Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 15
download
Luận văn này nghiên cứu sự hình thành, khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh và vai trò của công ty hợp danh đối với sự phát triển kinh tế. Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm và các chủ thể có thẩm quyền cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ THU HÀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội - 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ THU HÀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VŨ THỊ LAN ANH Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các dẫn chứng, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả ĐINH THỊ THU HÀ
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ ............................ 8 1.1. Khái quát chung về công ty hợp danh ............................................... 8 1.2. Khái quát chung về dịch vụ pháp lý ................................................ 21 1.3. Khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý........................................................................................32 1.4. Pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay…………………………………………….......35 1.5. Những lợi thế của công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ..................................................................................................... 38 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ .......................... 43 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý.................................................................. 43 2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay ...................................... 49 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ .......................... 58 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ........ 58 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý .......................................................... 60 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ................................. 63 KẾT LUẬN .................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 69
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh và mạnh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó kinh tế thị trường và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ là động lực hàng đầu. Hội nhập quốc tế đang là một xu thế tất yếu của thế giới hiện đại, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội, đồng thời cũng là những thách thức đối với các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Hội nhập quốc tế đòi hỏi các chủ thể phải tham gia vào “sân chơi chung”, tuân thủ những nguyên tắc, luật lệ nhất định do các chủ thể thống nhất tạo ra. Và để đạt được mục đích khi tham gia sân chơi chung này, các chủ thể trong đó có các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, bên cạnh đó, các chủ thể cũng cần phải hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình trong sân chơi chung này. Việc hòa nhập, tiếp cận các nền kinh tế khác nhau, đối tác kinh doanh khác nhau đòi hỏi các doanh nghiệp, doanh nhân cần đầu tư nghiên cứu, tiếp cận các dịch vụ pháp lý nói chung và đặc biệt là các dịch vụ pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân nói riêng. Xuất phát từ những nhu cầu trên, dịch vụ pháp lý ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. Ở nước ta hiện nay, hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý tồn tại dưới nhiều hình thức trong đó có loại hình công ty hợp danh. Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt Nam kể từ ngày 01/01/2000 khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực. Hiện nay các quy định điều chỉnh về loại hình công ty hợp danh tập trung trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. 1
- Công ty hợp danh cung cấp dịch vụ pháp lý là một loại hình doanh nghiệp tiềm năng, có nhiều điểm phù hợp với tính đặc thù của hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, tuy nhiên loại hình công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý hiện chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Vậy nguyên nhân của tình trạng trên là do quy định của pháp luật chưa phù hợp hay do quá trình thực thi các quy định pháp luật còn nhiều hạn chế? Việc tìm hiểu những quy định của pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý sẽ giúp chúng ta lý giải được vấn đề trên, giúp các doanh nhân trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong giai đoạn phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý ngày càng cao. Việc lựa chọn một mô hình phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, phát huy được tiềm lực của chủ thể thành lập doanh nghiệp cũng được đặt ra. Đề tài pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh và đề tài liên quan đến những quy định của pháp luật về dịch vụ pháp lý thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu lý luận và đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau đề cập đến vấn đề này, nổi bật là: - Luận văn thạc sĩ luật học năm 2003 của tác giả Vũ Đặng Hải Yến về “Một số vấn đề pháp lý về công ty hợp danh” đưa ra những quy định của pháp luật về công ty hợp danh và một số vấn đề pháp lý đặt ra với loại hình công ty hợp danh. - Luận văn thạc sĩ luật học năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Thùy Giang về “Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh” nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển công ty hợp danh, đánh giá thực trạng của công ty hợp danh và đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện hơn pháp 2
- luật về công ty hợp danh. - Luận án tiến sĩ luật học năm 2006 của tác giả Phan Thảo Nguyên về “Hoàn thiện pháp luật về thương mại dịch vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, xác định nội hàm của thương mại dịch vụ và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đối với hoạt động này. - Luận văn thạc sĩ luật học năm 2011 của tác giả Nguyễn Như Chính về “Pháp luật về dịch vụ thương mại pháp lý - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, xác định phạm vi và nội dung của các dịch vụ thương mại pháp lý ở Việt Nam. - Luận án tiến sĩ luật học năm 2014 của tác giả Hoàng Thị Vịnh về “Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam” xây dựng được hệ thống lý luận về dịch vụ pháp lý, tạo cái nhìn tổng quan về hợp đồng dịch vụ pháp lý, tổng hợp được thực trạng các loại hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam. - Bài viết “Từng bước xây dựng quan niệm về dịch vụ pháp lý phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế” của TS. Phan Trung Hoài trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2, năm 2007, nêu ra quan điểm phạm vi của dịch vụ pháp lý chỉ bao gồm dịch vụ pháp lý của luật sư. - Bài viết “Dịch vụ pháp lý và nhu cầu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Văn Tuân trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số chuyên đề Pháp luật về Doanh nghiệp, khẳng định dịch vụ pháp lý là hoạt động rất đặc thù so với các loại dịch vụ thông thường khác; quan điểm về phạm vi dịch vụ pháp lý ở Việt Nam bao gồm dịch vụ pháp lý của luật sư và dịch vụ pháp lý của các tổ chức, đoàn thể xã hội và nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng tăng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu trên đã nghiên cứu về loại hình công ty hợp danh, về dịch vụ pháp lý, nội hàm của dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, đề tài “Pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay” chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu và đầy đủ về đề tài này. 3
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ sự phân tích, đánh giá quy định của pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở nước ta hiện nay và việc tìm hiểu đưa ra các số liệu, dẫn chứng về thực tiễn thi hành pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở nước ta hiện nay, luận văn sẽ đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu sự hình thành, khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh và vai trò của công ty hợp danh đối với sự phát triển kinh tế. - Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm và các chủ thể có thẩm quyền cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay. - Chỉ ra các đặc thù của công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý. - Chỉ ra thực trạng pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý; thực tiễn thực thi pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở nước ta hiện nay. 4
- - Các văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ pháp lý và công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay. - Thực tiễn thực hiện pháp luật về công ty hợp danh, dịch vụ pháp lý, công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Trên cơ sở lý luận chung về thực hiện pháp luật, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về công ty hợp danh, dịch vụ pháp lý, pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý, đánh giá và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở nước ta hiện nay. Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo pháp luật và thực hiện pháp luật của một số quốc gia là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Phạm vi về thời gian: Việc đánh giá thực trạng pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là từ năm 2007 khi Luật Luật sư có hiệu lực. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối luật pháp của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xem xét quy định của pháp luật điều chỉnh về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý. Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 5
- - Phương pháp phân tích, bình luận, so sánh…để tìm hiểu về một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp đánh giá, đối chiếu, diễn giải, quy nạp…để tìm hiểu về thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay, đánh giá về những kết quả đạt được, một số khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Ngoài ra, tác giả cũng đã kết hợp lý luận và thực tiễn, đối chiếu các quy định của pháp luật với thực tế triển khai các quy định đó nhằm đánh giá những ưu điểm, hạn chế xuất phát từ quy định của pháp luật, và những ưu điểm hạn chế xuất phát từ quá trình triển khai, thi hành pháp luật. Việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu trên giúp tác giả nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, khách quan, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về phương diện lý luận: Kết quả nghiên cứu mới của luận văn góp phần làm sáng tỏ, phong phú những vấn đề lý luận và thực tiễn về công ty hợp danh, về dịch vụ pháp lý, nội hàm của dịch vụ pháp lý, quy định của pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay. - Về phương diện thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo cho những người có nhu cầu tìm hiểu về loại hình công ty hợp danh, lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý. Ngoài ra luận văn cùng có thể là một nguồn đề xuất tham khảo đối với cơ quan có thẩm quyền trong việc hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở nước ta hiện nay. 6
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Chương 2: Thực trạng pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay. 7
- Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ 1.1. Khái quát chung về công ty hợp danh 1.1.1. Sự hình thành công ty hợp danh * Sự hình thành công ty hợp danh trên thế giới Là một trong những hiện tượng kinh tế, công ty ra đời, tồn tại và phát triển trong điều kiện nhất định. Kinh tế, xã hội phát triển đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có nhiều vốn, và để có được nhiều vốn các nhà kinh doanh bắt đầu phải liên kết với nhau. Trên cơ sở vốn và sự tin tưởng lẫn nhau họ đã liên kết theo hình thức nhất định và tạo ra mô hình tổ chức kinh doanh mới là công ty kinh doanh. Mặt khác, khi sản xuất hàng hóa phát triển, sự cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hơn, đòi hỏi nguồn vốn lớn hơn, những doanh nghiệp vốn đầu tư thấp thường không có lợi thế cạnh tranh. Do đó, muốn tạo được chỗ đứng trên thị trường, người kinh doanh cần liên kết với nhau thông qua hình thức góp vốn để thành lập một doanh nghiệp có vốn lớn, tạo thế đứng vững chắc trên thị trường. Ngoài lợi thế trên, việc liên kết giữa những người kinh doanh còn góp phần chia sẻ những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh. Mô hình liên kết này đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hấp dẫn các nhà đầu tư, với nhiều thành phần tham gia khác nhau. Như vậy, sự ra đời của công ty là quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường, là kết quả của việc thực hiện nguyên tắc tự do trong kinh doanh, tự do kết ước và tự do lập hội. Vào khoảng thế kỷ thứ XIII, ở các thành phố lớn của một số nước châu Âu có điều kiện địa lý thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán, đã xuất hiện công ty thương mại đối nhân đầu tiên. Sang đầu thế kỉ XVII các công ty đối vốn ra đời. 8
- Công ty đối nhân là công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên, các thành viên quan hệ gần gũi, có sự tin tưởng lẫn nhau, công ty lập ra với mục đích chủ yếu là để “góp danh”, việc “góp vốn” là thứ yếu. Trong công ty đối nhân không có sự tách bạch về tài sản cá nhân các thành viên và tài sản công ty. Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty hoặc ít nhất phải có một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Các thành viên trong công ty đối nhân có tư cách thương gia độc lập và phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Hầu hết pháp luật các quốc gia không quy định tư cách pháp nhân cho công ty đối nhân, do đó, bản thân công ty đối nhân không bị đánh thuế. Các thành viên công ty cùng nhau điều hành hoạt động của công ty và đều có quyền đại diện theo pháp luật. Về phương diện kinh tế, các công ty đối nhân do có sự liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên nên có nhiều thuận lợi trong quá trình ngân hàng xem xét cho vay vốn. Mặt khác, do tính liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên các công ty đối nhân thường không đầu tư vào lĩnh vực có nhiều rủi ro, trong thực tế, công ty đối nhân thường hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi độ tin cậy giữa các thành viên, đòi hỏi các thành viên có trình độ chuyên môn như dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kiến trúc, giám định… Về phương diện pháp lý, công ty đối nhân là loại hình công ty trong đó các thành viên có quan hệ gắn bó, hiểu biết và tin tưởng nhau, do đó pháp luật ít quy định điều chỉnh mối quan hệ của các thành viên trong công ty đối nhân. Công ty đối nhân thường tồn tại dưới hai dạng cơ bản đó là: công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. * Sự hình thành công ty hợp danh ở Việt Nam Ở Việt Nam, với lịch sử phát triển kinh tế mang đặc trưng là kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, hoạt động kinh doanh, thương mại giai đoạn 9
- trước kia chưa phát triển. Hoạt động thương mại ở Việt Nam giai đoạn đầu diễn ra chủ yếu tại các chợ, mua bán nhỏ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt là chính. Do đó, các loại hình công ty ra đời muộn hơn so với các quốc gia trên thế giới. Phải đến thế kỷ thứ XIX, khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, công ty hợp danh được quy định dưới hình thức là “Hội người” trong “Dân luật được thi hành tại các tòa Nam án - Bắc kỳ” năm 1931, Bộ luật Thương mại Trung phần năm 1944, Bộ luật Thương mại Việt Nam cộng hòa năm 1972. Cho đến những năm cuối của thế kỷ XX, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI diễn ra năm 1986, nghị quyết của Đảng định hướng chủ trương phát triển kinh tế đất nước chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng các thành phần kinh tế, ghi nhận hình thức sở hữu tư nhân. Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 ra đời đánh dấu sự ghi nhận của Nhà nước ta về hình thức công ty thông qua quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy định của pháp luật tại thời điểm đó còn đơn giản và chưa cụ thể, hình thức công ty hợp danh chưa được quy định trong hai văn bản quy phạm pháp luật nêu trên. Sau gần một thập kỷ, phải đến khi có Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì hình thức công ty hợp danh mới lần đầu tiên được quy định. Tuy nhiên, ngoài một số quy định cho các loại hình công ty, Luật Doanh nghiệp năm 1999 cũng chỉ có 4 điều thuộc Chương 5 (từ Điều 95 đến Điều 98) quy định riêng về công ty hợp danh. Các quy định này còn khá đơn giản, quy định về khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh, quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp danh, việc quản lý công ty hợp danh. Riêng đối với quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh thì Luật Doanh nghiệp năm 1999 không quy định cụ thể mà ủy quyền cho Chính phủ quy định cụ thể nội dung này. 10
- Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01/01/2000. Chỉ sau vài năm, những quy định về công ty hợp danh đã bộc lộ nhiều hạn chế và kết quả là các nhà đầu tư không mặn mà với loại hình doanh nghiệp này. Ngày 29/11/2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 1999. Luật này có 11 điều quy định riêng về công ty hợp danh (từ Điều 130 đến Điều 140). Trong gần 10 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2005, số lượng công ty hợp danh vẫn chỉ dừng lại ở con số vài chục, điều đó chứng tỏ loại hình công ty này vẫn còn chưa hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh. Luật Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành với 11 điều (từ Điều 172 đến Điều 182) quy định về công ty hợp danh, các quy định này về cơ bản vẫn chưa khắc phục triệt để những hạn chế của các quy định về loại hình công ty này so với các văn bản trước đây. Chúng ta có thể thấy rằng, ở Việt Nam công ty hợp danh được hình thành trên cở sở quy định của pháp luật và việc hoàn thiện dần quy định của pháp luật về công ty hợp danh có tác động tích cực đến sự phát triển của loại hình công ty này trên thực tế. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh * Khái niệm công ty hợp danh Công ty hợp danh là loại hình công ty trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh bao gồm toàn thành viên hợp danh với chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh, là một loại hình công ty mang bản chất đối nhân. Đây là loại công ty trọng về nhân thân, ít quan tâm tới yếu tố vốn. Công ty hợp danh ra đời là một yếu tố khách quan phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh và tâm lý kinh doanh, đặc biệt ở một số nước châu Á. Đây là những 11
- quốc gia có nền tảng kinh tế là nông nghiệp lúa nước, tâm lý kinh doanh nhỏ lẻ, cá nhân hoặc kinh doanh gia đình đã ăn sâu vào cư dân khu vực này. Vì vậy, khi giao thương buôn bán xuất hiện và phát triển, những người kinh doanh này sẽ lựa chọn con đường mở rộng quy mô kinh doanh một cách vừa an toàn, vừa đơn giản. Như vậy, người kinh doanh chỉ có thể lựa chọn hình thức liên kết mà họ có thể hiểu rõ về nhân thân của nhau, tin cậy lẫn nhau. Việc thành lập công ty dựa trên cơ sở hợp đồng giữa các thành viên, tuy nhiên, luật không bắt buộc hợp đồng thành lập loại hình công ty này phải bằng văn bản. Các bên có thể thoả thuận miệng, có trường hợp tuy không tuyên bố rõ thoả thuận nhưng giữa các thành viên có hoạt động thương mại chung thì công ty cũng được coi là đã thành lập. Đã có nhiều quốc gia trên thế giới công nhận việc thành lập công ty thực tế (defacto) như trên. Ở Việt Nam hiện nay chưa công nhận hình thức công ty thực tế này. Về nguyên tắc, hợp đồng thành lập cần được đăng ký vào danh bạ thương mại. Trong một số trường hợp, hợp đồng không được đăng ký nhưng được thông báo rộng rãi thì vẫn có giá trị pháp lý. Trong hợp đồng, thỏa thuận của các thành viên là nội dung quan trọng. Công ty hợp danh được thành lập nếu có ít nhất hai thành viên thỏa thuận với nhau cùng chịu trách nhiệm liên đới, vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty. Khác với hình thức trên, công ty hợp vốn đơn giản vừa có thành viên hợp danh, chịu trách nhiệm vô hạn vừa có thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Thành viên nhận vốn là người quản lý, sử dụng vốn, người trực tiếp điều hành các hoạt động của công ty. Thành viên này chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty, có quyền quản trị công ty. Thành viên nhận vốn chỉ là cá nhân, họ là thương nhân và có quyền lấy tên mình đặt tên cho công ty. Thành viên góp vốn là người bỏ vốn cho công ty 12
- kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Ở Việt Nam, quy định về công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 có những điểm đặc thù không hoàn toàn giống với các nước. Điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. 2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Công ty hợp danh không được hành bất kỳ loại chứng khoán nào”. Luật Doanh nghiệp năm 2014 không đưa ra một định nghĩa khái quát mà mô tả công ty hợp danh qua các đặc điểm đặc trưng. Cách xây dựng khái niệm này đã được áp dụng từ Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và tiếp tục được thể hiện trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, công ty hợp danh được định nghĩa là doanh nghiệp, trong đó: (i) phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty; (ii) Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký 13
- doanh nghiệp; (iii) Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, công ty hợp danh ở Việt Nam có hai loại: công ty chỉ bao gồm các thành viên hợp danh và công ty bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Công ty hợp danh chỉ bao gồm các thành viên hợp danh: Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới; có quyền quản lý và đại diện cho công ty hợp danh. Quy định này giống với quy định của nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhận Bản. Công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn: Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, có quyền quản lý và đại diện cho công ty, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn, không có quyền quản lý, và không đại diện cho công ty. Luật các nước có quy định về loại hình công ty này, tuy nhiên, không quy định đây là công ty hợp danh mà là công ty hợp vốn đơn giản. Hình thức công ty này cho phép một thương nhân có ý tưởng kinh doanh nhưng không có vốn được tận dụng phần vốn góp của thành viên góp vốn. Có thể nói rằng đây là điểm khá đặc thù của pháp luật Việt Nam, công ty hợp danh gồm cả hai loại công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản của công ty đối nhân theo quy định của các nước. Đặc thù này trong quy định pháp luật Việt Nam tạo sự linh hoạt cho chủ thể lựa chọn thành lập và hoạt động theo mô hình công ty hợp danh, tuy nhiên việc quy định như vậy cũng sẽ khiến công ty hợp danh của Việt Nam không hoàn toàn giống công ty hợp danh của các nước gây khó khăn cho việc nhận diện cũng như hội nhập của thương nhân Việt Nam khi kinh doanh dưới hình thức công ty hợp danh. * Đặc điểm công ty hợp danh Một là, về thành viên công ty hợp danh: Theo quy định của Luật Doanh 14
- nghiệp năm 2014, công ty hợp danh có hai loại thành viên là: (1) Thành viên hợp danh; (2) Thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Đây là nòng cốt của công ty hợp danh, nếu không có thành viên này công ty không thể thành lập và hoạt động. Trong công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh liên kết với nhau chủ yếu dựa vào nhân thân, liên kết về vốn chỉ là thứ yếu. Thực tế, các công ty hợp danh thường được thành lập dựa trên trình độ chuyên môn và danh tiếng, uy tín của các thành viên hợp danh. Có thể thấy, sự liên kết giữa các thành viên hợp danh trong công ty là hết sức chặt chẽ, không phải ai cũng có thể trở thành thành viên hợp danh trong công ty. Do đặc điểm đặc thù ở trên mà loại hình công ty hợp danh thường thích hợp với những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, danh tiếng…của các thành viên hợp danh. Sự liên kết của các thành viên hợp danh rất chặt chẽ, gắn với yếu tố nhân thân của từng người. Do vậy, khi thành viên hợp danh rút khỏi công ty thì hoạt động của công ty hợp danh sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn. Thành viên góp vốn: Trong công ty hợp danh, thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức, có thể có hoặc không có trong công ty. Thành viên góp vốn không buộc phải liên kết về nhân thân với các thành viên khác trong công ty, không bắt buộc phải là cá nhân. Thành viên góp vốn tuy không có vai trò quan trọng như thành viên hợp danh nhưng lại có ý nghĩa lớn trong việc huy động vốn đối với công ty. Việc quy định công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn là một đặc thù của Việt Nam. Quy định này góp phần tháo gỡ khó khăn trong việc huy động vốn cho công ty hợp danh nhưng lại có thể gây ra nhầm lẫn cho các chủ thể khi mở cửa thị trường giao lưu với các quốc gia 15
- khác trên thế giới. Hai là, về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của thành viên công ty hợp danh: Như đã phân tích ở trên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty hợp danh có hai loại thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản của hai loại thành viên này khác nhau. Đối với thành viên hợp danh: Các thành viên hợp danh khi đã liên kết thành lập công ty hợp danh thì phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Thành viên hợp danh không chỉ chịu trách nhiệm bằng số tài sản bỏ vào kinh doanh, mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình đối với mọi khoản nợ của công ty. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn này tương tự với chế độ chịu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân. Công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên hợp danh nên các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn. Điều này góp phần ràng buộc các thành viên hợp danh của công ty hợp danh, khiến các thành viên hợp danh phải thận trọng, cân nhắc kỹ việc lựa chọn các thành viên hợp danh để cùng thành lập công ty hợp danh. Khoản 2 Điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 74 và Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì công ty hợp danh là một pháp nhân thương mại. Và một trong các đặc điểm của pháp nhân thương mại đó là “Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình”. Do vậy, trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh sẽ phát sinh sau trách nhiệm trả nợ của công ty, bởi vì công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 có tư cách pháp nhân và có tài sản độc lập với tài sản của các thành viên. Điều đó có nghĩa là khi công ty hợp danh có khoản 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 282 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 339 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 111 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 107 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 220 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 123 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 78 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 96 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 32 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 183 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 35 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 74 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 58 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 20 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn