Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật lao động về lao động nữ từ thực tiễn các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Phước
lượt xem 6
download
Luận văn đề cập một số những vấn đề lý luận pháp luật lao động về lao động nữ mà cụ thể là quyền của lao động nữ cùng với pháp luật bảo vệ quyền của họ trong việc về về giao kết, thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật lao động về lao động nữ từ thực tiễn các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Phước
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ YẾN LOAN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG NỮ TỪ THỰC TIỄN CÁC KHU CÔNG NGHỆP TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội - 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ YẾN LOAN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG NỮ TỪ THỰC TIỄNTẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM THỊ THÚY NGA Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả được trình bày trong luận văn chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào. Trong luận văn có dùng một số nhận xét cũng như đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, tuy nhiên đều có thực hiện trích dẫn nguồn gốc. Tôi xin chân thành cảm ơn ! NGƯỜI CAM ĐOAN LÊ THỊ YẾN LOAN
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NỮ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ LAO ĐỘNG NỮ ............................................... 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của lao động nữ ................................... 6 1.2. Khái niệm, nội dung pháp luật về lao động nữ ................................ 12 1.3. Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về lao động nữ ............... 14 Chương 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG NỮ Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC ................................................................................................. 26 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động nữ ở các doanh nghiệp tại Các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước .................................... 26 2.2. Khái quát về tình hình sử dụng lao động nữ tại các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Bình Phước................................................................. 30 2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về lao động nữ tại các doanh nghiệp trong các kcn tỉnh Bình Phước ................................................................... 33 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG NỮ TỪ KINH NGHIỆM CỦA BÌNH PHƯỚC .................................................. 51 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về lao động nữ ở Việt Nam hiện nay 511 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về lao động nữ ........................................................................................................ 588
- Danh mục viết tắt BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội CNLĐ Công nhân lao động DN Doanh nghiệp DS Dân số HĐLĐ Hợp đồng lao động KCN Khu công nghiệp ILO Tổ chức lao động thế giới LĐLĐ Liên đoàn Lao động LĐN Lao động nữ LĐTT Lao động tập thể PL Pháp luật lao động PLLĐ Pháp luật lao động NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động TNHH Trách nhiệm hữu hạn
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ngày càng tăng. Trong đó, một số ngành như da giày, dệt may, chế biến thủy sản có doanh nghiệp tỉ lệ nữ chiếm tới 80% đến 90%. Trên nền tảng quy định của Hiến pháp về quyền phụ nữ, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản luật, văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa các quyền cơ bản của phụ nữ, nhằm bảo vệ quyền phụ nữ tốt hơn, phát huy vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình, cộng đồng và xã hội, hòa nhập chung với hệ thống pháp luật khu vực và quốc tế, phù hợp với những cam kết về thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ mà Việt Nam đã ký kết như Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đặc biệt là người lao động nữ như: Hiến pháp Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 và mới đây nhất Bộ luật lao động 2019 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019 thông qua; Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Hiện nay đời sống của đại bộ phận người lao động nữ vẫn còn nhiều khó khăn, một số vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân như về nhà ở tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội, nơi sinh hoạt văn hoá, cơ sở nuôi dạy trẻ chưa được giải quyết kịp thời. Qua các đề tài nghiên cứu, khảo sát, báo cáo của các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn về đời sống, việc làm của người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng cho thấy thực trạng và những vấn đề cần quan tâm tới đời sống của lao động nữ trong các khu công nghiệp hiện nay cần được quan tâm nhiều hơn mặt dù nước ta đang đang dần hoàn thiện các cơ chế, chính sách 1
- nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ nói chung và lao động nữ tại các khu công nghiệp nói riêng . Vì vậy, tác giả chọn đề tài luận văn nghiên cứu “Pháp luật lao động về lao động nữ từ thực tiễn các khu công nghiệp tại Tỉnh Bình Phước” đề cập vấn đề đến quy định và các biện pháp của pháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động nữ như: quyền của lao động nữ vềcác việc đảm bảo tuyển dụng, việc làm, đào tạo nghề, quyền bình đẳng trong việc đảm bảo điều kiện việc làm và cuộc sống sinh hoạt và các quyền đặc biệt đối với lao động nữ tại các khu công nghiệp. 2. Tinh hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện tại, nghiên cứu đề tài về pháp luật lao động đã có rất nhiều công trình luận văn, sách báo hoặc bài nghiên cứu để tham khảo xung quanh lao động nữ như là lao động, việc làm, quyền bình đẳng, việc đảm bảo thiên chức làm mẹ được quan tâm trong thời gian qua. Có những công trình, đề tài, dự án, sách báo, tạp chí đã nghiên cứu về vấn đề lao động nữ, như: Bộ Luật lao động của các nước: Philippines, Nam Phi, Liên Bang Nga, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Nhật Bản; Nguyễn Hữu Chí (2009), Pháp luật về lao động nữ- Thực trạng và phương pháp hoàn thiện, Tạp chí Luật học 09/2009, Tr.26-32;Vũ Ngọc Dương (2010), “Quyền bình đẳng của lao động nữ theo pháp luật Philippines”; Ths. Trần Thúy Lâm (2005), Bảo vệ lao động nữ trong lĩnh vực kỷ luật lao động, Tạp chí Luật học số đặc sản về bình đẳng giới/2005, Tr.25-29; Hoàng Thị Minh (2012) , Phòng chống vi phạm pháp luật đối với lao động nữ, Tạp chí Luật học số 05/2012, Tr.61-67; Ths.Nguyễn Thị Kim Phụng (2004), quyền của lao động nữ theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế trong những công ước Việt Nam chưa phê chuẩn, Tạp chí Luật học số 03/2004, Tr.63-67; (2015), Pháp luật về lao động nữ từ thực tiễn các doanh nghiệp tại thành phố Nam Định, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội; TS. Phạm Thị Thúy Nga (2006), “Lao động phục vụ gia đình”, Nhà nước và pháp luật, (2), Tr.50-57; Đặng Quang Điều (2011), Một số 2
- đề xuất, kiến nghị tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ, Lao động và xã hội, (415), Tr.7-9; Nguyễn Thanh Hòa (2009), Thực hiện hiệu quả mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động, Tạp chí cộng sản, (178); Lê Thị Hoài Thu (2008), Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam, Khoa học, (24), Tr.84-92... đã nêu lên nhiều biện pháp bảo vệ người lao động. Các nghiên cứu và tài liệu này đã đề cập đến việc bảo vệ quyền lợi lao động ở mức độ tổng quát nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền bình đẳng cho lao động nữ ở nhiều mặt khác nhau. Và ở đây, với đề tài tác giả chọn sẽ trình bày nghiên cứu một cách tương đối pháp luật lao động về lao động nữ ở tại các khu công nghiệp trong quan hệ làm công hưởng lương chứ không đề cập đến các vấn đề khác đối với người lao động nữ nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Luận văn đề cập một số những vấn đề lý luận pháp luật lao động về lao động nữ mà cụ thể là quyền của lao động nữ cùng với pháp luật bảo vệ quyền của họ trong việc về về giao kết, thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ. Đồng thời, luận văn định hướng đánh giá tổng quan tương đối thực trạng việc bảo vệ quyền lao động nữ bằng pháp luật về các điều kiện lao động với lao động nữ và đưa ra những hạn chế cũng như giải pháp để hoàn thiện hơn, được bảo đảm tốt hơn nữa về quyền lao động nữ tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích, đánh giá tính phù hợp và chưa phù hợp của các quy định pháp luật hiện hành ở Việt Nam hiện nay về lao động nữ Phân tích, đánh giá và chỉ ra những thành tựu, các hạn chế, định hướng hoàn thiện pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp luật; nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện quy định pháp luật trong thực tiễn về lao động nữ ở các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
- Đối tượng nghiên cứu: Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về pháp luật lao động về lao động nữ, bảo đảm quyền của lao động nữ. Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện kinh phí và thời gian có hạn nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về lao động nữ làm việc trong nước và việc đánh giá thực tiễn thực hiện giới hạn tại một số khu công nghiệp trong tỉnh Bình Phước. Luận văn nghiên cứu pháp luật về lao động nữ theo bốn nhóm nội dung sau: Quy định về tuyển dụng, việc làm, đào tạo nghề; Quy định về giao kết, thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt HĐLĐ; Quy định về điều kiện lao động cho lao động nữ; Quy định về bảo hiểm xã hội. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng chủ nghĩa Mác - Lênin theo phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bên cạnh đó luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: Phương pháp phân tích - tổng hợp được tại các chương và mục, từ đó đã phân tích rõ các luận điểm và đưa ra tổng kết luận nghiên cứu, phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu trong chương 2 để làm rõ thực tiễn việc bảo đảm quyền của LĐN ở Việt Nam nói chung và hiện nay tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước nói riêng . 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn làm nổi bật rõ các vấn đề liên quan pháp luật về lao động nữ, từ đó ta có thể đánh giá thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền của lao động nữ tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đã nhận thấy một số hạn chế trong pháp luật bảo đảm quyền của lao động nữ mà qua đó có những hướng đề xuất giải quyết để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền cho lao động nữ. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1:Khái quát chung về lao động nữ và pháp luật Việt Nam về lao 4
- động nữ Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về lao động nữ ở các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả tổ chức thực pháp luật về lao động nữ từ kinh nghiệm của Bình Phước 5
- Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NỮ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ LAO ĐỘNG NỮ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của lao động nữ 1.1.1.Khái niệm về lao động nữ Lao động là hoạt động sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần để thoả mãn các nhu cầu của con người, có mục đích nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình cũng tạo nên các giá trị, phẩm giá cho con người. Lao động gắn chặt với việc làm, được thực hiện thông qua việc làm - công việc theo ngành nghề, lĩnh vực chuyên môn nhất định và có tính ổn định lâu dài. Đây chính là điều kiện chủ yếu để xã hội loài người được tồn tại, là cơ sở của sự tiến bộ về văn hóa, kinh tế, văn hoá và xã hội. Người lao động nữ là người lao động thuộc giới nữ và khi tham gia quan hệ lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi lao động, các quyền và nghĩa vụ của người lao động, đồng thời, được pháp luật lao động dành cho những quy định áp dụng riêng. Ở các nước đều quy định hai loại độ tuổi: độ tuổi thứ nhất là tuổi lao động tối thiểu nghĩa là có đầy đủ năng lực lao động; độ tuổi thứ hai (thấp hơn độ tuổi thứ nhất) nếu được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật thì trẻ em vẫn có thể tham gia ký kết các HĐLĐ, Tuổi tối thiểu để tham gia lao động là do pháp luật lao động riêng nước đó quy định tùy thuộc điều kiện cụ thể của đất nước đó. Theo khoản 3 Điều 2 Công ước số 138 của ILO1 về tuổi tối thiểu được tham gia vào thị trường lao động năm 1973 quy định: Tuổi lao động tối thiểu trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi. Liên quan đến điều kiện về độ tuổi của NLĐ, chúng ta cần đề cập đến vấn đề lao động trẻ em. Trình trang lao động nhỏ tuổi 1. ILO (1973), Công ước số 138 của ILO về Tuổi tối thiểu được đi làm việc. 6
- phải chịu nguy cơ bị bóc lột lao động và lạm dụng tình dục. Trẻ em và thanh, thiếu niên làm việc ở khu vực kinh tế phi chính thức, trong môi trường lao động không được quản lý và điều chỉnh. Nước ta đã và đang xây dựng nền móng bền vững và hiệu quả để phòng chống lao động trẻ em. Tháng 11/2000, Chính phủ đã phê duyệt Công ước số 182 về Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (năm 1999) và trong năm 2003, Chính phủ cũng đã phê duyệt Công ước 138 về Tuổi làm việc tối thiểu (năm 1973). Việc phê chuẩn các công ước của ILO đã cho cộng đồng quốc tế thấy được quyết tâm của nước ta trong việc khẩn trương thực hiện các biện pháp kịp thời nhằm xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất trên toàn quốc. Với sự hỗ trợ của Bộ Lao động Hoa Kỳ, ILO đang triển khai dự án ENHANCE (Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quốc gia Phòng ngừa và Giảm thiểu Lao động trẻ em tại Việt Nam) nhằm hỗ trợ kỹ thuật để thúc đẩy các giải pháp quốc gia của Chính phủ trong giải quyết lao động trẻ em. Xây dựng từ những thành quả hiện tại, dự án đang nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em trong một số lĩnh vực ưu tiên như may mặc, thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp và đánh bắt thủy sản. Với đối tác chính là Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội, dự án có sự tham gia của nhiều cơ quan liên quan, các đối tác xã hội và các tổ chức dân sự trong quá trình thực hiện nhằm xây dựng và củng cố giải pháp toàn diện và có hiệu quả với sự tham gia của nhiều bên liên quan để phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam. Giới nữ cũng có thể mạnh mẽ và quyết đoán, trở thành lãnh đạo, phi công, thợ máy...Ngược lại nam giới có thể dịu dàng và kiên nhẫn, có thể làm đầu bếp, nhân viên đánh máy, thư ký. Những đặc điểm có thể hoán đổi đó là những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang tính chất xã hội. Chúng thay đổi từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội, do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định. Vì vậy, địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam khác với địa vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo, địa 7
- vị của phụ nữ nông thôn khác với địa vị của phụ nữ vùng thành thị. 1.1.2 Đặc điểm của lao động nữ Lao động nữ khi tham gia vào quá trình lao động đều mang những đặc điểm của người phụ nữ Việt Nam và của người lao động. Qua đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa lao động cho người lao động nữ, đưa ra những biện pháp, phòng chống, bảo vệ lao động nữ trong thời gian lao động. Những điều này gắn liền ảnh hưởng trực tiếp đến những đặc tính của người lao động nữ. Ngoài những đặc điểm của người phụ nữ Việt Nam và của người lao động. Sự khác biệt về đặc điểm đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm, học vấn, cơ hội thăng tiến, trách nhiệm của phụ nữ cả ở công việc lẫn gia đình.Trước tiền, cần khẳng định rằng LĐN mang những đặc điểm chung của người lao động, họ đều là những người được nhận lương khi đi làm bằng sức lao động của mình. Họ không tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức lao động sản xuất và quyền quyết định phụ thuộc vào NSDLĐ. Thứ nhất là về mặt sinh lý: bất kỳ một phụ nữ lao động nào cũng được ban thiên chức làm mẹ. Từ ngàn xưa đến nay và mãi mãi sau này, người phụ nữ Việt Nam vẫn khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc đóng góp to lớn cho xã hội phát triển và thực hiện chức năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Đó là vai trò không thể thay thế được bởi thiên chức cao quý của người phụ nữ mà tạo hóa đã ban tặng, chỉ có phụ nữ mới thực hiện được chức năng này. Người phụ nữ có thiên chức cao quý là sinh đẻ để duy trì nòi giống và nuôi dạy con cái từ khi con cất tiếng chào đời đến khi con đã trưởng thành. Có thể nói rằng, chỉ có giới tính nữ mới thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ, đó là việc làm mẹ và việc thực hiện công việc tại một đơn vị nhất định. Người lao động nữ luôn luôn trong tâm thế phải hoàn thành hai nhiệm vụ này với trách nhiệm cao. Thứ hai là về sức khỏe, thể trạng của LĐN: nhìn chung, cấu tạo cơ thể và sức khỏe của người LĐN đều yếu hơn so với nam giới, nhưng ngược lại, LĐN ở Việt Nam thời nào cũng vậy - Luôn mang trong mình những phẩm chất cao quí. Dù ở vị trí nào, , ở cương vị nào phụ nữ cũng phát huy được sự khéo léo, sức 8
- mạnh, của mình. Người. Vì vậy, họ rất thích hợp cho những công việc lao động như, thủ công mỹ nghệ, may mặc, lắp ráp điện tử.... Không những vậy, ở các lĩnh vực làm công nhân công trường, hầm mỏ cũng có sự tham gia của họ.... Điều này nói lên được khả năng chịu đựng áp lực của LĐN là rất cao và họ thực sự rất nghiêm túc trong công việc. Bên cạnh đó, nhiều lLĐN đã nỗ lực rất nhiều trong học tập, lao động sáng tạo, không ngừng học hỏi, bồi dưỡng trí tuệ, tích lũy tri thức để hoàn thiện chính mình. Cùng với đó, yếu tố nền tảng quan trọng để làm nên giá trị và nhân cách của người phụ nữ chân chính đó chính là lòng yêu nước; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ được giao. Thứ ba là mặt tâm lý: Quan niệm xưa cũ phương Đông về việc nữ giới phải lo chuyện bếp núc, nội trợ, quán xuyến nhà cửa và chăm sóc gia đình đã tạo ra không ít rào cản và thiệt thòi cho người phụ nữ nói chung và người LĐN nói riêng. Xã hội có những định kiến khắc nghiệt dành cho phụ nữ, họ đề cao vai trò của đàn ông hơn hẳn. Trong khi người lao động nam dành phần lớn thời gian của mình vào công việc ngoài thị trường, cơ hội thăng tiến luôn dễ dàng thì LĐN thì hầu hết khối lượng công việc không được trả công do phụ nữ đảm nhận. Các lĩnh vực liên quan đến công việc chăm sóc không được trả công bị nữ hóa cao, trong khi đó các nhu cầu, mong muốn được lao động, học tập nâng cao, được chăm sóc trang bị thêm kiến thức của phụ nữ thường bị hạn chế. Điều đó đã khiến người phụ nữ bao giờ cũng thiệt thòi hơn đàn ông. Điều này đã khiến họ trở nên rụt rè, e ngại, không mạnh dạn, ít tự lập trong công việc, đó chính là tác nhân gây cản trở hoạt động công việc của LĐN.Tuy nhiên ngày nay, do áp lực công việc đặt ra đối với người lao động là như nhau, nên đòi hỏi xã hội phải nhìn nhận vấn đề khách quan hơn, bình đẳng hơn, bao dung hơn để đảm bảo cho sức khỏe và khả năng thực hiện công việc, khả năng lao động đối với LĐN. Với những đặc thù của LĐN vừa nêu trên, đòi hỏi pháp luật phải có những quy định riêng giúp họ vừa thực hiện nghĩa vụ lao động, lại vừa đảm nhiệm tốt chức năng làm mẹ và chăm sóc gia đình; bảo đảm cho họ quyền bình đẳng của lao động nữ trong lĩnh vực lao động; đảm bảo các quyền, lợi ích liên quan đến chức năng mang thai, 9
- sinh con và nuôi con nhỏ của lao động nữ; đảm điều kiện về an toàn, vệ sinh nơi làm việc phù hợp với lao động nữ và bên cạnh đó, cần có các cơ chế, biện pháp hỗ trợ, bảo vệ lao động nữ khi quyền và lợi ích trong lĩnh vực lao động bị xâm hại. Qua những đặc điểm đặc thù nêu trên, người lao động vốn là bên yếu thế trong quan hệ lao động thì lao động nữ còn yếu thế hơn so với lao động nam. Họ vốn không có thể trạng và sức khỏe bằng nam giới, lao động nữ lại phải thực hiện thiên chức làm mẹ, điều đó mang lại trách nhiệm cho người sử dụng lao động, làm ảnh hưởng lợi ích của doanh nghiệp khi kỳ mang thai kéo dài 9 tháng , nghỉ sinh con nhiều tháng liền và nuôi con nhỏ trong quá trình lao động. Vì vậy, pháp luật lao động cần có những quy định riêng cho lao động nữ sao cho phù hợp. Hiện nay, lao động nữ ở nước ta chiếm khoảng 50,04% lực lượng lao động xã hội và hoạt động ở mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ, pháp luật lao động cần đảm bảo những yêu cầu về quyền bình đẳng của lao động nữ so với các lao động nam, đảm bảo việc làm và điều kiện làm việc phù hợp với thể chất, tinh thần của lao động nữ và đồng thời phải đảm bảo các quyền, lợi ích cho lao động nữ mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ. 1.1.3. Vai trò của lao động nữ Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị và hội nhập kinh tế quốc tế... Với mục tiêu đến năm 2020 đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp, toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức phấn đấu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới theo định hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong sự nghiệp đó, Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng đến việc phát huy vai trò và nâng cao vị thế của người phụ nữ. Theo thống kê tỉ lệ và tầm quan trọng của lao động nữ trong trong doanh nghiệp, lĩnh vực khoa học - công nghệ, đội ngũ nữ trí thức Việt Nam đã có bước 10
- trưởng thành cả về số lượng và chất lượng với 36,64% trong khoa học tự nhiên; 43,42% trong lĩnh vực khoa học nông - lâm - thủy sản; 33% trong khoa học công nghệ; 38,27% trong khoa học xã hội và nhân văn. Trong các cơ sở nghiên cứu, đã có 6,3% cán bộ phụ trách là nữ; 10% đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do phụ nữ làm chủ nhiệm2. Nhiều đề tài nghiên cứu, sáng kiến khoa học của họ đã làm lợi cho đất nước nhiều tỉ đồng Trong xây dựng gia đình, phụ nữ luôn đứng vai trò có những đóng góp lớn góp phần giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội và gia đình, đảm đang gánh vác cả việc nước lẫn việc nhà, tiếp tục là lực lượng nòng cốt để bảo vệ tổ ấm gia đình trong thời kỳ kinh tế thị trường. Đáng chú ý là, chị em đã thể hiện vai trò rõ nét trong xây dựng gia đình theo chuẩn mực no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phòng chống tệ nạn xã hội từ gia đình. Tất cả những thành tựu này khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, góp phần khẳng định các giá trị của người phụ nữ hiện đại năng động, tự tin, ngày càng chứng tỏ được vị thế, vai trò quan trọng của mình trong gia đình và trong xã hội. Đó là minh chứng cho sự nỗ lực không mệt mỏi, không ngừng nghỉ của phụ nữ Việt Nam trong việc hưởng ứng, thực hiện các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với phụ nữ, đưa vị thế xã hội của người phụ nữ lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phụ nữ cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn, cản trở như trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp còn thấp; cơ hội có việc làm khó hơn so với nam giới; ở những vùng khó khăn, điều kiện sống và làm việc của phụ nữ chưa được bảo đảm; tâm lý tự ti vẫn còn ăn sâu trong một bộ phận phụ nữ vốn có thói quen sống an phận; tư tưởng định kiến giới trong xã hội, gia đình vẫn còn tồn tại dai dẳng, trở thành lực cản đối với sự tiến bộ của nữ giới. Đây cũng là lý do khiến một số địa phương, đơn vị chưa thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho nữ giới phát huy vai trò, năng lực của mình. 11
- Trong xu thế phát triển của đất nước, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đã và đang tạo điều kiện cho người phụ nữ ngày càng phát huy thế mạnh, tiềm năng của mình để cống hiến nhiều hơn và hiệu quả hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sát cánh cùng toàn dân thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hơn nữa các doanh nghiệp có các vị trí lãnh đạo chủ chốt là nữ cũng không hiếm. Ngoài ra nữ giới còn phải chịu nhiều áp lực từ các vấn đề bức xúc khác khi lao động. Lực lượng lao động nữ ngày nay đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Nâng cao vị thế của phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là yêu cầu khách quan của đất nước, vừa đòi hỏi sự vươn lên của bản thân phụ nữ Việt Nam. 1.2. Khái niệm, nội dung pháp luật về lao động nữ 1.2.1.Khái niệm pháp luật về lao động nữ Đây là một khái niệm chung rộng hơn pháp luật bảo đảm quyền của lao động nữ hay pháp luật bảo vệ quyền quả lao động nữ. Bảo đảm ghi nhận quyền của người lao động đó trong bao gồm : pháp luật; quy định về quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể đảm bảo thực hiện các quyền đó trên thực tế gồm nhà nước, các cơ quan nhà nước, chủ thể trong quan hệ lao động, các tổ chức khác như công đoàn, tổ chức về hội phụ nữ; các biện pháp bảo vệ khi quyền của người lao động nữ bị xâm phạm, giải quyết tranh chấp như là khiếu nại, tố cáo (bảo vệ chỉ nằm trong phạm vi giải quyết tranh chấp) Đồng thời, pháp luật về lao động nữ là tiếp cận ở góc độ chung, không tiếp cận gốc độ quyền nghĩa là tiếp cận các quy định để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của NLĐ nữ không phải cho tất cả người lao động mà điều chỉnh riêng cho người lao động nữ, do điều kiện làm luận văn còn hạn chế nên luận văn chỉ viết tiếp cận ở những góc độ riêng cho lao động nữ từ việc đảm bảo quyền bình đẳng cho NLĐ nữ trong mọi lĩnh vực trong quan hệ lao động, những quy định đặc thù cho lao động nữ. 12
- LĐN là người lao động mang giới tính nữ, cho nên pháp luật về người lao động mang giới tính nữ, nó chính là pháp luật nói chung điều chỉnh về người lao động, những cái chung cho tất cả người lao động,và những cái riêng cho người lao động nữ. Trong luận văn này, chỉ nghiên cứu phần riêng điều chỉnh riêng cho lao động nữ. 1.2.2.Nội dung pháp luật về lao động nữ Pháp luật về LĐN là những quy tắc xử sự, mà do nhà nước quy định, nhà nước thừa nhận điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của NLĐ nữ hay NLĐ mang giới tính nữ trong quan hệ lao động hay đó là PL quy định về giới tính nữ trong quan hệ lao động. Theo đó nội dung pháp luật về lao động nữ gồm: Các quy định nhằm đảm bảo các quyền, lợi ích cho lao động nữ mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ (về việc làm, nghỉ thai sản, bảo hiểm, kỷ luật lao động); Các quy định nhằm đảm bảo điều kiện làm việc phù hợp với lao động nữ (về cơ sở vật chất tại nơi làm việc phù hợp với lao động nữ; chống quấy rối tình dục; quy định công việc cấm sử dụng lao động nữ); Các chính sách ưu đãi cho người sử dụng lao động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của lao động nữ. Ở đây, nó không dừng ở quyền và nghĩa vụ của người lao động mà đó là quyền và nghĩa vụ của những chủ thể liên quan, bao gồm người lao động, người sử dụng lao động, Công đoàn… Việt Nam Là một nước có tỷ lệ lao động nữ cao Tuy nhiên, khác với nam giới, lao động nữ phải đảm nhiệm nhiều vai trò: Vừa là lao động, vừa là vợ, là mẹ, có nghĩa vụ, bổn phận chăm sóc gia đình. Do đó, pháp luật việt nam đã giành những chính sách pháp luật áp dụng đối với phụ nữ quy định tập trung tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật hôn nhân gia đình 2014, Bộ luật lao động 2012, Luật hôn nhân gia đình 2014. Lao động nữ có nhiều đặc thù, đòi hỏi pháp luật phải có những quy định riêng nhằm đảm bảo quyền làm việc và quyền bình đẳng giới của phụ nữ, tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện tốt chức năng lao động và chức năng làm mẹ, chăm sóc và nuôi dạy thế hệ trẻ. Chính sách đối với lao động nữ: Điều 153 13
- Bộ luật lao động năm 2012 và Điều 5 Nghị định số 85/2015/NĐ-CP quy định việc Nhà nước đảm bảo quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ. Hiến pháp 2013 bảo vệ quyền của người dân cũng như quyền bình đẳng trong việc lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Khoản 2 điều 153 BLLĐ 2012 cũng nêu rõ: “Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.”. Như vậy, pháp luật lao động của nước ta cũng có những khuyến khích riêng cho NSDLĐ để LĐN có được việc làm thường xuyên với thời gian linh hoạt để thực hiện những trách nhiệm riêng của mình. Theo Báo cáo điều tra lao động việc làm do Tổng cục thống kê công bố, tính đến quý III năm 2016, trong tổng lực lượng lao động cả nước có hơn 824,8 nghìn lao động thiếu việc làm và thất nghiệp là 1,16 triệu người, trong đó số người thất nghiệp ở nông thôn là nữ chiếm nhiều hơn nam với tỷ lệ 53,2%. Tỷ lệ thiếu việc làm của LĐN ở quý III năm 2016 tăng so với quý II năm 2016 từ 1,55% lên 1,88%, song tỷ lệ thất nghiệp ở LĐN đang có xu hướng giảm xuống (quý II năm 2016 là 2,36% đến quý III giảm xuống còn 2,27%)[1, tr. 10]. Chế độ làm việc của lao động nữ: Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật lao động năm 2012 và các văn bản bản hướng dẫn thi hành, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa trong trường hợp: lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7, hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 1.3. Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về lao động nữ Về cơ bản Bộ luật Lao động 2012 đã bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới. Bộ LĐ-TBXH cho biết một số vấn đề mới về chính sách đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trong dự thảo Bộ luật Lao động như: Thu hẹp và tiến tới xóa bỏ khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ; Người lao động bình đẳng về quyền nghỉ hưởng trợ cấp BHXH khi thực hiện biện pháp tránh thai, khám thai, sinh con, nuôi con nuôi dưới 6 tháng 14
- tuổi, chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau phù hợp với pháp luật BHXH; người lao động có quyền tự quyết định lựa chọn làm các công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con nhỏ trên cơ sở được thông tin đầy đủ về các công việc đó và điều kiện bảo hộ lao động; Cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà nước và người sử dụng lao động trong việc tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo cho con của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm, thúc đẩy bình đẳng giới. Ngoài ra còn có chính sách dành riêng cho lao động nữ. Pháp luật nước ta có các cơ chế chính sách dành riêng cho lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới khi tham gia vào thị trường lao động, trong đó, có chính sách dành cho lao động nữ. Hiến pháp năm 2013 đã đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, đảm bảo sự tương thích với các . Thay đổi cách tiếp cận từ “bảo vệ lao động nữ” sang cách tiếp cận “thúc đẩy bình đẳng giới và đảm bảo quyền “ đối với cả lao động nữ và lao động nam Biểu đồ việc làm có yêu cầu về giới theo vị trí Theo khoản 2, Điều 7 Nghị định số 85/2015/NĐ-CP (quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ), lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 3 ngày trong một tháng. Thời gian nghỉ cụ thể trong thời gian hành kinh của lao động nữ sẽ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, để phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và phù hợp với nhu cầu của lao động nữ, đảm bảo công việc đạt được hiệu quả tốt nhất. Nghị định số 28/2020/NĐ-CP (quy 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 266 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 335 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 103 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 104 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 215 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 120 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 76 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 89 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 31 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 181 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 105 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 32 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn