Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
lượt xem 6
download
Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về cư trú và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ........../.......... ......../....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TUẤN ANH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƢ TRÚ TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ........../.......... ......../....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TUẤN ANH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƢ TRÚ TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số: 8380102 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ ANH THƢ HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Các số liệu nêu trong luận văn này là trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN TUẤN ANH
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp là các cán bộ, chiến sỹ, công an quận Ngô Quyền, các bạn học tại khoa Lớp cao học: LH4B1 - Niên khóa: 2017 -2019 cùng các thầy, cô tại Học viện hành chính Quốc Gia, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ, chiến sỹ, công an quận Ngô Quyền, các bạn học, thầy cô giáo giảng dạy, giúp đỡ cung cấp cho tôi nhiều kiến thức, số liệu để hoàn thiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới cô giáo: Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Thư đã tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện Luận văn này TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN TUẤN ANH
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƢ TRÚ ........................................................................................................... 9 1.1. Cƣ trú và pháp luật về cƣ trú ............................................................. 9 1.1.1. Quan niệm về cư trú ........................................................................ 9 1.1.2. Quan niệm pháp luật về cư trú .................................................... 10 1.2. Thực hiện pháp luật về cƣ trú........................................................... 16 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về cư trú .................. 16 1.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật về cư trú........................................ 17 1.2.3. Nội dung thực hiện pháp luật về cư trú ......................................... 19 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về cƣ trú .............. 25 1.3.1. Yếu tố chính trị.............................................................................. 25 1.3.2. Yếu tố kinh tế ................................................................................ 27 1.3.3. Yếu tố văn hóa .............................................................................. 29 1.3.4. Yếu tố pháp luật ............................................................................ 32 1.3.5. Yếu tố quốc tế ............................................................................... 34 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 35 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƢ TRÚ .... 36 TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ...................... 36 2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật về cƣ trú tại quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng .............................................. 36 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng.......... 36 2.1.2. Tình hình công dân cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng 37
- 2.1.3. Tình hình kinh tế xã hội, TTATXH tại quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng ................................................................................................ 39 2.2. Thực trạng việc thực hiện pháp luật cƣ trú tại quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng ............................................................................... 43 2.2.1. Việc xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng .. 43 2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về cư trú tại địa bàn quận Ngô Quyền – thành phố Hải Phòng: ........................................................................... 46 2.2.3. Công tác đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, kiểm tra lưu trú tại công an quận Ngô Quyền – TP Hải Phòng. ............................................ 51 2.3. Nhận xét, đánh giá ............................................................................. 57 2.3.1. Ưu điểm ......................................................................................... 57 2.3.2. Hạn chế.......................................................................................... 59 2.3.3. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế: ......................................... 68 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 70 Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CƢ TRÚ TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ........................................................................ 72 3.1. Định hƣớng thực hiện pháp luật cƣ trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng ........................................................................................... 72 3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về cƣ trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng ................................................................... 75 3.2.1. Giải pháp trong nội dung thực hiện pháp luật về cư trú ............... 75 3.2.2. Các giải pháp trên từng lĩnh vực cụ thể ........................................ 81 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 88 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 DANH MỤC, TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 92
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 ANTT An ninh trật tự 2 CAND Công an nhân dân 3 CQĐP Chính quyền địa phương 4 CSKV Cánh sát khu vực 5 QLHC Quản lý hành chính 6 TTHC Thủ tục hành chính 7 TTXH Trật tự xã hội 8 UBND Uỷ ban nhân dân 9 TTATXH Trật tự an toàn xã hội
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã viết lên những trang sử vẻ vang với bao chiến công hiển hách chống xâm lược và ách thống trị của ngoại bang. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những mốc son chói lọi nhất, là thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam về khát vọng hòa bình, độc lập, tự do. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, lập nên nhà nước dân chủ nhân dân vào ngày 2/9/1945. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ, vì vậy cho nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh lập ủy ban dự thảo Hiến pháp để trình quốc hội. Bản Hiến pháp năm 1946 ra đời tuân thủ theo nguyên tắc “ đảm bảo các quyền tự do dân chủ”; lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Việt Nam được đảm bảo các quyền tự do, dân chủ được quy định tại Điều 10 : “ Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Xuyên suốt quá trình thay đổi các bản hiến pháp từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 ( Điều 10), Hiến pháp năm 1959 (Điều 28), Hiến pháp năm 1980 (Điều 71), Hiến pháp năm 1992 (Điều 68), Hiến pháp năm 2013 (Điều 23), tự do cư trú luôn là một trong những quyền cơ bản của con người Việt Nam. Không những vậy, trong các nhánh luật như Bộ luật dân sự, Luật cư trú và các văn bản quy phạm pháp luật khác đều quy định rõ quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam. Trước sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhất là yêu cầu hội nhập kinh tế, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật cư trú (Sửa đổi, bổ sung năm 2013) nhằm đáp ứng các đòi hỏi 1
- khách quan, để công dân Việt Nam thực hiện quyền tự do cư trú ở trong nước của mình theo quy định của Hiến pháp 2013 và đáp ứng yêu cầu đăng ký thường trú, tạm trú , lưu trú trong tình hình mới, trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế. Thực hiện pháp luật về cư trú là đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, phục vụ đắc lực cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và phát triển đất nước. Từ khi Luật Cư trú ra đời vào ngày 25/11/2006 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI cho đến khi sửa đổi bổ sung ngày 20/6/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014 cho thấy nhiều quy định của pháp luật về cư trú chưa hợp lý, việc đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật về cư trú chưa đúng với quy định, mang nặng cơ chế “xin- cho”, trình tự thủ tục giải quyết còn rườm rà, phức tạp, chưa thực sự dân chủ, thống nhất dẫn đến tình trạng vận dụng tuỳ tiện, gây khó khăn, phiền hà cho công dân. Ngoài ra, trong thực tế một bộ phận nhân dân chưa thực hiện tốt quy định của pháp luật về đăng ký thường trú, tạm trú, làm cho việc thực hiện pháp luật về cư trú đạt kết quả chưa cao, tạo ra kẽ hở để các phần tử xấu lợi dụng tiến hành hoạt động xâm phạm đến ANCT - TTATXH. Với mục đích xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cư trú phù hợp với chủ trương cải cách hành chính; phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo khuôn khổ pháp lý hữu hiệu để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tạo thuận lợi tối đa cho công dân Việt Nam làm ăn, sinh sống, chống phiền hà, tiêu cực; đồng thời, bảo đảm cho công tác thực hiện pháp luật về cư trú có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Tạo cơ sở để củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ 2
- máy, cán bộ làm công tác đăng ký thường trú, tạm trú, đổi mới phương pháp, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ trong việc thực hiện pháp luật về cư trú đạt được những kết quả nhất định. Nhưng đánh giá một cách tổng quát về việc thực hiện pháp luật cư trú vẫn còn những khó khăn, vướng mắc nguyên nhân đến từ rất nhiều phía: Các quy định pháp luật; Các quy trình thực hiện pháp luật, cán bộ làm công tác thực hiện pháp luật; sự hiểu biết của người dân đối với pháp luật về cư trú và ý thức chấp hành pháp luật.[29] Đối với thành phố Hải Phòng nói chung và quận Ngô Quyền nói riêng đã được Chính phủ quan tâm xây dựng tuyến đường mới kết nối hai trung tâm chính trị Quận Ngô Quyền – Quận Hải An; Kết nối trung tâm hành chính thành phố với sân bay Cát Bi, đó là đường Lê Hồng Phong ( Ngã năm – sân bay Cát Bi ). Đường Lê Hồng Phong được khởi công năm 1997 có chiều dài 5,2 km và 6 làn đường xe chạy, trong quá trình xây dựng con đường trên; Quận Ngô Quyền đã phải di dời; đền bù nhà, đất cho khoảng hơn 2.300 hộ dân thuộc các phường Gia Viên, Lạc Viên, Đông Khê, Đằng Giang. Năm 2004, con đường Lê Hồng Phong đã được thông tuyến khánh thành nhưng những hệ lụy liên quan đến việc thực hiện pháp luật về cư trú vẫn còn phải giải quyết sau nhiều năm. Vì vậy đề tài “Thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng”đã được học viên lựa chọn cho luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn Vấn đề đăng ký cư trú và thực hiện pháp luật về cư trú gần đây đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học, giảng viên các học viện, trường đại học cũng như đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về cư trú. Có thể nêu một số công trình như sau: 3
- Giáo trình: “Luật Cư trú và công tác đăng ký, quản lý nhà nước về cư trú”, Học viện Cảnh sát nhân dân, 2008 [25]. Đây là tài liệu chính thống được sử dụng trong công tác nghiên cứu, giảng dạy tại Học viện Cảnh sát nhân dân. Tài liệu gồm 03 chương: chương 1, những vấn đề cơ bản về Luật Cư trú; chương 2, Công tác đăng ký, quản lý nhà nước về cư trú; chương 3, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Tại chương 2, Giáo trình đã cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản có tính chất tác nghiệp cho sinh viên chuyên ngành quản lý hành chính về trật tự xã hội trong thực hiện quản lý nhà nước về cư trú. Sách tham khảo: “Quy trình công tác của Cảnh sát khu vực”, PGS, TS Trần Hải Âu, Ths Cù Ngọc Trang, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2014[39].Trong chương 4, nhóm tác giả đã chỉ dẫn một số nhóm quy trình đăng ký, quản lý nhà nước về cư trú cụ thể như: quy trình rà soát, lập danh sách nhân, hộ khẩu; quy trình nắm tình hình về nhân, hộ khẩu, quy trình hướng dẫn bản khai nhân khẩu; quy trình công tác phân loại nhân khẩu; quy trình công tác kiểm tra hộ khẩu định kỳ; quy trình kiểm tra tạm trú, tạm vắng; quy trình giải quyết đăng ký tạm trú; quy trình tiếp nhận tạm vắng; quy trình quản lý học sinh, sinh viên tạm trú trong địa bàn; quy trình xác lập và quản lý các loại trong hộ,... Sách tham khảo: “Cẩm nang công tác đăng ký, quản lý nhà nước về cư trú”, TS Vũ Xuân Trường, Cù Ngọc Trang, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2008 [42] .Cuốn sách giải quyết các nội dung cơ bản của Luật Cư trú và các văn bản pháp luật có liên quan; hệ thống các văn bản của Nhà nước và ngành Công an điều chỉnh hoạt động đăng ký quản lý cư trú. Cuốn sách trang bị các kiến thức về công tác đăng ký, quản lý nhà nước về cư trú, cung cấp thông tin phục vụ các ngành, các cấp trên lĩnh vực quản lý nhà nước, cho mọi công dân trong xã hội để thực hiện quyền tự do cư trú của mình. Đồng thời, còn là tài 4
- liệu tham khảo có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy trong các trường Công an nhân dân về vấn đề đăng ký, quản lý nhà nước về cư trú. Sách tham khảo: “Luật cư trú, hỏi đáp về luật cư trú dành cho cán bộ quản lý hành chính”, TS. Đinh Thế Cát, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2017 [18]. Là cuốn sách có hàm lượng thông tin phong phú, đa dạng. Trên cơ sở những câu hỏi, tình huống được khái quát từ cả góc độ lý luận và thực tiễn công tác đăng ký và quản lý cư trú đối với công dân, kết hợp và vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức với kinh nghiệm lâu năm của các giảng viên chuyên ngành Cảnh sát quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội của Học viện Cảnh sát nhân dân, tác giả đã khái quát Luật cư trú và các văn bản liên quan, đặc biệt là những văn bản mới nhất của Luật cư trú. những câu hỏi lý thuyết, tình huống thực tiễn được rút ra từ quá trình giảng dạy, và thâm nhập thực tế. Cuốn sách đã giải quyết những vấn đề phức tạp như xác định về chổ ở hợp pháp để đăng ký cư trú, đăng ký cư trú cho một số đối tượng đặc biệt như chức sắc tôn giáo, các hộ mặt nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, quản lý đối tượng tạm trú, tạm vắng ... Cuốn sách đã vận dụng lý luận để giải quyết những tình huống phức tạp phát sinh trong thực tiễn công tác quản lý cư trú. Là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu và áp dụng vào thực tế. Sách tham khảo: “Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật cư trú được sửa đổi, bổ sung năm 2013” tập thể tác giả do Thiếu tướng GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh chủ biên nhà xuất bản Giao thông vận tải năm 2014 [38]. Các cuốn sách trên gồm 02 phần, phần 1 tác giả đã giới thiệu nội dung cơ bản của Luật cư trú, các Nghị định, Thông tư liên quan đến cư trú và những vấn đề lưu ý khi áp dụng. Phần 2 là toàn văn Luật cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cuốn sách là tài liệu tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nâng cao trình độ pháp luật về quản lý cư trú cho cán bộ, chiến sỷ công an để thực hiện tốt quyền tự do cư trú của công dân và hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cư trú. 5
- Đề tài khoa học cấp Bộ „„Các giải pháp tăng cường công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu và xây dựng Luật Cư trú”, Lê Thành, 2004 [22]. Đề tài đã tập trung phân tích, làm rõ những vấn đề cơ bản về cư trú và quản lý nhà nước về cư trú. Qua đó, tập trung vào các quyền cư trú của công dân, quản lý nhà nước, tăng cường quản lý nhà nước về cư trú; các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cư trú của công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Về thực trạng cư trú, tác giả đã đánh giá khái quát đặc điểm dân số và cư trú của một số vùng, miền trong toàn quốc; tình hình biến động của các dạng nhân khẩu ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của tác giả nhằm đưa ra giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về cư trú nói trên. Các đề tài khoa học trên đã nêu được một số vấn đề cơ bản của quản lý nhà nước về cư trú. Nhưng hiện nay chưa có riêng một đề tài nào liên quan đến công tác thực hiện pháp luật về cư trú, tại một địa bàn cụ thể là Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Các đề tài khoa học trên sẽ là nền tảng quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về cư trú và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về cư trú thông qua khái niệm, phân tích đặc điểm, vai trò cũng như các yếu tố bảo đảmthực hiện pháp luật về cư trú. - Khảo sát, đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về cư trú của quận Ngô Quyền; tìm ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân. 6
- - Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về cư trú và thực trạng công tác thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung:Các hoạt động liên quan đến thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. - Phạm vi không gian: Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. - Phạm vi thời gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền từ năm 2013 (năm ban hành Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung) cho đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Để đạt được những mục tiêu phương hướng đã đề ra, trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; kết hợp với nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp pháp luật của Nhà nước, nguyên tắc, điều lệnh CSKV của ngành Công an trong công tác thực hiện pháp luật về cư trú [2]. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng các phương pháp: phân tích - tổng hợp, đối chiếu so sánh, thống kê, chứng minh biện luận, hệ thống. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận nhà nước: Trong công tác đảm bảo ANTT – TTATXH, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo phục vụ học tập, 7
- nghiên cứu. Những kết luận khoa học trong luận văn và các nội dung giải pháp được đề xuất góp phần rất lớn cho việc nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về cư trú góp phần giữ vững ANTT và TTATXH trên địa bàn quận Ngô Quyền nói riêng và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói chung. Đề tài nghiên cứu được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu học tập cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương Chương 1: Những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về cư trú. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. Chương 3: Định hướng và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật cư trú tại quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. 8
- Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƢ TRÚ 1.1. Cƣ trú và pháp luật về cƣ trú 1.1.1. Quan niệm về cư trú Đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú có vai trò quan trọng đối với quản lý xã hội của nhà nước. Đối với hoạt động quản lý xã hội của đất nước, công tác đăng ký cư trú là nhằm xác định việc cư trú và những thông tin cơ bản nhất về nhân thân của công dân để phục vụ, thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, đồng thời phục vụ cho công tác giữ gìn an ninh, trật tự, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Quản lý xã hội thực chất là quản lý con người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Con người luôn luôn là chủ thể của mọi hoạt động xã hội và là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, vì vậy đăng ký, quản lý cư trú được hình thành, phát triển rất lâu và nó diễn ra hầu như ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Từ đó cho thấy đăng ký quản lý cư trú là một tất yếu khách quan vì trong xã hội có giai cấp, phải có quản lý xã hội, đồng thời nó đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội phải quản lý con người, mà trước hết là qua hoạt động cư trú. Vì thế có thể khẳng định: Trên thế giới vấn đề đăng ký quản lý cư trú của con người đã có từ rất lâu, do bản chất của từng nhà nước khác nhau mà mục đích, hình thức, biện pháp đăng ký quản lý cư trú khác nhau. Luật cư trú ở Việt Nam năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013 đã làm rõ các khái niệm về cư trú, đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. “Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc phường, xã, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú” (Điều 1) “Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và 9
- được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ” (Điều 18) “Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ”. Đăng ký thường trú, tạm trú là quá trình cơ quan Công an dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước để tiến hành đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Phục vụ cho công tác quản lý xã hội của nhà nước; công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các phạm pháp về an ninh, trật tự. Đăng ký thường trú là việc đăng ký ghi nhận vào sổ hộ khẩu và áp dụng các biện pháp để quản lý đối với những người thường xuyên cư trú trên một địa bàn nhất định theo đơn vị hành chính. Đăng ký tạm trú là quản lý những người thường trú ở một nơi nhưng do nhiều lý do khác nhau họ đến ở lại một địa phương khác trong thời gian nhất định. Tóm lại, có thể hiểu: Cư trú là việc công dân sinh sống thường xuyên tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn hoặc huyện đảo nơi chưa tổ chức đơn vị hành chính cấp xã được nhà nước quản lý thông qua hình thức đăng ký thường trú hoặc tạm trú.[37] 1.1.2. Quan niệm pháp luật về cư trú Ở Việt Nam: Thời kỳ cổ và trung đại, theo sách sử để lại thì các quy định về quản lý con người đã xuất hiện trước công nguyên đến thế kỷ thứ 7. Hình thức quản lý đơn giản, theo trình độ phát triển, trong giai đoạn cổ đại và Nhà nước phong kiến vấn đề quản lý cư trú của con người nhằm mục đích áp đặt sự thống trị giai cấp của nhà nước đó. 10
- Thời kỳ thống trị của thực dân Pháp (từ năm 1858 - 1945): Thực dân Pháp thực hiện các hình thức quản lý chặt chẽ, tỷ mỷ ở thành phố, thị xã. Quản lý từng người, từng gia đình, có sổ theo dõi quản lý, đối với những người từ 15 tuổi trở lên đều có danh chỉ bản. Mục đích: nộp tô, thuế, bắt lính, bắt phu… phục vụ cho hoạt động cai trị, bóc lột và khai thác thuộc địa. Thời kỳ đấu tranh chống Đế quốc Mỹ: Ở miền Nam, dưới chế độ Mỹ, Ngụy chính sách quản lý cư trú chặt chẽ và có hệ thống, bao gồm vùng nội thành và vùng giáp ranh với vùng tự do. Thể hiện các quy định về lập hồ sơ, sổ sách từng người, từng gia đình, có dán ảnh được bảo quản và khai thác một cách quy mô và hệ thống. Mục đích: Phục vụ bắt lính, quản dân, thực hiện các chính sách chống cộng; Ở miền Bắc, sau hòa bình lập lại (1954) Nhà nước nghiên cứu, tổ chức chỉ đạo đăng ký quản lý cư trú nhằm tăng cường quản lý xã hội, củng cố chính quyền cách mạng (năm 1955 công tác đăng ký hộ khẩu được tiến hành một số nơi như: Thành phố Nam Định, thị xã Bắc Ninh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Đông, năm 1956 mở rộng công tác này đến Hải Phòng, Đồng Hới, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Việt Trì, năm 1959 cơ bản hoàn thành trên phạm vi toàn miền Bắc). Các quy định cụ thể về quản lý hộ khẩu trong giai đoạn này: Năm 1954 Ủy ban hành chính từng tỉnh, thành phố công bố quy định tạm thời trên địa phương mình; năm 1957 Bản điều lệ tạm thời về đăng ký hộ khẩu được điều chỉnh, bổ sung; năm 1965 Hội đồng Chính phủ chính thức ban hành Bản điều lệ đăng ký hộ khẩu bằng Nghị định 104/CP ngày 27/6/1964 và thực hiện thống nhất trên toàn miền Bắc; Năm 1968 đáp ứng yêu cầu chống cuộc chiến tranh phá hoại của địch, chống hoạt động tình báo, xâm nhập, hoạt động gián điệp… lấy số liệu dân số chuẩn bị bầu cử toàn quốc, nên yêu cầu kết hợp quản lý dân số, quản lý cư trú với quản lý đi lại. Vì thế, ngày 29/02/1968 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 32/CP thống nhất công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu với thống kê dân số và 11
- công tác hộ tịch. (Kết hợp hộ tịch Nghị Định 04/CP (Bộ nội vụ) và hộ khẩu Nghị Định 104/CP (Bộ công an) = Nghị Định 32/CP). Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Chính phủ ban hành Quyết định 54/CP ngày 17/8/1976 điều chỉnh công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu trên phạm vi toàn miền Nam. Quyết Định 167/CP ngày 18/9/1976 hướng dẫn, bổ sung và chỉ đạo công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu phù hợp với tình hình miền Nam. Sau nhiều năm thực hiện các quy định về đăng ký hộ khẩu xuất hiện nhiều vấn đề mới, nhất là cần phân tách công tác hộ tịch và hộ khẩu vì về bản chất là 2 mặt công tác khác nhau và do 2 cơ quan Nhà nước khác nhau tiến hành. Vì thế, ngày 07/01/1988 Chính phủ ban hành Nghị định 04/CP ban hành Điều lệ đăng ký, quản lý hộ khẩu. Trong đó ngoài đăng ký, quản lý Bộ Công an thực hiện khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn… Bộ Tư pháp thực hiện các cải chính về họ tên, ngày tháng năm sinh…(theo Nghị định 219/HĐBT ngày 20-11-1987); năm 1997, qua 10 năm thực hiện Nghị Định 04/CP ngày 07/01/1988 đã bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng được tình hình trong xu thế đổi mới, nhất là quản lý tình hình di dân tự do và yêu cầu dịch chuyển lao động trong nền kinh tế thị trường … vì thế đòi hỏi phải có một quy định mới phù hợp. Ngày 10/5/1997 Chính phủ ban hành Nghị định 51/CP quy định đăng ký, quản lý hộ khẩu thay thế các quy định trước đây và được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Sau hơn 7 năm thực hiện một số nội dung của Nghị định 51/CP không đáp ứng được yêu cầu, chủ yếu là các quy định về nhà ở hợp pháp; quy định điều kiện đăng ký hộ khẩu vào thành phố, thị xã. Do đó, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 108/2005/NĐ-CP ngày 19/8/2005. Để công dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, ngày 29/11/2006 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật cư trú, đây là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất quy định về quyền tự do cư trú của công dân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 12
- trình tự, thủ tục đăng ký thường trú hoặc tạm trú, quyền, trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú. Quá trình thực hiện Luật cư trú năm 2006 còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần phải sửa đổi để đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Ngày 20/6/2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú. Chính phủ ban hành Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú. Như vậy quản lý cư trú thông qua đăng ký hộ khẩu được xác định là một nội dung cơ bản của công tác quản lý hành chính về an ninh, trật tự. Thực chất là quá trình đăng ký, quản lý hoạt động cư trú của con người, có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu. Điều 1 Nghị định 51/CP Ngày 10/5/1997 của Chính phủ xác định rõ: “ Đăng ký, quản lý hộ khẩu là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân, tăng cường quản lý xã hội, giữ vững An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) phụ trách việc đăng ký, quản lý hộ khẩu ”. Theo quy định của Luật cư trú hiện hành thì cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú.(Điều 1); Nơi cư trú của công dân là chổ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú. Chổ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chổ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật (Điều 12).[31] Ở nước ta, tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và đến nay, quyền này vẫn tiếp tục được khẳng định tại Hiến pháp năm 2013, trong Bộ Luật dân sự, Luật cư trú và các luật khác có liên quan. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 189 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 115 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 70 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 78 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 82 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 91 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 119 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 116 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 79 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 60 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 73 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 46 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 67 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 53 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 49 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 90 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn