Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 8
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TẤN KHAN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TẤN KHAN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH VĂN THỚI TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, phòng ban của Học viện, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học tại Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng quý Thầy, Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian qua, làm cơ sở cho tôi thực hiện luận văn này. Với tình cảm trân trọng nhất, Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Huỳnh Văn Thới, ngƣời Thầy đã tận tình chỉ dạy, hƣớng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Công an thành phố Hồ Chí Minh đã tận giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin, số liệu trong suốt quá trình nghiên cứu, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tuy đã có nhiều cố gắng nhƣng do khả năng nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Với tinh thần cầu thị rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý Thầy, Cô cùng quý độc giả quan tâm đến luận văn để tôi có thể nhận thức sâu sắc hơn và hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Huỳnh Văn Thới. Các số liệu trong luận văn đƣợc thu thập, xử lý trình bày khách quan, trung thực. Các tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trung thực, rõ ràng. Tác giả Luận văn
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANTT: An ninh trật tự BCA: Bộ Công an C06: Cục cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội CAND: Công an nhân dân CATP: Công an thành phố CBCS: Cán bộ chiến sỹ CCHT: Công cụ hỗ trợ CSCĐ: Cảnh sát Cơ Động KH: Kế hoạch PC06: Phòng cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội QLHC: Quản lý hành chính QLNN: Quản lý Nhà nƣớc TBTC: Trang bị trang cấp TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TTXH: Trật tự xã hội UBND: Ủy ban nhân dân VK: Vũ Khí VLN: Vật liệu nổ VPHC: Vi phạm hành chính XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH ............................................. 10 1.1. Những vấn đề chung của thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ............................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 10 1.1.2. Nguyên tắc thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ............................................................................................ 14 1.1.3. Vai trò thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ .................................................................................................. 18 1.2. Nội dung thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ................................................. 21 1.2.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ................................................ 21 1.2.2. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ .......................................................... 23 1.2.3. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ .................................................................................................................... 26 1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ............................................................................... 29 1.3.1. Yếu tố khách quan ............................................................................. 29
- 1.3.2. Yếu tố chủ quan ................................................................................. 31 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 34 CHƢƠNG 2. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ CUẢ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....... 35 2.1. Tình hình thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của ủy ban nhân dân TP.HCM ................................................ 35 2.1.1. Về tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ .......................................................... 35 2.1.2. Về tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ........................................................................ 39 2.1.3. Về xây dựng, tổ chức bộ máy, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ....................... 51 2.1.4. Về thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ .................................................................................................................... 53 2.2. Đánh giá chung ........................................................................................ 56 2.2.1. Kết quả đạt được ............................................................................... 56 2.2.2. Những hạn chế, thiếu sót................................................................... 59 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 63 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỔ TRỢ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................................................... 64 3.1. Phƣơng hƣớng .......................................................................................... 64 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của ủy ban nhân dân TP.HCM ...................... 67 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật .......................................................... 67
- 3.2.2. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ........................... 70 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức, đội ngũ trực tiếp quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ .................................................................................... 75 3.2.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra .......................................... 81 3.3. Kiến nghị, đề xuất .................................................................................... 86 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 88 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 91
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc xác định là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thƣơng mại, dịch vụ của cả nƣớc và trong khu vực. Trong những năm qua, Thành phố đã phát triển nhanh về mọi mặt. Theo đó, là sự gia tăng dân số cơ học, hình thành nhiều loại hình kinh tế đa dạng, sự hòa nhập với quốc tế, nảy sinh nhiều thuận lợi và khó khăn của chính nền kinh tế thị trƣờng … Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp. Thời gian qua, tình hình tội phạm mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có chiều hƣớng gia tăng và diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm sử dụng vũ khí quân dụng, mìn tự tạo để cƣớp, giết, khủng bố cá nhân và chống ngƣời thi hành công vụ. Đã hình thành nhiều băng nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” thƣờng sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để giải quyết mâu thuẫn, trả thù, tranh giành địa bàn, xiết nợ, đòi nợ thuê. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tình hình vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn diễn biến phức tạp. Trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, đƣa kinh tế tăng trƣởng khá cao, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, chính trị xã hội ổn định, an ninh trật tự đƣợc giữ vững, thế trận an ninh quốc phòng đƣợc cũng cố vững chắc. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó, hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội nói chung và tình hình đối tƣợng sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trong đó có cả những vũ khí, công cụ hỗ trợ đƣợc trang cấp cho lực lƣợng thực thi công vụ gây án diễn biến phức tạp, nổi cộm là tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử 1
- dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để trả thù cá nhân, cƣớp tài sản, tranh giành địa bàn hoạt động của các băng, ổ, nhóm tội phạm. Thực tế trên có nguyên nhân từ công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của chính quyền các cấp, gây ảnh hƣởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ thực tế trên, nên tác giả chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn Trong những năm gần đây, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, bài viết chuyên đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn nhƣ: Quản lý nhà nước về trang bị và trang cấp đối với lực lượng Công an nhân dân góp phần bảo đảm an ninh trật tự: Luận án Tiến sỹ luật học của Vũ Hải Yến – bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2018. Công trình này đã làm rõ nhận thức lý luận trong QLNN về TBTC đối với lực lƣợng CAND nói chung, ở lĩnh vực trang phục CAND, vũ khí, CCHT nói riêng; Khảo sát, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện tình hình có liên quan và thực trạng hoạt động QLNN về TBTC đối với lực lƣợng CAND, cụ thể ở lĩnh vực trang phục CAND, vũ khí, CCHT. Qua đó, chỉ ra những ƣu điểm đã đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để có phƣơng hƣớng khắc phục. Ngoài ra, tác giả còn phân tích, đƣa ra một số dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động QLNN về TBTC đối với lực lƣợng CAND làm cơ sở cho việc đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về TBTC đối với lực lƣợng CAND trong thời gian tới. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính thời sự, nhất là hiện nay Đảng và Nhà nƣớc ta đang có chủ trƣơng xây dựng lực lƣợng CAND 2
- chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, ƣu tiên cho lực lƣợng chiến đấu và cơ sở. Nghiên cứu công tác QLNN về TBTC nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về an ninh, trật tự trong tình hình mới Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với vật liệu nổ công nghiệp của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Luận án tiến sỹ luật học của Đặng Tuấn Anh - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2018. Công trình này đã hệ thống hóa các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài và trong nƣớc có liên quan đến đề tài luận án để xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Luận án phân tích, đánh giá đƣợc tình hình, đặc điểm có liên quan đến quản lý nhà nƣớc về phòng cháy và chữa cháy đối với vật liệu nổ công nghiệp. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về phòng cháy và chữa cháy đối với vật liệu nổ công nghiệp của lực lƣợng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, đồng thời luận án đƣa ra những nhận xét, đánh giá về kết quả đã đạt đƣợc, những hạn chế, thiếu sót và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót, từ đó xây dựng những giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về phòng cháy và chữa cháy đối với vật liệu nổ công nghiệp của lực lƣợng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. oạt động ử phạt vi phạm hành chính trong l nh vực trật tự, an toàn hội của lực lượng Cảnh sát nhân dân: Luận án tiến sỹ luật học của Trần Thế Hùng - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2018. Luận án đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân; chỉ ra nội dung, yêu cầu, hình thức, biện pháp tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân; quan hệ phối hợp trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân; đánh giá, nhận xét về thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong 3
- lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2018; kh ng định những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của thực trạng này, đây là những căn cứ thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân trong thời gian tới oạt động ử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự hội: Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Duy Hiệu - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2018. Luận án đã hệ thống và phân tích làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về hoạt động xử phạt vi phạm hành chính của lực lƣợng Cảnh sát QLHC về TTXH; Khảo sát và đƣa ra các kết luận khoa học về thực trạng tình hình đặc điểm vi phạm hành chính và kết quả các biện pháp đã tiến hành của lực lƣợng Cảnh sát QLHC về TTXH trong xử phạt VPHC. Tác giả đã chỉ rõ những ƣu điểm cũng nhƣ tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động xử phạt VPHC của lực lƣợng Cảnh sát QLHC về TTXH. Phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự hội: Luận án tiến sỹ luật học của Đinh Mạnh Toàn - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2018. Luận án góp phần hoàn thiện, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm của lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Đã xây dựng, bổ sung khái niệm, đặc điểm, cơ sở pháp lý, nội dung, biện pháp và quan hệ phối hợp trong phòng ngừa tội phạm của lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Luận án đã đánh giá thực trạng phòng ngừa tội phạm của lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Đánh giá kết quả đạt đƣợc; hạn chế, thiếu sót và tìm ra những nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót trong phòng ngừa tội phạm của lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Tác giả đƣa ra các dự báo 4
- khoa học về các yếu tố tác động đến phòng ngừa tội phạm của lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong thời gian tới, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khoa học, thiết thực, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. oạt động của lực lượng Cảnh sát khu vực trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố à Nội: Luận án tiến sỹ luật học của Dƣơng Văn Hiếu - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2017. Trong công trình này, tác giả đã tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về an ninh, trật tự theo chức năng của lực lƣợng Cảnh sát khu vực. Luận án đã tìm hiểu một số tác phẩm của các tác giả trên thế giới và Việt Nam có nội dung liên quan đến nội dung của luận án. Phân tích rõ nét về tình hình đặc điểm có liên quan, tình hình an ninh, trật tự; thực trạng dân cƣ và cƣ trú; tình hình tổ chức, biên chế của Cảnh sát khu vực trên địa bàn Hà Nội từ năm 2007 đến cuối tháng 6/2016, tình hình công tác quản lý nhà nƣớc về an ninh, trật tự. Đã khái quát những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Dự báo các vấn đề có liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về an ninh, trật tự theo chức năng của lực lƣợng Cảnh sát khu vực trên địa bàn Hà Nội. Luận án đã đƣa ra những giải pháp, kiến nghị thích hợp nhằm phục vụ hiệu quả hơn trong nâng cao chất lƣợng công tác quản lý nhà nƣớc về an ninh, trật tự theo chức năng của lực lƣợng Cảnh sát khu vực trong thời gian tới. Sử dụng biện pháp vũ trang trong phòng ngừa tội phạm của lực lƣợng Cảnh sát cơ động. Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Thành Lâm - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2016. Lần đầu tiên luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống về sử dụng biện pháp vũ trang trong phòng ngừa tội phạm theo chức năng của lực lƣợng Cảnh sát cơ động; Trên cơ sở phân tích 5
- làm rõ tình hình đặc điểm của các loại tội phạm xâm phạm ANQG và TTATXH có liên quan đến việc sử dụng biện pháp vũ trang trong phòng ngừa tội phạm theo chức năng của lực lƣợng CSCĐ, tác giả đƣa ra dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng biện pháp vũ trang trong phòng ngừa tội phạm của lực lƣợng CSCĐ trong thời gian tới; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng biện pháp vũ trang trong phòng ngừa tội phạm theo chức năng của lực lƣợng CSCĐ. oạt động của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự hội trong phòng ngừa tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vật liệu nổ: Luận án tiến sỹ luật học của Hoàng Lê Nam - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2015. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tƣơng đối toàn diện về hoạt động của lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phòng ngừa tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vật liệu nổ. Luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hoạt động của lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phòng ngừa tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vật liệu nổ; Phân tích, làm rõ đặc điểm tội phạm học tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vật liệu nổ và thực trạng hoạt động của lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phòng ngừa loại tội phạm này; tổng hợp rút ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó. Luận án đã dự báo tình hình có liên quan và đƣa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lƣợng lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phòng ngừa tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua 6
- bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vật liệu nổ trong thời gian tới. Ngoài ra, còn có một số bài viết có liên quan đến đề tài đƣợc đăng trên các báo, tạp chí của lực lƣợng Công an nhân dân và trong kỷ yếu một số cuộc hội thảo, hội nghị cấp Bộ. + Hội nghị triển khai pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phát động cao điểm thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do Bộ Công An tổ chức. + Báo cáo sơ kết 01 năm triển khai thi hành Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/06/2017 của Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành của Công an thành phố. Tuy nhiên, các công trình đã công bố nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, chƣa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu việc thực hiện pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, đề tài này không trùng lặp với các công trình khoa học đã đƣợc công bố từ trƣớc đến nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Việc thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất một số giải pháp thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý thực hiện pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện. 7
- - Đề xuất một số giải pháp về bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Phƣơng Pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nƣớc; qui định của Bộ Công an về công tác điều tra, công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân trong đấu tranh, phòng chống tội phạm và lý luận chung về tội phạm học và điều tra tội phạm. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: + Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp luật và các đề tài có liên quan đến công tác điều tra cơ bản. Nghiên cứu các báo cáo, các tổng kết, tài liệu tập huấn … về công tác điều tra cơ bản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. + Phƣơng pháp thống kê: Thu thập, hệ thống, phân tích, đánh giá tổng hợp số liệu, tình hình về công tác an ninh trật tự nói chung và công tác điều tra cơ bản nói riêng của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có hoạt động của lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. + Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua các tài liệu, khảo sát hoạt động thực tiễn trong điều tra cơ bản phục vụ công tác phòng ngừa, đấu 8
- tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó rút ra các vấn đề về thực trạng, để làm cơ sở dự báo tình hình và đề ra các giải pháp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ý nghĩa thực tiễn: Qua đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên, giảng viên ngành luật và quản lý nhà nƣớc. Giải pháp đề xuất trong luận văn có thể áp dụng ngay bởi các chủ thể quản lý nhà nƣớc ở lĩnh vực này. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 9
- CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1. Những vấn đề chung của thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Theo Điều 3 Luật số 14/2017/QH14 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định: 1. Vũ khí là thiết bị, phƣơng tiện hoặc tổ hợp những phƣơng tiện đƣợc chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thƣơng, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con ngƣời, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tƣơng tự [29]. 2. Vũ khí quân dụng là vũ khí đƣợc chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, đƣợc trang bị cho lực lƣợng vũ trang nhân dân và các lực lƣợng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm: a) Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trƣờng, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu; b) Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân; c) Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa; d) Bom, mìn, lựu đạn, ngƣ lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này [29]. 10
- 3. Súng săn là súng đƣợc chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, đƣợc sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này [29]. 4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và đƣợc chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thƣơng, lƣỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu [29]. 5. Vũ khí thể thao là vũ khí đƣợc chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, đƣợc sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm: a) Súng trƣờng hơi, súng trƣờng bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này; b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao [29]. 6. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí đƣợc chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thƣơng, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con ngƣời, phá hủy kết cấu vật chất tƣơng tự nhƣ vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao. Vật liệu nổ là sản phẩm dƣới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm: Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất đƣợc sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dƣới tác động của xung kích thích; Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ. 11
- Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự. Tiền chất thuốc nổ là hóa chất nguy hiểm, trực tiếp dùng để sản xuất thuốc nổ. Công cụ hỗ trợ là phƣơng tiện, động vật nghiệp vụ đƣợc sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ ngƣời thi hành công vụ, ngƣời thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm: a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trƣờng, laze, lƣới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này; b) Phƣơng tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh; đ) Động vật nghiệp vụ là động vật đƣợc huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tƣơng tự là phƣơng tiện đƣợc chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tƣơng tự nhƣ công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này [29]. Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nƣớc ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 267 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 109 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 80 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 82 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 105 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 70 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 56 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 42 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 50 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 55 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn