Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng Bạch đàn Urophylla làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ
lượt xem 19
download
Mục tiêu đề tài nhằm: xác định các tiêu chuẩn và phân hạng đất cho rừng trồng Bạch đàn làm nguyên liệu giấy và ván dăm nhằm sử dụng bền vững tài nguyên đất và hiệu quả kinh doanh rừng tại tỉnh Phú Thọ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng Bạch đàn Urophylla làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP _________________________ LÊ THÀNH CÔNG “NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỌN ĐẤT VÀ PHÂN HẠNG ĐẤT TRỒNG RỪNG BẠCH ĐÀN UROPHYLLA LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY VÀ VÁN DĂM TẠI TỈNH PHÚ THỌ” LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Tây, tháng 7-2007
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP _________________________ LÊ THÀNH CÔNG “NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỌN ĐẤT VÀ PHÂN HẠNG ĐẤT TRỒNG RỪNG BẠCH ĐÀN UROPHYLLA LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY VÀ VÁN DĂM TẠI TỈNH PHÚ THỌ” CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đình Quế Hà Tây, tháng 7-2007
- i LỜI CẢM ƠN Được sự ñồng ý của Hội ñồng khoa học trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Khoa ñào tạo sau ñại học, tôi ñã thực hiện nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu xác ñịnh tiêu chuẩn chọn ñất và phân hạng ñất trồng rừng Bạch ñàn Urophylla làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ”. Trong suốt quá trình thực hiện ñề tài, tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của PGS.TS. Ngô Đình Quế- Viện KHLN Việt Nam, người trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu ñề tài. Ngoài ra, tôi còn nhận ñược sự giúp ñỡ của các thầy cô giáo giảng dạy các bộ môn tại Khoa ñào tạo sau ñại học, Ban giám ñốc Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng- Viện KHLN Việt Nam, các Lâm trường tại ở tỉnh Phú Thọ… cũng như sự góp ý chân thành của các bạn bè ñồng nghiệp. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ sâu sắc những sự giúp ñỡ quý báu nói trên, tôi rất mong nhận ñược những ý kiến ñóng góp nhiều hơn nữa, cho bản luận văn khoa học ñược hoàn thiện hơn. Hà Tây, tháng 7 năm 2007 Tác giả
- ii
- iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT KHLN: Khoa học Lâm nghiệp LT: Lâm trường NC: Nghiên cứu Nts: Nitơ tổng số ÔTC: Ô tiêu chuẩn P2O5dt: Phốt pho dễ tiêu K2Odt: Kali dễ tiêu TPCG: Thành phần cơ giới ppm: Đơn vị phần triệu D1,3: Đường kính ngang ngực Hvn: Chiều cao vút ngọn
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Hiện trạng sử dụng ñất tỉnh Phú Thọ 2006 31 3.2 Diện tích ñất lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ năm 2006 32 4.1 Chỉ tiêu thích hợp khí hậu của cây Bạch ñàn urophylla 34 4.2 Chỉ tiêu thích hợp ñất ñai của cây Bạch ñàn urophylla 35 4.3 Diện tích thích hợp trồng Bạch ñàn urophylla tỉnh Phú Thọ 39 4.4 Mối quan hệ giữa năng suất rừng trồng Bạch ñàn urophylla và lập 42 ñịa tỉnh Phú Thọ 4.5 Đặc ñiểm lý tính ñất dưới rừng trồng Bạch ñàn urophylla tại Phú 45 Thọ 4.6 Đặc ñiểm hoá tính ñất dưới rừng trồng Bạch ñàn urophylla tại Phú 46 Thọ 4.7 Bảng phân hạng ñất vi mô cho trồng rừng Bạch ñàn urophylla tại 55 Phú Thọ 4.8 Kết quả thử nghiệm phân hạng ñất tại Đoan Hùng- Phú Thọ 57 4.9 Kiểm tra ñộ chính xác của bảng phân hạng ñất vi mô cho trồng 58 rừng Bạch ñàn urophylla 4.10 Doanh thu rừng trồng bạch ñàn urophylla tại các ñiểm nghiên cứu 59 tỉnh Phú Thọ 4.11 Hiệu quả kinh tế, hiệu suất hoàn vốn của bạch ñàn urophylla tại 60 các ñiểm nghiên cứu ở Phú Thọ 4.12 Hiệu suất ñầu tư rừng trồng bạch ñàn urophylla tại Phú Thọ 61
- v DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ TT Tên Bản ñồ Trang 4.1 Bản ñồ mức ñộ thích hợp ñiều kiện khí hậu của cây Bạch ñàn 36 Urophylla tỉnh Phú Thọ 4.2 Bản ñồ mức ñộ thích hợp ñất của cây Bạch ñàn urophylla tỉnh 37 Phú Thọ 4.3 Bản ñồ mức ñộ thích hợp khí hậu và ñất của cây Bạch ñàn 38 urophylla tỉnh Phú Thọ 4.4 Bản ñồ thử nghiệm phân hạng trồng rừng Bạch ñàn urophylla 56 tại Lâm trường Đoan Hùng- Phú Thọ.
- vi DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ TT Tên Đồ thị Trang 4.1 Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch ñàn urophylla 48 với ñộ dày tầng ñất 4.2 Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch ñàn urophylla 49 với dung trọng của ñất 4.3 Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch ñàn urophylla 50 với hàm lượng sét vật lý của ñất 4.4 Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch ñàn urophylla 51 với pHKCl của ñất 4.5 Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch ñàn với hàm 52 lượng mùn trong ñất 4.6 Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch ñàn với hàm 53 lượng nitơ tổng số trong ñất
- ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .....................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................iv DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ .............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ...........................................................................vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 2 1.1.Trên thế giới ......................................................................................... 2 1.2. Trong nước ........................................................................................ 11 1.3. Một số kết quả nghiên cứu về Bạch ñàn urô (E.urophylla)................. 16 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 18 2.1. Mục tiêu, ñối tượng và giới hạn của ñề tài. ........................................ 18 2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 18 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 19 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN DÂN SINH KINH TẾ TỈNH PHÚ THỌ ........................................................................................ 23 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ. ................................ 23 3.2. Hiện trạng sử dụng ñất ñai và tài nguyên rừng tỉnh Phú Thọ. ............ 30 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 34 4.1. Phân hạng mức ñộ thích hợp cây trồng cấp vĩ mô. ............................. 34 4.2. Ảnh hưởng của ñiều kiện lập ñịa ñến sinh trưởng rừng trồng Bạch ñàn Urophylla tại Phú Thọ............................................................... 42 4.3. Sinh trưởng của Bạch ñàn Urophylla với tính chất ñất. ...................... 48 4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Bạch ñàn urophylla. .......... 59 Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................... 62 5.1. Kết luận. ............................................................................................ 62 5.2. Tồn tại. .............................................................................................. 63 5.3. Kiến nghị ........................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất ñai là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá ñối với cuộc sống. Đất ñai là tư liệu sản xuất ñặc biệt, là ñối tượng của lao ñộng ñồng thời là sản phẩm của lao ñộng. Trong sản xuất lâm nghiệp, ñặc biệt là trồng rừng nguyên liệu thì việc ñánh giá chính xác tiềm năng ñất ñai, xác ñịnh phân bố các loại ñất, quy mô, chất lượng và khả năng sử dụng ñất trên bản ñồ và thực ñịa sẽ là cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, ñề xuất, bố trí các loài cây trồng, xây dựng phương án kinh doanh hợp lý. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ñất nước, nhu cầu sử dụng gỗ trong các ngành chế biến lâm sản, sản xuất bột giấy, ván dăm ñã tăng lên ñáng kể, diện tích rừng trồng sản xuất ngày càng ñược mở rộng. Do ñó ñể ñầu tư trồng rừng có hiệu quả, ñòi hỏi cần phải phân hạng ñất cho các loài cây trồng rừng chủ yếu, dự ñoán ñược năng suất rừng trồng trên các lập ñịa khác nhau ñể lập kế hoạch phù hợp, tính toán ñược chi phí, lợi nhuận cho cả luân kỳ kinh doanh rừng trồng. Cho ñến nay không ai còn nghi ngờ về giá trị kinh tế cao của cây Bạch ñàn trong công nghiệp giấy và gỗ, củi. Là một loài cây mọc nhanh ñã ñem lại nhiều lợi nhuận to lớn cho nhiều quốc gia, vì vậy Bạch ñàn ñã ñược trồng hầu như khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, cây Bạch ñàn Urophylla ñược xem là cây trồng khá phổ biến làm nguyên liệu giấy tại vùng Trung tâm, ñặc biệt là tại tỉnh Phú Thọ. Nhiều nơi ñã trồng thành công, song một số nơi ñã gặp không ít thất bại. Một trong những nguyên nhân thất bại trong việc trồng bạch ñàn là việc chọn ñất chưa ñúng, chưa có biện pháp kỹ thuật trồng và kinh doanh hợp lý ñể tạo ra những vùng trồng tập trung và ổn ñịnh về năng suất. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu xác ñịnh tiêu chuẩn chọn ñất và phân hạng ñất trồng rừng Bạch ñàn Urophylla làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ”.
- 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Trên thế giới Phân hạng ñất ñai là một dạng của việc ñánh giá ñất ñai. Phương pháp áp dụng phổ biến ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ, chủ yếu với cây trồng nông nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tìm mối quan hệ giữa ñặc ñiểm, tính chất ñất ñai với năng suất cây trồng ñể phân hạng ñất thành các cấp khác nhau ứng với loài cây trồng khác nhau. Trên cơ sở phân hạng ñất có thể dự ñoán ñược năng suất cây trồng. Trong lâm nghiệp các yếu tố dùng ñể phân hạng thường là loại ñất, ñộ pH, thành phần cơ giới, ñộ dầy tầng ñất, thực bì chỉ thị cho ñộ phì ñất hoặc mức ñộ thoái hoá ñất. Điều quan trọng ñối với phân hạng ñất ñai là cần phải có tư liệu về năng suất cây trồng và tìm mối quan hệ của chúng với các tính chất ñất ñai. * Đánh giá ñất ñai của FAO Đây là phương pháp ñược sử dụng khá phổ biến. Các khái niệm trình bày trên ñược sử dụng rộng rãi ở các nước Tây Âu và phương pháp ñã ñược tổ chức FAO thừa nhận, hoàn chỉnh thành cẩm nang hướng dẫn ñánh giá ñất ñai ñể áp dụng rộng rãi. Ví dụ năm 1979, FAO xuất bản cẩm nang hướng dẫn "Đánh giá ñất ñai cho lâm nghiệp". Trên cơ sở ñó một số nội dung hoặc khái niệm ñược xác ñịnh cụ thể như sau: • Đánh giá tiềm năng sử dụng ñất ñai (land capability): Đó là việc phân chia hay phân hạng ñất ñai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như ñộ dốc, ñộ dày tầng ñất, ñá lẫn, tình trạng xói mòn, úng ngập, khô hạn, mặn hoá... Trên cơ sở ñó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng ñất phù hợp. Việc ñánh giá tiềm năng sử dụng ñất thường áp dụng trên
- 3 qui mô lớn như trong phạm vi một nước, một tỉnh hay một huyện. Đánh giá tiềm năng ñất ñược áp dụng thành công ở Mỹ và một số nước khác. Yếu tố hạn chế là những yếu tố hầu như không thay ñổi ñược như ñộ dốc, ñộ dày tầng ñất, khí hậu. Ở Mỹ ñất ñai toàn quốc ñược phân thành 8 nhóm với yếu tố hạn chế tăng dần từ nhóm I tới nhóm VIII. Nhóm I là nhóm thuận lợi nhất trong sử dụng, có rất ít yếu tố hạn chế. Nhóm VIII là nhóm có nhiều hạn chế nhất trong sử dụng. Đánh giá mức ñộ thích hợp ñất ñai (land suitability): Là quá trình xác ñịnh mức ñộ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng ñất cho một ñơn vị ñất ñai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng ñất với ñặc ñiểm các ñơn vị ñất ñai. Hệ thống ñánh giá ñược thể hiện theo 4 cấp: • Phân thành 2 cấp lớn: Kiểu sử dụng ñất hay loài cây trồng thích hợp (Viết tắt là S - Suitable) hay không thích hợp (Viết tắt là N - Not suitable) với ñiều kiện ñất ñai. • Mức ñộ thích hợp (S) phân chia thành 3 mức: - Thích hợp cao (S1): Đất hầu như không có hạn chế ñáng kể khi thực hiện canh tác. - Thích hợp trung bình (S2): Đất có hạn chế nhất ñịnh làm giảm năng suất cây trồng hoặc nâng cao chi phí canh tác nhưng vẫn thích hợp cho cây trồng hoặc kiểu sử dụng ñất. - Thích hợp kém (S3): Đất có hạn chế ñáng kể làm giảm mạnh năng suất và tăng cao chi phí canh tác rõ rệt. Hiệu quả kinh tế bị suy giảm ñáng kể. Việc phân hạng và ñánh giá ñất ñai ñã ñược thực hiện từ khá lâu ở nhiều nước trên thế giới. Tuỳ theo mục ñích cụ thể, mỗi quốc gia ñã ñề ra nội dung, phương pháp ñánh giá ñất của mình [27].
- 4 Khoa học ñất ra ñời sớm nhất ở nước Nga, các nhà khoa học Nga ñã có cơ sở khoa học về ñất và những phương pháp cơ bản về nghiên cứu ñất. Nhờ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học V.V Docuchaev, P.A. Kostưsev và N.M Sibirsev mà thổ nhưỡng học ñã trở thành bộ môn khoa học. [10]. V. V Docuchaev ñã ñưa ra lý thuyết về phát sinh ñất và ñược thừa nhận trên toàn thế giới. Qua nghiên cứu ñất ñen làm ví dụ, ông cho rằng: ñất là một thể tự nhiên ñộc lập cũng giống như khoáng vật, thực vật, ñộng vật, ñất không ngừng thay ñổi theo không gian và thời gian. Trong công trình này lần ñầu tiên ông ñã xác ñịnh mối quan hệ có tính qui luật giữa ñất và ñiều kiện tự nhiên, môi trường và ñã chỉ ra việc hình thành ñất là một quá trình phức tạp do tác ñộng của 5 yếu tố tự nhiên là: khoáng vật, thực vật, ñộng vật, không gian và thời gian.[10] Ở Mỹ, ý ñồ xây dựng một chương trình nghiên cứu phân loại ñất ñã có từ năm 1832 do E. Ruffin khởi xướng, ñến năm 1860 W. Hilgard xây dựng bảng phân loại ñất và bản ñồ ñất ñầu tiên cho nước Mỹ, trên cơ sở nhận thức: ñất là một vật thể tự nhiên, tính chất ñất có quan hệ ñến thực vật và khí hậu.[50]. Đại hội Khoa học ñất Quốc tế lần thứ 4 ñược tổ chức vào năm 1950 ở Amsterdam Hà Lan và lần thứ 5 vào năm 1954 ở Conggo ñã thúc ñẩy sự ra ñời của 2 trung tâm nghiên cứu phân loai ñất có tính chất Quốc tế là: Trung tâm phân loại Soil Taxonomy và Trung tâm phân loại FAO-UNESCO. Hai Trung tâm này cùng có một quan ñiểm nghiên cứu giống nhau, ñó là quan ñiểm ñịnh lượng, và ñã tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu ñịnh lượng trong các cấp phân loại. Với quan ñiểm phân loại mới là dựa vào ñịnh lượng hoá tính chất, thì chỉ có những tính chất mà có thể xác ñịnh ñịnh lượng mới ñược sử dụng trong phân loại ñất. [10]
- 5 Hiện nay ở Hoa kỳ việc nghiên cứu phân loại và xây dựng bản ñồ ñất sử dụng hệ thống phân loại Soil Taxonomy với hệ thống thuật ngữ riêng. FAO- UNESCO ñã vận dụng phương pháp ñịnh lượng trong phân loại ñất của Soil Taxonomy xây dựng hệ thống phân vị mang tính chú dẫn bản ñồ, hệ thống phân loại và thuật ngữ mang tính hoà hợp, có mối quan hệ lãnh thổ nhằm sử dụng cho ngôi nhà chung toàn cầu. Năm 1961, Bản ñồ ñất thế giới, tỷ lệ 1/5.000.000 ñược Trung tâm FAO- UNESCO xuất bản. Việc phân loại ñất và xây dựng bản ñồ này dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp ñịnh lượng trong phân loại ñất của của Soil Taxonomy. [52] Từ những năm 1950, việc ñánh giá khả năng sử dụng ñất ñã ñược nhiều nhà khoa học và các tổ chức Quốc tế quan tâm. Đây ñược xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu ñặc ñiểm ñất. Ngày nay công việc này ñã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của các nhà quy hoạch, hoạch ñịnh chính sách và người sử dụng.[10] Năm 1976 FAO ñã ñề xuất ñịnh nghĩa về ñánh giá ñất ñai như sau: Đánh giá ñất ñai là quá trình so sánh, ñối chiếu những tính chất của vạt ñất cần ñánh giá với những tính chất ñất ñai mà loại hình sử dụng ñất yêu cầu phải có. Đánh giá ñất ñai là quá trình thu thập thông tin, xem xét một cách toàn diện các yếu tố ñất ñai với cây trồng ñể phân ñịnh ra mức ñộ thích hợp cao hay thấp. [52] Ở Mỹ, 2 phương pháp ñánh giá ñất ñai ñược ứng dụng khá rộng rãi là: Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm tiêu chuẩn và phân hạng ñất ñai cho từng cây trồng cụ thể, trong ñó lấy cây lúa mì là ñối tượng chính và Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên, kinh tế ñể so sánh, lấy lợi nhuận tối ña là 100 ñiểm (hoặc 100%) ñể làm mốc so sánh với các ñất khác. [10][53]
- 6 Nhiều nước Châu Âu việc phân hạng và ñánh giá ñất ñai ñược thực hiện theo 2 hướng là: 1- Phân hạng ñịnh tính: dựa trên các kết quả nghiên cứu các yếu tố tự nhiên ñể xác ñịnh tiềm năng sản xuất của ñất ñai. 2- Phân hạng ñịnh lượng: dựa vào kết quả nghiên cứu các yếu tố kinh tế, ñể xác ñịnh sức sản xuất thực tế của ñất ñai.[10] Ở Ấn Độ và các nước vùng nhiệt ñới ẩm châu Phi thường áp dụng phương pháp tham biến ñể xác ñịnh mối quan hệ giữa các yếu tố ñất ñai và cây trồng. Các mối quan hệ này ñược biểu thị dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng ñược thể hiện dưới dạng % hoặc ñiểm. [20] Bản dự thảo ñầu tiên về tiêu chuẩn hoá việc ñánh giá ñất ñai ñã ñược thống nhất do 2 Uỷ ban nghiên cứu ở Hà Lan và FAO- Roma thực hiện vào năm 1972 và phương pháp ñánh giá ñất ñai ñầu tiên của FAO ñược công bố vào năm 1976 và ñược chỉnh lý vào năm 1983. [20] Học thuyết về loại sử dụng ñất ñã ñược Duddlry (thế kỷ 19) xây dựng, sau này ñược Kostrowiky và các ñồng sự của ông phát triển. Gần ñây Beek và Bennerma ñã hoàn chỉnh và ñược Brickman và Smyth sử dụng trong ñề cương ñánh giá ñất ñai năm 1976.[51] Trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ñặc tính của ñất ñai với sinh trưởng của cây trồng. Từ các kết quả nghiên cứu này nhiều nhà khoa học ñã cho rằng: Đối với các vùng ôn ñới, phản ứng của ñất, hàm lượng CaCO3 và các chất Bazơ khác, thành phần cấp hạt và ñiện thế ôxy hoá khử (Eh) của ñất là những yếu tố quan trọng nhất, quan ñiểm này ñã xem các yếu tố hoá học ñất quan trọng hơn yếu tố vật lý. Còn ở vùng nhiệt ñới thì các tác giả cho rằng: các yếu tố khả năng giữ nước, ñộ sâu của ñất và ñộ thoáng khí là những yếu tố giữ vai trò chủ ñạo, ñiều này có nghĩa là: yếu tố
- 7 vật lý ñất quan trọng hơn yếu tố hoá học ñất [20]. Tuy nhiên các kết quả này là dựa trên các nghiên cứu về ñất ñồi núi, ñất nông nghiệp. Trong những năm gần ñây Trung tâm lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) ñã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập ñịa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở các nước nhiệt ñới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nam Phi, Conggo, Brazil. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các biện pháp xử lý lập ñịa khác nhau và các loài cây trồng khác nhau ñã có ảnh hưởng khác nhau ñến ñộ phì ñất, cân bằng nước sự phân huỷ thảm mục và chu trình dưỡng khoáng. [40], [41]. Đánh giá ñất ñai ñóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác ñịnh ñộ phì nhiêu của ñất và là cơ sở cho việc ñề xuất cây trồng cũng như các giải pháp duy trì và bảo vệ ñộ phì ñất. Ngay từ ñầu những năm 50, việc ñánh giá khả năng sử dụng ñất ñược xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu ñặc ñiểm ñất. tuỳ từng trình ñộ phát triển của từng quốc gia riêng lẻ, phương pháp ñánh giá ñất ñai ñược nhiều nhà khoa học hàng ñầu trên thế giới và các tổ chức Quốc tế quan tâm. Do vậy nó trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng và ñặc biệt gần gũi với những nhà quy hoạch, người hoạch ñịnh chính sách ñất ñai và người sử dụng. Những nghiên cứu và các hệ thống ñánh giá ñất ñai sau ñây ñược sử dụng tương ñối phổ biến; * Phân loại khả năng thích nghi ñất có tưới (Irrigation Land Suitability Classification) của Cục cải tạo ñất ñai - Bộ nông nghiệp Mỹ (USBR) xuất bản năm 1951. Phân loại này dựa vào ñộ phì của ñất ñể ñánh giá. Phân loại này gồm 6 lớp (classes), từ lớp có thể canh tác ñược (arable) ñến lớp có thể trồng trọt một cách giới hạn (limited arable) và lớp không thể trồng trọt ñược (non arable). trong phân loại này, nhiều ñặc ñiểm ñất ñai, một số chỉ tiêu kinh tế ñịnh lượng cũng ñược ñề cập nhưng giới hạn ở phạm vi thuỷ lợi.
- 8 * Bên cạnh ñó, năm 1964, Clingebiel và Naontgomery thuộc Vụ Bảo tồn ñất ñai - Bộ nông nghiệp cũng ñưa ra khái niệm " Khả năng ñất ñai" (Land Capability) trong công tác ñánh giá ñất ñai ở hoa Kỳ. trong việc ñánh giá này, các ñơn vị bản ñồ ñất ñai (Land Mapping Units) ñược nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất một loại cây thực vật tự nhiên nào ñó, chỉ tiêu chung là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng ñối với mục tiêu canh tác ñược ñề nghị. Hệ thống ñánh giá ñất ñai này mang tính chất sơ lược, gắn ñất với hiện trạng sử dụng ñất hay còn gọi là " Loại hình sử dụng ñất". * Vào những thập niên 60, ở Liên Xô và các nước Đông Âu, việc phân hạng và ñánh giá ñất ñai cũng ñược thực hiện, bao gồm ba bước sau; so sánh các hệ thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên (ñánh giá lớp phủ thổ nhưỡng); ñánh giá khả năng sản xuất của ñất ñai và ñánh giá kinh tế ñất (chủ yếu ñánh giá khả năng sản xuất hiện tại của ñất). Phương pháp này chỉ mới thuần tuý quan tâm ñến khía cạnh tự nhiên của ñối tượng ñất ñai mà chưa xem xét ñầy ñủ ñến khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng ñất ñai. - Nhiều quốc gia ở Châu Âu vào những năm 70 ñã cố gắng phát triển các hệ thống ñánh giá ñất ñai của họ, cuối cùng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cần phải có một nỗ lực quốc tế ñể ñạt ñược sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá vào việc ñánh giá ñất ñai. Vì vậy, có 2 uỷ ban nghiên cứu ñược thành lập ở Hà Lan và FAO (Rome, Ý), kết quả là một dự thảo ñầu tiên ra ñời vào năm 1972, sau ñó ñược hai nhà khoa học Brinkman và Smith soạn thảo lại và xuất bản 1973. Năm 1975 tại hội nghị ở Rome, những ý kiến ñóng góp cho bản dự thảo năm 1973 ñã ñược các chuyên gia hàng ñầu về ñánh giá ñất ñai của FAO (K.J. Beek, J. Bennema, P. J. Mabier, G. A. Smith...) biên soạn lại ñể hình thành nọi dung phương pháp ñầu tiên của FAO về ñánh giá ñất ñai (A frame work for land evaluation) và công bố vào năm 1976, sau ñó ñã ñược chỉnh lý vào năm 1983 [44].
- 9 - Ngoài những tài liệu cơ bản của FAO về ñánh giá ñất ñai, FAO cũng ñưa ra những hướng dẫn khác nhau về ñánh giá ñất ñai cho các ñối tượng chuyên biệt như: - Đánh giá ñất ñai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (Giueline for land Evaluation for Rainfed Agriculture - FAO, 1983) [45]. - Đánh giá về ñất ñai cho trồng trọt cỏ quảng canh (Land Evaluation for extensive grazing, FAO, 1990) [47]. - Đánh giá về ñất ñai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng ñất (Land Evaluation and farming system analysis for land use planning, FAO, 1992) [49]. Nhìn chung quá trình ñánh giá ñất ñai của FAO ñược tiến hành thông qua một số bước sau: - Xác ñịnh mục tiêu sử dụng. - Thu thập thông tin liên quan. - Đánh giá mức ñộ thích hợp của các loại hình sử dụng ñất. - Xem xét môi trường tác ñộng của tự nhiên, kinh tế xã hội. - Xác ñịnh các loại hình sử dụng ñất thích hợp. Việc xác ñịnh loại thực bì nào có mặt trước khi trồng rừng, mật ñộ trồng và ñiều kiện của lớp ñất mặt là rất quan trọng. Mathur (1983) [58] ñã ñưa ra nghiên cứu so sánh thực bì dưới tán Bạch ñàn camal (Eu.camaldulensis), Eu. grandis và Shorea robusta tại 3 ñịa phương khác nhau ở thung lũng Doon tại Ấn Độ. Các tác giả này cho thấy rừng trồng Bạch ñàn dung nhận một lớp thực bì dưới tán tốt hơn và một sự ña dạng hơn về loài cây so với rừng Shorea robusta, những sự khác nhau nếu có chủ yếu do ñộ dày ñặc trưng tán cây của hai chi thực vật. Jha và Pande (1984) [56] cũng báo cáo kết quả cho thấy thực bì dưới tán rừng trồng ñộc canh Bạch ñàn ưu việt hơn trồng ñộc canh Shorea robusta về các loài cỏ mọc ở dưới tán.
- 10 Tại Bangladesh, Rajvanshi (1984) [58] nhận thấy do tán lá Bạch ñàn nhỏ và hẹp nên lượng ánh sáng chiếu xuống ñất nhiều, tạo ñiều kiện cho nhiều lớp cỏ và cây bụi ưa sáng phát triển. Giải thích về những lô Bạch ñàn có lớp thực bì kém phát triển, tác giả cho rằng những lý do như chăn thả quá mức, cháy hoặc ñốt lướt ñể phòng cháy hàng năm, quét lá ñể thu nhiên liệu, xói mòn ñất ñã ngăn cản thực bì phát triển hơn là do bản thân cây Bạch ñàn tác ñộng ñối với lập ñịa ñó. Gần ñây áp dụng một số giống mới, tác giả còn ghi nhận một số loài cỏ mọc dưới tán Bạch ñàn thậm chí ở cả những lô trồng dày với mật ñộ 0,3 x 0, 3 m (trên 10.000 cây/ha). Nhiều tác giả cũng ghi nhận sự có mặt của nhiều loài cây họ ñậu và lớp tái sinh cây bản ñịa gỗ lớn ñã bắt ñầu xuất hiện sau khi có sự che bóng của rừng Bạch ñàn khép tán. Có thể coi như rừng Bạch ñàn ñã bước ñầu tạo ra hoàn cảnh rừng, ñặc biệt ñối với những cây bản ñịa gỗ lớn sống thành quần thụ thì cây giai ñoạn non thường ưa bóng. Nếu cứ ñể ñất trống phơi nắng trực tiếp sẽ không có khả năng tái sinh. Trong những năm gần ñây có một số công trình nghiên cứu cụ thể về vấn ñề này và mới chỉ nghiên cứu cho từng ñối tượng cây trồng cụ thể. Ở vùng ôn ñới nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng tự nhiên, rừng trồng ñến ñộ phì ñất ñã ñược ñề cập. Khi nghiên cứu về rừng mưa nhiệt ñới ở Australia, Week (1970) [61] ñã khảng ñịnh sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào các yếu tố: ñá mẹ, ñộ ẩm cảu ñất, thành phần cơ giới, CaCO3, hàm lượng mùn và ñạm. Tại Ấn Độ việc trồng Bạch ñàn trên những vùng rộng lớn ñã gây ra nhiều cuộc tranh luận kéo ñài về tác dụng xấu của Bạch ñàn ñến ñất. Ghosh (1978) [54] ñã ñánh giá sinh trưởng của Bạch ñàn ñến chế ñộ nước và chất dinh dưỡng trong ñất tại Ấn Độ và nhiều vùng trên thế giới nhưng chưa có kết luận khảng ñịnh. Tuy nhiên Ghosh ñã nhấn mạnh là các lời ca thán về tác hại
- 11 của Bạch ñàn ñến ñất tại Ấn Độ là quá ñáng. Các nguồn lợi về kinh tế do Bạch ñàn mang lại còn lớn hơn nhiều so với mặt hại nếu có. 1.2. Trong nước Từ những năm 80 trở lại ñây một số công trình nghiên cứu dưới ñây ñã ñặt nền móng cho việc nghiên cứu và ñánh giá ñất ñai: - Nghiên cứu ñánh giá và quy hoạch ñất khai hoang ở Việt Nam của Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu (1991) [50] ñã ứng dụng phân loại khả năng (Capability classification) của FAO. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ñánh giá các ñiều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thuỷ văn và tưới tiêu, khí hậu nông nghiệp) và nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở lớp (class) thích nghi cho từng loại hình sử dụng. - Trần An Phong (1995) [19] ñã ñưa ra kết quả ñánh giá hiện trạng sử dụng ñất ở nước ta theo quan ñiểm sinh thái và lâu bền. Phương pháp ñánh giá này ñặt trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố: tính chất của ñất, hiện trạng sử dụng ñât, tính thích nghi ñất ñai, vùng sinh thái. - Đánh giá tiềm năng sử dụng ñất Lâm nghiệp của từng vùng sinh thái và trong toàn quốc của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1995) là phương pháp ứng dụng phần mềm GIS trên máy tính ñể xây dựng các bản ñồ ñánh giá tiềm năng sử dụng ñất lâm nghiệp. Phương pháp này cho phép lợi dụng ñược các thông tin sẵn có và có ý nghĩa là mang tính chiến lược và dự báo. Cho ñến nay, các công trình nghiên cứu về ñất ở Việt Nam có khá nhiều tập trung chủ yếu vào các nội dung chính sau: - Nghiên cứu cơ bản về hình thành và tính chất lý hoá học của ñất. - Điều tra, phân loại, xây dựng bản ñồ ñất với các tỷ lệ khác nhau. - Đánh giá tiềm năng sản xuất ñất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 449 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
113 p | 236 | 55
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 208 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 167 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 150 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 172 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 140 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
80 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 34 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn