intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tri Hành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

30
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc thực hiện đề tài này nhằm đề xuất một số giải pháp khả thi góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý và chỉ đạo thực tiễn quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn quận 7, TP. Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HOÀNG HUÂN NGUYỄN HOÀNG HUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH KHÓA VIII ĐỢT 1 - 2018 HÀ NỘI -2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HOÀNG HUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH NGỌC VƯỢNG HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện nào. Các thông tin, số liệu sử dụng trong đề tài được dẫn nguồn cụ thể theo quy định hiện hành của Học viện. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và đạo đức đối với lời cam đoan này. Người cam đoan Nguyễn Hoàng Huân
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB,CC Cán bộ, công chức HĐND Hội đồng Nhân dân QLNN Quản lý nhà nước TTĐT Trật tự đô thị TTXD Trật tự xây dựng UBND Ủy ban Nhân dân
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ ...................................................................................... 11 1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắccủa quản lý nhà nước về trật tự đô thị ..................................................................................................................... 11 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự đô thị ......................................... 18 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự đô thị ............... 20 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................ 27 2.1. Đặc điểm trật tự đô thị tại quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ................ 27 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về về trật tự đô thị tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................ 29 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự đô thị tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................... 42 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ Ở QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................................................... 51 3.1.Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................. 51 3.2.Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................. 56 KẾT LUẬN ................................................................................................. 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trật tự đô thị là vấn đề xã hội rất được quan tâm của chính quyền đô thị đặc biệt tại đô thị những nước đang phát triển.Trong tiến trình phát triển nhiều quốc gia không ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra những phương thức và mô hình quản lý vấn đề trật tự đô thị vì đô thị như một cơ thể sống, là một cực tăng trưởng của đất nước.Theo đó, một cơ thể nếu khỏe mạnh, được kiểm soát và quản lý tốt thì cơ thể ấy sẽ phát triển tốt và ngược lại và đô thị cũng như vậy. Là một trong các quận mới của Thành phố Hồ Chí Minh, được tách ra từ huyện Nhà Bè. Khởi đầu mới thành lập, hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội đô thị quận 7 còn thấp, hạn chế và nhiều khó khăn; song sau hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển quận 7 với một diện mạo phát triển mới đã đánh dấu đầu tiên là Khu chế xuất Tân Thuận (Khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm 1997) và nhắc đến quận 7 là nghĩ ngay đến Phú Mỹ Hưng – khu đô thị kiểu mẫu của Việt Nam với số lượng lớn người nước ngoài sinh sống và làm việc. Theo dõi dân số quận 7 qua các năm cho thấy dân số trên địa bàn quận tăng nhanh đặc biệt là sự gia tăng dân số cơ học. Dân sốcơ học tăng nhanh qua các gia đoạn đến từ hai nguồn: (1) do việc thực hiện chương trình giản dân của Thành phố từ nội thành ra ngoại thành và vùng ven; (2)làn sóng di cư từ các tỉnh thành tìm đến đây mưu sinh. Đồng thời, với hệ thống giao thông ngày một hoàn thiện, đặc biệt việc xây dựng, nâng cấp thêm ba cây cầu: Kênh Tẻ; Tân Thuận 2; và Phú Mỹ đã kết nối quận 7 với trung tâm hiện hữu Thành phố. Giao thông thuận lợi, cận kề trung tâm nên đã thu hút nhiều dự án đầu tư xây dựng; các khu dân cư mới mọc lên, dòng người tìm đến đây sinh sống và làm việc ngày một nhiều hơn, 1
  7. khiến dân số tăng nhanh. Dân số tăng nhanh đã tác động và đặt ra những thách thức đối với chính quyền địa phương về nhà ở, giáo dục, giao thông, an ninh, trật tự, an sinh và phúc lợi xã hội,… đáng chú ý nhất là vấn đề trật tự đô thị. Chính vì vậy, Đảng bộ và chính quyền các cấp tại quận 7 và người dân rất quan tâm đến các vấn đề trật tự đô thị nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.Xuất phát từ thực trạng này, học viên chọn đề tài “Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tình hình nghiên cứu Có thể nói rằng, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trật tự đô thị và quản lý nhà nước về trật tự đô thị dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Phần tổng quan nghiên cứu, tác giả luận văn chỉ xin điểm qua những công trình nghiên cứu, những bài viết tiêu biểu của những học giả ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài những năm gần đây nhất. Theo đó, bước đầu có thể phân và lần lượt trình bày theo các nhóm vấn đề lớn như sau: 1) Những vấn đề chung về đô thị, chính sách đô thị và quản lý đô thị (quản lý trật tự đô thị….); 2) Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị; 3/ Quản lý nhà nước về trật tự giao thông đô thị; 4) Quản lý nhà nước về trật tự quảng cáo ngoài trời. 1) Những vấn đề chung về đô thị, chính sách đô thị và quản lý đô thị Nhóm đề tài lý luận về đô thị, đô thị hóa Đề cập chung về nhóm vấn đề này có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu của những học giả nước ngoài và trong nước sau. Thực thể đô thị, đô thị hóavới tư cách là môi trường sống và một hiện phát triển tất yếu của nhân loại, vì tính chất đa dạng và phức tạp nên chúng 2
  8. thường được xem xét từ nhiều khía cạnh cấu trúc, tính chất, trình độ văn minh, ảnh hưởng… Từ góc nhìn học thuật, những ấn phầm đi sâu về cơ sở lýluận về đô thị, đô thị hóa có thể chỉ ra sau đây.Ấn phẩm The Sociology of urban life củaHarry Gold (Nxb. Prentice Hall, Englewood Cliffs. NJ, 1982); Đô thị học - Những khái niệm mở đầu, Trương Quang Thao (Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 2003); Giáo trình Xã hội học đô thị, Trịnh Duy Luân (Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội, 2009); Lịch sử đô thị, Đặng Thái Hoàng(Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 2000); Lịch sử đô thị, Nguyễn Sỹ Quế (chủ biên) (Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2012). Nhóm đề tài lý luận về chính sách đô thị, quản lý đô thị, quản lý trật tự đô thị Từ góc nhìn sinh thái học đô thị, một cơ thể được xem là khỏe mạnh khi nó không mang trong mình loại bệnh tật nào. Đô thị như một cơ thể sống, và để đô thị phát triển tốt, bền vững, khẳng định được phương hướng của mình phụ thuộc vào những tác nhân khác nhau trong đó có vấn đề ngăn chặn và chữa trị hiệu quả “căn bệnh đô thị”.Vì vậy làm thế nào để đô thị phát triển, đặc biệt phát triển bền vững việc này đòi hỏi chính quyền đô thị cần có chính sách đô thị, công cụquản lý đô thị hiệu quả.Nhóm chủ đề này có thể điểm qua một số công trình sau.Tác giả Võ Kim Cương (2013) qua công trìnhChính sách đô thị: Tầm nhìn bao quát và hệ thống của nhà quản lý đô thị, NXB. Xây dựng. Hà Nội; Võ Kim Cương, Quản lý phát triển đô thị: ý tưởng và trải nghiệm, NXB. Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh; Lê Trọng Bình, Pháp luật và Quản lý đô thị, Hà Nội, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội; Nguyễn Đình Hương và cộng sự (2003), Giáo trìnhQuản lý đô thị, NXB Thống kê,Hà Nội; Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội. Đô thị là một cực tăng trưởng, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát tiển và tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên để đô thị thực sự trở thành động lực 3
  9. phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó không thể thiếu vấn đề giữ vững an ninh, quản lý trật tự đô thị. Theo đó, chủ đề này được khảo cứu bởi tác giả Dương Thanh Liêm (2019) qua luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội “Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội”.Trên cơ sở khảo cứu về an ninh trật tự đô thị tại đô thị đặc biệt - Thủ đô Hà Nội, Việt Nam, nghiên cứu này đã nỗ lực góp phần quan trọng về cơ sở lý luận và chỉ đạo thực tiễn về công tác quản lý nhà nước hiện nay về an ninh, trật tự đô thị nói chung và tại Hà Nội nói riêng. Nhóm vấn đề về quản lý đô thị, xây dựng đô thị Trần Ngọc Hồ (2008),“Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đô thị của chính quyền cấp quận, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý và hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về đô thị của chính quyền cấp quận; tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng đề ra các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đô thị của chính quyền cấp quận. 2) Nhóm vấn đề về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị Trật tự xây dựng đô thị và quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. Từ góc nhìn quản lý nhà nước, trật tự xây dựng đô thị và quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị được thảo luận khá sôi nổi. Cụ thể qua một số công trình tiêu biểu sau: Tác giả Cao Hoàng Thắng (2002) qua luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia “Nâng cao hiệu lực QLNN trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Đề tài tập trung phân tích và thảo luận về công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị từ thực tiễn đô thị Hà Nội.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài nỗ lực đưa ra một số giải pháp quản lý nhà nước về công tác quy hoạch xây dựng đô thị. 4
  10. Đề cập trực tiếp về quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng, tác giả Nguyễn Minh Dũng (2006), qua luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, “Đổi mới phân công, phân cấp và phối hợp trong QLNN về cấp phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, trên cơ sở phân tích, thảo luận về sự phân công, phân cấp, cũng như cơ chế phối hợp trong hoạt động cấp phép xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh, luận văn mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới sự phân công, phân cấp, và phối hợp đốivới hoạt động cấp phép xây dựng. Bàn về quản lý nhà nước đối với đất xây dựng nhà ở có thể kể đến tác giả Bùi Đức Thịnh (2003) qua luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.“Tăng cường QLNN đối với đất xây dựng nhà ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội”,qua điển cứu đất xây dựng nhà ở tại Hà Nội, tác giả luận văn phân tích và đánh giá những tồn tại và hiện trạng quản lý đất đai, công tác quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở đó đề ragiải pháp giúp hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với đất đai nói chung và đất xây dựng nhà ở đô thị nói riêng. Cũng bàn về quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở tại đô thị, tác giả Nguyễn Kim Long (2009) qua luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, “QLNN về xây dựng nhà ở đô thị trên địa bàn Thành phố Cần Thơ”. Từ thực tiễn nghiên cứu xây dựng nhà ở tại Cần Thơ - đô thị trung tâm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân, hạn chế qua đó đưa ra những khuyến nghị đối với hoạt động xây dựng và QLNN về xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Theo hướng tiếp cận đa ngành và liên ngành vấn đề trật tự đô thị và QLNN về TTXD có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu sau.Từ góc nhìn quản lý nhà nước,tác giảVõ Thanh Đức (2014), luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính với đề tài “QLNN về TTXD đô thị, thực tiễn tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.Từ thực tiễn trên địa bàn 5
  11. quận 9, TP. Hồ Chí Minh”, đề tài đã nỗ lực phân tích hiện trạng, chỉ ra những hạn chế về quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng đô thị, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục những bất cập, thúc đẩy công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn nghiên cứu ngày hoàn thiện hơn. Cũng bàn về QLNN về TTXD, từ góc nhìn và cách tiếp cận luật học, tác giả Chử Thị Kim Anh (2014) qua công trình “QLNN về TTXD đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội)”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở khảo sát mẫu và phân tích hiện trạng QLNN về TTXD giai đoạn 2008-2013 tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đối vối quản lý TTXD tại một quận trung tâm thủ đô Hà Nội.Tiếp tục với chủ đề nghiên cứu như những tác giả đã nêu, dưới góc nhìn kinh tế học, tác giả Đỗ Quý Hoàng (2014), Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam “QLNN về TTXD đô thị trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”. Cũng như những nghiên cứu đi trước, vấn đề QLNN về TTXD đô thịtại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được xem xét, phân tích thảo luận và đề xuất giải pháp cho những nỗ lực thiết lậpTTXD đô thị cho địa phương. 3) Nhóm vấn đề về quản lý nhà nước về trật tự giao thông đô thị Quản lý nhà nước về trật tự đô thị có thể kể đến một số công trình sau.Tác giả Phạm Thị Mai (2014) luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội “QLNN về trật tự ATGT đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Dương”. Từ thực tiễn điển cứu trật tự chấp hành pháp luật về trật tự ATGT đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Dươngluận văn đi đến việc thảo luận và đề xuất một số khuyến nghị nâng cao ý thức chấp hành, đảm bảo về trật tự ATGT đường bộ tại địa bàn được khảo sát. Một khía cạnh khác luôn mang tính thời sự, mỗi ngày thu hút sự quan tâm và vào cuộc của chính quyền đô thị, người dân và các nhà nghiên cứu đó là trật tự vỉa hè đô thị - một bộ phận của trật tự an toàn giao thông đô thị. 6
  12. Mảng chủ đề này được phân tích và thảo luận qua công trình nghiên cứu Nguyễn Mai Anh và các cộng sự (2017) Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tóm tắt báo cáo nghiệm thu nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp. Đề tài trình bày, thảo luận và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc sử dụng và quản lý vỉa hè; kinh nghiệm quốc tế trong quản lý và sử dụng vỉa hè; đặc biệt những quan sát và bàn luận về hiện trạng sử dụng và QLNN về vỉa hè qua một số mẫu nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh; dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm đề tài đã nỗ lực đề xuất 07 giải pháp cho vấn đề QLNN về sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4) Nhóm vấn đề về quản lý nhà nước về trật tự quảng cáo ngoài trời Chủ đề này được phân tích, bàn luận qua một số nghiên cứu dưới góc nhìn luật học sau.Tác giả Nguyễn Thị Nguyên (2014)luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh “Quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời” (từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng). Luận văn trình bày cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về quản lý quảng cáo ngoài trời; trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời. Bàn sâu pháp luật về quảng cáo ngoài trời đối với ngành quảng cáo thương mại, tác giả Nguyễn Thị Tâm (2016), Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội “Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại”. Phần đầu của luận án đề cập cơ sỏ lý luận, pháp lý đối với quảng cáo thương mại; ở phần giữa, luận án phân tích, chỉ ra thực trạng áp dụng và thi hành pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại; và phần cuối, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và năng cao năng lực và tính khả thi của pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại. Qua tìm hiểu cho thấy đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về công tác QLNN về TTĐT, trong đó chủ yếu nghiên cứu về lĩnh vực 7
  13. TTXD đô thị. Các nghiên cứu có điểm chung là đã được thực hiện cách nay nhiều năm, nên nhiều vấn đề đã không còn phù hợp so với các quy định của pháp luật hiện hành. Việc chủ yếu chỉ nghiên cứu trong lĩnh vực TTXD đã khiến cho lĩnh vực trật tự đô thì còn nhiều khoảng trống nghiên cứu, đáng chú ý là vấn đề về trật tự vỉa hè, trật tự ATGT đường bộ, trật tự quảng cáo quảng ngoài trời. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh” là việc làm cần thiết không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc tại một đô thị lớn nhất nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Việc thực hiện đề tài này nhằm đề xuất một số giải pháp khả thi góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý và chỉ đạo thực tiễn quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn quận 7, TP. Hồ Chí Minh 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề tài đã đặt ra, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ: - Hệ thống hóa, phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý quản lý nhà nước đối với trật tự đô thị, - Phân tích hiện trạng quản lý nhà nước về trật tự đô thị tại địa bàn quận 7, TP. Hồ Chí Minh - Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về trật tự đô thị. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nước về trật tự đô thị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: trên địa bàn quận 7, TP. Hồ Chí Minh. 8
  14. - Về thời gian: Từ 2014 - 2019 - Về nội dung: Quản lý nhà nước về trật tự đô thị là vấn đề rất rộng và phức tạp đặc biệt tại một đô thị đặc biệt như TP. Hồ Chí Minh, mặc khác với thời gian và kinh phí còn hạn chế nên luận văn chỉ tập trung vào một số nội dung: 1) Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị; 2) Quản lý nhà nước về trật tự giao thông đô thị; 3) Quản lý nhà nước về trật tự quảng cáo ngoài trời. Có nhiều chủ thể tham gia công tác quản lý trật tự đô thị, luận văn tập vào các khách thể nghiên cứu sau: Ủy ban nhân dân quận 7; Phòng Quản lý đô thị quận 7; Công an quận 7; Phòng Văn hóa và Thông tin quận 7. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được tác giả chọn làm phương pháp luận cho đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp thu thập dữ liệu: luận văn chủ yếu thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp định tính và định lượng. Theo đó những ấn phẩm, đề tài, tạp chí, những báo cáo về trật tự độ thị của các bên liên quan được tác giả thu thập nhằm phục vụ cho mục tiêu đề tài. Phương pháp phân tích dữ liệu: đối với dữ liệu định tính tác giả sử dụng kỷ thuật phân tích nội dung, Theo đó nội dung về trật tự đô thị lần lược được tác giả phân tích, thảo luận và kiến giải thông qua trả lời các câu hỏi then chốt: cái gì (what), như thế nào (how), và tại sao (why). Đối với dữ liệu định lượng: luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả (descriptive statistics)nhằm mô tả và phân tích định lượng dữ liệu về quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn quận 7. Đối với thống kê mô tả, số trung bình cộng được sử dụng, số lượng tương đối cường độ (lần, %), 9
  15. và số tương đối kết cấu (phân phối tần số, %). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Nghiên cứu về trật tự đô thị trong bối cảnh đô thị hóa ở các đô thị đặc biệt tại đô thị lớn là chủ đề không phải mới. Đã có rất nhiều công trình, dự án, đề tài nghiên cứu về chủ đề này. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu đặt cho mình những nhiệm vụ, cách tiếp cận … khác nhau.Nghiên cứu nàychỉ ra được thực trạng quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn quận 7, TP. Hồ Chí Minh trong 5 năm gần đây (2014 - 2019). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài cố gắng đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về trật tự đô thị và quản lý trật tự đô thị. Mặt khác, đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo có liên quan. Về mặt thực tiễn: Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo và chỉ đạo thực tiễn giúp nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý về trật tự đô thị và những cơ quan liên quan đưa ra những quyết định và chỉ đạo thực tiễn về công tác quản lý trật tự đô thị hiệu quả hơn, giúp đô thị phát triển bền vững. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia làm 3 chương, không kể phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cụ thể: - Chương 1: Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về trật tự đô thị - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh - Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự đô thị ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 10
  16. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắccủa quản lý nhà nước về trật tự đô thị 1.1.1. Khái niệm về đô thị, trật tự đô thị, quản lý nhà nước về trật tự đô thị Theo quan điểm của các nhà Xã hội học đô thị, sự hình thành và phát triển của một đô thị thường được cấu thành từ hai yếu tố: hệ thống không gian vật thể và hệ thống không gian tổ chức xã hội. Hệ thống không gian vật thể bao gồm không gian kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị, sinh thái tự nhiên… Hệ thống không gian tổ chức xã hội là cộng đồng dân cư đô thị, các quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội và hệ thống luật pháp… Dưới góc nhìn quản lý nhà nước, cụ thể theo khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp; là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn[35]. Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự đô thị Trước khi làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về trật tự đô thị,trước hết cần định nghĩa nội hàm quản lý nhà nước và trật tự đô thị. Quản lý là hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nổ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 11
  17. Quản lý (Management) được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy vào quan niệm, theo F.W. Taylor “Quản lý là biết chính xác điều mà bạn muốn người khác làm và sau đó biết được rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất và rẻ nhất” (F.W. Taylor); Henry Fayol cho rằng “Quản lý là một tiến trình bao gồm các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nỗ lực của mỗi thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã định trước” (Henry Fayol); Mary Parker Follett đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn “Quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người” (Mary Parker Follett). Trong nghiên cứu này, khái niệm Quản lý được chúng tôi chọn từ định nghĩa của Học viện Hành chính (2012) “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước” (Học viện Hành chính, 2012, tr.14). Định nghĩa này phản ánh đầy đủ các yếu tố cấu thành của quản lý bao gồm; chủ thể quản lý; khách thể quản lý; và mục tiêu của quản lý.Và để hoạt động quản lý được diễn ra thì chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý thông qua công cụ quản lý, nhằm điều khiển tổ chức khách thể quản lý thực hiện công việc để đạt được mục đích quản lý (Xem sơ đồ sau đây) Hình 1.1. Sơ đồ: Hoạt động quản lý Thực hiện Chủ thể quản lý Tác Tác Mục tiêu quản lý động động Quản lý Phản hồi Đối tượng quản lý Nguồn: Tác giả tổng hợp Xác định 12
  18. Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội đặc biệt, quy luật tất yếu của xã hội loài người, của nhà nước. Theo đó, với chủ thể quyền lực tối cao, nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để điều chỉnh hành vi của con người trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội thông qua bộ máy hành chính nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội. Hiện nay, trong khoa học pháp lý, thuật ngữ quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Theo đó, chủ thể của QLNN là tất cả các cơ quan nhà nước thuộc bộ máy nhà nước. Cụ thể là cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động quản lý do một cơ quan chuyên trách thực hiện - cơ quan hành chính nhà nước và một số chủ thể khác được Nhà nước trao quyền. Đó là hoạt động chấp hành hiến pháp, luật và điều hành trên cơ sở hiến pháp và luật đó, vì thế còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành. Như vậy, quản lý nhà nước theo nghĩa rộng bao hàm quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp. Hiện nay, quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa hẹp là cách hiểu phổ biếntrong khoa học Quản lý và khoa học Luật Hành chính. Vì vậy, có thể hiểuquản lý nhà nước là hoạt động mang tính chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính chính nước và các chủ thể khác được Nhà nước trao quyền, trên cơ sở và để thi hành hiến pháp, luật, văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên nhằm đáp ứng các nhu cầu hợp pháp của công dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. TTĐT có thể được hiểu: (i) là việc sắp xếp hoạt động của các cá nhân, tổ chức và các vấn đề về quy hoạch, hạ tầng, môi trường… tại đô thị theo một thứ tự, một quy tắc nhất định;(ii) là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật trong các hoạt động của các cá nhân, tổ chức và các vấn đề về quy hoạch, hạ tầng, môi trường… tại đô thị. 13
  19. Như vậy, trên cơ sở nội hàm QLNN và TTĐT, thuật ngữquản lý nhà nước về trật tự đô thị có thể hiểu là các hoạt động mang tính chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể khác được Nhà nước trao quyền, trên cơ sở và để thi hành hiến pháp, luật, văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên nhằm sắp xếp lại và đảm bảo sự ổn định, có tổ chức, có kỷ luật trong các hoạt động của các cá nhân, tổ chức và các vấn đề quan trọng như quy hoạch, hạ tầng, môi trường… tại đô thị, qua đó góp phần góp phần bảo vệ quyền và lợi ích pháp của cá nhân, tổ chức, đảm bảo sư ổn định và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, QLNN về TTĐT có nội hàm rộng và phức tạp, bao hàm nhiều lĩnh vực QLNN về đô thị: Quy hoạch, hạ tầng, môi trường, giao thông, đất đai, nhà ở, xây dựng, quảng cáo, an ninh…, đồng thời phù hợp với phạm vi đối tượng nghiên cứu đã được xác định, dưới đây luận văn chỉ đề cập và nghiên cứu 03 trong rất nhiều vấn đề thuộc nội hàm của công tác QLNN về TTĐT, gồm: (i) QLNN về TTXD đô thị; (ii) QLNN về trật tự ATGT đường bộ đô thị; (iii) QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời. 1.1.2.Đặc điểm của quản lý nhà nước về trật tự đô thị Hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý xã hội, đảm bảo người dân đô thị có cuộc sống an ninh, trật tự. Ngoàiđặc điểm chung, quản lý nhà nước về trật tự đô thị là lĩnh vực quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, mang tính quyền lực đặc biệt, tính mệnh lệnh nhà nước cao, … QLNN về TTĐT còn có một số đặc điểm riêng sau: Thứ nhất, khách thể của QLNN về TTĐT là hệ thống các mối quan hệ xã hội và hành vi của con người, do vậy đặc điểm QLNN về TTĐTlà cần phải tiến hành tác động bằng quyền lực nhà nước góp phần đảm bảo ANTT. Thứ hai, đô thị là nơi tích tụ dân cưcao, với nhiều thành phần xã hội khác nhau. Do vậy, QLNN về TTĐT ở đô thị đòi hỏi phải chủ động, linh hoạt; bộ máy quản lý mạnh; đồng bộ, nhịp nhàng; hạn chế tầng nấc, cấp 14
  20. trung gian. Thứ ba, quản lý nhànước về TTĐT đô thị vận dụng linh hoạt nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. 1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự đô thị Quản lý nhà nước về TTĐT là một bộ phận của QLNN, do vậy nguyên tắc QLNN về TTĐT cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung của QLNN. Tuy nhiên hoạt động sống của con người tại đô thị khá khác biệt với nông thôn do vậy QLNN về TTĐT cần phải chú ý đến tính đặc thù của đô thị về TTĐT. Sau đây là một số nguyên tắc QLNN về TTĐT: Nguyên tắc chung: Bao gồm những nguyên tắc sau:1) Đảng lãnh đạo. Nguyên tắc này được quy định tại khoản 1 Điều 4 Hiến pháp 2013.Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2) Nhân dân tham gia vào hoạt động QLNN. Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước khác; 3/ QLNN bằng Hiến pháp và pháp luật. Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013 quy định Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; 4/ bình đẳng trong hoạt động QLNN. khoản 2 Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định (i) Bình đẳng giữa các dân tộc. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; ; (ii) Bình đẳng giữa các cá nhân. Điều 16 Hiến pháp 2013 quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; 5/ tập trung dân chủ trong QLNN. khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013 quy địnhtập trung dân chủ là sự kết hợp giữa yếu tố tập trung và dân chủ nhằm đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2