Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về cổ phiếu chào bán ra công chúng
lượt xem 7
download
Luận văn "Pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về cổ phiếu chào bán ra công chúng" nghiên cứu những chế định của pháp luật điều chỉnh về cổ phiếu chào bán bao gồm việc nghiên cứu khái quát chung đối với cổ phiếu chào bán và các quy định về cổ phiếu chào bán. Luận văn cũng đưa đến thông tin, kiến thức về cổ phiếu chào bán cho người đọc, làm rõ các vấn đề về cổ phiếu chào bán đặc biệt là những vấn đề mới phát sinh trong thời gian gần đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về cổ phiếu chào bán ra công chúng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH TIẾN PHONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH VỀ CỔ PHIẾU CHÀO BÁN RA CÔNG CHÚNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH TIẾN PHONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH VỀ CỔ PHIẾU CHÀO BÁN RA CÔNG CHÚNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ XUÂN THẮNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Hồ Xuân Thắng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. HỌC VIÊN ĐINH TIẾN PHONG
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô giáo trong Khoa Luật kinh tế, Khoa Sau đại học và Hội đồng khoa học Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM. Đặc biệt, em xin gửi tới PGS.TS. Hồ Xuân Thắng, người Thầy ân cần, tận tình, chu đáo đã hướng dẫn em hoàn thành bài nghiên cứu. Thầy không những hướng dẫn em về mặt kiến thức mà còn hướng dẫn em về mặt kỹ năng, giúp em hoàn thành bài một cách khoa học nhất. Thầy mặc dù rất bận nhưng thầy đã dành rất nhiều thời gian, sát sao và tận tình hướng dẫn em thực hiện bài nghiên cứu này. Em xin kính cảm ơn Thầy và em xin được dành đến Thầy lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất! Đồng thời, em cũng xin cảm ơn nhà trường đã cho em cơ hội được luyện tập những kỹ năng, kiến thức mà em được học ở trường lớp tại môi trường công việc thực tế. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực hiện khóa luận, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô.
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về cổ phiếu chào bán ra công chúng. Tóm tắt: Luận văn nghiên cứu pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng (sau đây được viết tắt là CPCB). Vai trò quan trọng nhất của CPCB giúp nền kinh tế huy động vốn trung và dài hạn rất hiệu quả. Bằng việc nghiên cứu pháp luật về CPCB, luận văn đã và đưa đến thông tin, kiến thức về CPCB cho người đọc, đồng thời làm rõ các vấn đề về CPCB đặc biệt là những vấn đề mới phát sinh trong thời gian gần đây. Công trình cũng nghiên cứu nhằm nêu lên những vấn đề còn bất cập của pháp luật về CPCB và thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó có thể đưa ra những kiến nghị hoàn thiện. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp phân tích; Phương pháp so sánh; Phương pháp tổng hợp; Phương pháp diễn dịch; Phương pháp quy nạp. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác để làm rõ các quy định của pháp luật, các số liệu thực tế về CPCB và đưa đến kết luận. Chương 1 trình bày khái quát chung về CBCP, về một số khái niệm, đặc điểm, về quá trình hình thành, phát triển và về vai trò của pháp luật đối liên quan đến CBCP. Chương 2 nghiên cứu quy định pháp luật điều chỉnh CBCP, bao gồm các hình thức, chủ thể, điều kiện, trình tự, thủ tục của CPCB; và thị trường, điều kiện, quy trình và giám sát GDCP. Chương 3 trình bày thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về CPCB từ năm 2010 đến nay bằng tài liệu, thông tin, số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Qua đó các trình bày những kết quả đã đạt được và một số hạn chế, bất cập còn tồn tại của CBCP. Từ quá trình nghiên cứu, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy kết quả đã đạt được và khắc phục hạn chế, bất cập của pháp luật về CBCP. Từ khóa: Cổ phiếu chào bán ra công chúng, chào bán cổ phiếu ra công chúng, giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng.
- iv THESIS SUMMARY Title: Current Vietnamese legal regulations adjust shares offered to the public. Summary: This thesis conducts a legaly research on the regulations regarding to shares offered to the public (abbreviated as SOTTP). The most significant role of SOTTP lies in efficiently mobilizing both medium and long-term capital for the economy. By studying the legal concerning SOTTP, this thesis presents information and knowledge about SOTTP to the readers and clarifies issues related to SOTTP, particularly emerging concerns in recent times. The research also aims to highlight deficiencies in the existing legal regulations for SOTTP and their practical applications, thereby suggesting recommendations for improvement. Throughout the research process, the following methods were utilized: Analytical method, Comparative method, Synthesis method, Interpretation method, and Deductive method. Additionally, various other methods were employed to elucidate legal provisions, practical data on SOTTP, and to arrive at conclusions. Chapter 1 provides a general overview of SOTTP, its concepts, characteristics, formation process, development, and the role of related legal regulations. Chapter 2 delves into the legal regulations governing SOTTP, encompassing forms, entities, conditions, procedures, and processes of SOTTP; as well as market conditions, procedures, and oversight of SOTTP trading. Chapter 3 presents the practical application of legal regulations for SOTTP from 2010 to the present, supported by documents, information, and aggregated data from various sources. The chapter reveals achieved results, along with limitations and existing deficiencies of SOTTP. Through the research process, the thesis formulates recommendations to leverage the attained results and rectify limitations and shortcomings in the legal regulations for SOTTP. Keywords: Shares offered to the public, shares public offering, trading shares offered to the public.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT CBCP Chào bán cổ phiếu ra công chúng CTCP Công ty cổ phần CPCB Cổ phiếu chào bán ra công chúng GDCP Giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng LCK2006 Luật Chứng khoán năm 2006 LCK2010 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 LCK2019 Luật Chứng khoán năm 2019 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TTCK Thị trường chứng khoán TTCP Thị trường cổ phiếu TTCP CBRCC Thị trường cổ phiếu chào bán ra công chúng UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii THESIS SUMMARY .............................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v MỤC LỤC ..................................................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. GIỚI THIỆU..........................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài: ...............................................................................2 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................3 2.1. Mục tiêu tổng quát: ........................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể: ..............................................................................................3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................4 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................4 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................5 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................5 7. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................6 8. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN ...............................................................8 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHIẾU CHÀO BÁN RA CÔNG CHÚNG.....................................................................................................................11 1.1. Những khái luận cơ bản liên quan đến cổ phiếu chào bán ra công chúng ...............................................................................................................................11 1.1.1. Một số khái niệm, đặc điểm liên quan đến chào bán cổ phiếu ra công chúng.................................................................................................................11 1.1.2. Một số khái niệm, đặc điểm liên quan đến giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ...........................................................................................15 1.2. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật một số nước trên thế giới và Việt Nam về cổ phiếu chào bán ra công chúng............................................20 1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật một số nước trên thế giới về cổ phiếu chào bán ra công chúng ......................................................20
- vii 1.2.2. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật Việt Nam về cổ phiếu chào bán ra công chúng .......................................................................23 1.3. Vai trò của pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng .....................27 1.3.1. Vai trò của pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ..............27 1.3.2. Vai trò của pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ...........................................................................................................................29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................30 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ CỔ PHIẾU CHÀO BÁN RA CÔNG CHÚNG .........................................................................................31 2.1. Quy định pháp luật điều chỉnh về chào bán cổ phiếu ra công chúng .....31 2.1.1. Hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng ......................................31 2.1.1.1. Chủ thể chào bán cổ phiếu ra công chúng .......................................35 2.1.2. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng .......................................35 2.1.3. Trình tự, thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng ...........................39 2.2. Quy định pháp luật điều chỉnh về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ....................................................................................................................42 2.2.1. Thị trường giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ....................42 2.2.2. Điều kiện giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng .......................47 2.2.3. Quy trình giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ......................50 2.2.4. Giám sát giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ........................53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................55 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHIẾU CHÀO BÁN RA CÔNG CHÚNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..............................................................................57 3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay ..............................................................57 3.1.1. Kết quả đạt được đối với pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay ..........................................................57 3.1.2. Hạn chế, bất cập đối với chào bán cổ phiếu ra công chúng ở nước ta ở nước ta từ năm 2010 đến nay ......................................................................61 3.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay .....................................................62 3.2.1. Kết quả đạt được đối với pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay ............................................62
- viii 3.2.2. Hạn chế, bất cập đối với pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay .................................................64 3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng ...............................................................................................68 3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng...................................................................................................68 3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ..................................................................................69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................73 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ I I. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ...................................................... I II. SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ, LUẬN ÁN, LUẬN VĂN, BÁO CÁO .................... IV III. TÀI LIỆU KHÁC .............................................................................................. V IV. CÁC TRANG WEB ......................................................................................... VI DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................... IX
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Trong xu thế hội, những vấn đề nghiên cứu xoay quanh cổ phiếu chào bán ra công chúng (sau đây được viết tắt là CPCB) là cực kỳ quan trọng vì CPCB cho phép cấp vốn trung và dài hạn, được so sánh như đòn bẩy để các doanh nghiệp có nguồn lực đầu tư, phát triển. Trong đó, hai vấn đề nghiên cứu quan trọng nhất liên quan đến CPCB là chào bán cổ phiếu ra công chúng (sau đây được viết tắt là CBCP) và giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng (sau đây được viết tắt là GDCP). CBCP đóng vai trò tạo hàng còn GDCP đóng vai trò tạo thanh khoản cho thị trường. Ngày 11/7/1998, Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đánh dấu một mốc lịch sử đối với sự ra đời của thị trường chứng khoán (sau đây được viết tắt là TTCK) Việt Nam nói chung và thị trường cổ phiếu (sau đây được viết tắt là TTCP) nói riêng. TTCP đã có nhiều bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu, TTCP được đảm bảo hoạt động tốt đã mở ra hướng tiếp cận nguồn vốn trung hạn và dài hạn quan trọng bậc nhất của nền kinh tế. Ngày 26/6/2006, Quốc hội đã thống nhất ban hành Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2007. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhà nước đã luôn lấy ý kiến của mọi giai tầng cho việc thay đổi nội dung quy định của pháp luật liên quan đến cổ phiếu chào bán ra công chúng làm quy tắc xử sự chung thống nhất từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật cũng như các công trình khoa học nói trên chưa hợp nhất tại một điểm để có thể làm cơ sở áp dụng hoạt động này một cách bền vững trong thực tiễn. Hay nói cách khác, các quy định sửa đổi, bổ sung của pháp luật chưa thực sự phù hợp với thực tế về CPCB trên TTCP nước ta.
- 2 1.2. Tính cấp thiết của đề tài: Trải qua hơn 25 năm vận hành, TTCP nước ta đã không ngừng hoàn thiện về cấu trúc và phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh huy động vốn trung hạn, dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Tính đến ngày 30/06/2023, vốn hóa TTCP đạt 5,78 triệu tỷ đồng, tương đương 60,8% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) năm 2022.1 TTCP nước ta đã chứng tỏ sức hấp dẫn mạnh mẽ với các nhà đầu tư, thể hiện bằng việc số lượng nhà đầu tư tham gia vào giao dịch ngày càng tăng. Đến cuối tháng 2 năm 2023, tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt gần 7 triệu, con số này gấp 5,83 lần nếu so với năm 2011 (1,2 triệu tài khoản). TTCP phát triển như vũ bão, pháp luật về TTCP cũng có nhiều đổi mới và được đánh dấu mốc với sự ra đời của Luật Chứng khoán năm 2019 số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019 (Sau đây gọi tắt là LCK2019) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Các vấn đề chẳng hạn như: bán khống; giao dịch trong ngày (thời gian rút ngắn khi thanh toán xuống T+0); ngắt mạch thị trường,… là những nội dung mới đối với pháp luật về CPCB. Trong bối cảnh TTCP phát triển ngày càng tăng nhanh và mạnh, cần có khung pháp lý phát triển tương đương nhằm điều chỉnh các quan hệ trên TTCP. Bên cạnh những thành tựu đạt được, pháp luật về CPCB vẫn còn những quy định chưa phù hợp với hoàn cảnh hiện nay, cần phải thay đổi; vẫn còn những vấn đề mà pháp luật chưa điều chỉnh, làm các bên liên quan lúng túng khi mắc phải; hoặc hệ thống các cơ quan nhà nước có liên quan đến TTCP cũng cần phải được củng cố và thay đổi để theo kịp quy mô và tốc độ lớn mạnh của TTCP. Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về cổ phiếu chào bán ra công chúng” nhằm: Thứ nhất, nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống các quy định hiện hành liên quan tới CPCB vì đối với nền kinh tế, đây là những hoạt động rất quan trọng, có sự phát triển bùng nổ trong những năm gần đây, nhận được sự quan tâm lớn. 1 Thuế nhà nước (2023), Quy mô vốn hóa thị trường tiếp tục tăng, thanh khoản cải thiện, địa chỉ: https://thuenhanuoc.vn/tapchi/chuyen-muc/tai-chinh-tien-te/e576052a-8d7f-4652-9ad2-ba86de8786f5, [truy cập ngày 08/08/2023].
- 3 Thứ hai, đề tài này cũng nhằm đánh giá CPCB về khía cạnh thực trạng pháp luật trong bối cảnh TTCP còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa thực hiện được hoặc việc thực hiện còn chưa thỏa đáng, từ đó đề xuất kiến nghị để hoàn thiện pháp luật liên quan ở Việt Nam. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát: Luận văn nghiên cứu những chế định của pháp luật điều chỉnh về CPCB bao gồm việc nghiên cứu khái quát chung đối với CPCB và các quy định về CPCB. Luận văn cũng đưa đến thông tin, kiến thức về CPCB cho người đọc, làm rõ các vấn đề về CPCB đặc biệt là những vấn đề mới phát sinh trong thời gian gần đây. Công trình cũng nghiên cứu nhằm nêu lên những vấn đề còn bất cập của pháp luật về CPCB và thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó có thể đưa ra những kiến nghị hoàn thiện. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Một số mục tiêu cụ thể cần đạt để đạt mục đích tổng quát: Thứ nhất, luận văn cần nghiên cứu khái quát về CPCB và quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về CPCB. Mục tiêu thứ hai của luận là đánh giá các quy định pháp luật hiện hành của TTCP liên quan đến CPCB, đặc biệt là các quy định mới đi kèm với việc nghiên cứu về vai trò của pháp luật về CPCB cụ thể về hình thức, chủ thể, điều kiện, trình tự thủ tục, quy trình,… Thứ ba, bài viết muốn nghiên cứu về thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về CPCB ở nước ta từ năm 2010 đến nay. Mục tiêu thứ tư của luận văn là đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về CPCB từ năm 2010 đến nay.
- 4 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật ở nước ta về CPCB. Hoạt động về CPCB bao gồm hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư CPCB, cung cấp dịch vụ về CPCB, công bố thông tin, quản trị công ty đại chúng và các hoạt động khác). Tuy nhiên, do dung lượng của luận văn có hạn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về CBCP và GDCP vì đây là hai khía cạnh quan trọng nhất của CPCB. Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu về CPCB trong khoảng thời gian từ khi Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2006 (sau đây được viết tắt là LCK2010) được Quốc hội ban hành ngày 24/11/2010 và có hiệu lực ngày 01/07/2011 đến nay nhưng tập trung nhất vào khoảng thời gian từ khi LCK2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 đến thời điểm nghiên cứu. Về không gian, luận văn nghiên cứu về CPCB trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn đã sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp phân tích: phương pháp này nhằm làm rõ những quy định của pháp luật về CPCB cũng như các số liệu một cách đầy đủ và toàn diện. Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của bài viết. - Phương pháp so sánh: nhằm so sánh những điểm giống nhau và khác nhau của các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng về CPCB để kết luận để làm sáng tỏ vấn đề. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong chương 2 và chương 3 của bài viết. - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp những thông tin, số liệu, quan điểm từ những nguồn tài liệu khác nhau từ đó có cái nhìn chính xác về vấn đề đang nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của bài viết. - Phương pháp diễn dịch: nhằm triển khai và làm sáng tỏ luận điểm, cung cấp luận cứ, diễn giải cho người đọc nắm bắt được luận điểm mà luận văn trình bày. Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của bài viết.
- 5 - Phương pháp quy nạp: tổng hợp các luận điểm, luận cứ đưa ra và đưa đến kết luận. Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của bài viết. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác để làm rõ các quy định của pháp luật, các số liệu thực tế về CPCB và đưa đến kết luận. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần làm rõ các nội dung sau: Thứ nhất, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến CPCB như khái niệm, đặc điểm, quá trình hình thành và vai trò của pháp luật về CPCB. Thứ hai, luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành của TTCP liên quan đến CPCB và những quy định này trong giai đoạn hiện nay có gì mới so với các quy định của những giai đoạn trước, từ đó nêu lên vai trò của pháp luật về CPCB đối với Nhà nước, nền kinh tế và các nhà đầu tư. Thứ ba, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về CBCP ở nước ta từ năm 2010 đến nay cũng như thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về GDCP ở nước ta từ năm 2010 đến nay. Từ những thực tiễn trên, bài viết nêu lên những thành công của quy định pháp luật cũng như những hạn chế, bất cập còn tồn đọng của lĩnh vực này. Cuối cùng, từ những thực tiễn nêu trên, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về CPCB. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Luận văn nghiên cứu về CPCB nhằm bổ sung để hoàn thiện kiến thức khoa học pháp luật về đề tài này. Việc nghiên cứu các vấn đề được đề cập đến trong luận văn nhằm góp phần thể hiện những phát hiện khoa học để đưa đến những nhận thức mới có giá trị tiền đề cho những nghiên cứu khoa học về CPCB về sau trong hoàn cảnh thực tiễn TTCP có nhiều thay đổi cả về chất và lượng như hiện nay. Những kiến nghị của đề tài có thể làm cơ sở cho các nhà làm luật, làm chính sách hoàn thiện các quy định đối với pháp luật về CPCB và làm tiền đề để thực hiện mục
- 6 tiêu phát triển pháp luật về CPCB nhằm đảm bảo tính minh bạch, tính công bằng trên thị trường cổ phiếu chào bán ra công chúng (sau đây được viết tắt là TTCP CBRCC). Đề tài của luận văn cũng thể hiện tính tiên phong, mới mẻ, chuyên sâu trong nghiên cứu thuộc phạm vi ngành luật kinh tế của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. 7. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Trải qua 17 năm kể từ khi Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán năm 2006 (Sau đây gọi tắt là LCK2006) vào ngày 29/6/2006, được thi hành kể từ ngày 01/01/2007 và LCK2019 số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, đề tài CPCB mà cụ thể là CBCP và GDCP đã được nghiên cứu trong một số công trình như: - Giáo trình Luật Chứng khoán do TS. Nguyễn Văn Tuyến làm chủ biên năm 2011; - Đề tài “Một số vấn đề về dự thảo Luật Chứng khoán liên quan đến chào bán chứng khoán ra công chúng” của ThS. Nguyễn Minh Hằng đăng trong Tạp chí luật học số 4 năm 2006; - Đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về phát hành chứng khoán công ty ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Minh Hiếu năm 2008; - Đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Minh Thu năm 2008; - Đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Một số vấn đề pháp lý về chào bán chứng khoán ra công chúng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước” của tác giả Phạm Thị Thanh Hương năm 2010; - Đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Thanh Tâm năm 2014; - Đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Nam năm 2016.
- 7 - Đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng” của tác Phạm Thị Vân Anh năm 2022. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu của các giáo trình chứng khoán, cụ thể được đề cập ở đây là giáo trình Luật Chứng khoán do TS. Nguyễn Văn Tuyến làm chủ biên chưa đề cập sâu về CBCP và GDCP mà chỉ trình bày bao quát chung về chứng khoán. Đề tài “Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam” và đề tài “Pháp luật về CBCP của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” lại là hai đề tài không nghiên cứu bao quát về CBCP và GDCP mà tập trung nghiên cứu chuyên sâu các mảng nhỏ của đề tài này như chào bán lần đầu, chào bán của ngân hàng cổ phần. Đề tài “Một số vấn đề pháp lý về chào bán chứng khoán ra công chúng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước" là đề tài chủ yếu tập trung vào việc so sánh cụ thể một số quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng của Việt Nam và một số nước trên thế giới. Các đề tài “Một số vấn đề về dự thảo Luật Chứng khoán liên quan đến chào bán chứng khoán ra công chúng”, “Pháp luật về phát hành chứng khoán công ty ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” không còn phù hợp với các quy định pháp luật được ban hành mới trong hoàn cảnh thay đổi của Luật Chứng khoán Việt Nam hiện nay do có phạm vi thời gian nghiên cứu đã quá lâu so với hiện nay. Đề tài “Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam” mặc dù được viết vào khoảng thời gian khá gần đây - năm 2016, tuy nhiên, đề tài trên vẫn chưa theo kịp bước phát triển của CBCP và GDCP trong bối cảnh Việt Nam hiện nay khi các văn bản pháp luật mới như LCK2019 số 54/2019/QH14, các Nghị định, Thông tư được ban hành kèm theo ra đời. Đề tài “Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng” chỉ mới đề cập đến CBCP chứa chưa nghiên cứu song song cả hai vấn đề là CBCP và GDCP. Do đó chưa thể hiện được mối quan hệ, sự tương tác giữa hai vấn đề trên. Như vậy, các công trình nghiên cứu mà luận văn vừa nêu phía trên còn có hạn chế là đề tài hoặc là quá rộng, chưa đi sâu vào nghiên cứu về CBCP mà cụ thể là CBCP và GDCP, có đề tài lại nghiên cứu các vấn đề hẹp hơn về CPCB. Một số đề
- 8 tài tuy đã đảm bảo về bao quát và nghiên cứu sâu về CPCB nhưng một phần đã không còn phù hợp với sự ra đời của các văn bản pháp luật mới về CPCB. Pháp luật về CPCB có nhiều sự thay đổi, chuyển biến mới cũng tạo ra nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các tài liệu cụ thể là giáo trình, sách, luận án, luận văn, tạp chí, báo liên quan nghiên cứu về các quy định pháp luật mới về lĩnh vực này đặc biệt là trong bối cảnh LCK2019 mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 nên thực trạng áp dụng chưa có nhiều thời gian để thử nghiệm, đánh giá trên phương diện thực tiễn. Do đó, tôi chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về CPCB” nhằm nghiên cứu về vấn đề này trong bối cảnh pháp luật về CPCB có nhiều sự đổi mới tạo ra nhiều “khoảng trống” nghiên cứu còn bỏ ngỏ. 8. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài của luận văn gồm 3 chương được trình bày cụ thể tên các chương, nội dung các chương và các tiểu mục như sau: CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHIẾU CHÀO BÁN RA CÔNG CHÚNG 1.1. Những khái luận cơ bản liên quan đến cổ phiếu chào bán ra công chúng 1.1.1. Một số khái niệm, đặc điểm liên quan đến chào bán cổ phiếu ra công chúng 1.1.2. Một số khái niệm, đặc điểm liên quan đến giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng 1.2. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật một số nước trên thế giới và Việt Nam về cổ phiếu chào bán ra công chúng 1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật một số nước trên thế giới về cổ phiếu chào bán ra công chúng 1.2.2. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật Việt Nam về cổ phiếu chào bán ra công chúng
- 9 1.3. Vai trò của pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của Việt Nam 1.3.1. Vai trò của pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của Việt Nam 1.3.2. Vai trò của pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ CỔ PHIẾU CHÀO BÁN RA CÔNG CHÚNG 2.1. Quy định pháp luật điều chỉnh về chào bán cổ phiếu ra công chúng 2.1.1. Hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng 2.1.2. Chủ thể chào bán cổ phiếu ra công chúng 2.1.3. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng 2.1.4. Trình tự, thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng 2.2. Quy định pháp luật điều chỉnh về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng 2.2.1. Thị trường giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng 2.2.2. Điều kiện giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng 2.2.3. Quy trình giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng 2.2.4. Giám sát giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHIẾU CHÀO BÁN RA CÔNG CHÚNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay 3.1.1. Kết quả đạt được đối với pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay 3.1.2. Hạn chế, bất cập đối với chào bán cổ phiếu ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay 3.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay
- 10 3.2.1. Kết quả đạt được đối với pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay 3.2.2. Hạn chế, bất cập đối với pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay 3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng 3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng 3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 289 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 343 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 114 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 225 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 130 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 83 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 104 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 33 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam
88 p | 60 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 188 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 113 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 59 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
79 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 88 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn