Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 8
download
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế "Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh" có mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các NHTM. Từ đó, đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các NHTM trên thực tiễn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN THẨM PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUA THỰC TIỄN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8380107 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN THẨM PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUA THỰC TIỄN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÀNH QUỐC TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đay hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 2022 Người thực hiện luận văn Lê Văn Thẩm
- ii LỜI CÁM ƠN Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Ngân hàng – Thành phố Hồ Chí Minh, khoa Sau đại học, khoa Luật Kinh tế và các thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS Bành Quốc Tuấn, người thầy đã dành rất nhiều thời gian hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kỹ năng về ngành luật kinh tế trong suốt quá trình học tập trên giảng đường. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và chỉ bảo rất nhiệt tình từ gia đình, người thân, các anh chị đi trước và tất cả bạn bè, đồng nghiệp luôn ở bên, giúp sức và hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành chương trình học học tập và luận văn này. Mặc dù đã cố gắng hết sức mình bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ phía thầy cô và các bạn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 2022 Người thực hiện luận văn Lê Văn Thẩm
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tên đề tài Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh 2. Tóm tắt - Lý do nghiên cứu : Luận văn muốn làm rõ quan điểm về nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các NHTM hiện nay tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, sự cần thiết cũng như các phương thức mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các NHTM; thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM; thực tiễn áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Làm rõ một số định hướng cơ bản về việc hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM; kiến nghị giải pháp pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD. Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM. - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng (HĐTD) của các NHTM. Từ đó, đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM trên thực tiễn. - Để làm sáng tỏ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp thống kê - Kết quả nghiên cứu của đề tài: Hệ thống các quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, đầy đủ và rõ ràng. 3. Từ khóa Pháp luật về mua bán nợ xấu, định hướng, giải pháp.
- iv THESIS SUMMARY 1. Title of the topic The law on buying and selling bad debts arising from credit contracts of commercial banks through practice in Ho Chi Minh City. Ho Chi Minh 2. Summary - Reason for the study: The thesis wants to clarify the views of bad debts arising from credit contracts of commercial banks in Vietnam as well as in many countries around the world, the necessity as well as methods of buying and selling bad debts arising from credit contracts of commercial banks; current status of Vietnamese legal regulations on trading of bad debts arising from credit activities of commercial banks; apply the law on buying and selling bad debts arising from credit contracts of commercial banks in the city. Ho Chi Minh. Clarifying some basic orientations on completing the law on bad debts arising from credit activities of commercial banks; propose legal solutions on buying and selling bad debts arising from credit contracts. Proposing basic solutions to contribute to improving the efficiency of the law on buying and selling bad debts arising from credit activities of commercial banks. - Research objectives of the topic: The research objective of the topic is to clarify the theoretical issues of the law and practical application of the law on buying and selling bad debts arising from credit contracts of NHs. From there, propose recommendations to improve the law and improve the efficiency of applying the law on buying and selling bad debts arising from credit activities of commercial banks in practice. - To clarify the research purpose and tasks of the research, the thesis uses analytical and statistical methods - Research results of the topic: The system of legal regulations is still not synchronous, complete and clear. 3. Keywords Law on bad debt trading, orientation, solutions
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Stt Từ viết tắt Tên gọi 01 NHTM Ngân hàng thương mại 02 NHNN Ngân hàng nhà nước 03 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 05 HĐTD Hợp đồng tín dụng Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng 06 VAMC Việt Nam Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc 07 AMC ngân hàng thương mại 08 DATC Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam 09 BLDS Bộ Luật dân sự 10 LTM Luật thương mại 11 NSNN Ngân sách nhà nước
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………… iLỜI CÁM ƠN…………………………………………………………………iiTÓM TẮT LUẬN VĂN……………………………………………………... iiiTHESIS SUMMARY………………………………………………………... iiiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………….. ivMỤC LỤC…………………………………………………………………….vi 1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1 11.1. Đặt vấn đề………………………………………………………………… 11.2. Tính cấp thiết đề tài……………………………………………………… 12. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………. 32.1 Mục tiêu tổng quát………………………………………………………… 32.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………… 33. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU…………………………………………………. 44. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU……………………………. 44.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………… 44.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………… 45. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………… 56. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI………………………………………………... 57. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU………………………….. 6CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI………………………………………………………………..71.1. Khái luận chung về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại…………………………………………………… 81.1.1. Khái niệm về nợ xấu……………………………………………………81.1.2. Đặc điểm của nợ xấu…………………………………………………11111.2. Khái niệm, đặc điểm về nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại……………………………………………………….1121.2.1. Khái niệm nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại……………………………………………………………………....1121.2.2. Đặc điểm về nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại………………………………………………………………………18181.3. Khái niệm, đặc điểm về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại……………………………………………...19 1.3.1. Khái niệm về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại………………..…………………………………………19 1.3.2. Đặc điểm về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại…………………………………..……………………… 22 1.4. Khái quát pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại……………………………………………...28281.4.1. Khái niệm pháp luật
- vii về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại………………………………………………281.4.2. Đặc điểm của pháp luật mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại………………………………………………301.4.3. Vai trò pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại………………………………………………………31Kết luận Chương 1…………………………………………………………...34CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH…………………………………………………………..352.1. Thực trạng quy định pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại………………………………352.1.1. Quy định pháp luật về điều kiện đối với khoản nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại……………………………….352.1.2. Quy định về chủ thể mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại………………………………………………………37 2.1.2.1. Về bên bán nợ………………………………………………………..37 2.1.2.2. Về bên mua nợ……………………………………………………….39 2.1.3. Quy định pháp luật về phương pháp xác định giá mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại…………………442.1.4. Quy định pháp luật về phương thức mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại……………………………….46 2.1.4.1. Quy định về phương thức thỏa thuận……………………………..47 2.1.4.2. Quy định về phương thức đấu giá…………………………………49 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh….51 2.2.1. Áp dụng quy định pháp luật về đối tượng mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh…………………………………………………………………………………….51 2.2.2. Áp dụng quy định pháp luật về chủ thể mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh…………………………………………………………………………………….52 2.2.3. Áp dụng quy định pháp luật về giá mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh…………………………………………………………………………………….58 2.2.4. Áp dụng quy định pháp luật về phương thức mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh………………………………………………………………………………..63 Kết luận Chương 2…………………………………………………………...65CHƯƠNG 3 :
- viii ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……………………………….673.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại………………………………673.1.1. Hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại phù hợp với định hướng phát triển thị trường mua bán nợ……………………………………………………………………673.1.2. Hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại đảm bảo sự đa dạng hóa nguồn vốn và chủ thể tham gia vào mua bán nợ………………………………………………………..68 3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại đảm bảo sự độc lập trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước…………………………….69 3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế và cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng………………………………….70 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại………………………………71 3.2.1. Hoàn thiện các quy định về đối tượng mua bán nợ phát sinh từ hợp đồng tín dụng tại các ngân hàng thương mại………………………………………71 3.2.2. Hoàn thiện các quy định về chủ thể mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng tại các ngân hàng thương mại…………………………………73 3.2.3. Hoàn thiện các quy định về phương pháp xác định giá mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng tại các ngân hàng thương mại………………76 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại………………..78 3.3.1. Nâng cao năng lực hoạt động của các chủ thể mua nợ……………78 3.3.2. Khắc phục tình trạng cung nhiều hơn cầu trong mua, bán nợ của ngân hàng thương mại……………………………………………………………..…80 3.3.3. Thành lập hiệp hội các công ty mua, bán nợ………………………..81 Kết luận Chương 3…………………………………………………………...81 KẾT LUẬN…………………………………………………………………...84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOiI. Văn bản pháp luật…………………………………………………………..ii II. Sách chuyên khảo, luận văn, tạp chí……………………………………...iii III. Tài liệu điện tửi…………………………………………………………...iv
- ix
- 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nếu như xem hệ thống ngân hàng là hệ thống tuần hoàn thì nợ xấu như những “cục máu đông” trong mạng lưới đó. Sự gia tăng của nợ xấu một mặt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng, mặt khác có tác động tiêu cực đến nhiều chủ thể khác mở rộng hơn là nền kinh tế. Vì vậy, giải quyết nợ xấu luôn là một trong những ưu tiên của các nhà quản trị vĩ mô. Giải quyết nợ xấu là nhiệm vụ cấp bách và cần song hành với việc dự báo để ngăn chặn nợ xấu có hiệu quả trong thực tiễn. Tuy nhiên, điều rất quan trọng hơn đó chính là việc xử lý nợ xấu luôn phải được áp dụng đúng quy định của pháp luật chứ không thể thực hiện theo tính chất tùy nghi hoặc tự phát không tuân thủ theo quy tắc xử sự chung thống nhất từ trung ương đến đại phương gọi chung là pháp luật. 1.2. Tính cấp thiết đề tài Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM), nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng đối với khách hàng có xu hướng gia tăng trong những năm trở lại đây mặc dù các NHTM đã siết chặt các điều kiện cho vay và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro. Xu hướng tiêu cực này buộc các NHTM phải đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu, trong đó, bán nợ xấu cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu được coi là giải pháp có tính khả thi nhất, từ đó hình thành quan hệ mua bán nợ xấu giữa NHTM (giữ vai trò là bên bán nợ) với các tổ chức, cá nhân (giữ vai trò là bên mua nợ).Đứng trước thực trạng đó, ngày 18/5/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 18/2016/NĐ-CP) thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (viết tắt là VAMC). Sự ra đời của VAMC đánh dấu một bước ngoặt lớn trong nỗ lực xử lý nợ xấu của Chính phủ và ngân hàng nhà nước (NHNN). Những tín hiệu khả quan ban đầu cho thấy VAMC đã bắt đầu phát huy hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ xấu đồng thời giúp cải thiện tính thanh khoản của các NHTM. Báo cáo thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Đề án 1058 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020" cho thấy quá trình cơ cấu lại và xử lý
- 2 nợ xấu của hệ thống các NHTM đã có được những chuyển biến tích cực và thành công đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM. Tổng nợ xấu lũy kế từ năm 2012 – đến cuối quý I/2018 đã xử lý được khoảng 753 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó: NHTM tự xử lý (sử dụng dự phòng rủi ro; bán, phát mại tài sản đảm bảo và do khách hàng tự trả) khoảng 455 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 60%; nợ bán cho VAMC chỉ có 282 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 40%. Theo đó, đến cuối tháng 6/2018, tỷ lệ nợ xấu so với tổng nợ là 2,09%, giảm so với thời điểm cuối năm 2016 (2,46%); nếu tính cả nợ xấu ngoại bảng, các khoản nợ xấu đã cơ cấu và nợ xấu tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng ở mức 6,6 – 6,7%1. Ngoài VAMC và các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại (AMC), công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (viết tắt là DATC) cũng là một chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ mua bán nợ xấu. Tuy nhiên, điểm khác biệt của DATC so với VAMC và AMC là DATC chủ yếu tập trung vào việc mua các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước theo chỉ thị của Chính phủ, tức là các khoản nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước và có mở rộng sang mua nợ xấu của các NHTM do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Chính phạm vi chủ thể và đối tượng mua bán gò bó nên khả năng và vai trò tham gia vào quan hệ mua bán nợ xấu của DATC không đáng kể. Như vậy, mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các NHTM ở Việt Nam hiện nay đang có sự tham gia chủ yếu của VAMC, các AMC trực thuộc các NHTM và DATC. Hiện nay có rất nhiều quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ mua bán nợ xấu giữa NHTM bán nợ với bên mua nợ là VAMC và các chủ thể khác đang gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí có nhiều quy định khó áp dụng trong thực tiễn như Nghị định số 53/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 18/2016/NĐ-CP)về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Thông tư số 19/2013/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 32/2019/TT-NHNN) quy định về việc mua, bán và xử lý 1 Vũ Mai Chi, Trần Anh Quý (2018), “Tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam qua các giai đoạn - các vấn đề cần quan tâm và khuyến nghị”, Tạp chí Ngân hàng, Số 21, tr. 26-33
- 3 nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Cùng với đó, mặc dù các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật nhằm đa dạng hóa các chủ thể tham gia mua bán nợ xấu trên thị trường, ngoài các công ty mua bán nợ xấu chuyên nghiệp, pháp luật đã trao quyền cho chính các NHTM tham gia mua bán nợ xấu của các NHTM khác, hay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt là cơ chế pháp lý cho sự ra đời của mô hình chủ thể kinh doanh dịch vụ mua bán nợ xấu, tuy nhiên, quy định về mức vốn pháp định và điều kiện với người quản lý, người điều hành khi thành lập Chủ thể kinh doanh dịch vụ mua bán nợ xấu trong Nghị định số 69/2016/NĐ- CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ xấu không phù hợp với thực tế. Những quy định này vô hình chung là rào cản đối với hoạt động mua bán nợ xấu, cũng như tác động tiêu cực tới tâm lý của NHTM khi buộc phải lựa chọn phương án bán nợ xấu cho VAMC hay các chủ thể khác2. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò cũng như hiệu quả trong hoạt động của VAMC và các chủ thể mua nợ khác trong thực tiễn, cần phải xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ mua bán nợ xấu đồng bộ và hoàn chỉnh, qua đó để nâng cao hiệu quả thực thi của các quy định này. Chính vì lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật Kinh tế. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Mục tiêu tổng quát Luận văn có mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng (HĐTD) của các NHTM. Từ đó, đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM trên thực tiễn. 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 Hoàng Văn Thành, Nguyễn Hải Yến (2018), “Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, Số 7/2018, tr.62-71
- 4 - Nghiên cứu những cơ sở lý luận về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM; - Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM; - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ mua bán nợ xấu, giá mua bán nợ xấu trong mọi giao dịch cần được xác định theo giá trị thị trường hay tùy từng trường hợp, các bên có thể lựa chọn một cách linh hoạt phương pháp xác định giá theo giá trị sổ sách hoặc giá trị thị trường? - Xác lập quan hệ mua bán nợ xấu, việc lựa chọn phương thức thỏa thuận hay đấu giá do các bên toàn quyền quyết định hay theo chịu sự chỉ đạo của Nhà nước? - Đảm bảo quan hệ mua bán nợ xấu thực chất và giải quyết triệt để, tận gốc nợ xấu của NHTM, công cụ thanh toán (tiền hoặc giấy tờ có giá) nên được sử dụng linh hoạt trong các giao dịch mua bán nợ xấu hay phải sử dụng công cụ thanh toán bằng tiền trong mọi trường hợp? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM. Cụ thể là quy định của Bộ Luật dân sự 2015; Luật Ngân hàng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017; Luật các tổ chức tín dụng, Nghị quyết 42 năm 2017 của Quốc hội về xử lý nợ xấu và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật Việt Nam về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM theo số liệu báo cáo của các NHTM tại TP. Hồ Chí Minh và NHNN Việt Nam; 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian nghiên cứu: Từ giai đoạn năm 2015 đến năm 2021
- 5 - Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM và tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nghĩa là Tác giả chỉ nghiên cứu việc mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM và tổ chức, cá nhân trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh không nghiên cứu trên diện rộng phạm vi cả nước. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp luận Để làm sáng tỏ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó trọng tâm dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích được sử dụng Chương 1 và 2 để nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về mua bán nợ xấu và những ưu điểm, hạn chế, tồn tại của pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM. Trên cơ sở đó, đánh giá sự phù hợp của thực trạng pháp luật vào quá trình áp dụng trên thực tiễn. - Phương pháp tổng hợp được sử dụng tại Chương 2 để thu thập và tổng hợp các thông tin về những hoạt động mua bán nợ xấu đã được VAMC và các Chủ thể kinh doanh mua bán nợ xấu thực hiện nhằm đánh giá những thành tựu đã đạt được và những vướng mắc còn tồn tại khi áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM. - Phương pháp so sánh được sử dụng tại Chương 3 nhằm học hỏi giữa lý luận và thực tiễn những kinh nghiệm nước ngoài, từ đó nghiên cứu tìm kiếm giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có tính hệ thống hóa đã giải quyết những vấn đề lý luận pháp luật về mua bán nợ xấu mua bán nợ xấu phát
- 6 sinh từ HĐTD của các NHTM; và thực tiễn áp dụng pháp luật trên thực tiễn trong thời gian qua tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn là nguồn tài liệu hữu ích đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đánh giá hiệu quả của các quy định pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM, làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới. Luận văn là nguồn tài liệu có giá trị đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học, giảng dạy pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM. 7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Mặc dù quan hệ mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM ở nước ta đã hình thành từ những năm 1999, 2000 khi các công ty mua bán nợ xấu chuyên nghiệp trực thuộc Vietcombank và Vietinbank chính thức được thành lập. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ thực sự nhận được sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế và pháp lý kể từ thời điểm VAMC được thành lập năm 2013 để giải quyết khối nợ xấu khổng lồ của hệ thống ngân hàng. Nhìn chung, pháp luật về nợ xấu và mua bán nợ xấu phát sinh từ HĐTD của các NHTM là đề tài nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở các góc độ tiếp cận khác nhau. Mức độ quan tâm này ngày càng trở nên rõ nét từ sau năm 2013 trở lại đây, khi Công ty Quản lý tài sản của các NHTM Việt Nam (VAMC) được thành lập. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu: - Phạm Quang Huy (2015), “Pháp luật về nợ xấu trong HĐTD của ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về nợ xấu trong HĐTD của ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng pháp luật về nợ xấu trong HĐTD của ngân hàng thương mại tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. - Phạm Thị Hoài Nam (2017), “Hoạt động xử lý nợ xấu của Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu
- 7 một số vấn đề chung về Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Phân tích thực tiễn hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thực tế. - Võ Trung Tín, Văn Thành Khánh Linh (2019), “Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng từ thực tiễn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về việc thí điểm xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13. Bài viết đã khái quát về Nghị quyết số 42/2017/QH, thực tiễn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 trong quá trình xử lý nợ xấu. Nêu một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện Nghị quyết này. - Hoàng Thu Uyên (2019), “Những vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã trình bày những vấn đề chung về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và quy định về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo Nghị quyết số 42/2017/QH14. Phân tích thực tiễn thi hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ở Việt Nam; từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. - Nguyễn Hải Yến (2018), “Cơ sở cho việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp để xử lý nợ xấu”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2018. Bài viết đã nghiên cứu khái quát về việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp để xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại, đồng thời phân tích các cơ sở cho việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp trong quá trình xử lý nợ xấu, từ đó đưa ra một số nhận xét và kiến nghị pháp lý nhằm thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, góp phần lành mạnh hóa hệ thống các tổ chức tín dụng và ổn định nền kinh tế.
- 8 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái luận chung về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về nợ xấu Về kỹ thuật lập pháp thì định nghĩa về nợ xấu, hay khoản nợ xấu của NHTM được ghi nhận tại nhiều thông tư khác nhau của NHNN. Tại định nghĩa về khoản nợ của NHTM tại Điều 3 của Thông tư 11/2021/TT-NHNN của NHNN ban hành quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 11/2021/TT-NHNN), theo đó Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 trong đó nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trong bảng phân loại nợ theo phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Cụ thể, theo phương pháp định lượng nợ xấu được xác định dựa vào thời hạn trả nợ quá hạn như sau3: * Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;… * Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;… * Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;…”. 3 Điều 10, Thông tư 11/2021/TT-NHNN
- 9 Bên cạnh phương pháp định lượng, nợ xấu cũng được NHTM nhận diện theo phương pháp định tính dựa vào đánh giá của NHTM đối với khả năng trả nợ của khách hàng như sau4: “* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết. * Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao, * Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết”. Tuy nhiên, về nguyên tắc, TCTD chỉ được phân loại nợ xấu theo phương pháp định tính sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: (1) Có Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có thời gian thử nghiệm tối thiểu 01 năm; (2) Có chính sách dự phòng rủi ro; (3) Có chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định, đo lường rủi ro tín dụng (trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng theo hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ) và quản lý nợ; (4) Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro. 4 Điều 11, Thông tư 11/2021/TT-NHNN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 289 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 343 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 114 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 225 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 130 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 83 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 104 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 33 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 188 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 113 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 59 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 88 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 23 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn