intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền được khám chữa bệnh của trẻ em - từ thực tiễn Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền được khám chữa bệnh của trẻ em, những thành tựu, hạn chế trong thực tiễn và những việc cần làm để bảo đảm tốt hơn quyền này của trẻ em - từ thực tiễn Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền được khám chữa bệnh của trẻ em - từ thực tiễn Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ NHƯ TRANG QUYỀN ĐƯỢC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA TRẺ EM - TỪ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM - CU BA ĐỒNG HỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ NHƯ TRANG QUYỀN ĐƯỢC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA TRẺ EM - TỪ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM - CU BA ĐỒNG HỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ THANH THÚY THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan các nội dung được trình bày trong Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, được nghiên cứu và viết tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới. Nội dung, số liệu trong Luận văn là chính xác, trung thực, tin cậy, phản ánh tính khách quan trong quá trình nghiên cứu. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên Trần Thị Như Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Việc viết nên Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, với sự giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của thầy, cô Học viện Hành chính Quốc gia, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo TS. Bùi Thị Thanh Thúy, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo cho tôi về kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu trong thời gian thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia và cơ sở học viện Hành chính khu vực miền Trung; cô chủ nhiệm lớp LH3.T2, bạn bè đồng môn và anh chị em đồng nghiệp Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành Luận văn này. Mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Học viên Trần Thị Như Trang
  5. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN ĐƯỢC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA TRẺ EM ............................................................................. 9 1.1. Khái quát về quyền khám chữa bệnh của trẻ em....................................................... 9 1.1.1. Khái niệm trẻ em........................................................................................................ 9 1.1.2. Khái niệm quyền trẻ em.......................................................................................... 10 1.1.3. Khái niệm quyền được khám chữa bệnh của trẻ em ........................................... 17 1.1.4. Đặc điểm quyền được khám chữa bệnh của trẻ em............................................. 18 1.2. Nội dung, ý nghĩa của quyền khám chữa bệnh của trẻ em..................................... 19 1.2.1. Nội dung quyền khám, chữa bệnh của trẻ em ...................................................... 19 1.2.2. Ý nghĩa quyền được khám chữa bệnh của trẻ em................................................ 22 1.3. Bảo đảm quyền được khám chữa bệnh của trẻ em ................................................. 23 1.3.1. Bảo đảm về chính trị................................................................................................ 23 1.3.2. Bảo đảm về kinh tế .................................................................................................. 27 1.3.3. Bảo đảm về pháp lý ................................................................................................. 27 1.3.4. Bảo đảm về nguồn nhân lực .................................................................................. 42 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM - CU BA ĐỒNG HỚI ............................................. 45 2.1. Khái quát về bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới và tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới................................. 45
  6. 2.1.1. Khái quát về bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới ....................... 45 2.1.2. Khái quát về tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới....................................................................................................................... 47 2.2. Thực trạng khám, chữa bệnh của trẻ em và quyền được khám chữa bệnh của trẻ em tại bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới ............................................. 55 2.2.1. Thực trạng khám, chữa bệnh của trẻ em ............................................................... 55 2.2.2. Đánh giá thực hiện quyền được khám, chữa bệnh của trẻ em tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới................................................................................... 57 2.3. Tính cấp thiết và quan điểm bảo đảm quyền khám, chữa bệnh của trẻ em .......... 65 2.3.1. Tính cấp thiết của việc thúc đẩy quyền được khám chữa bệnh của trẻ em ....... 65 2.3.2. Quan điểm thúc đẩy quyền được khám chữa bệnh của trẻ em........................... 67 2.4. Giải pháp thúc đẩy quyền được khám chữa bệnh của trẻ em từ thực tiễn bệnh viện hữu nghị Việt Nam –CuBa Đồng Hới .................................................................... 69 2.4.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho trẻ em .............................................................................................................................................. 69 2.4.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.... 71 KẾT LUẬN ............................................................................................. 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BV, CS & GDTE Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục tre em HCĐB Hoàn cảnh đặc biệt KCB Khám chữa bệnh LHQ Liên Hợp Quốc TECHCĐB Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt TW Trung Ương UBND Ủy ban Nhân dân
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Công suất giường bệnh 2014 – 6/ 2017 ................................... 55 Bảng 2.2. Chỉ tiêu khám cho Trẻ em tại khoa Khám bệnh năm 2014 – 6/ 2017 ...... 566 Bảng 2.3. Chỉ tiêu điều trị ngoại trú cho Trẻ em năm 2014 – 6/ 2017....................... 577 Bảng 2.4. Ý kiến thăm dò thái độ phục vụ năm 2014 - 2016...................................... 588 Bảng 2.5. Tổng kinh phí năm 2014 - 2016...................................................................... 60
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em là nhóm xã hội đặc biệt dễ bị tổn thương, là chủ thể phải được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt theo luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhu cầu được bảo vệ đặc biệt đó đã được nêu rõ trong Tuyên bố Giơnevơ về quyền trẻ em 1924 và được công nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948, cũng như trong nhiều văn kiện quốc tế liên quan tới bảo vệ trẻ em sau này. Nguyên tắc thứ sáu trong Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959 đã ghi nhận: “Vì sự phát triển đầy đủ toàn diện về nhân cách trẻ em, cần có sự yêu thương và hiểu biết. Ở bất cứ đâu có thể, trẻ cần được phải được lớn lên trong sự chăm sóc và với trách nhiệm của cha mẹ, và trong bất kỳ trường hợp nào, trẻ phải được chăm sóc trong bầu không khí yêu thương và an toàn về mặt vật chất và tinh thần. Trẻ em trong thời kỳ được chăm sóc sẽ không bị tách khỏi mẹ của trẻ, trừ trường hợp đặc biệt. Xã hội và chính quyền có nhiệm vụ chăm sóc đặc biệt cho trẻ không có gia đình và cho những trẻ không có những phương tiện hỗ trợ đầy đủ. Nhà nước được yêu cầu hỗ trợ hoặc trả tiền cho việc giúp đỡ trẻ em”. Trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc và nhân loại, vì vậy, vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một quan tâm đặc biệt không chỉ bởi các Bệnh viện mà bởi cả cộng đồng quốc tế. Tương lai của một quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại phụ thuộc nhiều vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cho đến nay, các quyền của trẻ em nói chung, trong đó có quyền được khám chữa bệnh của trẻ em nói riêng đã được đề cập khá đầy đủ và cụ thể trong các văn bản pháp luật quốc tế mà tiêu biểu là trong Công ước 1
  10. quốc tế về quyền trẻ em năm 1989. Nguyên tắc bao trùm trong Công ước là “Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt do còn non nớt về thể chất và trí tuệ” Nguyên tắc này bao gồm việc chăm sóc về y tế. Ở Việt Nam, được khám chữa bệnh của trẻ em đã được ghi nhận trong pháp luật từ lâu. Hiến pháp và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đều đã ghi nhận quyền này. Đây là tiền đề để thực thi quyền quan trọng này của trẻ em trong thực tế. Để thực hiện các cam kết quốc tế về quyền trẻ em nói chung và quyền được khám chữa bệnh của trẻ em nói riêng, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng một khung pháp lý tương đối toàn diện về vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong lĩnh vực này vẫn còn tồn tại những khoảng trống chưa đáp ứng được, nhiều vấn đề thực tiễn phát sinh vẫn chưa được điều chỉnh bằng pháp luật khám chữa bệnh Việt Nam cũng chưa có một cơ chế hữu hiệu cho việc bảo vệ quyền của trẻ em nói chung, quyền được khám chữa bệnh của trẻ em nói riêng. Thực trạng đó đòi hỏi cần có những nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra giải pháp cho vấn đề. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Quyền được khám chữa bệnh của trẻ em - từ thực tiễn Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới” để thực hiện luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp - Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trẻ em là nhóm xã hội đặc biệt luôn nhận được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, do đó từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về quyền trẻ em ở Việt Nam, trong đó tiêu biểu như: -“Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người” của Trung tâm nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân thuộc Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2011(Nhà xuất bản Lao động - Xã hội). 2
  11. Nội dung cuốn sách giới thiệu các tuyên ngôn, tuyên bố, các điều ước chủ yếu về nhân quyền được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, trong đó có các văn kiện về quyền trẻ em như Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1924, 1959 và Công ước về quyền trẻ em năm 1989… - Giáo trình Lí luận và Pháp luật về Quyền con người của tập thể tác giả Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao - Lã Khánh Tùng (NXB Đại học Quốc gia, năm 2011). Giáo trình này đề cập đến những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về các quyền và việc bảo vệ, thúc đẩy, các quyền con người, cả ở phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Giáo trình bao gồm các nội dung phân tích về quyền trẻ em như là quyền của một đề cập đến những vấn đề cơ bản như: Khái niệm, đặc điểm, tính chất của quyền con người; lịch sử phát triển của tư tưởng về quyền con người; các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế về quyền con người; các cơ chế bảo vệ, thúc đẩy bảo về quyền con người. - Pháp luật Quốc gia và Quốc tế về bảo vệ quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương của nhóm tác giả Chu Hồng Thanh - Vũ Công Giao - Tường Duy Kiên. Cuốn sách gồm 3 phần, phần I - Khái quát về vấn đề quyền con người, quan điểm và khuôn khổ pháp luật chung về bảo vệ quyền con người ở Việt Nam; phần II - Khuôn khổ các quyền con người cơ bản trong pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế; phần III - Quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong pháp luật quốc tế; phần VI - Bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp. Cuốn sách đề cập đến một số quyền con người qui định trong Luật quốc tế, những cam kết và khuôn khổ pháp luật chung về bảo vệ quyền con người tại Việt Nam. Đặc biệt đề cập sâu đến một số nhóm xã hội bị thiệt thòi bao gồm phụ nữ, trẻ em và người người sống chung với HIV/AIDS. 3
  12. - Tác giả Vũ Ngọc Bình với cuốn “Quyền trẻ em trong pháp luật quốc gia và quốc tế” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 1995 đã đề cập đến vấn đề quyền trẻ em trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam và quốc tế như Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình, Luật Quốc tịch, Bộ luật hình sự… và các văn bản quốc tế như: Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em, Công ước của Liên hợp quốc, Công ước của tổ chức lao động quốc tế. “Trẻ em gia đình xã hội”, tác giả Mai Quỳnh Nam (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2004; nội dung gồm ba phần: Phần I trẻ em Việt Nam sự quan tâm của xã hội đối với việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. Phần II cuốn sách trình bày về vai trò của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Phần III, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt - những khó khăn và giải pháp. “Quyền con người, quyền Công dân trong Hiến pháp Việt Nam”, tác giả Nguyễn Văn Động, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2005, dày 253 trang, sách gồm 4 chương, có nội dung bao quát toàn diện về quyền con người, quyền công dân và vai trò của pháp luật đối với việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân ở nước ta. “Quyền trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam” - tác giả Hoàng Công Phương chủ biên, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2003, nội dung cuốn sách nhằm nêu lên khái quát về các vấn đề quyền con người của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam và quốc tế, đồng thời nhằm cung cấp thêm tài liệu tham khảo về vấn đề quyền con người nói chung, quyền phụ nữ và trẻ em nói riêng trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực này, đặc biệt cho các đại biểu Quốc hội là những người hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực lập pháp. 4
  13. Luận án tiến sĩ Luật học năm 2014, “Quyền trẻ em trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam” của tác giả Phan Thị Lan Phương, nội dung của Luận án đề cập đến quyền trẻ em một cách toàn diện trên bình diện các văn kiện pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, thông qua đó đưa ra những phân tích, đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và các bảo đảm pháp lý trên các phương diện lập pháp, thực thi và kiểm soát, bảo vệ quyền trẻ em. Đề tài “Nghiên cứu vị trí, vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam do UBBV&CSTE Việt Nam chủ trì, GS.TS Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm. Báo cáo “Hoạt động tư vấn - xây dựng chương trình truyền thống - vận động quyền trẻ em giai đoạn 2001-2005” do PLAN INTERNATIONAL HÀ NỘI tài trợ, Hà Nội , 2001 - Trịnh Hòa Bình và cộng sự thực hiện đã đánh giá nhận thức của người dân về Luật BV,CS&GDTE và một số quyền cơ bản của trẻ em trên 9 tỉnh/ thành phố. Từ đó xây dựng chương trình truyền thông - vận động trẻ em giai đoạn 2001 – 2005. Luận án tiến sĩ Luật học năm 2013, “Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Đặng Công Cường nội dung của Luận án phân tích và chứng minh các phương diện lý luận thể hiện vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. Trên cơ sở lý luận đã được chứng minh, luận án đánh giá thực trạng bảo vệ quyền con người bằng hoạt động xét xử ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở các tiêu chí nhất định và đề xuất các một số các giải pháp khoa học nhằm nâng cao vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. “Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật về quốc tịch và đăng ký hộ tịch ở Việt Nam”- Tác giả Hoàng Thế Liên, do Nhà xuất bản chính trị Quốc 5
  14. gia, xuất bản năm 2000, sách dài 127 trang, nội dung của sách trình bày về những nguyên tắc cơ bản và quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về quốc tịch và việc đăng ký hộ tịch liên quan đến trẻ em; đồng thời cũng chỉ ra những hướng dẫn cụ thể về thủ tục, trình tự đăng kí khai sinh và đăng kí nuôi con nuôi; đăng kí nhận cha mẹ, con; đăng kí giám hộ, cải chính hộ tịch đối với trẻ em theo những quy định của các văn bản pháp luật hiện hành. Ngoài ra, còn một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí và hội thảo khoa học trong nước và quốc tế “Giám sát việc bảo vệ quyền trẻ em” - Tác giả Trương Thị Mai, tạp chí nghiên cứu lập pháp số 2/2005; “Một số suy nghĩ xung quanh sự điều chỉnh pháp luật về trẻ em ở nước ta - Tác giả Hoàng Thị Kim Quế, tạp chí quản lý Nhà nước, số 6/2005; “Sự cần thiết và hướng hoàn thiện các quy định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em” - Tác giả Nguyễn Văn Hương, tạp chí Luật học số 2/2005; “Hệ thống pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - Chặng đường hình thành và phát triển”, tác giả Hoàng Thị Kim Quế, tạp chí nghiên cứu lập pháp số 6/2005; Tham luận “Bảo đảm quyền tham gia của trẻ em đối với hoạt động của cơ quan dân cử”, Tọa đàm khoa học “Vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương” Lưu Đức Quang - Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 04/12/2010; “Pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tiến trình hội nhập quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững”, tác giả Phan Thị Lan Phương, kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần IV tháng 11/2012. Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu về quyền trẻ em nói chung được thực hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện hành mới chỉ đề cập đến quyền trẻ em nói chung, chưa có nghiên cứu nào khảo sát một cách 6
  15. toàn diện, chuyên sâu về quyền được khám chữa bệnh của trẻ em.Với nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp một phần khỏa lấp khoảng trống đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền được khám chữa bệnh của trẻ em, những thành tựu, hạn chế trong thực tiễn và những việc cần làm để bảo đảm tốt hơn quyền này của trẻ em - từ thực tiễn Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận văn có nhiệm vụ: - Nghiên cứu làm rõ những đặc trưng của Quyền được khám chữa bệnh của trẻ em trong mối quan hệ với các quyền khác của nhóm này, xác định những yêu cầu với việc bảo đảm quyền này của trẻ em. - Phân tích, đánh giá thực tiễn bảo đảm quyền được khám chữa bệnh của trẻ em - từ thực tiễn Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế. - Đề xuất những khuyến nghị, giải pháp để bảo đảm hiệu quả quyền được khám chữa bệnh của trẻ em - từ thực tiễn Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới nói riêng và ở Việt Nam nói chung 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Quyền khám chữa bệnh của trẻ em 4.2 Phạm vi nghiên cứu 7
  16. . Về phạm vi không gian: luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quyền được khám chữa bệnh của trẻ em - từ thực tiễn Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới - Phạm vi thời gian: từ 2014 đến 2016 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Luận văn sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về trẻ em và quyền trẻ em làm cơ sở khoa học cho các lập luận, đánh giá. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê… để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn Quyền được khám chữa bệnh của trẻ em, phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền này của trẻ em em ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, xác định những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó gợi mở một số giải pháp giúp bảo vệ quyền khám chữa bệnh của trẻ em. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền được khám chữa bệnh của trẻ em Chương 2: Thực trạng và giải pháp bảo đảm quyền được khám chữa bệnh của trẻ từ thực tiễn Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới 8
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN ĐƯỢC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA TRẺ EM 1.1. Khái quát về quyền được khám chữa bệnh của trẻ em 1.1.1. Khái niệm trẻ em Khái niệm trẻ em được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo góc độ tiếp cận cụ thể của mỗi chuyên ngành khoa học. Từ góc độ xã hội học, trẻ em được xác định là người có vị thế, vai trò xã hội khác với người lớn, vì trẻ em là những chủ thể còn non nớt, chưa trưởng thành như người lớn. Dưới góc độ tâm lý học, khái niệm trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nhân cách con người. Từ góc độ sinh học, trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển từ khi còn trong trứng nước đến tuổi trưởng thành. Còn dưới góc độ pháp lý, trẻ em được xác định theo độ tuổi. Ở mỗi quốc gia, mỗi lĩnh vực có quy định khác nhau về độ tuổi được coi là trẻ em, tuy nhiên theo khái niệm thống nhất về trẻ em mà đã được đề cập trong các văn kiện quốc tế như Tuyên bố Giơnevơ năm (1924) và Tuyên bố của LHQ về quyền trẻ em (1959), Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (1948), Công ước của LHQ về quyền trẻ em (1989). Theo Điều 1 Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em quy định: “Trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sơm hơn”. Lời nói đầu của Công ước về quyền trẻ em của LHQ nêu rằng, trẻ em là những chủ thể chưa trưởng thành, còn non nớt về mặt trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước và sau khi ra đời. 9
  18. Theo Luật Trẻ em của Việt Nam năm 2016 quy định tại Điều 1: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Như vậy, trẻ em là người dưới 16 tuổi, chưa trưởng thành về thể chất, trí tuệ và tình thần cần Nhà nước, xã hội và gia đình quan tâm, chăm sóc và bảo vệ đặc biệt. 1.1.2. Khái niệm quyền trẻ em Quyền khám, chữa bệnh của trẻ em là một trong những nội dung của quyền trẻ em. Vì vậy dưới góc độ lý luận cần làm rõ khái niệm và nội dung quyền trẻ em. Trong Bộ luật Nhân quyền quốc tế, quyền trẻ em được chế định chủ yếu trong Công ước về quyền trẻ em (CRC, năm 1989) và hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung CRC được thông qua năm 2000 (Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, Nghị định thư về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang). Trong đó khái niệm “Trẻ em” được xác định là những người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, đây là một điều luật mở cho các quốc gia thành viên. Theo đó, các quốc gia thành viên có thể quy định các quyền trẻ em được bắt đầu ngay khi mang thai hay sau khi ra đời; và về độ tuổi được coi là trẻ em thấp hơn 18 tuổi so với quy định của CRC. Nội dung quyền trẻ em trong CRC được phân thành 04 nhóm: a/ Nhóm quyền được sống hay được tồn tại (các Điều 5, 6, 24, 26, 27); b/ nhóm quyền được bảo vệ (các Điều 2, 7, 8, 9, 10, 11, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40); c/ nhóm quyền được phát triển (các Điều 17, 18, 28, 29, 31, 32); d/ nhóm quyền được tham gia (các Điều 12, 13, 14, 15, 17, 30). Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990 . 10
  19. Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 (trực tiếp là các Điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác), và trong tất cả các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (gồm cả lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2001), năm 2013. Quyền trẻ em cũng được thể chế hóa trong nhiều bộ luật và luật, mà tập trung là Luật trẻ em năm 2016, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Như vậy, xét từ góc độ pháp lý, trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và theo quy định pháp luật Việt Nam về trẻ em; các quyền trẻ em bao gồm các nhóm sau: (1) Nhóm quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống và được đáp ứng những nhu cầu để tồn tại như: mức sống thích đáng, thể hiện ở có nơi ở, dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe; quyền được khai sinh, quyền có họ tên. Đây là nhóm quyền lớn nhất, bao gồm những quyền cụ thể như sau: Thứ nhất, mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh.Thông qua giấy khai sinh để xác định cơ sở các em được hoàn thành các thủ tục cần thiết để xác nhận sự bảo đảm các quyền khác của trẻ em như quyền được chăm sóc sức khỏe, được tiêm chủng miễn phí, được tham gia các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng và là căn cứ để xác định độ tuổi trẻ em được hưởng sự ưu tiên hay được miễn trách nhiệm pháp lý. Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1959 ghi nhận: “Trẻ em khi sinh ra có quyền được khai sinh”, ngoài ra Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 cũng khẳng định “Trẻ em phải được đăng ký ngày lập tức sinh ra”. Quyền được khai sinh là điều kiện cần để khẳng định mỗi trẻ em sinh ra trở 11
  20. thành công dân của một quốc gia và có quyền bình đẳng, có các nghĩa vụ như các công dân khác. Thứ hai, quyền sống còn của trẻ em còn được thể hiện thông qua quyền có quốc tịch. Quốc tịch là một khái niệm, một phạm trù chính trị, pháp lý xác định mối quan hệ giữa một con người với một nhà nước. Quốc tịch gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết đi, là tiền đề để họ được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước. Ở Việt Nam, quy định về vấn đề quốc tịch nói chung và của trẻ em nói riêng trong nhiều luật khác nhau. Hiến pháp 2013 quy định tại Điều 17 “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam; Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại Điều 45 “Cá nhân có quyền có quốc tịch”, còn theo quy định của Luật Trẻ em 2016 “Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật” ( Điều 13). Thứ ba, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng. Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Thứ tư, quyền được sống chung với cha mẹ. Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em. Các trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ được pháp luật quy định, gồm: - Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2