intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

59
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế định này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Thị Lan BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Thị Lan BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC MINH Hà Nội, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ Nguyễn Thị Lan
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................. Error! Bookmark not defined. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ.........................................................................................6 1.1. Khái quát chung về bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự ........................ 6 1.2. Khái quát lý luận về pháp luật bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự Error! Bookmar Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH……………………………………………………………….......22 2.1. Thực trạng pháp luật về bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sựError! Bookmark not 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự ở Thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................ 36 Chương 3: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢTHỰC HIỆN PHÁP LUẬT BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ……………………..………51 3.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự. .................................................................... 51 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự………………………………………………………………………………...54 3.3. Giải pháp thực hiện pháp luật bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự ....... 57 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THADS : Thi hành án dân sự BLDS : Bộ luật dân sự CHV : Chấp hành viên TA : Tòa án VKS : Viện kiểm sát THA : Thi hành án
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả thi hành án dân sự từ năm 2015 đến năm 2019...........................................................................................................................44 Bảng 2.2. Kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án từ năm 2015 đến 2019...............46
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bán đấu giá tài sản là một trong những hình thức mua bán tài sản phổ biến trong nền kinh tế thị trường và là một trong những hình thức bán tài sản công khai, minh bạch, hiệu quả và rất thông dụng ở các nước phát triển. Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự là một hình thức xử lý tài sản sau khi đã bị cưỡng chế kê biên để đảmbảo thi hành án. Mục đích đặt ra khi cơ quan thi hành án thực hiện biện pháp cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo hiệu lực thực thi của bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế, khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án. Bên cạnh đó, bán đấu giá tài sản nhằm bảo đảm việc bán tài sản của người phải thi hành án được công khai, minh bạch. Thông qua biện pháp bán đấu giá tài sản phải thi hành án thì quyền lợi của chính đáng người phải thi hành án, người đươc thi hành án cũng được đảm bảo, nhất là người có tài sản nhằm thu được số tiền lớn nhất từ tài sản được bán đấu giá. Ở Việt Nam, trước đây việc đấu giá tài sản thường rất ít được sử dụng và mục đích chủ yếu là bán đấu giá các loại tài sản để thu hồi tiền cho nhà nước. Ở Việt Nam, bán đấu giá tài sản lần đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 28/8/1989; sau đóđược quy định bởi Nghị định số 86/1996/NĐ-CP ngày 19/12/1996 về việc ban hành quy chế bán đấu giá tài sản, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); Luật Đấu giá tài sản năm 2016 và Nghị định 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 của Chính phủ. Việc hoàn thiện pháp luật về đấu giá tài sản đã tạo cơ sở cho hoạt động bán đấu giá tài sản ngày càng đi vào nề nếp, chuyên nghiệp hơn và giảm thiểu tiêu cực phát sinh, nhất là đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự. Sau nhiều năm triển khai và thực hiện Luật đấu giá tài sản thì hoạt động bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, nhìn chung đã đạt được những mục đích đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt được trong thời gian qua, hoạt động bán đấu 1
  8. giá tài sản trong thi hành án dân sự vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Chất lượng nhiều phiên đấu giá nhìn chung còn chưa có hiệu quả; còn tồn tại tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông đồng, dìm giá, cản trở việc mua hồ sơ đấu giá, không thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản; chưa có tiêu chí để lựa chọn tổ chức bán đấu giá, cơ chế kiểm soát việc bán đấu giá; còn nhiều vụ việc đã kê biên, định giá lại và đấu giá nhiều lần nhưng không bán được tài sản mặc dù giá trị của nó lớn hơn nhiều so với giá khởi điểm. Có nhiều trường hợp tài sản đã bán đấu giá thành, người mua trúng đấu giá đã nộp đủ tiền nhưng chưa bàn giao được tài sản cho người mua trúng đấu giá hoặc việc bàn giao tài sản bị kéo dài nên đã gây bức xúc trong dư luận xã hội, quyền lợi của các bên trong quan hệ bán đấu giá tài sản thi hành án chưa được đảm bảo dẫn đến việc uy tín của các tổ chức đấu giá tài sản ít nhiều cũng bị ảnh hưởng theo ….Từ đó dẫn đến tình trạng khách hàng có tâm lý ngại mua tài sản bán đấu giá trong thi hành án dân sự. Một trong những nguyên nhân của hạn chế đó là do hành lang pháp lý cho hoạt động này vẫn chưa thực sự hoàn thiện, còn bộc lộ nhiều điểm bất cập như một số quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá còn thiếu cụ thể, không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, chế tài đối với đội ngũ đấu giá viên vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp còn chưa hợp lý; quy định về bán đấu giá tài sản chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa hoạt động bán đấu giá với các hoạt động thi hành án khác dẫn tới tình trạng các tổ chức bán đấu giá tài sản can thiệp sâu vào hoạt động thi hành án dân sự , thao túng, vi phạm pháp luật trong hoạt động bán đấu giá tài sản để thi hành án; một số tổ chức bán đấu giá hoạt động không chuyên nghiệp... v.v Từ thực trạng và nguyên nhân nêu trên đòi hỏi phải có những phương hướng, giải pháp để khắc phục hạn chế của pháp luậtvà nâng cao hiệu quả đấu giá tài sản để thi hành án dân sự. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các vấn đề về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự là rất cần thiết. Từ yêu cầu đó, học viên đã chọn “Bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự theo theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2
  9. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, trước yêu cầu hội nhập kinh tế và cải cách tư pháp đã, cải cách hành chính đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu vấn đề bán đấu giá tài sản ở Việt Nam nói chung và bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự nói riêng đã được công bố. Cụ thể về luận văn, luận án có đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Quản lý nhà nước về hoạt động bán đấu giá tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Văn Sỹ bảo vệ tại Học viện Hành chính quốc gia năm 2006; đề tài luận án tiến sĩ luật học “Pháp luật về đấu giá tài sản trong thương mại ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội năm 2012; đề tài luận án thạc sĩ luật học “Bán đấu giá tài sản trong thi hành án các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” của tác giả Trịnh Thanh Tùng bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội năm 2017; đề tài luận án thạc sĩ luật học “Bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất ở trong thi hành án dân sự từ thực tiễn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Trần Thị Mỹ Hằng bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội năm 2019. Về các bài tạp chí khoa học có bài “Một số vướng mắc về bán đấu giá tài sản để thi hành án” của Đinh Duy Bằng đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 02/2012; bài “Một số bất cập trong việc định giá, định giá lại tài sản kê biên” của tác giả Vũ Hòa đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 12/2012; bài “Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự vẫn còn là điểm nghẽn” của tác giả Nguyễn Quang Thái và Đào Thị Thúy Lan đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề 4/2016 ; bài “Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo Luật đấu giá tài sản" của tác giả Nguyễn Đại Dân đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề 2017; bài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả bán đấu giá tài sản trong thi hành án” tác giả Lê Thị Kim Dung và Văn Thị Tâm Hồng đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề 2017... Các luận văn, luận án và các công trình nêu trên đã giải quyết được một số nội dung liên quan đến bán đấu giá tài sản thi hành án trong công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và 3
  10. toàn diện các vấn đề thực tiễn về bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự theo Luật Đấu giá tài sản năm 2016. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự,từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế định này. Từ mục đích như đã nêu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Phân tích cơ sở lý luận của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự. Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự. Nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phát hiện những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự và khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện; từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự . 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự, các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong một số năm gần đây. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Trong nghiên cứu, trình bày luận văn học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học knhư 4
  11. phương pháp phân tích, diễn giải, tổng hợp, so sánh để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra đối với việc nghiên cứu đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn nghiên cứu cơ bản, có tính hệ thống về bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự. Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên và những người làm công tác thực tiễn liên quan đến lĩnh vực thi hành án dân sự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Lời nói đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cơ cấu gồm ba chương, như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự. Chương 2: Thực trạng pháp luật về bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự và thực tiễn thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh . Chương 3: Quan điểm, phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự. 5
  12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1. Khái quát chung về bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự 1.1.1. Khái niệm bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự Bán đấu giá tài sản là phương thức trao đổi tài sản đã có từ rất lâu trên thế giới. Theo những người Hy Lạp cổ đại thì hình thức bán đấu giá đã xuất hiện tại Babylon từ khoảng năm 500 năm trước công nguyên, theo đó thì “những người phụ nữ xinh đẹp được đưa đến những cuộc đấu giá cao cấp, còn những phụ nữ xấu phải kèm theo của hồi môn và mang tới những cuộc đấu giá để đợi được chấp nhận. Bất cứ người con gái nào bị gả bán ngoài cuộc đấu giá đều là bất hợp pháp” [39, tr.1]. Trong đế chế La Mã, phương thức bán đấu giá tiếp tục được sử dụng để bán tất cả chiến lợi phẩm của chiến tranh mà chủ yếu là nô lệ và tài sản con nợ bị tịch thu [39, tr.1]. Ngày nay, phương thức bán đấu giá tài sản được sử dụng như là một phương thức mua bán thông thường và phổ biến trên thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, bán đấu giá tài sản hiện nay được mở rộng hơn rất nhiều, đã phát triển lên một bước mới. Việc bán đấu giá tài sản được tổ chức bằng các hình thức công khai, theo phương thức đặt giá xuống hoặc đấu giá lên. Theo hình thức công khai thì tài sản được chào bán với một mức giá được xác định, người bán sẽ tiếp tục nâng mức giá lên cao cho đến khi không còn người nào đưa ra mức giá cao hơn. Người đã trả mức giá cao nhất cuối cùng chính là người thắng cuộc trong buổi đấu giá. Đây là một hình thức phổ biến được áp dụng nhiều nhất để giao dịch sản phẩm, hàng hóa, cổ vật, các bộ sưu tập tem, xe cổ, tiền cổ, tác phẩm nghệ thuật … Tại Hà Lan, theo phương thức đặt giá xuống thì người bán có thể đưa ra một mức giá rất cao cho sản pẩm, hàng hóa muốn bán. Mức giá này thường là mức giá “trên trời” và không ai có thể mua nổi. Mức giá được hạ dần trong khoảng thời gian 6
  13. nhất định (thường theo thời gian của một chiếc đồng hồ). Nếu những người tham gia trả giá chấp nhận ở mức giá nào đó thì cần ấn nút chấp nhận ngay, nếu không sẽ mất cơ hội. Phương thức này ở Hà Lan thường được áp dụng tại các chợ hoa và đặc biệt với sản phẩm là hoa tulip. Tại Anh thì bán đấu giá có đặc trưng riêng. Người bán đấu giá điều khiển cuộc bán đấu giá sao cho người trả giá thắng được mức giá hiện tại. Giá chào mới phải cao hơn giá chào cũ một khoảng được ấn định trước. Cuộc bán đấu giá xem như kết thúc nếu như không còn người nào đưa ra mức giá cao hơn. Người trả giá sẽ thắng và trả số tiền theo mức giá đã chào [20, tr.120]. Kiểu bán đấu giá này còn được gọi là bán đấu giá mức thứ hai. Cùng với sự phát triển của xã hội, bán đấu giá đã phát triển thành một phương thức mua bán tài sản phổ biến, thông thường và không thể thiếu trong kinh doanh, thương mại của thế giới. Khái niệm về bán đấu giá được giải thích ở nhiều góc độ khác nhau. Tại Việt Nam khái niệm bán đấu giá tài sản cũng được xem xét, đưa ra trong nhiều tài liệu khác nhau. Theo Đại Từ điển Bách khoa Việt Nam“Đấu giá là hình thức bán những tài sản hoặc tài sản thường thuộc loại đắt tiền, hàng quý hiếm. Người bán đặt mức giá chuẩn, những người mua trả giá từ thấp đến cao, tài sản được bán cho người mua trả cao nhất” [15, tr.136]. Theo Từ điển Luật học thì “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán công khai một tài sản, một khối tài sản; theo đó có nhiều người muốn mua tham gia trả giá, người trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm là người mua được tài sản” [36, tr.31]. Theo quy định tại Điều 451 Bộ luật dân sự 2015 : “ Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 7
  14. Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản”. Vậy bán đấu giá tài sản là gì? Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai để cho nhiều người có thể được tham gia trả giá mua một tài sản. Những người tham gia mua tài sản bán đấu giá phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của pháp luật. Khoản tiền này nhằm ràng buộc người đã đăng kí phải tham gia bán đấu giá hoặc không mua tài sản thì số tiền này không được lấy lại. Nếu họ có tham gia đấu giá nhưng không mua được thì được nhận lại số tiền lệ phí mà mình đã đóng. Khi tham gia đấu giá tài sản, người nào trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm thì người đó được mua tài sản. Nếu trong cuộc bán đấu giá mà không ai trả giá cao hơn giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá xem như không thành và sẽ được tổ chức lại. Trong hoạt động thi hành án dân sự, khi người được thi hành án và người phải thi hành án không thỏa thuận được về giá trị của tài sản hoặc không thỏa thuận được về việc nhận tài sản đã kê biên để cấn trừ nghĩa vụ thi hành án thì chấp hành viên căn cứ vào quy định của pháp luật để tiến hành định giá tài sản để đưa tài sản ra bán đấu giá thi hành án. Chấp hành viên căn cứ vào kết quả định giá tài sản để ký hợp đồng dịch vụ đấu giá với tổ chức đấu giá tài sản hoặc tự mình sẽ đứng ra tổ chức bán đấu giá tài sản nhằm bảo đảm việc thi hành án. Quá trình bán đấu giá tài sản để thi hành án được bắt đầu kể từ khi chấp hành viên tiến hành kê biên tài sản, định giá tài sản và sẽ kết thúc khi tài sản đã đem bán đấu giá thành và được bàn giao xong cho người trúng đấu giá trong phiên đấu giá. Về bản chất việc bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự là một phương thức được tổ chức công khai tại một nơi nhất định, theo trình tự, thủ tục mà pháp luật về bán đấu giá tài sản đã quy định. Trong quan hệ mua bán tài sản thì chỉ có một người bán nhưng lại có rất nhiều người mua. Tất cả những người mua đều muốn mua được tài sản nên sẽ cạnh tranh với nhau, điều đó sẽ làm giá trị của tài sản 8
  15. được tăng lên và đẩy giá tài sản lên đến mức cao nhất có thể, người có tài sản bán đấu giá có thể thu về được số tiền cao nhất từ việc bán tài sản. Như vậy, bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự là hình thức mua bán đặc biệt, công khai đối với tài sản bị kê biên để thi hành án, theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, người mua trả giá dựa trên khởi điểm do cơ quan thi hành án xác định, người nào trả giá cao nhất sẽ được quyền mua tài sản đấu giá. 1.1.2. Đặc điểm bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự. 1.1.2.1. Về ý chí của người có tài sản bán đấu giá trong thi hành án dân sự Trong bán đấu giá thông thường thì người có tài sản chủ động mang tài sản, hàng hóa của mình tham gia đấu giá với mong muốn bán hàng hóa, tài sản với giá cao nhất,do đó họ tham gia với vai trò tích cực, chủ động để việc bán đấu giá thành công. Tuy nhiên, việc bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự với tư cách là một biện pháp nối tiếp trong quá trình cưỡng chế kê biên xử lý đối với tài sản của người phải thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án nên người có tài sản bán đấu giá thường hay tìm mội cách để chống đối hay cản trở không tự nguyện mang tài sản của mình đến bán đấu giá mà bị cưỡng chế kê biên xử lý bởi cơ quan thi hành án dân sự. Khi tham gia bán đấu giá, người được thi hành án thì mong muốn tài sản được nhanh chóng bán đấu giá thành công để mình sớm nhận được tiền theo nội dung của bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, người phải thi hành án thì ngược lại, họ có cảm giác mình bị ép buộc, bị cưỡng chế nên thường có tâm lý chống đối như chây ỳ, cố tình gây khó khăn, cản trở quá trình bán đấu giá tài sản thi hành án. 1.1.2.2. Có sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quan hệ bán đấu giá tài sản Trong bán đấu giá thông thường thì người có tài sản có thể tự mình tổ chức bán đấu giá nhưng cũng có thể bán thông qua tổ chức dịch vụ bán đấu giá. Tuy nhiên trong việc bán đấu giá tài sản để thi hành án thì ngoài bên có tài sản bán đấu giá và tổ chức làm dịch vụ đấu giá tài sản thì còn có tham gia của Cơ quan thi hành 9
  16. án dân sự, Chấp hành viên. Sự tham gia của Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên thể hiện ở việc quyết định lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản, ở việc ký hợp đồng dịch vụ đấu giá... 1.1.2.3. Phương thức, hình thức bán đấu giá Trong bán đấu giá thông thường, việc bán đấu giá có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như trả giá công khai lên, trả giá công khai xuống v.v.. miễn là hai bên (bên có tài sản mang bán đấu giá và bên thực hiện dịch vụ bán đấu giá) thỏa thuận với nhau về hình thức thực hiện và thỏa thuận đó tuân thủ theo đúng quy định pháp luật. Tại Việt Nam, việc bán đấu giá tài sản được thực hiện theo hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói, đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp hoặc gián tiếp, đấu giá trực tuyến. Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn thực hiện thì việc bán đấu giá tài sản thi hành án chỉ thực hiện duy nhất bằng hình thức đấu giá công khai, trực tiếp bằng lời nói theo phương thức trả giá lên để đảm bảo tính công khái, minh bạch, khách quan và tránh những rủi ro khi tổ chức bán đấu giá tài sản. 1.1.2.4. Về tài sản bán đấu giá trong thi hành án dân sự Trong bán đấu giá tài sản thông thường thì tài sản đem ra bán đấu giá có thể là bất kỳ tài sản nào mà người có tài sản muốn bán. Người bán hàng chỉ đưa ra mức giá cơ bản (mức giá khởi điểm) để người mua tham khảo giá, còn giá bán thực tế do những người tham dự cuộc đấu giá xác định trên cơ sở tự cạnh tranh giá với nhau. Lợi ích mà người bán muốn thu được là giá trị lợi nhuận từ tài sản, hàng hóa mà mình đưa ra bán. Xuất phát từ việc đảm bảo nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nên tài sản được đưa ra bán đấu giá để thi hành án có tính chất đặc thù là thường có giá trị tương đương hoặc lớn hơn với nghĩa vụ phải thi hành án chứ không phải là bất kỳ tài sản nào mà người phải thi hành án đang có. Tài sản có thể là bất động sản, động sản, quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản khác nhưng có thể định giá được theo cách thông thường chứ không phải là tài sản khó xác định giá trị thực như đồ đạc kỷ niệm hoặc các loại đồ sưu tập.... 1.1.2.5. Sự phối hợp giữa các bên trong quá trình bán đấu giá tài sản trong thi hành 10
  17. án dân sự Khác với bán đấu giá thông thường, việc bán đấu giá chỉ có sự tham gia của người có tài sản mang bán đấu giá, người mua được tài sản bán đấu giá và cá nhân, tổ chức thực hiện việc bán đấu giá. Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự là quá trình phức tạp với sự tham gia của nhiều bên, bao gồm: người phải thi hành án ( thường là người sở hữu tài sản bị mang bán đấu giá); người được thi hành án;người có quyền lợi liên quan đến việc bán đấu giá; Cơ quan thi hành án dân sự (Chấp hành viên); tổ chức bán đấu giá tài sản, Viện kiểm sát nhân dân và những người đăng ký tham gia đấu giá tài sản. Việc bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự là quá trình phức tạp và có thể gặp vướng mắc ngay từ quá trình định giá tài sản nếu như được thi hành án và bên phải thi hành án không thỏa thuận được về giá trị tài sản, về tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá khi đó Chấp hành viên phải quyết định lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá. Trong quá trình tổ chức việc bán đấu giá tài sản để thi hành án cũng có thể phát sinh các tranh chấp giữa những người phải thi hành án với cá nhân tổ chức khác, giữa những người tham gia đấu giá, người có tài sản bán đấu giá với tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá và khi kết thúc việc đấu giá vẫn có thể xảy ra tranh chấp hủy kết quả đấu giá hoặc các tranh chấp liên quan đếm việc bàn giao tài sản bán đấu giá. Do có nhiều bên tham gia trong quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản thi hành án, việc bán đấu giá tài sản thi hành án thường phức tạp nên pháp luật quy định rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục bán đấu giá và quá trình tổ chức bán đấu giá đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia. Quá trình bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự đòi hỏi những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền liên quan thực hiện trách nhiệm một cách công tâm, khách quan, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, đồng thời phải có sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ với người sở hữu tài sản bị bán đấu giá, người được thi hành án và người mua được tài sản bán đấu giá để nhanh chóng giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức đấu giá tài sản. 11
  18. 1.1.3. Ý nghĩa của bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự. 1.1.3.1. Bán đấu giá tài sản là một biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm thi hành án dân sự Trong hoạt động thi hành án dân sự, việc xử lý tài sản để thi hành án được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự là một hình thức xử lý tài sản thường được áp dụng nhằm bảo đảm cho việc thi hành nghĩa vụ trả tiền trong thi hành án dân sự. Thông thường, bán đấu giá tài sản là một công đoạn trong quá trình thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự , được áp dụng sau khi đã tiến hành thủ tục kê biên, định giá tài sản. Việc cưỡng chế thi hành án dân sự chỉ thực sự có ý nghĩa khi tài sản cưỡng chế kê biên được bán đấu giá thành công, Cơ quan thi hành án dân sự thu được khoản tiền để đảm bảo việc thi hành các nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực. Pháp luật thi hành án dân sự quy định việc bán tài sản đã kê biên để thi hành án chỉ được thực hiện duy nhất qua hình thức bán đấu giá, đối với tài sản tài sản tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị rất nhỏ dưới 2.000.000 đồng thì được bán không thông qua thủ tục bán đấu giá. Nếu Chấp hành viên không tuân thủ và cố ý làm trái với quy định về phương thức bán tài sản đã kê biên để thi hành án thì tùy theo tính chất, động cơ, mục đích, mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 1.1.3.2. Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự là một biện pháp bảo đảm quyền lợi của các bên trong quan hệ thi hành án dân sự Bán đấu giá trong thi hành án dân sự trước hết là một hình thức dịch vụ thông thường giữa Chấp hành viên và Tổ chức đấu giá tài sản thông qua hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản được ký giữa chấp hành viên với Tổ chức đấu giá tài sản, Tổ chức đấu giá thu được khoản phí từ dịch vụ đấu giá do họ cung cấp. Với tính công khai, minh bạch và đại chúng nên cuộc đấu giá tất yếu sẽ có nhiều người tham gia, tài sản sẽ bán được dễ dàng hơn và giá trị tài sản thu được là cao nhất. Do vậy, đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực được thi hành, quyền lợi của người được thi hành án được bảo đảm. 12
  19. 1.1.3.3. Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự góp phần hoàn thiện thủ tục thi hành án dân sự Trước đây việc bán tài sản trong thi hành án dân sự do Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự tiến hành theo cách thức bán tài sản thông thường. Như vậy, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng Chấp hành viên lạm quyền, cố ý làm sai, không bảo đảm quyền lợi cho người được thi hành án, người phải thi hành án nếu như Chấp hành viên không vô tư, khách quan khi thi hành công vụ. Mặt khác, với việc Chấp hành viên tự kê biên tài sản, tự mình tổ chức bán tài sản đã kê biên sẽ dẫn đến việc tập trung quyền lực rất lớn ở Chấp hành viên khi thi hành công vụ. Điều đó còn dẫn đến sự lộng quyền, dễ dàng tha hóa, biến chất khi thi hành công vụ nếu Chấp hành viên đó không có lập trường tư tưởng vững vàng, không có đạo đức công vụ tốt. Chấp hành viên có thể lợi dụng việc bán tài sản đã kê biên để đưa “ tay trong " hoặc người nhà, người quen vào mua bán tài sản, thông đồng, dìm giá gây thiệt hại cho chính người chủ sở hữu tài sản ( người phải thi hành án) và ngay cả người được thi hành án cũng bị ảnh hưởng quyền lợi của mình. 1.1.4. Nguyên tắc pháp luật bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự. Nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của nhà nước, bảo đảm quyền nghĩa vụ các bên tham gia, pháp luật về bán đấu giá tài sản quy định một số nguyên tắc cụ thể sau: - Nguyên tắc công khai, liên tục: Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động bán đấu giá tài sản phải công khai tất cả các thông tin liên quan đến tài sản bán đấu giá, công khai ngay từ giai đoạn ra thông báo bán đấu giá về các thông tin liên quan đến tài sản như: người có tài sản bán đấu giá, chủ sở hữu tài sản, tổ chức bán đấu giá tài sản; công khai về thời gian, địa điểm bán đấu giá, giá khởi điểm; công khai về tình trạng tài sản, chất lượng tài sản, số lượng, các đặc tính kỹ thuật. Tại cuộc bán đấu giá tài sản, người điều hành phiên đấu giá phải công khai tất cả các thông tin liên quan như: giới thiệu từng tài sản bán đấu giá, giới thiệu những người tham giá đấu giá hợp lệ, nhắc lại giá khởi điểm, trả 13
  20. lời các câu hỏi của những người tham gia đấu giá và đề nghị những người tham gia đấu giá trả giá. . . - Nguyên tắc khách quan, trung thực, công bằng: Nguyên tắc này yêu cầu tất cả thông tin liên quan đến cuộc bán đấu giá đều phải khách quan, trung thực, chính xác, không được sai lệch. Tất cả các thông tin về người có tài sản bán đấu giá, người tổ chức bán đấu giá, tài sản bán đấu giá, chất lượng tài sản, nguồn gốc xuất sứ tài sản. . . đều phải chính xác, các bên phải trung thực không được gian dối, không được đăng thông tin sai lệch về việc bán đấu giá. Trong bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự, nguyên tắc khách quan được thể hiện thông qua việc xác định giá trị khởi điểm để đưa tài sản ra bán đấu giá phải phù hợp với giá trị thị trường thực tế của tài sản. Nếu việc xác định giá trị tài sản không đúng với thực tế sẽ gây thiệt hại cho một trong các bên có liên quan đến việc bán đấu giá và có thể sẽ phát sinh những tranh chấp làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản để thi hành án . Nguyên tắc trung thực đòi hỏi tất cả các chủ thể tham gia quan hệ đấu giá tài sản đều phải tuân theo, không thể xảy ra tình trạng dối trá, không trung thực với khách hàng, không để xảy ra tình trạng người có tài sản bán đấu giá, người tham gia đấu giá và người tổ chức đấu giá tài sản móc ngoặc, thông đồng với nhau. Nguyên tắc trung thực nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia bán đấu giá, đảm bảo cho khách hàng có sự yên tâm về tài sản mà mình lựa chọn [37, tr.278,279]. Nguyên tắc công bằng giữa các bên được thể hiện qua việc bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng đều có quyền đăng ký tham gia đấu giá (trừ trường hợp không đủ điều kiện như người không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trường hợp không được tham gia đấu giá, …theo quy định). Khi đăng ký tham gia đấu giá thì phải nộp phí mua hồ sơ đấu giá và khoản tiền đặt trước để được tham gia đấu giá. Tất cả những người tham gia đấu giá đều có quyền tiếp cận đối với tài sản đấu giá như nhau. Tại phiên bán đấu giá, những người tham gia phiên đấu giá tài sản đều có quyền tự do trả giá, người điều hành phiên đấu giá tài sản buộc phải công khai các mức giá đã trả và họ tên người mua trả giá cao nhất trong mỗi bước giá. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2