intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quyền tự do kinh doanh của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

16
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về QTDKD, quy định pháp luật Việt Nam về quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại và thực tiễn thực hiện quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại; từ đó xác định những tồn tại, hạn chế trong thực hiện quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại để có định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quyền tự do kinh doanh của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HÀO SANG QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HÀO SANG QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Hào Sang Ngày sinh: 01/12/1994 Nơi sinh: Tiền Giang Hiện đang công tác tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Là học viên cao học khóa II – Lớp CH2LKT của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Mã số học viên: 020702210031 Cam đoan đề tài: Quyền tự do kinh doanh của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Tôi cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để bảo vệ học vị tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, không sao chép của bất cứ ai. Số liệu nghiên cứu là trung thực, trong đó các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện đều được trích dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, phù hợp với thực tiễn. TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023 Học viên Nguyễn Hào Sang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cám ơn toàn thể Quý Thầy Cô giáo và Cán bộ nhân viên của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hỗ trợ và giúp đỡ tôi học tập, tích lũy kiến thức trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, Cô đã tận tình hỗ trợ, định hướng và hướng dẫn trực tiếp tôi trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn. Trong thời gian được Cô hướng dẫn, tôi được tiếp thu những kiến thức bổ ích, phù hợp với mục tiêu của luận văn. Cô đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong công tác hoàn thiện luận văn; với tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu quả, tôi đã hoàn thiện được luận văn của bản thân. Đây thực sự là những điều quý báu giúp tôi có thể hoàn thiện được bản thân trong quá trình học tập và làm việc sau này. Đồng thời, tôi gửi lời cám ơn đến Cha mẹ, những người đã hỗ trợ, truyền động lực cho tôi để hoàn thiện luận văn. Và tôi xin được gửi lời cám ơn tới các anh chị, bạn bè làm việc tại các ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Techcombank… đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc thu thập thông tin, số liệu thực tế và có những ý kiến xác đáng được trình bày trong luận văn này. TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023 Học viên Nguyễn Hào Sang
  5. iii TÓM TẮT Tiêu đề: Quyền tự do kinh doanh của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu “Quyền tự do kinh doanh của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam” đã đạt được một số kết quả như sau: Tác giả đã tổng hợp được nền tảng lý thuyết cơ sở và khái niệm hóa được cơ sở lý luận về quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại. Từ đó, tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2016 – 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ thống pháp luật Việt Nam đã ghi nhận và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. Nhà nước đã chú trọng việc quản lý, điều hành để đảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển đúng định hướng và bảo đảm an toàn hoạt động ngành ngân hàng, giảm thiểu rủi ro phát sinh. Hoạt động ngân hàng là vấn đề quan trọng, nhạy cảm, có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nên quyền tự do kinh doanh bắt buộc phải tuân theo các quy định cụ thể của pháp luật hiện hành và điều đó đặt ra giới hạn của quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại. Qua phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại cho thấy vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, nhiều quy định pháp luật không bám sát được tình hình thực tế bên ngoài. Do đó, Nhà nước cần phải có những định hướng hoàn thiện, giải pháp thiết thực hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra những định hướng và một số giải pháp trọng tâm nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả thực hiện quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Quyền tự do kinh doanh, Ngân hàng thương mại, Quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại, Pháp luật Việt Nam.
  6. iv ABSTRACT Title: Business freedom right of comercial banks under Vietnam Law Abstract: The research topic "Business freedom right of comercial banks under Vietnam Law" has achived some results as below: The author has synthesized the theoretical basis and conceptualized the theoretical basis about business freedom right of commercial banks. This will conduct the analysis and assessment of the legal status and practically do the business freedom right of commercial banks in Vietnam during the period from 2016 to 2021. Research results show that the Vietnamese legal system has recognized and created favorable conditions for commercial banks to exercise their freedom of business. The State has focused on management and administration to ensure that the banking system develops in the right direction and ensures the safety of banking industry operations, minimizing risks arising. Banking is an important, sensitive issue that has a strong impact on the economy, so the right to freedom of business is required to comply with specific provisions of current laws and that sets limits of commercial banks' freedom to do business. In accordance with the analysis of legal status and practically exercice the business freedom right of commercial banks shows that there are still shortcomings and the limitations that need to be tackled and many legal regulations have yet to follow the actual situation. Therefore, it is necessary to propose the right directions, practical solutions to complete and improve the efficiency of business freedom right of Vietnamese commercial banks in the coming period time. Based on the research results, the thesis has shown the orienations and some principal solutions in order to complete and improve the efficiency of business freedom right of Vietnamese commercial banks at the momment. Keywords: Freedom of business, Commercial banks, Business freedom right of comercial banks, Law of Vietnam.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng việt ABBank Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ANZ Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ (Việt Nam) Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BLDS Bộ Luật Dân sự BPBD Biện pháp bảo đảm CAR Hệ số an toàn vốn Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây CB dựng Việt Nam CTCP Công ty cổ phần CTKD Chủ thể kinh doanh CJEU Tòa án công lý của Liên minh Châu Âu DaiABank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á ĐBQTDKD Đảm bảo quyền tự do kinh doanh EU Liên minh Châu Âu Ficombank Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất FTA Hiệp định Thương mại tự do GDP Tổng sản phẩm trong nước Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu GPBank Khí Toàn Cầu GQTC Giải quyết tranh chấp Habubank Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội HDBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐTD Hợp đồng tín dụng HSBC Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC (Việt Nam)
  8. vi Maritime Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Maybank Malayan Banking Berhad MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội MDB Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu MHB Long MTV Một thành viên NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NXB Nhà xuất bản Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Oceanbank Dương OCBC Oversea – Chinese Banking Corporation., LTD OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PVcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng PVFC Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam QTDKD Quyền tự do kinh doanh QTRR Quản trị rủi ro Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội SouthernBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam TCTD Tổ chức tín dụng TDKD Tự do kinh doanh Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TinNghiabank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố
  9. vii Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên United Overseas UOB Bank (Việt Nam) Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vinashin Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam VNCB Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng WesternBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây
  10. viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. v MỤC LỤC .................................................................................................................. viii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...............................................................................................xii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... xiii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 6. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 4 7. Đóng góp của đề tài ..................................................................................................... 4 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .............................................................................. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ..................................... 10 1.1. Khái quát về quyền tự do kinh doanh ..................................................................... 10 1.2. Quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại .............................................. 12 1.2.1. Khái niệm quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại ................. 12 1.2.2. Đặc điểm quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại .................. 13 1.2.3. Nội dung cơ bản quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại ....... 15 1.2.3.1. Quyền tự do thành lập ngân hàng thương mại ................................ 15 1.2.3.2. Quyền tự do lựa chọn đối tác của ngân hàng thương mại .............. 17 1.2.3.3. Quyền tự do hợp đồng của ngân hàng thương mại ......................... 18 1.2.3.4. Quyền tự do lựa chọn các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng ...................................................................................................................... 19
  11. ix 1.2.3.5. Quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của ngân hàng thương mại........................................................................................... 20 1.2.3.6. Quyền tự do tổ chức lại, giải thể ngân hàng thương mại ................ 20 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại......................................................................................................................... 22 1.3. Ý nghĩa của việc quy định và bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam ...................................................................................... 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM .............................................................................................................................. 25 2.1. Thực trạng pháp luật về quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam ............................................................................................................................... 25 2.1.1. Thực trạng pháp luật về quyền tự do thành lập ngân hàng thương mại ..... 25 2.1.2. Thực trạng pháp luật về quyền tự do lựa chọn đối tác của ngân hàng thương mại......................................................................................................................... 28 2.1.3. Thực trạng pháp luật về quyền tự do hợp đồng của ngân hàng thương mại ............................................................................................................................... 31 2.1.4. Thực trạng pháp luật về quyền tự do lựa chọn các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng ................................................................................................. 33 2.1.5. Thực trạng pháp luật về quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của ngân hàng thương mại ........................................................................... 35 2.1.6. Thực trạng pháp luật về quyền tự do tổ chức lại, giải thể ngân hàng thương mại......................................................................................................................... 37 2.2. Thực tiễn thực hiện quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam ....................................................................................................................................... 39 2.2.1. Thực tiễn thực hiện quyền tự do thành lập ngân hàng thương mại ............ 39 2.2.2. Thực tiễn thực hiện quyền tự do lựa chọn đối tác của ngân hàng thương mại ............................................................................................................................... 40 2.2.3. Thực tiễn thực hiện quyền tự do hợp đồng của ngân hàng thương mại ..... 42
  12. x 2.2.4. Thực tiễn thực hiện quyền tự do lựa chọn các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng ........................................................................................................ 43 2.2.5. Thực tiễn thực hiện quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của ngân hàng thương mại ................................................................................... 44 2.2.6. Thực tiễn thực hiện quyền tự do tổ chức lại, giải thể ngân hàng thương mại ............................................................................................................................... 45 2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam ............................................................................. 48 2.3.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 48 2.3.2. Hạn chế ....................................................................................................... 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 53 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................... 54 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam............................................................................................................ 54 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả thực hiện quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ....... 56 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay .............................................. 56 3.2.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay...................................... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 64 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  13. xi DANH MỤC BẢNG STT NỘI DUNG TÊN BẢNG 01 Bảng 2.1 Số lượng ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 02 Bảng 2.2 Nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012
  14. xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT NỘI DUNG TÊN BIỂU ĐỒ 01 Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (NPL) ngành ngân hàng giai đoạn 2016 – 2021
  15. xiii DANH MỤC HÌNH STT NỘI DUNG TÊN HÌNH 01 Hình 2.1 Hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam
  16. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền tự do kinh doanh (QTDKD) là một quyền cơ bản của các chủ thể kinh doanh (CTKD) được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, tùy từng quốc gia, tùy từng thời kỳ lịch sử, tùy từng CTKD và tùy từng lĩnh vực kinh doanh mà QTDKD có thể có những giới hạn nhất định. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 đã quy định về QTDKD chính thức: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”1 và đây là lần đầu tiên QTDKD của công dân được ghi nhận trong lịch sử lập pháp của Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 cũng đã khẳng định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.2 Đồng thời, Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2020 trên cơ sở kế thừa của Hiến pháp năm 2013 và Luật Doanh nghiệp năm 2014, nêu rõ doanh nghiệp có quyền: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm”.3 Thông qua quy định này, CTKD có toàn quyền trong việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, tự do quyết định quy mô vốn, mô hình kinh doanh, loại hình kinh doanh… Như vậy, QTDKD của các CTKD đang nhận được rất nhiều sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Chính phủ, Nhà nước, các nhà làm luật và các nhà hoạch định chính sách. Khi Việt Nam hội nhập quốc tế, QTDKD và đảm bảo thực hiện QTDKD của các CTKD nói chung trở nên cấp thiết. Từ những ngày đầu được thành lập cho đến nay, ngân hàng đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng của nền kinh tế, là kênh dẫn vốn tới các chủ thể khác, giúp cho vòng tuần hoàn của nền kinh tế luôn được liền mạch, thông suốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động kinh doanh (HĐKD) của ngân hàng được xem là một HĐKD đặc thù. Hệ thống ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu đối với nền kinh tế của một quốc gia, là trung gian luân chuyển vốn của các thành phần kinh tế, góp phần làm thay đổi mọi mặt đời sống, xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập, các ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những CTKD nòng cốt góp phần phát triển đất nước. Do đó, việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh (ĐBQTDKD) của NHTM là một vấn đề quan trọng, được toàn xã hội quan tâm. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị 1 Điều 57, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. 2 Điều 33, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 3 Khoản 1 Điều 7, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
  17. 2 trường, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước thì các chế định về NHTM được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và không ngừng hoàn thiện qua các văn bản pháp luật để tạo ra khung pháp lý quan trọng, đảm bảo QTDKD và tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. QTDKD của NHTM và bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng là hai mặt của một vấn đề tồn tại song song và bổ sung cho nhau tạo động lực phát triển cho hệ thống các NHTM. Thứ nhất, QTDKD của NHTM có thể tác động tích cực hoặc hạn chế đến an toàn hoạt động ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào việc chúng được quy định phù hợp hay không? Thứ hai, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng cũng có tác động rất đáng kể đến QTDKD của NHTM căn cứ vào các quan điểm về bảo đảm an toàn cũng như mục tiêu, phạm vi của nó. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt vì đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, mà tiền tệ là công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế, nó quyết định đến sự phát triển hoặc suy thoái của cả một nền kinh tế, do đó chất liệu này được Nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ. Chính vì thế, pháp luật đặt ra rất nhiều giới hạn đối với quyền tự do kinh doanh của NHTM. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng; hệ thống hóa và làm rõ các cơ sở lý luận để làm sáng tỏ bản chất, nội dung QTDKD của NHTM theo pháp luật Việt Nam từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo cho QTDKD của NHTM được thực thi trên thực tế một cách hiệu quả, tác giả nhận thấy tầm quan trọng và tính thực tiễn rất lớn của đề tài luận văn: “Quyền tự do kinh doanh của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về QTDKD, quy định pháp luật Việt Nam về QTDKD của NHTM và thực tiễn thực hiện QTDKD của NHTM; từ đó xác định những tồn tại, hạn chế trong thực hiện QTDKD của NHTM để có định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện QTDKD của NHTM tại Việt Nam.
  18. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát, luận văn thực hiện nghiên cứu một số mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về QTDKD của NHTM theo pháp luật Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện QTDKD của NHTM tại Việt Nam. - Đề ra những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện QTDKD của NHTM tại Việt Nam hiện nay. 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ những mục tiêu đặt ra, luận văn xác định một số câu hỏi nghiên cứu cần phải trả lời bao gồm: - Một là, QTDKD của NHTM là gì? Đặc điểm QTDKD của NHTM? Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo và thực hiện QTDKD của NHTM? - Hai là, thực trạng các quy định pháp luật về QTDKD của NHTM và thực tiễn thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này cụ thể ra sao? - Ba là, giải pháp nào nhằm hoàn thiện pháp luật về QTDKD và tăng cường hiệu quả thực hiện QTDKD của NHTM ở Việt Nam hiện nay? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện QTDKD của NHTM ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quy định về QTDKD của NHTM theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam. + Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ năm 2016 – 2021. + Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu QTDKD của NHTM tại Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD), Luật Doanh nghiệp và các quy phạm pháp luật khác có liên quan.
  19. 4 Luận văn không nghiên cứu tất cả các quy định về QTDKD của NHTM theo pháp luật Việt Nam, mà chỉ giới hạn nghiên cứu về một số quyền cơ bản như: “Quyền tự do thành lập NHTM”; “Quyền tự do lựa chọn đối tác của NHTM”; “Quyền tự do hợp đồng của NHTM”; “Quyền tự do lựa chọn các biện pháp bảo đảm (BPBĐ) trong hợp đồng tín dụng (HĐTD)”; “Quyền tự do thỏa thuận các phương thức giải quyết tranh chấp (GQTC) của NHTM”; “Quyền tự do tổ chức lại, giải thể NHTM”. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận văn nhằm trình bày nội dung theo trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự kế thừa, phát triển, các vấn đề để đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận văn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được vận dụng khi phân tích các khái niệm, số liệu, những quy phạm pháp luật về QTDKD của NHTM tại Việt Nam. - Phương pháp thống kê, mô tả: Phương pháp này được sử dụng khi phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện về QTDKD của NHTM tại Việt Nam. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được áp dụng khi so sánh các quy định pháp luật về QTDKD của NHTM tại Việt Nam với pháp luật của các nước trên thế giới. 6. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm các nội dung sau: - Cơ sở lý luận về QTDKD của NHTM theo pháp luật Việt Nam. - Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện về QTDKD của NHTM ở Việt Nam. - Những định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện QTDKD của NHTM tại Việt Nam hiện nay. 7. Đóng góp của đề tài - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và các quy định pháp luật về QTDKD của NHTM tại Việt Nam. Phân tích thực trạng pháp luật và đánh giá thực tiễn thực hiện QTDKD của NHTM tại Việt Nam. Ngoài
  20. 5 ra, luận văn còn kiến nghị một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện QTDKD của NHTM tại Việt Nam hiện nay. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà làm luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về QTDKD của NHTM tại Việt Nam. Luận văn không chỉ là một bài nghiên cứu để tạo điều kiện cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này của tác giả mà còn góp phần tạo nguồn tài liệu bổ sung cho các NHTM trong HĐKD thực tiễn của mình. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Trên thế giới, QTDKD là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia trong nhiều năm qua. Vì thế, khái niệm về QTDKD đã được sử dụng một cách phổ biến. Ở Việt Nam, QTDKD gắn liền với công cuộc đổi mới, đặc biệt từ khi QTDKD được ghi nhận chính thức tại Hiến pháp năm 1992, trong phạm vi nghiên cứu khác nhau cũng có nhiều đề tài đề cập đến QTDKD của NHTM. Cuốn sách “Economic Freedom of the World: 2019 Annual Report” (Tự do kinh tế trên thế giới: Báo cáo thường niên năm 2019) của Viện nghiên cứu Fraser phát hành năm 2019.4 Nghiên cứu đã phân tích QTDKD dưới góc độ quyền sở hữu cá nhân, theo đó: “Cá nhân có quyền lựa chọn, quyết định sử dụng thời gian và khả năng của mình cho cuộc sống của họ, từ đó, mở rộng ra, họ có quyền tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu phục vụ chính bản thân mình”. Dựa trên lý luận đó, nghiên cứu đã khái niệm hóa: “Quyền tự do kinh doanh được xác định là sự tự lựa chọn, quyết định của cá nhân về việc sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà không bị can thiệp, bó hẹp bởi những yếu tố tác động bên ngoài (bao gồm cả ý chí chính trị, biện pháp can thiệp kinh tế, quy trình, thủ tục, pháp luật…)”. Cuốn sách “Leveraging Technology to Support Business Registration Reform” (In Pracice Note) của tác giả John Wille, Karim O.Belayachi, Numa De Magalhaes và Frederic Meunier xuất bản năm 2011.5 Các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp gia nhập thị trường kinh doanh và việc ứng dụng công 4 Fraser (2019), Economic Freedom of the World: 2019 Annual Report. 5 John Wille, Karim O.Belayachi, Numa De Magalhaes và Frederic Meunier (2011), Leveraging Technology to Support Business Registration Reform.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2