intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài Rau sắng (Melientha suavis Piere) tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

42
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nghiên cứu là xây dựng bản đồ phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu. Tìm hiểu đặc điểm sinh thái, sinh vật học của cây Rau sắng. Phân tích được mối đe dọa và cơ hội bảo tồn, phát triển loài tại khu vực nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài Rau sắng (Melientha suavis Piere) tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ HOÀI NHI NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẦN THỂ LOÀI RAU SẮNG (MELIENTHA SUAVIS PIERE) TẠI HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: LÂM HỌC HUẾ - 2020 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ HOÀI NHI NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẦN THỂ LOÀI RAU SẮNG (MELIENTHA SUAVIS PIERE) TẠI HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 8620201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN MINH ĐỨC HUẾ - 2020 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu“Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài Rau sắng (Melientha suavis Piere) tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam” là của bản thân tôi. Các kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và chưa được công bố. Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của người khác thì đều được trích dẫn rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, tháng 5 năm 2020 Tác giả Hoàng Thị Hoài Nhi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Được sự cho phép của phòng đào tạo sau đại học và khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế trong thời gian .../.../2019 đến .../.../2020 tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:“Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài Rau sắng (Melientha suavis Piere) tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam”. Trong thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS. Trần Minh Đức đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong 2 năm học tập. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cán bộ thuộc Ban quản lý Rừng Phòng Hộ Bắc Hải Vân; Ban quản lý Khu BTTN Phong Điền, các cô, chú, bác tại địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè, anh chị, gia đình đã hỗ trợ, giúp đỡ và luôn bên cạnh động viên tôi trong suốt thời gian qua. Do thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong sự góp ý, xây dựng của quý thầy, cô giáo, các bạn sinh viên để bản thân và công trình được hoàn thiện hơn. Huế, tháng .../2020 Học viên thực hiện Hoàng Thị Hoài Nhi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Học viên thực hiện: Hoàng Thị Hoài Nhi; GVHD: TS. Trần Minh Đức Tên đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài Rau sắng (Melientha suavis Pierre) tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam” Mục tiêu chung: Góp phần thiết lập dữ liệu cơ bản về loài làm cơ sở cho hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững loài tại khu vực Trung Trung bộ. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Đề tài tập trung vào các nội dung nghiên cứu: đặc điểm hình thái, đặc điểm phân bố và sinh thái của loài, đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây giống của loài. Các phương pháp thực hiện đề tài gồm: Thu thập số liệu thứ cấp; Thu thập số liệu sơ cấp gồm phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra thực địa, sau khi có dữ liệu sơ cấp thì dùng phần mềm exel để xử lý. Kết quả thu được Loài Rau sắng tại khu vực nghiên cứu có hình thái và kích thước các bộ phận lá, hoa và quả giống với các tài liệu nghiên cứu về loài đã công bố trong nước. Tuy nhiên kích thước thân và tán cây thường thấp hơn. Rau Sắng mọc rải rác và có mật độ quần thể thấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong khi ở Quảng Nam tuy ít ghi nhận về số địa điểm phân bố nhưng lại có quần thể có mật độ cao tại Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An. Rau sắng có phân bố khá rộng về địa lý và địa hình, tuy vậy ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam loài có xu hướng quần tụ ở những vùng có độ cao thấp, ven bờ biển và lân cận hai bên trục địa hình Bạch Mã – Hải Vân. Những nơi địa hình có độ dốc và đá lộ đầu tỏ ra thuận lợi cho quần thể loài. Cây có thể sống được tại các vùng đất có độ phì thấp nhưng không quá chua. Loại đất feralit phát triển trên đất macma axit (Fa) thường thích hợp với loài hơn cả. Cây ưa ẩm nhưng có khả năng chịu hạn khá tốt. Tại Thừa Thiên Huế, khả năng tái sinh tự nhiên của loài rất kém. Cây con sinh trưởng rất chậm. Nguy cơ suy thoái của các quần thể là rất cao. Trong khi đó quần thể loài phải đối mặt với nhiều mối đe dọa cả bên trong và bên ngoài. Do vậy cần có biện pháp bảo tồn khẩn cấp để tránh nguy cơ mất mát nguồn gen quý. Có thể nhân giống Rau sắng từ hạt và hom khá thuận lợi nếu có đủ vật liệu giống. Đây là cơ hội tốt cho hoạt động bả tồn và phát triển loài tại khu vực nghiên cứu nói riêng và Khu vực Trung Trung bộ nói chung. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................................iii MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH......................................................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. ............................................................................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2 2.1. MỤC TIÊU CHUNG................................................................................................. 2 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ................................................................................................. 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................................................................. 2 3.1.Ý NGHĨA KHOA HỌC ............................................................................................. 2 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ............................................................................................ 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................. 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY RAU SẮNG ...................................................................... 4 1.1.1. Danh pháp và phân loại .......................................................................................... 4 1.1.2. Nguồn gốc và phân bố địa lý.................................................................................. 5 1.1.3. Công dụng............................................................................................................... 5 1.1.4. Thực vật học ........................................................................................................... 6 1.1.5. Sinh thái học ........................................................................................................... 7 1.1.6. Nông học................................................................................................................. 8 1.1.7. Giá trị chung ........................................................................................................... 8 1.1.8. Triển vọng phát triển .............................................................................................. 8 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 9 1.2.1. Trên thế giới............................................................................................................ 9 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v 1.2.2. Việt Nam ............................................................................................................... 11 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÂY RAU SẮNG................................................... 21 1.3.1. Trên thế giới.......................................................................................................... 21 1.3.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................... 27 1.4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY RAU SẮNG Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM ...................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................................... 34 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................. 34 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 35 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 35 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 36 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................... 36 2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 40 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 41 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................... 41 3.1.1. Một số đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................... 41 3.1.2. Một số đặc điểm tự nhiên tỉnh Quảng Nam ......................................................... 44 3.1.3. Một số đặc điểm tự nhiên của các địa điểm khảo sát .......................................... 46 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI CỦA CÂY RAU SẮNG TẠI CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 48 3.2.1. Đặc điểm hình thái thân cây Rau sắng ................................................................ 48 3.2.2. Đặc điểm hình thái lá cây Rau sắng .................................................................... 50 3.2.3. Đặc điểm hình thái hoa cây Rau sắng ................................................................. 52 3.2.4. Đặc điểm hình thái quả cây Rau sắng ................................................................. 54 3.3. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ CÂY RAU SẮNG ....................................................... 55 3.3.1. Tình hình phân bố tự nhiên của Rau sắng tại khu vực nghiên cứu ..................... 55 3.3.2. Tổng hợp và phân tích các yếu tố địa hình và sinh thái nơi có loài Rau sắng phân bố ..................................................................................................................................... 68 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 3.4. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RAU SẮNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 71 3.4.1. Đặc điểm cây tái sinh ........................................................................................... 71 3.4.2. Vật hậu học .......................................................................................................... 72 3.5. CÁC MỐI ĐE DỌA QUẦN THỂ TẠI CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........... 73 3.5.1. Các yếu tố tự nhiên .............................................................................................. 73 3.5.2. Các hoạt động tiêu cực và nhận thức của con người .......................................... 73 3.5.3. Các giá trị của loài ................................................................................................ 73 3.5.4. Phân tích SWOT về sử dụng loài và bảo tồn loài tại khu vực nghiên cứu ......... 74 3.5.5. Một số lưu ý trong sử dụng và bảo tồn loài Rau sắng tại KVNC ....................... 74 3.6. TÌM HIỂU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY RAU SẮNG ............ 75 3.6.1. Nhân giống từ hạt ................................................................................................. 75 3.6.2. Gây trồng Rau sắng từ hom.................................................................................. 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 78 1. KẾT LUẬN................................................................................................................. 78 2. TỒN TẠI..................................................................................................................... 78 3. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 80 PHỤ LỤC........................................................................................................................ 83 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 D1.3 Đường kính tại vị trí 1,3 m 2 D0 Đường kính gốc 3 Hdc Chiều cao dưới cành 4 Hvn Chiều cao vút ngọn 5 KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên 6 WWF Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên thế giới 7 KVNC Khu vực nghiên cứu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phiếu điều tra cây rau Sắng trưởng thành .................................................... 37 Bảng 2.2. Phiếu điều tra cây rau Sắng tái sinh.............................................................. 38 Bảng 3.1. Tóm tắt một số thông tin về điều kiện tự nhiên của các địa phương có loài Rau sắng phân bố tự nhiên ..................................................................................................... 47 Bảng 3.2. Các chỉ tiêu bình quân hình thái thân cây Rau sắng ..................................... 48 Bảng 3.3. Các chỉ tiêu bình quân hình thái lá cây Rau sắng ......................................... 50 Bảng 3.4. Các chỉ tiêu bình quân hình thái quả (hạch) cây Rau sắng ........................... 54 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả thống kê hiện trạng phân bố Rau sắng theo yếu tố địa lý và hiện trạng quản lý rừng ................................................................................................... 56 Bảng 3.6. Thống kê hiện trạng quần thể Rau sắng theo yếu tố địa lý ........................... 58 Bảng 3.7. Dữ liệu GPS phân bố cá thể loài Rau sắng trên tuyến điều tra tại Cù Lao Chàm, thành phố Hội An............................................................................................................ 64 Bảng 3.8. Tổng hợp các yếu tố địa hình và sinh thái nơi có loài Rau sắng phân bố .... 68 Bảng 3.9: Đặc điểm cây tái sinh của loài tại Thừa Thiên Huế ...................................... 72 Bảng 3.10. Đặc điểm vật hậu học của loài Rau sắng tại khu vực nghiên cứu .............. 72 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ địa chính tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................... 41 Hình 3.2. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam .............................................................. 44 Hình 3.3: Hình thái thân cây Rau sắng .......................................................................... 50 Hình 3.4. Hình thái lá cây Rau sắng............................................................................... 52 Hình 3.5. Hình thái hoa cây Rau sắng ............................................................................ 53 Hình 3.6. Hình thái quả (hạch) cây Rau sắng ................................................................ 54 Hình 3.7. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 57 xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................... 59 Hình 3.8. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 270 xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. ......................................................... 60 Hình 3.9. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 197 xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.................................................................. 61 Hình 3.10. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 247 TT Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................ 62 Hình 3.11. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 251 TT Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................ 62 Hình 3.12. Bản đồ hiện trạng phân bố của cây Rau sắng tại các khu vực nghiên cứu của tỉnh Thừa Thiên Huế....................................................................................................... 63 Hình 3.13. Bản đồ hiện trạng phân bố của cây Rau sắng tại các khu vực nghiên cứu của Cù Lao Chàm .................................................................................................................. 66 Hình 3.14. Bản đồ hiện trạng phân bố của cây Rau sắng tại các khu vực nghiên cứu của xã Ta Lu, huyện Đông Giang ......................................................................................... 67 Hình 3.15. Bản đồ hiện trạng phân bố chung của cây Rau sắng tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam ............................................................................................................ 67 Hình 3.16: Thảm mục tại tuyến xã Phong Mỹ ............................................................... 69 Hình 3.17: Tầng đất tại tuyến xã Phong Mỹ .................................................................. 69 Hình 3.18: Rau sắng tái sinh ở khu vực nghiên cứu ...................................................... 70 Hình 3.19. Hạt giống Rau sắng hình thành rễ mầm....................................................... 76 Hình 3.20: Rau sắng 2 tháng tuổi .................................................................................. 76 Hình 3.21: Rau sắng 6 tháng tuổi ................................................................................... 76 Hình 3.22: Rau sắng 10 tháng tuổi ................................................................................. 76 Hình 3.23: Rau sắng 20 tháng tuổi ................................................................................. 76 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Từ lâu, con người đã biết thu hái, sử dụng cây rau mọc hoang dại để phục vụ nhu cầu trong cuộc sống. Đặc biệt trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ và thiếu thốn, cây rau mọc hoang dại đã góp phần quan trọng trong bữa ăn của bộ đội và nhân dân. Rau rừng đã bổ sung một lượng dinh dưỡng cần thiết cho súc khỏe của mọi người để hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu và công tác. Ngày nay, tuy thời bình, cây rau mọc hoang dại vẫn đóng vai trò quan trọng về dinh dưỡng cũng như làm thuốc phòng chữa bệnh đối với mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt ở những vùng núi rừng, vùng cao, vùng sâu, vùng xa có khí hậu khắc nghiệt. Cây rau xanh là thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Những câu nói “Cơm không rau như đau không thuốc” hoặc “Đói ăn rau đau uống thuốc” đã được khẳng định tầm quan trọng, sự cần thiết của rau trong bữa ăn và trong đời sống con người. Nhân dân ta có rất nhiều loại rau, phổ biến nhất trong bữa ăn hàng ngày là các loại rau cải, rau muốn, rau ngót… đặc biệt người dân sống ở miền núi thường sử dụng các loại rau rừng như rau Dớn (Diplazium esculentum), Rau sắng (Meliantha suavis)… Trong bữa ăn của người dân ta chỉ có hai loại thực phẩm (tính bằng gam) thường xuyên chiếm 3 con số là gạo và rau. Cơm rau cũng là thành phần quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam. Khoa học dinh dưỡng đã phân tích và xác định trong rau quả hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Không những rau quả đã góp phần quan trọng và kịp thời chống đói ở những vùng đói thường xuyên hoặc bị thiên tai mà quan trong hơn cả là vì rau là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin, chất khoáng, chất xơ và một phần quan trọng chất đạm là những chất dinh dưỡng không thẻ thiếu đối với hoạt động sinh lý cơ thể. Rau là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động bình thường của các chức phận sinh lý và sự chuyển hóa của các chất trong cơ thể. Giá trị dinh dưỡng của rau rất cau, nếu ăn mỗi ngày khoảng 300g rau rừng sẽ cung cấp cho cơ thể 70 – 80 calo và trên 10g protein đồng thời có thêm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Rau sắng (Melientha suavis Pierre) họ Rau sắng (Opiliaceae) là cây Lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng. Ngoài công dụng làm thuốc chữa bệnh cho người già yếu, phụ nữ sau sinh và trẻ em, Rau sắng thường biết tới như là một loại rau rừng đặc sản có chất lượng và giá trị kinh tế rất cao. Ở miền Bắc, Rau sắng đã trở thành thương hiệu truyền PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 thống của một số địa phương như: Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), VQG Xuân Sơn (Thanh Sơn, Phú Thọ) và VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Lá, chồi non của Rau sắng có hàm lượng protit và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác, gấp nhiều lần Rau ngót, Đậu ván, … Rễ cây cũng có công dụng làm thuốc. Theo các tài liệu đã công bố (Phạm Hoàng Hộ, 1999, Võ Văn Chi, 2012), Rau sắng phân bố khá rộng nhưng mọc rải rác ở các địa phương, chủ yếu tập trung ở vùng đồi núi Bắc bộ, ở độ cao từ 100 – 200 m trở lên, trên rừng thưa vùng núi đá vôi. Ở khía cạnh bảo tồn, Rau sắng được xếp vào nhóm loài thực vật nguy cấp, quý hiếm (SĐVN, 2007). Tại Trung bộ, các cuộc điều tra đa dạng thực vật tổ chức tại các Khu Bảo tồn ở hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam ghi nhận Rau sắng có phân bố tự nhiên tại các huyện Phong Điền, Phú Lộc và Đông Giang và thành phố Hội An (GreenVieet, 2018; Dự án Trường Sơn Xanh/ WWF, 2018 và 2019). Do thông tin còn mới nên hiện nay vẫn chưa có các công trình nghiên cứu về hiện trạng quần thể và những đặc trưng cơ bản của loài tại Trung Trung bộ nói chung và hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nói riêng làm cơ sở bảo tồn, phục hồi và phát loài một cách bền vững tại khu vực nghiên cứu. Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài Rau sắng (Melientha suavis Pierre) tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam” là bước đi ban đầu trong tiến trình nói trên. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. MỤC TIÊU CHUNG Góp phần thiết lập dữ liệu cơ bản về loài làm cơ sở cho hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững loài tại khu vực Trung Trung bộ. 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ - Xây dựng bản đồ phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu. - Tìm hiểu đặc điểm sinh thái, sinh vật học của cây Rau sắng. - Phân tích được mối đe dọa và cơ hội bảo tồn, phát triển loài tại khu vực nghiên cứu. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1.Ý NGHĨA KHOA HỌC Kết quả của đề tài bổ sung dữ liệu khoa học về cấu trúc quần thể, hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học làm cơ sở cho công tác bảo tồn nguồn gen cho địa phương và quốc gia. 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 - Xác định được vùng phân bố của loài cây Rau sắng tại khu vực nghiên cứu. - Xác định đặc điểm sinh thái, sinh vật học của loài cây Rau sắng tại khu vực nghiên cứu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY RAU SẮNG 1.1.1. Danh pháp và phân loại 1.1.1.1. Danh pháp Ở Việt Nam, loài thực vật có tên gọi là Rau sắng không để chỉ cho người ta biết được loài cây này được sử dụng làm rau xanh thông thường như bao loài rau khác mà còn là một loài rau rừng đặc sản nổi tiếng, mang lại thương hiệu cho địa phương nơi chúng mọc, chẳng hạn như ở Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội). Bởi vậy, cây này còn được gọi là Rau sắng Chùa Hương. Loại rau với lá non, đọt mầm hoặc chùm hoa lấy từ cây Sắng đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực và đi vào thơ ca nhiều thế hệ ở nước ta. Loài cây này mọc tự nhiên trên núi, chủ yếu là những vách đá của núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam như Lào Cai, Hà Tây (cũ), Lạng Sơn, Quảng Ninh và còn gặp cả ở đại ngàn Trường Sơn. Tên gọi khác của Rau sắng: Rau ngót núi; Ngót rừng (tiếng Kinh); Phắc van (Thái,), Lai cam (Dao), Tắc sắng (Mường) tất cả đều có nghĩa là Rau ngọt. Như vậy tên phổ thông Rau sắng có lẽ là có nguồn gốc từ tên gọi của người Mường – một trong số dân tộc bản địa của người Việt cổ - vốn có nhiều kiến thức cổ truyền trong sử dụng tài nguyên thực vật rừng. Tên khoa học: Các nhà thực vật học đã xác định Rau sắng ở Việt Nam có danh pháp quốc tế là Melientha suavis Pierre, 1892 (Pierre, L., 1892.; Phạm Hoàng Hộ, 1999, ...). Loài này có tên đồng nghĩa là: Melientha acuminata Merrill (1926). Tên tiếng Anh: Melientha wild vegetable Các tên gọi bởi các quốc gia khác ở vùng Đông Nam Á: - Malaysia: Tangal (Sabah) - Philippines: Malatado (Mindanao) - Campuchia: Daam prec - Lào: Hvaan - Thái Lan: Phakwan-pa., ... (Nguyen Tien Hiep - Plant Resources of South- East Asia (PRSEA)) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 1.1.1.2. Phân loại Theo hệ thống phân loại thực vật, cây Rau sắng có đơn vị phân loại như sau: Giới Thực vật - Plantae Ngành Hạt kín - Magnoliophyta Lớp Hai lá mầm – Magnoliopsyda Bộ Đàn hương - Santalales Họ Rau sắng – Opiliaceae Chi Rau sắng - Melientha Loài Rau sắng - Melientha suavis Trong đó họ Rau sắng (Opiliaceae) phân bố rộng ở trong rừng tự nhiên thuộc Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi, Bắc Mỹ và châu Úc, từ rừng khô vùng thấp cho đến rừng vùng núi cao thường có mây phủ, ẩm quanh năm. Nhiều loài trong họ này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. Nhiều loài được liệt kê vào Danh sách đỏ, riêng cây Rau sắng (Melientha suavis) được đưa vào danh Sách Đỏ Việt Nam, 2007. 1.1.2. Nguồn gốc và phân bố địa lý Rau sắng có nguồn gốc từ Thái Lan, bán đảo Malaysia, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia (Sabah) và Philippines. Trong khu vực này, nó sống hoang dã và đôi khi được trồng. Loài này rất hiếm ở Malaysia và Philippines. Ở Việt Nam, Rau sắng là cây thân gỗ mọc tự nhiên trên núi, chủ yếu là những vách đá của núi đá vôi có cao độ khoảng 100–200 m trở lên so với mặt nước biển ở miền Bắc Việt Nam như Lào Cai, Hà Tây (cũ), Lạng Sơn, Quảng Ninh, thậm chí vẫn thường gặp tại các khu rừng già Trường Sơn, nhưng nơi có mật độ cao nhất là ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm của vườn quốc gia này thuộc tỉnh Phú Thọ. Các địa phương đã ghi nhận có loài Rau sắng gồm: Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Tây (Chùa Hương), Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. (Sách Đỏ Việt Nam, 2007). 1.1.3. Công dụng Các chồi non, lá, hoa và quả non Rau sắng được tiêu thụ rộng rãi như một loại rau sau khi nấu chín. Những quả chín cũng có thể ăn được và ở Việt Nam, hạt được ăn theo cách tương tự như lạc sau khi luộc hoặc rang. Gỗ thường được sử dụng để hầm làm than ở Thái Lan. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 Rau sắng được sử dụng và tiếp thị tại địa phương. Trồng trọt ở quy mô thương mại được biết đến từ phía bắc Thái Lan, nơi nó được trồng xen trong các vườn cây ăn quả. Với mục đích này, cây con có thể được lấy từ các vườn ươm thương mại trong khu vực. Lá, chồi non của cây sắng trông xanh thẫm, óng ả, mỡ màng, có hàm lượng protit và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác. Trong 100g Rau sắng có khoảng 6,5 - 8,2g protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin, 0,08g tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin và 0,23g isoleucin, 11,5 mg vitamin C, 0,6 mg caroten v.v… gấp nhiều lần rau ngót, đậu ván. Có đủ các axit amin thiết yếu cho con người. Giá trị năng lượng khoảng 300 kJ /100 g. Theo trang Web. Rau bản địa Thái Lan (Local Vegetables of Thailand), Rau sắng tại Thái Lan có tên gọi là Phak waan paa. Thường gặp trong rừng khô, rụng lá từ mực nước biển lên tới 1.500 m. Các chồi non, lá và hoa phục vụ như một loại rau trong súp hoặc cà ri cá khô. Mọi người ăn loại cây này như một món ngon và đây là một trong những loại rau bản địa có giá đắt nhất. Nông dân bắt đầu trồng loài này với quy mô lớn hơn trong thời gian gần đây. Ở Việt Nam, Rau sắng là loại rau nấu canh ăn rất ngọt nước. Trước kia, bộ đội ta hành quân trên đường Trường Sơn thường phơi khô để dành, khi nấu canh các loại rau rừng thì cho vào nồi canh mấy ngọn Rau sắng thay cho mì chính. Vì dinh dưỡng rất cao, ngon ngọt đậm đà, Rau sắng ăn rất bổ cho những phụ nữ mới sinh và người mới ốm dậy, nó còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh đường ruột rất tốt. Quả Rau sắng chín ăn ngọt như mật ong nhưng hơi rát lưỡi. Người ta thường tách vỏ để lấy hạt ninh với xương thành món canh vừa ngon ngọt, vừa bổ dưỡng. Rễ cây được sử dụng chữa bệnh giun sán (theo Lê Kim Biên, Tập san Sinh vật Ðịa học số 11-1973). 1.1.4. Thực vật học Cây gỗ nhỏ thường xanh cao tới 13 m với tán lá hình trụ và cành nhỏ rủ xuống. Cành và lá non màu lục, rủ xuống, mềm, có vị ngọt của mì chính. Lá đơn, mọc cách, nhẵn, dày; cuống lá dài tới 5 mm; phiến lá hình lưỡi mác, hình elip đến hình trứng, mép nguyên, kích thước (4-) 6-12 (-16) cm × 2.5-5 (-7) cm, gốc và chóp lá tù; gân phụ 5-6 (-8) cặp, không rõ ở hai mặt. Cụm hoa gần hình thoi, hình chuỳ hoặc bông kép, phân nhánh không đều, mọc chủ yếu ở các nhóm trên mấu phình ở thân chính và cả trên cành và thậm chí ở nách của lá trên cùng; cuống chính dài 13 - 15 cm, ở trạng thái đậu quả dài tới 20 cm; Hoa đơn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 tính hay tạp tính, 4 hoặc 5 cánh tràng, phiến hình mác, hợp ở dưới; đài nhỏ, không có thuỳ rõ. Hoa đực không có cuống, đơn độc hoặc trong các nhóm 3-5 (chủ yếu ở cuối của các nhánh); Nhị 4 - 5, mọc đối với thuỳ tràng có sợi ngắn hơn, gắn vào gốc của các tràng. Đĩa của hoa đực gồm 4 - 5 tuyến, xen với cánh hoa, nạc, hình nêm. Nhuỵ lép hình trứng, không có núm rõ ràng. Hoa cái đơn độc trên mỗi nhánh, đôi khi theo nhóm 3-4; cuống nhỏ dài 3 - 7 mm; tuyến đĩa hình trứng ngược, dẹt, ngắn hơn bầu. Bầu 1 ô, gần hình cầu, nhỏ, không cuống, đường kính 2 mm; vòi không có núm, hình khối nạc hơi chia thuỳ. Quả hạch, hóa gỗ, hình ellipsoid đến hơi hình trứng hoặc thuôn, kích thước 2,3- 4 cm × 1,5-2 cm, màu vàng; màng ngoài mỏng, dày 1,5-2 mm. Hạt đơn, có xơ trắng; phôi với 3-4 lá mầm trong nội nhũ dầu. Chi Melientha Pierre là đơn loài. Hai phân loài được phân biệt, khác nhau bởi hình dạng và kích thước của quả: dạng ellipsoid, dài 2,3-3 cm trong ssp. suavis; và dạng obovoid, dài 3,5-4 cm trong ssp. macrocarpa Hiepko. Dạng thứ hai chỉ được quan sát ở Sabah (Núi Kinabalu). Những bông hoa có mùi rất thơm. Trong trường hợp cây không có hoa hoặc quả, loài M. suavis rất khó xác định và do đó lá của các loài cây thuộc họ Opiliaceae đôi khi vẫn được ăn như một loại rau. Nếu lá của loài Urobotrya siamensis Hiepko, một loài cùng họ phổ biến trong cùng môi trường sống với M. suavis ở Thái Lan và Ấn Độ, nếu bị ăn nhầm, chúng có thể gây tử vong do ngộ độc (quả của loài này có màu đỏ tươi và dài tới 1 cm). Urobotrya siamensis (tên Việt Nam là Lân vỹ Xiêm) là một loại cây bụi hoặc cây nhỏ cao tới 5 mét. Cây đôi khi được thu hoạch từ tự nhiên để sử dụng làm thuốc địa phương. Toàn bộ cây là độc. Khi không ở trạng thái có hoa, loài này có ngoại hình rất giống với Melientha suavis, một loài có chồi ăn được. Các chồi non của loài này đôi khi đã được ăn thay vì của Melientha suavis, với kết quả gây tử vong. Ví dụ, vào tháng 2 năm 2005 ở Tây Campuchia, hơn 60 người bị ngộ độc sau khi ăn lá của loài này và 15 người trong số họ (chủ yếu là trẻ em) đã chết. (Hiepko. P., 2008). 1.1.5. Sinh thái học Rau sắng phân bố tự nhiên trong rừng rụng lá, hiếm khi trong rừng thường xanh khô (thung lũng, ven suối), ở độ cao 300-900 (-1500) m. Ở Việt Nam, nó phổ biến trên đất đá vôi, ở Sabah trên đất đá đen. Ra hoa từ tháng 12 đến tháng 3 và ra quả từ tháng 4 đến tháng 8. Thụ phấn nhờ côn trùng. Sự phát tán tự nhiên diễn ra bởi chim, nước và động vật hoang dã. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 1.1.6. Nông học Nhân giống bằng hạt giống. Chồi non, lá và hoa thường được thu thập từ cây dại. Cắt bỏ cành cũ sẽ khuyến khích sự phát triển của chồi bên và lá mới. Không có thông tin về bệnh hoặc sâu bệnh. Sau khi thu hoạch, chồi hoặc lá được buộc thành bó, có thể được bọc trong lá chuối để tránh héo. Chúng nên được tiêu thụ trong vòng một hoặc hai ngày sau khi thu hoạch. Dữ liệu năng suất không được biết đến. Cây này có thể được trồng từ hạt giống. Hạt chín hoàn toàn được thu thập, thịt quả được loại bỏ, hạt trần (hạch) được làm sạch và được ngâm qua đêm trước khi gieo hạt trực tiếp với khoảng cách 2 x 3 m trong mùa mưa đầu (tuần đầu tiên hoặc thứ hai của tháng Năm ở Thái Lan). Hạt nảy mầm diễn ra trong vòng 3 tháng. Sự phát triển của cây con rất chậm trong 2 năm đầu và việc làm cỏ phải được thực hiện cẩn thận bằng cách nhổ hoặc cắt bằng tay. Không làm xáo trộn đất xung quanh cây con trong năm đầu tiên. Phủ rơm và bón phân đầy đủ được khuyến khích. Cây phát triển đến giai đoạn thu hoạch lần đầu tiên vào năm thứ tư hoặc thứ năm. 1.1.7. Giá trị chung Là nguồn gen độc đáo, Rau sắng là một trong hai loài (có tác giả cho là hai phân loài của cùng một loài - Hiepko. P., 1984) duy nhất của chi Melientha phân bố không rộng ở Đông Dương và Thái Lan. Loài được xem là thuộc nhóm Sẽ nguy cấp (hạng VU) trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Là loài rau rừng có giá trị sử dụng cao vì cành, lá non, hoa và quả non dùng nấu canh ăn ngọt như có vị mì chính. Quả và hạt già cũng được dùng làm thực phẩm. Rau sắng chùa Hương hiện nay trở thành thương hiệu rau sạch nổi tiếng, bán với giá khá đắt tại Lễ hội chùa Hương và hệ thống các siêu thị miền Bắc Việt Nam, sản phẩm luôn trong tình trạng cung không đủ cầu trên thị trường. Ngoài ra, Rau sắng còn tạo ra và lưu giữ nét văn hóa ẩm thực bản địa độc đáo tại Việt Nam, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á. 1.1.8. Triển vọng phát triển Do có hàm lượng dinh dưỡng cao nên Rau sắng là một loại rau tuyệt vời. Nó xứng đáng được nghiên cứu chi tiết hơn để xác định tiềm năng của nó để sử dụng rộng rãi hơn và canh tác trong các hệ thống nông lâm kết hợp (Hiepko. P., 1984). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Trên thế giới 1.2.1.1. Các nghiên cứu về bảo tồn tài nguyên rừng gắn bó với hoạt động sinh kế cộng đồng địa phương Trên thế giới cộng đồng quốc tế có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực làm thay đổi chiến lược bảo tồn từ đầu năm 1980. Một chiến lược bảo tồn mới dần được hình thành và khẳng định tính ưu việt, đó là liên kết quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia với các hoạt động sinh kế của các cộng đồng địa phương, cần thiết cho sự tham gia bình đẳng của các cộng đồng trên cơ sở tôn trọng nền văn hoá trong quá trình xây dựng các quyết định. Một dự án thử nghiệm của dự án “Quản lý rừng bền vững thông qua sự cộng tác” thực hiện tại Phu kheio Wildife Santuary, tỉnh Chaiyaphum ở miền Đông Bắc Thái Lan. Kết quả chỉ ra rằng “Điều căn bản để quản lý bền vững tài nguyên là phải thu hút sự tham gia của các bên liên quan và đặc biệt là phải bao gồm cả phát triển cộng đồng địa phương bằng các hoạt động thu nhập của họ”. 1.2.1.2. Các nghiên cứu về vai trò và giá trị sử dụng các loài rau Theo Farmsworth et al., 1985 thì vào năm 1985 có khoảng 119 hợp chất hóa học chiết xuất từ thực vật bậc cao được sử dụng vào sản xuất thuốc trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính là có 80% người dân ở các nước đang phát triển của thế giới hiện đang phụ thuộc vào các loại thuốc truyền thống để chữa bệnh và trong khoảng 85% các loại thuốc truyền thống đó có sử dụng các chiết xuất từ thực vật. Rất nhiều nước trên thế giới quan tâm đầu tư nghiên cứu tìm các hợp chất mới từ thực vật như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Ấn Độ... Trong thực tế các nghiên cứu như vậy chỉ được bắt đầu từ thế kỷ 19 và công nghệ cũng phát triển rất mạnh mẽ từ đó. Tại trung tâm Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã kiểm tra rất nhiều loài thực vật để tìm kiếm chất ung thư, rất nhiều loài đã chứng tỏ có hoạt chất chống ung thư, một số hoạt chất đã được chiết xuất và nghiên cứu về cấu trúc để thử nghiệm chữa trị cho con người. Tại Hồng Kông vào năm 1981 với dân số gần 5,7 triệu người, Hồng Kông có ít nhất 346 người bán cây cỏ làm thuốc và 1477 cửa hàng bán thuốc từ các loại cây cỏ, trong khi đó có 3362 thầy thuốc có đăng ký và 375 hiệu thuốc. Hiệp hội các nhà thuốc Bắc ở đây có khoảng 5.000 hội viên. Có thể nói Hồng Kông là một thị trường đông dược lớn nhất thế giới, nhập khẩu vượt con số 190 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Chỉ có khoảng 70% các loại sản phẩm thảo dược đó là được sử dụng tại chổ, còn 30% lại được tái xuất. Theo tính toán thì mỗi năm người dân nơi đây tiêu thụ khoảng 25 đô la Mỹ cho thuốc Bắc. Đây mới chỉ là chỉ số tính riêng cho Hồng Kông mà chưa hề đưa ra các số liệu cho PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0