intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng thương mại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

49
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng thương mại" được thực hiện nhằm nghiên cứu về các quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm; những khó khăn, bất cập và những giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm hạn chế những vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tại các Ngân hàng thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng thương mại

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ MINH THƢ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ MINH THƢ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số: 8 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KIÊN BÍCH TUYỀN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. iii
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ đƣợc trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ chính xác, trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Học viên
  5. ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tham gia giảng dạy Lớp Cao học Luật Kinh tế Khóa 2 Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi phƣơng pháp và tri thức để nghiên cứu khoa học. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu Đề tài "Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng thƣơng mại" tôi đƣợc sự động viên, giúp đỡ của nhiều thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tôi xin đƣợc cảm ơn đặc biệt đến Tiến sĩ Nguyễn Kiên Bích Tuyền – Giảng viên Khoa Luật kinh tế Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn đề tài cho tôi. Tiến sĩ Nguyễn Kiên Bích Tuyền đã động viên tôi khắc phục khó khăn và nhiệt tình định hƣớng, theo dõi, hƣớng dẫn tôi hoàn thành Đề tài. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn cơ quan, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, động viên và cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
  6. iii TÓM TẮT Tên đề tài: "Pháp luật về xử lý tài sản bảm đảm tiền vay tại ngân hàng thƣơng mại". Nội dung: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là khâu cuối cùng trong quy trình cho vay tại ngân hàng thƣơng mại, chỉ trƣờng hợp khách hàng vi phạm hợp đồng vay, không hoàn trả đƣợc nợ gốc và lãi thì ngân hàng mới xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Đây là khâu phức tạp và khó khăn nhất trong quá trình cho vay của ngân hàng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành luật điều chỉnh. Mặc dù đã đƣợc một số tác giả nghiên cứu nhƣng trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu ngƣời viết mong muốn đƣợc làm rõ một số vấn đề về Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thƣơng mại từ đó đƣa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật về các quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng, quy định về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm gắn với đặc thù của ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng cho vay và xử lý tài sản bảo đảm từ phía ngân hàng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dùng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá để đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thƣơng mại để đƣa ra đƣợc sự phát triển của pháp luật, ƣu điểm và những vấn đề cần hoàn thiện để công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng hiệu quả hơn. Từ nghiên cứu lịch sử các quy định về pháp luật xử lý tài sản bảo đảm của Việt Nam và nghiên cứu một số Điều ƣớc quốc tế, luật các nƣớc khác ngƣời viết đã chỉ ra một số bất cập trong Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Nghị quyết 42/2017/QH14...kiến nghị hoàn thiện các quy định phù hợp với thông lệ quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế nƣớc ta là nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, ngân hàng thƣơng mại, thủ tục rút gọn, nợ xấu.
  7. iv ABSTRACT Toppic: "Law on handling loan security assets at commercial banks". Content: Handling loan collateral is the last step in the lending process at a commercial bank. Only in case the customer violates the loan contract and cannot repay the principal and interest, the bank will handle the property. guarantee for debt recovery. This is the most complicated and difficult stage in the bank's lending process, involving many fields and branches of law. Although it has been researched by one author, in the process of researching and researching, the writer wishes to clarify some issues about the law on handling loan security assets at commercial banks from which to propose. recommendations and proposals to improve a number of legal provisions on contract performance security regulations, regulations on procedures for handling collateral associated with the characteristics of commercial banks. In addition, proposing solutions to improve the quality of loans and handling of collateral from commercial banks. In the process of researching, analyzing, synthesizing, statistic, comparing and evaluating to evaluate the current state of the law and practical application of the Law on handling of loan security assets at commercial banks to make recommendations. the development of the law, advantages and issues that need to be improved in order to handle the loan security assets of banks more effectively. From studying the history of the legal provisions on handling collateral in Vietnam and studying a number of international treaties and laws of other countries, the writer has pointed out a number of shortcomings in the 2015 Civil Code. Civil Procedure Code 2015, Resolution 42/2017/QH14... recommends perfecting regulations in line with international practices and the development of our country's economy as a market economy according to regulations socialist direction. Keywords: Law on handling loan security assets, commercial banks, shortening procedures, non-performance debt.
  8. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 BĐ Bảo đảm 2 BĐS Bất động sản 3 BLDS Bộ luật Dân sự 4 BPBĐ Biện pháp bảo đảm 5 HĐ Hợp đồng 6 GDBĐ Giao dịch bảo đảm 7 KH Khách hàng 8 NH Ngân hàng 9 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 10 NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 11 QPPL Quy phạm pháp luật 12 QSDĐ Quyền sử dụng đất 13 TCTD Tổ chức tín dụng 14 THA Thi hành án 15 TSBĐ Tài sản bảo đảm 16 XLTS Xử lý tài sản
  9. vi MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ V MỤC LỤC .............................................................................................................. VI PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 2 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 4 2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 4 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 4 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 4 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 5 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 6 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................. 6 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU.................................................. 7 9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN.............................................................. 9 CHƢƠNG 1 ............................................................................................................. 10 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN ............................................. 10 BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................ 10 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ........................................... 10 1.1.1. Khái niệm biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm ................................. 10 1.1.2. Đặc điểm biện pháp bảo đảm .................................................................. 12 1.1.3. Chể thể tham gia quan hệ giao dịch bảo đảm ......................................... 14 1.1.4. Phân loại các biện pháp bảo đảm ........................................................... 15 1.2. XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM................................................................................ 18 1.2.1. Những vấn đề chung về xử lý tài sản bảo đảm ........................................ 18 1.2.2. Điều kiện để xử lý tài sản bảo đảm .......................................................... 19 1.2.3. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm ......................................................... 20 1.2.4. Hệ quả pháp lý của xử lý tài sản bảo đảm .............................................. 21 1.3. PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ........................................ 22 1.3.1. Khái niệm pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm ........................................ 22 1.3.2. Đặc điểm của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm ................................... 22 1.3.3. Sự cần thiết phải có các quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm ............................................................................................................................ 23 1.3.4. Những quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm ........................ 24
  10. vii KẾT LUẬN CHƢƠNG I ....................................................................................... 29 CHƢƠNG 2 ............................................................................................................. 31 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ..................................................... 31 TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................... 31 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................... 31 2.1.1. Về điều kiện xử lý tài sản bảo đảm .......................................................... 31 2.1.2. Về chủ thể tham gia xử lý tài sản bảo đảm .............................................. 33 2.1.3. Về phương thức, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm ....................................... 34 2.1.4. Giải quyết tranh chấp trong xử lý tài sản bảo đảm ................................. 42 2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..................................................................................... 45 2.2.1. Tình hình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ............................................... 45 2.2.2. Những vướng mắc, bất cập trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại ........................................................................... 51 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 63 CHƢƠNG 3 ............................................................................................................. 65 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG .................................................................... 65 PHÁP LUẬT XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ................................... 65 TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................... 65 3.1. ĐỊNH HƢỚNG VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ........................................................................................................................ 65 3.1.1. Việc hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại phù hợp với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước ........ 65 3.1.2. Đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên trong quan hệ giao dịch bảo đảm ............................................................................................................................ 66 3.2. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................... 67 3.2.1. Kiến nghị thống nhất các quy định hiện hành về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ............................................................................................................... 67 3.2.2. Kiến nghị về trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay phù hợp với đặc thù của ngân hàng thương mại ................................................................... 69 3.2.3. Kiến nghị về quy định bảo vệ quyền lợi của bên thứ 3 ngay tình trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm ......................................................................... 74 3.2.4. Kiến nghị về hoàn thiện các quy định của pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại trong một số trường hợp cụ thể ......... 74
  11. viii 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .............................................................................................................. 77 3.3.1. Xây dựng quy trình cho vay, quy trình xử lý tài sản bảo đảm chặt chẽ phù hợp với các quy định của pháp luật ................................................................... 77 3.3.2. Nâng cao khả năng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, thẩm định tài sản bảo đảm khi cho vay và kỹ năng xử lý tài sản bảo đảm của nhân viên ngân hàng thương mại ....................................................................................... 78 3.3.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng tiền vay; công tác kiểm tra, giám sát quá trình xử lý tài sản bảo đảm ............................ 79 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 80 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... I PHỤ LỤC ............................................................................................................... VI
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Theo Khoản 16 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) số 07/VBHN- VPQH ngày 12/12/2017 "Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi". Cho đến hiện nay, cấp tín dụng nói chung và cho vay vẫn là nguồn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) tại Việt Nam (thu nhập từ hoạt động tín dụng thƣờng chiếm trên 70% trong tổng thu nhập của các NHTM: 73,61% vào năm 2008, 86,88% vào năm 2011, 75,75% năm 2019)1. Ví dụ cụ thể tại Agribank, theo số liệu báo cáo tài chính năm 2022 thì thu nhập từ cho vay khách hàng là 119,2 nghìn tỷ trong tổng số 127,8 nghìn tỷ thu nhập (chiếm 92,5%)2. Về bản chất, cho vay dựa vào sự tín nhiệm và khả năng trả nợ của khách hàng (KH). Do đó, khi cho vay ngân hàng (NH) phải đánh giá các điều kiện cho vay đối với KH. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh và cuộc sống có rất nhiều biến cố có thể xảy ra ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ. Để đảm bảo quyền lợi của mình, phòng ngừa rủi ro, các NH thƣờng yêu cầu KH phải có bảo đảm (BĐ) bằng tài sản cho các khoản vay trừ các khoản vay nhỏ phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc KH đã có quan hệ lâu dài và có uy tín đƣợc cho vay không cần có tài sản bảo đảm (TSBĐ) theo quy định cụ thể của từng NHTM hoặc cho vay theo chỉ định nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc. NH và KH có thể thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm (BPBĐ) phù hợp theo quy định tại Điều 292 BLDS 2015 nhƣ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và tín chấp…. 1 "Huỳnh Thị Hƣơng Thảo và Ngô Minh Phƣơng (2021), Thu nhập ngoài lãi và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, Địa chỉ: https://thitruongtaichinhtiente.vn/thu-nhap-ngoai-lai-va- hieu-qua-tai-chinh-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-34392.html,"(truy cập ngày 20/4/2021). 2 Agribank (2023), Báo cáo tài chính Agribank năm 2022, Hà Nội, Mục 24, tr 61
  13. 2 Trong các BPBĐ thì BPBĐ bằng thế chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) đƣợc sử dụng phổ biến. Ví dụ tại Agribank đến cuối năm 2022, giá trị TSBĐ là bất động sản (BĐS) là 2290 triệu tỷ đồng trong tổng số 2530 triệu tỷ đồng tổng giá trị TSBĐ của KH (chiếm tới 90% tổng giá trị TSBĐ tại NH)3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng (HĐ) vay vốn, NH mong muốn KH thực hiện đúng HĐ là trả gốc và lãi đầy đủ nhƣng do nguyên nhân khách quan hoặc KH cố tình vi phạm thì theo thỏa thuận NH có quyền xử lý tài sản bảo đảm (XLTSBĐ) để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc XLTSBĐ gặp không ít khó khăn từ các quy định của pháp luật, từ phía KH và các nguyên nhân khác. - Thứ nhất, khó khăn từ quy định của pháp luật. Vấn đề XLTSBĐ để thu hồi nợ đƣợc điều chỉnh bởi nhiều ngành luật, các văn bản pháp luật chƣa có sự thống nhất, còn chồng chéo, nhiều quy định chƣa có tính thực tiễn. Do đó, nhiều vụ tranh chấp HĐBĐ kéo dài gây tốn kém thời gian và chi phí cho các NH, ảnh hƣởng đến hoạt động của hệ thống NH Việt Nam. - Thứ hai, khó khăn do không có sự hợp tác từ phía KH và các bên liên quan trong việc XLTSBĐ. - Thứ ba, khó khăn xuất phát từ thị trƣờng nhƣ sự mất giá của tài sản, tài sản đặc thù có thị trƣờng nhỏ hẹp. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Việc XLTSBĐ tiền vay (đặc biệt là để xử lý các khoản nợ xấu) đang đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc, các TCTD, các doanh nghiệp và ngƣời dân quan tâm. Khó khăn trong việc XLTSBĐ để thu hồi nợ làm tăng nợ xấu, gây khó khăn tài chính và làm ảnh hƣởng đến hoạt động của các NHTM. Hiện nay, pháp luật về XLTSBĐ tiền vay tại NHTM đƣợc quy định tại Bộ luật dân sự (BLDS) 2015, đây là luật cơ sở giải quyết các vấn đề về BPBĐ thực hiện HĐ. Bên cạnh đó, vấn đề này còn đƣợc điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành và các văn bản dƣới luật nhƣ: Luật các tổ chức tín dụng số 07/VBHN-VPQH đƣợc 3 Agribank (2023), Tlđd 2–Mục 37, tr. 68
  14. 3 ban hành ngày 12/12/2017, Luật đất đai số 21/VBHN-VPQH đƣợc ban hành ngày 10/12/2018, Luật Nhà ở số 04/VBHN-VPQH ngày 25/01/2022, Luật Đấu giá tài sản 01/2016/QH14 ngày 17/11/2016, Luật Thi hành án dân sự số 09/VBHN-VPQH ngày 25/01/2022, Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 42), Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 quy định chi tiết Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (sau đây gọi tắt là Nghị định 21),… Nghị định 21 có hiệu lực từ 15/5/2021 tác động tích cực đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ BĐ thực hiện nghĩa vụ. Đặc biệt Nghị định đã khắc phục đƣợc những bất cập của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về GDBĐ, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP. Đồng thời Nghị định 21 ra đời sau hơn 4 năm BLDS 2015 có hiệu lực đã hóa giải đƣợc vấn đề xung đột giữa các quy định Bộ luật với văn bản hƣớng dẫn về GDBĐ nói chung và XLTSBĐ nói riêng. Trong những năm qua, vấn đề XLTSBĐ để thu hồi nợ luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm để giải quyết tình trạng tồn đọng TSBĐ tại các TCTD từ đó giải quyết đƣợc vấn đề nợ xấu, khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế. Nghị quyết 42 đƣợc Quốc hội ban hành đã giải quyết đƣợc những khó khăn, tồn tại trong công tác xử lý nợ xấu và XLTSBĐ của các khoản nợ xấu để thu hồi nợ của các TCTD trong đó có các NHTM. Sau năm năm thí điểm, vấn đề xử lý nợ xấu và XLTSBĐ để thu hồi nợ xấu đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan, do đó, ngày 16/6/2022, Quốc hội đã thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 đến ngày 31/12/2023. Việc kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42 và Nghị định 21 có hiệu lực đã tháo gỡ đƣợc một số vƣớng mắc của các NHTM trong quá trình giải quyết TSBĐ nhƣng trên thực tế việc XLTSBĐ đang bị điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật khác nhau, chƣa có sự đồng bộ và thống nhất cao nên cần có một văn bản pháp luật riêng về XLTSBĐ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
  15. 4 Nhận thức đƣợc ý nghĩa của việc XLTSBĐ để thu hồi nợ và những vấn đề còn tồn tại trong áp dụng pháp luật trong thực tế học viên chọn nghiên cứu đề tài "Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại", đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật để việc XLTSBĐ tiền vay tại NHTM hiệu quả hơn. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu về các quy định pháp luật về XLTSBĐ; những khó khăn, bất cập và những giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm hạn chế những vƣớng mắc trong quá trình XLTSBĐ tại các NHTM. 2.2. Mục tiêu cụ thể Luận văn có ba mục tiêu cụ thể: - Thứ nhất, luận văn tổng hợp, hệ thống các cơ sở lý luận liên quan đến XLTSBĐ tại các NHTM. - Thứ hai, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng, tình hình áp dụng các quy định XLTSBĐ tiền vay tại các NHTM hiện nay. - Thứ ba, luận văn đƣa ra những giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật (QPPL) nhằm hạn chế những khó khăn, bất cập liên quan đến XLTSBĐ tiền vay tại các NHTM; đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên liên quan, bảo toàn đƣợc nguồn vốn và lợi nhuận của NH, kiềm chế nợ xấu, khơi thông dòng vốn, làm trong sạch, lành mạnh hệ thống NH góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về XLTSBĐ tiền vay của NHTM nhƣ thế nào? Câu hỏi 2: Việc áp dụng quy định pháp luật về XLTSBĐ trong XLTSBĐ tiền vay tại NHTM trên thực tế diễn ra nhƣ thế nào? Câu hỏi 3: Những quy định của pháp luật XLTSBĐ tiền vay tại NHTM có phù hợp không? Có bất cập gì không?
  16. 5 Câu hỏi 4: Đề xuất những giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật XLTSBĐ tiền vay tại NHTM? 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những QPPL quy định về XLTSBĐ và áp dụng những QPPL về XLTSBĐ tiền vay tại NHTM Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các QPPL từ năm 2017 đến nay về lĩnh vực XLTSBĐ tiền vay tại NHTM Việt Nam. - Không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các QPPL về XLTSBĐ do các cơ quan nhà nƣớc ở Trung ƣơng ban hành có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc nhƣ Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tƣ. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, một số phƣơng pháp nghiên cứu học viên sử dụng nhƣ: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá…, sử dụng các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, trích dẫn đúng quy định. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về lĩnh vực XLTSBĐ ở chƣơng 1. Phƣơng pháp thống kê, so sánh, đánh giá, phân tích: học viên đƣa ra các số liệu, vụ việc cụ thể để phân tích, đánh giá việc áp dụng áp dụng pháp luật về XLTSBĐ trong những năm qua, sự thay đổi của các QPPL phù hợp với thực tiễn. Học viên phân tích những mặt đƣợc, mặt còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong XLTSBĐ tiền vay tại NHTM. Bên cạnh đó, phƣơng pháp quy nạp đƣợc sử dụng để đƣa ra những nhận định chung sau khi phân tích, đánh giá các vấn đề đã nêu. Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu tại chƣơng 2. Bên cạnh đó, phƣơng pháp nghiên cứu diễn giải đƣợc học viên sử dụng để đánh giá chung, nhận định, đƣa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về XLTSBĐ tiền vay tại các NHTM Việt Nam tại chƣơng 3. Trong luận văn, học viên kết hợp kiến thức pháp luật và kiến thức kinh tế, sử dụng các dữ liệu báo cáo, thống kê của các cơ quan nhà nƣớc, số liệu của các
  17. 6 NHTM để trình bày, phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu một cách rõ ràng nhất có thể. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu về các cơ sở lý luận, các QPPL của Việt Nam về XLTSBĐ tiền vay và thực tiễn áp dụng tại các NHTM Việt Nam. Tiếp đến, luận văn phân tích, đánh giá tình hình áp dụng các quy định này vào thực tiễn áp dụng tại các NHTM Việt Nam. Từ đó, luận văn đề xuất những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong XLTSBĐ tiền vay; đề xuất những giải pháp khi ký kết và thực hiện HĐ BĐ hạn chế những bất lợi của NHTM trong quá trình XLTSBĐ. Cụ thể: Chƣơng 1. Những vấn đề chung về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thƣơng mại Tác giả nghiên cứu những vấn đề chung về khái niệm và các quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ về XLTSBĐ. Đánh giá sự phát triển của pháp luật nƣớc ta phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và sự hội nhập quôc tế. Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Chƣơng này tác giả phân tích tình hình XLTSBĐ và việc áp dụng pháp luật xử lý tài sản từ đó đƣa ra những khó khăn, vƣớng mắc còn tồn tại. Chƣơng 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo tiền vay tại ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Từ những phân tích đánh giá tại chƣơng 2 và so sánh với pháp luật quốc tế tác giả đề xuất hƣớng hoàn thiện các quy định của pháp luật và giải pháp từ phía các NHTM nhằm nâng cao hiệu quả công tác XLTSBĐ. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Về mặt lý luận:
  18. 7 Luận văn tổng hợp, hệ thống hóa các cơ sở lý luận và cơ sở pháp luật liên quan đến XLTSBĐ tiền vay tại các NHTM. Về mặt thực tiễn: Các học viên cao học, sinh viên ở các khoá sau có thể sử dụng luận văn nhƣ tài liệu tham khảo về XLTSBĐ tiền vay tại các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng có thể tham khảo các kiến nghị, giải pháp để có sự điều chỉnh pháp luật về XLTSBĐ giúp tránh đƣợc hay hạn chế các bất cập, vƣớng mắc mà các NHTM đang gặp phải. Đồng thời các NHTM và các bên liên quan có thể tham khảo tránh rủi ro khi thực hiện hợp đồng GDBĐ. 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU XLTSBĐ tại NHTM là vấn đề đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, học viên đã tham khảo một số nghiên cứu và bài viết sau: - Bài viết "Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng" của tác giả Phan Đăng Hải đăng trên Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 219 – Tháng 8/2020 đã hệ thống hóa những bất cập của pháp luật về XLTSBĐ, từ đó đƣa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về XLTSBĐ nhằm bảo vệ quyền lợi của TCTD. Tuy nhiên, bài viết dựa trên Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành. - Luận văn Thạc sĩ "Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong hoạt động xử lý nợ của tổ chức tín dụng" của tác giả Hoàng Mạnh Hùng – Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm 2018. Tác giả đã đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục, phƣơng thức XLTSBĐ là QSDĐ và tài sản gắn liền với đất tại các TCTD. Tuy nhiên, luận văn năm 2018 nên chƣa có nhiều phân tích về việc áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu và XLTS để thu hồi nợ xấu. - Luận văn Thạc sĩ "Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Đông Anh" của tác giả Lê Thị Thu Hà – Đại học Luật Hà Nội, năm 2019. Luận văn mang tính ứng dụng đã phân tích đƣợc những quy định
  19. 8 của pháp luật và quy định nội bộ Agribank về XLTSBĐ, nêu đƣợc một số bất cập trong việc XLTSBĐ là QSDĐ tại một chi nhánh NH cụ thể. Tuy nhiên, luận văn có phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp tại một chi nhánh NH. - Luận văn Thạc sĩ "Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân – thực tiễn tranh giải quyết tranh chấp tại tỉnh Kiên Giang" của tác giả Trƣơng Tuyết Nhẫn – Trƣờng Đại học Trà Vinh, năm 2020. Luận văn đã trình bày về các quy định của pháp luật về thế chấp QSDĐ và XLTS thế chấp là QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, luận văn giới hạn về thực tiễn giải quyết tranh chấp trong phạm vi tỉnh Kiên Giang và căn cứ phân tích QPPL là Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành. - Luận văn Thạc sĩ "Xử lý tài sản bảo đảm trong lĩnh vực ngân hàng" của tác giả Nguyễn Trần Phƣơng Trang, Đại học Luật Hà Nội, năm 2021. Luận văn đã đề cập đến những vấn đề mới đƣợc đề cập tại Nghị định 21, đề xuất những biện pháp hoàn thiện cơ chế về XLTSBĐ nhƣng các đề xuất còn mang tính đơn lẻ, chƣa có tính đồng bộ. - Ngoài ra, học viên còn tham khảo các bài báo và nghiên cứu khoa học, báo cáo tổng kết có liên quan nhƣ: "Quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý tài sản bảo đảm trong thi hành án dân sự và thực tiễn thi hành" của tác giả Nguyễn Thị Nhàn & Trần Thị Lành trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10/2016; "Bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm" của tác giả Võ Đình Toàn và Đinh Văn Linh trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 6/2018; "Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - nhìn từ góc độ lý luận" của tác giả Lê Thị Thu Thủy đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 18 (370), Tháng 9/2018; "Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội" của tác giả Từ Minh Liên đăng trên trang thông tin điện tử Sở Tƣ pháp Quảng Bình ngày 02/01/2020; Báo cáo "Tổng kết thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm" số 54/BC-CP ngày 28/02/2022; "Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam", Luận án Tiến
  20. 9 sĩ Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh của Trƣơng Tuyết Minh (2022); "Quyền thu giữ tài sản bảo đảm trong pháp luật của Pháp, Hoa Kỳ và một số gợi mở cho Việt Nam" của TS. Đoàn Thị Phƣơng Diệp & ThS. Lƣu Minh Sang đăng trên tạp chí ngân hàng điện tử ngày 29/12/2021; "Bản thuyết minh Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đôi)" của Bộ Tƣ pháp, ngày 25/11/2014…. Mỗi bài viết có hƣớng tiếp cận và có những đề xuất khác nhau nhằm tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện XLTSBĐ để thu hồi nợ của NH. Học viên tham khảo, tiếp thu và đồng thời có những phân tích, đánh giá, nhận định và đƣa ra những đề xuất mới chƣa đƣợc nhiều ngƣời nghiên cứu. 9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, mục lục, phụ lục, luận văn gồm có 03 chƣơng chính: Chƣơng 1. Những vấn đề chung về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Chƣơng 3. Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2