Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông
lượt xem 7
download
Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu áp dụng nguyên tắc hoà bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biểnĐông của cơ quan có thẩm quyền của Việt namđề xuất các khuyến nghị bảo đảm nguyên tắc hoà bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông của Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............../............ ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ THỊ HỒNG Ủ QUYỀN LÃNH THỔ TRÊN BIỂN ĐÔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............../............ ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ THỊ HỒNG Ủ QUYỀN LÃNH THỔ TRÊN BIỂN ĐÔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HOC: PGS.TS TRẦN THỊ DIỆU OANH HÀ NỘI – 2018
- i LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sau đại học, các bộ môn và các thầy giáo, cô giáo trong Học viện đã giảng dạy và giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành tốt chƣơng trình đào tạo cao học, chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính. Đặc biệt, xin trân trọng cám ơn PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh - giáo viên hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành Luận văn này. Học viên Ngô Thị Hồng
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực.Những kết luận khoa học trong Luận văn đƣợc rút ra từ quá trình nghiên cứu của đề tài này. Mặc dù đã cố gắng đầu tƣ thời gian và công sức nghiên cứu để hoàn thành Luận văn song do những hạn chế cá nhân khiến Luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý thầy giáo, cô giáo và bạn đọc đóng góp bổ sung để công trình nghiên cứu của cá nhân tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Ngƣời thực hiện Ngô Thị Hồng
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC HÒA BÌNH TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ TRÊN BIỂN ............... 6 1.1. Lãnh thổ quốc gia trên biển và chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển . 6 1.1.1.Lãnh thổ quốc gia ............................................................................. 6 1.1.2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển ........................................... 7 1.2. Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển ............................ 13 1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 13 1.2.2. Phân loại ....................................................................................... 15 1.2.3. Cơ sở pháp lý quốc tế và của Việt Nam giải quyết tranh chấp chủ quyền quốc gia; ....................................................................................... 16 1.3. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển . 22 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển ................................................................... 22 1.3.2. Nội dung của nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển .......................................................................... 26 1.3.3. Phƣơng thức thực hiện nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển .......................................................... 27 1.4. Trách nhiện của cơ quan nhà nƣớc trong thực hiện nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông ................ 39 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 49
- iv Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC HÒA BÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC HÒA BÌNH GIẢI QUYÉT TRANH CHẤP VỀ CHỦQUYỀN LÃNH THỔ TRÊN BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM ............................................................................................ 50 2.1. Thực trạng áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranhchấp quốc tế trong giải quyết tranhchấp Biển Đông của Việt Nam ............................. 50 2.1.1. Một số diễn biến chính tình hình biển Đông giữa Việt Nam và một số nƣớc láng giềng liên quan................................................................... 50 2.1.2. Trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc trong áp dụng nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông..... 64 2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về vấn đề Biển Đông trong áp dụng nguyên tấc hòa bình giải quyết tranh chấp.................................................. 76 2.2.1. Kiên quyết, kiên trì, giữ vững lập trƣờng nhất quán về vấn đề Biển Đông ........................................................................................................ 76 2.2.2. Quan điểm với chiến lƣợc phát triển biển đến năm 2020 ............. 80 2.3. Giải pháp bảo đảm nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển đông của Việt Nam ............................................. 81 2.3.1. Giải pháp chung ............................................................................ 81 2.3.2. Giải pháp cụ thể ............................................................................ 87 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 93 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 95
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á COC Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông DOC Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông ICJ Tòa án Công lý Quốc tế ITLOS Tòa án luật biển quốc tế PCA Tòa trọng tài thƣờng trực Lahaye UNCLOS Công ƣớc Liên Hiệp Quốc về luật biển LQT Luật Quốc tế BTL Bộ tƣ lệnh BCA Bộ công an
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1a: Các vùng biển và thềm lụcđịa của các quốc gia ven biển............... 8 Hình 1.1b: Các vùng biển và thềm lục địa của các quốc gia ven biển ............. 8 Hình 2.1: Đƣờng yêu sách của Brunây ........................................................... 54 Hình 2.2: Giàn khoan HD – 981 của Trung Quốc. ......................................... 55 Hình 2.3: Yêu sách đƣờng lƣỡi bò của Trung Quốc ....................................... 56 Hình 2.4: Vùng khai thác chung ..................................................................... 58 Hình 2.5: Hiệp định phân định thềm lục địa Việt Nam – Inđônexia có hiệu lực từ ngày 29/5/2007 (Nguồn: Ủy ban Biên giới quốc gia Bộ Ngoại giao) ........ 60 Hình 2.6: Khu vực khai thác chung Việt Nam – Thái Lan – Ma Lai xi a ...... 61 Hình 2.7: Đàm phán về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ ............................ 63
- vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các phƣơng thức giải quyết hòa bình tranh chấp biển đảo chủ yếu theo Hiến chƣơng Liên Hợp quốc và Công ƣớc Luật biển năm 1982. .......................... 39 Sơ đồ 2.1: Các thành tố của sức mạnh biển hiện đại ............................................ 81
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biển của mỗi quốc gia nói riêng và đại dƣơng nói chung có một vai trò quan trọng về kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đóng vai trò quan trọng trong xu thế hội nhập và phát triển của các quốc gia trên thế giới. Do tầm quan trọng của biển mà từ lâu những cuộc tranh chấp trên biển luôn diễn ra. Ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hợp tác giữa các quốc gia ngày càng mở rộng và phát triển, đồng hành với đó là những nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến những tranh chấp quốc tế ngày càng gia tăng.Các quy phạm pháp lý điều chỉnh các hoạt động trên biển, những vấn đề liên quan đến biển việc giải quyết tranh chấp trên biển cũng đã hình thành nhƣ một sự tất yếu. Việt Nam nằm cạnh biển Đông khu vực biển Đông Nam Á, một vùng biển có vị trí địa lý, mang tầm chiến lƣợc là con đƣờng quan trọng nối liền Đông Á với Ấn Độ Dƣơng và châu Âu, vị trí chiến lƣợc trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. Tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia về biển Đông đã đƣa vùng này trở có lúc thành “điểm nóng” về tranh chấp chủ quyền. Bởi vậy, các nguyên tắ ể giải quyết tranh chấp, đặc biệt là nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế trở nên có ý nghĩa trong việc hạn chế, tranh chấp, nhằm duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.Nghiên cứu về Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông, Vùng biển Đông có các quốc gia xung quanh gồm Trung Quốc, Philippines, Malaisia, Brunei, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển là một nguyên tắc quan trọng. Ngày nay trong xu hƣớng hội nhập quốc tế, xu hƣớng toàn cầu hóa quốc tế nguyên tắc này trên tất cảcác quốc gia và nhân loại tiến bộ thế giới hƣớng tới.
- 2 Để đảm bảo đƣợc lợi ích của các bên tranh chấp nói riêng mà không làm phƣơng hại đến hòa bình, an ninh quốc tế ắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế cần thiết đƣợc sử dụng. Dƣới góc độ nghiên cứu lý luận về nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, tiếp thu có chọn lọc những công trình nghiên cứu, bài viết của các học giả nghiên cứu trƣớc, học viên chọn đề tài “Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trƣớc xu hƣớng quốc tế hóa, hợp tác hóa giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp quốc tế gia tăng. Năm 2012, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng, cùng với Luật biên giới quốc gia, một lần nữa khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Đồng thời, cho thấy tính cấp thiết của nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển cũng nhƣ tìm ra giải pháp cho vấn đề giải quyết tranh chấp tại biển Đông. Cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển đã có một số công trình nghiên cứu làm đề tài viết của tác giả Bùi Minh Thủy luận văn cao học năm 2014 đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo luật quốc tế và thực hiện giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Các nƣớc trong khu vực, Khoa luật quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn đã nêu đầy đủ các lý luận về cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo luật quốc tế, Các biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và thực tiễn giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa; Ngô Hải Đăng luận văn cao học năm 2015 đề tài; Áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp biển đông Khoa luật quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn ngoài phần lý luận cơ bản về nguyên tắc hòa bình, các phƣơng thức giải
- 3 quyết tranh chấp, áp dụng 03 nguyên tắc của nguyên tắc hòa bình và rút ra bài học từ vụ kiện Trung Quốc của Philippin; Mai Hạnh Trang luận văn cao học năm 2015 đề tài; Kinh nghiệm các nƣớc ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ trên biển thông qua cơ chế tài phán quốc tế - Khoa luật học - Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn ngoài phần lý luận về tranh chấp, Liệt kê các vụ tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên biển của các nƣớc ASEAN đƣợc giải quyết thông qua cơ chế tài phán quốc tế và vận dụng cho Việt Nam về giải quyết tranh chấp theo cơ chế tài phán; Sách Hội thảo quốc tế (2017), Quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo vấn đề và cách tiếp cận: Đây là cuốn đƣợc nhiều tác giả là cán bộ, lãnh đạo, giảng viên là thạc sỹ, tiến sỹ, Giáo sƣ viết về Biển và các vấn đề liên quan đến Biển Đông; Qua nghiên cứu các bài viết trên và một số tài liệu khác có liên quan, học viên nhận thấy giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp nào cho Việt Nam bảo vệ chủ quyền trên biển Đông đƣợc nghiên cứu một cách tổng hợp và thấu đáo trên phƣơng diện khác nhau. Việc nghiên cứu đề tài nhấn mạnh đến trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc trong áp dụng nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp chủ quyền quốc gia trên biển chƣa có công trình nào nghiên cứu phù hợp với mã số chuyên ngành luật hiến pháp – luật hành chính, học viên mạnh dạn chọn đề tài luận văn với nội dung “Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông". Các công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để học viên kế thừa trong quá trình nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Nghiên cứu áp dụng nguyên tắc hoà bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biểnĐông của cơ quan có thẩm quyền của Việt namđề xuất các khuyến nghị bảo đảm nguyên tắc hoà bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông của Việt Nam. - Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích trên luận văn đặt ra nhiệm vụ sau:
- 4 +Lý luận về nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển. Trong đó bao gồm Khái quát về chủ quyền quốc gia trên biển; Khái niệm, phân loại nguyên tắc giải quyết tranh chấp và Nguyên tắc hòa bình giải quyết chủ quyền lãnh thổ trên biển;trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nƣớc trong thực hiện nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển; +Thực trạng áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp về chủ quyền trên biển đông của cơ quan nhà nƣớc ở Việt Nam và giải pháp bảo đảm nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển đông gồm: Vị trí tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam, thực trạng áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp về chủ quyền trên biển và quan điểm của Đảng, nhà nƣớc và một số giải pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển đông theo nguyên tắc hòa bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đôngvà áp dụng nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 4.2.Phạm vi nghiên cứu Tiếp cận dƣới chuyên ngành luật hiến pháp – luật hành chính, luận văn nghiên cứu trách nhiệm và áp dụng nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tập trung từ năm 2011 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia trên biển.
- 5 Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập tài liệu để rà soát, phân tích, tham khảo thông tin. - Tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả. - Sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh và đối chiếu tổng hợp để làm sáng rõ những vấn đề cần nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở cho lý luận là pháp lý cho nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển; Khẳng định quan điểm của Việt Nam giải quyết tranh chấp chủ quyền trên cơ sở hoà bình, xác định thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. 7. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm hai chƣơng Chƣơng 1: Lý luận về nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển. Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển đông của Việt Nam và giải pháp bảo đảm nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông của Việt Nam.
- 6 Chƣơng 1 LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC HÒA BÌNH TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ TRÊN BIỂN 1.1. Lãnh thổ quốc gia trên biển và chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển 1.1.1. Lãnh thổ quốc gia Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồm vùng đất, vùng nƣớc, vùng trời và vùng lòng đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm. Điều 1 Hiến pháp năm 2013 nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nƣớc độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời” Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận sau: Vùng đất, vùng nƣớc, vùng trời, vùng lòng đất Về vùng đất, là bộ phận lãnh thổ mà không một quốc gia nào không có. Vùng đất gồm có đất liền của lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Quốc gia quần đảo bao gồm toàn bộ các đảo lơn, nhỏ thuộc về quốc gia đó. Do vị trí đại lý các vùng nƣớc nội địa là ao, hồ, sông ngòi nằm trong đất liền và biển nội địa (tự nhiên hay nhân tạo) thuộc quy chế pháp lý của vùng đất liền. Các kênh đào, sông quốc tế nằm trong lãnh thổ quốc gia, do tính chất đặc biệt sẽ theo quy chế pháp lý riêng. Trong vùng đất, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối. Về vùng nước, là toàn bộ các vùng nƣớc nằm phía trong đƣờng biên giới của quốc gia trên biển gồm: Thứ nhất, vùng nƣớc nội thủy là vùng nƣớc biển nằm phía trong đƣờng cơ sở và giáp với bờ biển của quốc gia. Nội thủy của quốc gia quần đảo đƣợc xác định theo Điều 47 Công ƣớc luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc, trong đó quốc gia
- 7 quần đảo có thể vạch những đƣờng khép kín để hoạch định danh giới nội thủy của mình hoặc xác định theo tập quán quốc tế. Trong nội thủy, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối[19]. Thứ hai, vùng nƣớc lãnh hải là vùng nằm phía trong đƣờng biên giới biển của quốc gia, giáp với đƣờng cơ sở. Ngày nay đa số các quốc gia có biển xác định bề rộng lãnh hải của mình không quá 12 hải lý kể từ đƣờng cơ sở. Trong lãnh hải, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ[19]. Về vùng trời, là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nƣớc của quốc gia, đƣợc xác định bởi đƣờng biên giới bao quanh và đƣờng biên giới trên cao của vùng trời quốc gia. Đƣờng biên giới trên cao chƣa đƣợc quy định rõ trong luật quốc tế cũng nhƣ trong luật quốc gia [19]. Về vùng lòng đất, là phần đất nằm dƣới vùng đất, vùng nƣớc của quốc gia. Vùng lòng đất dƣới vùng đất và vùng nƣớc quốc gia không đƣợc luật quốc tế và luật quốc gia quy định giới hạn chiều sâu. Trong khoa học luật quốc tế, tồn tại quan điểm rộng rãi cho rằng giới hạn chiều sâu của vùng lòng đất quốc gia phụ thuộc vào khả năng nghiên cứu và khai thác của quốc gia đó. Quan điểm này có mặt hạn chế ở chỗ, tạo ra sự bất bình đẳng trên thực tế giữa các quốc gia láng giềng trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất. Luật quốc tế mặc nhiên thừa nhận vùng lòng đất kéo dài đến tận tâm trái đất [19]. 1.1.2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển Công ƣớc của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 quy định quốc gia ven biển có 5 vùng biển trong đó vùng nội thủy và lãnh hải là hai vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia còn vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là 3 vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán, 5 vùng biển này có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau:
- 8 Hình 1.1a: Các vùng biển và thềm lụcđịa của các quốc gia ven biển Hình 1.1b: Các vùng biển và thềm lục địa của các quốc gia ven biển (Nguồn: Những vấn đế liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông - Ủy ban biên giới quốc gia)
- 9 1.1.2.1. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia Thứ nhất về Nội thủy - Khái niệm; Khoản 1 điều 8 Công ƣớc luật biển 1982 định nghĩa, nội thủy là: Các vùng nƣớc ở bên trong đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Một quốc gia có thể có một hay nhiều vùng nƣớc nội thủy với các chế độ pháp lý khác nhau nhƣ nội thủy, nội thủy trong đó quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền đƣợc tôn trọng. Các vùng nƣớc nằm bên trong đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, giáp với bờ biển nhƣ vịnh, cửa sông, vũng đậu tàu...là nội thủy thông thƣờng còn nội thủy trong đó tồn tại quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nƣớc ngoài là các vùng nƣớc có các đƣờng hàng hải quốc tế đi qua mà vốn trƣớc đó chƣa đƣợc coi là nội thủy nhƣng do việc vạch đƣờng cơ sở thẳng, vùng này đã bị gộp vào nội thủy ( khoản 2 Điều 8 của Công ƣớc 1982). Chế độ pháp lý của nội thủy; Các vùng nội thủy coi nhƣ lãnh thổ đất liền, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ. Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời bên trên vùng đáy biển và lòng đất dƣới đáy biển, bên dƣới vùng đất nội thủy [19,tr.191-193]. Đƣờng cơ sở: Là đƣờng ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với Công ƣớc của Liên hợp quốc tế Luật Biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Là đƣờng dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác. Có 2 loại đƣờng cơ sở; Đƣờng cơ sở thông thƣờng; Là đƣờng sử dụng ngấn nƣớc thủy triều thấp nhất ven bờ biển hoặc hải đảo và Đƣờng cơ sở thẳng; Là đƣờng nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc đảo. Đƣờng cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển [44]. Thứ hai về Lãnh hải
- 10 Khái niệm; Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nƣớc nội thủy và và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Chủ quyền trên lãnh thổ không phải là tuyệt đối nhƣ trên các vùng nƣớc nội thủy, do sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nƣớc ngoài trong lãnh hải. Công ƣớc 1982 đã thống nhất quy định quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải [19,tr193]. Lãnh hải nƣớc CHXHCN Việt Nam (đã đƣợc khẳng định lại tại điều 11,12 Luật Biển Việt Nam 2012). Rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đƣờng cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam. Vùng biển ở phía trong đƣờng cơ sở và giáp với bờ biển là nội thủy của nƣớc CHXHCN Việt Nam. Nƣớc CHXHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng nhƣ đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dƣới đáy biển của lãnh hải. Xác định đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải: Phù hợp với thực tiễn đại hình các quốc gia và luật quốc tế, khoa học luật quốc tế phổ biến hai phƣơng pháp vạch đƣờng cơ sở dùng để để tính chiều rộng lãnh hải: Đƣờng cơ sở thông thƣờng dùng để tính chiều rộng lãnh hải của một quốc gia chính là ngấn nƣớc triều thấp nhất dọc theo bờ biển nhƣ đƣợc thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã đƣợc quốc gia ven biển chính thức công nhận. Đƣờng cơ sở thẳng đƣợc xác định bằng phƣơng pháp nối liền bằng các đoạn thẳng những điểm thích hợp có thể đƣợc lựa chọn ở những điểm ngoài cùng, nhô ra nhất của bờ biển, tại ngấn nƣớc triều thấp nhất [19]. Ranh giới ngoài lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với lãnh hải [3]. Tuy nhiên, chủ quyền dành cho quốc gia ven biển trên lãnh hải không phải là tuyệt đối nhƣ trên các vùng nƣớc nội thủy. Bởi vì tàu thuyền các nƣớc khác đƣợc đi qua không gây hại trong lãnh hải, nhƣng các quốc gia ven biển có quyền ấn định
- 11 các tuyến đƣờng, quy định việc phân chai các luồng giao thông dành cho tàu nƣớc ngoài đi qua lãnh hải nhằm bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích của mình [3]. 1.1.2.2. Các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán Thứ nhất, vùng tiếp giáp lãnh hải Khái niệm; Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nƣớc ngoài [19]. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nƣớc CHXHCN Việt Nam (đƣợc khẳng định lại tại điều 13,14 Luật Biển Việt Nam 2012) là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về dân cƣ, nhập cƣ trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. Phạm vi của vùng tiếp giáp không vƣợt quá 24 hải lý tính từ đƣờng cơ sở. Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 quy định quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết tại vùng tiếp giáp [3]. Chế độ pháp lý; Sự tồn tại vùng tiếp giáp lãnh hải trong thực tiễn nhằm.Một là ngăn ngừa các vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cƣ trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; Hai là trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình [19]. Thứ hai, vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dƣới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần V vùng đặc quyền
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 271 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 109 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 80 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 82 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 106 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 70 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 56 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 42 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 50 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 55 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn