intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định năng suất và hiệu quả rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Madrăk làm cơ sở đề xuất biện pháp kinh doanh

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở khoa học cho việc xác định hiệu quả kinh tế và phát triển rừng trồng Keo lai ở Lâm trường Madrăk; xác định năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai ở Lâm trường Madrăk. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định năng suất và hiệu quả rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Madrăk làm cơ sở đề xuất biện pháp kinh doanh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP **************** ĐẶNG THÀNH NHÂN XÁC ĐỊNH NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG KEO LAI TẠI LÂM TRƯỜNG MADRĂK LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KINH DOANH Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: GS.TS VŨ TIẾN HINH HÀ TÂY, năm 2007
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP **************** ĐẶNG THÀNH NHÂN XÁC ĐỊNH NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG KEO LAI TẠI LÂM TRƯỜNG MADRĂK LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ TÂY, năm 2007
  3. MỘT SỐ KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VĂN ÔTC : ô tiêu chuẩn D1,3 : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m (cm) Hvn : Chiều cao vút ngọn Dg : Đường kính bình quân theo tiết diện Hg : Chiều cao bình quân theo tiết diện Di : Đường kính cỡ kính i Ni : Số cây của cỡ kính i N : Tổng số cây của ô N/ô : Số cây /ô N/ha : Mật độ ( cây/ha) M/ô : Trữ lượng (m3/ô) M/ha : Trữ lượng (m3/ha) A : Tuổi cây rừng Vi : Thể tích cây thứ i N-D1,3 : phân bố số cây theo cỡ kính N-H : Phân bố số cây theo chiều cao H-D : Tương quan chiều cao với đường kính S : Sai tiêu chuẩn S% : Hệ số biến động Sk : Độ lệch Ex : Độ nhọn Dbq : Đường kính bình quân Hbq : Chiều cao bình quân R : Hệ số tương quan NPV : Giá trị hiện tại của lợi nhuận BCR : Tỷ lệ thu nhập trên chi phí
  4. IRR : Tỷ lệ thu hồi nội bộ PV : Phương pháp chiết khấu FV : Phương pháp tích luỹ Ln : Tổng lợi nhuận Dt : Tổng doanh thu Z : Tổng chi phí Bi : Giá trị thu nhập năm thứ i Ci : Chi phí năm thứ i [ 20] : Số tài liệu tham khảo
  5. DANH MỤC BIỂU Trang 4.1 : Tổng hợp một số chỉ tiêu điều tra ô tiêu chuẩn 29 4.2 : Các chỉ tiêu đặc trưng cho phân bố thực nghiệm N/D cấp đất I 31 4.3 : Các chỉ tiêu đặc trưng cho phân bố thực nghiệm N/D cấp đất II 33 4.4 : Các chỉ tiêu đặc trưng cho phân bố thực nghiệm N/D cấp đất III 34 4.5 : Các chỉ tiêu đặc trưng cho phân bố thực nghiệm N/H cấp đất I 36 4.6 : Các chỉ tiêu đặc trưng cho phân bố thực nghiệm N/H cấp đất II 37 4.7 Các chỉ tiêu đặc trưng cho phân bố thực nghiệm N/H cấp đất III 38 4.8: Một số chỉ tiêu thống kê tương quan H = a+b.Log(D) cấp đất I 41 u 4.9: Một số chỉ tiêu thống kê tương quan H = a+b.Log(D) cấp đất II 42 4.10: Một số chỉ tiêu thống kê tương quan H = a+b.Log(D) cấp đất III 43 4.11: Một số chỉ tiêu sản lượng lâm phần cấp đất I 46 4.12: Một số chỉ tiêu sản lượng lâm phần cấp đất II 47 4.13: Một số chỉ tiêu sản lượng lâm phần cấp đất III 48 4.14: Tổng hợp trữ lượng rừng keo lai ở 3 cấp đất (m3/ha) 49 4.15: Chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ 1 ha rừng trồng từ năm I-VII 53 4.16: Thu nhập cho 1 ha rừng Keo lai cấp đất I 54 4.17: Thu nhập cho 1 ha rừng Keo lai cấp đất II 55 4.18: Thu nhập cho 1 ha rừng Keo lai cấp đất III 55 4.19: Bảng cân đối chi phí và thu nhập cho 1 ha rừng trồng cấp đất I 56 4.20: Bảng cân đối chi phí và thu nhập cho 1 ha rừng trồng cấp đât II 57
  6. 4.21: Bảng cân đối chi phí và thu nhập1 ha rừng trồng cấp đất III 58 4.22: Xác định hiệu quả kinh tế rừng Keo lai cấp đất I 60 4.23: Xác định hiệu quả kinh tế rừng Keo lai cấp đất II 61 4.24: Xác định hiệu quả kinh tế rừng Keo lai cấp đất III 61
  7. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1: Mật độ lâm phần Keo lai theo tuổi và cấp đất 30 Hình 4.2: Quan hệ H/D ô tiêu chuẩn số 1 cấp đất I 46 Hình 4.3: Trữ lượng rừng Keo lai theo tuổi và cấp đất 49 Hình 4.4: Cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng Keo lai cấp đất I 56 Hình 4.5: Cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng Keo lai cấp đất II 57 Hình 4.6: Cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng Keo lai cấp đất III 58 Hình 4.7: Lãi suất /ha rừng trồng theo tuổi và cấp đất xác định bằng 59 phương pháp tĩnh Hình 4.8: Lãi suất /ha theo tuổi và cấp đất xác định theo 63 phương pháp động
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam với tổng diện tích đất tự nhiên gần 33 triệu ha, được xếp thứ 55 trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới . Vào loại trung bình về diện tích , nhưng do dân số đông nên bình quân diện tích đất tự nhiên theo đầu người vào loại thấp ( 0,42ha, trong khi bình quân thế giới là 3,26 ha/đầu người), xếp thứ 120 trên thế giới. Đất Nông nghiệp bình quân đầu người chỉ đạt 0,13ha ( trong khi bình quân thế giới là 1,2ha) và đất canh tác bình quân đầu người lại còn thấp hơn, chỉ có dưới 0,1ha (trong khi bình quân thế giới là 0,4ha). Những năm vừa qua, việc khai thác không theo kế hoạch, làm chất lượng rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Mặc khác, việc phát rừng làm nương rẫy ở một số vùng miền núi cũng như tình trạng di dân không hợp lý đã làm cho diện tích rừng ngày càng giảm sút cũng như nhiều loài thực vật và động vật hoang dã quý hiếm giảm dần về số lượng và mất dần những đặc tính di truyền tốt. Từ đó tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng giảm sút dần. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang trồng cây nông nghiệp một cách ồ ạt làm cho độ che phủ của rừng giảm dần. Trong những thập kỹ qua, do thực hiện tích cực các chương trình trồng rừng nên đến năm 2002, mức che phủ rừng đã nâng lên đến 36% ,với tập đoàn cây phong phú. Trong Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng ( từ 1998 – 2010 ) , có 2 triệu hecta rừng sản xuất được trồng bằng cây lâm nghiệp tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo , gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy, việc lựa chọn các loài cây mọc nhanh, năng suất cao và đem lại hiệu quả kinh tế đang là yêu cầu cấp thiết trong thực tiễn sản xuất . Mặt khác , do nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng, nên việc tận dụng các loại sản phẩm gỗ nguyên liệu của rừng trồng ngày càng tăng lên.
  9. 1 Lâm trường Madrăk nằm trên địa bàn thuộc huyện Madrăk tỉnh Đăk Lăk, là Lâm trường đi đầu trong công tác trồng rừng . Từ năm 1986 đến nay, Lâm trường đã trồng khoảng 2000 ha rừng các loại ( Keo lai, Keo lá tràm, Bạch đàn…) . Đến nay, có một số diện tích rừng trồng đã khai thác . Tuy nhiên, việc đánh giá năng suất và hiệu quả các loài cây trồng chính ở đây chưa được chú trọng.Vì vậy, nghiên cứu đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng đang là vấn đề cấp thiết tại địa phương. Để góp phần giải quyết vấn đề này và được phép của Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi triển khai đề tài tốt nghiệp : “Xác định năng suất và hiệu quả rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Madrăk làm cơ sở đề xuất biện pháp kinh doanh”. Đề tài được nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất loài cây trồng rừng thích hợp.
  10. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Về nghiên cứu năng suất rừng Nghiên cứu năng suất rừng thực chất là nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá khả năng sản xuất của rừng. Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có điều kiện tự nhiên và biện pháp tác động của con người. Do vậy , nếu không có nghiên cứu thực nghiệm thì không thể xác định được sinh trưởng của cây rừng và lâm phần . Ở châu âu theo Alder – (1980) từ những năm 1870 đã xuất hiện phương pháp nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng rừng khác nhau . Các nhà khoa học nghiên cứu sản lượng rừng như G.Baur, H.Cotta, Draudt, M.Hartig, E. Weise, H.Thomasius… Các tác giả này chủ yếu áp dụng kỹ thuật phân tích thống kê toán học, phân tích tương quan và hồi quy , qua đó xác định sản lượng gỗ của lâm phần. Quy luật sinh trưởng của cây rừng có thể được mô phỏng bằng nhiều hàm sinh trưởng khác nhau như : Gompertz (1825), Mitschirlich (1919) , Petterson (1929) , Korf (1939) , Vekhulet (1952), Michailov (1953), H.Thomasius (1965), Sless (1970), Shumacher (1980)…( theo Phạm Xuân Hòan) [15] Quá trình nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng rừng thông thường được tiến hành qua hai bước: Bước 1: Phân loại rừng và đất rừng làm cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của loài cây trên điều kiện lập địa cụ thể.
  11. 3 Bước 2: Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cây rừng hay lâm phần theo các chỉ tiêu có liên quan đến sản lượng, như: đường kính, chiều cao, tổng tiết diện ngang, thể tích … - Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D) Phân bố số cây theo cỡ kính là một trong những quy luật cơ bản của cấu trúc rừng và được nghiên cứu khá đầy đủ ngay từ cuối thế kỹ 19. Những tác giả đầu tiên nghiên cứu vấn đề này là: Veize (1980), Vimmenauer (1890, 1918), Schiffel ( 1898, 1899, 1902), Tretchiakov (1921, 1927, 1934, 1965), Đồng Sỹ Hiền ( 1974), Svalov (1977), Mosskalov) ( Theo Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh) [23]. Balley (1973) sử dụng hàm Weibull, Schiffel ( theo Phạm Ngọc Giao (1995) [8]), Naslund ( 1936, 1937) xác lập quy luật phân bố Charlier cho phân bố số cây theo đường kính của lâm phần thuần loài, đều tuổi sau khép tán ( Phạm Ngọc Giao ( 1995) [8]). Drachenko , Svalov sử dụng phân bố Gamma biểu thị phân bố số cây theo đường kính lâm phần Thông ôn đới . Để tăng tính mềm dẻo, một số tác giả đã dùng họ hàm khác nhau như: Loetch ( 1973) ( Phạm Ngọc Giao ( 1995) [8]) dùng họ hàm Bêta, Roemisch, K ( 1975) nghiên cứu khả năng dùng hàm Gamma mô phỏng sự biến đổi của phân bố đường kính cây rừng theo tuổi . Lembeke, Knapp và Ditima ( Phạm Ngọc Giao ( 1995) [8]) sử dụng phân bố Gamma với các tham số thông qua các phương phương trình biểu thị mối tương quan giữa tuổi và chiều cao tầng trội như : 1 1 b = a0 + a1. + a2 . 2 (1.1) A A p = a0 + a1..A + a2. A2 (1.2)
  12. 4 Clutter, JL và Allison, B.J (1973)( Phùng Ngọc nhuệ Giang (2003) [9]) dùng đường kính bình quân cộng, sai tiêu chuẩn đường kính và đường kính nhỏ nhất để tính các tham số của phân bố Weibull với giả thiết các đại lượng này quan hệ với tuổi, mật độ lâm phần. Khi nghiên cứu đường kính bình quân của lâm phần, Veize ( 1980) thấy có 57,5% số cây có đường kính nhỏ hơn đường kính bình quân (Theo Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công khanh) [ 23 ] - Nghiên cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính là một trong những cấu trúc cơ bản của lâm phần . Việc nghiên cứu tìm hiểu và nắm vững quy luật này là cần thiết trong công tác điều tra, kinh doanh rừng. Bởi vì, chiều cao là một trong những nhân tố cấu thành thể tích thân cây và trữ lượng lâm phần , nhưng chiều cao là nhân tố xác định kém chính xác hơn đường kính ngang ngực. Vì vậy thông qua quy luật này kết hợp với quy luật N-D có thể xác định một cách tương đối chính xác trữ lượng lâm phần. Qua nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với mỗi cỡ kính luôn tăng theo tuổi, đó là kết quả sinh trưởng của tự nhiên. Khi nghiên cứu sự biến đổi theo tuổi của quan hệ giữa chiều cao với đường kính ngang ngực, Tiourin, A.V ( 1972) ( Phạm Ngọc Giao ( 1995) [8]) đã rút ra kết luận: " Đường cong chiều cao thay đổi và luôn chuyển dịch lên phía trên khi tuổi tăng lên ". Prodan, M ( 1965); Haller, K.E ( 1973) cũng phát hiện ra quy luật : " Độ dốc đường cong chiều cao có chiều hướng giảm dần khi tuổi tăng lên". Một số tác giả khác như: Tovstolesse, D.I (1930) sử dụng cấp đất; Tiourin, A.V ( 1931); Krauter, G ( 1958) sử dụng cấp đất và cấp tuổi làm cơ sở để nghiên cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực.
  13. 5 Critis, R.O (1967) mô phỏng quan hệ giữa chiều cao với đường kính và tuổi theo phương trình: 1 1 1 Logh = d + b1. + b2. + b3. (1.3) d A d. A Naslund, M ( 1929); Asmann, E (1936); Hohenald, W ( 1936); Michailov, F ( 1934, 1952); Prodan, M ( 1944); Krenn, K ( 1946); Meyer, H.A ( 1952) ... dùng phương pháp giải tích tóan học và đề nghị các dạng phương trình sau: h = a + b. logd (1.4) h = b0 + b1.d + b2.logd (1.5) h = b0 + b1.a + b2.d2 (1.6) h = b0 + b1.d + b2.d2 + b3.d3 (1.7) h = k.db (1.8) Để biểu thị tương quan giữa chiều cao với đường kính có thể sử dụng nhiều dạng phương trình khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu cụ thể. - Nghiên cứu lập biểu thể tích Biểu thể tích hai nhân tố là biểu ghi bằng số liệu mối quan hệ giữa thể tích với 2 nhân tố cấu thành đường kính và chiều cao. Các tác giả như Prodan , Meyer, Spurr, Halaj, Tionrin ... đưa ra nhiều dạng phương trình khác nhau, tập trung nhiều nhất là 2 dạng phổ biến là: V = a + b.d2.h (1.9) V = K.da.hb (1.10)
  14. 6 Hai dạng phương trình này được nhiều tác giả kiểm tra và thiết lập để cấu trúc nên biểu thể tích 2 nhân tố ở nhiều nước như: Mỹ, Đức, Ấn độ, Indonêxia, Thái lan... Mặc dù là biểu thể tích 2 nhân tố nhưng yếu tố hình dạng thân cây xem như là một hằng số hoặc một biến số quy về đường kính và chiều cao thân cây. Vì vậy, độ chính xác và tính rộng rãi trong ứng dụng của biểu thể tích 2 nhân tố rất cao. 1.1.1.2. Về nghiên cứu hiệu quả kinh tế Trên thế giới, các phương pháp và kỹ thuật đánh giá hiệu quả kinh tế ngày càng hoàn thiện và thống nhất . Tại Hoa kỳ, John E. Gunter (1974) đã đưa ra những cơ sở khoa học để đánh giá hiệu quả rừng trồng với những nội dung về lãi suất , cơ sở tính lãi suất , các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả rừng trồng , đánh giá cây gỗ và đất rừng . Hans.M.G và Amoldo.H.Gontresal(1979) đã xây dựng và áp dụng một số phương pháp phân tích các dự án đầu tư trồng rừng ( Phạm Xuân Hoàn,2001) [15]. Hiệu quả của phương pháp này được đánh giá trên hai mặt: - Phân tích tài chính - Phân tích kinh tế Năm 1979, tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới ( FAO), đã xuất bản giáo trình : " Phân tích các dự án lâm nghiệp" do Hans M - Gregesen và Amoldo H. Contresal biên sọan. 1.1.2. Ở Việt Nam 1.1.2.1. Nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng Về sinh trưởng và sản lượng rừng ở nước ta đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Năm 1970, Đồng Sĩ Hiền và một số tác giả Viện lâm nghiệp đã lập biểu thể tích cây đứng rừng Việt Nam. Biểu được lập theo 2 nhân tố d,h riêng cho
  15. 7 từng loài nhưng chung cho các địa phương, tác giả chọn f01 làm hệ số tính thể tích thân cây. Nghiên cứu sinh sinh trưởng và sản lượng rừng ở nước ta còn mới so với các nước có nền lâm nghiệp phát triển. Lần đầu tiên Vũ Đình Phương ( 1972) ( Trích theo Phạm Xuân Hòan (2001) [ 15] đã sử dụng chiều cao bình quân cộng lâm phần theo tuổi làm chỉ tiêu phân chia cấp đất cho rừng Bồ đề ( Styrax tonkinensis). Năm 1974, Đồng Sĩ Hiền đã xây dựng biểu thể tích và độ thon cây đứng cho rừng tự nhiên hỗn loài ở Việt Nam . Các tác giả như Phùng Ngọc Lan ( 1986), Nguyễn Ngọc Lung ( 1987, 1993), Vũ Tiến Hinh ( 1993), Vũ Nhâm (1988), Trịnh Đức Huy ( 1985, 1987, 1988), ...( Trích theo Phạm Xuân Hòan (2001) [15] đã sử dụng tương quan giữa các nhân tố điều tra lâm phần để xác định các quy luật sinh trưởng . Những nghiên cứu trên phục vụ cho việc xác định cường độ tỉa thưa, dự đóan sản lượng gỗ, lập biểu cấp đất, biểu sản phẩm... cho một số loài cây trồng như Pinus massoniana, Manglietia glauca, Acacia auriculiformis, Eucalyptus ... Nguyễn Trọng Bình ( 1996) [1] đã xây dựng một số phương pháp mô phỏng quá trình sinh trưởng trên cơ sở vận dụng lý thuyết quá trình ngẫu nhiên cho ba loài Pinus merkusii, Pinus massoniana và Manglietia glauca. Tác giả đã rút ra kết luận, đối với loài sinh trưởng nhanh như Manglietia glauca có thể dùng hàm Gompertz để mô phỏng quá trình sinh trưởng, còn lại hai loài thông có tốc độ sinh trưởng trung bình, như Pinus massoniana và sinh trưởng chậm như Pinus merkusii, dùng hàm Korf thích hợp hơn. Đồng Sĩ Hiền ( 1974)[10] đã dùng họ đường cong Pearson biểu thị phân bố số cây theo cỡ kính của rừng tự nhiên . Vũ Nhâm ( 1988) [26] và Vũ Tiến Hinh ( 1990) [ 14 ] cho thấy, có thể dùng phân bố Weibull với hai tham
  16. 8 số để biểu thị phân bố cho những lâm phần thuần loài, đều tuổi như Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana), Thông nhựa (Pinuss merkussii), Mỡ ( Manglietia glauca) và Bồ đề ( Syrax tonkinensis). Nguyễn Ngọc Lung ( 1999) [23] nghiên cứu phân bố số cây theo cỡ kính đã thử nghiệm 3 phân bố: Poison, Charlier, Weibull cho rừng Thông ba lá ( Pinus kesiya) và rút ra kết luận: hàm Charlier kiểu A là phù hợp nhất. Vũ Nhâm ( 1988) [26] dùng phương trình h = a + b.logd xác lập quan hệ H-D cho mỗi lâm phần làm cơ sở cho lập biểu thương phẩm gỗ trụ mõ rừng Thông đuôi ngựa. Vũ Tiến Hinh ( 2000) [12] dùng phương trình h= a + b.logd xác lập quan hệ H/D cho các loài Mỡ, Sa mộc, Thông đuôi ngựa. Nói chung, đối với rừng trồng thuần loài dạng phương trình thường sử dụng biểu thị đường cong chiều cao là phương trình Logarit. Đồng Sĩ Hiền ( 1974) [10] đã kiểm tra hai dạng phương trình V = a + b.d2.h ; V = K.db.ha và kết luận: Có thể lập thể tích cho một số loài cây rừng tự nhiên theo dạng phương trình V = K.db.ha , phương trình này đã được viện điều tra quy hoạch rừng sử dụng để lập biểu cho một số loại rừng trồng thuần loài như : Đước, Tràm, Bạch đàn . . . Phạm Ngọc Giao ( 1976) đưa ra phương trình: V = a + b.h + c.d2.h và được Bộ môn Điêù tra quy hoạch rừng thử nghiệm và giới thiệu để lập biểu thể tích cho loài thông nhựa và thông đuôi ngựa vùng Đông Bắc. Biểu này sử dụng rộng rãi nhất. Việc kiểm nghiệm biểu thể tích, các tác giả trong và ngoài nước thường dùng phương pháp chặt trắng lâm phần làm tài liệu đối chứng để kiểm tra biểu. Cách làm này có độ chính xác cao, nhưng rất tốn kém.
  17. 9 1.1.2.2. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế Việc đánh giá hiệu quả kinh tế là một trong những vấn đề quan trọng của hoạt động trồng rừng. Theo Đỗ Hoàng Toàn (1990)( Trích theo Phạm Xuân Hòan (2001)[ 15] hiệu quả kinh tế là " một trường hợp đặc biệt của chỉ tiêu hiệu quả nói chung” căn cứ vào chi phí đã bỏ ra và kết quả thu được, sẽ xác định được hiệu quả kinh tế cơ bản: a = k/c Trong đó : a hiệu quả kinh tế k Kết quả đạt được (đã được lượng hoá ) c : chi phí bỏ ra (đã được lượng hoá) Ứng dụng và đánh giá hiệu quả kinh tế theo quan điểm " động " có các tác giả Đỗ Doãn Triệu (1995), Nguyễn Trần Quế (1995), Nguyễn Ngọc Mai (1996) …Các tác giả này đã nghiên cứu hoàn thiện phương pháp và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế , hiệu quả quản lý dự án đầu tư…trong các doanh nghiệp . Trong lâm nghiệp, các tác giả như Trần Hậu Huệ (1996), Bùi Việt Hải ( 1998), .. đã áp dụng phương pháp cân đối giữa chi phí và thu nhập để đánh giá hiệu quả kinh tế cho một chu kỳ kinh doanh các lâm phần keo lá tràm ở Đồng Nai và một số tỉnh vùng nguyên liệu giấy ở miền Đông Nam Bộ. Tại Trường Đại học Lâm nghiệp, từ năm 1991 bắt đầu đưa vào chương trình giảng dạy các phương pháp, kỹ thuật và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp. Các nội dung đó đã được đề cập trong một số bài giảng và giáo trình như: phân tích các dự án lâm nghiệp ( 1993) [5], quản lý dự án đầu tư ( 1997), [ 6 ], kinh tế lâm nghiệp ( 2005) [7 ].
  18. 10 Nhìn chung, việc đánh giá hiệu quả kinh tế đã có nghiên cứu nhưng còn mới mẻ, nên khả năng vận dụng, phổ cập còn hạn chế. 1.2. TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Nghiên cứu Keo lai trên thế giới Cây Keo lai đã được Messrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 trong số những cây Keo tai tượng được trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah của Malaysia. Sau này Tham (1976) cũng coi đó là giống lai. Đến tháng 7 năm 1978 , sau khi xem xét các mẫu tiêu bản ở Queensland (Australia) được gửi đến từ tháng 1 năm 1977, Pedgley đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (Lê Đình Khả, (1999) [18] . Khi đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của Keo lai, Pinso và Nasi (1991) thấy độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành , độ tròn đều của thân …ở cây keo lai đều tốt hơn hai loài keo bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng thương mại. Cây keo lai còn có ưu điểm là có đỉnh sinh trưởng tốt , thân cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt ( Pinyopusarerk, 1990) . 1.2.2. Nghiên cứu Keo lai ở Việt Nam Ở Việt Nam, Keo lai được trung tâm nghiên cứu Giống cây rừng ( Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) phát hiện tại Ba Vì ( Hà Tây), Đông Nam Bộ và Tân Tạo ( TP Hồ Chí Minh) và đã có những nghiên cứu đầu tiên ( Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn, Trần Cự, 1993 - 1995). Keo lai còn được phát hiện rãi rác nhiều nơi như ở Nam Bộ ( Tân Tạo, Trảng Bom, Sông Mây, Trị An), ở Trung Bộ ( Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng), ở Tây Nguyên ( Pleiku, Kon Tum), ở Bắc Bộ ( Hà Tây, Hòa Bình, Tuyên Quang). Keo lai tự nhiên ở Ba Vì được xác định là Keo tai tượng (Acacia Manggium) ( xuất xứ Daitree thuộc Bang Queensland) với Keo lá tràm (Acacia auriculiformis ) ( xuất xứ Darwin thuộc Bang Northern Terrioria
  19. 11 ) của Australia. Keo lai ở Đông Nam Bộ được lấy từ khu khảo nghiệm giống trồng năm 1984. Năm 2004, Nguyễn Trong Bình, và một số tác giả khác đã lập biểu sinh trưởng và sản lượng tạm thời cho rừng Keo lai trồng thuần loài trên phạm vi tòan quốc. Rừng Keo lai được chia thành 4 cấp đất theo chiều cao cây có tiết diện bình quân ( đối tượng không tỉa thưa) và chiều cao Ho ( đối tượng có tỉa thưa). Với mỗi biểu cấp đất lập 1 biểu quá trình sinh trửơng. 1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng Keo lai Keo lai có ưu thế rõ rệt về sinh trưởng so với Keo lá tràm và Keo tai tượng. Ưư thế này thể hiện rõ ở Ba Vì lẫn Đông Nam Bộ và nhiều nơi khác. Theo điều tra sinh trưởng tại rừng trồng Keo tai tượng có xuất hịên Keo lai tại Ba Vì cho thấy, Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tưọng từ 1.5 - 1.6 lần về chiều cao và 1.6 - 1.98 lần về đường kính. Đặc biệt, ở giai đọan 4 tuổi rưỡi Keo lai có thể tích gấp 2 lần Keo tai tượng ( Lê Đình Khả cùng cộng sự, 1999) [ 18 ]. Tại Song Mây, so sánh với Keo lá tràm cùng tuổi, Keo lai sinh trưởng nhanh hơn 1,3 lần về chiều cao và 1,5 lần về đường kính ( Lê Đình Khả cùng cộng sự, 1999) [ 18 ]. Tuy nhiên, một số nơi Keo lai phát triển kém, cành lá xum xuê hơn Keo tai tượng. Do vậy, khi trồng rừng Keo lai cần xác định nguồn gốc để lựa chọn những dòng Keo lai sinh trưởng tốt. Một số dòng sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt, có thể nhân giống nhanh hàng loạt để phát triển vào sản xuất, đó là các dòng BV 10, BV 16, BV 29, BV 32 và BV 33.
  20. 12 1.2.4. Giá trị sử dụng Keo lai Nghiên cứu giá trị sử dụng về tiềm năng bột giấy cây Keo lai của Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc ( 1995 - 1999) [19] cho thấy: Keo lai có tỷ trọng gỗ trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, tỷ trọng gỗ Keo lai trung bình khỏang 0.455g/cm3 ở tuổi 4. Trong khi đó Keo tai tượng là 0.414g/cm3. Khối lượng gỗ Keo lai gấp 3-4 lần hai loài Keo bố mẹ. Giấy được sản xuất từ các dòng Keo lai được chọn có độ dài và độ chịu kéo cao hơn rõ rệt so với hai loài Keo bố mẹ. Nghiên cứu tính chất vật lý và cơ học của mẫu Keo lai 5 tuổi được lấy tại Ba vì ( Hà Tây) cho thấy, Keo lai có độ co rút, độ hút ẩm, sức chống uốn tĩnh, chống va đập, chống trượt, chống tách mức trung gian giữa hai loài bố mẹ ( Lê Đình Khả, Nguyễn đình Hưng, 1995)[19] ( Phùng Nhuệ Giang,2003) [ 9 ]. Nghiên cứu nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo lai và hai loài Keo bố mẹ của Lê Đình Khả, Ngô Đình Quế, Nguyễn Đình Hải ( 1999) [17] cho thấy Keo lá tràm và Keo tai tượng là những loài có nốt sần chứa vi khuẩn cố định ni tơ tự do. Nốt sần của Keo lá tràm chứa các loài vi khuẩn ni tơ tự do rất đa dạng, nốt sần của Keo tai tượng chứa các loài vi khuẩn ni tơ tự do có tính chất chuyên hóa. Sau khi được nhiễm khuẩn 1 năm ở vườn ươm, những công thức được nhiễm khuẩn ở Keo tai tượng có tăng trưởng nhanh hơn so với Keo lá tràm. Tăng trưởng của Keo lai được nhiễm khuẩn có tính chất trung gian giữa hai loài bố mẹ ( Lê Đình Khả, 1999) [17] Nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số dòng Keo lai được chọn tại Ba Vì của Lê Đình Khả, Đòan Thị Mai, 1999) ( Phùng Nhuệ Giang ( 2003) [ 9 ] trong các dòng Keo lai đựoc lựa chọn cho thấy có sự khác nhau về cường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2