intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Giao kết và thực hiện hợp đồng tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

57
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nhằm xác định cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc về HĐTM, phát hiện ra những bất cập, tồn tại từ thực tiễn giao kết và thực hiện HĐTM của UBTPC, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giao kết và thực hiện các HĐTM tại Công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Giao kết và thực hiện hợp đồng tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ Ngành: Luật Kinh tế TRẦN THỊ THÚY Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ Ngành : Luật Kinh tế Mã số : 8380107 HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ THÚY NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN BÌNH MINH Hà Nội - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan với đề tài “ Giao kết và thực hiện hợp đồng tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Bản thân tôi đã tự thu thập thông tin và dữ liệu của Tập đoàn Điện lực Viêt nam, Tổng công ty Phát điện 1, Công ty Nhiệt điện Uông Bí, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết nhất để phục vụ cho đề tài. Quảng Ninh, ngày 12 tháng 02 năm 2020 Tác giả Trần Thị Thúy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn để bảo vê tốt nghiệp theo kế hoạch của Trường Đại học Ngoại Thương. Có được kết quả này, trước hết tôi xin phép được cảm ơn đến tập thể các thầy cô giáo đã truyền đạt các kiến thức quý giá cho tôi trong thời gian tôi được học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo TS. Nguyễn Bình Minh người đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, trách nhiệm về mặt khoa học để tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Nhiệt điện Uông Bí, các đồng nghiệp và gia đình đã tham gia góp ý, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Trần Thị Thúy
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN.............8 HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ...................................................................................8 1.1. Khái niệm chung về Hợp đồng thƣơng mại .................................................8 1.1.1.Khái niệm ....................................................................................................8 1.1.2. Đặc điểm ....................................................................................................9 1.1.3. Điều kiện hiệu lực của Hợp đồng thương mại ......................................13 1.2. Giao kết Hợp đồng thƣơng mại ...................................................................20 1.2.1. Nguyên tắc giao kết Hợp đồng thương mại ...........................................20 1.2.2. Đề nghị giao kết Hợp đồng thương mại. ................................................22 1.2.3. Chấp nhận giao kết Hợp đồng thương mại ...........................................25 1.3. Thực hiện Hợp đồng thƣơng mại ...............................................................26 1.3.1. Nguyên tắc thực hiện Hợp đồng thương mại ........................................26 1.3.2. Các biện pháp đảm bảo thực hiện Hợp đồng thương mại ....................28 1.3.3. Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng thương mại ...................................29 1.4. Những rủi ro phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại............................................................................................................36 1.4.1. Rủi ro trong quá trình đàm phán ...........................................................37 1.4.2. Rủi ro xảy ra khi hợp đồng đã được ký kết ............................................38 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................42 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HĐTM................43 TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ .............................................................43 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Nhiệt điện Uông Bí .......................................43 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Nhiệt điện Uông Bí ..43 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Nhiệt điện Uông Bí: ......................45
  6. iv 2.1.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các loại hợp đồng thương mại tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí..................................................................47 2.2. Thực tiễn giao kết Hợp đồng thƣơng mại tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí ...............................................................................................................................48 2.2.1. Các quy định về giao kết hợp đồng thương mại trong Công ty .............48 2.2.2.Thực tiễn đề nghị giao kết hợp đồng tại Công ty. ...................................53 2.2.3. Thực tiễn chấp nhận giao kết tại Công ty ..............................................55 2.3. Thực tiễn thực hiện Hợp đồng thƣơng mại tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí ............................................................................................................................57 2.3.1. Các quy định của Công ty về thực hiện Hợp đồng thương mại ............57 2.3.2 Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng thương mại thường được áp dụng tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí ..........................................................58 2.3.3. Một số tranh chấp điển hình liên quan đến việc thực hiện hợp đồng thương mại tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí ....................................................60 2.4. Đánh giá thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí ..........................................................................................66 2.4.1. Thành công ..............................................................................................66 2.4.2. Nhược điểm và nguyên nhân ..................................................................71 2.4.2. Nguyên nhân ...........................................................................................71 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................73 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN ............................................................................................................74 HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ. .........74 3.1. Kế hoạch phát triển của Công ty Nhiệt điện Uông Bí và xu hƣớng giao kết, thực hiện hợp đồng thƣơng mại tại Công ty ..............................................74 3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí ...................................................................76 3.2.1. Giải pháp trong các bước xây dựng, giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại .........................................................................................................76
  7. v 3.2.2 Giải pháp sửa đổi, bổ sung các Quy chế, quy định liên quan đến việc giao kết và thực hiện Hợp đồng thương mại ...................................................79 3.2.3 Giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực ...............................................80 3.3. Kiến nghị cụ thể để nâng cao chất lƣợng giao kết và thực hiện HĐTM tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí. ...............................................................................81 3.3.1. Kiến nghị về Quy chế, Quy định của Tập đoàn Điện Lực Việt nam và Tổng công ty Phát điện 1...................................................................................81 3.3.2. Kiến nghị đối với Công ty ........................................................................84 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................87 KẾT LUẬN ..............................................................................................................88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................91 PHỤ LỤC .................................................................................................................95
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLDS Bộ Luật dân sự BLTTDS Bộ Luật Tố tụng Dân sự EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVNGENCO1 Tổng công ty Phát điện 1 UBTPC Công ty Nhiệt điện Uông Bí HSMT Hồ sơ mời thầu HSYC Hồ sơ yêu cầu HSDT Hồ sơ dự thầu HSĐX Hồ sơ đề xuất KQLCNT Kết quả lựa chọn nhà thầu KHLCNT Kế hoạch lựa chọn nhà thầu SXKD Sản xuất kinh doanh KHVT Kế hoạch và Vật tư TCKT Tài chính và Kế toán LTM Luật Thương mại HĐTM Hợp đồng thương mại
  9. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1 Quy mô công suất các đơn vị trong Tổng công ty Phát điện 1 .............45 Biểu đồ 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.................................................47 Biểu đồ 2.3 Giá trị tiết kiệm trong đấu thầu..............................................................68 Biểu đồ 2.4 Hình thức các gói thầu ...........................................................................69 Sơ đồ 2.1 Tổ chức hoạt động của Công ty Nhiệt điện Uông Bí ...............................46 Sơ đồ 2.2: Các bước thực hiện giao kết hợp đồng ....................................................53 Sơ đồ 2.3: Các bước chấp nhận giao kết hợp đồng ...................................................56
  10. viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Tên luận văn thạc sĩ: Giao kết và thực hiện Hợp đồng thương mại tại Công ty nhiệt điện Uông Bí. 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam đứng trước những nguy cơ, thách thức to lớn. Ngành điện cũng gặp nhiều thách thức khi nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, tình hình thiên tai lũ lụt phức tạp, nhu cầu điện tăng cao… Công ty Nhiệt điện Uông Bí cũng không nằm ngoài các thách thức đòi hỏi trên. Để góp phần vào việc thực hiện tốt quản lý và thực hiện hợp đồng tại Công ty tôi quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khái quát những vấn đề cơ bản về hợp đồng, HĐTM nói chung, các quy định pháp luật cơ bản về giao kết và thực hiện HĐTM; Phân tích thực tiễn việc giao kết và thực hiện HĐTM tại UBTPC trong các năm vừa qua, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, từ đó phát hiện ra các điểm bất cập, các nguy cơ rủi ro mà UBTPC đã, đang và sẽ gặp phải ở từng loại hợp đồng. Đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm giải quyết các bất cập, rủi ro của việc giao kết và thực hiện HĐTM để nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện HĐTM với các đối tác. 3. Luận văn đã đạt đƣợc những kết quả chính nhƣ sau: Luận văn đã nghiên cứu khái quát các vấn đề chung về giao kết và thực hiện HĐTM như khái niệm, đặc điểm, điều kiện hiệu lực, trình tự giao kết, nguyên tắc thực hiện và các trách nhiệm pháp lý liên quan đến HĐTM. Luận văn đi sâu phân tích thực tiễn giao kết và thực hiện các loại HĐTM tại UBTC, phân tích những thành công đạt được, nhưng nhược điểm còn tồn tại, các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các HĐTM. Luận văn đã đưa ra và phân tích các giải pháp Công ty cần thực hiện để thúc đẩy hiệu quả của việc giao kết và thực hiện các HĐTM.
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương và tìm nhiều biện pháp, các chính sách hiệu quả, bằng hành lang pháp lý ổn định và phù hợp để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, đồng hành cùng các doanh nghiệp trong nước vì vậy các Doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển. Kể từ gia nhập WTO Hoạt động thương mại Việt Nam có nhiều thay đổi, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra thường xuyên hơn, do đó hợp đồng thương mại (HĐTM) cũng được xem trọng hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quan hệ hợp đồng với nhiều đối tác khác nhau nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp của Việt Nam đứng trước những nguy cơ, thách thức to lớn do nền kinh tế các nước có sự ảnh hưởng tác động lớn lẫn nhau, nhất là sau các sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, sau các cuộc chiến tranh thương mại của các nước lớn.. Ngành điện cũng gặp nhiều thách thức khi nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, tình hình thiên tai lũ lụt phức tạp, nhu cầu điện tăng cao, các yêu cầu tiêu chuẩn vè môi trường ngày càng khắt khe, xu hướng phát triển đòi hỏi ngành điện sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch, năng lượng tái tạo.....Công ty Nhiệt điện Uông Bí cũng không nằm ngoài các thách thức đòi hỏi trên. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động và có vốn hiểu biết pháp luật vững vàng nhằm có được ưu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thương trường qua đó đạt hiệu quả cao trong kinh doanh không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn phải đứng vững trên thị trường thế giới. Tranh chấp trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, nhất là đối với cơ chế mở và một nền kinh tế thị trường đang theo xu hướng khu vực hóa, toàn
  12. 2 cầu hóa như hiện nay. Tuy nhiên, do sự chủ quan và không được trang bị kiến thức pháp luật đầy đủ, các doanh nghiệp thường gặp phải những tổn thất không đáng có dẫn tới sự thua thiệt, tổn thất rất lớn trong kinh doanh và thậm chí là phá sản. Công ty Nhiệt điện Uông Bí (Tên gọi tắt là UBTPC), một doanh nghiệp đã từng là con chim đầu đàn của ngành điện, của khối doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng đang trong giai đoạn nhiều khó khăn, sự khó khăn này đến từ nhiều phía: nguồn cung cấp nguyên liệu chính là than ngày càng giảm sút, cấp trên giao phát sản lượng ngày càng cao, yêu cầu tối ưu hóa chi phí, giảm giá thành càng chặt chẽ. Các năm gần đây sản lượng sản xuất của Công ty thường không đạt kế hoạch Tổng công ty giao, máy móc thiết bị vận hành thường xuyên sự cố, giá thành sản xuất cao hơn kế hoạch đề ra dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh không có lãi. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là trình độ tay nghề kinh nghiệm người lao động còn yếu , máy móc thiết bị lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, nhiên liệu, vật tư cung cấp cho sửa chữa chưa kịp thời, máy móc thiết bị không được đầu tư nâng cấp, giá bán điện thấp.....Để vận hành máy móc thiết bị sản xuất điện, yếu tố đầu tiên là người lao động thì các yếu tố đầu vào khác là nguyên nhiên vật liệu, công tác công tác sửa chữa máy móc thiết bị là rất quan trọng. Nguyên nhiên vật liệu không được cung cấp kịp thời, đảm bảo yêu cầu chất lượng thì phải ngừng máy móc thiết bị, không vận hành sản xuất được. Việc cung cấp nguyên vật liệu phụ thuộc vào chất lượng quản lý và thực hiện các hợp đồng mua sắm. Công tác sửa chữa không thực hiện tốt thì ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty vì khi chất lượng sửa chữa kém, kéo dài thời gian sửa chữa thì máy móc thiết bị không ổn định, liên tục sự cố và số giờ vận hành giảm, tốn kém nhiều chi phí khi phải khởi động lại lò máy, bị phạt trên thị trường do tham gia vào hệ thống không đảm bảo sản lượng đã giao.... Công tác sửa chữa chủ yếu là thuê ngoài nên chất lượng của hợp đồng với các nhà thầu sửa chữa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thi công các công trình sửa chữa. Các vướng mắc, khó khăn, trục trặc liên quan đến công tác sửa chữa thương xuyên xảy ra tại Công ty trong nhiều năm qua, chi phí sửa chữa lớn nhất là khi tiếp nhận và vận hành 2 tổ máy 300MW (do Tổng thầu Lilama bàn giao) và 330MW (do nhà thầu Chengda của Trung quốc
  13. 3 bàn giao) với tình hình chung là máy móc thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, không đảm bảo đúng theo thiết kế nên Công ty phải thường xuyên sửa chữa. Để giao kết và thực hiện một hợp đồng sửa chữa thành công, chất lượng và hiệu quả thì tất cả các khâu của hợp đồng thương mại từ lập phương án kỹ thuật, lập dự toán, xây dựng hồ sơ mời thầu, chấm thầu, thương thảo hợp đồng, ký kết hợp đồng, quản lý thực hiện hợp đồng, nghiệm thu, bảo hành công trình phải làm tốt, tính pháp lý của hợp đồng chặt chẽ thì công tác sửa chữa mới chất lượng hiệu quả. Để góp phần vào việc thực hiện tốt quản lý và thực hiện hợp đồng tại Công ty góp phần quan trọng cho phục vụ sản xuất phát sản lượng điện, tiết giảm chi phí, thực hiện đạt và vượt kế hoạch Tổng công ty giao, sản xuất kinh doanh có lãi, qua thời gian làm việc tại UBTPC, học tập và nghiên cứu tại khóa đào tạo Thạc sĩ Luật kinh tế 2018 - 2020, Đại học Ngoại Thương, tôi quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Giao kết và thực hiện Hợp đồng thương mại tại Công ty nhiệt điện Uông Bí ” trình bày trong luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc Như đã khẳng định ở phần trên, việc giao kết và thực hiện HĐTM đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, là một trong những nguyên nhân quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên vấn đề giao kết và thực hiện HĐTM đã được nghiên cứu, đề cập khá nhiều trong các chương trình nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng hệ thống pháp luật và cả trong thực tiễn kinh doanh. Trong những năm qua, giới nghiên cứu khoa học pháp lý đã có một số công trình, bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này với những phạm vi và mức độ khác nhau, ví dụ như : Cẩm nang hợp đồng thương mại của VCCI năm 2010; Cẩm nang văn bản pháp luật dành cho doanh nghiệp - phiên bản 3.0 của VCCI năm 2015; Những điều cần biết về ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự (Theo Bộ luật Dân sự hiện hành năm 2015) của Bộ Tư pháp năm 2017
  14. 4 Giáo trình Luật thương mại quốc tê của Trường Đại học Kinh tế quốc dân do TS Trần ThTrầòa Bình – TS Trnươnăn Nam ch Vg ên – NXB Lao độNXB ã hXB Lao Vg mại đó đưa ra nhừng tổng quan về luật thương mại quốc tế, các thiết chế điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế, chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế, chế độ pháp lý về bảo hiểm hàng hóa..... Luận án tiến sĩ của NCS Hà Công Anh Bảo – Trường Đại học ngoại thương về Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam. Luận án đã đưa ra những khía cạnh chung nhất về khái niệm và thực trạng giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại dịch vụ tại Việt nam với các hợp đồng có hoặc không có yếu tố nước ngoài. Luận án Tiến sĩ của NCS Phạm Hoàng Giang, Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận án đưa ra các vấn đề về lý luận và thực tiễn quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Bài viết “ Một số môc tiến độ chính để đạt được vận hành thương mại của Nhà máy điện” thuộc phần Tranh tụng và trọng tài trong lĩnh vực năng lượng của các tác giả Arif Hyder Ali và Denis J.King được đăng trên tạp chí Transnational Dispute Management năm 2007 và Công thông tin về Luật và quy định điều chỉnh ngành năng lượng thế giới. Những công trình và đề tài, bài viết trên đều chứng tỏ được tầm quan trọng của hợp đồng thương mại trong nền kinh tế cũng như đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong ngành điện nói chung, chưa có một nghiên cứu nào về giao kết và thực hiện HĐTM để giúp các doanh nghiệp sản xuất điện có sự tham chiếu hữu ích khi tham gia ký kết và thực hiện các HĐTM nhằm có được các hợp đồng chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tại UBTPC nói riêng, cho đến nay cũng chưa hề có một nghiên cứu nào về thực tiễn giao kết và thực hiện HĐTM , chính vì vậy trên thực tế có những nội dung xây dựng hồ sơ mời thầu, chấm thầu, thương thảo hợp đồng, ký kết hợp đồng, quản lý thực hiện hợp
  15. 5 đồng đến khi giải quyết tranh chấp phát sinh vẫn có cán bộ nghiệp vụ đến lãnh đạo đang không nắm rõ, không có phương châm, nguyên tắc phù hợp với đặc thù và thực tiễn máy móc thiết bị của Công ty khi xây dựng, giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại. Vì vậy cần thiết phải có một nghiên cứu về thực tiễn giao kết và thực hiện HĐTM về tại UBTPC để giúp những người làm công tác tham mưu giúp việc soạn thảo, ký kết và thực hiện HĐTM cũng như các lãnh đạo UBTPC rút ra được các kinh nghiệm quý giá trong quá trình xây dựng, đàm phán, ký kết và thực hiện; để hiểu và có cách thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia quan hệ thương mại với các đối tác trong và ngoài nước, giảm thiểu rủi ro, tổn thất, thiệt hại khi thực hiện hợp đồng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài nhằm xác định cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc về HĐTM, phát hiện ra những bất cập, tồn tại từ thực tiễn giao kết và thực hiện HĐTM của UBTPC, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giao kết và thực hiện các HĐTM tại Công ty Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài là: Khái quát những vấn đề cơ bản về hợp đồng, HĐTM nói chung, các quy định pháp luật cơ bản về giao kết và thực hiện HĐTM; Phân tích thực tiễn việc giao kết và thực hiện HĐTM tại UBTPC trong các năm vừa qua, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, từ đó phát hiện ra các điểm bất cập, các nguy cơ rủi ro mà UBTPC đã, đang và sẽ gặp phải ở từng loại hợp đồng. Đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm giải quyết các bất cập, rủi ro của việc giao kết và thực hiện HĐTM để nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện HĐTM với các đối tác. 4. Đ i tƣợng và phạm vi nghiên cứu
  16. 6 Đối tượng của đề tài là những vấn đề pháp lý liên quan đến giao kết và thực hiện HĐTM theo pháp luật Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực tiễn giao kết và thực hiện các HĐTM tại UBTPC. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về nội dung: Các loại hợp đồng hiện có tại UBTPC : hợp đồng mua sắm vật tư hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng sửa chữa, hợp đồng mua bán điện, hợp đồng mua nhiên liệu, hợp đồng đào tạo... Về không gian: luận văn nghiên cứu các HĐTM trên quy mô của một doanh nghiệp là UBTPC và đề xuất giải pháp cho UBTPC trong việc giao kết và thực hiện HĐTM. Về thời gian: tác giả thu thập và phân tích các HĐTM của UBTPC được ký kết trong 5 năm trở lại đến nay. Đồng thời tác giả đề xuất các giải pháp cho UBTPC trong giai đoạn tiếp theo kể từ khi hoàn thiện công trình nghiên cứu tháng 12 năm 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả đã kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra. Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đề tài tập trung sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu đó là phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Các phương pháp này được sử dụng rải rác trong nhiều chương khác nhau của luận văn. Cụ thể: Chương 1 sử dụng phương pháp phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm, điều kiện hiệu lực, trình tự giao kết, nguyên tắc giao kết và thực hiện HĐTM, trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM, tổng hợp các vấn đề pháp lý cơ bản về giao kết và thực hiện HĐTM để tạo ra một hệ thống lý luận mang tính đầy đủ và lô gích hơn; tổng hợp các kỹ năng đàm phán, soạn thảo HĐTM.
  17. 7 Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá thực tiễn giao kết và thực hiện từng loại HĐTM tại UBTPC nhằm làm rõ các vấn đề tồn tại trong việc giao kết và thực hiện HĐTM tại UBTPC. Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành, các quy trình, quy định nội bộ của Công ty liên quan đến việc giao kết và thực hiện HĐTM, phân tích định hướng phát triển của UBTPC từ đó đề xuất các giải pháp hữu ích thúc đẩy hiệu quả của việc giao kết và thực hiện HĐTM trong thời gian sớm nhất. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Với mục tiêu trên đây, tác giả hy vọng đề tài sẽ có ý nghĩa thiết thực, mang đến một cái nhìn tổng quát về các vấn đề còn tồn tại và cách thức khắc phục đối với việc giao kết và thực hiện HĐTM tại UBTPC, giúp cho lãnh đạo UBTPC, các phòng ban liên quan và cán bộ nghiệp có thêm cơ sở tham khảo cần thiết trong quá trình giao kết và thực hiện HĐTM với các đối tác. Qua đó nâng cao năng lực quản trị và thực hiện HĐTM, giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao kết và thực hiện HĐTM của UBTPC. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn này gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về giao kết và thực hiện Hợp đồng thương mại. Chương 2: Thực trạng giao kết và thực hiện Hợp đồng thương mại tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giao kết và thực hiện Hợp đồng thương mại tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí.
  18. 8 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái niệm chung về Hợp đồng thƣơng mại 1.1.1.Khái niệm a/ Khái niệm về Hợp đồng Theo Điều 385 BLDS 2015 “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng là một hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất, là sự thể hiện ý chí của các chủ thể để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ.. BLDS năm 2015 đã bỏ cụm từ “dân sự” sau hai từ “hợp đồng” trong với BLDS năm 2005, điều này giúp cho cách hiểu về khái niệm hợp đồng trong BLDS được rộng hơn, bao trùm cả hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh hay HĐTM, hợp đồng đầu tư... Quy định mới về khái niệm hợp đồng này làm tăng tính khả thi, minh bạch trong thực tiễn áp dụng, mở rộng phạm vi điều chỉnh của BLDS. Ý chí của các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng, khi sự thống nhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ, nghĩa vụ này ràng buộc các chủ thể, buộc các chủ thể hợp đồng phải thực hiện. Do đó, yếu tố thoả thuận, thống nhất ý chí có ý nghĩa chủ đạo trong việc thiết lập lên hợp đồng, tuy nhiên chỉ những thoả thuận làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các chủ thể mới tạo nên quan hệ hợp đồng. b/ Khái niệm về HĐTM Hiện nay, khái niệm về HĐTM không có trong tất cả các văn bản pháp luật, khái niệm này chỉ tồn tại dưới dạng là một thuật ngữ pháp lý. Ngay trong LTM 2005 cũng không có khái niệm cụ thể thế nào là HĐTM nhưng có thể hiểu HĐTM là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự phục vụ cho mục đích kinh doanh. Như vậy HĐTM cũng là những giao dịch có bản chất dân sự, được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng của các bên, cùng hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung khi tham gia giao kết hợp đồng và đều có những vấn đề cơ bản của một
  19. 9 hợp đồng dân sự, chỉ khác về mục đích là phục vụ cho mục đích kinh doanh thương mại. Xuất phát từ khái niệm hoạt động thương mại được qui định trong Khoản 1 Điều 3 LTM 2005 “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” thì có thể hiểu HĐTM là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên mà ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại. Khái niệm trên giúp cho các bên tham gia HĐTM hiểu rõ bản chất của HĐTM là một sự thỏa thuận, mục đích của HĐTM là nhằm mục đích thương mại và chủ thể tham gia hợp đồng là thương nhân hoặc tổ chức cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Tóm lại HĐTM là sự thỏa thuận giữa các chủ thể thương mại với nhau và với các chủ thể có liên quan về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Hợp đồng là phương tiện không thể thiếu trong hoạt động thương mại để các chủ thể thực hiện mục tiêu thương mại của mình. HĐTM trở thành phương tiện phục vụ cho mục đích kinh doanh trên nguyên tắc các chủ thể tự nguyện, bình đẳng với nhau. 1.1.2. Đặc điểm Từ các khái niệm trên thì HĐTM mang những đặc điểm của hợp đồng dân sự nói chung, đồng thời mang những nét đặc trưng nhất định, trong đó có hai yếu tố cơ bản: Thứ nhất, nội dung là các hoạt động thương mại; Thứ hai, được ký kết giữa các chủ thể là thương nhân hoặc ít nhất một bên chủ thể là thương nhân. a/ Chủ thể của Hợp đồng thương mại Chủ thể đầu tiên của HĐTM là thương nhân. Thương nhân được xem là các chủ thể hoạt động một cách thường xuyên trong các hoạt động có liên quan đến thương mại, các chủ thể khác được xem là các chủ thể hoạt động không thường
  20. 10 xuyên đó là tất cả các chủ thể của luật dân sự khi tham gia các hoạt động thương mại. Từ một đặc điểm của HĐTM là được ký kết giữa các chủ thể là thương nhân, hoặc có ít nhất một chủ thể là thương nhân, có thể thấy hoạt động thương mại là hoạt động của các thương nhân hoặc giữa thương nhân với các chủ thể khác. Khoản 1 Điều 6 LTM 2005 quy định “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Trong HĐTM, có thể có những hợp đồng đòi hỏi các bên đều phải là thương nhân như: hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại… hay có những hợp đồng chỉ đòi hỏi có ít nhất một bên là thương nhân như: hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hóa, hợp đồng môi giới thương mại…). Ngoài ra, các tổ chức, các nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của HĐTM khi họ có hoạt động liên quan đến thương mại. Họ tham gia hợp đồng không nhằm mục đích sinh lợi nhưng có liên quan đến thương mại, có nhu cầu giao dịch, mua bán hàng hóa và lựa chọn luật áp dụng là LTM. Như vậy, chủ thể trong HĐTM gồm thương nhân, cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại (Khoản 1,2 Điều 2 LTM 2005), với tư cách là pháp nhân hay cá nhân nếu tuân thủ được các quy định của pháp luật thì đều có quyền tiến hành các giao dịch thương mại. b/ Đối tượng của Hợp đồng thương mại Các bên khi tham gia ký kết HĐTM thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động thương mại ký kết. Đối tượng của HĐTM có thể là hàng hóa, trong đó Khoản 2 Điều 3 LTM 2005 quy định hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai, dịch vụ,... nhưng phải không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm. Chính vì hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2