Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh năm 2018”
lượt xem 42
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về CTKLM trong các quy định pháp luật hiện nay và sự cần thiết phải hoàn thiện vấn đề này; đồng thời đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về hành vi CTKLM trên thực tế xảy ra ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh năm 2018”
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả, các số liệu nêu trong luận văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Tác giả luận văn Phạm Thị Tƣơi
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình và hiệu quả của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS Tăng Văn Nghĩa. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới tập thể cán bộ, giảng viên Cơ sở Quảng Ninh, Khoa Luật, Khoa Sau đại học Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành khóa học tại Nhà trƣờng. Tôi xin cảm ơn đồng nghiệp, bàn bè, cơ quan và gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian qua để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu và tìm hiểu thực tế nhƣng do thời gian hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và độc giả. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Phạm Thị Tƣơi
- iii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Tên luận văn: “Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh năm 2018” Luận văn đã đạt các kết quả chính nhƣ sau: - Đã phân tích khái niệm cạnh tranh không lành mạnh và khái quát pháp luật cạnh tranh không lành mạnh. - Nêu và phân tích các quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam (Luật Cạnh tranh năm 2018) và thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. - Phân tích và nhận xét một số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh điển hình tại Việt Nam. - Nêu những hạn chế trong việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. - Nêu xu hƣớng cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam trong thời gian tới, những đề xuất xử lý và giải quyết tranh chấp liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam.
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN............................. iii MỤC LỤC .......................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... iv LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................5 6. Kết cấu của Luận văn ...............................................................................5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH .6 1.1. Khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh..................................6 1.1.1 Khái niệm ...........................................................................................6 1.1.2 Đặc điểm của hành vi CTKLM ..........................................................9 1.1.3. Phân loại hành vi CTKLM ..............................................................13 1.2. Khái quát về pháp luật chống CTKLM..................................................14 1.2.1. Khái niệm pháp luật chống CTKLM ...............................................14 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật chống CTKLM ......15 1.2.3. Vai trò của pháp luật chống CTKLM ..............................................16 1.2.4. Nội dung điều chỉnh của pháp luật chống CTKLM ........................18 1.3. Khái quát sự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2018 ..............................19
- ii CHƢƠNG II. ....................................................................................................24 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC ÁP DỤNG .................................................................................................................24 2.1. Quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 về hành vi CTKLM .............24 2.1.1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh .................................24 2.1.2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của DN............................25 2.1.3. Cung cấp thông tin không trung thực về DN khác ..........................26 2.1.4. Gây rối hoạt động kinh doanh của DN ............................................28 2.1.5 Lôi kéo khách hàng bất chính ...........................................................30 2.1.6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dƣới giá thành toàn bộ ................30 2.1.7 Các hành vi CTKLM khác bị cấm theo quy định của luật khác ......31 2.2. Quy định về chế tài áp dụng đối với hành vi CTKLM ..........................36 2.3. Thực trạng xử lý các hành vi CTKLM ..................................................38 2.3.1. Tổng quan xử lý các hành vi CTKLM ............................................38 2.3.2. Một số vụ việc cụ thể về xử lý các hành vi CTKLM ......................52 2.4. Một số vấn đề đặt ra trong việc xử lý, giải quyết hành vi CTKLM 54 2.4.1. Về quy định của pháp luật .............................................................54 2.4.2. Vấn đề giải quyết tranh chấp về CTKLM ......................................55 2.4.3. Vấn đề “Tố tụng kép” trong việc bồi thường thiệt hại .................57 2.4.4. Vấn đề văn hóa, thói quen kinh doanh..........................................57 CHƢƠNG III. ...................................................................................................59 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CTKLM Ở VIỆT NAM ............................................................................................59 3.1. Xu hƣớng CTKLM trên thị trƣờng và nhu cầu xử lý tại Việt Nam59
- iii 3.2. Một số giải pháp cụ thể ........................................................................61 3.2.1. Về hoàn thiện một số quy định của pháp luật ...............................61 3.2.1.1. Đối với hành vi CTKLM .........................................................61 3.2.1.2. Đảm bảo sự hài hòa, tính tƣơng thích giữa các luật liên quan 65 3.2.2. Hoàn thiện trình tự, thủ tục xử lý các vụ việc CTKLM ..................66 3.2.2.1. Giải pháp về thẩm quyền giải quyết vụ việc ...........................67 3.2.2.2. Về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi CTKLM gây ra ................67 3.2.2.3. Về cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định xử lý vụ việc CTKLM ...................................................................................74 3.2.2.4. Chế tài áp dụng đối với các hành vi CTKLM cần phải đủ mạnh .......................................................................................................................74 3.2.2.5 Cần áp dụng hòa giải trong giải quyết các vụ việc cạnh tranh .75 3.2.3. Một số đề xuất khác .........................................................................75 3.2.3.1. Tăng cƣờng khả năng phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ngành trong việc giải quyết những vụ việc liên quan đến CTKLM ........................75 3.2.3.2. Phổ biến kiến thức pháp luật về cạnh tranh nói chung và pháp luật về chống CTKLM nói riêng ...................................................................76 3.2.3.3. Nâng cao ý thức pháp luật và tự bảo vệ của DN và ngƣời tiêu dùng ...............................................................................................................77 3.2.3.4. Xây dựng đạo đức kinh doanh của DN ...................................79 KẾT LUẬN .....................................................................................................81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................82
- iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt 1 DN Doanh nghiệp 2 CTKLM Cạnh tranh không lành mạnh 3 CTVBVNTD Cạnh tranh và bảo vệ ngƣời tiêu dùng
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta đang tăng trƣởng theo hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thì cạnh tranh là quá trình tất yếu xảy ra trong quá trình phát triển của các ngành kinh tế. Sự đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất kinh doanh đã mang lại một ƣu điểm lớn là đảm bảo thị trƣờng luôn mở cửa cho các ngành mới, doanh nghiệp mới, buộc các doanh nghiệp (DN) luôn luôn phải cải thiện mình, phải dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tƣ liệu sản xuất nhằm giành đƣợc những điều kiện thuận lợi nhất về sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu đƣợc lợi nhuận lớn nhất, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời mang lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng. Cạnh tranh là một quy luật và thuộc tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cạnh tranh là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Song cạnh gay gắt quá sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM). Các hành vi CTKLM giữa các DN đã xâm hại quyền tự do kinh doanh, gây hậu quả xấu cho môi trƣờng kinh doanh, cho các DN làm ăn chân chính và cho ngƣời tiêu dùng. Cơ chế thị trƣờng cũng đặt ra nhu cầu phải thiết lập và duy trì một môi trƣờng cạnh tranh công bằng và bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh. Đây cũng là một điều kiện để Việt Nam thực hiện cam kết sau khi gia nhập WTO. Vấn đề chống CTKLM và chống hạn chế cạnh tranh (độc quyền) tiếp tục là vấn đề nóng bỏng và sôi động của khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý kinh tế nói riêng không chỉ đối với các quốc gia đã có nền kinh tế thị trƣờng phát triển mà cả ngay ở các quốc gia mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, trong đó có Việt Nam. Những năm qua, ở nƣớc ta vấn đề cạnh tranh đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều giới, nhiều nhà khoa học và có một số công trình nghiên cứu vấn đề này lần lƣợt ra đời. Pháp luật vừa góp phần bình ổn các quan hệ kinh tế vừa điều chỉnh quan hệ kinh tế để nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh, ổn định, có tổ chức, theo định hƣớng, mục tiêu đã định. Các hoạt động CTKLM trên thị trƣờng giữa doanh nghiệp nƣớc ngoài với doanh nghiệp trong nƣớc; giữa hàng nội và hàng ngoại; giữa các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc
- 2 doanh. vẫn đã và đang diễn ra không ngừng. Vì thế, việc xây dựng chế định pháp lý về cạnh tranh, chống CTKLM và chống độc quyền trong chỉnh thể của hệ thống pháp luật nói chung và khung pháp luật kinh tế nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt nhằm cải thiện môi trƣờng pháp lý, 5 khuyến khích hơn nữa các hoạt động đầu tƣ, sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nƣớc. Nền kinh tế thị trƣờng càng phát triển, sự vận động của các quan hệ kinh tế càng phong phú, đa dạng thì quy mô và mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, những hành vi CTKLM xuất hiện ngày càng nhiều. Trong khi đó thực thi pháp luật cạnh tranh còn chƣa thực sự có hiệu quả, Cơ quan quản lý cạnh tranh còn chƣa phát huy hết vai trò của mình trong việc chống lại các hành vi CTKLM. Đối với các DN, cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (cải tiến thiết bị công nghệ, sử dụng nguồn tài nguyên một cách tối ƣu…), ảnh hƣởng đến uy tín, quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận mặt tiêu cực của cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM) sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực, bị cuốn hút bởi các mục tiêu hạ giá thành, tăng lợi nhuận…, các doanh nghiệp đã không chịu bỏ ra chi phí cho việc xử lý các chất thải, ô nhiễm môi trƣờng và các vấn đề xã hội khác. Ngoài ra, cạnh tranh có thể có xu hƣớng dẫn đến độc quyền… Do đó, để điều chỉnh vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế các nƣớc nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh của các DN tại Việt Nam nói riêng đòi hỏi mỗi quốc gia phải có một thể chế các quy định pháp luật về cạnh tranh phù hợp nhằm cải thiện và hƣớng đến một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh. Đứng trƣớc những lý luận và thực tiễn nói trên việc nghiên cứu và xây dựng pháp luật về vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh là rất cần thiết. Chính vì vậy, em chọn đề tại “Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh năm 2018” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Những năm qua, ở nƣớc ta, pháp luật chống CTKLM ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm đông đảo của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực. Nhiều công trình
- 3 khoa học ở những phạm vi và mức độ tiếp cận khác nhau đã đề cập đến cơ sở lý luận về cạnh tranh và pháp luật chống CTKLM, tìm hiểu nội dung pháp luật chống CTKLM của một số nƣớc trên thế giới, nêu ra nhu cầu và phƣơng hƣớng xây dựng pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật chống CTKLM nói riêng ngày một hoàn thiện hơn. Tiêu biểu phải kể đến một số tài liệu tham khảo và công trình nghiên cứu nhƣ: Tài liệu tham khảo “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Nhƣ Phát và Bùi Nguyên Khánh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Tài liệu tham khảo “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống CTKLM ở Việt Nam” của tác giả Đặng Vũ Huân, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Tài liệu tham khảo“cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở VN hiện nay” của Viện nghiên cứu nhà nƣớc và pháp luật, Nxb công an nhân dân, Hà nội, 2001; Tài liệu tham khảo “Pháp luật 6 chống cạnh tranh không lành mạnh” của tác giả Nguyễn Nhƣ Phát, Viện nghiên cứu nhà nƣớc và pháp luật, 2005. Luật cạnh tranh của Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 và chính thức có hiệu lực ngày 01/07/2005 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự điều tiết nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng tại nƣớc ta. Sau thời điểm này cũng có nhiều tài liệu tham khảo và công trình nghiên cứu về vấn đề này đƣợc đăng tải. Tiêu biểu nhƣ Đề tài NCKH cấp bộ, Những nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 và đề xuất áp dụng của TS. Tăng Văn Nghĩa, 2005; Đề tài NCKH cấp bộ “Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi có hiệu quả Luật cạnh tranh trong thực tiễn” của TS Tăng Văn Nghĩa, 2007; Tạp chí Luật học của Trƣờng ĐH Luật HN, số 6/2006 đăng bài “Đƣa pháp luật chống CTKLM vào cuộc sống” của tác giả Nguyễn Nhƣ Phát; Luận án tiến sỹ luật học “Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; Giáo trình “Luật cạnh tranh” của tác giả Tăng Văn Nghĩa, Nxb giáo dục Việt Nam, 2009... Ngoài ra còn rất nhiều bài báo, tạp chí đã đƣa ra đƣợc thực trạng CTKLM, xây dựng và đóng góp ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật CTKLM đã đƣợc đăng tải trên các tạp chí nhƣ Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí kinh tế. Tuy nhiên từ đó đến nay, sau 13 năm Luật Cạnh tranh có hiệu lực, khi đất nƣớc Việt Nam đang trên đà phát triển để hòa nhập đƣợc với sự phát triển công nghiệp hóa,
- 4 hiện đại hóa của đất nƣớc với các nƣớc trên thế giới, đòi hỏi Việt Nam phải đƣa ra các chế tài để Luật cạnh tranh phù hợp với tình hình của đất nƣớc mình ngày 12/6/2018 Quốc hội đã ban hành Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 của Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số Điều Luật tại Luật Cạnh tranh năm 2004. Đồng thời xây dựng nền kinh tế cạnh tranh ngày càng lành mạnh hơn trong quá trình hội nhập và phát triển. Luận văn này sẽ kế thừa những đặc điểm, nguyên tắc mang tính lý luận chung và tập trung nghiên cứu chuyên sâu quy định về hành vi CTKLM theo Luật cạnh tranh năm 2018. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về CTKLM trong các quy định pháp luật hiện nay và sự cần thiết phải hoàn thiện vấn đề này; đồng thời đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về hành vi CTKLM trên thực tế xảy ra ở Việt Nam. Để thực hiện đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ của Luận văn là: - Làm rõ, đƣa ra những vấn đề lý luận về quy định hành vi CTKLM theo Luật canh tranh năm 2018. - Nghiên cứu, tìm hiểu về cạnh tranh, pháp Luật Cạnh tranh nói chung và pháp luật chống CTKLM nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật CTKLM trên thị trƣờng cũng nhƣ thực trạng xử lý và giải quyết tranh chấp về CTKLM ở Việt Nam hiện nay. - Đƣa ra những phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hành vi CTKLM ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu là quy định về hành vi CTKLM theo Luật Cạnh tranh năm 2018. Trình tự, thủ tục, khiếu nại, khởi kiện, các biện pháp xử lý, chế tài áp dụng đối với hành vi CTKLM; giải quyết tranh chấp liên quan đến CTKLM trên thị trƣờng Việt Nam.
- 5 - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung, Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong mối quan hệ giữa các quy định về các hành vi CTKLM trong Luật Cạnh tranh năm 2018 với các quy định liên quan tới cạnh tranh trong một số đạo luật chuyên ngành khác về thƣơng mại, quảng cáo, hay bảo vệ ngƣời tiêu dùng… Về thời gian, Luận văn lấy mốc thời gian nghiên cứu những vấn đề cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh, vụ việc CTKLM là năm 2018 khi Luật Cạnh tranh đƣợc sửa đổi, bổ sung cho đến năm 2025 trên cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng xử lý các hành vi CTKLM trên thị trƣờng Việt Nam. Về không gian, các hành vi CTKLM xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thiện Luận văn, các phƣơng pháp đƣợc sử dụng bao gồm: phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp so sánh – đối chiếu, hệ thống hóa… nhằm làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu về hành vi CTKLM cũng nhƣ việc xử lý và giải quyết tranh chấp từ các hành vi này. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia làm 03 chƣơng nhƣ sau: - Chƣơng I. Một số vấn đề về hành vi cạnh tranh không lành mạnh - Chƣơng II. Quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh – thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong việc áp dụng - Chƣơng III: Một số giải pháp hoàn thiện và thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam.
- 6 CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1.1. Khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh 1.1.1 Khái niệm Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội. Trong mọi phƣơng diện của cuộc sống ý thức vƣơn lên luôn là yếu tố chủ đạo hƣớng suy nghĩ và hành động của con ngƣời. Hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vƣơn lên không đơn thuần là mong muốn đạt đƣợc một mục tiêu nào đó mà còn là tham vọng trở thành ngƣời đứng đầu. Suy nghĩ và hành động trong SXKD bị chi phối rất nhiều bởi tính kinh tế khắc nghiệt. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố coi là khắc nghiệt nhất là cạnh tranh. Môi trƣờng hoạt động của DN ngày nay đầy biến động và cạnh tranh hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trƣờng nhằm giành giật nhiều các lợi ích kinh tế hơn về mình. Để đạt đƣợc mục tiêu của mình, chủ thể tham gia cạnh tranh có khả năng sử dụng nhiều cách thức khác nhau, tạo ra tình trạng cạnh tranh ở những mức độ khác nhau, thậm chí sử dụng cả những hành vi trái pháp luật, đi ngƣợc lại các nguyên tắc trung thực, thiện chí, hay những thông lệ, tập quán đƣợc chấp nhận và tồn tại lâu dài trong kinh doanh, nhằm tối ƣu hóa lợi thế cạnh tranh bất chính cho mình. CTKLM xuất hiện từ một trong những con đƣờng nhƣ vậy. Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về hành vi CTKLM. Hiểu theo nghĩa rộng thì hành vi CTKLM bao gồm tất cả các hành vi cạnh tranh bằng việc sử dụng các thủ đoạn bất chính, xâm hại tới các hoạt động cạnh tranh trên thị trƣờng, xâm hại đến quyền tự do cạnh tranh một cách công bằng của các DN. Theo quan niệm này, các hành vi hạn chế cạnh tranh nhƣ: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng cũng đƣợc đƣa vào khía cạnh của CTKLM. Theo luật sƣ Đặng Kim Ngân Hà, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đang gây thiệt hại nặng nề, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Universal Network Connection (UNC).
- 7 Luật sƣ Đặng Kim Ngân Hà - đại diện của Công ty Universal Network Connection (UNC) Nêu quan điểm về câu chuyện “cạnh tranh không lành mạnh”, luật sƣ Đặng Kim Ngân Hà - đại diện của Công ty Universal Network Connection (UNC) cho hay, Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh là một trong những quyền đƣợc pháp luật tôn trọng đƣợc quy định tại điều 3 Luật cạnh tranh 2018, cụ thể: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thƣơng mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Điều 45 nêu: Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm nhƣ sau: Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây: Đƣa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác. Và Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh đƣợc xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
- 8 Với kinh nghiệm cố vấn pháp lý cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài và nhà nƣớc qua nhiều năm, tôi nhận thấy rằng hành vi cạnh tranh không lành mạnh luôn là vấn đề hàng đầu đƣợc các nhà lãnh đạo quan tâm và trăn trở, bởi vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể tấn công doanh nghiệp khi các nhân viên chủ chốt rời đi và làm việc cho đối thủ cạnh tranh, sử dụng (hoặc có thể sử dụng) thông tin bí mật kinh doanh làm lợi cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp hoặc thành lập nên một công ty mới cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp là chuyện không mới tại Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Các trƣờng hợp về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhƣ: Sau khi nghỉ việc tại doanh nghiệp, các nhân viên cũ để bắt đầu liên hệ với khách hàng hiện tại và tiềm năng tƣơng lai của doanh nghiệp, xúi giục, lôi kéo, khích động khách hàng phá vỡ hợp đồng của doanh nghiệp, dẫn tới các tổn hại đến uy tín và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Các nhân viên cũ của doanh nghiệp bắt đầu thành lập một công ty mới với tên thƣơng mại dễ gây nhầm lẫn và kinh doanh sản phẩm dịch vụ tƣơng ứng để cạnh tranh trực tiếp và đồng thời sử dụng mạng xã hội để nói xấu, không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín của doanh nghiệp. (Nguồn: thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/xu-ly-the-nao-voi-hanh- vi-canh-tranh-khong-lanh-manh-1042582.html) Hành vi CTKLM là hành vi của DN trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thƣơng mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN khác. Luật Cạnh tranh 2018 điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh 2018. Trƣờng hợp Luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi CTKLM và việc xử lý hành vi CTKLM khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của Luật đó. Nhƣ vậy, CTKLM là những hành vi cạnh tranh đi ngƣợc lại các nguyên tắc xã hội tốt đẹp, tập quán và truyền thống kinh doanh thông thƣờng, xâm phạm hoặc đe dọa tới lợi ích của các chủ thể kinh doanh xâm hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của DN khác hoặc của ngƣời tiêu dùng.
- 9 1.1.2 Đặc điểm của hành vi CTKLM Theo Luật cạnh tranh năm 2018, hành vi CTKLM có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, CTKLM là hành vi của DN trong quá trình kinh doanh Đặc điểm này thể hiện quy định về đối tƣợng áp dụng của Luật Cạnh tranh. Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh chỉ bao gồm các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, DN nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề. Những đối tƣợng còn lại nhƣ các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức của ngƣời tiêu dùng, các đơn vị truyền thông, các tổ chức phi kinh tế… không là đối tƣợng áp dụng các quy định của pháp luật về CTKLM. Đôi khi, thực tế phát sinh những tình huống một số tổ chức phi kinh tế, các đơn vị truyền thông… thực hiện những hành vi xâm phạm đến quyền cạnh tranh lành mạnh của DN, ví dụ tung tin không trung thực về DN, về hàng hóa. dịch vụ… Với việc giới hạn chủ thể thực hiện hành vi, pháp Luật Cạnh tranh không áp dụng để xử lý những tình huống trên. Mặt khác, đặc điểm này cũng khẳng định hành vi CTKLM xảy ra trong kinh doanh ở mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, mọi công đoạn của quá trình kinh doanh. Pháp luật về hành vi CTKLM đƣợc áp dụng cho mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh tế. Nói cách khác, pháp luật không giới hạn áp dụng cho bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực hoặc hoạt động kinh doanh nào của kinh tế quốc dân. Thứ hai, là hành vi cạnh tranh trái với các chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh Đặc điểm này là căn cứ lý luận để xác định bản chất không lành mạnh của hành vi. Tuy nhiên, “trái với chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh” là thuật ngữ trừu tƣợng cả về pháp lý lẫn lý thuyết. Đây là những căn cứ rất khó xác định. Bởi vậy, cơ quan có thẩm quyền không thể sử dụng khái niệm hành vi không lành mạnh để quy kết một hành vi cụ thể của DN là không lành mạnh. Để khắc phục tình trạng trên, pháp luật cạnh tranh đã tập trung giải quyết hai nội dung sau: Một, vì các phƣơng pháp cạnh tranh rất đa dạng, bao gồm thủ đoạn gây nhầm lẫn, gian dối, gièm pha, bóc lột, gây rối, nên Luật Cạnh tranh năm 2018 đã liệt kê
- 10 các hành vi cạnh tranh bị coi là không lành mạnh và quy định cấu thành pháp lý của chúng. Pháp luật cạnh tranh của hầu hết các nƣớc nhƣ Cộng hoà liên bang Đức, Nhật bản… đều có cách tiếp cận tƣơng tự, tức là ngoài việc đƣa ra khái niệm về hành vi CTKLM (Điều 1 Luật Chống CTKLM Cộng hòa Liên bang Đức quy định: “Người nào trong quan hệ thương mại mà có những hành vi nhằm mục đích cạnh tranh, song những hành vi này chống lại truyền thống kinh doanh lành mạnh thì buộc phải chấm dứt hành vi đó và bồi thường thiệt hại”) còn liệt kê và mô tả từng hành vi bị coi là không lành mạnh trong cạnh tranh. Khái niệm hành vi CTKLM đƣợc quy định trong Luật Cạnh tranh Việt Nam và của các nƣớc chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế, việc áp dụng sẽ căn cứ vào các quy định về từng hành vi vi phạm cụ thể nhƣ chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, dèm pha DN khác…. Hai, các chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh đƣợc xác định dựa vào hai căn cứ sau đây: – Căn cứ luật định là những tiêu chuẩn đã đƣợc định lƣợng hoá bằng pháp luật, một khi hành vi đi trái với các quy định pháp luật sẽ đƣợc xem là không lành mạnh. Trong trƣờng hợp này, hành vi CTKLM đồng nghĩa với hành vi cạnh tranh bất hợp pháp. Theo đó, hành vi CTKLM có thể là hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm điều cấm của pháp luật (bao gồm các quy định cấm của Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật khác nhƣ pháp luật thƣơng mại, pháp luật về quản lý giá, pháp luật về sở hữu trí tuệ…) hoặc là hành vi vi phạm các tiêu chuẩn lành mạnh đƣợc pháp luật quy định nhƣ pháp luật khuyến mại quy định giới hạn của giá trị khuyến mại nhƣ sau: “mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ đƣợc khuyến mại không đƣợc vƣợt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trƣớc thời gian khuyến mại (Điều 6 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về hoạt động xúc tiến thƣơng mại.). – Các tập quán kinh doanh thông thƣờng đã đƣợc thừa nhận rộng rãi đƣợc áp dụng đối với những hành vi chƣa đƣợc pháp luật dự liệu là CTKLM. Nói cách khác, căn cứ này là biện pháp dự phòng để áp dụng cho những trƣờng hợp pháp luật chƣa quy định về một hành vi cụ thể nhƣng khi hành vi này đƣợc thực hiện đã xâm hại
- 11 đến quyền cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác, quyền lợi hợp pháp của ngƣời tiêu dùng và trái với tập quán kinh doanh. Căn cứ này đã mở rộng khả năng điều chỉnh và khắc phục đƣợc tình trạng chóng lạc hậu của pháp Luật Cạnh tranh. Cho đến nay, Luật Cạnh tranh chƣa quy định những tập quán kinh doanh nào đƣợc coi là các chuẩn mực đạo đức thông thƣờng. Tính trái chuẩn mực đạo đức thông thƣờng trong kinh doanh của hành vi CTKLM đòi hỏi pháp Luật Cạnh tranh phải luôn đƣợc chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Nhận thức về các dấu hiệu, biểu hiện không lành mạnh cụ thể luôn thay đổi và có sự khác biệt theo từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nhƣ sau: – Quan niệm về tính không lành mạnh là kết quả của những ý niệm liên quan đến xã hội học, kinh tế học, đạo đức học của một xã hội nhất định nên có thể dẫn đến hiện tƣợng hành vi cạnh tranh bị coi là CTKLM ở nƣớc này, nhƣng đƣợc coi là lành mạnh ở nƣớc khác. – Trên thị trƣờng, những hành vi cạnh tranh luôn thay đổi không ngừng về hình thức thể hiện và phƣơng thức cạnh tranh, làm xuất hiện những thủ đoạn CTKLM mới muôn mầu, muôn vẻ. Vì vậy, phạm vi của khái niệm CTKLM cũng phải luôn đƣợc bổ sung bởi sự nhận thức của con ngƣời về bản chất không lành mạnh của những hành vi mới phát sinh. – Hiện nay, pháp Luật Cạnh tranh của các nƣớc, các học thuyết liên quan đến cạnh tranh chƣa đƣa ra đƣợc những tiêu chuẩn chung về tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh mà chỉ mới dựa vào việc phân tích các hậu quả của hành vi cạnh tranh đối với đời sống kinh tế, xã hội để xác định sự lành mạnh và mức độ biểu hiện của các hành vi đó. Theo sự thay đổi và phát triển của thị trƣờng, nhận thức về mức độ ảnh hƣởng của từng hành vi trên thị trƣờng cũng thay đổi. Có những thời điểm nhất định, hành vi nào đó có thể sẽ là nguy hiểm cho xã hội, nhƣng ở thời điểm khác lại không có điều kiện để gây hại cho đối thủ hoặc cho ngƣời tiêu dùng. Sự thay đổi đó đã làm cho phạm vi của khái niệm CTKLM luôn biến đổi. Thứ ba, hành vi CTKLM gây thiệt hại, có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, DN khác và ngƣời tiêu dùng
- 12 Hành vi CTKLM có đối tƣợng xâm hại cụ thể là lợi ích của Nhà Nƣớc, của các DN khác và ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, thiệt hại mà hành vi gây ra có thể là hiện thực (đã xảy ra) nhƣng cũng có thể chỉ là tiềm năng (có căn cứ để xác định rằng hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra nếu không ngăn chặn hành vi). Do đó, một số hành vi CTKLM có cấu thành vật chất (thiệt hại là dấu hiệu bắt buộc) nhƣ dèm pha DN khác; một số hành vi có cấu thành hình thức (thiệt hại không là dấu hiệu bắt buộc mà có thể chỉ là sự suy đoán nếu hành vi tiếp tục đƣợc thực hiện), ví dụ hành vi quảng cáo không trung thực…. Đặc điểm về hậu quả của hành vi giúp cho chúng ta phân biệt dƣới góc độ lý thuyết hành vi CTKLM và hành vi hạn chế cạnh tranh. Hành vi hạn chế cạnh tranh là những xử sự của DN hoặc nhóm DN làm thay đổi một cách tiêu cực tình trạng cạnh tranh hoặc làm giảm tác dụng của cạnh tranh đối với thị trƣờng. Hành vi hạn chế cạnh tranh có thể gây thiệt hại cho một, một số đội tƣợng cụ thể, song nghiêm trọng hơn là làm cản trở, suy giảm hoặc sai lệch cạnh tranh. Trong khi đó, hành vi CTKLM chỉ gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác hoặc cho ngƣời tiêu dùng, xâm hại đến trật tự quản lý cạnh tranh của nhà nƣớc mà không cản trở, sai lệch hay làm giảm tình trạng cạnh tranh của thị trƣờng. Vì vậy, cách thức và mức độ xử lý đối với hai loại hành vi này khác nhau. Dƣới góc độ lịch sử phát triển, những đặc điểm về hậu quả của hành vi CTKLM thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào nhận thức của con ngƣời về tính nguy hại và mức độ xâm hại của hành vi đó đối với lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Ở thời kỳ đầu tiên, pháp Luật Cạnh tranh chỉ nhằm chống lại các biểu hiện không lành mạnh xâm phạm lợi ích của đối thủ cạnh tranh theo quan niệm cạnh tranh phải là sự đối đầu giữa các đối thủ trên thị trƣờng, vì vậy những hành vi xâm hại lợi ích ngƣời tiêu dùng không nằm trong khái niệm CTKLM. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, những hành vi không lành mạnh đƣợc thực hiện với khách hàng (ngƣời tiêu dùng), tƣởng chừng nhƣ không liên quan đến các đối thủ cạnh tranh nhƣng thực tế cũng làm tổn hại và thậm chí phá vỡ trật tự và hệ thống cạnh tranh hiện hành. Do đó, quan niệm về hành vi CTKLM đã làm cho pháp luật chống CTKLM mở rộng phạm vi sang cả những hành vi xâm hại lợi ích của khách hàng, của ngƣời tiêu dùng.
- 13 Hơn 20 năm phát triển thị trƣờng của Việt Nam cho thấy CTKLM đang diễn ra trong tất cả các ngành kinh tế. Ngoài khu vực độc quyền của các DN Nhà nƣớc, ở các khu vực khác của thị trƣờng Việt Nam đã có sự tồn tại của cạnh tranh ở những mức độ nhất định. Trong bối cảnh thực hiện nền kinh tế thị trƣờng, ở đâu có cạnh tranh, ở đó có CTKLM. Các biểu hiện CTKLM cũng diễn ra trên các thị trƣờng hoá mỹ phẩm, nƣớc giải khát và trong lĩnh vực quảng cáo, khuyến mại, mua bán…. Các hành vi CTKLM rất đa dạng và luôn thay đổi về hình thức thực hiện. Ví dụ trong lĩnh vực quảng cáo, có thể nghi ngờ tính trung thực của thông tin đƣợc cung cấp (về khả năng tăng cƣờng trí thông minh của các lọai thuốc dinh dƣỡng, về tác động của các sản phẩm sữa cho trẻ em…), về sự so sánh của các DN kinh doanh hóa mỹ phẩm. 1.1.3. Phân loại hành vi CTKLM Hành vi CTKLM đƣợc phân thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào tiêu chí cũng nhƣ mục đích phân loại. Tuy nhiên, các hành vi CTKLM đều có chung một bản chất là đều tạo ra lợi thế không chính đáng trong tƣơng quan cạnh tranh trên thị trƣờng và có thể chia thành ba nhóm: Nhóm 1: các hành vi mang tính chất lợi dụng Đây là nhóm hành vi CTKLM mang tính điển hình, đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ gây ra những nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, xâm phạm bí mật kinh doanh… dẫn đến việc chiếm đoạt, sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh của các DN khác, nó đƣợc quy định rõ tại Điều 40, 41 Luật Cạnh tranh, chính là hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn và hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. Theo đó, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn là hành vi xâm hại đến tên thƣơng mại, khẩu hiệu kinh doanh, bao bì… đƣợc in trên sản phẩm hàng hóa, hay dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Xâm phạm bí mật kinh doanh là tiếp nhận, thu thập, sử dụng, tiết lộ hoặc vi phạm hợp đồng bảo mật, có hành vi lừa gạt hay lợi dụng ngƣời có nghĩa vụ bảo mật để có đƣợc thông tin bí mật kinh doanh của đối thủ cạnh tranh khi chƣa có sự đồng ý của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó. Với mục đích là tạo nên sự nhầm lẫn, với cái nhìn khác của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của DN khác là đối thủ cạnh tranh với DN mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 267 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 335 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 107 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 104 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 215 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 121 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 76 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 89 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 31 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 181 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 105 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 32 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn