, được dùng đóng đồ mộc thông dụng, làm trụ mỏ, làm nguyên liệu giấy. Là loài cây sinh trưởng nhanh, tái sinh mạnh nên rất có tiềm năng để phát triển trồng rừng gỗ lớn và phục hồi rừng ở nước ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài cây này còn rất ít, đặc biệt là các nghiên cứu về đặc điểm sinh lý hạt giống và tạo cây con, do đó thiếu các cơ sở khoa học cho phát triển loài cây này. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật tạo cây con Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ lớn” đặt ra là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
- 3 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu trồng rừng cây bản địa Việc gây trồng các loài cây bản địa đã được quan tâm khá sớm ở một số nước nhiệt đới như Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Philippines… nhưng các phương thức áp dụng cũng chỉ tập trung nhiều vào mục đích làm giàu, phục hồi rừng tự nhiên hoặc trồng cây phân tán với các loài họ Dầu như Sao đen, Dầu rái, Vên vên, … - Philippines là một trong những nước tiên phong của việc quản lý và trồng các loài cây họ Sao Dầu và đã có một chương trình nghiên cứu phát triển phối hợp với mục tiêu tìm hiểu về sự tái sinh của họ Sao Dầu. Các trung tâm và các trạm nghiên cứu theo vùng đã được thiết lập để nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu về việc bảo vệ, tái sinh và việc tác động vào rừng tự nhiên các cây họ Sao Dầu. Sự tái sinh nhân tạo dựa trên các nguyên lý của sự thừa kế tự nhiên được xem là một sự lựa chọn cho sự tái sinh có hiệu quả của loài cây này (Polliseo và Natividad, 1989). - Ở Indonesia có những rừng trồng khảo nghiệm trưởng thành của các cây họ Sao Dầu trong nhiều địa phương khác nhau (Smits và Daud Leppe, 1992). Những rừng trồng họ Sao Dầu quy mô lớn đã được trồng trong các năm gần đây bởi các lâm trường thuộc Nhà nước và chúng đang đạt tăng trưởng đường kính bình quân hàng năm lên tới 2 cm. Việc trồng thâm canh cây họ Sao Dầu cũng đã được đảm trách bởi tập đoàn lâm nghiệp tư nhân, một số loài cây họ Sao Dầu 19 năm tuổi trồng trên đất phù sa đã đạt tăng trưởng đường kính bình quân hàng năm 3 cm, có thân thẳng rất đẹp và có thể sử dụng với mục đích gỗ dán (Smiths, 1993). - Ở Srilanka, sự tái sinh nhân tạo của các loài cây họ Sao Dầu hiện nay được tiến hành ở các vùng ẩm ướt và trung bình, chúng đã được chọn lọc qua các khảo nghiệm về loài từ 5-10 năm (Vivelcanandan, 1989). - Ở Bangladesh các rừng vùng đồi đã được quản lý kinh doanh theo phương thức khai thác trắng sau đó trồng lại rừng theo phương thức gần với tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ, đặc biệt là các loài họ Sao Dầu (Md Fazlul Huq và Ratan Lal Banik, 1992). Việc trồng loài cây họ Sao Dầu theo phương thức Taungya đã được thực hiện từ năm 1856 và các loài được chọn trồng chính hiện nay là Sao đen (Hopea odorata)
- 4 và Dầu con quay (Dipterocarpus turbinatus) mà năng suất tăng trưởng bình quân hành năm đạt 8.42 m3/ha/năm ở luân kỳ 40 năm. - Ở Malaysia, theo Forestry Department Peninsula năm 1999 trong dự án xây dựng rừng nhiều tầng đã giới thiệu cách thiết lập mô hình trồng rừng hỗn loại trên 3 đối tượng: rừng tự nhiên, rừng Acacia mangium 10 - 15 tuổi và 2 - 3 tuổi. Dự án đã sử dụng 23 loài cây bản địa có giá trị, trồng theo mở băng rộng 30m trong rừng tự nhiên, trồng 6 hàng cây. Trong rừng Acacia mangium mở băng 10m trồng 3 hàng cây, băng 20m trồng 7 hàng cây, băng 40m trồng 15 hàng cây với 14 loài. Khối B chặt 1 hàng keo trồng 1 hàng , chặt 2 hàng trồng 2 hàng, chặt 4 hàng trồng 4 hàng,… Trồng 3 loài sau khi chặt 5 năm, trồng 7 loài sau khi chặt 7 năm. Trong 14 loài cây trồng trong khối A, có 3 loài S. roxburrghii, S. ovalis, S. leprosula sinh trưởng chiều cao và đường kính tốt nhất. Tỷ lệ sống không khác biệt, sinh trưởng chiều cao cây trồng tốt ở băng 10m và băng 40m. Băng 20m không thoả mãn điều kiện sinh trưởng chiều cao. Khối B có tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao tốt khi trồng 1 hàng; sinh trưởng đường kính tốt cho công thức trồng 6 và 16 hàng. Có thể thấy rằng, công trình nghiên cứu được các tác giả thực hiện khá công phu với nhiều dạng công thức thí nghiệm và thời gian theo dõi khác nhau nhằm đánh giá tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa để tìm ra công thức tốt nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng mới chỉ dựa trên việc bố trí các loài một cách ngẫu nhiên, chưa căn cứ dựa trên những hiểu biết về đặc điểm sinh học của các loài. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được những tác động về kỹ thuật để điều chỉnh không gian sống của các loài theo từng giai đoạn phát triển. Những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật điều chỉnh các lâm phần rừng trồng hỗn loài theo quá trình sinh trưởng các tác giả JB. Ball, Wormald và Russo (1994) đã tác động vào các lâm phần rừng trồng hỗn loài thông qua việc giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài cây. Kết quả cho thấy sau khi tác động các biện pháp tỉa cành, tỉa thưa các loài cây mục đích đã được tạo điều kiện thuận lợi để sinh trưởng phát triển tốt hơn. Liễu sam (Crytomeria japonica) là một trong những loài cây bản địa của Nhật Bản, nó được trồng bằng cây hom từ thế kỷ XV. Vào năm 1987, Nhật Bản đã sản xuất được 49 triệu cây hom loài cây này phục vụ trồng rừng. Bằng phương pháp vòng chọn
- 5 lọc liên tục lặp lại từ khâu khảo nghiệm, chọn lọc, kết quả gây trồng và tiếp tục chọn lọc, cho tới nay Nhật Bản đã chọn lọc được 32 dòng vô tính khác nhau phù hợp với yêu cầu cơ bản là: Khả năng ra rễ cao của hom, phạm vi gây trồng rộng, khả năng thích nghi cao,... (Ahuja M. R and W. J. Libby, 1993). - Ở Huay Sompoi Thái Lan đã khảo nghiệm 8 xuất xứ của Tếch và lựa chọn được 2 xuất xứ sinh trưởng tốt nhất là: + Xuất xứ Huay Sompoi (tọa độ địa lý 180 vĩ độ Bắc, 99055’ kinh độ Đông). + Xuất xứ Phayao (tọa độ địa lý 19003’ vĩ độ Bắc, 99055’ kinh độ Đông). Như vậy, việc sử dụng các loài cây bản địa để trồng rừng rất được các tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhằm tạo ra những khu rừng có kết cấu nhiều tầng, mô phỏng theo kết cấu rừng tự nhiên để nâng cao khả năng phòng hộ của rừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu thử nghiệm về trồng rừng hỗn loài còn chưa được thực hiện nhiều, phần lớn nghiên cứu mới chỉ dựa trên kinh nghiệm chưa có sự hiểu biết nhiều về đặc tính sinh học của loài nên số lượng mô hình thành công còn hạn chế. Ở Trung Quốc, ngay từ những năm 1980 chính phủ Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động gây trồng để sản xuất gỗ Nghiến nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc nghiên cứu gây trồng rừng Nghiến trên thế giới nói riêng và trồng rừng thâm canh nói chung còn nhiều thông tin chưa được cập nhật đầy đủ. Theo Wang Xianpu, Jin Xiaobai, Sun Chengyong (1986), Nghiến thích hợp với vùng núi đá vôi, tầng đất nông. Trên đỉnh núi, nơi có điều kiện thời tiết rất khô, có rất ít Nghiến phân bố và chúng thường rất nhỏ. Cây Nghiến được trồng trong khu vực có hệ thống thoát nước kém và mực nước nông thường phát triển nhanh lúc đầu, sau đó rễ của chúng lộ ra, dần dần mục nát, và cuối cùng cây chết. Nếu cây được trồng trong đất axit, đất phải được làm giàu với phân và cung cấp vôi trước, nếu không, cây sẽ không phát triển bình thường. Đồng thời tác giả cũng chỉ rõ, muốn thúc đẩy phát triển Nghiến tái sinh tự nhiên thì cẩn phải đảm bảo nguồn cây mẹ gieo giống, độ tàn che (môi trường sống) của lớp cây tầng cao vì trong 6 năm đầu tiên, Nghiến là cây chịu bóng. Nghiên cứu phục hồi các loài cây rừng tại các khu rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi đã được Viện khoa học Quảng Tây và Quảng Đông - Trung Quốc triển khai trong giai đoạn (1985 - 1998) với các loài: Toona sinensis, Delavaya toxocarpa,
- 6 Chukrasia tabularis, Excentrodendron tonkinensis, v.v... Những nghiên cứu này đã được tổng kết sơ bộ sau nhiều cuộc hội thảo khoa học ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đầu ngành của Trung Quốc. Những hướng dẫn tạm thời về kỹ thật phục hồi rừng trên núi đá vôi đã được xây dựng. Tuy nhiên, những nghiên cứu vẫn chưa được tổng kết một cách có hệ thống nên việc áp dụng những hướng dẫn này cho nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam còn khiêm tốn và đang trong giai đoạn thử nghiệm. 1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật tạo cây con Nghiên cứu về đặc điểm sinh lý hạt giống cũng như các biện pháp kỹ thuật tạo cây con cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, có thể tóm lược một số kết quả chính như sau: - Dự án giống cây của Lào (Laos tree seed project, 2006) cho biết ở các vùng địa lý khác nhau, mùa ra hoa và quả chín của loài Vối thuốc cũng khác nhau. Ở Ấn Độ, Vối thuốc ra hoa tháng 4-6, quả rụng vào tháng Giêng đến tháng Ba năm sau (Anon, 1996). Ở Indonesia, Vối thuốc ra hoa tháng 8-11, quả chín 3-5 năm sau (Keble và Sidiyasa, 1994). Tại Lào, hạt Vối thuốc được thu vào tháng 2-3, khi quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu. Vối thuốc được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp hữu tính (từ hạt), việc nhân giống vô tính là có triển vọng nhưng trước mắt chưa thực hiện thành công. Quả Vối thuốc được thu trước khi vỏ nứt, sau đó khoảng 2 tuần vỏ quả nứt ra và có thể thu hạt. Hạt của Vối thuốc khó bảo quản. Có thể bảo quản hạt trong điều kiện nhiệt độ phòng trong vòng 3 tháng. 1 kg hạt Vối thuốc chứa 196.000-267.000 hạt (World Agroforestry Centre, 2006). Tỷ lệ nảy mầm của hạt Vối thuốc có thể đạt 90% sau khi thu hái 10-12 ngày. Tuy nhiên, đôi khi gặp trường hợp tỷ lệ chỉ đạt 15% sau khi gieo 23-85 ngày. Hạt Vối thuốc được gieo trong bóng râm và phủ một lớp đất mỏng. Tỷ lệ cây sống sau khi gieo đạt khoảng 50%. Sau 2-3 tháng cây con đạt chiều cao từ 5-8 cm thì chuyển vào bầu. Trong thời kỳ vườn ươm cần phải có dàn che. Cây trong vườn ươm 6-8 tháng đạt chiều cao 20cm thì có thể đem trồng. Nghiên cứu về nhân giống cây rừng nói chung và các loài cây bản địa nói riêng
- 7 trên thế giới khá phong phú, đa dạng. Theo nghiên cứu của (Kimmins, 1998; Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, (2002) cho thấy, ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm và đến tỷ lệ sống của cây trồng rừng. Những cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con bị tử vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng các lá ưa sáng. Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó tạo ra tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối. Đặc điểm này cho phép cây con có thể sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn. Larcher. W (1983), nước đóng vai trò rất quan trọng đối với thực vật, nhất là giai đoạn vườn ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số lượng. Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều không có lợi cho cây gỗ non. Hệ rễ cây con trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng. Nhiều nước sẽ tạo ra môi trường quá ẩm, kết quả rễ cây phát triển kém hoặc chết do thiếu không khí. Vì thế, việc xác định lượng nước thích hợp cho cây con ở vườn ươm là rất quan trọng. Các phương pháp nhân giống cây rừng gồm nhâm giống hữu tính (từ hạt giống) và nhân giống vô tính (chiết, giâm hom, nuôi cấy mô tế bào, v.v..), trong đó việc nhân giống bằng hom có hệ số nhân giống lớn và được sử dụng rộng rãi trong nhân giống cây trồng. Năm 1983 ở Viện Di truyền và Chọn giống cây gỗ Liên Xô cũ, đã thí nghiệm giâm hom Sồi ở giai đoạn 3 tháng tuổi. Họ đã lấy trên 50 cây mẹ khác nhau bố trí thí nghiệm theo từng dòng cây mẹ. Kết quả, trên 12 dòng cây mẹ ra rễ 100%, 28 cây mẹ cho tỷ lệ ra hom rễ là 50% và 10 dòng không có hom nào ra rễ. Điều đó chứng tỏ khả năng ra rễ của hom cây Sồi phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng cá thể. Nhiều nghiên cứu thấy rằng trong những chất kích thích ra rễ hiệu quả nhất thì IAA, IBA, NAA cho ra rễ đạt hiệu quả cao nhất. Komisarov (1964) đã sử dụng thuốc IAA, IBA, NAA để giâm hom cho 130 loài cây gỗ. Ông còn đi sâu nghiên cứu điều kiện sống của cây mẹ lấy cành, kết quả tổng hợp về ảnh hưởng của ánh sáng, độ ẩm
- 8 không khí, độ ẩm đất đến tỷ lệ ra rễ của cây Sồi 1 tuổi, cho thấy hom lấy từ cây trồng nơi có ánh sáng tán xạ yếu, độ ẩm không khí và độ ẩm đất cao có tỷ lệ ra rễ 64 - 92%, trong khi hom cây từ cây trồng nơi ánh sáng mạnh, độ ẩm không khí và độ ẩm đất thấp có tỷ lệ ra rễ 64 - 68%. Theo Frison (1967) và Nesterov (1967) cho thấy mùa xuân và mùa mưa là 2 mùa giâm hom có tỷ lệ cao nhất. Năm 1974, Martin và Quillet đã thí nghiệm giâm hom đối với cây limba (Terminali superba) và thấy rằng để nguyên 2-4 lá trên thân thì tỷ lệ ra rễ là 63 - 75%, cắt một phần phiến lá có thể cho tỷ lệ ra rễ 88% - 100%, cắt bỏ hoàn toàn lá thì hom giâm không ra rễ. 1.1.3. Nghiên cứu về cây Bời lời vàng Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) thuộc họ Long não (Lauraceae), là cây bản địa, gỗ lớn, lá rộng thường xanh, có phân rộng từ Bắc đến Nam trong rừng thứ sinh ẩm. Cây mọc nhanh, tái sinh tốt. Gỗ có giác, lõi phân biệt, lõi màu nâu vàng, giác màu trắng, thớ gỗ mịn, nhẹ, gỗ dùng làm đồ mộc và làm nguyên liệu giấy (http://fsis.org.vn/index.php?option=com). Bời lời vàng có thân tròn, thẳng, vỏ nhẵn, màu xanh nhạt, thịt vỏ có màu trắng vàng, có nhựa hơi dính, mùi thơm. Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu về cây Bời lời vàng trên thế giới còn rất ít, chủ yếu có một số ghi nhận về phân bố hoặc được tìm thấy trong việc nghiên cứu sinh thái, đa dạng sinh học của thực vật rừng, những nghiên cứu về trồng rừng hầu như không có, dưới đây là những thông tin về cây Bời lời vàng trên thế giới trong thời gian qua. - Phân loại: Theo http://www.theplantlist.org/tpl/record/tro-17801776, Bời lời vàng được công bố đầu tiên năm 2013 trong tài liệu Nouv. Arch. Mus. Hist. Nat., sér. 5, 83 83 1913, đồng thời khẳng định loài Litsea pierrei Lecomte (tiếng Việt là Bời lời vàng) đã được công nhận thuộc chi Litsea, họ Lauraceae, loài này chỉ có 1 tên latinh duy nhất, không có tên đồng nghĩa. Trong tập san Thực vật Thái Lan số 39 (Thai Forest Bulletin- botany) cũng bổ sung Lecomte là người công bố đầu tiên, sau đó tiếp tục bổ sung vào các năm 2014 (trong Indo-Chine 5: 138); năm 1932 (Liou Ho, Laurac. Chine & Indochine 174); năm 1938 (Allen, Ann. Missouri Bot. Gard. 25: 382) và năm 1964 (Kosterm., Bibliogr. Laur. 863).
- 9 Chi Bời lời (Litsea), là một trong những chi lớn thuộc họ Long não, chúng có khoảng 400 loài, là cây gỗ hay cây bụi. Hầu hết những loài thuộc chi này đều chứa tinh dầu và nhiều loài trong chi Bời lời (Litsea) là cây mọc nhanh, chịu được đất đai cằn cỗi nên có thể là những đối tượng cần quan tâm trong cơ cấu cây rừng để phục hồi rừng sau nương rẫy hoặc trên các đồi núi trọc. - Đặc điểm hình thái: Các loài trong chi Bời lời có thể là cây rụng lá hoặc thường xanh tùy thuộc vào loài, hoa thường là đơn tính khác gốc, hoa đực và hoa cái trên các cây khác nhau, thụ phấn được thực hiện bởi côn trùng. Nổi bật nhất là quả của chúng, quả có dạng quả hạch nhỏ màu đỏ, tím hoặc màu đen có chứa một hạt giống duy nhất, phân tán chủ yếu là nhờ chim, một số loài sinh sản vô tính từ rễ (nguồn: Wikipedia, the free encyclopedia). Ở Thái Lan, Bời lời vàng được mô tả như sau (Thai Forest Bulletin-botany): Bời lời vàng là cây có kích thước từ trung bình đến lớn, chiều cao từ 15-30m, các nhánh nhỏ nhẵn hoặc bóng. Lá hình xoắn ốc; phiến lá dạng lưỡi trứng ngược, hình thuôn hoặc hình chữ nhật dài 6-17,5cm, rộng 2,5-6,5cm, đỉnh lá nhọn hình nêm toàn bộ lá láng nhẵn trên cả hai bề mặt. Hình 1.1: Cành mang quả của Bời lời vàng. A. Nhánh đang hình thành quả; B. Nhánh đang ra hoa với các nụ (Theo Thai Forest Bulletin-botany). Cuống lá dài 1,2 - 3cm láng và nhẵn; gân giữa nông chìm bên trên, nhô lên ở bên dưới, tĩnh mạch thứ cấp 5 - 8 cặp, phẳng ở trên và nhô lên ở mặt dưới, cong phía gần mép, tĩnh mạch có hình mạng lưới, rõ hoặc không rõ ở phía dưới.
- 10 Số nhánh nhỏ ở cụm hoa trên tán giảm với sự xuất hiện của một chùm hoa ngắn ở nách lá hoặc dọc theo cành nhỏ, chùm hoa dài 2-4cm; có đường kính 0,5-0,6cm; cuống dài nhất 0,8 - 1,7cm, có 4 bao hoa, mọc chéo hình chữ thập hay nới rộng hình trứng lõm bề dài 3 - 4,5mm, bề rộng 4 - 4,5mm, đóng ở bên ngoài và có lông bao phủ (chỉ nhận thấy khi các chồi hoa gần nở). Có 5 hoa đực trong mỗi cụm; 6 lá đài và cánh hoa, hình elip, hình thuôn hoặc chữ nhật thuôn gần bằng nhau bề dài 2,5-4mm, bề rộng 1-1,2mm, có lông phủ, cuống nhỏ dài 1mm dày đặc lông tơ; có 9-12 nhị hoa không bằng nhau; nhụy hoa/bao phấn dài 0,8-1,2mm, sợi dài 1-2mm có lông tơ/có lông nhung, 2 tuyến ở chân đế hoặc không có tuyến; không có bào tử. Hoa cái không nhận biết được. Trái cây hình trụ hoặc hình trứng dài 1,8-2,4cm rộng 1-1,3cm, một nửa hoặc nhiều hơn bao bọc trong ống bao hoa to hình chén, nhẵn, ống bao hoa mở rộng tách sâu, cao 1,2-1,5cm, có đường kính 1,5-2cm và xuất hiện nhiều nút sần; ra quả nhiều trên cuống trải dài 0,6-1cm, có nốt sần nhỏ; thân cuống dài 0,8-2 cm, quả non được bao bọc hoàn toàn trong ống bao hoa với một chỗ lõm/hình nón ngược ở trên đỉnh. - Đặc điểm phân bố và sinh thái Theo http://www.gbif.org/species/7304601, Bời lời vàng phân bố ở Cam Pu Chia, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu về phân bố cũng chưa cụ thể ở vùng nào mà chỉ nêu lên địa điểm có mẫu tiêu bản ở các nước này (hình 2). Phần lớn các loài thuộc chi Bời lời được tìm thấy bố ở Châu Á (300 loài), phần còn lại ở Châu Úc và các đảo thuộc Thái Bình Dương. Riêng ở Trung Quốc có 75 loài, Malaysia 54 loài, Ấn Độ 65 loài, Đông Dương 17 loài. Bời lời vàng được ghi nhận ở Lào, vùng Đông Nam Thái Lan và Cam Pu Chia, nơi rừng thường xanh với độ cao từ 10-150m (Thai Forest Bulletin - botany). Bời lời vàng được xem là loài cây chịu bóng (Cai và cộng sự, 2005). Nghiên cứu về cách quản lý rừng truyền thống của người dân địa phương trong trong Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Nabanhe, Xishuangbana, Trung Quốc cho thấy đã ảnh hưởng
- 11 đến đa dạng loài, trong đó Bời lời vàng được đánh giá là loài nguy cấp cần được bảo vệ (Xiao và cộng sự, 2011). Hình 1.2: Bản đồ địa điểm mẫu tiêu bản của Bời lời vàng (http://www.gbif.org/species/7304601) Bời lời vàng cũng được nghiên cứu trong quần xã thực vật thuộc đảo Kod Chang, tỉnh Trat, Thái Lan (Nathsuda và Paramate, 3013). Qua đó Bời lời vàng là 1 trong số 78 loài được phát hiện ở đây, tuy nhiên Bời lời vàng không thuộc loài có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sinh thái rừng do chỉ số quan trọng của loài chỉ chiếm < 5% trong quần xã. - Nhân giống và trồng rừng: Bời lời vàng ra hoa vào tháng 7 (chỉ nhận thấy khi các nụ hoa gần nở). Ra quả/hình thành quả từ tháng 12 đến tháng 3 (Thai Forest Bulletin - botany). Thời gian nảy mầm của hạt Bời lời vàng kéo dài từ 72 - 207 ngày, tuỳ thuộc vào độ ẩm của hạt và cường độ chiếu sáng, tuy nhiên đối với hạt tươi và ở nhiệt độ 30oC thì thời gian nảy mầm của Bời lời chỉ dưới 30 ngày (Yang Yu và cộng sự, 2008). Các nghiên cứu về kỹ thuật tạo cây con và trồng rừng Bời lời vàng ở các nước trên thế giới chưa thấy có các thông tin công bố.
- 12 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu trồng rừng cây bản địa Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về cây bản địa đã được quan tâm nghiên cứu tương đối nhiều. Các nghiên cứu đi từ khâu chọn giống, gieo tạo cây con và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng cũng như phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt. - Phạm Đình Trị (1988), đã giới thiệu một cách tổng quát và tóm lược kỹ thuật gây trồng 20 loài cây gỗ mọc nhanh trong tài liệu “Góp phần tìm hiểu kỹ thuật gieo trồng 20 loài cây gỗ mọc nhanh và đáng chú ý về mặt gây trồng ở các tỉnh phía Nam”, tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể về loài cây nào. - Bùi Đoàn (2000), khi nghiên cứu gây trồng cây Vên vên làm nguyên liệu gỗ ván lạng, tác giả này đã xác định được cơ sở sinh thái, lập địa thích hợp và kỹ thuật gây trồng cây Vên vên. - Phạm Văn Đẩu (2001), nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên tại Tân Lập, Đồng Xoài, Bình Phước. Đã tiến hành trồng thử nghiệm 12 loài cây bản địa bằng phương thức làm giàu rừng và đã có kết luận về các biện pháp kỹ cũng như hướng dẫn kỹ thuật phục hồi rừng tự nhiên bằng các loài cây bản địa. - Nguyễn Anh Tuấn (2005), đã thực hiện đề tài "Thử nghiệm xây dựng mô hình trồng rừng Sao đen năng suất cao vùng Đông Nam Bộ". Đề tài đã nghiên cứu mô hình trồng Sao đen xen với cây Đậu tràm, cây Muồng đen tại Bàu Bàng - Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 4 năm cây Sao đen xen với cây đậu tràm phát trỉển khá, đường kính tăng trưởng hàng năm trung bình 1,54 cm, chiều cao 0,9 m. Đề tài đã xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật trồng Sao đen năng suất cao tại vùng Đông Nam Bộ. - Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh (2006), khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh và cây Giổi xanh, làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật gây trồng”, tác giả đã đưa ra được một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh và cây Giổi xanh và một số yêu cầu lập địa cho việc chọn vùng trồng 2 loài này. - Nguyễn Huy Sơn (2007), đã nghiên cứu đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt Giổi xanh, tác giả đã xác định được ẩm độ của hạt là nhân tố quyết định trong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 454 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
113 p | 236 | 55
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 208 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 167 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 152 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 175 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 140 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
80 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 34 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn