intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về tổ chức của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

19
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Pháp luật Việt Nam về tổ chức của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần" là hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị ở các Ngân hàng thương mại cổ phần, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của hội đồng quản trị tại các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về tổ chức của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ XUÂN CHÂU PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN LUẬN VĂN THẠC SĨ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ XUÂN CHÂU PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã ngành: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Bành Quốc Tuấn TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ “Pháp luật Việt Nam về tổ chức của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần” là công trình nghiên cứu của tác giả. Kết quả nghiên cứu là trung thực, khách quan, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Xuân Châu
  4. ii LỜI CÁM ƠN Để thực hiện đề tài luận văn “Pháp luật Việt Nam về tổ chức của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần”, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn tới thầy PSG.TS. Bành Quốc Tuấn. Thầy đã dành nhiều thời gian quý báu và tâm huyết để tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn này. Đồng thời tôi xin cảm ơn tới quý Thầy Cô của Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức hữu ích để tôi làm nền tảng cho nghiên cứu. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới tập thể mà tôi đang công tác cũng là nơi tôi đã theo học, đã tạo điều kiện và luôn động viên tôi trong thời gian tôi thực hiện luận văn cũng như trong thời gian tôi học chương trình cao học tại Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên, để tôi có động lực thực hiện luận văn này. Trân trọng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Xuân Châu
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài luận văn là “Pháp luật Việt Nam về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần”. Luận văn có các nội dung cơ bản như sau: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần; cơ cấu tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần và mối tương quan giữa Hội đồng quản trị với các thiết chế khác trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần. Từ đó rút ra được tầm quan trọng của tính hiệu quả trong hoạt động của Hội đồng quản trị ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết chế khác. Đồng thời, việc xem xét những đặc trưng của pháp luật về Hội đồng quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần ở một số nước trên thế giới để có cơ sở so sánh, đánh giá sự phù hợp, tính tương thích và những yêu cầu đặt ra với pháp luật Việt Nam về Hội đồng quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần. Phần thực trạng quy định pháp luật Việt Nam với các vấn đề pháp lý về tổ chức Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần tập trung vào các nội dung sau: nguyên tắc hoạt động, thẩm quyền, các loại thành viên Hội đồng quản trị và các hoạt động khác của Hội đồng Quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần cổ phần. Mặt khác, tác giả sẽ phân tích thực trạng thực hiện các nội dung đó tại một số Ngân hàng thương mại cổ phần. Qua đó, sẽ đánh giá và tìm ra những nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế của pháp luật Việt Nam, của việc thực hiện pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị tại các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam hiện nay. Luận văn đưa một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Trong phần này, tác giả đưa ra những quan điểm về xây dựng, sửa đổi và bổ sung các quy định pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần và những giải pháp cụ thể trên phương diện lập pháp cũng như trong quá trình thực hiện pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần. Từ khóa: Tổ chức, Hội đồng quản trị, Ngân hàng thương mại cổ phần
  6. iv ABSTRACT The title of the thesis is "Vietnamese law on the organization of the Board of Directors of the Joint Stock Commercial Bank". The thesis has the following main contents: The basic theoretical issues about the organization of the Board of Directors of a joint-stock commercial bank (JSCB) include: the concept, characteristics, and role of the Board of Directors of the JSCB; the organizational structure and operation of the Board of Directors of the JSCB and the relationship between the Board of Directors and other institutions in the organizational structure of the JSCB. From that, the importance of the effectiveness of the Board of Directors' performance affects the performance of other institutions. At the same time, considering the characteristics of the law on the Board of Directors of a JSCB in some countries around the world to have a basis for comparison and assessment of suitability, compatibility and requirements. requirements set out with Vietnamese law on the Board of Directors of a JSCB. The current situation of Vietnam's legal regulations with legal issues on the organization of the Board of Directors of a JSCB focuses on the following contents: operating principles, competence, types of members of the Board of Directors. management and other activities of the Board of Directors of the JSCB. On the other hand, the author will analyze the actual implementation of such contents at some joint stock commercial banks. Thereby, will evaluate and find out the causes of the advantages and limitations of the law of Vietnam, the implementation of the law on the organization of the Board of Directors at JSCB in Vietnam. The thesis has given some recommendations and solutions to improve the legal regulations on the organization of the Board of Directors of a JSCB in Vietnam. In this section, the author gives views on building, amending and supplementing legal regulations on organization of the Board of Directors of JSCB and specific solutions in terms of legislation. as well as in the process of implementing the law on organization of the Board of Directors of the JSCB. Keywords: Organization, Board of Directors, Joint-stock Commercial Bank
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng việt CTCP Công ty cổ phần BĐH Ban điều hành BKS Ban kiểm soát ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TGĐ Tổng giám đốc LDN Luật Doanh Nghiệp LCK Luật Chứng Khoán DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng anh Cụm từ tiếng Việt OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Cooperation and Development tế VNCB Vietnam Construction Bank Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iii ABSTRACT .............................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .......................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ........................................................... v MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 9 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .. 9 1.1. Khái quát về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần . 9 1.1.1. Khái niệm Hội đồng quản trị trong Công ty cổ phần ................................ 9 1.1.2. Khái niệm Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ................. 9 1.1.3. Khái niệm - Đặc điểm về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần............................................................................................ 11 1.1.4. Các mô hình pháp lý tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ........................................................................................................ 13 1.1.5. Vai trò của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ............... 15 1.2. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị trong mối tương quan với các thiết chế quản lý khác trong Ngân hàng thương mại cổ phần ................................. 18 1.2.1. Hội đồng quản trị với Đại hội đồng cổ đông ........................................... 18 1.2.2. Hội đồng quản trị với Ban giám đốc........................................................ 18 1.2.3. Hội đồng quản trị với Ban kiểm soát ....................................................... 20 1.3. Pháp luật về tổ chức Hội đồng quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần ...................................................................................................................... 20
  9. vii 1.3.1. Quy định về chức năng của Hội đồng quản trị trong Ngân hàng thương mại cổ phần ........................................................................................................ 21 1.3.2. Quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ............................................................................................................... 22 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 29 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ......................................................... 29 2.1. Pháp luật hiện hành về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ............................................................................................ 29 2.1.1. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ................................................... 29 2.1.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ......................................................................... 31 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ................................................................................... 36 2.2.1. Thực tiễn áp dụng quy định về số lượng thành viên Hội đồng quản trị trong Ngân hàng thương mại cổ phần................................................................ 36 2.2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về tiêu chuẩn về điều kiện thành viên Hội đồng quản trị theo các mô hình tổ chức Hội đồng quản trị của ngân hành thương mại cổ phần............................................................................................ 38 2.2.3. Thực tiễn áp dụng quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên của Hội đồng quản trị ................................................................................. 40 2.2.4. Thực tiễn áp dụng quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị, thành viên của Hội đồng quản trị ........................................................ 43 2.3. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ................ 45 2.3.1. Về ưu điểm ............................................................................................... 45
  10. viii 2.3.2. Về hạn chế................................................................................................ 46 2.3.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế .......................................... 50 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 54 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ....................................................................................................................... 54 3.1. Quan điểm hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần.................................................................... 54 3.1.1. Pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần phải đáp ứng mô hình quản trị của Công ty cổ phần nói chung và đặc thù hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng trong bối cảnh thách thức mới của nền kinh tế .................................................................................... 54 3.1.2. Pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần phải kịp thời thể chế hoá chính sách, đường lối của Đảng phù hợp trong từng giai đoạn..................................................................................................... 54 3.1.3. Pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo được tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Hội đồng quản trị ...................................................................................................... 55 3.2. Giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần .................................. 55 3.2.1. Tăng cường tính đồng bộ trong các quy định pháp luật có liên quan về tổ chức của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phẩn ............................. 56 3.2.3. Thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của Hội đồng quản trị tại các Ngân hàng thương mại cổ phần và nâng cao chế tài xử lý đối với những vi phạm ................................................................................................... 63 3.2.4. Nâng cao nhận thức và các chiến lược của các Ngân hàng thương mại cổ phần trong việc phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị ................ 64
  11. ix KẾT LUẬN ............................................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................i
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Để các Ngân hàng thương mại cổ phần có thể tồn tại, phát triển và cung ứng nguồn vốn tốt cho nền kinh tế thì một trong những vấn đề cần quan tâm lớn nhất, đó là hoạt động quản trị. Hoạt động quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần được chú trọng và thực hiện hiệu quả sẽ góp phần giúp cho Ngân hàng tránh được các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động, giảm thiểu tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, không gây phương hại cho hoạt động tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hoạt động quản trị trong Ngân hàng thương mại cổ phần là hết sức quan trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu quy định pháp luật về quản trị tại Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam nói chung và tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng là cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, những năm qua đã có sự thay đổi sâu sắc tổ chức bên trong Ngân hàng thương mại cổ phần. Bên cạnh đó, bởi sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức của các tổ chức tín dụng như Luật doanh nghiệp năm 2020, Luật đầu tư năm 2020, Luật sửa đổi luật các Tổ chức tín dụng năm 2017 và nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành bởi Ngân hàng nhà nước Việt Nam, khiến các Ngân hàng thương mại cổ phần cũng phải tìm cho mình những cơ hội trong việc chuyển đổi cơ cấu quản trị công ty để phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như tạo nên hành lang pháp lý “an toàn” cho các tổ chức tín dụng, đồng thời tăng cường vai trò hoạt động và quản trị của Hội đồng quản trị công ty. Tuy nhiên, có thể nói các quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều bất cập trong quy định về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần, các văn bản hiện hành còn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất, những văn
  13. 2 bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước còn mang tính khái quát; các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng còn mang tính chung chung và chưa đầy đủ, đặc biệt là các nội dung liên quan đến vai trò điều hành của các thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần. Đáng chú ý, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đối chiếu với quy định về tổ chức của Hội đồng quản trị các tổ chức tín dụng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thì những quy định của pháp luật của Việt Nam còn nhiều vấn đề chưa tương thích, dẫn đến quá trình áp dụng của các tổ chức tín dụng không rõ ràng. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng điều hành của Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng. Ngoài ra, thực tiễn việc thực hiện các quy định của pháp luật ở các Ngân hàng thương mại cổ phần vẫn còn nhiều sai phạm dẫn đến nhiều hệ lụy trong hoạt động ở một số Ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay như sai phạm trong hoạt động cho vay hàng nghìn tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank); vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng, gây thiệt hại khoảng 9 nghìn tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB); công tác quản trị, điều hành của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) trong khi thực hiện phương án tái cơ cấu còn nhiều yếu kém, hệ thống kiểm soát nội bộ không phát huy tác dụng, dẫn đến tiếp tục có nhiều sai phạm, tình hình tài chính ngày càng xấu, thua lỗ kéo dài, nguy cơ mất vốn lớn, ... và nhiều sai phạm nghiệm trọng khác xuất phát từ điều hành yếu kém của Hội đồng quản trị ở một số Ngân hàng. Từ những vụ việc xảy ra trên, có thể thấy hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, là cơ quan quản lý khả năng quản trị Ngân hàng, còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn ngành. Nhiều tổ chức tín dụng vẫn chưa phân định rõ chức năng giám sát của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, quy chế hoạt động trong điều lệ công ty chưa được ban hành đầy đủ, nội dung chưa phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Mặt khác, số lượng các Tổ chức tín dụng hiện nay tăng lên, do sự phát triển của thị trường chứng khoán, trong
  14. 3 khi đó trình độ quản trị Ngân hàng không theo kịp, khiến chất lượng quản trị trở thành vấn đề lớn trong quản lý và điều hành Ngân hàng, gây ra những hậu quả như chất lượng tín dụng kém, rủi ro tín dụng cao. Nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong thời gian tới, học viên lựa chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Luật kinh tế của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị ở các Ngân hàng thương mại cổ phần, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của hội đồng quản trị tại các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thiện mục đích nghiên cứu ở trên. Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ những nội dung cụ thể như sau: - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức của Hội đồng quản trị ở các Ngân hàng thương mại cổ phần như các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc trong tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam; phân tích những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó khi thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế về tổ chức của Hội đồng quản trị tại Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam hiện nay; - Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức của Hội đồng quản trị tại các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
  15. 4 Công ty cổ phần (CTCP) nói chung là một loại hình doanh nghiệp phổ biến ở trên thế giới và chính thức được thừa nhận trong các quy định của luật doanh nghiệp Việt Nam từ rất sớm. Công ty cổ phần luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như luật học bởi những đặc điểm, sự hình thành, vận động, phát triển và chấm dứt hoạt động của nó. Trong những năm gần đây, bên cạnh sự xuất hiện các công trình phổ biến về loại hình công ty cổ phần thì đã có sự nổi lên của một số nghiên cứu về loại hình công ty thương mại cổ phần. Các công trình nghiên cứu được thể hiện ở những phạm vi khác nhau, đối tượng và quy mô nghiên cứu khác nhau, bao gồm các công trình sách, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Các công trình nghiên cứu được tham khảo trong luận văn này gồm: Sách Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông pháp luật và thực tiễn (2011) của tác giả Bùi Xuân Hải; Giáo trình Quản trị Ngân hàng (2011) của tác giả Nguyễn Thị Mỹ - Trần Cảnh Toàn; các luận văn thạc sĩ luật học tại Trường Đại học Luật Hà Nội là “Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong CTCP theo pháp luật Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2010) của các tác giả Bùi Minh Nguyệt, “Tổ chức quản lý nội bộ CTCP theo Luật Doanh nghiệp năm 2014” (2015) của tác giả Lưu Thị Dung, “Các hình thức huy động vốn của CTCP ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp năm 2014” (2016) của tác giả Đỗ Kỳ Anh, “Rủi ro pháp lý trong tổ chức, quản lý CTCP theo Luật doanh nghiệp năm 2014” (2017) của tác giả Phan Trung Hiếu, … Các công trình này chứa đựng nhiều thông tin cũng như có nhận định rõ nét về các vấn đề liên quan đến quá trình thành lập, phát triển và chấm dứt hoạt động của CTCP. Các công trình trên nghiên cứu chung về tất cả các loại công ty. Một số công trình nghiên cứu ở một khía cạnh riêng về vấn đề huy động vốn hay về vấn đề tổ chức quản trị công ty, … Ngoài ra, trên các tạp chí chuyên ngành cũng đã đăng một số bài viết của nhiều nhà nghiên cứu về các quy định của LDN Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới về CTCP. Trong đó, có thể kể đến các bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Lan Hương “Một số so sánh về CTCP theo Luật công ty Nhật Bản và Luật Doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí
  16. 5 Luật học, số 25, năm 2009; Lê Thị Lợi, “Những quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về CTCP cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Luật học, số 10, năm 2009; Từ Thanh Thảo, “Pháp luật về vốn điều lệ CTCP: Một số bất cập và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12, năm 2013; Trần Ngọc Dũng, “Hoàn thiện quy định về cơ chế giám sát hoạt động quản lý, điều hành trong CTCP theo LDN năm 2014”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5, năm 2016 và các bài báo, bài tạp chí liên quan đến đề tài CTCP trên các báo mạng khác… Do quá trình phát triển kinh tế của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế trong những năm qua diễn ra rất nhanh nên LDN năm 2014 đã không còn phù hợp với thực tế nữa. Bởi vậy, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua LDN năm 2020 thay thế LDN năm 2014. Theo đó, về tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong đó có CTCP cũng có nhiều sự thay đổi. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy chưa có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề tổ chức của HĐQT tại các công ty TMCP nói chung và đặc biệt là tại các Ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng, dưới góc nhìn luật học. Vì thế, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về tổ chức của HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần” với mong muốn đóng góp một góc nhìn mới trong cả lý luận và thực tiễn đối với quy định của pháp luật về lĩnh vực này, đồng thời đề xuất bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như áp dụng pháp luật về tổ chức của HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Về lý luận: Thông qua những quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế hiện nay, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò HĐQT của Ngân hàng thương mại cổ phần được thể hiện như thế nào? 4.2. Về thực tiễn: Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế về tổ chức của HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần có hạn chế, vướng mắc, bất cập gì?
  17. 6 4.3. Về giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức Hội đồng quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần: Cần phải có những giải pháp gì để khắc phục những hạn chế, vướng mắc và bất cập trong quy định pháp luật, thực hiện pháp luật về tổ chức của HĐQT ở Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế về tổ chức của HĐQT NHTMCP trong những năm gần đây, từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả thực thi những quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế về tổ chức của HĐQT NHTMCP. Sau đó đề xuất những định hướng nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức của HĐQT NHTMCP ở Việt Nam trong thời gian tới. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay và thông lệ quốc tế trong tổ chức của HĐQT NHTMCP. Cụ thể là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức của HĐQT NHTMCP, được thực hiện thông qua việc tìm hiểu, đánh giá nội dung của Luật các TCTD năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017, LDN năm 2020, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước. Hơn nữa, luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu cách thức tổ chức điều hành của HĐQT tại NHTMCP, nhất là chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thông qua một số NHTMCP cụ thể. - Về không gian: Thực tiễn áp dụng tại các NHTMCP ở Việt Nam. - Về thời gian: Nghiên cứu đánh giá pháp luật và việc thực hiện pháp luật về HĐQT NHTMCP từ năm 2010 đến năm nay. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể 6.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành khoa học xã hội. Trong đó về phương pháp luận, luận văn nghiên cứu dựa trên phương
  18. 7 pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – LêNin; dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò chủ đạo của các tổ chức kinh tế đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Đồng thời, các nguyên lý chung về tổ chức và quản lý công ty TMCP, lý thuyết về quản trị doanh nghiệp,… cũng được vận dụng để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: Phương pháp phân tích: đây là phương pháp quan trọng được áp dụng xuyên suốt trong nội dung luận văn, để phân tích các quy phạm pháp luật có liên quan đến tên đề tài. Phương pháp tổng hợp: Từ những vấn đề được phân tích, phương pháp tổng hợp được dùng trong tất cả các chương của luận văn để tổng hợp các quan điểm khác nhau về nhận thức khoa học xung quanh các khái niệm, quy phạm pháp luật liên quan đến pháp luật về tổ chức của HĐQT NHTMCP ở Việt Nam. Phương pháp so sánh: Nhằm góp phần và việc đánh giá được những điểm tiến bộ của pháp luật cũng như sự phù hợp của pháp luật về tổ chức của HĐQT NHTMCP ở Việt Nam hiện nay. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu các quy định pháp luật qua các thời kỳ, đồng thời so sánh với quy định của thông lệ quốc tế để làm rõ bản chất của vấn đề được đề cập tới. Phương pháp đánh giá: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 và 3 của luận văn. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng của pháp luật Việt Nam về tổ chức của HĐQT NHTMCP, tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế, những bất cập trong các quy định cũng như quá trình áp dụng pháp luật tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay. Từ đó làm có sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật ở chương 3 của luận văn. 7. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
  19. 8 Về mặt khoa học, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận của pháp luật về tổ chức của HĐQT NHTMCP phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, đặc biệt là sự thay đổi trong quy định của LDN năm 2020; đảm bảo sự thống nhất giữa quy định của LDN năm 2020 và Luật các TCTD năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước, thông lệ quốc tế. Những nghiên cứu, đề xuất của luận văn góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tổ chức của HĐQT NHTMCP ở Việt Nam hiện nay. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên ngành luật khi nghiên cứu về lĩnh vực này. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức của HĐQT NHTMCP theo pháp luật Việt Nam. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về tổ chức của HĐQT NHTMCP Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức của HĐQT NHTMCP hiện nay.
  20. 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1. Khái quát về tổ chức của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần 1.1.1. Khái niệm Hội đồng quản trị trong Công ty cổ phần Để hiểu khái niệm HĐQT NHTMCP trước hết cần phải tiếp cận khái niệm HĐQT của Công ty cổ phần (CTCP) bởi NHTMCP trước hết phải tuân thủ quy định về CTCP theo LDN. Đối với các CTCP, cổ đông là những người đầu tư mua cổ phần công ty, nhưng không trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi số lượng cổ đông lớn, để đại diện cho tập hợp tất cả các cổ động của CTCP (gọi là Đại hội đồng cổ đông) cần thiết phải có một cơ quan thường trực điều tiết các hoạt động của CTCP nhằm đưa ra những quyết định và điều hành hoạt động của doanh nghiệp đó chính là HĐQT. HĐQT là một thiết chế quan trọng, từng được ví là “khối óc” của doanh nghiệp. HĐQT chịu trách nhiệm chỉ đạo và xây dựng chiến lược, giám sát kết quả quản trị, đảm bảo sự trung thực của báo cáo tài chính, có kế hoạch đào tạo nhân sự kế nhiệm cho các vị trí quản lý cấp cao. HĐQT hoạt động vì lợi ích của chung của CTCP, bảo vệ quyền lợi của tất cả các cổ đông. Do đó, một HĐQT độc lập, chuyên nghiệp và hiệu quả đóng vai trò thiết yếu trong việc thực thi những biện pháp quản trị CTCP hiệu quả. Do đó, có thể khẳng định HĐQT của CTCP là một trong các thiết chế của CTCP nhằm thực hiện hoạt động quản lý công ty, nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. 1.1.2. Khái niệm Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Trong NHTMCP, việc quản trị sẽ là một cơ chế nhằm điều khiển và kiểm soát hoạt động của ngân hàng. Nói đến quản trị, các nhà kinh tế học và các chuyên gia
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2