intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật Bảo vệ rừng tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn nhằm đóng góp một phần công sức vào việc bảo vệ rừng cũng như bảo vệ môi trường của Tổ quốc nói chung và trên địa bàn huyện Trà Bồng nói riêng. Qua đó đề xuất, khắc phục những tồn tại, thiếu sót để thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng ngày càng tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật Bảo vệ rừng tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHÂU VĂN TẠO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG TẠI HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2020 i
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHÂU VĂN TẠO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG TẠI HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2020 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế. Các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan. Nếu phát hiện có sự gian lận tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung Luận văn của mình. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2020 Học viên Châu Văn Tạo i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của bản thân sau một quá trình nỗ lực học tập và nghiên cứu với sự giúp đỡ của thầy cô, đơn vị, đồng nghiệp và người thân. Để có được thành quả ngày hôm nay, lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian, công sức trong quá trình nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn đến Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế, Ban Quản lý đào tạo Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia cùng toàn thể các Thầy, Cô giáo của Học viện hành chính Quốc gia đã giảng dạy tận tình và truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu điều tra nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong quý thầy, cô và những người quan tâm đến đề tài có những đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./. Học viên Châu Văn Tạo ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG ...................................................................... ..6 1.1. Khái niệm, các hình thức và các đặc điểm của thực hiện pháp luật bảo vệ rừng............................................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm , các hình thức ....................................................................... 6 1.1.2. Các đặc điểm của thực hiện pháp luật bảo vệ rừng .............................. 10 1.2. Vai trò của thực hiện pháp luật bảo vệ rừng ở nước ta hiện nay ............. 11 1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện hiện pháp luật bảo vệ rừng ............... 12 1.3.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trường ................................................. 12 1.3.2. Sự tác động kỹ thuật ngành ................................................................... 12 Tiểu kết Chương 1........................................................................................... 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG TẠI HUYỆN TRÀ BỒNG ............................................................... 14 2.1. Đặc điểm liên quan đến thực hiện pháp luật bảo vệ rừng tại huyện Trà Bồng ................................................................................................................ 14 2.1.1 Thực trạng quy định ............................................................................... 14 2.1.2. Thực trạng vai trò pháp luật trong quản lý Nhà nước đối với cơ cấu hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong bảo vệ rừng ................... 32 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi ..................................................................................................... 41 iii
  6. 2.2.1. Bộ máy quản lý Nhà nước trong bảo vệ rừng hiện nay ........................ 41 2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng của các cơ quan chức năng ở huyện ................................................................................................... 42 2.2.3. Thực trạng pháp luật xã hội hóa nghề rừng tại huyện Trà Bồng. ......... 49 2.3. Các nguyên nhân làm hạn chế thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng .................................................................................. 51 Tiểu kết Chương 2........................................................................................... 53 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG TẠI HUYỆN TRÀ BỒNG ............................................. 54 3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của các tổ chức Đảng đối với việc thực hiện pháp luật bảo vệ rừng .................................................. 54 3.2. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng, đảm bảo tiếp cận thông tin, pháp luật bảo vệ rừng ............................................................................................... 55 3.3. Phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng ................................................ 57 3.4. Kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội đối với thực hiện pháp luật bảo vệ rừng ............................................ 58 3.5. Xã hội hoá bảo vệ rừng ............................................................................ 58 3.6. Xử lý kịp thời, nghiêm minh, công bằng mọi hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng ............................................................................................... 59 3.7. Các giải pháp xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ................... 60 Tiểu kết Chương 3........................................................................................... 61 KẾT LUẬN .................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh, chính trị, điều hòa nguồn nước và tạo môi trường trong lành, để thực hiện tốt những vai trò đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước, toàn dân thực hiện tốt quản lý bảo vệ rừng đặc biệt thực hiện pháp luật bảo vệ rừng. Cùng với sự thực hiện pháp luật bảo vệ rừng, Trà Bồng là một huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, có tổng diện tích tự nhiên là 42.124,37 ha. Trong đó: Đất có rừng 34.948,96 ha (Rừng tự nhiên (rừng gỗ) 12.627,98 ha; Rừng trồng 12.276,12 ha; Đất có rừng trồng chưa thành rừng: 10.044,86 ha); Đất đồi núi không rừng 2.954,05 ha; Đất khác (đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp): 4.221,36 ha. Có 04 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: người Kinh, người Kor, người Hrê và người Ca Dong. Huyện Trà Bồng có 10 đơn vị hành chính gồm 09 xã: Trà Bình, Trà Phú, Trà Giang, Trà Sơn, Trà Hiệp, Trà Thủy, Trà Lâm, Trà Tân, Trà Bùi và thị trấn Trà Xuân. Phía Đông giáp huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh, phía Tây giáp huyện Tây Trà, phía Nam giáp huyện Sơn Tịnh và Sơn Hà, phía Bắc giáp huyện Bắc Trà My và huyện Núi Thành. Là một huyện miền núi nên diện tích đồi núi chiếm phần lớn đất đai trong huyện, vùng đồng bằng nằm ở phía Đông của huyện, giáp với huyện Bình Sơn và phía hữu ngạn sông Trà Bồng, gồm các xã Trà Phú, Trà Bình và thị trấn Trà Xuân; đường sá đi lại đến các thôn của các xã vùng cao còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa, lũ. Với đặc điểm là một huyện miền núi, đất đai phần lớn là đất rừng có độ dốc cao, nhân dân trên địa bàn sống chủ yếu, sản xuất lâm nghiệp và còn tiếp giáp với nhiều xã thuộc các huyện miền núi. Tình trạng phá rừng lấy đất trái phép diễn ra nhiều nơi, với mục đích trồng cây nguyên liệu (Keo), đối tượng phá rừng chủ yếu là người đồng bào Kor nên thực hiện pháp luật Bảo 1
  8. vệ rừng trên địa bàn huyện cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, việc nhân dân của các xã trong huyện và nhân dân của các xã thuộc các huyện giáp ranh phát sinh tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất là điều khó tránh khỏi. Để góp phần công sức trong việc Bảo vệ rừng, khắc phục những tồn tại, thiếu sót nhằm lập lại trật tự kỹ cương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng, đồng thời ổn định và phát triển diện tích rừng vốn có, góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy, với tinh thần người dân Quảng Ngãi tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật Bảo vệ rừng tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về các chính sách thực hiện bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về pháp luật bảo vệ rừng, đã góp phần công sức rất lớn đến việc bảo vệ và phát triển rừng nhằm ổn định môi trường không bị tàn phá, ôi nhiễm và bảo vệ tính mạng con người. Cụ thể: - Đánh giá hiệu quả giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo quyết định 304/2005/ QĐ-TTg tại 02 huyện Chư Sê và Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, của Nguyễn Đức Huấn, Luận văn Thạc sỹ Lâm nghiệp, năm 2011; - Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, của Nguyễn Thị Ngọc Bích luận văn thạc sỹ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, năm 2010; - Pháp luật xử lý vi phạm hành chính lý luận thực tiễn, của Bùi Tiến Đạt, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008; - Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt 2
  9. Nam hiện nay, của Nguyễn Thanh Huyền, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012; - Quản lý Nhà nước về xã hội văn hóa bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên, của Lê Văn Từ, Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2015... Tuy nhiên, tình trạng các chủ rừng thiếu trách nhiệm do thiếu kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, để tình trạng chặt phá rừng, xâm hại rừng và đất rừng diễn biến phức tạp; việc chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt các tỉnh có huyện miền núi, thực hiện pháp luật bảo vệ rừng chưa nghiêm túc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng với lý luận và thực tiễn pháp luật về quản lý bảo vệ rừng hiện nay. Qua đó, đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại, thiếu sót nhằm lập lại trật tự kỹ cương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, đồng thời định hướng ổn định và phát triển diện tích rừng vốn có, góp phần bảo vệ môi trường. - Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: + Thống kê, tổng hợp các vụ vi phạm lĩnh vực bảo vệ rừng trong đó, số vụ đã xử lý và chưa xử lý; làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở huyện Trà Bồng hiện nay, nêu các vấn đề cần đặt ra, cũng như xây dựng hệ thống thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đúng theo quy định hiện hành; + Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng 3
  10. trên địa bàn huyện chỉ ra những ưu điểm và những măṭ còn hạn chế, bất cập cần được khắc phục; + Làm rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với môi trường sống và sự tác động của nó đối với nền kinh tế của huyện; + Nghiên cứu pháp luật về bảo vệ rừng Việt Nam về các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng từ năm 2004 đến năm 2017; + Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng và các quy định của pháp luật Bảo vệ rừng hiện nay về bảo vệ tài nguyên rừng; + Tổng hợp kết quả nghiên cứu, và đánh giá những yếu tố làm cho tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ngày càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế và xã hội trên địa bàn huyện; + Đề xuất và luận chứng giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng, cũng như các giải pháp bảo vệ rừng bằng pháp luật bảo vệ rừng. + Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng nêu trên, đề tài xác định các điṇh hướng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện “Thực hiện pháp luật Bảo vệ rừng tại huyện Trà Bồng” hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng với các quy định của pháp luật bảo vệ rừng hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào việc thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng. 4
  11. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam lý luận Nhà nước và pháp luật, chính sách pháp luật về bảo vệ rừng. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp: Lịch sử cụ thể; phân tích tổng hợp; kết hợp phỏng vấn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Để đóng góp một phần công sức vào việc bảo vệ rừng cũng như bảo vệ môi trường của Tổ quốc nói chung và trên địa bàn huyện Trà Bồng nói riêng. Qua đó đề xuất, khắc phục những tồn tại, thiếu sót để thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng ngày càng tốt hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm các chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo vệ rừng. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật Bảo vệ rừng tại huyện Trà Bồng. Chương 3: Các giải pháp thực hiện tốt việc thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng. 5
  12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG 1.1. Khái niệm, các hình thức và các đặc điểm của thực hiện pháp luật bảo vệ rừng 1.1.1. Khái niệm, các hình thức Khái niệm: Khái niệm rừng được thể hiện tại Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, năm 2004 “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”. Các hoạt động bảo vệ rừng gồm: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng; săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ sâu bệnh hại. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Theo khái niệm trên bảo vệ rừng bao gồm cả phát triển rừng. Theo quy định của khoản 3 Điều 3 Luật BV&PTR thì: Phát triển rừng là việc trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khi khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và 6
  13. giá trị của rừng. Trên cơ sở các hoạt động bảo vệ rừng có thể hiểu thực hiện pháp luật bảo vệ rừng: Là việc triển khai thực hiện, chấp hành về các quy định bảo vệ và phát triển rừng nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái. Theo GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế khẳn định “khó có thể đưa ra hay đánh giá là định nghĩa pháp luật nào là duy nhất đúng. Mà phải tích hợp ưu việt của các trường phái: chú trọng pháp luật thực định, pháp luật tự nhiên, pháp luật phải phù hợp lý trí công bằng, phải kiểm nghiệm từ trong thực tiễn. Trên quan điểm hiện đại về sứ mệnh, vai trò và giá trị của pháp luật, có thể đưa ra định nghĩa pháp luật như sau: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân, được Nhà nước đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục đích bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người và sự phát triển bền vững của xã hội.” [20,tr. 295, 492 – 495]. Hình thức: Hiện nay có rất nhiều hình thức bảo vệ rừng. Tuy nhiên, các hình thức được xem là phổ biến nhất hiện nay gồm bốn hình thức cơ bản. - Tuân thủ pháp luật “là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm”. Quy định các hành vi cấm theo Điều 12 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, có 16 hành vi nghiêm cấm. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép; Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng; Huỷ 7
  14. hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng; Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng; Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép; Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp; Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non; Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng; Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật; Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng và các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng. - Chấp hành pháp luật “là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Trong hình thức chấp hành pháp luật, các chủ thể pháp luật bằng hành động tích cực thực hiện các quy phạm pháp luật giao nghĩa vụ bắt buộc”. Chấp hành pháp luật bảo vệ rừng hiện nay. Nhà nước giao nhiệm vụ cụ thể cho các chủ thể quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức để bảo vệ rừng bên cạnh đó để bảo đảm thực hiện đúng theo quy định Nhà nước kiểm soát quyền lực bằng hình thức Thanh tra, kiểm tra việc chấp 8
  15. hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng từng địa phương. - Sử dụng pháp luật “là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định các quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện ở hình thức này. Đặc thù của hình thức sử dụng pháp luật thể hiện ở chỗ, các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện hay không thực hiện những việc mà pháp luật cho phép, không ai có thể áp đặt bắt buộc một cá nhân phải sử dụng các quyền của mình”. Áp dụng pháp luật “ là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể”. Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực Nhà nước, bằng hoạt động tương ứng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước ủy quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Áp dụng pháp luật và các trường hợp cần áp dụng pháp luật chủ thể pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật 9
  16. Áp dụng pháp luật cần thiết trong các trường hợp sau: Trong trường hợp cần truy cứu trách nhiệm pháp lý, áp dụng các chế tài pháp luật đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước theo quy định pháp luật. Khi các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể pháp luật không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng việc áp dụng các quy định pháp luật tương ứng. Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên không tự giải quyết được. Trong một số quan hệ pháp luật cần đến sự tham gia của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước để kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật hoặc để xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế. Chẳng hạn, việc kiểm tra của chi cục quản lý thị trường tỉnh đối với các hộ kinh doanh, việc chứng thực di chúc, chứng thực thế chấp, công chứng các loại giấy tờ theo quy định pháp luật v.v... 1.1.2. Các đặc điểm của thực hiện pháp luật bảo vệ rừng Thực hiện pháp luật bảo vệ rừng có các đặc điểm sau: Là hoạt động đưa các quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện trên thực tế, mang tính rộng rãi. Hoạt động thực hiện pháp luật đưa kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành vào cuộc sống, các quy phạm pháp luật sẽ được các chủ thể khác nhau thực hiện một cách hợp pháp trong thực tế và các quy định dạng văn bản được cụ thể hóa bằng hành động thực hiện. Đối tượng điều chỉnh có đủ các thành phần trong xã hội có liên quan 10
  17. đến việc bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam. Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể Hành vi hợp pháp nghĩa là những hành vi mang tính pháp lý phù hợp với các quy định của pháp luật, cũng có thể hiểu là hành vi làm đúng theo những gì mà pháp luật quy định. Một chủ thể thực hiện pháp luật phải bằng hành vi hợp pháp, có thể là hành vi hành động hoặc không hành động nhưng phải làm đúng, làm đủ, không trái với những quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật bảo vệ rừng là cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật. Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 1.2. Vai trò của thực hiện pháp luật bảo vệ rừng ở nước ta hiện nay Vai trò của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật bảo vệ rừng nói riêng cũng có nhiều vai trò đặc biệt quang trọng, cụ thể: Pháp luật bảo vệ rừng có vai trò quan trọng trong quá trình thể chế hóa và bảo vệ quyền làm chủ của giai cấp. Trên cơ sở Hiến pháp quy định quyền làm chủ thuộc về Nhân dân, pháp luật bảo vệ rừng đã cụ thể hóa chính sách bảo vệ và phát triển rừng để Nhân dân hưởng lợi tuyệt đối. Theo Điều 43, Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” trong quá trình tham gia quản lý bảo vệ rừng chủ rừng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được 11
  18. Nhà nước giao, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Nhà nước hỗ trợ tiền, gạo và cho phép tận thu các lâm sản dưới tán rừng như khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ quy định tại Thông tư số: 21/2016/TT – BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện hiện pháp luật bảo vệ rừng 1.3.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trường Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra rất sâu rộng đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế thị trường. Điều này thể hiện sự đa dạng của nền kinh tế, bên cạnh đó không thể thiếu lợi ích to lớn của rừng đem lại như: Gỗ, lâm sản ngoài gỗ (Song, mây, tre, nứa, luồng, giang...), các loại dược liệu từ rừng (Sâm, Tam thất, củ mài, chó đẻ răng cưa, Rái gai...), các loại động vật rừng. Từ những lợi ích và giá trị đó nên việc khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các loại động vật rừng là khó tránh. Hiện nay, các nhà chế biến gỗ, các xưởng đồ mộc, hàng công mỹ nghệ rất được nhiều người chú ý. Sản phẩm đưa vào chế biến có rất nhiều nguồn gốc khác nhau nên việc quản lý và bảo vệ gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó có một số cán bộ, công chức, viên chức tiếp tay, lơ là cho lâm tặc phá rừng (đối tượng phá rừng). 1.3.2. Sự tác động kỹ thuật ngành Bảo vệ thực vật, động vật rừng: Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định. 12
  19. Phòng cháy, chữa cháy trong rừng phòng hộ: Cháy rừng là một thảm họa không những làm mất diện tích rừng mà còn làm suy thoái nguồn tài nguyên, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm mất tính đa dạng sinh học, gây ô nhiễm môi trường, thậm chí còn gây thiệt hại đến tính mạng của con người và tài sản của nhân dân. Các chủ thể quản lý bảo vệ rừng xây dựng kế hoạch cụ thể (phương án) về phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định phòng cháy chữa cháy, bảo đảm các điều kiện khi xảy ra cháy rừng có thể ngăn chặn và khắc phục tình trạng cháy rừng ở mức thấp nhất. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phòng hộ: Sinh vật gây hại cho rừng bao gồm sâu hại là những loài côn trùng gây hại hoặc gây khó chịu cho các hoạt động, ảnh hưởng xấu và thiệt hại đến rừng. Sâu hại cùng với nhện hại, cỏ dại, bệnh hại (nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng), gặm nhấm ... Tạo thành sinh vật gây hại hoặc vật gây hại. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y. Chủ rừng (tổ chức, cá nhân và hộ gia đình) phải thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ các biện pháp phòng trừ. Chủ rừng phải chịu trách nhiệm về việc để lan truyền dịch gây hại rừng nếu không thực hiện các biện pháp về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 và pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y. Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật có trách nhiệm tổ chức dự báo sinh vật gây hại rừng; hướng dẫn, hỗ trợ chủ rừng các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; tổ chức phòng, trừ sinh vật gây hại rừng trong trường hợp sinh vật gây hại rừng có nguy cơ lây lan rộng. Nhà nước khuyến khích áp dụng các biện pháp lâm sinh, sinh học vào việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng. 13
  20. Tiểu kết Chương 1 Trong Chương 1 tác giả vận dụng lý luận trình bày cụ thể các khái niệm, hình thức và đặc điểm, nội dung thực hiện pháp luật bảo vệ rừng. Các yếu tố tác động đến thực hiện hiện pháp luật bảo vệ rừng. Đây là cơ sở để đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng tại huyện Trà Bồng. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2