intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

54
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO TRƢỜNG ĐẠIDỤC HỌCVÀ ĐÀO TẠO NGOẠI THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG TRONG LĨNH VỰCLĨNH DỊCHVỰC DỊCH VỤ DU VỤ DU LỊCH, LỊCH THỰC TỪ THI TIỄN THỰC TIỄN HÀNH THI TẠI HÀNH QUẢNG TẠI TỈNHNINH QUẢNG NINH Ngành: Luật kinh tế Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 NGUYỄN THỊ HƢƠNG XUÂN NGUYỄN THỊ HƢƠNG XUÂN Hà Nội - 2018 Hà Nội - 2018
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠIDỤC BỘ GIÁO HỌCVÀ NGOẠI THƢƠNG ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬN VĂN THẠC SĨ Pháp PHÁP luật về LUẬT VỀhành HÀNH vi cạnh tranh không VI CẠNH TRANH lành mạnh trong KHÔNG LÀNH lĩnh vực dịch MẠNH vụ TRONG LĨNH du VỰClịchDỊCH từ thực VỤtiễn DUthi hànhTHỰC LỊCH, tại tỉnhTIỄN Quảng Ninh THI HÀNH TẠI QUẢNG NINH Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 Học viên: Nguyễn Thị Hƣơng Xuân Học viên: NGUYỄN THỊ HƢƠNG XUÂN Ngƣời hƣớng dẫn: TS Nguyễn Văn Cảnh Ngƣời hƣớng dẫn: TS NGUYỄN VĂN CẢNH Hà Nội - 2018 Hà Nội - 2018
  3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kz công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Hương Xuân
  4. iv LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Ngoại thương, nhất là các cán bộ, giảng viên khoa sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận văn này. Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Văn Cảnh đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Học viên Nguyễn Thị Hương Xuân
  5. v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn đã tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau: - Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. - Làm rõ những vấn đề lý luận về cạnh tranh và pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, CTKLM theo pháp luật Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực tiễn Pháp luật về hành vi CTKLM trong dịch vụ du lịch tại tỉnh Quảng Ninh. - Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về dịch vụ du lịch tại tỉnh Quảng Ninh. - Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và pháp luật về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Tổ chức thực hiện pháp luật cạnh tranh về du lịch.
  6. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNH Công nghiệp hoá HĐH Hiện đại hoá UBND Uỷ ban nhân dân HĐDL Hoạt động du lịch KT-XH Kinh tế - xã hội PL CTKLM Pháp luật cạnh tranh không lành mạnh CTKLM Cạnh tranh không lành mạnh DVDL Dịch vụ du lịch DL Du lịch VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch TP Thành phố TNHH Trách nhiệm hữu hạn CP DL Cổ phần du lịch XNK Xuất nhập khẩu KDNH Kinh doanh nhà hàng
  7. vii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ DU LỊCH ...........................................................................................................................7 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ............................................................................................7 1.1.1. Khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ....................................................................................................................7 1.1.1.1. Khái niệm về hành vi cạnh tranh không lạnh mạnh ................................7 1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại về dịch vụ du lịch ................................10 1.1.2. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnhtrong lĩnh vực dịch vụ du lịch ..................................................................................................................17 1.1.3. Phân loại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụdu lịch ..............................................................................................................21 1.2. Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ..........................................................................................................................22 1.2.1. Khái niệm pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ..............................................................................................22 1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch .......................................................................................24 1.2.3. Chủ thể của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ..............................................................................................27 1.2.4. Nguyên tắc của pháp luật về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch .......................................................................................................................27 1.3. Nội dung của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch .................................................................................................27 1.3.1. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực du lịch ............27 1.3.2. Biện pháp xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ..............................................................................................28
  8. viii 1.3.3. Quy định về thẩm quyền xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ...................................................................28 1.4. Các yêu tố ảnh hưởng đến pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lịch vực du lịch ..........................................................................................................................29 1.4.1.Yếu tố chính trị ...........................................................................................29 1.4.2. Trình độ, năng lực xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện về hành vicạnh tranh trong lĩnh vực DVDL .....................................................................29 1.4.3. Yếu tố về ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý .........................................30 1.4.4. Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực du lịch ........................................................................30 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................32 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THỰC TIỀN THỰC THI TẠI TỈNH QUẢNG NINH ........................................33 2.1. Thực trạng pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ........................................................................................................33 2.1.1. Các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch .......................................................................................................................33 2.1.2. Các quy định về hình thức xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực Dịch vụ du lịch ..................................................................34 2.1.3. Các quy định về thẩm quyềm xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch .............................................................................36 2.2. Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh .......................................................................36 2.2.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiện ..................................................................36 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................39 2.2.2.1. Tài chính, tín dụng .................................................................................39 2.2.2.2. Đầu tư, xây dựng ....................................................................................40 2.2.2.3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp .................................................40 2.2.2.4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. ................................................41 2.2.2.5. Sản xuất công nghiệp .............................................................................42
  9. ix 2.2.2.6. Thương mại, dịch vụ ..............................................................................42 2.2.2.7. An sinh xã hội .........................................................................................43 2.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội đến thực thi pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại tỉnh Quảng Ninh .............................................44 2.3. Thực trạng về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch trong thời gian qua và thực tiễn xử lý hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh .....................................................................................................45 2.3.1. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang tính chất lợi dụng ........45 2.3.2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang tính chất công kích ......48 2.3.3. Các hành vi lôi kéo bất chính khách hàng ................................................51 2.3.4. Nhóm các hành vi cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ......................................................................51 2.3.5. Nhóm các hành vi cạnh tranh gây thiệt hại đến quyền lợi của khách du lịch .......................................................................................................................53 2.3.6. Nhóm các hành vi cạnh tranh gây thiệt hại môi trường, cảnh quan thiên nhiên du lịch ........................................................................................................54 2.4. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tại tỉnh Quảng Ninh .........55 2.4.1. Đánh giá tồn tại của hệ thống văn bản pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịc vụ du lịch ..................................................55 2.4.2. Đánh giá chung về việc thực thi pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tại tỉnh Quảng Ninh ..........................67 Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................69 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ DU LỊCH THỰC TẠI TỈNH QUẢNG NINH...............70 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thực thi hiệu quả pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ...................................................70
  10. x 3.1.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch .............................................................................70 3.1.2. Định hướng thực thi hiệu quả pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ở Việt Nam ................................................80 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ..........................................................................................75 3.2.1. Tăng cường tính công khai, minh bạch và sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân, của đối tượng điều chỉnh, đối tượng chịu sự tác động của văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực DVDL .............................................................................................................................75 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực DVDL mang tính toàn diện, đảm bảo bao quát hết các loại hành vi và chủ thể thực hiện hành vi nhằm cạnh tranh không lành mạnh ..76 3.2.3. Giải pháp đổi mới quy trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực DVDL đảm bảo tính khả thi .........78 3.2.4. Giải pháp nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp và quần chúng nhân dân về pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực DVDL nói riêng ...............................79 3.2.5. Giải pháp thực thi pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tại tỉnh Quảng Ninh ............................................80 3.2.6. Một số đề xuất để hoàn thiện các giải pháp .............................................81 3.3. Một số giải pháp nâng cao khả năng thực thi pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tại tỉnh Quảng Ninh ..................90 3.3.1. Đối với cấp Tỉnh .......................................................................................90 3.3.2. Đối với cấp Sở ngành ...............................................................................84 3.3.3. Đối với các cơ quan liên quan ..................................................................85 KẾT LUẬN ..............................................................................................................87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................89
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Du lịch là một ngành kinh tế năng động của mọi nền kinh tế, phát triển với tốc độ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Những nhịp độ tăng trưởng cao và dòng chảy đầu tư lớn vào du lịch có ảnh hưởng tích cực đến các khu vực kinh tế khác nhau (nhà nước hoặc tư nhân) và tạo ra một ngành công nghiệp quan trọng - công nghiệp du lịch. Du lịch chiếm 6% tổng sản phẩm quốc dân thế giới, 7% đầu tư toàn cầu, 1/16 chỗ làm việc, 11% chi phí tiêu dùng thế giới. Dịch vụ du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác như vận tải, bưu điện, thương nghiệp, tài chính, các hoạt động phục vụ sinh hoạt cá nhân, các dịch vụ phục vụ nhu cầu giải trí, các hoạt động văn hoá thể thao... Mặt khác, hoạt động dịch vụ du lịch còn có tác dụng tăng cường các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia. Do đó, ngày nay không thể không nhận thấy ảnh hưởng to lớn của dịch vụ du lịch đối với nền kinh tế thế giới. Với hiệu quả như vậy, nhiều nước chú trọng phát triển du lịch, coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình. Việt Nam cũng không nằm ngoài con số đó. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển hoạt động du lịch. Dịch vụ du lịch Quảng Ninh lại là một trong những điểm sáng vô cùng tiềm năng, nơi hội tụ những vẻ đẹp tiềm ẩn, đầy quyến rũ; đã, đang và sẽ là một điểm đến tuyệt vời cho những du khách thích chiêm ngưỡng cái đẹp, thích khám phá cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nơi đây. Tuy nhiên, đứng trên góc độ nhìn nhận nào đó, dịch vụ du lịch Quảng Ninh chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng to lớn này. Để đưa dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn Quảng Ninh cần thiết có những giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ những khó khăn và hạn chế của thực trạng phát triển hoạt động dịch vụ du lịch của tỉnh. Tuy nhiên làm như thế nào để đưa dịch vụ du lịch Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn lại là vấn để cần được xem xét trong thời điểm thực tiễn này.Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực này đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
  12. 2 khác nhau, tác động xấu đến môi trường kinh doanh ở Việt Nam, như: Nội dung quảng cáo không trung thực, sai lệch nhiều mặt, dùng những hình ảnh, cử chỉ, lời nói gây phản cảm, vi phạm đạo đức truyền thống… Với tính chất phức tạp và đa dạng, các hành vi cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh, được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 6 tháng 12/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2005... và các văn bản hướng dẫn thi hành. Với các phân tích ở trên, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ chế bảo đảm thi hành pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh gian dối, không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch có ý nghĩa quan trọng để vận dụng trong công cuộc phát triển nền kinh tế, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở nước ta. Đây là cơ sở để học viên lựa chọn đề tài “Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu và làm Luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung được rất nhiều nhà nghiên cứu Luật học quan tâm, trong đó đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam. Tất cả các công trình này đều đã nêu ra được bản chất pháp lý của cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, các bài viết về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch chủ yếu mới dừng lại ở các bài báo, tạp chí, báo mạng, khóa luận tốt nghiệp đại học hay được đề cập một phần trong các công trình nghiên cứu về CTKLM mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về CTKLM bao gồm: Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp bộ “Những nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 và đề xuất áp dụng” của TS Tăng Văn Nghĩa, 2005; Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp bộ “ Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi có hiệu quả Luật cạnh tranh trong thực tiễn”, Đề tài Tiến sĩ “Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn (2008) do PGS.TS Nguyễn Như Phát hướng dẫn khoa học của Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nôị; và một số bài báo, tạp chí
  13. 3 chuyên ngành cũng như rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có đề cập đến vấn đề về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học thì vấn đề pháp luật về hành vi CTKLM trong lĩnh vực du lịch hầu như chưa có công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, có một số đề tài nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến nội dung của đề tài như: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành Du lịch năm 2007 của tác giả Trần Việt Dũng: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận; đánh giá thực trạngnăng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ du lịch Việt Nam từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội đối với ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Học tập kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch ở một số nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ năm 2009 của tác giả Vũ Thu Giang với tiêu đề: Cạnh tranh không lành mạnh: Thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở Việt Nam, của trường Đại học ngoại thương Hà Nội. Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, đánh giá thực trạng về CTKLM ở Việt Nam từ đó đưa ra đề xuất, giải pháp xử lý thỏa đáng hành vi CTKLM ở Việt Nam. Bài viết đăng trên Báo điện tử Tổng cục du lịch ngày 12 tháng 4 năm 2017 của tác giả Minh Nhân - Vụ Thể thao và Du lịch có tựa đề: Tour giá rẻ, Tour 0 đồng: Bản chất và giải pháp. Đã làm rõ những vấn đề của CTKLM trong các Tour du lịch từ đó đưa ra đề xuất, giải pháp xử lý thỏa đáng hành vi CTKLM trong lĩnh vực DVDL ở Việt Nam. Bài viết đăng trên Báo Thanh niên ngày 22 tháng 7 năm 2017 của tác giả Hà Mai có tựa đề: Cạnh tranh trên thị trường du lịch trực tuyến. Đã chỉ ra thực trạng CTKLM trên thị trường du lịch trực tuyến. Và đưa ra được giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường này. Bài viết đăng trên báo điện tử Petro Times ngày 29 tháng 3 năm 2018 của tác giả Thùy Trang có tựa đề: Doanh nghiệp du lịch bức xúc vì cạnh tranh không lành
  14. 4 mạnh. Đã chỉ ra những vấn đề bức thiết gây lo lắng cho các doanh nghiệp du lịch do hành vi CTKLM . Luận văn kế thừa một số vấn đề, nội dung mang tính chất lý luận chung và tập trung nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch phân tích, luận giải thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên các đề tài này chủ yếu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam mà chưa nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch theo pháp luật cạnh Việt Nam và thực tiễn thực thi tại tỉnh Quảng Ninh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận về cạnh tranh và pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, CTKLM theo pháp luật Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực tiễn pháp luật về hành vi CTKLM trong dịch vụ du lịch tại tỉnh Quảng Ninh - Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về dịch vụ du lịch tại tỉnh Quảng Ninh - Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Tổ chức thực hiện pháp luật cạnh tranh về du lịch 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu
  15. 5 Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực du lịch và thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được diễn ra trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, trong phạm vi của luận văn thạc sĩ luật học, ngành luật kinh tế học viên tập trung nghiên cứu pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và thực tiễn thi hành pháp luật tại tỉnh Quảng Ninh. Để làm sâu sắc hơn nội hàm đề tài nghiên cứu, trong phạm vi luận văn này, học viên tập trung nghiên cứu về chế định pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch để đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ở Việt Nam hiện nay nhằm điều chỉnh và kiểm soát hiệu quả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ khi có Luật Cạnh tranh năm 2004 cho tới nay, khi nghiên cứu giải pháp hoàn thiện và thực thi pháp luật học viên đưa giải pháp từ nay đến năm 2023 và tầm nhìn đến năm 2028. Về không gian: Học viên nghiên cứu pháp luật thực tại của Việt Nam thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu trên nền tảng cơ sở lý luận về pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam và về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh, thông qua đó làm rõ các vấn đề lý thuyết được đặt ra trong luận văn. Đề tài sẽ được triển khai nghiên cứu với phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm: Phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích, thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn... để hoàn thành luận văn.
  16. 6 Phương pháp tổng hợp và phân tích: Nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cạnh tranh và thực trạng pháp luật CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ở Việt Nam. Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu khác liên quan đến đề tài. Phương pháp so sánh: Luật học so sánh việc áp dụng các quy định của pháp luật với thực trạng áp dụng pháp luật tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, so sánh các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản đã bị thay thế. 6. Ý nghĩa của luận văn Với kết quả nghiên cứu của luận văn, đây có thể là tài liệu để các cá nhân, tổ chức có thể tham khảo trong quá trình nghiên cứu khoa học cũng như áp dụng thực tiễn công tác trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, nội dung chính của luật văn gồm ba chương theo hướng đi từ những vấn đề chung mang tính khái quát đến những vấn đề cụ thể hơn từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Bao gồm: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch Chương 2. Thực trạng pháp luật về hành vi cạnh tranh và thực tiễn hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh. Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh và tổ chức thực hiện pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh.
  17. 7 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ DU LỊCH 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch 1.1.1. Khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch 1.1.1.1. Khái niệm về hành vi cạnh tranh không lạnh mạnh Cho đến nay, vai trò của cạnh tranh trong việc cân bằng cung cầu trên thị trường, tạo động lực đổi mới và phát triển cũng như bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đem lại những lợi ích như vậy, hoạt động cạnh tranh cần được duy trì trong một khuôn khổ lành mạnh và tuân theo những nguyên tắc nhất định. Có thể hiểu đơn giản hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một thứ cạnh tranh quá mức và vì thế gây tác dụng ngược. Nhà nghiên cứu người Pháp Dominique Brault đã trích dẫn một so sánh mang tính hình tượng: “Cạnh tranh là một thứ rượu, dùng đúng liều nó là chất kích thích, dùng quá liều nó trở thành thuốc độc”. Nhà nước không chỉ có trách nhiệm không tạo ra lợi thế hay bất lợi cho một đối thủ cạnh tranh, mà còn cần ngăn chặn việc các đối thủ cạnh tranh tạo ra lợi thế cho mình bằng bất kỳ thủ đoạn nào họ muốn. Nếu không, trật tự kinh tế sẽ bị rối loạn và nhiều doanh nghiệp trung thực bị gạt ra khỏi cuộc chơi. Xét một cách khái quát, pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngăn chặn các hành vi của doanh nghiệp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh một cách không chính đáng trước các đối thủ cạnh tranh khác. Những vụ việc thực tế về cạnh tranh không lành mạnh đều thể hiện một bản chất chung theo đó doanh nghiệp toan tính đạt được thành công trên thị trường không dựa trên nỗ lực của bản thân cải thiện chất lượng, giá cả của sản phẩm, mà bằng cách chiếm đoạt những ưu thế của sản phẩm người khác hoặc tác động sai trái lên khách hàng. Tuy nhiên, xét cả về lý luận lẫn thực tiễn, khi cơ chế thị trường khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh tự do và sáng tạo, việc đánh giá tính chính đáng trong hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp và đặt ra các giới hạn cho cạnh tranh lành
  18. 8 mạnh là khó khăn mà các nhà lập pháp có vẻ đã không giải quyết được triệt để và trong nhiều trường hợp chỉ đề ra các tiêu chí khái quát chung và trao quyền cho cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh tự đánh giá và quyết định ở những vụ việc cụ thể. (Nguyễn Long, 2018, Tr.17). Sự không rõ ràng trong khái niệm về cạnh tranh không lành mạnh được thể hiện ngay tại một trong những định nghĩa pháp lý phổ biến nhất và lâu đời nhất của nó, nằm tại Điều 10 bis Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Điều khoản này được bổ sung được bổ sung vào Công ước năm 1900 và được sửa đổi lần cuối theo Văn bản Stockholm năm 1967, theo đó bất kỳ hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thông lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tại định nghĩa này, có thể thấy tiêu chí đánh giá quan trọng nhất về tính lành mạnh không, lành mạnh của một hành vi cạnh tranh là “các thông lệ trung thực và thiện chí” không rõ ràng và ổn định, ở mỗi quốc gia có thể có những khác biệt phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và lịch sử của quốc gia đó. Trên thực tế, Điều 10 bis Công ước Paris đã có ý bỏ ngỏ khái niệm này cho pháp luật quốc gia của các nước thành viên Công ước tự định đoạt. Tuy nhiên đến cấp độ pháp luật quốc gia, tình hình cũng không có gì tiến triển hơn. Sự không rõ ràng trong việc xác định phạm vi cạnh tranh không lành mạnh tiếp tục được thể hiện trong pháp luật nhiều nước, tại Bỉ và Luxembourg các tiêu chí này được gọi là “thông lệ thương mại trung thực”, tại Tây Ban Nha và Thuỵ Sỹ là “nguyên tắc ngay tình”, tại Italia là “tính chuyên nghiệp đúng đắn”, tại Đức, Hy Lạp và Ba Lan là “đạo đức kinh doanh”. Còn tại Hoa Kỳ, do thiếu định nghĩa trong các văn bản pháp luật, các toà án đã xác định từ nguồn án lệ định nghĩa cạnh tranh lành mạnh là “các nguyên tắc giải quyết trung thực và công bằng” hoặc “đạo đức thị trường”. Pháp luật đã không đưa ra được chuẩn mực để nhận diện các hành vi cạnh tranh lành mạnh, được chấp nhận trong kinh doanh. Tiêu chí “công bằng” hay “trung thực” phản ánh các quan niệm đa chiều về kinh tế, xã hội, văn hoá, đạo đức, triết học … tồn tại trong một xã hội, do đó sẽ khác nhau giữa các quốc gia hoặc thậm chí trong cùng một quốc gia. Theo thời gian, các tiêu chí này cũng có thể thay đổi. Hơn nữa,
  19. 9 luôn có những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh mới, khi tính sáng tạo trong kinh doanh không có giới hạn. Mọi nỗ lực nhằm bao quát trong một định nghĩa tất cả các hoạt động cạnh tranh hiện tại và tương lai, có thể đồng thời xác định mọi hành vi bị ngăn cấm và linh hoạt đủ để thích nghi với những thông lệ thị trường mới, cho đến nay vẫn thất bại (Lâm Vũ, 2017, Tr 23). Luật Cạnh tranh năm 2004 Việt Nam đưa ra định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh tại khoản 4 Điều 3 như sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. (Luật VN 2004). Nhìn chung, định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh của Luật Cạnh tranh năm 2004 tương tự với định nghĩa của Công ước Paris và pháp luật các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, tại định nghĩa này, một lần nữa có thể thấy tiêu chí đánh giá về tính chất không lành mạnh của hành vi cạnh tranh chỉ được nêu chung chung là “các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh”. Công ước Paris ít nhất còn đưa ra hai tiêu chí cụ thể là tính trung thực và tính thiện chí, để dựa vào đó cơ quan công quyền đánh giá một hành vi cụ thể trên thực tế có tỏ ra trung thực và thiện chí hay không. Đồng thời Công ước cũng khuyến nghị các nước tham gia cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá trong nội luật của mình để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam chẳng những không đưa thêm được các tiêu chí đánh giá mà còn giản lược hơn khi chỉ đề cập đến khái niệm đạo đức kinh doanh, gây khó khăn cho việc xem xét hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế: - Thứ nhất, do nền kinh tế thị trường tại nước ta mới hình thành, các quan hệ kinh doanh chưa đủ thời gian để trở thành tập quán và được chấp nhận rộng rãi. Tầng lớp thương nhân của Việt Nam cũng chưa đủ đông và mạnh để có thể thống nhất đặt ra những tiêu chuẩn chung, những hướng dẫn đóng vai trò quy tắc đạo đức cho một ngành kinh doanh. - Thứ hai, do pháp luật Việt Nam không thừa nhận án lệ, các cơ quan tài phán của nước ta thường có vai trò hạn chế trong việc vận dụng pháp luật, nhất là trong
  20. 10 trường hợp chỉ có những quy định mang tính nguyên tắc như trường hợp về các chuẩn mực đạo đức kinh doanh này. Các cơ quan công quyền cũng không đủ hiểu biết thực tế để thay cho thương nhân đặt ra các quy tắc đạo đức trong một ngành kinh doanh cụ thể. Do đó, quy định thiếu cụ thể đối với một nội dung có vai trò định vị như vậy sẽ gây trở ngại lớn cho các hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam.(Lâm Vũ, 2017, Tr 25). 1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại về dịch vụ du lịch - Khái niệm + Khái niệm về dịch vụ - Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công (Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256) Dịch vụ là vấn đề được nhiều nhà khoa học phân tích, luận giải. Mặc dù vậy, hiện nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất về dịch vụ. Dựa trên các căn cứ khác nhau, các tác giả đưa ra các cách hiểu khác nhau về dịch vụ. Theo tác giả T.P. Hill: “Dịch vụ là sự thay đổi về điều kiện hay trạng thái của con người hay hàng hoá thuộc sở hữu của một chủ thể kinh tế nào đó do sự tác động của chủ thể kinh tế khác với sự đồng ý trước của người hay chủ thể kinh tế ban đầu”. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam năm 2012, dịch vụ là “những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt” . Do nhu cầu đa dạng và do sự phân công lao động xã hội nên dịch vụ có thể được phân thành nhiều loại, như dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế, giải trí), dịch vụ cá nhân dưới hình thức những dịch vụ gia đình,... Như vậy, định nghĩa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam nhấn mạnh vào tính chất và mục tiêu của dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi đối tượng, từ nhà sản xuất, doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Từ những phân tích trên, học viên cho rằng dịch vụ là sản phẩm của quá trình lao động sản xuất của con người. Nói cách khác, dịch vụ là hoạt động có ý thức của con người được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội. Dịch vụ có thể phát sinh ở mọi lĩnh vực như trong đời sống hàng ngày, trong hoạt động sản xuất, trong hoạt động kinh doanh... Dịch vụ cũng có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2