Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật Việt Nam hiện nay
lượt xem 10
download
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1 - Khái quát chung về điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ và pháp luật điều chỉnh; Chương 2 - Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ; Chương 3 - Thực tiễn thi hành và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NHÀN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ THU HỒI NỢ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội - 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NHÀN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ THU HỒI NỢ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành:Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VŨ THỊ LAN ANH Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Học viện khoa học xã hội. Tôi xin trân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nhàn
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ THU HỒI NỢ VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH ....................... 6 1.1. Khái quát chung về điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ ........... 6 1.2. Khái quát chung pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ...... 18 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ THU HỒI NỢ ...................................... 28 2.1. Quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ ........................................................................................... 28 2.2. Quy định về điều kiện để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ ................................................................................... 41 CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ THU HỒI NỢ .............................................................. 53 3.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ - kết quả, hạn chế và nguyên nhân............................................... 53 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ ................................................................................... 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐKKD Điều kiện kinh doanh DVTHN Dịch vụ thu hồi nợ BLHS Bộ luật hình sự BLDS Bộ luật dân sự NLHVDS Năng lực hành vi dân sự XHCN Xã hội chủ nghĩa GCNĐKKD Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, quan trọng, thế và lực ngày càng tăng, diện mạo đất nước có nhiều đổi thay. Từ một nền kinh tế thuần nông lạc hậu trên 90% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, Việt Nam đã tạo dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, từng bước đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo ra môi trường năng động, thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển đất nước. Những nỗ lực đổi mới hơn 30 năm qua đã giúp môi trường đầu tư của nước ta liên tục được cải thiện, thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển đất nước. Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại; cơ cấu ngành nghề chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp [7] [8]. Bên cạnh những ngành nghề kinh tế truyền thống, có thế mạnh, nhiều ngành nghề kinh tế mới ra đời góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển. Trong số những ngành nghề mới, có ngành nghề dịch vụ trong lĩnh vực tài chính nói chung, dịch vụ xử lý, thu hồi nợ nói riêng. DVTHN ra đời là một xu hướng phản ánh quy luật kinh tế thị trường và đáp ứng nhu cầu xã hội. Sự ra đời của ngành nghề kinh doanh DVTHN sẽ giúp cho doanh nghiệp, giúp cho các nhà đầu tư bớt đi nỗi lo về gánh nặng tài chính bị khủng hoảng do nợ xấu kéo dài và có xu hướng ngày càng tăng cao. Thực tiễn chứng minh, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không phải do thiếu khả năng chiếm lĩnh thị trường hoặc kinh doanh thua lỗ mà do doanh nghiệp mất cân đối về tài chính. Một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp mất cân đối tài chính là do dư nợ xấu lên cao và kéo dài đẩy doanh nghiệp vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tình trạng tài chính mất cân đối trầm trọng đã vô tình đẩy doanh nghiệp đi vào phá sản, trong khi uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp vẫn đang rất tốt. Trên thương trường, các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh, dù ít, dù nhiều sẽ luôn có nguy cơ phải đối đầu với nợ đọng. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra cho doanh nghiệp khi bị nợ đọng là tìm giải pháp khắc phục nhằm thu hồi vốn 1
- một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đa số các doanh nghiệp giao việc giải quyết và xử lý công nợ tồn đọng cho một người hoặc bộ phận phụ trách (và thường được gọi là bộ phận kế toán công nợ). Song, người được giao phụ trách hoặc bộ phận được giao xử lý công nợ thường là cán bộ thuần túy chỉ có chuyên môn về kế toán và hạch toán công nợ trên số sách. Họ không có kỹ năng nghề nghiệp để đàm phán, thương thảo, xử lý và thu hồi nợ cho doanh nghiệp. Chính vì vậy sự ra đời của các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ xử lý, thu hồi nợ sẽ là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đến thị trường thì ngành nghề kinh doanh DVTHN được coi là ngành nghề kinh doanh nhạy cảm và có khả năng bị lợi dụng để hoạt động phạm tội. Trong những năm qua, trên địa bàn cả nước (nóng nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) xảy ra nhiều vụ việc đòi nợ thuê kiểu xã hội đen gây trấn động dư luận, ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự trị an, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, điển hình như các vụ việc của Công ty cổ phần Thu nợ Phương Đông hay Công ty TNHH dịch vụ thu nợ Quang Anh [1][14]. Trước tình hình diễn biến phức tạp bởi những vụ việc đòi nợ kiểu xã hội đen, dư luận dấy lên những luồng ý kiến khác nhau về việc có nên thừa nhận nghề DVTHN (đòi nợ thuê) hay không? Và nếu tồn tại thì cần phải ràng buộc những điều kiện, tiêu chuẩn gì? Các quy định pháp luật về ĐKKD DVTHN có còn phù hợp hay không? Cần có sự điều chỉnh bổ sung nào để công tác quản lý, kiểm soát ngành nghề này trở nên thực chất, có hiệu quả? Và đây chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học với mong muốn sau khi hoàn thành, luận văn có những đóng góp tích cực về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho công tác xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh DVTHN. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Quy định của pháp luật về kinh doanh DVTHN nói chung và ĐKKD DVTHN nói riêng là nội dung thuộc phạm vi hẹp và có ít người nghiên cứu. Chỉ khi trên thực tiễn, hàng loạt các vụ đòi nợ theo kiểu xã hội đen xảy ra (nhất là ở các địa bàn trung tâm) mới thu hút được nhiều sự quan tâm của cơ quan báo chí và dư luận. 2
- Chính vì vậy các công trình nghiên cứu, các bài viết về kinh doanh DVTHN, về ĐKKD DVTHN là rất hiếm. Có thể kể đến một vài bài viết, công trình nghiên cứu sau: Bùi Thị Thu Thảo (2014), “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học; Đặng Hồng Chiến (2001), “Các hình thức pháp lý đòi nợ trong kinh doanh”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội; C.M, “Hà Nội thêm một công ty thu nợ có dấu hiệu phạm pháp”, đăng trên: https://www.tienphong.vn; Dương Hóa, “Truy nóng nhóm xã hội đen chuyên đòi nợ thuê”, đăng trên: http://cadn.com.vn của Công an thành phố Đà Nẵng; Xuân Mai, “Hãi hùng với những vụ đòi nợ theo kiểu xã hội đen”, đăng tải trên: http://cand.com.vn; Th.S Nguyễn Thị Huyền Trang (2017), “Pháp luật về điều kiện kinh doanh của một số quốc gia trên thế giới”, đăng trên: http://tapchitaichinh.vn. Với một số bài viết, công trình nghiên cứu nói trên, chỉ có một công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ về quy định pháp luật đối với DVTHN ở Việt Nam. Chưa có tác giả nào nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ trở lên, nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện từ mặt lý luận, thực trạng quy định đến thực tiễn áp dụng các quy định về ĐKKD DVTHN, để từ đó kiến nghị hoàn thiện, nâng cao hiệu lực hiệu quả các quy định về ĐKKD DVTHN ở Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những lý do mà tác giả lựa chọn đề tài “Điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. Tác giả mong muốn rằng: khi đề tài bảo vệ thành công thì các vấn đề lý luận và thực tiễn về ĐKKD DVTHN sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận, nghiên cứu các quy định của pháp luật về ĐKKD DVTHN; đánh giá những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện, tiêu chuẩn kinh doanh DVTHN góp phần phát huy quyền làm chủ của doanh nghiệp. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra tại mục 3.1 thì luận văn cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: 3
- - Làm rõ các vấn đề lý luận về ĐKKD DVTHN như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và lược sử lập pháp về ĐKKD DVTHN; - Làm rõ thực trạng quy định của pháp luật về ĐKKD DVTHN; - Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về ĐKKD DVTHN; - Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh DVTHN. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về kinh doanh DVTHN; - Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động kinh doanh DVTHN; - Nghiên cứu thực tiễn hoạt động DVTHN thông qua tư liệu, số liệu thống kê của một số doanh nghiệp như Công ty CP Dịch vụ tài chính và xử lý nợ DFC; 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Đối với các vấn đề lý luận, luận văn tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và lược sử lập pháp về ĐKKD DVTHN; - Đối với các quy định pháp luật hiện hành, luận văn tập trung chủ yếu vào phân tích quy định của Nghị định 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, các quy định về ĐKKD DVTHN khác; - Đối với các giải pháp kiến nghị, luận văn tập trung vào những vướng mắc, bất cập lớn trong các quy định hiện hành về ĐKKD DVTHN nhằm hoàn thiện các quy định này góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm soát ngành nghề kinh doanh nhạy cảm của Nhà nước nhưng không làm hạn chế quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ là quan điểm triết học Mác xít và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, pháp luật, quyền con người, quyền tự do kinh doanh và tư tưởng đổi mới tư duy kinh tế nhằm phát huy mọi nguồn lực xã hội vào sự nghiệp xây dựng, phát triển, sự nghiệp công nghiệp 4
- hóa, hiện đại hóa đất nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội vào nghiên cứu làm rõ những vấn đề mà luận văn đặt ra như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, quy nạp, diễn dịch, thống kê và phương pháp phỏng vấn chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ, nghiên cứu về ĐKKD DVTHN. Với kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần củng cố và làm rõ những vấn đề lý luận như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và lược sử lập pháp về ĐKKD DVTHN. - Về mặt thực tiễn: khi luận văn được bảo vệ thành công sẽ trở thành nguồn tài liệu có giá trị tham khảo trong học tập, nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động DVTHN nói chung và các quy định về ĐKKD DVTHN nói riêng. Kết quả nghiên cứu cũng có giá trị tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, nhà lập pháp trong việc xây dựng, ban hành các quy định điều chỉnh các quan hệ phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh DVTHN. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, như sau: - Chương 1: Khái quát chung về điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ và pháp luật điều chỉnh. - Chương 2: Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ . - Chương 3: Thực tiễn thi hành và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ. 5
- Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ THU HỒI NỢ VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH 1.1. Khái quát chung về điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ 1.1.1. Khái niệm Điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ * Khái niệm Dịch vụ thu hồi nợ Để tìm hiểu về khái niệm DVTHN, luận văn cần tập trung làm rõ hai khái niệm bộ phận hợp thành, bao gồm khái niệm “Dịch vụ” và khái niệm “thu hồi nợ”. - Khái niệm Dịch vụ: Theo Từ điển tiếng Việt, Dịch vụ được hiểu là “Công việc trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công” [9]. Theo cách định nghĩa này, khái niệm dịch vụ trở lên trừu tượng, khó hiểu. Tác giả cho rằng, khái niệm “dịch vụ” trong trường hợp này cần được hiểu là một loại ngành nghề kinh doanh phi sản xuất, đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong xã hội và được hưởng thù lao trên cơ sở thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. - Khái niệm thu hồi nợ: “nợ” là một khái niệm phổ thông, gần gũi và được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo Từ điển tiếng Việt, “nợ” được định nghĩa là “Cái vay phải trả” [9]. Với cách định nghĩa này, nợ ở đây đã được hiểu là một loại nghĩa vụ của bên vay với bên cho vay tài sản phát sinh trong mối quan hệ vay tài sản. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, quan hệ tài sản giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Bên cạnh quan hệ vay mượn, giữa các tổ chức cá nhân còn nhiều quan hệ khác có thể làm phát sinh nghĩa vụ trả tài sản cho nhau, như: quan hệ mua bán, quan hệ thuê mướn, quan hệ dịch vụ, quan hệ trao đổi, cho tặng ... Và như vậy, với cách định nghĩa về nợ là “cái vay phải trả” sẽ không bao trùm được các quan hệ tài sản phát sinh trong thực tiễn đời sống cộng đồng. Khác với Từ điển tiếng Việt, từ góc độ quản lý nhà nước về ngành nghề kinh doanh DVTHN, Chính phủ đã định nghĩa về nợ như sau: “Nợ” được hiểu là “...nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế, cá nhân này phải trả tài sản cho tổ chức kinh tế, cá nhân khác” 6
- (Điều 1, Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ). So với định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt, định nghĩa về nợ của Chính phủ đã mở rộng hơn về phạm vi; cụ thể, chi tiết hơn về chủ thể. Về phạm vi của nợ, Chính phủ xác định nợ không chỉ dừng lại ở các khoản nợ vay phát sinh trong quan hệ hợp đồng vay tài sản; nợ có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội thông qua các giao dịch hợp pháp khác nhau [15]. Về chủ thể, Chính phủ giới hạn chỉ những nghĩa vụ trả tài sản của cá nhân, tổ chức kinh tế này với cá nhân, tổ chức kinh tế khác mới thuộc phạm vi điều chỉnh của khái niệm. Các nghĩa vụ trả tài sản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức khác không nằm trong đối tượng, phạm vi điều chỉnh của khái niệm này. Từ những phân tích trên cho thấy định nghĩa về nợ của Chính phủ tuy đã rộng hơn cách định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt, nhưng vẫn chưa phải là một định nghĩa có khả năng bao quát nhất về nợ. Song, do tính chất nghiên cứu của đề tài, tính đến thời điểm hiện tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP vẫn là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Vì vậy định nghĩa này sẽ là cách hiểu được sử dụng thống nhất, xuyên suốt trong quá trình hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này. Về khái niệm “thu hồi”, thu hồi được hiểu là sự lấy lại, nhận lại, đòi lại một cái gì đó. Và nếu thu hồi được hiểu là việc lấy lại một cái gì đó thì “thu hồi nợ” có thể được hiểu “là việc lấy lại tài sản mà cá nhân, tổ chức kinh tế này có nghĩa vụ trả cho cá nhân, tổ chức kinh tế khác” còn khái niệm “Dịch vụ thu hồi nợ” được hiểu là “dịch vụ lấy lại, nhận lại, đòi lại tài sản mà cá nhân, tổ chức kinh tế này có nghĩa vụ trả cho cá nhân, tổ chức kinh tế khác”. Bên cạnh khái niệm “thu hồi nợ”, luận văn có sử dụng một khái niệm đồng nghĩa là khái niệm “đòi nợ”. Xét về nghĩa của khái niệm thì cả “thu hồi nợ” và “đòi nợ” đều được hiểu là việc lấy lại tài sản. Và việc thu hồi nợ hay đòi nợ đều là quyền gắn với chủ nợ. Song xét về căn cứ pháp lý thì hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đều sử dụng khái niệm “đòi nợ”; còn trong đề tài luận văn lại sử dụng khái niệm “thu hồi nợ”. Để nhất quán trong thể hiện kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng khái niệm “đòi nợ” khi trích dẫn các quy định pháp luật và sử dụng khái niệm 7
- “thu hồi nợ” trong các nội dung còn lại của luận văn. * Khái niệm Điều kiện kinh doanh Theo Từ điển luật học, ĐKKD được hiểu là “Điều kiện mà pháp luật quy định chủ thể kinh doanh cần phải có khi kinh doanh trong một số ngành nghề nhất định” [10]. Với cách diễn giải trong Từ điển Luật học thì khái niệm ĐKKD tuy ngắn gọn, dễ hiểu nhưng chưa cụ thể rõ ràng. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp (khoản 2 Điều 7, Luật Doanh nghiệp 2005) thì ĐKKD được hiểu “là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ ĐKKD, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác”. Mặc dù đến Luật Doanh nghiệp 2014, khái niệm về ĐKKD đã không được đề cập, nhưng trong Luật Đầu tư hiện hành (Khoản 1 Điều 7) đã xác định “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Như vậy, trong mỗi định nghĩa nêu trên thì “ĐKKD” lại được tiếp cận và thể hiện một cách khác nhau. Dưới góc độ ngôn ngữ học, Từ điển định nghĩa thiên về giải thích nội dung nghĩa của từ thì trong Luật Doanh nghiệp 2005, bên cạnh việc giải thích nghĩa của từ, các nhà làm luật còn chỉ ra các hình thức xác nhận doanh nghiệp đáp ứng các ĐKKD thông qua giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề ...; còn trong Luật Đầu tư hiện hành, các nhà làm luật lại nhấn mạnh cơ sở, lý do của việc chủ thể tham gia kinh doanh những ngành nghề nhất định phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định. Mặc dù, mỗi định nghĩa có cách thức và phạm vi tiếp cận, thể hiện khác nhau, song cả ba định nghĩa trên đều hướng đến xác định các tiêu chuẩn cụ thể yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng nếu muốn tham gia hoạt động kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật quy định phải có ĐKKD. Và để có sự thống nhất trong cách hiểu, luận văn đưa ra định nghĩa về ĐKKD như sau: “ĐKKD là yêu cầu cụ thể do pháp luật quy định mà chủ thể tham gia hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh 8
- phải đáp ứng tùy theo loại ngành nghề kinh doanh cụ thể”. Với cách định nghĩa như trên, khái niệm “ĐKKD” có những dấu hiệu nhận biết như sau: - Là yêu cầu cụ thể đối với chủ thể tham gia hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng; - ĐKKD phải do pháp luật quy định; - Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau, ĐKKD có thể khác nhau. Đối với ngành nghề kinh doanh DVTHN, nội dung và giới hạn ĐKKD được tiếp cận trên hai bình diện: Thứ nhất, điều kiện để thành lập tổ chức kinh doanh DVTHN (điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh DVTHN). Đây là điều kiện mà cá nhân, tổ chức khi muốn tham gia thành lập doanh nghiệp kinh doanh DVTHN phải đáp ứng: như điều kiện về vốn, điều kiện về người quản lý ...; Thứ hai, điều kiện để doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh DVTHN tổ chức hoạt động kinh doanh DVTHN trên thực tế. Khác với nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác, ngành nghề kinh doanh DVTHN sau khi được cấp GCNĐKKD, doanh nghiệp không đương nhiên được đi vào hoạt động. Doanh nghiệp muốn tổ chức hoạt động trên thực tế phải tiếp tục đáp ứng những điều kiện tiêu chuẩn khác như: điều kiện tiêu chuẩn về người lao động, điều kiện tiêu chuẩn về khoản nợ thu hồi ...vv. Từ những khái niệm bộ phận được trình bày trên, khái niệm về ĐKKD DVTHN được hiểu như sau: “ĐKKD DVTHN là những tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể do pháp luật đặt ra buộc các chủ thể phải đáp ứng khi tham gia hoạt động kinh doanh DVTHN”. 1.1.2. Đặc điểm Điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ * Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ĐKKD DVTHN là những tiêu chuẩn, yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp phải đáp ứng nếu muốn đăng ký và được cấp GCNĐKKD DVTHN. Các tiêu chuẩn, yêu cầu đặt ra luôn hướng đến xây dựng môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh, kích thích và thu hút sự đầu tư sản xuất, kinh doanh trong xã hội. Các tiêu chuẩn, 9
- yêu cầu này không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do doanh nghiệp muốn hoặc tự đặt ra. Các điều kiện, tiêu chuẩn đặt ra xuất phát từ yêu cầu công tác quản lý nhà nước về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trước ngày 01/7/2015 – thời điểm Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực trên thực tế, việc xác định điều kiện tiêu chuẩn đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện nói chung, ngành nghề kinh doanh DVTHN nói riêng được quy định bởi nhiều văn bản, nhiều cơ quan chức năng, nhiều cấp thẩm quyền khác nhau. ĐKKD trở thành một nỗi ám ảnh của doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; ĐKKD đã vô tình tạo ra rào cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Với sự ra đời của Luật Đầu tư hiện hành, khoản 3 Điều 7 quy định về cấp có thẩm quyền ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh, theo đó điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Các cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Với nội dung quy định trên, Luật Đầu tư 2014 lần đầu tiên làm sáng tỏ, rạch ròi những lĩnh vực nào là cấm, lĩnh vực nào là hạn chế; đã bãi bỏ hơn 6.000 giấy phép con; ban hành Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện góp phần nâng cao quyền tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh [12]. Ngành nghề kinh doanh DVTHN, đây là ngành nghề kinh doanh nhạy cảm và được xác định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện (được liệt kê tại phục lục 4, Luật Đầu tư 2014). Các tiêu chuẩn, yêu cầu đặt ra đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ này chủ yếu được quy định tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với DVTHN, Chính phủ còn bổ sung các điều kiện, tiêu chuẩn về an ninh trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 (Nghị định quy định về Điều kiện an ninh, trật tư đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện). * Là công cụ quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh DVTHN Quản lý doanh nghiệp là chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Mục tiêu công 10
- tác quản lý Nhà nước về doanh nghiệp là một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh hiệu quả; mặt khác kiểm soát tốt những nguy cơ, những tác động thiếu tích cực đến hiệu ứng thị trường, bất ổn đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương chung của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng để doanh nghiệp có môi trường thuận lợi trong đầu tư sản xuất, kinh doanh. Một trong những hoạt động cụ thể và có ý nghĩa thiết thực của Nhà nước đối với việc khuyến khích tổ chức, cá nhân trong đầu tư, sản xuất kinh doanh là việc thực hiện chính sách minh bạch hóa trong quản lý doanh nghiệp; tháo gỡ và loại bỏ mọi rào cản đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo dựng môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng, công bằng, phát huy quyền tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp thì yếu tố đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội; đảm bảo sức khỏe của cộng đồng là những vấn đề cần được quan tâm, cân nhắc đến. Điều đó có nghĩa là, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền luôn phải song hành hai nhiệm vụ: vừa kiến tạo để doanh nghiệp có thể phát huy tối đa mọi thế mạnh trong đầu tư sản xuất, kinh doanh tạo cơ sở vật chất cho xã hội; vừa quản lý kiểm soát những doanh nghiệp, những lĩnh vực kinh doanh có khả năng tác động tiêu cực đến cộng đồng. Và để thực hiện tốt việc kiểm soát những hoạt động kinh doanh có khả năng tác động tiêu cực trên, thông qua quy định của pháp luật, Nhà nước đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng khi muốn kinh doanh những ngành nghề nhạy cảm. Các điều kiện đặt ra luôn hướng đến việc kiểm soát và triệt tiêu những yếu tố có khả năng tác động tiêu cực từ doanh nghiệp, góp phần phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo an ninh, trật tự công cộng, đảm bảo môi trường và sức khỏe cho người dân. Đối với ngành nghề kinh doanh DVTHN cũng vậy. Được xác định là ngành nghề kinh doanh nhạy cảm, dễ phát sinh những tác động tiêu cực đến đời sống cộng 11
- đồng, gây mất trật tự trị an. Hoạt động kinh doanh DVTHN cũng dễ làm phát sinh việc lợi dụng ngành nghề để thực hiện hành vi phạm tội. Vì lẽ đó, để quản lý và kiểm soát tốt những tác động không mong muốn từ các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này, Nhà nước đã ban hành các điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi muốn được cấp phép hoạt động. Trên thực tế, mặc dù ngành nghề kinh doanh DVTHN vẫn còn nhiều phức tạp; Song với việc xác định đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tiêu chuẩn khắt khe đối với doanh nghiệp khi muốn đầu tư kinh doanh DVTHN đã góp phần quan trọng giúp Nhà nước quản lý, kiểm soát tốt hơn; đưa doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này dần đi vào nền nếp. * Các điều kiện đặt ra đối với chủ thể kinh doanh DVTHN không phải là bất biến So với thế giới, Việt Nam là quốc gia hội nhập sau, hội nhập muộn. Chính vì vậy các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh nói chung ở Việt Nam cũng phát triển sau và muộn hơn, nhất là đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ (trong đó có DVTHN). DVTHN ở Việt Nam, với tính chất là một ngành nghề được pháp luật thừa nhận, ngành nghề này mới chỉ ra đời và phát triển được hơn chục năm (kể từ khi có Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ). Sự ra đời của ngành nghề kinh doanh DVTHN có gắn với những yếu tố kinh tế, xã hội cụ thể. Khi mà trong đời sống xã hội, nhu cầu thuê tổ chức, cá nhân chuyên nghiệp thực hiện việc thu hồi một khoản tài sản của mình ngày càng nhiều. Trong khi đó, hành lang pháp lý thì bỏ ngỏ; hoạt động thu hồi nợ chủ yếu được điều chỉnh bởi “luật rừng”; các băng nhóm tội phạm đâm thuê, chém mướn – đòi nợ kiểu xã hội đen ngày càng gia tăng. Thực tế đó đòi hỏi cần có sự điều chỉnh của pháp luật, vì vậy Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ra đời. Nghị định 104/2007/NĐ-CP ra đời với nhiều chế định pháp luật cụ thể, điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh ngành nghề nhạy cảm, trong đó có chế định về ĐKKD, như: điều kiện về vốn, điều kiện về người quản lý và giám đốc chi nhánh và điều kiện về người lao động làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh DVTHN. Đây là ba điều kiện tiền đề bắt buộc đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào muốn thành lập và 12
- đăng ký kinh doanh DVTHN. Song, các điều kiện trên không phải là bất biến. Sở dĩ ĐKKD DVTHN có thể thay đổi là bởi điều kiện này được hình thành trên cơ sở những điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể. Và khi những điều kiện kinh tế, xã hội làm cơ sở hình thành thay đổi thì ĐKKD phải thay đổi theo. ĐKKD DVTHN có thể được thay đổi theo những xu hướng sau: Thứ nhất, điều kiện, tiêu chuẩn được siết chặt hơn: Do kinh doanh DVTHN là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm. Việc ràng buộc các điều kiện tiêu chuẩn cụ thể khi hoạt động kinh doanh ngành nghề này chính là thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhằm kiểm soát những hoạt động kinh doanh có khả năng tác động không tốt đến đời sống cộng đồng. Chính vì vậy, nếu hoạt động kinh doanh DVTHN vẫn diễn ra phức tạp thì việc duy trì và bổ sung các điều kiện để siết chặt hoạt động kinh doanh lĩnh vực này vẫn được đặt ra và cần thiết phải đặt ra. Thứ hai, điều kiện tiêu chuẩn sẽ được nới lỏng, thậm chí bỏ đi: sở dĩ xác định ngành nghề kinh doanh DVTHN là ngành nghề nhạy cảm, phức tạp là bởi những hiện tượng xã hội tiêu cực xảy ra từ hoạt động này (như bắt người, dùng vũ lực cưỡng đoạt tài sản, khủng bố về tinh thần đối với khách nợ và người thân của khách nợ ...). Chính vì vậy, các ĐKKD sẽ được nới lỏng hoặc thậm chí bỏ đi khi các hiện tượng tiêu cực trên thuyên giảm hoặc không còn xảy ra. * ĐKKD DVTHN luôn gắn liền với hạn chế quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân, quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp Kể từ sau đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng, đề cao vai trò của doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh) đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trên thực tế doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh tái cấu trúc, điều chỉnh phạm vi hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế [2]. Tuy nhiên, bên cạnh việc xác định rõ vai trò tầm quan trọng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng, doanh nghiệp nói chung đối với sự nghiệp cách mạng chung của đất nước thì vấn đề luôn được đặt ra đối với cơ quan nhà nước có 13
- thẩm quyền là phải quản lý, kiểm soát được doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có khả năng tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Một trong những công cụ mà Nhà nước thường sử dụng để quản lý, kiểm soát doanh nghiệp là chính sách pháp luật thông qua những điều kiện, những yêu cầu phải đáp ứng khi hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh. Điều kiện đặt ra đối với doanh nghiệp là sự ràng buộc tiêu chuẩn pháp lý mà cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện phải đáp ứng. Mặc dù xác định ĐKKD là công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước và là công cụ cần thiết để kiểm soát đối với những ngành nghề kinh doanh có khả năng tác động xấu đến an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng ... song, ĐKKD luôn là rào cản đối với việc khai thác và phát huy mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế đất nước. Nhà nước càng ban hành nhiều điều kiện, tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp thì quyền tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp càng bị hạn chế và khả năng thu hút đầu tư đối với tổ chức, cá nhân càng giảm sút. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay Nhà nước cần phát huy tốt vai trò của mình trong quản lý doanh nghiệp. Quản lý doanh nghiệp của Nhà nước phải vừa đảm bảo phát huy mọi khả năng sáng tạo, thu hút mọi nguồn lực xã hội vào phát triển đất nước; vừa phải quản lý kiểm soát có hiệu quả về doanh nghiệp; phải giúp doanh nghiệp nhận thức được sự quản lý Nhà nước đối với những ngành nghề nhất định thông qua các ĐKKD là sự cần thiết. Sự ràng buộc các điều kiện kinh doanh không phải vì mục tiêu hạn chế quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp mà nhằm đảm bảo môi trường xã hội, môi trường kinh doanh được lành mạnh hơn. 1.1.3. Ý nghĩa của Điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ * Tạo cơ sở pháp lý để DVTHN tồn tại và phát triển Quy định pháp luật về kinh doanh DVTHN nói chung, về ĐKKD DVTHN nói riêng là cơ sở pháp lý đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nghề thu nợ. Trong lịch sử, đã có một thời gian dài nghề thu nợ không được pháp luật công nhận. Vì vậy trong hệ thống ngành nghề đăng ký kinh doanh được cấp mã ngành, không có ngành nghề DVTHN. Các tổ chức kinh doanh muốn hành nghề thu nợ thì phải đăng ký dưới dạng là dịch vụ hậu mãi (một mã ngành khác). Chính vì vậy trên thực 14
- tế DVTHN kém phát triển; đồng thời mỗi doanh nghiệp kinh doanh DVTHN hoạt động theo một kiểu, gây khó khăn cho công tác quản lý. Kể từ khi Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ra đời đã mở ra cho nghề DVTHN một giai đoạn mới; DVTHN đã chính thức được công nhận là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được cấp mã ngành độc lập. Các điều kiện hành nghề thu hồi nợ theo quy định đã tạo ra hành lang pháp lý để Nhà nước quản lý và kiểm soát doanh nghiệp có hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian qua dư luận xã hội rất hoang mang khi những vụ việc đòi nợ thuê theo kiểu xã hội đen liên tục xảy ra. Với nhiều thủ đoạn phi pháp khác nhau, như bắt giữ người, chiếm giữ tài sản, khủng bố tinh thần đối với con nợ hoặc người thân của con nợ, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ... các đối tượng đã cưỡng đoạt tài sản trái phép nhằm siết nợ, trừ nợ. Các vụ việc xảy ra đã làm dấy lên sự lo ngại cho công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự xã hội. Trước tình hình đó, có nhiều ý kiến quan điểm trái chiều, khác nhau về việc có nên thừa nhận hay không loại hình DVTHN. Phải nói rằng, trước khi Nhà nước thừa nhận thu hồi nợ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thông qua việc ban hành hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngành nghề này, nghề thu hồi nợ đã ra đời và tồn tại khách quan. Bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh DVTHN dựa trên nền tảng pháp luật, các “dịch vụ” đòi nợ theo kiểu xã hội đen cũng song song tồn tại. Điển hình là các băng nhóm tội phạm được cầm đầu bởi những tay anh chị khét tiếng như Khánh Trắng, Năm Cam, Phúc “bồ”. Riêng đối với Khánh trắng, vào những năm chín mươi, đòi nợ là một nguồn thu nhập lớn của Khánh. Để đòi được nợ, Khánh không chỉ tàn ác với con nợ mà còn tàn nhẫn cả với chủ nợ. Vào năm 1992 Khánh thực hiện “dịch vụ” đòi nợ thuê cho chị Phạm Thị Ngọc Trang ở 105/3 đường Nguyễn Kiệm, thành phố Hồ Chí Minh. Chị Trang thuê Khánh đòi tiền chị Nhung ở 58 phố Hàng Bạc, Hà Nội với tổng số tiền gần 925 triệu đồng và chị Trang đã phải chi cho Khánh 500 triệu đồng. Để “hợp pháp” hóa việc thuê mướn này, chị Trang phải viết giấy là vay của Khánh “trắng” 500 triệu đồng [13]. Và cho đến nay, mặc dù đã có quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngành 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 282 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 339 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 111 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 106 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 220 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 123 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 78 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 96 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 32 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 183 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 35 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 74 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 58 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 20 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn